Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn pemco của công ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.88 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP
KHẨU MẶT HÀNG DẦU NHỜN PEMCO
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
THƯƠNG MẠI HÓA DẦU VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG
Lớp: K54EK2
Mã sinh viên: 18D260097

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn Pemco của Công ty cổ phần đầu tư và
thương mại hóa dầu Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, khơng
sao chép của ai, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Thùy Dương. Tất cả
các nguồn tài liệu tham khảo đều được trích dẫn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2022


Người cam đoan

Nguyễn Hoàng Phương

2


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành bài khóa luận, em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cơ, bạn bè và công ty thực
tập. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn nhà trường, quý thầy cô giảng viên
khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã giúp em có kiến thức nền tảng về
chun ngành để em có cái nhìn sâu hơn về kiến thức chuyên môn. Đặc biệt
em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dương đã tận
tình giúp đỡ và cho em những lời khun q báu để hồn thiện bài khóa luận
này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp
trong Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam đã tạo điều
kiện cho em trong thời gian qua, chia sẻ cho em các kiến thức, giúp em có
những trải nghiệm thực tế về chuyên ngành mà bản thân đang theo học.
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên bài khóa
luận khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của thầy cơ để bài khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Phương

3



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 3
MỤC LỤC ................................................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .......................................................... 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 9
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................9

1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 10

1.3.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 12

1.4.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 13

1.5.

Phạm vị nghiên cứu.............................................................................................. 13

1.6.


Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14

1.7.

Kết cấu của khóa luận .......................................................................................... 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU.... 15
2.1.

Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu........................................................................ 15

2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.

2.2.

Khái niệm về nhập khẩu ...................................................................................................15
Đặc điểm của nhập khẩu ..................................................................................................15
Vai trị của nhập khẩu ......................................................................................................16
Các hình thức nhập khẩu .................................................................................................17

Cơ sở lý luận về hiệu quả nhập khẩu.................................................................... 19

2.2.1.
Khái niệm về hiệu quả nhập khẩu ...................................................................................19
2.2.2.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu ......................................................................20
2.2.2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu ......................................................................................20

2.2.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu ..........................................................................20
a. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .......................................................................20
b. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí .............................................................................21
2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn .....................................................................................21
a. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định ............................................................................21
b. Chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động .........................................................................................21
c.
Số vòng quay của vốn lưu động ........................................................................................22
d. Số vòng quay của tồn bộ vốn nhập khẩu .......................................................................22
e.
Thời gian một vịng quay vốn lưu động nhập khẩu .......................................................23
2.2.2.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động .............................................................................23
a. Chỉ tiêu mức sinh lợi của một lao động tham gia hoạt động nhập khẩu ......................23
b. Chỉ tiêu doanh thu bình quân của một lao động tham gia hoạt động nhập khẩu .......23
2.2.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu .............................................................24

4


2.3.

Phân định nội dung nghiên cứu ............................................................................ 26

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DẦU NHỜN
PEMCO CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HĨA DẦU VIỆT
NAM ........................................................................................................................ 28
3.1.

Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam ......... 28


3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.
3.1.5.

Khái quát quá trình hình thành và phát triển ................................................................28
Lĩnh vực kinh doanh .........................................................................................................30
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ..........................................................................30
Nguồn nhân lực của cơng ty .............................................................................................32
Tình hình tài chính của cơng ty........................................................................................33

3.2. Khái qt hoạt động kinh doanh và nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Thương mại Hóa dầu Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021 .................................................... 34
3.2.1.
Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt
Nam
34
3.2.2.
Hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt
Nam
37
a. Kim ngạch nhập khẩu ...............................................................................................................37
b. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu...............................................................................................38

3.3. Thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn PEMCO của Cơng ty Cổ
phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam ............................................................. 41
3.3.1.
3.3.2.

3.3.3.
3.3.4.

Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu...........................................................................................42
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu ..............................................................................43
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu ......................................................50
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động .................................................................................54

3.4. Đánh giá hiệu quả nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn PEMCO của Công ty Cổ phần
Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam ...................................................................... 58
3.4.1.
3.4.2.

Một số kết quả đạt được ...................................................................................................58
Tồn tại và nguyên nhân ....................................................................................................60

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DẦU NHỜ PEMCO CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HÓA DẦU VIỆT NAM ................................... 63
4.1. Định hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn PEMCO của Cơng
ty Cổ phần Đầu tư và thương mại Hóa dầu Việt Nam giai đoạn 2022 – 2024. ................. 63
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn PEMCO của
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam .......................................... 67
4.3.

Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước ................................................................ 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 75

5



DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1

Bảng 3.1: Nhân lực lao động của Công ty cổ phần và đầu tư thương
mại hóa dầu Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

2

Bảng 3.2: Tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần đầu tư và thương
mại hóa dầu Việt Nam

3

Bảng 3.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

4

Bảng 3.4: Bảng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Thương mại Hóa dầu Việt Nam

5

Bảng 3.5: Bảng kim ngạch nhập khẩu theo từng loại sản phẩm của

Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

6

Bảng 3.6: Bảng chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu của Công ty Cổ phần
Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

7

Bảng 3.7: Bảng tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

8

Bảng 3.8: Bảng tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí nhập khẩu
của Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

9

Bảng 3.9: Bảng tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên tổng vốn nhập khẩu
của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

10

Bảng 3.10: Bảng hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho hoạt động nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

11

Bảng 3.11: Bảng hiệu quả sử dụng lao động cho hoạt động nhập khẩu

của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

6


DANH MỤC BIỂU SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
1

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại
hóa dầu Việt Nam

2

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu của Công ty Cổ
phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

3

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

4

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí nhập
khẩu của Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

5

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên tổng vốn nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam


6

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể hiện số vòng quay của vốn lưu động trong
một năm của Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt
Nam

7

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ thể hiện số ngày trên một vịng quay của vốn lưu
động của Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

8

Biểu đồ 3.7: Biểu đồ thể hiện doanh thu nhập khẩu bình qn của một
lao động của Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt
Nam

9

Biểu đồ 3.8: Biểu đồ thể mức sinh lời trên một lao động của Công ty
Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt


Diễn giải

SL

Số lượng

CC

Tỷ lệ

ĐH

Đại học



Cao đẳng

TC

Trung cấp

CB

Car Brite

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


Công ty
VNPETRO

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt
Nam

L/C

Letter of Credit – Tín dụng chứng từ

VND

Việt Nam đồng

USD

Đơ la Mỹ

CIF

Cost – Insurace - Freight

FOB

Free On Board

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế toàn cầu. Mọi quốc

gia trên thế giới đều mở cửa hội nhập toàn cầu nhằm hướng tới sự phát triển
của đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia phát huy lợi thế so
sánh, chun mơn hóa sản xuất, tiếp cận với cơng nghệ tiên tiến, giao lưu văn
hóa tồn cầu, thúc đẩy đất nước ngày càng phát triển. Cùng với đó giao
thương, thương mại quốc tế tạo ra nguồn cung ngoại tệ rất lớn cho quốc gia.
Việc nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu hàng hóa trở thành một chiến được
quan trọng đối với nhà nước hay mỗi doanh nghiệp.
Tính cả năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước
đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, tương ứng tăng 123,23 tỷ
USD. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19%,
tương ứng tăng 53,68 tỷ USD và nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%,
tương ứng tăng 69,54 tỷ USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tập trung vào các
nhóm hàng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Có thể thấy hoạt
động nhập khẩu rất quan trọng, nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy
tiêu dung, tăng sự đa dạng hàng hóa tiêu thụ trong nước. Nhập khẩu giải quyết
những nhu cầu đặc biệt như là những hàng hóa hiện đại mà quốc gia khơng
thể tự sản xuất được. Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường
trong và ngoài nước khác nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác
quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chun mơn
hóa.
Trên khắp thế giới, dầu khí nói chung và Dầu Cơng nghiệp nói riêng
được sử dụng ở mọi lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất cho tới tiêu dùng. Việt
Nam được cho là thị trường tiềm năng đối với sản phẩm hóa dầu bởi số lượng
9



phương tiện giao thông đang được lưu hành, điểm bán xăng dầu, gara sửa xe,
…là rất lớn. VNPETRO đã nắm bắt được cơ hội này và trở thành nhà phân
phối ủy quyền tại Việt Nam của hai thương hiệu lớn là dầu nhờn PEMCO từ
Đức và dầu nhờn Wolf từ Bỉ. Công ty cung cấp cho thị trường nội địa Việt
Nam các sản phẩm hóa dầu chất lượng cao mà vẫn giữ mức giá cả hợp lý.
Trong giai đoạn 2019 – 2021, dịch bệnh Covid – 19 đã gây ảnh hưởng nặng
nề đến nền kinh tế toàn cầu, mặc dù đạt mức tăng trưởng dương nhưng lợi
nhuận mà công ty thu về cũng chỉ ở mức ổn định. Trong khi đó doanh thu đạt
được đối với mặt hàng dầu nhờn giam dần theo các năm, chiếm tỷ trọng thấp
trong tổng doanh thu của cả công ty. Vấn đề được đặt ra là cơng ty phải có
chiến lược giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dầu
nhờn hơn nữa. Từ đó có thể đưa VNPETRO lên một tầm cao mới, phát triển
hơn, lớn mạnh hơn. Vì vậy trên cơ sở nghiên cứu khả năng nhập khẩu dầu
nhờn của Cơng ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu Việt Nam, em đã
chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu dầu nhờn Pemco của
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu Việt Nam” để nghiên cứu trong
khóa luận của mình.
1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng

đang được các doanh nghiệp đặt rất nhiều sự quan tâm. Hoạt động nhập khẩu
đạt hiểu quả cao giúp công việc kinh doanh của cơng ty phát triển rõ rệt. Chính
vì vậy mà đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu” trở nên rất được quan tâm
đối với các sinh làm khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc
tế Trường Đại học Thương Mại. Một số cơng trình nghiên cứu có thể kể đến
là:


10


Đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép cuộn từ thị
trường Trung Quốc của công ty Cổ phần ống thép Việt Đức”, tác giả Nguyễn
Thị Hương, khóa luận năm 2017, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường
Đại học Thương Mại. Trong bài luận, tác giả đã chỉ ra những tồn tại trong quy
trình nhập khẩu mặt hàng thép cuộn từ thị trường Trung Quốc, qua đó đưa ra
những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty. Tuy
nhiên bài viết không phân tích thực trạng hiệu quả nhập khẩu của cơng ty qua
các chỉ tiêu, mà đi theo hướng phân tích thực trạng quy trình nhập khẩu và
hồn thiện các bước trong quy trình nhập khẩu.
Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng giấy cuộn
của công ty Tân Thành Đồng TNHH trong giai đoạn 2018 – 2020”, tác giả
Dương Thị Vân - Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế năm 2018. Khóa luận
đã đưa ra được những luận điểm rõ ràng, cũng như đánh giá được tình hình
nhập khẩu hàng giấy cuộn của cơng ty, phân tích được sự ảnh hưởng của thị
trường đến mặt hàng và đã đưa ra được giải pháp tối ưu và phù hợp để nâng
cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của công ty.
Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng
máy móc, thiết bị và phụ tùng nông lâm nghiệp từ Trung Quốc của CTCP
Điện máy Hoàng Long” của sinh viên Nguyễn Hữu Tuấn, khoa Kinh tế và
kinh doanh quốc tế, khóa luận năm 2020, trường đại học Thương mại đã chỉ
ra và phân tích sự quan trọng của thị trường nhập khẩu ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn thì cần tập trung phát thì cần tập trung đẩy mạnh về số lượng cũng
như chất lượng hàng nhập khẩu. Từ đó đưa ra định hướng phát triển và các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho công ty.

11



Đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thiết bị gia
dụng của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khống sản Minexport” – Khóa
luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Tiến Cường (2013). Bài nghiên cứu đã
phân tích được thực trạng kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thiết bị gia dụng
thông qua các số liệu thu thập được từ Báo cáo tài chính của Cơng ty và đưa
ra một vài so sánh về tình hình nhập khẩu giữa các mặt hàng thiết bị gia dụng
của Công ty đối với sản phẩm tương tự khác.
Đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập
khẩu dây chuyền sản xuất cửa của công ty Cổ phần thiết bị Địa Việt” của sinh
viên Hoàng Thị Nga, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, năm 2017. Đề tài
tập hợp và khái quát về vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập
khẩu dây chuyền sản xuất cửa của công ty Cổ phần thiết bị Địa Việt. Dựa trên
thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu dây chuyền sản xuất của từ thị trường
Trung Quốc để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu.
Có thế thấy các đề tài đã nêu trên, tùy theo tình hình thực tế của doanh
nghiệp, tùy theo tính chất của từng mặt hàng nhập khẩu mà các nghiên cứu sẽ
đưa ra được những phân tích, đánh giá, giải pháp cụ thể cho từng doanh nghiệp
đó. Đối với mặt hàng dầu nhờn Pemco của Công ty cổ phần đầu tư và thương
mại hóa dầu Việt Nam sẽ có những đánh giá, giải pháp riêng. Vậy nên em đã
chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàng dầu
nhờn Pemco của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu Việt Nam”
để chỉ ra rõ thực trạng nhập khẩu của mặt hàng này tại VNPETRO, từ đó nêu
được những thành tựu, hạn chế và đưa ra giải pháp giúp Công ty có thể nâng
cao được hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
1.3.

Mục đích nghiên cứu

12


Mục đích nghiên cứu chung
Mục đích nghiên cứu chung của đề tài là đưa ra giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn PEMCO của
VNPETRO
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động nhập khẩu và
hiệu quả nhập khẩu.
Phân tích và đánh giá hiệu quả nhập khẩu của công ty, các yếu tố ảnh
hưởng tới hiệu quả nhập khẩu của công ty trong thời gian qua.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả nhập khẩu dầu nhờn PEMCO của Công ty cổ phần đầu tư và thương
mại hóa dầu Việt Nam.
1.4.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn

PEMCO của Cơng ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu Việt Nam giai
đoạn 2019 – 2021.
1.5.

Phạm vị nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng

hiệu quả nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn PEMCO của Công ty cổ phần đầu tư
và thương mại hóa dầu Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả nhập khẩu mặt hàng này.

Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tại
phịng kế tốn và phịng kho vận của Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại
Hóa dầu Việt Nam.
13


Về thời gian nghiên cứu: luận văn này nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu
mặt hàng dầu nhờn PEMCO của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa
dầu Việt Nam trong ba năm 2019, 2020, 2021.
1.6.

Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu

thu thập được từ các Báo cáo tài chính lưu hành nội bộ Cơng ty các năm 2019
– 2021, bao gồm các số liệu về doanh thu bán hàng, lợi nhuận, vốn nhập
khẩu…. Từ các số liệu này bài nghiên cứu có thế phân tích rõ hơn về thực
trạng nhập khẩu của Cơng ty. Ngồi ra thơng tin về thị trường, về tình hình
nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn trong nước còn thu thập được từ các nguồn bên
ngồi như các bài viết có độ tin cậy cao trên Internet, các ấn phẩm tập chí
chuyên ngành liên quan.
Các phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp, để
phản ánh đặc điểm của đối tượng bằng các số liệu tương đối và tuyệt đối.
Phương pháp so sánh: thể hiện sự biến động của số liệu qua các năm,
từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng, những thành cơng và hạn chế cịn tồn tại
và đề xuất những phương hướng giải quyết phù hợp.
1.7.

Kết cấu của khóa luận

Kết cấu của khóa luận được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu

14


Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàng dầu
nhờn PEMCO của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam
trong giai đoạn 2019-2021.
Chương 4: Định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả nhập
khẩu mặt hàng dầu nhờn PEMCO của Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương
mại Hóa dầu Việt Nam.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ
NHẬP KHẨU
2.1.

Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu

2.1.1. Khái niệm về nhập khẩu
Theo Điều 28 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Nhập
khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Theo Lý luận về thương mại quốc tế: “Nhập khẩu là việc quốc gia này
mua hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác là việc nhà sản xuất
nước ngồi cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho người tiêu dùng trong nước.”
Theo định nghĩa của từ điển kinh tế học hiện đại của học viện cơng
nghệ Massachuset thì “Hàng nhập khẩu là hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng
ở một nước nhưng mua ở nước khác”.

Như vậy nhập khẩu tức là việc mua hàng từ quốc gia khác, từ doanh
nghiệp, cơng ty nước ngồi về tiêu thụ trong nội địa hoặc tái xuất nhằm mục
đích lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia.
2.1.2. Đặc điểm của nhập khẩu

15


Nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong
nước. Hoạt động nhập khẩu có những đặc điểm sau:
Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều
ước quốc tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán
Thương mại quốc tế.
Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong
phú: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ
triển lãm.
Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C...
Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển
đổi cao như: USD, bảng Anh...
Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập
khẩu theo điều kiện CIF, FOB...
Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên dịa bàn
rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.
Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ
quản lý, trình độ nghiệp vụ Ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin.
Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng
hoá. Để đề phong rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.
Nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp
tác lâu dài. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế chính trị của các nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.
2.1.3. Vai trò của nhập khẩu


16


Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành ngoại thương. Có thể
hiểu đó là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu
trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi. Nhập khẩu thể hiện sự
phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế
Thế giới.
Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài
nước, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi
thế so sánh của đất nước trên cơ sở chun mơn hóa.
Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng ngoại nhập,
tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn
lên, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất.
Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao cơng nghệ, do đó tạo ra sự phát triển
vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều
về trình độ phát triển trong xã hội.
Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế
đóng, chế độ tự cấp, tự túc.
Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hóa hiếm hoặc quá
hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được).
2.1.4. Các hình thức nhập khẩu
Nhập khẩu trực tiếp: Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc
lập của một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, trong đó, doanh nghiệp phải
trực tiếp làm mọi khâu của quá trình kinh doanh nhập khẩu, như tìm kiếm đối
tác, đàm phán ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng… và phải bỏ vốn để tổ
chức kinh doanh nhập khẩu. Khi sử dụng hình thức này, các doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hoạt động
17



của mình. Độ rủi ro của hình thức nhập khẩu trực tiếp cao hơn song lại đem
lại lợi nhuận cao hơn so với các hình thức khác.
Nhập khẩu ủy thác: Nhập khẩu ủy thác là nhập khẩu hình thành giữa
một doanh nghiệp trong nước có vốn, có nhu cầu nhập khẩu nhưng lại khơng
có quyền tham gia vào các quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp hay xét thấy nhập
khẩu trực tiếp khơng có lợi (bên ủy thác), đã ủy thác cho doanh nghiệp khác
có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương (bên được ủy thác) tiến hàng
nhập khẩu theo u cầu của mình. Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ đàm phán ký
kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của
bên ủy thác và được nhận một khoản phí gọi là phí ủy thác. Quan hệ giữa bên
ủy thác và bên nhận ủy thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng ủy thác.
Bán buốn đối lưu: Mua bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao
đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán
đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng
hàng nhập về. Như vậy, mua bán đối lưu thực chất chỉ là sự trao đổi hàng hóa
giữa các bên tham gia. Đồng tiền chỉ đóng vai trị cơ bản là chức năng tính
tốn chứ khơng sử dụng vai trị là chức năng thanh toán. Người mua và người
bán vừa phải làm thủ tục xuất hàng đi và làm thủ tục nhập hàng về. Do đó,
hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu. Xét dưới giác
độ ngoại thương, thực chất đây là hoạt động trao đổi hàng hóa không làm tăng
hay giảm cán cân thương mại của các quốc gia tham gia, hoạt động mua và
bán chỉ là hình thức nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đóng vai trị hỗ trợ
cho quan hệ trao đổi đó.
Nhập khẩu tái xuất: Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu vào một
nước nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước khác

18



nhằm thu lợi nhuận, nhưng hàng nhập khẩu phải được đảm bảo là không được
chế biến tại nước tái xuất.
Nhập khẩu gia cơng: Nhập khẩu gia cơng là hình thức nhập khẩu mà
bên nhập khẩu (bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ
phía người xuất khẩu (bên đặt gia công) để tiến hành gia công theo quy định
trong hợp đồng ký kết giữa hai bên. Hình thức nhập khẩu này được thực hiện
chủ yếu trong ngành may mặc, da giày, điện tử, điện máy, công nghệ thông
tin.
Nhập khẩu liên doanh: Đây là một hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên
cơ sở liên kết kỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó
có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng,
kỹ thuật để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến
hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất
cho cả hai bên, cùng chia lãi nếu lỗ thì cùng phải chịu.
2.2.

Cơ sở lý luận về hiệu quả nhập khẩu

2.2.1. Khái niệm về hiệu quả nhập khẩu
Hiệu quả nhập khẩu là một đại lượng kinh tế phản ánh mối quan hệ
tương quan giữa kết quả của hoạt động nhập khẩu và toàn bộ chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Trên mỗi phạm vi và góc độ nhìn nhận thì hiệu quả nhập
khẩu lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Với góc độ của doanh nghiệp: Hiệu quả nhập khẩu có được khi doanh
nghiệp thu được kết quả tối đa với chi phí bỏ ra là tối thiểu, hiệu quả đó thể
hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức, quản lý của doanh
nghiệp trong quá trình tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

19



Với góc độ của xã hội: Hiệu quả nhập khẩu đạt được khi kết quả thu
được từ nhập khẩu cao hơn kết quả đạt được khi tiến hành sản xuất các hàng
hóa, dịch vụ đó trong nước. Điều này được hiểu rằng hoạt động nhập khẩu có
hiệu quả khi nó nâng cao hiệu quả lao động xã hội đồng thời tăng chất lượng
và giảm giá thành của sản phẩm.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu
2.2.2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế mang tính tổng hợp, phản ánh tồn bộ
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

P=R–C
Trong đó:
P là lợi nhuận nhập khẩu
R là doanh thu nhập khẩu
C là chi phí nhập khẩu
Ý nghĩa, lợi nhuận là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hoạt động, đồng
thời tái sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng lớn, tiềm lực tài chính càng tăng,
nó cũng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đạt hiệu
quả.
2.2.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu

a. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
P2 =Ln/Dn

Trong đó:
P2: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Ln: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
20



Dn: Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu nhập khẩu thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu.
b. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

P3 =Ln/Cn
Trong đó:
P3: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Ln: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
Cn: Chi phí cho hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ vào hoạt động
nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
a. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định

P4 =Ln/VCDn
Trong đó:
P4: Mức sinh lời của vốn cố định
Ln: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
VCDn: Vốn cố định đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bỏ vào hoạt
động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b. Chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động

P5 = Ln/VLDn

21



Trong đó:
P5: Mức sinh lời của vốn lưu động
Ln: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
VLDn: Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào
hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
c. Số vòng quay của vốn lưu động

P6= Dn/VLDn
Trong đó:
P6: Số vịng quay của vốn lưu động nhập khẩu.
Dn: Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.
VLDn: Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào
hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện số
vòng luân chuyển của vốn lưu động. Số vòng quay càng nhiều phản ánh hiệu
quả sử dụng vốn lưu động càng tăng.
d. Số vịng quay của tồn bộ vốn nhập khẩu

P7 = Dn/Vn
Trong đó:
P7: Số vịng quay của tồn bộ vốn nhập khẩu.
Dn: Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.
Vn: Vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.

22


Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động

nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện số vòng luân
chuyển của vốn nhập khẩu.
e. Thời gian một vòng quay vốn lưu động nhập khẩu

Tv = Tn/P6
Tv: Thời gian một vòng quay vốn lưu động nhập khẩu
Tn: Thời gian của kỳ phân tích
P6: Số vịng quay của vốn lưu động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động cho
nhập khẩu quay được 1 vòng. Thời gian quay vòng vốn lưu động càng ngắn
chứng tỏ tốc độ luận chuyển càng lớn, hiệu quả nhập khẩu càng cao và ngược
lại.
2.2.2.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
a. Chỉ tiêu mức sinh lợi của một lao động tham gia hoạt động nhập khẩu

P8=Ln/LDn
Trong đó:
P8: Mức sinh lời của một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
Ln: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
LDn: Số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào hoạt động
nhập khẩu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích.
b. Chỉ tiêu doanh thu bình quân của một lao động tham gia hoạt động nhập
khẩu

23


P9 =Dn/LDn
Trong đó:

P9: Doanh thu bình qn một lao động tham gia vào hoạt động nhập
khẩu.
Dn: Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.
LDn: Số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào hoạt động
nhập khẩu có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu
Môi trường pháp lý
Trong hoạt động nhập khẩu nói chung, nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn
nói riêng, mơi trường pháp lý gồm các quy định của pháp luật bên nhập khẩu,
bên xuất khẩu, các quy định quốc tế hay các tập quán thương mại quốc tế đều
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả nhập khẩu. Với những quy định này doanh
nghiệp chỉ có thể thực hiện một cách nghiêm túc mà không thể tác động để
thay đổi. Nếu các chính sách quy định một cách rõ ràng, minh bạch, nhất quán
sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện một cách dễ dàng các nghiệp vụ
ngoại thương. Ngoài ra, các chính sách đối ngoại giữa các nước xuất và nhập
khẩu cũng tạo nên các tác động khác nhau tới hiệu quả nhập khẩu. Các biện
pháp được áp dụng như cấm hay hạn chế nhập khẩu, các ưu đãi thuế quan,
hạn ngạch. đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả nhập khẩu.
Biến động thị trường thế giới
Dầu khí hiện nay là nguồn nhiên liệu quan trọng cho nhiều lĩnh vực cho
dù các nguồn nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu và phát triển rất nhiều
24


nhưng tỷ lệ sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí, dầu máy vẫn tăng. Thực tế là
trong thời kỳ dịch bệnh này các nước đang chạy đua nhau phục hồi kinh tế thì
nhu cầu tiêu thụ khí đốt, xăng dầu ngày một tăng. Do đó xoay quanh nguồn
nhiên liệu này xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến yếu tố chính trị giữa các quốc
gia. Điều đó khiến giá dầu biến động liên tục, nguồn cung dầu thô cho các nhà

máy hóa dầu khơng được ổn định dẫn tới việc các doanh nghiệp đi đầu trong
việc nhập khẩu xăng dầu trong nước cũng gặp khó khăn.
Các loại thuế
Theo Bộ Tài chính, hiện hành, các sắc thuế áp dụng đối với mặt hàng
xăng dầu gồm: thuế nhập khẩu (đối với xăng dầu nhập khẩu), thuế tiêu thụ
đặc biệt (đối với xăng), thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng (khơng
thu phí, lệ phí đối với xăng dầu). Xăng dầu là mặt hàng thuộc diện chịu thuế
bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Thuế Bảo vệ môi trường có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/1/2012. Việc tăng giảm mức thuế đối với mặt hàng
dầu xăng dầu có thế gây ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường tiêu thụ trong
nước. Tăng thuế giúp bảo hộ sản xuất xăng dầu trong nước nhưng lại gây khó
khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu hoặc giảm thuế
bảo vệ mơi trường thì lại kích thích các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu ổn
định hơn và nhiều hơn.
Thị hiếu tiêu dùng trong nước
Việt Nam là quốc gia có số lượng phương tiện tham gia giao thơng hiện
hành rất lớn, kéo theo nhu cầu cao sử dụng các loại dầu nhờn bơi trơn. Vì vậy
mà có rất nhiều thương hiệu dầu nhớt nổi tiếng trên thế giới hiện đang chiếm
thị phần lớn tại Việt Nam có thế kể đến như là Shell, Castrol, Total…Với sự
xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như vậy phần nào khiến thương
hiệu dầu nhờn PEMCO gặp khó khăn trong việc dẩy mạnh sản lượng tiêu thụ
25


×