Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Khu ngoại tự hồ văn, vườn giám, khu tiền án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.74 KB, 2 trang )

Văn Miếu Quốc Tử Giám
Giới thiệu Khu ngoại tự : Hồ Văn, vườn Giám, khu Tiền án
Lời đầu tiên em xin được gửi tới anh chị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất,
cảm ơn anh chị đã lựa chọn Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám làm điểm đến cho
chuyến tham quan ngày hôm nay. Em xin tự giới thiệu, em là Uyên, em sẽ đồng hành
với anh chị trong chuyến đi ngày hôm nay với tư cách thuyết minh viên tại khu Ngoại
tự và Khu Tiền Án của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bao gồm hồ Văn, vườn
Giám , Nghi Môn Ngoại và hai Bia Hạ Mã. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu chuyến tham
quan, em xin đưa ra một vài điểm cần anh chị lưu ý như sau: trước hết, anh chị làm
ơn, ăn mặc lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ và giữ gìn vệ sinh cảnh quan mơi trường khi
tới tham quan, nhằm bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với những giá trị văn hóa lịch sử
của khu di tích. Đồng thời khi đi tham quan, anh chị tuyệt đối không hút thuốc trong
khuôn viên khu di tích hay viết, vẽ, hoặc là sờ lên hiện vật, vì điều này có thể khiến
mình bị xử phạt hành chính đấy ạ, nên phiền anh chị lưu ý giúp em. Và cuối cùng là
trên tay em đây có một chiếc cờ, là dấu hiệu nhận biết của đoàn mình, để trong trường
hợp anh chị bị lạc đồn thì có thể dễ dàng tìm lại được đồn. Khơng biết anh chị có
câu hỏi gì dành cho em khơng ạ? Nếu khơng thì em xin phép kiểm lại số lượng thành
viên trong đoàn ạ. Đoàn ta hiện đã đầy đủ, em mời anh chị bắt đầu chuyến tham quan
ạ.
Trước hết là về khu Ngoại Tự, gồm hồ Văn và Vườn Giám. Anh chị có thể nhìn sang
phía bên kia đường, đối diện với cổng chính của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám
chính là hồ Văn. Người xưa xây nên các cơng trình kiến trúc thường tn theo quan
niệm “tiền đường tụ thủy” với niềm tin rằng phong thủy hồ nước trước nhà sẽ đem lại
phúc khí, thêm vào đó, hồ Văn được xây hình vng, tựa như chiếc nghiên mực của
các nho sĩ ngày xưa, theo phong thủy thì cách bài trí này sẽ mang lại khí vận tốt về
mặt công danh cho các nho sinh theo học tại đây. Giữa hồ có đảo Kim Châu, trên gị
xưa dựng Phán Thủy đường, là nơi diễn ra các buổi bình thơ văn của nho sĩ kinh thành
Thăng Long. Nhà Phán Thủy nay khơng cịn, nhưng trên gị vẫn cịn tấm bia dựng năm
1865 ghi lại việc nạo vét hồ. Ngày nay, mỗi dịp lễ hội như Trung Thu hay Tết đến, ở
đây được trang trí rất đẹp, trở thành khơng gian văn hóa trưng bày các triển lãm, tổ
chức Hội Chữ Xuân. Phần còn lại của khu ngoại tự là vườn Giám, nằm ở phía tây của


Văn Miếu, nơi trưng bày nhiều cây cảnh. Vườn Giám có tác dụng giảm thiểu tiếng ồn
trong khn viên khu di tích, đó cũng là lý do không gian trong Văn Miếu Quốc Tử
Giám như tách biệt với sự ồn ào của đường phố bên ngồi.
Cịn ngay nơi chúng ta đang đứng đây là khu Tiền Án, khoảng không gian tạo nên sự
bề thế và uy nghiêm cho Văn Miếu, được bắt đầu bằng Tứ Trụ và hai bia Hạ Mã hai


bên. Tứ trụ xây bằng gạch, hai trụ ở giữa cao hơn, tạo thành 3 lối đi, là một dạng trong
kiến trúc cổng tam quan. Thời phong kiến, lối đi ở giữa, được tạo ra bởi hai trụ cao
hơn là dành cho vua, lối bên trái dành cho quan văn và lối bên phải dành cho quan võ.
Hướng mắt lên trên đỉnh của tứ trụ, ta có thể thấy trên đỉnh của hai trụ ở giữa có hình
hai con nghê chầu vào, cịn hai trụ ngồi đắp nổi bốn con chim phượng xịe cánh chắp
đi vào nhau theo kiểu kết lồng đèn. Nói riêng về nghê, thì đây là một linh vật thuần
việt, mang ý nghĩa trấn giữ và bảo vệ. Đầu nghê khơng có sừng, chân giống chân
chó,dáng mình nhỏ, thanh mảnh, có đi dài vắt lên lưng, tồn bộ tốt lên vẻ hùng
mạnh, dữ dội, có sức mạnh chống được các loại tà ma ác quỷ, thể hiện sự bề thế, đẳng
cấp và địa vị. Khi được đặt ở vị trí trên cao như thế này thì Nghê cịn có khả năng đốn
đọc tâm hồn, ý nghĩ của mỗi người đang ra vào Văn Miếu. Qua đó, Nghê sẽ biết được
con người đó có tâm địa ra sao, có đứng đắn hay khơng và có xứng đáng để bước vào
Văn Miếu hay không. Tuy uy nghiêm bề thế là vậy nhưng khi kết hợp với hình ảnh 4
con chim phượng xịe cánh chắp đi vào nhau như đang múa ở hai cột ngồi lại tạo ra
motif trang trí “Nghê chầu phượng múa”, vừa mang một nét đẹp hoa mỹ, lại vừa mang
ý nghĩa chào mừng người quân tử tiến vào Văn Miếu. Đó là phần trên đỉnh của Tứ
Trụ, và đưa mắt thấp xuống chỉ một chút thôi, ở hai trụ giữa, ta sẽ thấy có những bức
chạm trổ rất tinh vi. Đó chính là phù điêu Huấn Tử. Các bức phù điêu này đắp hình 4
cặp linh vật Long, Lân, Quy, Phượng, mỗi cặp có một con lớn một con nhỏ, đươc tạo
hình vơ cùng cơng phu, rõ nét hình ảnh con lớn hơn ở trên quay đầu nhìn xuống con
nhỏ, giống như người cha dạy dỗ con của mình. Các bức phù điêu ngụ ý nhắc nhở các
gia đình đều cần có trách nhiệm trong việc giáo dục con cái, chăm lo cho việc học
hành của con, bởi Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, nuôi con mà không dạy con là lỗi của

cha mẹ. Việc đặt bức phù điêu Huấn Tử ở ngay lối vào cho thấy sự coi trọng của người
xưa đối với việc giáo dục con cái ngay từ trong gia đình.
Và ở hai bên tứ trụ,anh chị có thể nhìn thấy chính là hai bia Hạ Mã. Bia Hạ Mã được
đặt trên bệ, trong nhà che bia, được bài trí cách nhau một khoảng cách tương ứng với
cổng, được xem như mốc đánh dấu ranh giới Văn Miếu theo chiều ngang. Vào thời
xưa, người đi ngang qua Văn Miếu, dù là quan lớn hay dân thường, dù là võng lọng
hay ngựa xe, đều phải xuống đi bộ ít nhất từ bia Hạ Mã bên này sang đến bia Hạ Mã
bên kia, nhằm bày tỏ sự tơn kính đối với các bậc tiên thánh được thờ trong Văn Miếu.
Vừa rồi em đã thuyết minh về hồ Văn, vườn Giám, Tứ Trụ và hai bia Hạ Mã, sau đây
em xin mời anh chị đi theo con đường thần đạo để tiếp tục chương trình tham quan của
mình ạ. Cảm ơn anh chị đã lắng nghe.



×