Tải bản đầy đủ (.pdf) (333 trang)

Giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua trò chơi học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.35 MB, 333 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRIỀU TIÊN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG QUAN SÁT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRIỀU TIÊN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG QUAN SÁT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP

Chuyên ngành: Giáo dục MN
Mã số
: 9.14.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Công Hoàn
TS. Trần Thị Ngọc Trâm

HÀ NỘI - 2023




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố ở bất kỳ một cơng trình nào khác
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Triều Tiên


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin trân trọng cảm ơn:
PGS.TS. Ngơ Cơng Hồn, TS. Trần Thị Ngọc Trâm - những Người Thầy đầy tâm huyết,
ln tận tình hướng dẫn, động viên và khích lệ em vượt qua mọi khó khăn, trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành Luận án này.
Em xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, quý Thầy, Cô, cán bộ
Khoa Giáo dục MN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp
đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội luôn tạo mọi
điều kiện và hướng dẫn cho em hoàn thành thủ tục về Luận án.
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, các
thầy cô giáo và các đồng nghiệp của Khoa Giáo dục MN đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ
trợ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ quản lý, GV MN và
các cháu mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường MN thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ
cho em trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận
án.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Triều Tiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................... 2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................3
8. Những luận điểm cần bảo vệ .......................................................................................5
9. Những đóng góp mới của luận án ...............................................................................5
10. Cấu trúc của luận án...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP ........................................ 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 7
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng quan sát và giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ............................................................................................................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi
học tập ............................................................................................................................. 15
1.2. Kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................... 22
1.2.1. Khái niệm kỹ năng quan sát .................................................................................. 22
1.2.2. Cấu trúc kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .......................................... 26
1.2.3. Các thành phần tâm lý tham gia vào quá trình phát triển kỹ năng quan sát của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi......................................................................................................... 27

1.2.4. Đặc điểm kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi......................................... 29
1.2.5. Biểu hiện kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ......................................... 31
1.2.6. Các giai đoạn giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................. 32
1.3. Trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi......................................................... 34
1.3.1. Khái niệm trò chơi học tập .................................................................................... 34
1.3.2. Cấu trúc trò chơi học tập ...................................................................................... 35
1.3.3. Đặc điểm trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .......................................... 37
1.3.4. Phân loại trò chơi học tập ..................................................................................... 38


1.4. Quá trình giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi
học tập ............................................................................................................................. 43
1.4.1.Khái niệm giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi
học tập .............................................................................................................................. 43
1.4.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi
học tập .............................................................................................................................. 44
1.4.3. Nội dung giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi
học tập .............................................................................................................................. 44
1.4.4. Phương pháp giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi
học tập ............................................................................................................................... 45
1.4.5. Hình thức giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi
học tập .............................................................................................................................. 46
1.4.6. Đánh giá kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ......................................... 48
1.4.7. Vai trò của trò chơi học tập trong việc giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ...................................................................................................................... 48
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua trò chơi học tập ................................................................................................ 51
1.5.1. Yếu tố thuộc về trẻ ................................................................................................. 51
1.5.2. Yếu tố thuộc về môi trường giáo dục, điều kiện cơ sở vật chất ........................... 52
1.5.3. Yếu tố thuộc về GV ................................................................................................ 54

Kết luận chương 1 ............................................................................................................. 54
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP ................................................ 55
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................................... 55
2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................... 55
2.1.2. Khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát .............................................................. 56
2.1.3. Nội dung khảo sát ................................................................................................... 56
2.1.4 Phương pháp và công cụ khảo sát .......................................................................... 57
2.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ kỹ năng quan sát của trẻ............................... 58


2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng .............................................................................. 60
2.2.1. Thực trạng giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi học
tập của GV......................................................................................................................... 60
2.2.2. Thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................. 77
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP........................................................... 85
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng quan sát qua trò chơi học
tập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ......................................................................................... 85
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ..................... 85
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................ 85
3.1.3. Đảm bảo phải phù hợp với quá trình phát triển kỹ năng quan sát của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ...................................................................................................................... 86
3.1.4. Đảm bảo tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành và trải nghiệm ..................... 86
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................................. 86
3.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua trò chơi học tập ........................................................................................................ 86
3.2.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị các điều kiện giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi qua trị chơi học tập .................................................................................... 87
3.2.2. Nhóm biện pháp tác động giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

qua trị chơi học tập .......................................................................................................... 97
3.2.3. Nhóm biện pháp đánh giá, hỗ trợ giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua trò chơi học tập................................................................................................. 106
3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua
TCHT ........................................................................................................................... 110
Kết luận chương 3 ........................................................................................................... 111
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI
HỌC TẬP ...................................................................................................... 113
4.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm ..................................................... 113
4.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................... 113
4.1.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm ...................................................... 113


4.1.3. Nội dung và yêu cầu thực nghiệm ........................................................................ 113
4.1.4. Tiến trình thực nghiệm ......................................................................................... 113
4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm .............................................................. 114
4.1.6. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................... 114
4.2. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................. 114
4.2.1. Kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước thực nghiệm ........................ 114
Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5 – 6 tuổi............................................................. 115
4.2.2. Kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sau thực nghiệm............................ 123
4.2.3. So sánh mức độ phát triển kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước và
sau thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ........................................... 131
4.2.3.2. So sánh biểu hiện kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước và sau thực
nghiệm của nhóm thực nghiệm ....................................................................................... 132
4.2.4. Kiểm định kết quả thực nghiệm ........................................................................... 133
Kết luận chương 4 ........................................................................................................... 135
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 136
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................. 139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 140
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang đánh giá mức độ biểu hiện tiêu chí KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi .......58
Bảng 2.2. Quan niệm của GV về ...................................................................................61
Bảng 2.3. Ý kiến của GV về biểu hiện KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi ............................... 62
Bảng 2.4. Nhận thức của GV về đặc trưng của TCHT ..................................................63
Bảng 2.5. Ưu thế TCHT nhằm giáo dục KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ......................................66
Bảng 2.6. Thực trạng xác định mục tiêu giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT..67
Bảng 2.7. Thực trạng xác định nội dung giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT....67
Bảng 2.8. Tần suất sử dụng các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT 69
Bảng 2.9. Mức độ sử dụng các hình thức để giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT ...72
Bảng 2.10. Các thời điểm giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT .................73
Bảng 2.11. Nguồn tài liệu tham khảo được GV sử dụng nhằm giáo dục KQNS cho trẻ
MG 5-6 tuổi qua TCHT ................................................................................74
Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua TCHT .....76
Bảng 2.13. Biểu hiện các mức độ KNQS của trẻ MG 5 - 6 tuổi ...................................77
Bảng 2.14. Mức độ KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi qua từng bài tập đo ...........................79
Bảng 2.15. Mức độ KNQS của trẻ theo các tiêu chí .....................................................81
Bảng 2.16. Mức độ biểu hiện KNQS và kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ trai
và trẻ gái của trẻ MG 5 - 6 tuổi ...................................................................83
Bảng 4.1. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm TN và ĐC trước TN........114
Bảng 4.2. Kiểm định phân phối chuẩn Tests of Normality của 2 nhóm trước TN ......116
Bảng 4.3. Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm TN và ĐC trước TN ......................117
Bảng 4.4. Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước thực nghiệm của hai nhóm
đối chứng và thực nghiệm qua từng bài tập đo .........................................118
Bảng 4.5. KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước TN của hai nhóm qua từng tiêu chí .......120

Bảng 4.7. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở hai nhóm TN và ĐC
sau TN ........................................................................................................123
Bảng 4.8. Kiểm định phân phối chuẩn Tests of Normality của 2 nhóm sau thực nghiệm ....125
Bảng 4.9. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm sau TN...........................................126


Bảng 4.10. Biểu hiện KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi sau TN của hai nhóm qua từng bài
tập đo ..........................................................................................................127
Bảng 4.11. Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sau TN của hai nhóm qua từng
tiêu chí ........................................................................................................128
Bảng 4.12. Kết quả so sánh mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước
và sau TN của nhóm ĐC ............................................................................131
Bảng 4.13. Kết quả so sánh mức độ biểu hiện KNQS của trẻ nhóm TN trước và sau
thực nghiệm ................................................................................................132
Bảng 4.14. Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN và ĐC sau TN về biểu hiện
KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ................................................................133


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GV về sự cần thiết phải giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6
tuổi qua TCHT ...........................................................................................63
Biểu đồ 2.2. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi qua từng bài tập đo ..........79
Biểu đồ 2.3. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua từng tiêu chí .....81
Biểu đồ 4.1. So sánh mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở hai nhóm TN
và ĐC trước TN .......................................................................................115
Biểu đồ 4.2. Điểm trung bình của nhóm ĐC trước thực nghiệm. ...............................116
Biểu đồ 4.3. Điểm trung bình của nhóm ĐC trước TN ...............................................116
Biểu đồ 4.4. Điểm trung bình nhóm TN trước TN .......................................................117
Biểu đồ 4.5. Điểm trung bình nhóm TN trước thực nghiệm ........................................117
Biểu đồ 4.6. Điểm trung bình của nhóm ĐC sau thực nghiệm...................................124

Biểu đồ 4.7. Điểm trung bình của nhóm ĐC sau thực nghiệm....................................125
Biểu đồ 4.8. Điểm trung bình nhóm TN sau thực nghiệm. ..........................................126
Biểu đồ 4.9. Biểu đồ điểm thể hiện điểm trung bình nhóm TN sau thực nghiệm. .......126
Biểu đồ 4.10. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5 – 6 tuổi thơng qua của nhóm ĐC
trước TN và sau TN ..................................................................................132
Biểu đồ 4.11. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi của nhóm TN trước và sau TN .133

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.2. Các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT .................93
Sơ đồ 3.1. Quy trình thiết kế TCHT nhằm giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi ........94


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

STT

Viết tắt

1

Đối chứng

ĐC

2

Giáo dục mầm non

3


Giáo viên

4

Giáo viên mầm non

5

Kỹ năng

6

Kỹ năng quan sát

7

Mẫu giáo

MG

8

Mức độ



9

Quan sát


QS

10

Thực nghiệm

TN

11

Trị chơi

TC

12

Trị chơi học tập

13

Trung bình

GDMN
GV
GVMN
KN
KNQS

TCHT

TB


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Giáo dục phát triển năng lực nhận thức là một trong những vấn đề chủ yếu của
giáo dục trí tuệ, là mục tiêu cơ bản của chương trình giáo dục MN hiện nay. KNQS là
kỹ năng nền tảng, là điều kiện cơ bản để các KN khác được hình thành và phát triển
trong hoạt động nhận thức [1]. KNQS khác với bản năng quan sát thơng thường, nó
khơng phải là QS một cách ngẫu hứng hay ngẫu nhiên mà KNQS là năng lực vận dụng
kinh nghiệm cá nhân và kiến thức nhằm QS các đối tượng một cách hiệu quả. Nếu trẻ
có KNQS tốt thì sẽ giúp chúng tự tin, sẵn sàng tìm hiểu và khám phá thế giới xung
quanh. Kỹ năng này khơng tự nhiên mà có, nó phải được hướng dẫn, tập luyện và thực
hiện thường xuyên ở các hoạt động giáo dục. Việc giáo dục phát triển KNQS cho trẻ 56 tuổi là phù hợp với đặc điểm, khả năng của trẻ và cần thiết để phát triển nhận thức cho
trẻ.
1.2. Chơi là hoạt động chủ đạo, là cuộc sống của trẻ mẫu giáo (MG), có tác động
mạnh mẽ đến tâm lý và sự hình thành nhân cách trẻ ở lứa tuổi này. Chơi là phương tiện
hiệu quả để giáo dục phát triển tồn diện, trong đó có giáo dục phát triển năng lực nhận
thức cho trẻ. Trò chơi là hoạt động không thể thiếu và rất cần thiết đối với trẻ [2]. Vì
vậy, cần cho trẻ nhiều cơ hội chơi khác nhau, trong đó có TCHT. Việc tổ chức TC cần
dựa theo lứa tuổi, nhu cầu phát triển và sở thích của trẻ [3]
Giai đoạn 5-6 tuổi diễn ra sự chuyển tiếp từ giáo dục MN lên giáo dục tiểu học,
chuẩn bị cho trẻ chuyển từ hoạt động chủ đạo là “chơi” sang “học” ở cấp học tiếp theo.
Trị chơi học là trị chơi có luật do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi, đòi hỏi trẻ phải thực
hiện một q trình hoạt động trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ nhận thức được đặt ra trong
nhiệm vụ chơi. Bên cạnh đó, TCHT cịn chứa đựng các đặc điểm vốn có của trị chơi trẻ
em: tính sáng tạo, tính tự nguyện, tự chủ và thỏa mãn nhu cầu cảm xúc của trẻ. Vì vậy,
TCHT khơng chỉ đáp ứng nhu cầu hoạt động chủ đạo vui chơi ở trẻ 5-6 tuổi mà còn đáp
ứng được sự chuẩn bị chuyển tiếp sang “học” là hoạt động chủ đạo cho trẻ khi vào lớp
1.

Trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan trọng đối với
sự phát triển trí tuệ của trẻ. TC nói chung và TCHT nói riêng ln mang đến cho trẻ sự
hấp dẫn, say mê đầy hứng thú, tích cực và ln địi hỏi trẻ phải thường xuyên xử lý các
nhiệm vụ nhận thức cũng như nhiệm vụ QS. TCHT là hoạt động được trẻ thực hiện một
cách tự nguyện; có tính mục đích, có chủ định trước của nhà giáo dục, có nhiệm vụ chơi
và có luật chơi được xác định rõ ràng [4] nên TCHT là phương tiện giáo dục có hiệu quả
phát triển KN nhận thức nói chung và KNQS nói riêng cho trẻ MG.
1.3. KNQS và TCHT có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. KNQS giúp trẻ có
được những thơng tin về đặc điểm, tính chất của thế giới quan trong quá trình thực hiện

1


các nhiệm vụ của TCHT. Ngược lại, chính TCHT là nơi để các giác quan và các hoạt
động tâm lý của cá nhân trong quá trình QS được tập luyện, từ đó KNQS ở trẻ được phát
triển. TCHT giúp hỗ trợ tích cực cho trẻ MG 5-6 tuổi chuẩn bị khả năng học tập và sẵn
sàng chuyển tiếp vào Tiểu học. Như vậy, KNQS của trẻ có ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng và hiệu quả tham gia TCHT và chất lượng TCHT ảnh hưởng rất nhiều đến giáo
dục KNQS cho trẻ.
1.4. Trên thực tế, việc giáo dục KNQS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua TCHT ở trường
MN tuy đã được quan tâm nhưng song hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, vẫn
còn một số bất cập như: nội dung của TCHT phù hợp để giáo dục KNQS chưa nhiều
hoặc nội dung của TCHT chưa phù hợp (thấp hơn hoặc cao hơn) so với khả năng nhận
thức, khả năng QS của trẻ; GV chưa nắm chắc biện pháp kích thích nhu cầu tham gia,
khám phá và QS của trẻ khi chơi TCHT; chưa có hướng dẫn về cách thiết kế TCHT giáo
dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi; mơi trường chơi chưa hấp dẫn, tích cực; hình thức chơi
cịn đơn điệu và chưa linh hoạt... Do đó, việc nghiên cứu đề xuất biện pháp giáo dục
KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu về KNQS, giáo dục KNQS cho trẻ
và TCHT của trẻ MG. Mặc dù đã có khơng ít công nghiên cứu về kĩ năng quan sát ở trẻ

mẫu giáo, tuy nhiên sử dụng trị chơi nói chung và trị chơi học tập nói riêng như là con
đường, cách thức để giáo dục kĩ năng này ở trẻ 5-6 tuổi vẫn cịn là khoảng trống, chưa
có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về giáo dục KNQS cho trẻ MG qua TCHT, đặc biệt
là biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi qua trò chơi học tập” được lựa chọn trong nghiên cứu luận án này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục KNQS cho trẻ MG 5 – 6
tuổi qua TCHT, đề xuất các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua
TCHT nhằm nâng cao KNQS của trẻ, góp phần phát triển nhận thức và chuẩn bị cho
trẻ sẵn sàng vào học lớp Một.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT
4. Giả thuyết khoa học
Kỹ năng quan sát của trẻ MG 5-6 tuổi và giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua
TCHT cịn có một số hạn chế. Nếu xây dựng và thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt
các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT theo hướng chuẩn bị tốt
các điều kiện giáo dục KNQS và tác động vào quá trình giáo dục KNQS để trẻ tích cực,
chủ động trải nghiệm, thực hành, tập luyện và tham gia nhận xét, đánh giá KNQS khi
tham gia TCHT thì KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi
qua TCHT
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT

5.4. Thực nghiệm sư phạm các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua
TCHT đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
- Biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT được giới hạn ở hoạt
động học và hoạt động chơi của trẻ MG 5-6 tuổi trong trường MN.
- TCHT nhằm giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi với 5 dạng hành động chơi
hướng đến giáo dục KNQS cho trẻ: Hành động so sánh; hành động giấu – tìm; hành
động đóng vai; hành động đố - đốn; hành động làm thiếu – thừa.
6.2. Khách thể nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng: 120 GVMN đang dạy lớp MG 5-6 tuổi tại 14 trường MN (7
trường MN công lập và 7 trường MN độc lập tư thục) thuộc 7 Quận huyện của TP Đà
Nẵng và 200 trẻ MG 5-6 tuổi tại 6 trường MN trên địa bàn TP Đà Nẵng.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm với trẻ MG 5-6 tuổi (54 trẻ nhóm TN thuộc 02 lớp
MG 5-6 tuổi) và 54 trẻ nhóm ĐC thuộc 02 lớp MG 5-6 tuổi khác.
6.3. Địa bàn và thời gian nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Khảo sát thực trạng tại 14 trường MN trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng; thực nghiệm sư phạm tại trường MN 1/6 và trường MN Tuổi Thơ thuộc địa
bàn Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.
- Thời gian khảo sát thực trạng: từ tháng 10/2018 đến tháng 05/2019. Thời gian
thực nghiệm sư phạm: từ tháng 09/2019 đến tháng 4/2020.
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
1.7.1. Tiếp cận hệ thống
Giáo dục KNQS cho trẻ là một q trình giáo dục mang tính hệ thống. Q trình này
bao gồm nhiều thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh
giá kết quả giáo dục, các thành tố này tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi đề xuất biện
pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT cần nghiên cứu các mối quan hệ giữa
các bộ phận trong một chỉnh thể, các yếu tố khác nhau của quá trình giáo dục.
7.1.2. Tiếp cận hoạt động

KNQS của trẻ được hình thành và phát triển thơng qua hoạt động thực tiễn của
bản thân trẻ. Khi nghiên cứu đề xuất biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi
qua TCHT cần vận dụng lý thuyết hoạt động, cần tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm,
thực hành, khám phá với nhiều nội dung phong phú và hấp dẫn. Trẻ phải được sử dụng
các hành động, các thao tác QS để giải quyết các yêu cầu và nhiệm vụ khi chơi, từ đó

3


giáo dục KNQS cho trẻ.
1.7.3. Tiếp cận trải nghiệm
Nghiên cứu giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT theo hướng tổ chức các
TCHT để trẻ được tham gia trải nghiệm thực tiễn quá trình QS, các thao tác QS. Trong các
TC này, trẻ được trải nghiệm dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của bản thân, từ đó trẻ
tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm mới, hình thành và phát triển KNQS.
1.7.4. Tiếp cận phát triển
Trẻ em là một thực thể đang phát triển, giáo dục KNQS của trẻ luôn đi liền với
gia tốc phát triển về tâm sinh lí của trẻ theo từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Vì vậy,
khi nghiên cứu về giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi, cần xác định và đánh giá đúng
mức độ KNQS ở thời điểm hiện tại và hướng vào “Vùng phát triển gần nhất“ của trẻ
để có những biện pháp giáo dục KNQS phù hợp, qua đó tạo ra sự phát triển KNQS cho
trẻ lên mức độ cao hơn.
1.7.5. Tiếp cận thực tiễn
Quan điểm tiếp cận này địi hỏi nhà giáo dục phải phân tích được thực trạng giáo dục
KNQS cho trẻ ở trường MN, tìm ra nguyên nhân, những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đề
xuất các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ phù hợp với thực tiễn giáo dục ở trường MN.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích, tổng hợp tư liệu khoa học trong và
ngoài nước về KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi; TCHT của trẻ MG 5-6 tuổi; giáo dục KNQS

cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT.
- Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận: Sử dụng phương pháp này
nhằm xác định hệ thống khái niệm, xây dựng khung lý thuyết, thiết kế điều tra, thiết kế
thực nghiệm khoa học.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức hoạt động TCHT cho trẻ MG 5-6 tuổi
ở trường MN nhằm phát hiện thực trạng, biểu hiện KNQS của trẻ. Kết quả QS được ghi
chép, mô tả và kết hợp với các thông tin thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác
để phân tích, rút ra nhận xét khoa học. (Mẫu phiếu QS ở phụ lục 3)
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi dành cho GVMN nhằm
điều tra thực trạng việc giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thu thập sản phẩm của trẻ thể
hiện ở kết quả thực hiện các bài tập đo.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp GV MN để bổ sung thêm thông tin
về thực trạng giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT và khẳng định thêm kết
quả nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm
tra mức độ phù hợp, độ tin cậy và tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNQS cho

4


trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT đã xây dựng nhằm rút ra những định hướng sư phạm cải
thiện KNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
7.2.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để lấy ý kiến của chuyên gia về phương
pháp và kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu: Sử dụng thống kê tốn học để xử lí số
liệu thu được từ khảo sát thực trạng và kết quả thực nghiệm sư phạm, với sự trợ giúp
của phần mềm SPSS, phần mềm Microsoft Excel để xử lí kết quả nghiên cứu.

8. Những luận điểm cần bảo vệ
8.1. KNQS là một trong những kỹ năng rất cần thiết để phát triển nhận thức của
trẻ MN. TCHT là phương tiện có nhiều ưu thế để giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi.
TCHT sẽ tạo ra môi trường giáo dục với những điều kiện thuận lợi để kích thích trẻ MG
5-6 tuổi trải nghiệm, thực hành, tập luyện KNQS.
8.2. Thực trạng giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT của GV và mức
độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi cịn có những hạn chế nhất định. Nhiều GV
cịn khó khăn khi sử dụng TCHT nhằm giáo dục KNQS cho trẻ. Trẻ đã có biểu hiện
KNQS nhưng chủ yếu ở mức độ TB, thấp và rất thấp.
8.3. Các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT của GV theo
hướng chuẩn bị tốt các điều kiện giáo dục KNQS và tác động vào quá trình giáo dục
KNQS để trẻ trải nghiệm, thực hành, tập luyện và tham gia nhận xét, đánh giá KNQS
thì KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ được nâng cao.
9. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về giáo dục KNQS cho trẻ
MG 5-6 tuổi qua TCHT ở trường MN, như: khái niệm về giáo dục KNQS cho trẻ; vai
trò của TCHT đối với việc giáo dục KNQS cho trẻ; đặc điểm KNQS của trẻ; cấu trúc và
biểu hiện KNQS; quá trình giáo dục KNQS cho trẻ qua TCHT…
- Về thực tiễn :
+ Phát hiện được một số vấn đề của thực trạng giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6
tuổi qua TCHT ở một số trường MN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Đề xuất được 3 nhóm biện pháp với 07 biện pháp cụ thể nhằm giáo dục KNQS cho trẻ
MG 5-6 tuổi qua TCHT có tính khả thi và có hiệu quả, góp phần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
+ Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo về giáo dục
KNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dành cho các cán bộ nghiên cứu về GDMN; dành cho
cho giảng viên sư phạm ngành GDMN; cán bộ quản lý và GVMN và phụ huynh trẻ.
10. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình khoa học liên quan tới luận
án đã được tác giả công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi


5


qua trò chơi học tập.
Chương 2. Thực trạng giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò
chơi học tập.
Chương 3. Biện pháp giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò
chơi học tập.
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm các biện pháp giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi học tập.

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng quan sát và giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
1.1.1.1. Nghiên cứu về vai trò của quan sát và kỹ năng quan sát trong hoạt động
nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về vai trò của QS
và KNQS. Đại diện có các tác giả như: Herraclit, K.Đ. Usinski, Grant Evans, I.A.
Komenxki, A.A. Liu Blinxkaia, V.X. Mukhina, X.L. Rubinstein, M.N. Skatkin, M.A.
Đanilôp, P.B. Exipốp, B.M. Cheplov, Jean Piaget, Maria Montessori, Glenn Doman,
Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Cơng Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Văn Tường,… Họ
đã nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải hình thành và phát triển KNQS cho
trẻ.
- Theo quan điểm triết học, QS và tư duy là hai yếu tố giúp con người hiểu biết và

nhận thức thế giới. Các tác giả Herraclit, V.I. Lênin [5] cho rằng, quan sát là khả năng
quan sát và nhận thức về thế giới xung quanh mình. Nó địi hỏi sự tập trung và chú ý để
thu thập thông tin từ các giác quan và trải nghiệm. Óc quan sát giúp con người nhận biết
các sự thay đổi, quy luật và mối liên hệ giữa các yếu tố trong thế giới. Các nhà triết học
duy vật đều cho rằng cảm giác là quá trình các đối tượng được các giác quan tiếp nhận
và chuyển vào bộ não, là giai đoạn đầu tiên trong quá trình nhận thức thế giới của con
người đều bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Theo V.I. Lênin, một đứa trẻ sinh ra sẽ không
thành người nếu như khơng có các giác quan. QS cần thiết để con người có thể tiếp thu
kiến thức, nắm bắt được các quy tắc tồn tại trong thế giới và xây dựng hiểu biết cá nhân.
QS là công cụ cơ bản trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích những vấn đề triết
học và khoa học. Tuy nhiên, các quan điểm triết học mới chỉ đưa ra một cái nhìn tổng
quát về vai trò QS trong việc nhận thức thế giới.
- Theo quan điểm tâm lý học: một trong những thành phần không thể thiếu trong
hoạt động nhận thức của trẻ là KNQS. Các tác giả đại diện cho quan điểm này như: J.
Piaget [6]; Fatchul Fauzi, Muhammad Nur Wangid, Zuhdan Kun Prasetyo [7]; Jean
Billman & Janice Sherman [8]; Jane Susan Johnston [1], Johnston, J [9], Macro, C., &
McFall, D [10]; Nguyễn Thị Xn [11], [Ngơ Cơng Hồn [12]; Nguyễn Đức Sơn [13];
Nguyễn Văn Tường [14]…Họ cho rằng, QS là q trình thu thập thơng tin từ mơi trường
bên ngồi thơng qua các giác quan và chú ý. QS có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng tri thức, hiểu biết và nhận thức của con người về thế giới. QS giúp cong người thu
thập thông tin, ghi nhận sự thay đổi, xác định mối quan hệ giữa các yếu tố và tạo ra các
khái niệm và ý tưởng mới. Theo J. Piaget cho rằng [6], “Trí tuệ là một hình thái nhất
định của sự cân bằng, mà mọi cấu trúc được hình thành trên cơ sở tri giác, kỹ xảo và cơ

7


chế cảm giác – vận động đơn giản đều hướng vào hình thái đó”. Ơng cho rằng sự phối
hợp hoạt động của mắt, tay cùng các giác quan khác sẽ giúp cho quá trình QS đối tượng
diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả và trọn vẹn nhất.

Nhóm tác giả Fatchul Fauzi, Muhammad Nur Wangid, Zuhdan Kun Prasetyo [7],
khẳng định KNQS là một trong những KN nền tảng của hoạt động nhận thức, là điều kiện
cơ bản để các kỹ năng khác được hình thành và phát triển. Đồng với quan điểm này có các
tác giả Jane Susan Johnston [1], Johnston, J [9], Macro, C., & McFall, D [10] cũng cho
rằng, QS là kỹ năng ban đầu quan trọng trong những năm đầu đời và là thành phần quan
trọng trong các kỹ năng khoa học khác. QS hỗ trợ trẻ nhớ lại được các chi tiết của đối tượng,
của cuộc “điều tra”, QS hỗ trợ trẻ có thể giải quyết vấn đề trong các hoạt động học tập và
trong cuộc sống hằng ngày. Cũng theo một số tác giả như Jean Billman & Janice Sherman
[8], Jane Susan Johnston [1] cho rằng để nhận thức một sự vật hiện tượng nào đó đầy đủ và
chi tiết thì đứa trẻ cần phải tích cực QS. Với trẻ 5-6 tuổi, KNQS được hình thành và rèn
luyện nhiều nhất khi tham gia TC, chính môi trường chơi là phương tiện hữu hiệu để các
phẩm chất của QS được phát triển.
Theo Nguyễn Thị Xuân [11] cho rằng, muốn tư duy phát triển thì QS cũng phải
phát triển, giác quan là tiền đề là phương tiện quan trọng cho việc giáo dục nhận thức
cho trẻ. Tác giả Ngơ Cơng Hồn [12] cho rằng, “năng khiếu bắt nguồn từ tư chất, bộc
lộ qua cảm giác, qua năng lực QS”. Cảm giác của mỗi người không giống nhau, cách
QS, khám phá và tiếp nhận thông tin từ sự vật hiện tượng cũng không giống nhau nên
kinh nghiệm cá nhân, nhận thức cá nhân và năng lực QS của mỗi cá nhân là không giống
nhau. Tác giả Nguyễn Đức Sơn [13] cho rằng, con đường để trẻ học tập và nhận thức
thế giời chính là QS, tri giác đóng vai trò chủ đạo và chi phối các chức năng nhận thức
khác nhau. Để tri giác của trẻ phát triển thực sự thành KNQS không chỉ là sự nhạy cảm
của các giác quan mà chủ yếu là thông qua môi trường có thuận lợi hay khơng và đặc
biệt là trẻ có được cung cấp cách thức và được luyện tập QS khoa học hay không?. Như
vậy, GVMN một mặt cung cấp đầy đủ hình ảnh tri giác các đối tượng, sự vật hiện tượng
cho trẻ, mặt khác hướng dẫn, định hướng cách thức QS phù hợp nhằm hình thành và
phát triển KNQS cho tất cả các trẻ. Tác giả Nguyễn Văn Tường [14] xem giác quan là
cửa ngõ để tiếp nhận thơng tin từ bên ngồi, nếu các giác quan bị tổn thương, khiếm
khuyết thì thơng tin tiếp nhận sẽ thiếu chính xác, dẫn đến các phản ứng khơng kịp thời
và ảnh hưởng đến cơ thể. Như vậy, trong tâm lý học, QS có vai trị quan trọng và được
xem là một yếu tố rất cốt lõi trong quá trình nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ

- Theo quan điểm giáo dục: KNQS là cách thức giúp trẻ tiếp nhận thông tin và
phát triển nhận thức. Nhiều tác giả như: Maria Montessori [15],[16]; Jane Susan
Johnston [1]; Glenn Doman [17],[18],[19]; Nguyễn Công Khanh [20]; Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh [21]… Các tác giả quan niệm, QS cho phép trẻ trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng
qua các giác quan, giúp trẻ hình thành kiến thức một cách chính xác và trọn vẹn về đối
tượng được QS. Maria Montessori nhận định [15],[16], giáo dục nào bất kỳ cũng đều

8


bắt nguồn từ giác quan, phát triển giác quan cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất của
giáo dục. Trẻ dễ dàng thu nhận những kiến thức của nhân loại, phát triển ngôn ngữ, phát
triển tư duy khi giác quan của trẻ được rèn luyện và phát triển. Trong “giai đoạn vàng”
này, nếu trẻ càng QS nhiều, càng được nhận nhiều kích thích lên não bộ thì càng phát
triển, từ đó đứa trẻ ngày càng tích cực, nhạy bén, chủ động và phát triển toàn diện về
nhân cách.
Tác giả Jane Susan Johnston [1] cho rằng, QS chính là cách học hỏi thế giới xung
quanh hữu hiệu nhất; là kỹ năng cơ bản quan trọng trong những năm đầu đời; là hành
trang ban đầu cho việc học tập của trẻ nói chung và con người nói riêng vì nó là một
phần tích hợp của các bước trong phương pháp khoa học nên việc quan sát là cần thiết
để một người có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Tác giả khẳng định, nếu khơng
giáo dục KNQS, KN tư duy bằng hình ảnh thì chúng ta sẽ bị giới hạn và khơng thể sử
dụng hết tiềm năng của 75% nơ-ron trong não được sử dụng cho quá trình tư duy bằng
hình ảnh. Theo Glenn Doman [17],[18],[19] não trẻ giống như một miếng bọt biển.
Chúng ta đưa vào bao nhiêu, nó thấm hút bấy nhiêu…cũng giống như cơ bắp, não người
lớn lên khi được sử dụng. Theo ông, khi trẻ càng được tiếp nhận thông tin bao nhiêu,
càng được tiếp xúc đa giác quan với mọi đối tượng xung quanh thì trí thơng minh của
trẻ càng tăng lên bấy nhiêu. Thông tin mà trẻ có được thơng qua các giác quan: nghe,
nhìn, nếm, ngửi, sờ. GV cần kích thích, tập luyện thường xuyên các giác quan với cường
độ, tần suất và thời gian tăng dần nhằm giúp trẻ phát triển KNQS.

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh [20] cho rằng, nhà giáo dục cần cho trẻ trải
nghiệm các giác quan trong qua TC, qua các câu hỏi gợi ý, qua các tình huống nhằm
hướng sự QS của trẻ đến đối tượng, từ đó giúp trẻ phát triển tư duy và nâng cao năng
lực nhận thức. Theo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [21] cho rằng, QS là con đường chủ yếu để
nhận thức thế giới, QS khơng chỉ là nhìn đơn thuần mà là một loại tri giác có mục tiêu
và kế hoạch tương đối lâu dài. KNQS có vai trị quan trọng trong việc giúp trẻ có thể
phán đốn, phân tích chuẩn xác những đặc trưng, bản chất của sự vật hiện tượng. QS là
con đường cơ bản nhất để gợi mở tư duy cho trẻ, cũng là nền tảng của năng lực sáng
tạo”. Rất nhiều phát minh sáng tạo đều bắt nguồn từ việc QS. Do đó, GVMN cần phát
hiện, bồi dưỡng, thực hành thường xuyên KNQS cho trẻ.
Như vậy, các nhà khoa học ở các lĩnh vực đã cho rằng QS và KNQS có vai trị rất
quan trọng và cần thiết đối với hoạt động phát triển nhận thức của trẻ. KNQS được phát
triển trong q trình tham gia các hoạt động nói chung, đặc biệt thông qua hoạt động TC
ở trường MN. TC chính là phương tiện, là mơi trường thuận lợi để luyện tập và phát
triển KNQS cho trẻ. Điều này đã mở ra định hướng quan trọng cho nghiên cứu này và
cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
1.1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Các tác giả như: Jean Billman & Janice Sherman [8], Catherine Eberbach & Kevin

9


Crowley [22], Deb Ahola & Bbbe Kovacik [23], Eberbach, C., and K. Crowley [24],
Fatchul Fauzi, Muhammad Nur Wangid, Zuhdan Kun Prasetyo [7], Gronlund G. &
James. M [25], Jane Susan Johnston [1], Kevin Crowley and Catherine Eberbach [26],
Lesley Friend & Kathy A. Mills [27], Ahtee, M., Liisa, S., Juuti, K., Lampiselka, J., &
Lavonen, J. [29].. cho rằng, KNQS là sự phối hợp của các giác quan với các thành phần
tâm lý: chú ý; ghi nhớ; cảm xúc ngôn ngữ; tư duy…cùng kinh nghiệm tri giác vốn có
của trẻ. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng môi trường xung quanh trẻ luôn tồn tại các

sự vật hiện tượng với các dấu hiệu khác nhau. Trẻ tri giác chúng không chỉ bằng mắt mà
cịn bằng tất cả các giác gian: mắt nhìn; tay sờ; lưỡi nếm; tai nghe; mũi ngửi…Các giai
đoạn phát triển của QS phản ánh những mức độ phát triển trí tuệ của trẻ. Điểm khác
nhau cơ bản giữa QS và tri giác thơng thường, QS địi hỏi sự chú ý tập trung, tích cực
và khi QS bao giờ cũng có mục tiêu, nhiệm vụ nhất định, cịn tri giác thơng thường
khơng phải lúc nào cũng có được những điều trên [7],[29]. Trẻ thực hiện QS bằng các
hành động như dùng mắt để nhìn; dùng tay để sờ; dùng lưỡi để nếm; dùng tai để nghe;
dùng mũi để ngửi. Tuy nhiên, những QS của trẻ cịn mang tính hình thức, trẻ chủ yếu
QS các thuộc tính, các đặc điểm bên ngoài của đối tượng. Trẻ càng lớn sẽ bắt đầu tập
trung vào các QS của mình, biết chọn lọc, loại bỏ những chi tiết, những đối tượng không
liên quan, không quan trọng trong yêu cầu, nhiệm vụ QS đề ra.
Theo Jane Susan Johnston [1], Kevin Crowley and Catherine Eberbach [26], QS
là một hoạt động tâm lý phức tạp, trong đó tri giác, tư duy và ngôn ngữ liên kết lại trong
một hành động trí tuệ thống nhất và tồn vẹn. QS khơng chỉ dừng lại ở nhận thức cảm
tính mà thành phần chính của QS là các q trình nhận thức lý tính. Theo mức độ định
hướng của hoạt động, tri giác được phân chia thành tri giác không chủ đích và tri giác
có chủ đích, trong q trình nhận thức thế giới xung quanh, sự tri giác có chủ đích chính
là QS. QS ln có mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch cụ thể dưới một hình thức nào đó.
Q trình QS ln tách các thuộc tính và phẩm chất chủ yếu nhất, bản chất nhất của đối
tượng. Trong QS bao giờ cũng có yếu tố nghiên cứu và tìm hiểu sự vật. Mỗi lần QS
người ta lại muốn tìm ra một sự thay đổi, mới lạ và khác biệt giữa các đối tượng, điều
này làm cho QS trở thành q trình khám phá, đóng vai trị chủ đạo trong quá trình nhận
thức của con người về các đối tượng, sự vật xung quanh.
Lesley Friend & Kathy A. Mills [27] cho rằng kiến thức mà con người có được
chủ yếu thông qua QS, QS hoạt động đồng bộ trong sự liên hợp các giác quan để giao
tiếp và nhận thức thế giới, với sự hỗ trợ chủ đạo của thị giác, các chức năng vận động
cảm giác khác và các đối tượng vật chất. Các tác giả Gronlund G. & James. M. [25],
Jean Billman & Janice Sherman [8] cho rằng, KNQS được hình thành và phát triển dựa
trên hoạt động tích cực của các giác quan, đặc biệt là mắt và tay. Ngoài ra họ cũng cho
rằng, kinh nghiệm cũ giúp hỗ trợ bản thân tri giác chính xác những đặc điểm của đối

tượng khi QS. Như vậy, các tác giả trên đã nêu ra được mối liên hệ, các thành phần cơ
bản tác động trực tiếp đến việc phát triển KNQS của trẻ.

10


Một số tác giả như Johnston, J [9]; Duschl [29] nhận định, các quan sát trực quan
đã được thay thế bằng “các quan sát dựa trên lý thuyết và công cụ cũng như sự phát triển
của các giải thích khoa học”. Ở trẻ nhỏ hơn, việc QS thường ít suy luận hơn so với trẻ
lớn hơn. Trẻ MG 5-6 tuổi bắt đầu quan sát cá nhân nhiều hơn và trong thời gian dài hơn,
đối tượng QS được chuyển từ quan sát rộng sang QS cụ thể hơn. Trẻ ở độ tuổi này nhanh
chóng bỏ qua những nhận xét, những cảm xúc, những cảm xúc của bản thân để QS kỹ
đối tượng hơn, giúp trẻ có nhiều cơ hội để diễn giải, để tìm kiếm những điểm tương
đồng và khác biệt giữa các đối tượng QS. Bên cạnh đó, trẻ 5-6 tuổi đã biết sử dụng kinh
nghiệm của mình vào việc QS, giúp chúng giải thích, đánh giá và sau đó diễn đạt các kết
quả QS của mình. Vì vậy, trẻ độ tuổi này đã chuyển từ các giả thuyết đơn giản sang phức
tạp và tinh vi hơn và từ giải thích các QS của chúng sang diễn giải phức tạp hơn. Tuy
nhiên, khơng phải vì thế mà những diễn giải của trẻ em chính xác hơn về mặt khoa học.
Trẻ 5-6 tuổi, KNQS đã phát triển hơn trong việc khái quát hóa, lựa chọn cách thức
QS phù hợp; thành thạo với từng đối tượng. Trẻ không chỉ dùng mắt để QS mà còn phối
hợp các giác quan khác để khám phá đối tượng. Trẻ không chỉ chú ý đến đặc điểm bên
ngoài mà bắt đầu chú ý đến bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng bắt đầu dùng sơ
đồ hay kí hiệu để mơ tả mối quan giữa các sự vật, hiện tượng. Các tác giả cũng chỉ ra
rằng, trẻ MG 5-6 tuổi đã biết QS theo kinh nghiệm của mình; trẻ đã biết vận dụng những
quan hệ giữa các đối tượng và hành động để giải quyết các nhiệm vụ QS. Ngồi việc
khẳng định KNQS có thể bồi dưỡng ngay trong mơi trường giáo dục MN thì nhóm tác
giả Lucia Kohlhauf , Ulrike Rutke, Birgit Neuhaus [30] còn cho biết đặc điểm KNQS
của trẻ như sau: Trẻ từ 4 tuổi trở lên đã có thể tự đặt ra các câu hỏi, có thể suy nghĩ về các
quan điểm khác nhau, đặt ra các giả thuyết và chúng hiểu rằng nhiều giả thuyết khác nhau có
thể kiểm chứng bằng QS. Để có thể bồi dưỡng năng lực này cho từng cá nhân phát triển phù

hợp, trước hết cần đánh giá năng lực của từng trẻ.
KNQS của trẻ được phát triển thông qua thực hành, qua trải nghiệm và tương tác
một cách tích cực và có chủ đích với các đối tượng. Tác giả Tony Buzan [31] đã cũng
đã chứng minh rằng, bộ não con người không già đi cùng với tuổi nếu nó được tập luyện,
được kích thích, kích hoạt thường xuyên, bộ não càng được nhận nhiều thơng tin bao
nhiêu, càng được kích hoạt nhiều bao nhiêu thì càng có thêm nhiều kết nối tế bào thần
kinh bấy nhiêu, các đường liên kết xuất hiện càng dày đặt bao nhiêu, nếp gấp càng nhiều,
bộ não càng trở nên trẻ hóa bấy nhiêu. Tổ chức mạng lưới khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương ARNEC [32] cho rằng, trẻ em cần được chăm sóc, tương tác và kích thích phát
triển một cách tồn diện từ trước khi được sinh ra cho tới những năm đầu đời để có thể
lớn lên và phát triển hết tiềm năng của mình. Thơng qua tương tác, kích thích và tăng
cường thực hành trải nghiệm sẽ giúp các giác quan của trẻ được bộc lộ và phát triển
phạm vi đối tượng QS. Việc được tương tác và kích thích một cách có chủ đích sẽ giúp
trẻ hình thành và giáo dục KNQS.

11


Các tác giả: Nguyễn Võ Kỳ Anh [33], Ngô Công Hồn [12], Nguyễn Cơng Khanh [20],
Hồng Thị Phương [34], Nguyễn Ánh Tuyết [35], Nguyễn Quang Uẩn [36], Nguyễn Thị
Xuân [11], Trần Thị Tố Oanh [37], Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [21] …cho thấy KNQS của trẻ
MG 5-6 tuổi luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển tư duy của trẻ. Ở trẻ 5-6 tuổi, nhu
cầu khám phá, nhu cầu ham hiểu biết về các đối tượng luôn được thôi thúc và phát triển. Qua
QS trẻ đã biết dự kiến trước mục đích, kết quả QS và ở một mức độ nào đó trẻ đã biết lập kế
hoạch QS của mình. Tuy nhiên, do vốn kinh nghiệm cịn hạn chế nên những QS của trẻ MG
cịn mang tính hình thức, trẻ chủ yếu QS về các thuộc tính, các mối quan hệ có tính bề ngồi
của đối tượng.
Như vậy, mặc dù trong bối cảnh và điều kiện khác nhau, song các nghiên cứu nêu
trên đã chỉ ra rằng trẻ MG 5-6 tuổi đã có KNQS và được biểu hiện rõ rệt. Trẻ MG 5-6
tuổi đã biết phối hợp các giác quan để khám phá QS đối tượng; dùng ngôn ngữ để miêu

tả, diễn đạt kết quả QS; đối tượng QS; phạm vi QS chuyển từ rộng; phân tán sang tập
trung và chi tiết hơn; mức độ chú ý; thời gian quan sát đối tượng tỉ mĩ và kéo dài hơn
các tuổi trước đó. Theo đó, cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra các biện
pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi một cách phù hợp là rất cần thiết.
1.1.1.3. Nghiên cứu về phương thức giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi
- Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, đa dạng hỗ trợ và khuyến khích trẻ
thể hiện và luyện tập KNQS. Các tác giả Fatchul Fauzi, Muhammad Nur Wangid ,
Zuhdan Kun Prasetyo [7] đã tiến hành nghiên cứu và sử dụng sách kể chuyện bằng hình
ảnh với phương pháp tiếp cận khoa học thông qua học tập dựa trên dự án để giáo dục
KNQS cho trẻ. Cách tiếp cận khoa học trong tập truyện được lồng ghép trong hình thức
kể chuyện và hình ảnh. Tiếp cận theo bước 5 M: quan sát, hỏi, thu thập thông tin, suy
luận và giao tiếp. Kết quả đã khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả và những tác động
đáng kể của việc sử dụng sách truyện tranh nhằm phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ.
Nhóm Špela Klofutar , Janez Jerman & Gregor Torkar [38] cho rằng, để giáo dục KNQS
cho trẻ cần thông qua hoạt động trải nghiệm trực tiếp và gián tiếp. Nghiên cứu đã khẳng
định KNQS không chỉ được phát triển thông qua trải nghiệm trực tiếp (thiên nhiên, sinh
vật trong rừng) mà cịn thơng qua các trải nghiệm gián tiếp như: video; sách; phim tài
liệu; trò chơi; TCHT; trị chơi cơng nghệ…
- Sử dụng đồ dùng đồ chơi như một phương thức giáo dục KNQS cho trẻ mẫu giáo.
Các tác giả Weisberg, DS, K. Hirsh Pasek và RM. Golinkoff quan niệm rằng [90], kiến
thức của trẻ được hình thành và phát triển thông qua việc tiếp xúc với đồ vật và hoạt động
thực tiễn. Chính trong q trình hoạt động với đồ vật mà kiến thức của trẻ được hình thành
và phát triển tốt nhất. Ơng cho rằng, kiến thức của trẻ được hình thành bằng cách tiếp xúc
với đồ vật và bằng hoạt động thực tiễn. Với quan niệm của nhóm tác giả, cho thấy việc
cho trẻ được hoạt động và tiếp xúc với mơi trường nói chung và đồ dùng đồ chơi nói riêng
có ý nghĩa hết sức quan trong hoạt động nhận thức cũng như trong việc giáo dục KNQS

12



cho trẻ. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục KNQS cho trẻ
chính là mơi trường hoạt động; chính là đồ dùng đồ chơi mà trẻ trải nghiệm và thao tác.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [21] với luận án: “Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức
hoạt động chắp ghép nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi” cũng đề xuất các biện
pháp nhằm phát triển KNQS thông qua hoạt động chắp ghép. Cụ thể: xây dựng môi
trường hoạt động bằng các vật liệu thiên nhiên; kích thích hứng thú, nhu cầu QS bằng
việc cho trẻ tìm hiểu vật liệu thiên nhiên phù hợp với mục đích hoạt động; hướng dẫn
trẻ các bước QS và trải nghiệm các phương thức QS khác nhau; tập cho trẻ biết đánh
giá hiệu quả hình thành KNQS.
- QS trực tiếp các đối tượng bằng mọi giác quan. Komenxki - Nhà giáo dục lỗi lạc
của Tiệp Khắc trước đây cho rằng [40], cần phải hướng dẫn trẻ duy động toàn bộ giác
quan để QS vật thật tất cả những gì có thể, chỉ trong trường hợp khơng thể mới cho trẻ
QS bằng tranh ảnh hay mơ hình… có như vậy thì hiểu biết của trẻ mới sâu sắc, mới trọn
vẹn và đầy đủ về thế giới xung quanh. Theo Gronlund G. & James. M [25], đối với trẻ
em từ 3-6 tuổi thì việc nâng cao năng lực của các giác quan có ảnh hưởng quan trọng và
lâu dài đối với sự hình thành tính cách của trẻ. Tác giả đề cao việc sử dụng phương pháp
trực quan khi giáo dục KNQS của trẻ. Trẻ em dùng giác quan để nhận biết QS thế giới
xung quanh trong đó chủ đạo nhất là mắt và đôi bàn tay dùng để tiếp xúc với các giáo
cụ học liệu, từ đó giúp trẻ phát triển KNQS tốt hơn.
- Phương thức thực hành, trải nghiệm và trò chơi để giáo dục KNQS cho trẻ. Các
tác giả Glenn Doman, Jenet Doman, Susan Aisen cũng khẳng định [17]: “Mỗi đứa trẻ
sinh ra đều có tính tị mò mãnh liệt khiến trẻ say mê mọi thứ xung quanh mình. Các nhà
giáo dục hãy cho trẻ trải nghiệm những phút giây đầy hứng khởi, sáng tạo, đam mê, cho
trẻ được khám phá thế giới bằng tất cả các giác quan một cách có chủ đính – đó chính
là động lực thúc đẩy trẻ trong suốt cuộc đời”. Theo họ thế giới quan xung quanh trong
việc phát triển và tập luyện KNQS cho trẻ có vai trị hết sức quan trọng. Deb Ahola &
Bbbe Kovacik cho rằng [23], trẻ em suy nghĩ bằng hình ảnh, bộ óc của trẻ chỉ có thể
hoạt động bình thường với điều kiện đối tượng được tri giác có thể nhìn được, nghe
được, sờ mó được. Sự chuyển ý nghĩ – là bản chất của tư duy – chỉ có thể xảy ra khi

trước mắt trẻ là một hình ảnh trực quan, thực tại hoặc là một hình ảnh được xây dựng
bằng ngơn ngữ rõ nét đến mức dường như trẻ thực sự nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy
điều người ta đang kể với trẻ.
Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng [20], trẻ thường xuyên đặt những câu hỏi về
các chủ đề liên quan đến màu sắc, đó là biểu hiện cho thấy bé đang muốn học thông qua
QS. Với tác giả Nguyễn Võ Kỳ Anh [33], đối với trẻ 3-6 tuổi cần kích thích sử dụng giác
quan và kích thích sự khám phá, thử nghiệm của trẻ. Thử - sai và làm lại là cách trẻ được
khuyến khích trong suốt hành trình khám phá. Trẻ trưởng thành từ các hoạt động trải
nghiệm phù hợp với trình độ phát triển của trẻ, sự quan tâm và hứng thú của trẻ.
Tóm lại, các nghiên cứu ở trên đã chỉ ra được một số biện pháp để giáo dục KNQS

13


×