Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Hà Duy Thiện, Chính Trị Học Nâng Cao.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.97 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

TIỂU LUẬN MƠN CHÍNH TRỊ HỌC NÂNG CAO
ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG LÝ LUẬN PHÁT HUY SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ. ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THÁI THUỴ, TỈNH THÁI BÌNH ĐỐI VỚI
ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH HUYỆN
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Họ và tên : Hà Duy Thiện
Mã học viên: 2988260042
Lớp: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước K29.1B

HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2023
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị là một trong những nội dung quan trọng trong
mơn học chính trị học nâng cao để khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị, trong đó có tổ chức Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Thực tế cho thấy, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, có vai trị quan
trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Truyền thống vẻ vang của Đoàn
hơn 90 năm qua đã chứng minh, đồn viên, thanh niên có những cống hiến to lớn trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và đổi mới đất nước. Những năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phong trào hoạt động của tổ chức Đồn Thanh
niên có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, vã hội, quốc
phịng và an ninh của đất nước. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,


hiện đại hóa đất nước, q trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, sự thay đổi nhanh
chóng của tình hình thanh niên, việc khơng ngừng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở
đoàn là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của tổ chức
Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đồn, nhất là chất lượng Chi
đồn cơ sở cịn thấp; nội dung, hình thức sinh hoạt cịn thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo,
chưa theo kịp sự vận động của thanh niên hiện nay. Hoạt động tổ chức của đoàn tuy
nhiều song quy mô lại nhỏ, không được tổ chức bài bản, nhiều lúc mang tính hình
thức, thụ động do sự chỉ đạo từ cấp trên; chưa mang lại sự ảnh hưởng lớn đến nhận
thức và hành động của đông đảo bộ phận đoàn viên, thanh niên, cán bộ đoàn cơ sở
cịn thiếu kinh nghiệm và trình độ chun mơn hạn chế. Trong phương thức lãnh đạo,
chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ cịn mang tính chung chung, chưa có sự đột phá,
2


đổi mới trong cách làm, chưa có nhiều gương sáng, điển hình của đồn viên, hội viên,
cá biệt một số đồn viên cịn thiếu tinh thần trách nhiệm chưa chịu tu dưỡng, rèn
luyện, chưa nắm bắt và hiểu rõ Điều lệ Đoàn.
Tổ chức cơ sở đoàn đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn, do đó,
việc tìm ra những phương hướng và giải pháp đúng đắn để nâng cao chất lượng cơng
tác đồn là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Chính vì thế, tơi đã lựa chọn đề tài:
“Vận dụng lý luận phát huy sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
đối với hệ thống chính trị. Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm phát huy
lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thái Thuỵ tỉnh Thái Bình đối với Đồn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn huyện hiện nay” làm tiểu luận mơn học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu


Làm rõ lý luận phát huy sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đối
với hệ thống chính trị.
Trên cơ sở làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình Đảng bộ huyện Thái
Thuỵ lãnh đạo Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất những phương
hướng và giải pháp nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thái
Thuỵ lãnh đạo Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện thời gian tới.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ lý luận phát huy sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đối
với hệ thống chính trị.
- Làm rõ vai trị của Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nói chung và Đồn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Thái Thuỵ
- Đánh giá việc lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thái Thuỵ lãnh đạo Đồn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh huyệnhiện nay.
3


- Đề xuất phương hướng, giải pháp để góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
bộ huyện Thái Thuỵ lãnh đạo Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
huyệnhuyện thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đảng bộ huyện Thái Thuỵ lãnh đạo Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
huyện
3.2.


Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đảng bộ huyện Thái Thuỵ lãnh đạo Đồn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh huyện
- Phạm vi thời gian: 2020 – nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng lãnh
đạo hệ thống chính trị, đồng thời kế thừa có chọn lọc một số cơng trình nghiên cứu
liên quan.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp lịch
sử, lơgíc; phương pháp thu thập, phân tích tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê số liệu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu tác phẩm, văn bản...
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương.
4


CHƯƠNG 1
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Khái niệm
- Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã
hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được
liên kết với nhay trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời
sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai

cấp cầm quyền.
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, MTTQ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đồn Lao động Việt
Nam, Hội Nơng dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị
- xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt nam, thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
2. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
a) Tính nhất nguyên chính trị
- Hệ thống chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng
sản Việt Nam sáng lập, vừa đóng vai trị là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân
(Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), vừa là tổ chức
mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội.
5


- Tính chất nguyên chính của hệ thống chính trị được thể hiện ở tính nhất
ngun tư tưởng. Tồn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền
tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
b) Tính thống nhất
- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai
trị, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một
thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức,
phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát hiện sức
mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống.
- Tính thống nhất của hệ thống chính trị nước ta được xác định bởi các yếu tố:
+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản

Việt Nam.
+ Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của tồn bộ hệ thống là xây dựng chủ
nghĩa xã hội Việt Nam với nội dung: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
+ Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung
dân chủ.
+ Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa
phương, với các bộ phận hợp thành.
c) Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân
- Đây là đặc điểm có tính ngun tắc của hệ thống chính trị Việt Nam. Đặc
điểm này khẳng định hệ thống chính trị Việt Nam khơng chỉ gắn với chính trị, quyền
lực chính trị, mà cịn gắn với xã hội. Trong hệ thống chính trị, có các tổ chức chính trị
(như Đảng, Nhà nước), các tổ chức vừa có tính chính trị, vừa có tính xã hội (như Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác). Do vậy, hệ thống chính trị khơng
đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội (như những lực lượng chính trị áp bức xã hội trong
các xã hội có bóc lột), mà là một bộ phận của xã hội, gắn bó với xã hộ. Cầu nối quan
6


trọng giữa hệ thống chính trị với xã hội chính là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội.
- Sự gắn bó mật thiết giữa hệ thống chính trị với nhân dân được thể hiện trên
các yếu tố:
+ Đây là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
Đảng cầm quyền.
+ Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức
của chính các tầng lớp nhân dân.
+ Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân. Mỗi tổ chức trong hệ
thống chính trị là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

d) Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị
- Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị đại
diện cho nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân. Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại
diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh
đạo của giai cấp cơng nhân. Do vậy, hệ thống chính trị nước ta mang bản chất giai cấp
cơng nhân và tính dân tộc sâu sắc.
- Lịch sử nền chính trị Việt Nam là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền
và bắt đầu từ mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Các giai cấp,
dân tộc đoàn kết trong đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, hợp tác để cùng
phát triển. Sự tồn tại của MTTQ Việt Nam với tư cách là thành viên quan trọng của hệ
thống chính trị là yếu tố quan trọng tăng cường sự kết hợp giữa giai cấp và dân tộc.
- Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc được khẳng định trong bản chất
của từng tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong
của giai cấp công nhân, cũng đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
của cả dân tộc. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã gắn
kết vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ
7


thống chính trị. Sự phân biệt giữa dân tộc và giai cấp mang tính tương đối và khơng
có ranh giới rõ ràng.
3. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương, giải pháp xây dựng hệ thống chính
trị trong giai đoạn hiện nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006) đã xác định mục
tiêu, quan điểm, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
a) Mục tiêu và quan điểm
- Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn
dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ
chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây

dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
- Quan điểm xây dựng hệ thống chính trị gồm:
Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị
thể hiện trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Khơng
có sự đổi mới đó thì khơng có mọi sự đổi mới khác. Trong những năm đầu, Đảng tập
trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục
khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng,
củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã
hội, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Q trình phát triển của sự nghiệp đổi mới
đã khẳng định sự kết hợp nhuần nhuyễn và bước đi đúng đắn đó. Đến Đại hội X,
Đảng đã xác định đổi mới toàn diện, bao gồm đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
theo những nguyên tắc xác định.
Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm
tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân.
Đó là q trình làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu quả
hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước. Đặc biệt trong giai
8


đoạn hiện nay là để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, chủ động, tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế…
Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách tồn diện, đồng bộ, có kế thừa, có
bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị
với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy
xã hội phát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
b) Chủ trương, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị

Một là, xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị.
- Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định rõ bản chất của
Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời
là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của dân tộc” . về vị trí, vai
trị của Đảng trong hệ thống chính trị, Cương lĩnh năm 1991 xác định rõ: “Đảng lãnh
đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phân của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật
thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khn khổ Hiến
pháp và pháp luật” . Điều đó là cơ sở của sự gắn bó giữa xây dựng Đảng và xây dựng
hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X “Về tiếp tục đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” đã chỉ rõ các mục tiêu
giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu
quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, sự gắn bó mật thiết giữa
Đảng và nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội; phát huy dân chủ, quyền làm
chủ của nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong xã hội; làm cho
nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
9


- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống
chính trị phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành
đồng bộ với đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng; kiên định các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thực
hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, đẩy nhanh phân cấp, tăng cường
chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là cá nhân người đứng đầu.
Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định
và thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử. Nó khơng phải là sản phẩm

riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa mà là sản phẩm trí tuệ của xã hội lồi người của nền
văn minh nhân loại.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo năm đặc
điểm sau đây:
+ Đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân.
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng ràng mạch và phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp.
+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo
đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ
thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao
trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng
cường kỷ cương, kỷ luật.
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh
đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và tổ chức thành viên của Mặt trận.
10


- Để xây dựng Nhà nước pháp quyền cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng
tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hồng thiện
cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định
của các cơ quan công quyền.
Ba là, xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
trong hệ thống chính trị.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trị quan
trọng trong việc tập hợp, vận động đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện
cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về

kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng…
Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Cơng
đồn… duy trì dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và các
tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị; thực
hiện “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” và dân thụ hưởng những thành quả của sự
nghiệp đổi mới.
Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội, khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa, phơ trương, hình thức để
nâng cao chất lượng hoạt động, làm tốt công tác dân vận theo phong cách “trọng dân,
gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu,
làm dân tin”.
II- VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1. Vai trị lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
Hiến pháp năm 2013 ghi rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã
hội, nhưng nhấn mạnh: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4). Đảng là bộ phận
11


cấu thành của hệ thống chính trị, nhưng là hạt nhân của hệ thống đó. Sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội là một nguyên tắc không bao
giờ thay đổi của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là yếu tố hàng đầu bảo
đảm cho thắng lợi của cơng cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Trong lịch sử xây dựng, phát triển của hệ thống chính trị, vai trị lãnh đạo của
Đảng luôn được khẳng định. Đặc biệt, trong đường lối đổi mới, Đảng ta xác định lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm, trên cơ sở đó từng bước đổi mới hệ thống chính trị một

cách vững chắc. Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, đất nước dần dần thoát khỏi khó khăn, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được nâng cao.
Sứ mệnh lịch sử của Đảng với tư cách là đảng cầm quyền duy nhất, là lãnh đạo
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhiệm vụ của
Đảng là xây dựng, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Đảng có quyền lực
chính trị được tồn dân thừa nhận, nhưng khơng biến mình thành cơ quan nhà nước,
thành cơ quan quản lý, mà tơn trọng, đề cao, phát huy vai trị, thẩm quyền và hiệu lực
quản lý của Nhà nước. Đảng đảm nhận trách nhiệm trước toàn dân tộc là lãnh đạo
Nhà nước giữ vững bản chất cách mạng, thật sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, ngăn ngừa và khắc phục tệ quan liêu, nạn tham nhũng trong bộ máy
nhà nước. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng là nhân tố quyết định chất lượng
và hiệu quả của bộ máy nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Vị trí, vai trị lãnh đạo
của Đảng được thể hiện thông qua các kỳ Đại hội Đảng, theo đó đường lối đổi mới
đất nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được nhận thức rõ
hơn và triển khai đạt hiệu quả cao hơn.
2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
- Vị trí cầm quyền của Đảng thể hiện quyền hạn trách nhiệm chung của Đảng
và trách nhiệm của các tổ chức đảng trong việc quyết định các vấn đề của đất nước,
12


các vấn đề trong từng lĩnh vực cụ thể, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội ở các
cấp, các ngành, trong các mối quan hệ với Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân và toàn thể xã hội.
- Sự lãnh đạo của Đảng biểu hiện tập trung nhất lãnh đạo về chính trị và tư
tưởng, nhằm mục tiêu tạo ra một khn khổ chính trị để Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện đúng nhiệm vụ, thẩm quyền, chức
năng và vai trò của mình theo quy định của pháp luật, theo điều lệ, mục đích, tơn chỉ

của mỗi tổ chức.
- Nội dung lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát
triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của tồn bộ hệ thống chính trị và
tồn bộ xã hội định hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
- Phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền là hệ thống những phương pháp,
hình thức, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng vận dụng
để tác động vào các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân nhằm biến đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo,
qua đó thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.
- Nội dung cơ bản của phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong
Cương lĩnh năm 1991 của Đảng, gồm:
+ Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính
sách và chủ trương cơng tác.
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức,
kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
+ Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt
động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đồn thể.
13


+ Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính
trị.
+ Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy.
Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật .
- Ngoài những điểm nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân từ uy tín của Đảng, từ sự đề cao và tơn

trọng vai trị của Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và tồn xã hội. Sự
lãnh đạo thật sự của Đảng không chỉ thông qua các quyết định, các chỉ thị mà cịn
bằng uy tín, bằng khả năng thuyết phục trong lời nói, trong hành động, trong phong
cách công tác của các tổ chức đảng và của từng cá nhân cán bộ lãnh đạo, đảng viên
của Đảng.
- Giống như nội dung sự lãnh đạo của Đảng, phương thức lãnh đạo của Đảng
có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, với đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng ln là một u cầu có tính khách quan, một nhiệm vụ quan trọng trong
công tác xây dựng Đảng và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng. Yêu cầu khách
quan này luôn được Đảng ta quán triệt và nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội và
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.

14


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH, NỘI
DUNG PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI ĐỒN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
I. KHÁI NIỆM, VAI TRỊ, CHỨC NĂNG CỦA ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH

1. Khái niệm và vai trị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh
Khái niệm
Điều lệ Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đồn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức
chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện. Đoàn bao gồm những Thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng
của chủ nghĩa xã hội nhằm góp phần xây dựng một nước Việt Nam: “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc".
Vai trị của Đồn Thanh niên

- Đồn TNCSHCM làđội tiện phong là cánh tay đắc lực củaĐảng
- Đoàn là trường học XHCN của Thanh niên, tạo môi trường để đưa TN vào các
hoạt động, giúp họ rèn luyện phát triển nhân cách, năng lực và trưởng thành.
- Đồn cịn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của tuổi trẻ
(bảo vệ quyền lao động cho thế hệ trẻ trước pháp luật, đấu tranh cho thế hệ trẻ trước pháp
luật; đấu tranh cho công bằng xã hội, thực hiện hố những quyền theo luật định, góp
phầnđịnh hướng giá trị cho thanh niên).
2. Chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X chỉ rõ:
Xây dựng Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, thực sự là trường học xã
hội chủ nghĩa của thanh niên, đội dự bị tin cập của Đảng. Đoàn có chức năng cơ bản là:
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đoàn TNCS là tổ chức do Đảng trực tiếp sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn
bao gồm những thanh niên tiên tiến tự nguyện phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng
15


của Đảng, đó là những đồn viên cộng sản trẻ tuổi, nguồn bổ sung quan trọng, đảm
bảo cho Đảng phát triển khơng ngừng.
- Đồn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, do thanh
niên và vì thanh niên, do đó Đảng trực tiếp giao cho Đoàn giáo dục, giúp đỡ từ những
thanh niên tiên tiến trở thành đoàn viên, từ những đoàn viên ưu tú trở thành đảng viên.
Vì vậy, Đồn là tổ chức quần chúng gần Đảng nhất - Đảng cho phép tổ chức Đồn
được thay mặt như một đảng viên chính thức khi giới thiệu đoàn viên ưu tú được kết
nạp Đảng.
- Đồn ln tun truyền giáo dục, giới thiệu để thanh niên ngày càng hiểu sâu
về bản chất của Đảng, đóng góp ý kiến cho Đảng, phê bình cán bộ, đảng viên, tích
cực tham gia cuộc vận động xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh theo tinh thần
nghị quyết TW VI (lần 2) và tích cực hưởng ứng, học tập, nghiên cứu, thực hiện tốt
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Chức năng đội dự bị cịn thể hiện ở chỗ Đồn Thanh niên có đội qn xung kích
cách mạng của Đảng, đi đầu trong mọi khó khăn trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội như lời Bác đã khẳng định:
“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt
Nam.
Đây là chức năng cơ bản nhất cần được quán triệt trong cơng tác thanh niên nói
chung và trong cơng tác Đồn nói riêng. Hiệu quả giáo dục con người được Đồn
TNCS Hồ Chí Minh coi là thước đo khả năng thể hiện vị trí, vai trị của Đồn trong
thanh niên và trong xã hội.
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của tuổi trẻ.
Chức năng này đã được xác định trong Án nghị quyết (10/1930) của BCH Trung ương
Đảng, là chức năng cơ bản đầu tiên khi chuẩn bị cho thành lập Đoàn TNCS. Chức năng này
16


quyết định sự tồn tại hay khơng của Đồn Thanh niên, vì bất kỳ một tổ chức nào ra đời trước
hết là nhằm mục đích đại diện và bảo vệ lợi ích cho các thành viên
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH

- Đồn kết, tập hợp thanh, thiếu niên giáo dục thanh, thiếu niên theo lý tưởng của Đảng.
- Đưa thanh niên vào các phong trào hành động cách mạng, tham gia phát triển kinh
tế, xã hội, lập thân, lập nghiệp, bảo vệ Tổ quốc, xung kích sáng tạo, thực hiện sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước.
- Xây dựng Đảng, góp phần củng cố quyền vững mạnh, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú,
giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp, góp ý kiến xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng.
- Phụ trách thiếu niên nhi đồng
III QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ THẾ HỆ TRẺ VÀ
CÔNG TÁC THANH NIÊN


Thấm nhuần tư tưởng và đọa đức của Hồ Chí Minh, Đảng ta lãnh đạo cơng tác
thanh niên, lãnh đạo tổ chức Đoàn trước hết bằng đường lối, chủ trương, chính sách.
Các chủ trương ấy thể hiện cụ thể trong các văn kiện Đại hội, các Nghị quyết của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; thể hiện bằng các thơng
tư, chỉ thị và cả trong các bài phát biểu, bài nói chuyện của các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước.
Đại hội Đảng lần thứ I (Tháng 3/1935) chỉ rõ: Nhiệm vụ chính trị của Đoàn là
phải củng cố và mở rộng tổ chức, đặc biệt ở những vùng quan trọng như nhà máy,
hầm mỏ, đồn điền... Phải dùng các hình thức cơng khai và bán cơng khai, bí mật và
lập ra các tổ chức có tính phổ biến như Hội thể thao, Câu lạc bộ, Hội đọc sách,
Hội cứu tế...để tập hợp thanh niên.
Đại hội lần thứ II của Đảng (Tháng 2/1951) nhấn mạnh cơng tác vận động
thanh niên trong tình hình mới. Nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn là đẩy mạnh công tác
vận động thanh niên ở vùng tạm chiếm, xây dựng Đoàn thanh niên cứu quốc thành tổ
chức trung kiên; tăng cường công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
17


Đại hội lần thứ III của Đảng (Tháng 9/1960) nêu rõ: "Thanh niên ta đã nêu cao
tinh thần hy sinh anh dũng trong kháng chiến và lao động hịa bình. Thanh niên lại là lớp
người đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và sẽ xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở nước ta.
Đảng ta phải hết sức chú trọng giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ thành những chiến sĩ
trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, sẵn sàng mang hết
nhiệt tình của tuổi trẻ tham gia xây dựng xã hội mới".
Đại hội IV của Đảng (Tháng 12/1976) yêu cầu thế hệ trẻ Việt Nam phát huy vai
trị xung kích, sáng tạo, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ra sức hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, vượt qua thiên tai, đập tan mọi âm mưu của các
thế lực thù địch, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; vững vàng kiên định đi theo
con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh biến động phức tạp của tình hình thế giới.

Đại hội V của Đảng (Tháng 3/1976) đánh giá: Thanh niên nước ta đã trưởng
thành nhanh chống và có những cống hiến xứng đáng với truyền thống vẻ vang của
thế hệ và của cả dân tộc...Đảng ta luôn luôn đánh giá đúng bản chất tốt đẹp, khả năng
cách mạng của thanh niên và vai trị chính trị của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh.
Đại hội VI của Đảng (Tháng 12/1986) chỉ rõ: Thanh niên phải được bảo đảm
việc làm khi bước vào đời và được quan tâm giáo dục về nhân cách, bản lĩnh và lý
tưởng theo phương châm "Sống, chiến đấu, lao động, và học tập theo gương Bác Hồ
vĩ đại".
Ngày 13/3/1991, trong tình hình quốc tế ngày cảng phức tạp, Bộ Chính trị
(khóa VI) đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW về "Đổi mới và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên". Trong Nghị quyết khẳng định vai trò, vị
trí quan trọng của thanh niên đối với tương lai dân tộc và vận mệnh Tổ quốc, khẳng
định những quan điểm cơ bản về công tác thanh niên và phương hướng, nội dung giải
pháp chủ yếu của công tác thanh niên.
Đại hội VII của Đảng (Tháng 6/1991) nêu nhiệm vụ: Các cấp ủy đảng và tổ
chức đảng cần tăng cường lãnh đạo Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nâng
18


cao chất lượng đoàn viên và cán bộ Đoàn, phát huy vai trị Đồn làm nịng cốt trong
phong trào thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng.
Đại hội VIII của Đảng (Tháng 6/1996) đề ra nhiệm vụ: Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi ngành. Coi
trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hóa, nghề
nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu
cầu học tập, lao động, sáng tạo, hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể thao và giải trí lành
mạnh cho thanh, thiếu nhi. Tạo điều kiện cho Đoàn thực hiện tốt trách nhiệm đối với Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tạo môi trường xã hội lành mạnh, ngăn ngừa các tệ
nạn xã hội và văn hóa phẩm độc hại. Chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là trách nhiệm

của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trưởng và
tồn xã hội.
Đại hội IX của Đảng (Tháng 4/2001) nêu rõ: Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo
dục, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối
sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức
sáng tạo, phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội lần thứ X của Đảng (Tháng 4/2006) nhấn mạnh: Đối với thế hệ trẻ
thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều
kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ...khuyến khích thanh niên tự
học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Thu hút rỗng rãi thanh, thiếu niên và nhi
đồng vào các tổ chức do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nịng cốt và phụ
trách.
Đặc biệt, trong những ngày tháng 7/2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 7 (khóa X) đã dành thời gian trong chương trình nghị sự để quyết định những vấn đề
quan trọng trong đề án "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa". Đề án khẳng định một trong những thành tựu của
công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã xây dựng được một thế hệ thanh niên thời kỳ mới có
tri thức, có sức khỏe tốt và tư duy phát triển mới, tiếp nối được truyền thống hào hùng của dân
19


tộc, của Đảng ta, nêu cao ý thức yêu nước, lịng tự tơn dân tộc, sẵn sàng hy sinh, tình nguyện
vì lợi ích cộng đồng, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Một lần nữa Đảng ta khẳng định
việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người "vừa hồng, vừa chuyên" theo tư
tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng
thời có sự địi hỏi tự thân vận động và sự đòi hỏi tự thân vận động và sự nổ lực rèn luyện,
phấn đấu khơng ngừng của thanh niên, của tổ chức Đồn.
Ngày 11 tháng 9 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP về
ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với Công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện địa hóa đã
xác định rõ mục tiêu: Chú trọng xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu
nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có
đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống văn hóa, vì cộng đồng; có
năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong
công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Rõ ràng Đảng ta, bất kể ở giai đoạn nào cũng đều quan tâm lãnh đạo thanh
niên, lãnh đạo tổ chức Đoàn thanh niên. Tư duy của Đảng ta về công tác thanh niên
liên tục không ngừng đổi mới để phù hợp với đối tượng tuổi trẻ qua từng thời kỳ cách
mạng. Theo quan điểm tư tưởng về thế hệ trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta
ngày càng nâng tầm nhận thức gắn lý luận với thực tiễn để lãnh đạo, định hướng cơng
tác thanh niên, tổ chức Đồn ngày càng toàn diện, thật sự "bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau"

20



×