Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thuyết minh bảo tàng lịch sử quốc gia nhà Trần, Lê Sơ Mạc Lê Trung Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.29 KB, 5 trang )

Introduction:
Lời đầu tiên cho phép em được gửi tới các anh chị lời chúc sức khỏe và lời chào trân
trọng nhất, chúc anh chị có chuyến tham quan vui vẻ và ý nghĩa. Em xin tự giới thiệu,
em là Uyên – Hướng dẫn viên của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cảm ơn anh chị vì đã
chọn Bảo tàng làm điểm đến cho chuyến tham quan ngày hôm nay, em sẽ đồng hành
với anh chị và thuyết minh về lịch sử Việt Nam từ thời kỳ Tiền sử - khi con người bắt
đầu xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam đến hết triều Nguyễn. Trên tay em đây là sơ đồ
tuyến tham quan bảo tàng, Đồn mình sẽ bắt đầu tham quan Bảo tàng từ 13h30, sau
khi dành khoảng 90 phút để tham quan khu vực tầng 1, nơi trưng bày hiện vật thời kỳ
Tiền sử, tiếp theo là 3 nền văn hóa Đơng Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai, sau đó đồn mình
sẽ di chuyển theo phía tay phải để tham quan phần trung bày 10 thế kỷ đầu Công
nguyên, các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14. Trong 90 phút
tiếp theo, đoàn ta sẽ tham quan khu vực tầng 2, cũng di chuyển theo phía tay phải để
tham quan khu trưng bày các hiện vật từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20, sau đó ta sẽ di
chuyển quanh khu vực hành lang sảnh tầng 2 để nghe thuyết minh về nghệ thuật
Champa, và rồi di chuyển xuống tầng 1, ra khu sân vườn của bảo tàng để tham quan hệ
thống trưng bày ngồi trời của Bảo tàng. Đó là tồn bộ lộ trình tham quan của đồn ta
ngày hơm nay (khoảng thời gian và thời điểm kết thúc ?), và trước khi bắt đầu chuyến
tham quan, em xin lưu ý với anh chị một số điều, để chuyến tham quan của chúng ta
có thể diễn ra tốt đẹp hơn. Thứ nhất là khi đi qua cửa soát vé, phiền anh chị gửi đồ ở tủ
gửi đồ, và giữ chìa khóa cẩn thận để đến cuối chuyến đi chúng ta sẽ ra lấy túi đồ cá
nhân của mình. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình tham quan, quan sát hiện vật, anh chị
khơng tì tay lên mặt kính tủ trưng bày và không chạm vào hiện vật. Và cuối cùng, em
rất mong anh chị sẽ luôn di chuyển cùng em để không bỏ lỡ những thông tin quan
trọng, cần thiết và thú vị mà em sẽ cung cấp cho anh chị trong suốt chuyến đi (Điểm
hẹn khi thất lạc ?). Anh chị có điều gì chưa rõ muốn dành câu hỏi cho em không ạ?
Nếu không em xin kiểm tra số lượng thành viên đồn mình và chúng ta sẽ bắt đầu
chuyến tham quan.
Thuyết minh:
Trong suốt tiến trình lịch sử phong kiến của Việt Nam ta, có một thời kì vơ cùng đặc
biệt – hai triều đại tồn tại trong thời gian ngắn nhất và dài nhất diễn ra nối tiếp nhau


với nhau, đó là triều nhà Hồ và thời Lê Sơ – Mạc – Lê Trung Hưng. Sau đây mời anh
chị theo em để tìm hiểu về diễn biến lịch sử của hai triều đại này.
Trước hết là về triều Hồ, đây là triều đại ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam,
chỉ từ năm 1400 đến 1407, bắt đầu khi một vị quan tài giỏi làm việc dưới triều nhà
Trần là Hồ Quý Ly nhân lúc nhà Trần suy yếu đã đứng lên thâu tóm quyền lực và


thành lập nên triều đại nhà Hồ. Nhà Hồ tuy ngắn nhưng cũng đã đạt được những thành
tựu với những cải cách về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đặc biệt là lĩnh vực quân sự.
Ông đã cho xây dựng thành Tây Đô, hay chúng ta vẫn quen thuộc với tên gọi Thành
Nhà Hồ. Ngay trước mắt anh chị đây là bức tranh toàn cảnh thành nhà Hồ. Thành có
chu vi 3km, được xây dựng với kỹ thuật lắp ghép những khối đá nặng từ 1 đến hơn 20
tấn khít lại với nhau tạo thành một tịa thành quy mô, đồ sộ. Trải qua hơn 600 năm tồn
tại, đến nay, cổng thành phía Nam của Thành nhà Hồ cịn khá nguyên vẹn, cho thấy sự
tài giỏi của các kỹ sư dưới thời nhà Hồ trong việc xây dựng và chế tác đá. Thành nhà
Hồ được đánh giá là tòa thành kiến trúc bằng đá độc đáo, có một khơng hai ở Việt
Nam và khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ. Cùng với nhiều giá trị khác, Di tích lịch sử
thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Nếu có dịp
đến Vĩnh Hồ, Thanh Hóa thì anh chị có thể đến tham quan di tích kiến trúc độc đáo
này.
Bên cạnh việc xây dựng thành Tây Đô, Hồ Quý Ly cũng là người đi đầu trong việc
phát hành tiền giấy. Năm 1396, ông phát hành tiền giấy Thông Bảo Hội Sao, ra lệnh
cho người dân đem tiền đồng đi đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy.
chính sách này đưa ra nhằm khuyến khích người dân đem tiền đi đổi, để nhà nước có
thể thu gom đồng lại làm vũ khí, đồng thời thâu tóm về mặt tài chính, thống nhất tiền
tệ. Ngồi ra, Hồ Q Ly với mong ước rằng đất nước sẽ có ngơn ngữ, có chữ viết
riêng, nên ơng đã đẩy cao chính sách phát triển chữ Nôm – chữ mà người Việt đã sáng
tạo ra từ lâu. Đó hồn tồn là những chính sách rất tốt mang ý muốn phát triển đất
nước của Hồ Q Ly. Tuy nhiên, người dân thời kì đó khơng theo. Bởi Hồ Quý Ly lên
ngôi không phải cha truyền con nối, cũng không như Lý Thái Tổ – được quần thần tôn

lên làm vua, hay như Ngô Quyền – đánh đuổi được giặc ngoại xâm mà lên ngôi, mà
ông cướp ngôi của nhà Trần bằng cách phế truất vua Trần. Vì vậy có thể nói, Hồ Q
Ly khơng được lịng dân. Nhân việc đó, nhà Minh từ phương Bắc đã đem quân sang
xâm lược nước ta dưới danh nghĩa Phù Trần Diệt Hồ. Từ đây nước ta phải trải qua 20
năm Minh thuộc.
Lịch sử đã ghi chép lại, 20 năm Minh thuộc còn hơn 1000 năm Bắc thuộc. Nguyễn
Trãi đã giãi bày nỗi lòng của người dân trong tác phẩm Bình Ngơ đại cáo
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ mn ngàn kế,
Gây thù kết ốn trải mấy mươi năm.
Có thể thấy qn Minh có chính sách cai trị vô cùng tàn bạo và dã man, làm lòng dân
căm phẫn. Nhiều cuộc kháng chiến chống quân Minh đã nổ ra nhưng đến năm 1427,


cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mới giành thắng lợi hoàn tồn, chấm dứt 20 năm đơ hộ của
nhà Minh. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, lập ra triều Lê Sơ. Em xin mời các quý anh chị
tiếp tục tham quan phần trưng bày triều Lê Sơ.
Trước mắt anh chị đây là bia Vĩnh Lăng, được phục chế theo nguyên bản gốc hiện
đang lưu giữ tại Di tích Lam Kinh. Bia được làm từ một khối đá xanh rất lớn, trên thân
bia có khắc bài minh văn chữ Hán với nội dung gồm 3 phần: Phần đầu tấm bia nói về
niên đại ngày tháng năm dựng bia. Phần thứ hai nói về thân thế, sự nghiệp của Lê Lợi.
Phần thứ 3 nói về cuộc kháng chống quân Minh thế kỷ 15 giành thắng lợi. Trong đó có
ghi, Lê Lợi, sau khi chiến thắng, đã không chỉ tha cho quân Minh mà còn cung cấp
thuyền, ngựa, lương thực cho quân Minh rút về nước, từ đó đất nước được thái bình,
thịnh trị. Qua đó cho thấy, tinh thần hịa hiếu, đề cao giá trị hịa bình của dân tộc Việt
Nam là tinh thần dân tộc đã có từ lâu đời. Bên cạnh đó, hình tượng rùa đội bia thể hiện
ước vọng của người Việt mong muốn công lao và tên tuổi của những anh hùng dân tộc
sẽ được lưu truyền tới muôn đời sau. Với những giá trị đó, Bia Vĩnh Lăng trở thành
một di vật quý giá trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và đã được cơng nhận

BVQG năm 2015. Sau đây em mời anh chị theo em đi tham quan khu trưng bày tiếp
theo.
Thưa anh chị, nhà Lê Sơ là khởi đầu của thời kì Hậu Lê, phân biệt hoàn toàn với nhà
Tiền Lê thời vua Lê Đại Hành. Nhà Lê sơ tồn tại 100 năm với 10 triều vua, là một
triều đại phát triển vô cùng hưng thịnh về cả văn hóa, giáo dục, kinh tế,… nhưng đến
năm 1527, một vị tướng dưới triều nhà Lê là Mạc Đăng Dung đã có âm mưu tạo phản,
cướp ngơi của vua Lê Cung Hồng lập nên nhà Mạc – triều đại Phong kiến thứ 2 trong
thời kỳ Hậu Lê. Trong lúc đó,một vị tướng khác của nhà Lê là Nguyễn Kim, đã đưa Lê
Cung Hoàng chạy sang Lào tránh khỏi sự truy bắt của nhà Mạc. Nhà Mạc làm chủ
nước ta từ 1527 đến 1592,nhưng Nguyễn Kim đã đưa vua Lê Cung Hoàng về nước,
lập nên nhà Lê Trung Hưng, nghĩa là Phục Hưng lại nhà Lê sơ, tuy nhiên Nguyễn Kim
lại bị con rể của mình là Trịnh Kiểm ám hại. Sau đó một người con của Nguyễn Kim
là Nguyễn Hoàng lại được quần thần khuyên vào vùng đất Thuận Quảng, thành lập
nên thế lực mới. Chế độ quân chủ Đại Việt lâm vào khủng hoảng toàn diện khi nhà
Mạc bị đánh đuổi lên Cao Bằng, vua Lê – chúa Trịnh ở phía Bắc, chúa Nguyễn ở phía
Nam. Đất nước trải qua gần 300 năm khơng có giặc ngoại xâm nhưng lại bị chia cắt,
nội chiến kéo dài liên miên cho đến khi vua Quang Trung thống nhất đất nước.
Trong suốt hơn 300 năm này, đất nước ta cũng đạt được nhiều thành tựu về văn hóa,
chính trị, Kinh tế trong đó nổi bật nhất là những thành tựu về chính trị. Nền kinh tế của
nước ta và thời kì trước là nền kinh tế nơng nghiệp, nhưng đến thời kì này thì đã là nền
kinh tế thương nghiệp, thủ công nghiệp. Thương nghiệp thời kỳ này phát triển mạnh.


Với những thương cảng cổ như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An cùng với nhiều tàu
đắm cổ trên vùng biển VN được phát hiện và khai quật đã góp phần phản ánh sự phát
triển giao thương buôn bán bằng đường biển của Việt Nam lúc bấy giờ với các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới. Bảo tàng lịch sử đã tham gia khai quật 5 con tàu
đắm cổ và là Bảo tàng duy nhất được lưu giữ những hiện vật độc bản từ 5 con tàu đó.
Trước mắt anh chị đây là phần trưng bày hiện vật tàu đắm Cù Lao Chàm. Một trong


những mặt hàng phổ biến được phát hiện trong những con tàu đắm cổ là đồ
gốm, cùng với gốm Thái Lan, Trung Quốc thì phần lớn là đồ gốm VN. Trên bản
đồ, cho thấy đồ gốm VN đã có mặt trên 30 quốc gia trên Thế giới, điều đó
chứng tỏ VN đã sớm tham gia vào con đường giao thương, buôn bán trên biển
và mặt hàng chủ yếu là đồ gốm. Ở đây, trưng bày, giới thiệu sưu tập hiện vật
gốm khai quật được từ tàu đắm Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam). Hầu hết
hàng hóa trên tàu Cù Lao Chàm là những đồ gốm có xuất xứ Việt Nam mà các
nhà nghiên cứu cho rằng đó là những sản phẩm gốm từ các lị Chu Đậu, Cậy,
Ngói (Hải Dương) và Thăng Long (Hà Nội). Đề tài trang trí chủ yếu trên đồ
gốm thời kỳ này là cỏ, cây, hoa, lá, con người...
Cùng với sưu tập gốm Cù Lao Chàm, BTLSQG còn giới thiệu sưu tập gốm có minh
văn triều Mạc thế kỷ 16. Đây là những sản phẩm gốm độc đáo, có khắc minh văn chữ
Hán. Minh văn trên gốm là những dòng tư liệu quý, cung cấp thông tin về họ tên của
những người đặt hàng, từ những tầng lớp quan lại, cung đình tới tầng lớp bình dân; họ
tên, quê quán của người thợ sản xuất; ngày, tháng, năm, sản xuất, nơi sản xuất. Những
thơng tin đó cho thấy, những sản phẩm gốm thời kỳ này chủ yếu được sản xuất tại 2
làng gốm nổi tiếng đó là Chu Đậu (Hải Hương) và Bát Tràng (Gia Lâm, HN)… Với
truyền thống sản xuất gốm từ lâu đời, tuy có lúc thăng trầm, nhưng cho đến nay hai
làng gốm Chu Đậu và Bát Tràng vẫn tiếp tục duy trì và phát triển, cung cấp những sản
phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, trở thành địa điểm Du Lịch Làng Nghề nổi
tiếng của VN, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến mua hàng, tham quan, và
thưởng ngoạn.
Cùng với sưu tập gốm, sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng giới thiệu trong trưng bày này
cũng đã phản ánh sự phát triển và tiếp nối truyền thống của nghề gỗ sơn son thếp vàng
của người Việt. Tiêu biểu là Pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.

Tượng Quan Âm được chế tác dưới dáng một phụ nữ Á Đông với nhiều mắt,
nhiều tay ngồi trên tòa sen. Tượng gồm 11 mặt, 42 tay lớn, 789 tay nhỏ, trong
lòng mỗi bàn tay nhỏ khắc một con mắt. Tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt
mang ý nghĩa có thể nhìn tới mọi sinh linh, đặc biệt những nỗi khổ của chúng



sinh và có nhiều tay để giúp đỡ, cứu vớt chúng sinh. Tượng được đặt trên đài
sen, biểu trưng cho Phật giáo, dưới đó là sự nâng đỡ của 1 con quỷ biển trên
một biển nước mênh mông. Tương truyền, trong một lần vi hành trên biển,
Quan Âm thấy thủy quái ở dưới biển thường bắt nạt những loài vật khác nên đã
dùng lịng đức độ của mình thu phục được thủy quái, từ đó, thủy quái trở thành
con vật nâng đỡ cho Quan Âm mỗi khi bà đi qua biển. Hình ảnh Quan Âm phía
trên (người đại diện cho cái thiện), Thủy quái phía dưới (con vật đại diện cho
cái ác) đã phản ánh chân lí của đạo Phật đó là cái Thiện sẽ ln ln chiến
thắng cái Ác, đồng thời, cũng phản ánh câu chuyện về sự du nhập của Phật
giáo qua đường biển vào Việt Nam, nên được gọi là Quan Âm Nam Hải.
Bản gốc hiện nay đang được thờ ở chùa Bút Tháp (tỉnh Bắc Ninh) được
đánh giá là tác phẩm gỗ chạm đẹp nhất, có niên đại sớm nhất trong nghệ thuật
chạm khắc gỗ sơn son, thếp vàng Việt Nam, tiêu biểu cho cho nền nghệ thuật
tạo hình Việt Nam thế kỉ 17, với những ý nghĩa trên, tượng Quan Âm bản gốc đã
được công nhận BVQG.
Kết thúc thời kì Lê Trung Hưng với các hiện vật cho thấy sự phát triển các ngành nghề
thủ công nghiệp, em mời quý anh chị di chuyển tới khu trưng bày tiếp theo để tìm hiểu
về một triều đại khác của phong kiến nước ta đó là triều Tây Sơn. (Phần Kết thúc một
phần giới thiệu cần nói cho rõ hơn: Tổng kết lại chủ đề vừa nói.Hỏi khách có câu hỏi
gì khơng. Giới thiệu phần tiếp theo)
Kết tour
Thưa anh chị, vậy là em đã đồng hành cùng anh chị trong chuyến tham quan tìm hiểu
về tiến trình lịch sử Việt Nam từ khi có sự xuất hiện của con người cho đến khi kết
thúc chế độ phong kiến cuối cùng của Việt Nam là thời kì nhà Nguyễn. Khơng biết
liệu anh chị có câu hỏi gì dành cho em khơng ạ? Dạ nếu khơng thì trước hết em xin
được cảm ơn anh chị một lần nữa vì đã chọn bảo tàng lịch sử Việt Nam làm điểm tham
quan ngày hôm nay. Cũng xin giới thiệu với anh chị là ở phía trái của Bảo tàng chính
là nhà hát lớn một điểm check in không thể thiếu khi đến Hà Nội đấy ạ, anh chị nếu có

hứng thú thì chúng ta có thể qua đó tham quan, check in. Cịn chuyến tham quan của
đồn ta ngày hơm nay thì đã kết thúc rồi, em xin chào và hẹn gặp lại anh chị trong thời
gian sớm nhất ạ. Đọc lại kỹ phần nội dung trong bảng điểm để chuẩn bị phần Kết tour
tốt hơn em nhé.



×