Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Quản trị quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh geodis việt nam chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
****************************

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HỐ
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY
TNHH GEODIS VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI.

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. LÊ THỊ VIỆT NGA

BÙI THỊ HUYỀN
Lớp: K55EK2
Mã sinh viên: 19D260090

Hà Nội - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu
bằng đường biển của công ty TNHH Geodis Việt Nam - chi nhánh Hà Nội” là cơng
trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS. Lê Thị
Việt Nga. Ngồi ra, trong bài khóa luận có sử dụng một số nguồn tài liệu đã được
trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Đề tài, nội dung khóa luận là sản phẩm mà em


đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như thực tập tại Công
ty TNHH Geodis Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Được sự cho phép của Công ty
TNHH Geodis Việt Nam chi nhánh Hà Nội, các số liệu phân tích được nêu trong
khóa luận chưa từng được cơng bố hay sao chép từ bất cứ cơng trình nghiên cứu
nào khác.
Em xin chịu mọi trách nhiệm về khoá luận tốt nghiệp của riêng mình !
Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2023
Tác giả khóa luận
Huyền
Bùi Thị Huyền

1


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực tập và hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp “Quản trị
quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH
Geodis Việt Nam - chi nhánh Hà Nội”, em luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn
giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy cơ giao trong khoa Kinh tế & Kinh doanh
quốc tế.
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn tồn thể q thầy cơ Trường Đại học
Thương Mại, thầy cô giáo khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế đã dành nhiều tâm
huyết truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện tại trường. Các thầy cô đã định hướng và tạo điều kiện cho em hoàn thành
tốt đề tài khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Lê Thị Việt Nga,
người đã hướng dẫn cho em những lời khuyên, chia sẻ và đóng góp cho bài khóa
luận thêm phần hồn thiện.
Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn các cấp lãnh đạo và cán bộ công nhân
viên của Công ty TNHH Geodis Việt Nam – chi nhánh Hà Nội đã nhiệt tình hợp tác
và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu bài luận.

Do khả năng của bản thân cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa
luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em cũng rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy cơ giao để khóa luận tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !

2


PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ........................................................6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HỐ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY TNHH GEODIS
VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI. ..........................................................................8
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................8
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu........................................................................9
1.3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 11
1.4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 11
1.5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................12
1.6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................12
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................12
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................12
1.7. Kết cấu đề tài ...............................................................................................13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HỐ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
GEODIS VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI ......................................................13
2. 1 Khái quát chung về giao nhận hàng hoá bằng đường biển ..........................13
2.1.1. Khái quát chung về quản trị quy trình giao nhận hàng hố ..................13

2.1.2. Các phương thức giao nhận hàng hoá nhập khẩu .................................14
2.1.2.1. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển .......... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2.2. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơngError!
Bookmark not defined.
2.1.2.3. Giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu bằng đường sắt ............ Error!
Bookmark not defined.
2.2. Quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển ..........15
2.2.1. Lập kế hoạch giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển ................16
2.2.2. Tổ chức giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển ...................17
2.2.3. Giám sát quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển...20
2.2.4. Điều hành quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển 22
3


2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị quy trình giao nhận hàng hố
nhập khẩu bằng đường biển...................................................................................23
2.3.1. Các yếu tố bên trong .............................................................................23
2.3.2. Các yếu tố bên ngồi .............................................................................25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HỐ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY TNHH GEODIS
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI. .....................................................................27
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. ........27
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................27
3.1.1.1.

Giới thiệu chung .............................................................................27

3.1.1.2.


Quá trình phát triển ........................................................................28

3.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty..................................29
3.1.2.1.

Dịch vụ vận tải ...............................................................................29

3.1.2.2.

Dịch vụ giá trị gia tăng ...................................................................29

3.1.2.3.

Dịch vụ Geodis Supply Chain ........................................................29

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ......................................................30
3.1.4. Nguồn nhân lực của công ty .................................................................32
3.1.5. Cơ sở vật chất .......................................................................................33
3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Geodis Việt Nam –
Chi nhánh Hà Nội ..............................................................................................33
3.1.6.1. Kết quả chung hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Geodis
Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội .......................................................................33
3.1.6.2. Kết quả kinh doanh về hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu
bằng đường biển của công ty TTHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
38
3.2. Phân tích thực trạng quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng
đường biển của cơng ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. ..............40
3.2.1. Lập kế hoạch giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công
ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. .............................................40
3.2.2. Tổ chức giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty

TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. .................................................41
3.2.3. Giám sát quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của
công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. ....................................56
3.2.4. Điều hành quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển
của công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. ..............................57

4


3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản trị quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của cơng ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. .....57
3.3.1. Thành công và kết quả đạt được ...........................................................57
3.3.2. Hạn chế .................................................................................................60
3.3.3. Nguyên nhân .........................................................................................60
CHƯƠNG 4: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP
CHUNG GIÚP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HỐ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GEODIS
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI. .....................................................................62
4.1. Triển vọng phát triển của công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà
Nội. Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Triển vọng phát triển của công ty TNHH Geodis Việt Nam - chi nhánh
Hà Nội. Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Phương hướng phát triển của công ty TNHH Geodis Việt Nam – chi
nhánh Hà Nội. .................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập
khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
62
4.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao và phát triển trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên
môn và công tác đào tạo của đội ngũ nhân viên. ...............................................62
4.2.2. Giải pháp 2: Hạn chế rủi ro, sai sót của nhân viên ...............................63

4.2.3. Giải pháp 3: Tối thiểu hố các chi phí ..................................................64
4.2.4. Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ........................65
4.2.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. ..............66
4.3. Các kiến nghị giúp tăng cường hiệu quả quản trị quy trình giao nhận hàng
hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi
nhánh Hà Nội. ........................................................................................................67
4.3.1. Những kiến nghị với Nhà nước ............................................................67
4.3.2. Những kiến nghị với cơ quan hải quan .................................................67
KẾT LUẬN ...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70
MỘT SỐ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN……………………………………………68

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2. 1. Quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển ...................17
Sơ đồ 2.2: Mơ hình điều hành ...................................................................................22

Hình 3. 1: Logo của GEODIS Group ........................................................................27
Sơ đồ 3. 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh HN30
Sơ đồ 3. 2. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty
TNHH Geodis Việt Nam. ...........................................................................................41
Biểu đồ 3. 1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh của chi
nhánh Công ty TNHH GEODIS Việt Nam tại Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022. ........37

Bảng 3. 1: Vai trò và trách nhiệm của từng phòng ban của Geodis Việt Nam- HN .30
Bảng 3. 2: Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Geodis Việt Nam – Hà Nội ..........32
Bảng 3. 3: Tình hình tài chính của Chi nhánh công ty GEODIS Việt Nam tại Hà Nội
(Đơn vị: VNĐ) ..........................................................................................................34

Bảng 3. 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH GEODIS Việt Nam
giai đoạn 2020- 2022 (đơn vị: VNĐ) ........................................................................35
Bảng 3. 5: Tổng doanh thu từ các loại hình dịch vụ của chi nhánh Cơng ty TNHH
GEODIS Việt Nam tại Hà Nội giai đoạn 2020 - 2022 (Đơn vị: VNĐ) ....................36
Bảng 3. 6. Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của cơng ty TNHH
Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Đơn vị: tấn) ................................................38
Bảng 3. 7. Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hố bằng đường biển của cơng ty
TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. .........................................................39

6


Bảng 3. 8. Bảng đánh giá hiệu quả các bước trong khâu tổ chức giao nhận hàng
nhập khẩu của công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. ....................42
Bảng 3. 9. Số lượng hợp đồng sai sót trong khâu làm thủ tục nhận hàng nhập khẩu
của Công ty TNHH Geodis Việt Nam Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2020-2022 ......52

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

STT

Ký hiệu

1

BL

2


HBL

3

MBL

4

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hố

5

D/O

Thơng báo hàng đến

6

FCL

Hàng ngun container

7

LCL

Hàng lẻ


8

A/N

Giấy thơng báo hàng đến

9

L/C

Thư tín dụng

10

POL

Cảng bốc hàng

11

POD

Cảng dỡ hàng

12

NOR

Thơng báo hàng đến


13

D/A

14

D/P

Phương thức thanh tốn tiền thì giao chứng từ

15

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử

16

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

17

GSP

Hệ thống ưu đãi phổ cập

18


CRM

Hệ thống quản lí khách hàng

19

SLGNHH

Sản lượng giao nhận hàng hoá

Bill of Lading
Vận đơn
House Bill of Lading
Vận đơn đường biển
Master Bill of Lading
Vận đơn chủ

Phương thức chấp nhận thanh toán trao đổi
chứng từ

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HỐ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động giao nhận hàng hoá
xuất nhập khẩu giữ vai trị hết sức quan trọng. Giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu
thúc đẩy q trình chuyển dịch hàng hố diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, góp phần
thực hiện hiệu quả các hợp đồng mua bán ngoại thương.

Đây là một loại hình dịch vụ thương mại khơng cần đầu tư nhiều vốn nhưng
lợi nhuận tương đối ổn định. Ta có thể nhận định rằng việc phát triển kinh doanh
dịch vụ giao nhận kho vận ở nước ta đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực.
Người làm dịch vụ giao nhận đã kịp thời xâm nhập thị trường, mở rộng quan hệ hợp
tác với nước ngoài, tổ chức các tuyến đường vận tải, đưa hàng hoá đi và đến đáp
ứng yêu cầu của người xuất nhập khẩu.
Với chính sách mở cửa, ngành giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt
Nam hiện nay đang phát triển mạnh cả về số lượng kim ngạch, quy mô hoạt động và
phạm vi thị trường. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh
lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu trên thị trường cũng diễn ra hết sức gay gắt. Bên cạnh đ vấn đề giao nhận
vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia với nhau là cả một quy trình, một chuỗi mắt
xích nghiệp vụ liên kết nhau, vốn khơng đơn giản như vận chuyển hàng hóa nội địa,
thêm vào đó là hiện nay khi mà chúng ta chưa có một hệ thống văn bản pháp luật
đồng bộ, chặt chẽ quản lý hoạt động này, lại trong bối cảnh nhà nhà làm giao nhận,
người người làm giao nhận thì hoạt động giao nhận vận tải càng trở nên khó quản lý
và ngày càng bộc lộ nhiều tiêu cực. Do đó, công tác quản trị hoạt động trên thị
trường này phải đạt hiệu quả cao để tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao giá trị
doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đứng vững và thành công trên thị trường.
8


Trong các hình thức giao nhận, hình thức giao nhận bằng đường biển là một
trong những hình thức phát triển nhất ở Việt Nam. Đây là phương thức có nhiều ưu
điểm như chuyên chở được khối lượng hàng hoá lớn, cồng kềnh, trên những tuyến
đường xa, cước phí thấp tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu hoạt động hiệu
quả. Đặc biệt với Việt Nam có đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho việc
khai thác giao hàng hoá xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên khi được thực tế quan sát và được làm việc tại Công ty TNHH

Geodis Việt Nam chi nhánh Hà Nội, nhận thấy rằng nghiệp vụ giao hàng bằng
đường biển tại công ty đang gặp phải những nhược điểm như: Thời gian giao nhận
hàng hoá quá lâu, hay chậm tiến độ nhập hàng, không thể đưa hàng vào tận đất liền,
nghiệp vụ giao hàng nhập khẩu bằng đường biển có quy trình phức tạp nên dễ dẫn
đến việc sai sót trong chuẩn bị chứng từ và các tài liệu liên quan,… Những tác động
tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế
sự phát triển của ngành giao nhận vận tải Việt Nam.
Chính vì vậy trong q trình thực tập tại công ty TNHH Geodis Việt Nam –
Chi nhánh Hà Nội cộng thêm kiến thức đã được trang bị từ nhà trường, em xin được
chọn đề tài: Quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường
biển của công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội làm đề tài nghiên
cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình với hi vọng được đóng góp vào sự phát triển
mảng quản trị quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của đơn vị
thực tập nói riêng và việc nâng cao chất lượng cho công tác giao nhận bằng đường
biển cũng như là công tác quản lý q trình giao nhận hàng hóa của cơng ty giao
nhận nói chung.
1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Q trình hội nhập kinh tế của thế giới trao đổi buôn bán diễn ra ngày càng

sâu rộng, việc trao đổi buôn bán giữa các quốc gia ngày càng phát triển, hoạt động
nhập khẩu là một phần không thể thiếu trong q trình này, nó đóng góp khơng nhỏ
trong phát triển của mỗi quốc gia. Nghiên cứu các vấn đề nâng cao hiệu quả nhập
khẩu là một vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây, nên đã có
khơng ít các nghiên cứu về vấn đề này. Và sau đây là một số cơng trình nghiên cứu:

9



1. Quản trị quy trình nhập hàng nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công
ty TNHH TSL Networks Việt Nam tại Hà Nội. – Khoá luận tốt nghiệp năm 2021 –
Khoa Thương mại quốc tế - Đại học Thương Mại – Nguyễn Thị Hoa. Khóa luận đã
hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển và phân tích thực trạng quản trị quy trình tại cơng ty Cổ phần giao nhận,
trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện quản trị quy trình nhận
hàng hóa nhập khẩu của cơng ty. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đưa ra những phân tích
chung chung, chưa đưa ra cái nhìn cụ thể, chi tiết từng khía cạnh về tình hình thực
trạng quản trị nhận hàng hóa nhập khẩu tại doanh nghiệp.
2. Quản trị quy trình nhập hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cổ
phần giao nhận vận tải Kepler. - Khoá luận tốt nghiệp năm 2021 – Khoa Thương
mại quốc tế - Đại học Thương Mại – Trần Thị Dung. Bài thảo luận sử dụng phương
pháp phân tích, so sánh, tổng quan tài liệu, đánh giá, v.v và từ đó đưa ra các biện
pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị giao nhận hàng hố Nhập bằng đường biển
tại cơng ty.
3. Quản trị quy trình nhập hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cổ
phần Thương mại và Vận tải quốc tế Tân Cả Lợi. - Khoá luận tốt nghiệp năm 2021
– Khoa Thương mại quốc tế - Đại học Thương Mại – Ngô Thị Vân Anh. Tác giả đã
nêu ra được các lý thuyết tổng quan về quản trị quy trình giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển, thực trạng quản trị quy trình này tại cơng ty và đề xuất giải
pháp hoàn thiện quy trinh cho doanh nghiệp.
4. Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơng ty cổ phần
đại lý hằng hải Việt Nam- chi nhánh Hải Phòng” – Luận văn thạc sĩ năm 2018 - tác
giả Chung Ngọc Khánh - Đại học Dân Lập Hải Phòng. Bằng việc sử dụng các
phương pháp thống kê phân tích, so sánh làm phương pháp luận căn bản cho việc
nghiên cứu. Luận văn đã hệ thống hoá được những lý luận cơ bản, phân tích được
thực trạng cơng tác quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đưa ra
một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tại chi nhánh công ty. Tuy nhiên, để tải này
mới chỉ dừng tại việc nghiên cứu một cách tổng quát hoạt động giao nhận bao gồm
cả xuất khẩu và nhập khẩu, mà chưa đi sâu vào một hoạt động nào cụ thể là thể

mạnh của cơng ty ví dụ như hoạt động nhận hàng nhập khẩu.
10


5. Quản trị quy trình nhận hảng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ
phần giao nhận ISO - Luận văn năm 2015 - Nguyễn Thị Hải - Khoa Thương Mại
Quốc Tế - Trường Đại học Thương Mại. Khóa luận cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận về quản trị quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu từ đó rút ra các giải pháp và
kiến nghị cho cơng ty.
Nhìn chung các để tải nghiên cứu này đã hệ thống được những cơ sở lý luận,
phân tích được thực trạng cơng tác quản trị quy trình giao nhận nói chung và đưa ra
những giải pháp nhằm hồn thiện công tác này. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài chủ
yếu nghiên cứu một cách tổng quát về quản trị quy trình giao nhận bao gồm cả xuất
khẩu và nhập khẩu, các đề tài phân tích sâu về quản trị quy trình cụ thể là xuất hay
nhập khẩu cịn hạn chế, thiếu tính thực tiễn về từng khía cạnh cụ thể của quản trị
quy trình, đặc biệt là nhập khẩu. Từ đó, để có một cái nhìn sâu sắc hơn về quản trị
quy trình nhận hàng nhập khẩu em đã lựa chọn để tài: “Quản trị quy trình nhận hàng
nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Geodis Việt Nam – chi nhánh Hà
Nội”. Ngoài việc đưa ra các cơ sở lý luận chung về quản trị quy trình nhận hàng
nhập khẩu bằng đường biển, em sẽ tập trung phân tích sâu thực trạng thực hiện cơng
tác này qua việc quan sát thực tế hoạt động của Chi nhánh trong giai đoạn 20202022. Từ đó, đánh giá và đưa ra một số biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển phù hợp với định hưởng của công ty
trong thời gian tới.
1.3.

Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung là có thể thấy được thực trạng tình hình quản trị

quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu của cơng ty TNHH Geodis Việt Nam – chi
nhánh Hà Nội để từ đó đưa ra được các giải pháp để nâng cao, thúc đẩy được hiệu

quả cơng tác quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu của cơng ty.
Mục tiêu cụ thể là hệ thống lí thuyết về quản trị quy trình giao nhận hàng
hố nhập khẩu bằng đường biển và làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của
công ty TNHH Geodis Việt Nam – chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở phân tích và đánh
giá đưa ra được những thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân để từ đó đề xuất
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập
11


khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Geodis Việt Nam.
1.4.

Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến quản trị quy trình giao nhận

hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi
nhánh Hà Nội.
1.5.

Phạm vi nghiên cứu
− Không gian: Công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
− Thời gian: Năm 2020 – Năm 2022
− Nội dung: Các vấn đề về quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu

bằng đường biển của cơng ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
1.6.

Phương pháp nghiên cứu


1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp:
− Các nguồn thông tin từ nội bộ cơng ty: gồm báo cáo tài chính, bảng báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (giai đoạn 2020 - 2022).
− Luận văn, bài nghiên cứu của tác giả trong và ngồi nước, sách, báo, tạp chí,
giáo trình cùng với một số trang web uy tín về cơng tác quản trị quy trình giao nhận
hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của một vài công ty trong cả nước.
Đối với dữ liệu sơ cấp:
Qua quá trình thực tập tại công ty để nghiên cứu và làm rõ hơn trong thực
tiễn của công ty, song song với việc nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp em cũng tiến
hành một số hình thức thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm
tại công ty với 1 bảng hỏi được gửi qua mạng xã hội Zalo cho nhân viên trong
phòng xuất nhập khẩu bao gồm các vị trí như nhân viên hiện trường, nhân viên
chứng từ, nhân viên Chăm sóc Khách hàng. Số liệu phiếu thu về là 16 phiếu hợp lệ
và được tổng hợp lại thành bảng số liệu. Việc này nhằm làm rõ hơn thực trạng của
cơng ty trong thực tiễn, thơng qua đó có cái nhìn tổng quan hơn về quản trị quy
trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của cơng ty. Từ đó giúp cho đề
tài đi sát với thực tiễn hơn.
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài sau khi thu thập số liệu, nhằm làm rõ
12


mối tương quan giữa các số liệu em tiến hành phương pháp tổng hợp, mơ tả, phân
tích so sánh giữa các số liệu. Ngoài ra trong bài viết cũng sử dụng bảng biểu thống
kê. Qua đó có những phân tích đánh giá chính xác hơn.
Đối với dữ liệu sơ cấp:
Sau khi thu thập phiếu điều tra trắc nghiệm, tôi đã tiến hành tổng hợp các
dữ liệu sơ cấp và phân tích kết quả thu được.
Đối với dữ liệu thứ cấp:

− Dữ liệu thu thập được từ nguồn nội bộ Công ty: tiến hành tập trung phân tích
những số liệu kế toán từ 2020 đến 2022.
− Dữ liệu thu thập được từ bên ngoài: được dùng làm cơ sở để nghiên cứu mở
rộng vấn đề. Tuy nhiên do đặc tính đa dạng của nguồn dữ liệu này, vì vậy, những
thơng tin được sử dụng trong luận văn đã được sàng lọc một cách kỹ càng, tránh
tình trạng thơng tin khơng chính xác, gây ảnh hưởng đến hiệu quả nghiên cứu vấn
đề.
1.7.

Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh

mục viết tắt, tài liệu tham khảo thì khóa luận bao gồm 4 chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan của quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng
đường biển của công ty Geodis Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu
bằng đường biển.
Chương 3: Thực trạng quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng
đường biển của công ty TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
Chương 4: Mục tiêu phát triển và đề xuất những giải pháp chung giúp hoàn
thiện quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của công ty
TNHH Geodis Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2. 1

Khái quát chung về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

2.1.1. Khái niệm về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Trong thương mại quốc tế, hàng hoá cần phải được vận chuyển đến nhiều

13


nước khác nhau, từ người vận chuyển đến nước người mua. Trong trường hợp đó,
người giao nhận là người tổ chức việc vận chuyển hàng và thực hiện các thủ tục liên
hệ với việc vận chuyển. Do đó vận chuyển hàng hóa quốc tế là một bộ phận cấu
thành quan trọng của buôn bán quốc tế là một khâu không thể thiếu được trong q
trình lưu thơng nhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Theo hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế ( FIATA) thì "Dịch vụ giao nhận
hàng hóa quốc tế được coi là bất kỳ dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa, dịch nào có liên quan đến vận
chuyển, toa, dịch vụ nào có li gom hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa,
dịch vụ phân phối hàng hóa, thậm chí cả các dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ khác có
liên quan đến xuất nhập khẩu từ nước này sang nước khác đều coi là giao nhận hàng
lạc trên hàng hóa quốc tế".
Theo Điều 163 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Dịch vụ giao nhận hàng
hoá là hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận
hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và
các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ
hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách
hàng).”
Như vậy nói một cách ngắn gọn: Giao nhận hàng hóa quốc tế là một dịch
vụ liên quan tới quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hóa từ nơi
giao hàng tới nơi nhận hàng, từ quốc gia này sang tới quốc gia khác.
Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn: Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển là một dịch vụ liên quan đến quá trình vận tải bằng đường biển nhằm tổ chức
việc vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có
thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của
người thứ ba khác.
2.1.2. Các phương thức giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

2.1.2.1.

Phương pháp gửi hàng nguyên Container (FCL/FCL)
Thuật ngữ FCL – Full Container Load được hiểu là: Lô hàng đủ lớn để xếp

nguyên trong một hay nhiều container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu
trách nhiệm xếp họ hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container.
14


Khi người gửi hàng có khối lượng hàng hóa lớn và đồng nhất đủ chứa đầy
một hoặc nhiều container thì áp dụng phương pháp FCL/FCL.
Trong phương thức này, người chuyên chở nhận nguyên container từ người
gửi hàng ở nơi đi và giao nguyên container cho người nhận hàng ở nơi đến. Cả q
trình chỉ có một người gửi hàng và một người nhận hàng.
Phương pháp gửi hàng lẻ bằng Container (LCL/LCL)

2.1.2.2.

Thuật ngữ LCL – Less than a Container Load được hiểu là: Những lơ hàng
lẻ đóng chung trong một container mà người gom hàng dù là hàng tàu hay người
giao nhận phải chịu trách nhiệm xếp hàng vào và đưa hàng ra khỏi container.
Khi người gửi hàng có khối lượng hóa nhỏ, khơng đủ để xếp đầy một
container thì Áp dụng phương pháp LCL/LCL
Trong phương thức này, người chuyên chở nhận lẻ hàng hóa từ nhiều chủ
hàng và giao lẻ hàng hóa cho nhiều chủ hàng, nên tồn tại nhiều người giao và nhiều
người nhận.
Phương pháp gửi hàng bằng container kết hợp (FCL/LCL-

2.1.2.3.

LCL/FCL)

Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL.
Tùy theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp
dụng phương pháp gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:
-

Gửi nguyên, giao lẽ (FCL/LCL)

-

Gửi lẻ, giao nguyên (LCLFCL)
Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và

người chun chở cũng có sự thay đổi phù hợp. Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ
(FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương
pháp gửi nguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở
như phương pháp gửi hàng lẻ. Trong thực tế, các phương pháp gửi hàng FCL/LCL,
LCL/LCL, LCL/FCL thường chi áp dụng cho các lơ hàng lẻ có số lượng không lớn.
Đa phần các lô hàng khác đều sử dụng phương pháp gửi hàng FCL/FCL. Một số
công ty vận tải biển tại Việt Nam cũng chỉ kinh doanh dựa trên phương pháp gửi
hàng này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của dịch vụ vận tải container, các hãng
tàu hay các đại lý giao nhận đã dần dần đảm nhận cả dịch vụ vận chuyển hàng hóa
15


từ kho của người ghi hàng tới cảng và từ cảng tới kho của người nhận hàng, hình
thành nên một phương pháp gửi hàng mới"door to door service".
2.2.


Quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển

2.2.1. Khái niệm quản trị giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển.
Khái niệm: Quản trị giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển: là
việc lập kế hoạch, tổ chức và giám sát điều hành quá trình giao nhận vận chuyển
hàng hoá giữa hai địa điểm (cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng) tại hai quốc gia khác
nhau, có xem xét đến an tồn, hiệu quả và chi phí.
*Vai trò:
-

Đối với chủ hàng: Thực hiện tốt việc quản trị giao nhận hàng hoá quốc tế

giúp cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh được thuận lợi, hàng hoá được giao đi
đúng thời hạn, đảm bảo giao hàng theo quy định của hợp đồng, thu về lợi nhuận.
-

Đối với người giao nhận: Thực hiện tốt việc quản trị giao nhận hàng hoá

quốc tế giúp giao nhận hàng hoá đúng thời hạn, đủ số lượng, đảm bảo yêu cầu hợp
đồng với các bên liên quan, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh.
-

Đối với người vận chuyển: Thực hiện tốt quản trị giao nhận hàng hố quốc tế

giúp hồn thành hợp đồng vận chuyển, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và thu
được lợi nhuận.
2.2.2. Nội dung quản trị quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển.
Lập kế hoạch giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển


2.2.2.1.

Ý nghĩa của lập kế hoạch vận chuyển hàng hoá quốc tế:
-

Định hướng cho các hoạt động trong quá trình giao nhận vận chuyển hàng

hố quốc tế.
-

Xác định rõ nội dung cơng việc, u cầu thời điểm tiến hành, kết thúc, cách

thức tiến hành, chủ thể tiến hành.
-

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

-

Giúp các nhà quản trị triển khai các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá q trình

giao nhận vận chuyển hàng hố quốc tế.
Căn cứ lập kế hoạch giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế:
-

Hợp đồng vận tải/yêu cầu dịch vụ
16


-


Khối lượng và đặc điểm hàng hoá

-

Điều kiện thực tế của doanh nghiệp

-

Điều kiện thị trường giao nhận vận chuyển
Nội dung kế hoạch nhận hàng hoá nhập khẩu:
Kế hoạch nhận hàng hoá nhập khẩu được người giao nhận xây dựng dựa trên

mối quan hệ công việc giữa chủ hàng nhập khẩu, người giao nhận và người vận tải.
Nội dung kế hoạch có thể bao gồm các vấn đề về mục tiêu doanh số, về thị trường,
các công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, phương án về nhân sự, phương án
về chi phí và phương án về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tổ chức giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

2.2.2.2.

Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu cần nhanh chóng, kết tốn chính xác;
các chứng từ, biên bản liên quan đến tổn thất hàng hoá được lập kịp thời, đầy đủ,
hợp lệ để khiếu nại các bên liên quan.
Nắm tình hình
NN
hàng hố và
phương tiện
vận tải.


Chuẩn bị
chứng từ và
phương tiện
vận tải.

Nhận hàng
hố tại điểm
quy định.

Quyết tốn
chi phí.

Sơ đồ 2. 1. Quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển
Bước 1: Nắm tình hình hàng hố và phương tiện vận tải
Người giao nhận cần phối hợp người nhận hàng (người nhập khẩu) nắm
tình hình hàng hố của chủ hàng, phương tiện vận tải hoặc tiến hành lưu cước, đăng
ký chuyến phương tiện vận tải. Ở bước này, người giao nhận cần liên hệ với khách
hàng để nắm được tình hình phương tiện vận tải để lưu cước, đăng kí chuyển
phương tiện vận tải. Với trường hợp đã có hợp đồng với người chuyên chở, người
giao nhận cần liên lạc với hãng vận chuyển để nắm rõ lịch trình của phương tiện
vận chuyển.
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ, nhận hàng hoá nhập khẩu
Người giao nhận nhận pre-alert và bản chụp chứng từ từ đại lý nước ngoài,
in chứng từ ra, Kiểm tra đối chiếu MBL/MAWB và HBL(s)/HAWB(s) các chi tiết
có khớp nhau khơng (POL, POD, Container/Seal, Shipping mark, Description of
goods, G.W., Measurement). Nếu có khác biệt giữa MBL/MAWB và
17


HBL(s)/HAWB(s) thì viết mail báo ngay cho đại lý, yêu cầu họ kiểm tra xem chi

tiết trên MBL/MAWB đúng hay HBL(s)/HAWB(s) đúng và chỉnh sửa bill để nộp
Manifest. Lưu ý Place of Delivery có thể khác nhau giữa HBL & MBL, Khi đó
cơng ty giao nhận sẽ giúp phụ trách chuyển hàng từ Place of Delivery trên MBL đến
Place of Delivery trên HBL.
-

Trước ngày tàu đến hãng tàu hoặc Co-loader sẽ gửi giấy báo hàng đến

(Arrival notice), Trên AN mà hãng tàu hay Co-loader gửi thường có thơng báo số
cước và các không. Dựa trên AN của hãng vận chuyển để gửi A/N cho khách hàng.
Local charges phải nộp. Kiểm tra xem tiền cước Collect có khớp với Pre-alert của
đại lý.
-

Nắm tình hình hoặc thay mặt chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu

đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O) và đóng lệ phí.
-

Người nhập khẩu chuẩn bị các chứng từ phục vụ cho việc khai báo và thơng

quan hải quan như hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói, vận đơn gốc, chứng nhận
hun trùng, chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ....
-

Trường hợp thanh tốn bằng hình hình thức chuyển khoản thì bộ chứng từ

hàng hóa, gồm vận đơn được gửi trực tiếp từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu.
-


Trường hợp thanh toán bằng hình thức nhờ thu hoặc thư tín dụng, bộ chứng

từ được gửi về qua ngân hàng. Người nhập khẩu cần hồn thành các nghĩa vụ thành
chính (thanh tốn tiền) để được giải phóng bộ chứng từ. Lưu ý, với vận đơn theo
lệnh cần yêu cầu ngân hàng ký hậu vào vận đơn mới lấy được hàng hóa.
Bước 3: Nhận hàng hoá tại điểm quy định
Sau khi thực hiện các thủ tục để nhận hàng, người giao nhận tiến hành nhận
hàng hoá tại điểm quy định. Người giao nhận phối hợp cùng người nhận hàng/người
nhập khẩu để thực hiện các cơng việc:
-

Khai báo hải quan và thơng quan hàng hố xuất khẩu. Người giao nhận có

thể khai báo dưới tên của chủ hàng hoặc dưới tên của chính mình (đại lí khai báo
hải quan). Nếu hàng hố bị phân vào luồng đỏ cần phối hợp với cán bộ hải quan để
kiểm tra thực tế hàng hoá.
-

Tiến hành kiểm nghiệm, giám định, nếu cần và lấy chứng nhận hay biên bản

thích hợp;
18


-

Nhận hàng nhập khẩu từ người vận chuyển thực tế.
Đối với mỗi loại hàng nhất định thì có những cơng việc và giấy tờ riêng:

Hàng đóng trong container, gửi hàng nguyên( FCL/FCL)

-

Mang D/O cùng bộ chứng từ nhận hàng đến Văn phòng quản lý tại cảng để

xác nhận D/O đồng thời mang 1 bản D/O đến Hải quan giám sát cảng để đối chiếu
với Manifest.
-

Đến bãi và tìm vị trí container

-

Đến phịng Điều độ của cảng nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ container, nộp biên

lai thanh tốn các phí này cùng với D/O để đổi lấy phiếu xuất kho cho phép hàng
rời khỏi cảng.
-

Trường hợp mang container về kho riêng để kiểm hóa và rút hàng thì cần

làm đơn gửi hãng tàu để mượn container về kho riêng, yêu cầu xếp container lên
phương tiện vận tải.. Sau khi rút hàng xong, người giao nhận bố trí mang container
về trả tại cảng.
-

Trường hợp dỡ hàng trong container ngay tại cảng thì phải có lệnh điều động

cơng nhân để dỡ hàng khỏi container và xếp hàng lên phương tiện vận chuyển.
-


Hoàn tất việc nhận hàng nếu trong q trình kiểm hóa khơng có vấn đề gì về

hàng hóa và hồ sơ khai báo hải quan.
-

Vận chuyển hàng hóa bằng container có tính chuyên dụng cao nên khi giao

nhận nhận container cũng tiến hành đơn giản hơn nhưng vẫn cần lưu ý kiểm tra:
• Số hiệu của container phải rõ ràng.
• Niêm phong kẹp chỉ phải còn nguyên vẹn và phù hợp với bảng kê khai hàng
hóa (manifest).
• Tình trạng của vỏ container phải trong điều kiện bình thường, khơng bẹp,
méo, khơng thủng, cong vênh.... Khi phát hiện những tình trạng hư hỏng cần
lập biên bản tại chỗ và có chữ ký xác nhận của người chuyên chở hoặc đại
diện người chuyên chở.
Hàng đóng trong container, gửi hàng lẻ (LCL/LCL)
Đối với hàng lẻ, cần mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng
tàu hoặc đại lý của người gom hàng lấy D/O. Sau khi xác nhận, đối chiếu D/O thì
mang đến thủ kho để nhận phiếu xuất kho. Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để
19


nhận hàng.
Hàng rời
-

Nhận bộ chứng từ do người bán gửi cho thơng qua ngân hàng nếu thanh tồn

bằng phương thức L/C hay nhờ thư đổi chứng từ (D/A hoặc D/P). Nếu trên B/L ghi
ở mục Consignee là “TO ORDER OF (issuing bank's name)" thì người nhập khẩu

phải ngân hàng ký hậu trên B/L mới lấy được hàng.
-

Trình vận đơn cho hãng tàu để nhận được ba bản lệnh giao hàng (delivery

order – DO) Nộp hồ sơ xin đăng ký kiểm hóa hải quan và nhận thơng báo sẵn sàng
dỡ hàng của tàu (Notice of Readiness - NOR).
-

Nhân viên giao nhận đại diện cho người nhập khẩu phải có mặt cùng đại diện

của cơ quan khi mở hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hàm tàu ẩm ướt, hàng hố ở trong
tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mật mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký.
Nếu tàu khơng chịu ký vào thì mới cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành
dỡ hàng.
-

Làm thủ tục hải quan.

-

Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải

để đưa vào kho bãi. Trong quá trình dỡ hàng đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận
cảng kiểm đếm và phân loại hàng hố cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hố và
ghi vào Taly Sheet.
Bước 4: Quyết tốn chi phí
Sau khi giao nhận hàng hoá, người giao nhận quyết toán chi phí với các nhà
cung cấp và người nhập khẩu các chi phí như cước vận chuyển (nếu có), local
charge tại đầu nhập khẩu, phí hoa hồng cho đại lí nước ngồi và các chi phí khác.

Thời hạn thanh tốn, phương thức thanh toán và việc thống nhất gửi hoá
đơn tuỳ thuộc vào thống nhất giữa người giao nhận với các nhà cung cấp và người
nhập khẩu. Ngoài ra, ần tập hợp các chứng từ cần thiết tiến hành khiếu nại các cơ
quan về tổn thất hàng hố (nếu có), và theo dõi kết quả khiếu nại của mình.
2.2.2.3.

Giám sát quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Giám sát quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển được

hiểu là hoạt động đôn đốc, xúc tiến, kiểm sốt tồn bộ quy trình, vận chuyển.
Một hợp đồng giao nhận vận chuyển thường quy định một loạt các nghĩa vụ
20


và trách nhiệm của mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng. Những ràng buộc này kéo
theo hàng loạt hoạt động và công việc mà cả hai bên sẽ cam kết thực hiện. Để thực
hiện quá trình vận chuyển thành cơng địi hỏi cá bên thực thi tốt trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình trong thời gian quy định.
Giám sát trong thực hiện hợp đồng nói chung liên quan đến việc nhận dạng
và theo dõi chuỗi sự kiện và hành động khi đến thời điểm hành động hoặc khi cần
phải hành động. Hoạt động giám sát được thực hiện nhằm đảm bảo mỗi bên có thực
hiện các nghĩa vụ của mình và biết được bên kia có đang thực hiện các nghĩa vụ của
mình như đã quy định hay khơng. Giám sát hoạt động giao nhận vận chuyển hàng
hóa quốc tế gắn liền với q trình từ khi có nhu cầu vận chuyển đến khi hàng hóa đã
được giao cho người nhận hàng và thanh tốn các loại chi phí liên quan, nhằm nhận
dạng hành động cần làm và thời điểm cần hành động Hoạt động giám sát cần được
thực hiện ở những thời điểm khác nhau của quá trình vận chuyển và phải được thực
hiện đồng thời:
-


Giám sát chính bản thân doanh nghiệp giao nhận trong việc thực hiện kế

hoạch vận chuyển, theo dõi tiến độ của các bộ phận trong công ty.
-

Giám sát đối tác là các chủ hàng xuất nhập khẩu thông qua việc thu thập các

thông tin về việc thực hiện hợp đồng của bên đối tác. Thơng qua đó theo dõi tiến độ
và thời gian biểu của các cơng đoạn để có thể nhắc nhở đối tác tại các thời điểm
thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao và tối ưu hố quy trình thực hiện hợp đồng giao
nhận vận chuyển.
-

Giám sát người chuyên chở để việc giao nhận hàng hóa ở cảng được thực

hiện đúng thời gian và tiến độ.
Một số công việc mà các nhà quản trị của doanh nghiệp cần phải giám sát
quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu theo một số khía cạnh như sau:
• Khối lượng hàng hóa: chủng loại, số lượng của từng chủng loại
• Chất lượng hàng hóa: Sự tuân thủ về chất lượng, đặc điểm, nơi cung cấp bao
bì.
• Chỉ định tàu cảng: Đặc điểm của tàu, thời gian đến cảng, dỡ hàng, đặc điểm
của tuyến vận chuyển
• Lịch giao hàng: Lịch trình nhận hàng, số lần nhận, thông báo nhận hàng, thời
21


điểm nhận hàng
• Các chứng từ cần thiết để xuất trình hải quan và các thủ tục khác
• Cước phí: Thông tin và dữ liệu cần thiết để đàm phán cước phí

• Thanh tốn tiền cước: Tiến độ thanh tốn, hạn cuối cùng của từng lần thanh
toán, chứng từ cho mỗi lần thanh tốn.
Các phương pháp giám sát quy trình: Hồ sơ theo dõi, phiếu giám sát hay sử
dụng các phương pháp vi tính như sử dụng các phương tiện kĩ thuật.
2.2.2.4.

Điều hành quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Là việc để ra và thực hiện những quy định của những vấn đề khơng tính

trước phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhận hàng.
Nhà quản trị có thể áp dụng mơ hình điều hành dưới đây để đưa ra quyết
định:
Nhận dạng các phát sinh

Phân tích tình huống

Phân tích
tình hình
chung

Phân tích thuận lợi, khó
khăn của doanh nghiệp

Xác định các phương án giải
quyết

Đánh giá các phương án

Lựa chọn phương án tối ưu
để điều hành

Sơ đồ 1.2: Mô hình điều hành
22

Phân tích thuận
lợi khó khăn
của đối tác


Nội dung điều hành là những vấn đề phát sinh trong q trình nhận hàng hố nhập
khẩu bằng đường phải tập trung giải quyết:
-

Q trình vận chuyển của hàng hố: Phương tiện vận chuyển như tàu biển có

thể gặp nạn, hàng hố khơng được giao đúng lịch trình, chậm trễ, mất hàng trong
quá trình trung chuyển,…
-

Quá trình tạo lập chứng từ: có thể trong q trình lập chứng từ sai một số

thơng tin, chứng từ khồn đồng nhất
-

Q trình thanh tốn: thnh tốn nhỏ giọt, thanh tốn khơng đúng hạn, đặc

biệt là khơng có khả năng thanh tốn.
2.3.

Giải quyết các kiếu nại từ khách hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị quy trình giao nhận hàng

nhập khẩu bằng đường biển.

2.2.3.1.

Các yếu tố bên trong

➢ Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, hạ tầng thông tin
Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật là một yếu tố khơng thể thiếu, nó ảnh
hưởng tới chất lượng dịch vụ và năng suất làm việc của doanh nghiệp. Với cở sở
hiện đại, doanh nghiệp có thể tạo ra dịch vụ chất lượng, nhanh chóng, đáp ứng mọi
nhu cầu của khách hàng và thị trường. Đối với việc các hệ thống xe chuyên chở,
kho bãi, các doanh nghiệp chủ yếu thuê ngoài do việc đầu tư các yếu tố này tốn kém
rất nhiều chi phí, Điều này dẫn đến khó khăn đối với việc linh động quá trình vận
chuyển hàng khi hàng đã cập bến, đồng thời, chi phí phải trả rất lớn dẫn đến lợi
nhuận thấp.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, công ty hoạt động trong lĩnh vực
giao nhận phải trang bị cho mình một hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại để có
thể quản lí được mọi hoạt động của công ty, thông tin khách hàng cùng với liên hệ
với các hãng tàu,…Doanh nghiệp nắm ưu thế trong việc tìm kiếm, truyền tải, bảo
mật thơng tin sẽ mang lại ưu thế cạnh tranh cao. Đặc biệt, với hoạt động giao nhận
đường biển, việc nắm bắt thơng tin về lịch trình của các hãng tàu, nhập hồ sơ hải
quan là các yếu tố quyết định sự đúng đắn trong các hợp đồng vận chuyển. Việc
trang bị các cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, hạ tầng thông tin phục vụ cho việc
thực hiện hoạt động giao nhận cũng như hoạt động quản trị là việc vô cùng cần thiết.
23


➢ Nguồn lực tài chính
Là yếu tố quan trong quyết định đến khả năng sản xuất kinh doanh cũng
như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô doanh nghiệp. Khả năng tài chính của

doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn có thể huy động được.
Các doanh nghiệp giao nhận vận tải thường sẽ cần một nguồn vốn lớn để
đầu tư, mua sắm các trang thiết bị máy móc và cơng nghệ hiện đại, từ đó nâng cao
khả năng quản trị quy trình giao nhận hàng hố, tiết kiệm được chi phí, giá thành
giảm, chất lượng dịch vụ tốt do đó sẽ mở rộng được thị trường, tăng cao khả năng
cạnh tranh và ngược lại.
➢ Nguồn nhận sự
Nhân sự của doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, yếu tố chất lượng nhận sự sẽ là yếu tố
cạnh tranh quan trọng của mỗi công ty và của hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận. Nhân sự trong ngành giao nhận đòi hỏi bắt buộc phải có chun mơn chắc về
thị trường giá cước, điều khoản thanh toán, các tập quán thương mại, xếp dỡ hàng
hoá của các nước khác nhau, nắm rõ việc giao nhận hàng hoá, từng loại hàng hoá và
các tuyến đường vận chuyển.
Đặc biệt, khi vận chuyển bằng đường biển với những hàng hoá siêu trọng,
siêu cường, mức độ rủi ro cao hơn các phương tiện vận tải khác về thiên tai, trộm
cắp, hỏng hóc,… thì chất lượng nhân sự lại càng đóng vai trị quan trọng. Quản trị
quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển có nghĩa là quản trị nhân
sự để thực hiện quy trình đó sao cho có hiệu quả, đặt biệt là khẩu tổ chức nhận hàng.
➢ Năng lực, cơ chế quản lí và chiến lược của cơng ty
Cần có một bộ máy quản lí, lãnh đạo hồn chỉnh khơng thừa khơng thiếu và
tổ chức phân cấp quản lí, phân cơng lao động trong mỗi doanh nghiệp sao cho phù
hợp. Nhà quản trị có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động quản lí của doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ giao nhận. Nhà quản trị là người trực tiếp lập kế hoạch;
chỉ đạo thực hiện và giám sát hoạt động quản trị quy trình giao nhận hàng hố nhập
khẩu bằng đường biển nên năng lực quản lí là yếu tố tiên quyết định hiệu quả của
tồn bộ quy trình. Việc thiết lập một kế hoạch và tổ chức giao nhận hàng hoá nhập
khẩu bằng đường biển phù hợp với doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực
24



×