TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA) TỚI NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ, LINH KIỆN ĐIỆN TỬ, NGOẠI VI
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN AV PLUS
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
ThS. NGUYỄN NGỌC DIỆP
NGUYỄN HỒNG QUÂN
Lớp: K55EK1
Mã sinh viên: 19D260045
HÀ NỘI – 2023
LỜI CAM ĐOAN
Em Nguyễn Hồng Quân xin cam đoan rằng đề tài khóa luận tốt nghiệp “Tác
động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) tới nhập
khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi của Công ty cổ phần AV Plus” là sản phẩm
mà bản thân em đã nỗ lực nghiên cứu và xây dựng trong suốt q trình thực tập tại
Cơng ty Cổ phần AV Plus.
Trong q trình xây dựng và hồn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp trên em
đã tham khảo của một số tài liệu liên quan đến đề tài khóa luận với nguồn gốc rõ
ràng dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giảng viên hướng dẫn làTh.S Nguyễn Ngọc
Diệp. Tất cả số liệu, kết quả tính tốn được trình bày trong bài khóa luận đều do em
tự thu thập và tính tốn, thống kê theo giấy tờ, kết quả kinh doanh từ phịng Tài
chính - Kế tốn, phịng Xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần AV Plus. Tuyệt đối
khơng có sự sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Một lần nữa, em xin cam đoan về tính
chính xác và duy nhất của các số liệu, nội dung được đề cập trong đề tài nghiên cứu
do em thực hiện bên dưới.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hồng Quân
i
LỜI CẢM ƠN
Để bản thân em có thể hồn thành bài khóa luận và học hỏi, tích lũy thêm
nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô
giáo của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế tế cùng cán bộ, giảng viên trường Đại
học Thương mại đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức
cơ bản để lựa chọn và hồn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến cơ Nguyễn Ngọc Diệp - Giảng
viên bộ môn Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại
học Thương mại, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, PhòngXuất
nhập khẩu, Phòng Tài chính - Kế tốn,....của Cơng ty Cổ phần AV Plus đã giúp đỡ,
tạo điều kiện và hỗ trợ em nhiệt tình trong thời gian thực tập, vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tế. Tuy thời gian thực tập tại công ty không nhiều nhưng em
đã học hỏi được rất nhiều kiến thức chuyên ngành bổ ích, cũng như văn hóa doanh
nghiệp và tích lũy kinh nghiệm trong q trình làm việc tại cơng ty.
Do kiến thức cịn hạn chế nên khóa luận của em cịn có nhiều thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp ý kiến từ phía thầy cơ để
giúp em hồn thành bài khóa luận này một cách tốt nhất
Em xinh chân thành cảm ơn!
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .........................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................3
1.3 Mục đích nghiên cứu .........................................................................................5
1.4 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................6
1.5 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................6
1.6 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................6
1.7 Kết cấu khóa luận ..............................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA) ...................8
2.1 Cơ sở lý luận về nhập khẩu ...............................................................................8
2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu .............................................................................8
2.1.2 Các hình thức nhập khẩu ............................................................................8
2.1.3 Vai trò của nhập khẩu .................................................................................9
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi .......11
2.2 Tổng quan Hiệp định thương mại tự do ASEAN-TRUNG QUỐC (ACFTA) .....15
2.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển ..................................................................15
2.2.2 Mục tiêu của Hiệp định ACFTA ..............................................................16
2.2.3 Nội dung của Hiệp định ............................................................................16
2.3 Tác động của ACFTA tới hoạt động NK máy móc, thiết bị điện tử ngoại
vi của Việt Nam .....................................................................................................20
2.3.1. Tận dụng ưu đãi thuế quan đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu ...................20
2.3.2. Tạo cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm ..............20
2.3.3. Hồn thiện thể chế chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh ................22
iii
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu .......................................................................23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
MÁY MÓC, THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ NGOẠI VI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
AV PLUS ..................................................................................................................24
3.1 Tổng quan về Công ty cổ phần AV Plus .........................................................24
3.1.1 Khái qt thơng tin, q trình thành lập công ty ......................................24
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty.........................25
3.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhân lực của cơng ty .......................................................26
3.1.4 Năng lực tài chính của Công ty ................................................................30
3.1.5 Tổng quan hoạt động của Công ty giai đoạn 2020 - 2022 ........................31
3.2 Thực trạng tác động của Hiệp định ACFTA tới nhập khẩu máy móc, thiết
bị điện tử ngoại vi của Công ty CP AV Plus .........................................................32
3.2.1. Khái quát về thị trường thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi Trung Quốc ........32
3.2.2. Thực trạng nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngọai vi từ thị trường
Trung Quốc của Công ty CP AV Plus ...............................................................33
3.2.3. Thực trạng tác động của Hiệp định ACFTA tới nhập khẩu thiết bị,
linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc của Công ty .....................35
3.3 Đánh giá tác động của Hiệp định ACFTA tới nhập khẩu thiết bị, linh kiện
điện tử, ngoại vi từ thị trường Trung Quốc của Công ty .......................................39
3.3.1. Thành tựu đạt được ..................................................................................39
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..........................................................................40
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG
TIÊU CỰC CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN – TRUNG
QUỐC (ACFTA) ĐẾN NHẬP KHẨU THIẾT BỊ, LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
NGOẠI VI TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
AV PLUS...................................................................................................................42
4.1 Định hướng phát triển nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị
trường Trung Quốc của Công ty CP AV Plus .......................................................42
4.2 Đề xuất một số giải pháp .................................................................................42
4.3 Một số kiến nghị với Nhà nước, các cơ quan ban ngành ................................44
4.3.1 Đối với Nhà nước .....................................................................................44
4.3.2 Đối với Tổng cục Hải quan.......................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................1
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Thứ
tự
01
Tên Bảng biểu, sơ đồ
Bảng 2.1 Lộ trình giảm thuế của Việt Nam theo danh mục hàng hóa thơng
thường từ 2005 - 2015
Trang
18
02 Bảng 2.2 Lộ trình giảm thuế của Danh mục EHP
19
03 Sơ đồ 3.1 Khái quát bộ máy Công ty Cổ phần AV Plus
26
04 Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự Công ty Cổ phần AV Plus
29
04 Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần AV Plus giai đoạn 2020 - 2022
30
06
Bảng 3.3: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần AV Plus giai đoạn
2020 - 2022
31
Bảng 3.4 Giá trị nhập khẩu và tỷ trọng của thị trường Trung Quốc trong tổng
07 nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi của Công ty Cổ phần AV Plus giai
33
đoạn 2020-2022
08
09
10
11
Sơ đồ 3.2 Tỷ lệ các mặt hàng nhập khẩu trong tổng giá trị nhập khẩu thiết bị, linh
kiện điện tử ngoại vi giai đoạn 2020 - 2022 của Công ty Cổ phần AV Plus
Bảng 3.5 Tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử của Công ty và tỷ
trọng cùng giá trị theo các thị trường trên thế giới giai đoạn 2020 - 2022
Bảng 3.6 Tên các đối tác tiêu biểu, tên các sản phẩm và số lượng được Công ty
Cổ phần AV Plus nhập khẩu giai đoạn 2020 - 2022
Bảng 3.7 Doanh thu bán của mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi của
Công ty Cổ phần AV Plus giai đoạn 2020 - 2022
v
34
36
37
38
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa Tiếng Anh
Nghĩa Tiếng Việt
Hiệp định thương mại tự
do ASEAN - Trung Quốc
ACFTA
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế
giới
ASEAN
Association of South
East Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
RVC
Regional Vital Capacity
Hàm lượng giá trị khu vực
CO
Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ
R&D
Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
HĐQT
Hội đồng quản trị
XNK
Xuất nhập khẩu
VND
Việt Nam Đồng
vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, mỗi quốc gia đều nhận
thấy tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Hội nhập
kinh tế không chỉ góp phần nâng cao vị thế quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, …
mà còn thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế mạnh mẽ hơn, mang lại nhiều cơ hội
mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ.
Khi nắm bắt được xu hướng phát triển chung, Việt Nam đã rất tích cực và
chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế,
thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế song phương
và đa phương. Các bước quan trọng đánh dấu sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế
của Việt Nam có thể kể đến như: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
ASEAN (năm 1995) và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA)
với tư cách là thành viên của ASEAN như: Hiệp định thương mại tự do ASEAN Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA),
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), … Bên cạnh đó, Việt Nam cịn trực tiếp ký
kết với các quốc gia và khu vực trên thế giới các FTA như Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên
minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam
hay nhiều FTA khác đang trong quá trình đàm phán như Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - EFTA hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel . Điều này
tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho những doanh nghiệp trong nước biết nắm bắt
thời cơ, nắm bắt thị trường nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức, rủi ro bị đào
thải đối với các doanh nghiệp có năng lực yếu kém và khơng chịu đổi mới khi hàng
hóa/dịch vụ do họ sản xuất ra phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các đối
thủ tại thị trường sân khách (thị trường xuất khẩu nước ngoài) cũng như sân nhà (thị
trường nội địa) .
Tham gia nhiều FTA với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có
cơ hội tiếp cận nhiều máy móc, thiết bị cơng nghệ cao, phục vụ cho q trình cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Minh chứng là kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam tăng trưởng mạnh ở các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và điện thoại các loại và linh kiện.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, trong
năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện của Việt Nam đạt 64 tỷ USD; nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt
kim ngạch 37,3 tỷ USD; điện thoại và các loại linh kiện chạm mức 16,5 tỷ USD.
Đến năm 2021, kim ngạch nhập khẩu của máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
tăng trưởng 17,9% so với năm 2020 (lên mức 75,44 tỷ USD); máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng khác đạt bước tiến 24,3% (lên mức 46,3 tỷ USD); nhóm hàng
điện thoại các loại và linh kiện thậm chí cịn tiến xa nhất, 28,8% năm 2021 so với
năm 2020 (lên mức 21,43 tỷ USD). Sang đến năm 2022, máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện tiếp tục tăng trưởng 8,4% so với năm trước, chạm ngưỡng 81,88 tỷ
USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác và điện thoại các loại và linh kiện,
ngược lại, ghi nhận kim ngạch nhập khẩu thụt lùi, lần lượt là 2,4% và 1,6% so với
năm 2021. Tuy nhiên, mức sụt giảm này khơng đáng kể, dẫn đến việc máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác và điện
thoại các loại và linh kiện vẫn là 3 nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
trong nhiều năm, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Theo báo cáo nhập khẩu năm 2022, Trung Quốc là đối tác mà Việt Nam
nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi với giá trị cao nhất, 24,06 tỷ USD,
tương đương với gần 30% tổng kim ngạch; theo sau là Hàn Quốc với 23,2 tỷ USD.
Với việc Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất về thiết bị, linh kiện điện tử cho
Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), được ký
kết ngày 29/11/2004 và có hiệu lực chính thức vào tháng 7/2005 có ý nghĩa quan
trọng đối với cả hai nước nói chung và doanh nghiệp của cả hai nước nói riêng, đặc
biệt là doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử. Cụ thể, cam kết cắt
giảm/xóa bỏ của Việt Nam dành cho thiết bị, linh kiện điện tử từ Trung Quốc theo
ACFTA đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ta tăng cường
nhập khẩu mặt hàng này từ nước bạn. Bên cạnh ưu đãi về thuế quan nhờ ACFTA,
2
khoảng cách địa lý gần gũi giữa hai quốc gia cũng góp phần thúc đẩy hoạt động trao
đổi hàng hóa của các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần AV Plus, hoạt động trong lĩnh
vực tư vấn, thi công lắp đặt thiết bị nghe nhìn audio visual tại Việt Nam, đang nhập
khẩu số lượng lớn các mặt hàng điện tử, thiết bị ngoại vi từ thị trường Trung Quốc.
Trong 05 năm gần đây, giá trị nhập khẩu trung bình thiết bị, linh kiện điện tử
ngoại vi từ Trung Quốc của Công ty chạm ngưỡng gần 8 tỷ VND/năm, tương đương
với xấp xỉ 25% tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi. Như
vậy, hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi của Công ty đã và đang
chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ACFTA. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
này, kết hợp với những lý luận tiếp thu được trong quá trình học tập và những tìm
hiểu thực tế tại Cơng ty trong thời gian qua, em lựa chọn đề tài “Tác động của Hiệp
định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) tới nhập khẩu thiết bị,
linh kiện điện tử, ngoại vi của Công ty cổ phần AV Plus” làm đề tài nghiên cứu
khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Những nghiên cứu, báo cáo về ảnh hưởng hay tác động của FTA đến hoạt
động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thể kể đến như:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thanh Nga, năm 2012, Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội với đề tài “Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác động
của chúng đối với Việt Nam”. Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu,… tác giả đã đưa ra sự phân tích so sánh
đối chiếu giữa các FTA như Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
(AKFTA), Hiệp đinh thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định
thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA),… Qua đó, tác giả đã rút ra được
những tác động cơ bản của các FTA này đến Việt Nam như: thúc đẩy tăng trưởng
xuất nhập khẩu hàng hóa; đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; tạo điều
kiện cải thiện cơ chế, chính sách của Việt Nam để tăng cường năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế.
Nghiên cứu "Khu vực mậu dịch tự do Asean - Trung Quốc: Một số đánh
giá bước đầu", PGS.TS Phạm Thái Quốc, Khoa Kinh tế quốc tế, Trường Đại học
3
Kinh tế, đăng trên Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội số 26 (2010). Bài viết
sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích quan hệ
thương mại Trung Quốc - ASEAN chủ yếu từ đầu những năm 2000 trở lại đây,
đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho
Việt Nam trong giải quyết một số tồn tại nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt
Nam - Trung Quốc.
Luận văn thạc sĩ: "Tác động của việc tham gia hiệp định thương mại tự do
đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam" của Nguyễn Văn Hồng, trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2015. Kết hợp các phương pháp nghiên
cứu gồm phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, luận văn nghiên cứu
và chỉ ra các tác động của các FTA (EVFTA, ACFTA, AKFTA,...) như: thúc đẩy
thương mại quốc tế, tăng cường hợp tác khu vực,... Đặc biệt, nhập khẩu của Việt
Nam, dưới tác động của các FTA “tăng mạnh” là do thu nhập tăng cộng với hiệu
ứng thu nhập từ tài sản tăng cũng việc cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng
tiêu dùng nhập khẩu.
Luận văn Thạc sĩ: “Tác động của khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung
Quốc tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc” của Nguyễn Hồng Thu, Trường
Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009). Bài nghiên cứu sử dụng phương
pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh đối chiếu và tổng hợp thực tiễn nhằm đánh
giá thực trạng quan hệ thương mại Việt - Trung qua những tác động của ACFTA:
tác động tĩnh (tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại); tác động động (gia
tăng cạnh tranh và mở rộng thị trường, thương mại gắn với đầu tư; tăng trưởng kinh
tế, tăng cường trao đổi kinh nghiệm hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung
Quốc); một số tác động khác (nhiều hiệp định được ký kết, nâng cao vai trò và vị
thế của Việt Nam trong ACFTA) và đưa ra những vấn đề còn tồn tại về thương mại
để đề xuất các giải pháp liên quan.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế đối ngoại: “Khu vực tự do ASEAN - Trung Quốc
và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung”, tác giả Nguyễn Văn
Thái, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008. Luận văn sử
dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, thống kê và so sánh để đánh
4
giá tác động của ACFTA đến mối quan hệ thương mại Việt - Trung. Tác động
được phân tích gồm: tăng cường thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung
Quốc, nhưng Việt Nam ngày càng nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc khiến cán
cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng; tác động tới thu hút đầu tư của Trung
Quốc vào Việt Nam. Qua đó luận văn đưa ra giải pháp: tăng cường quản lý Nhà
nước; xây dựng chiến lược phát triển thương mại Việt - Trung; tăng cường cơ sở
vật chất kỹ thuật.
Những cơng trình nêu trên nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản về
ACFTA, ảnh hưởng của ACFTA đến thương mại của các quốc gia thành viên (Việt
Nam và Trung Quốc) và đánh giá được thực trạng tác động của Hiệp định. Tuy
nhiên, chưa công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng của ACFTA đối với chiều hướng
nhập khẩu một hàng hóa cụ thể từ Trung Quốc của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng
thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi, một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ lực
của nước ta từ thị trường nước láng giềng đối với một mặt hàng cụ thể. Vì vậy, em
đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Hiệp định ACFTA tới nhập khẩu thiết bị, linh
kiện điện tử ngoại vi của Công ty cổ phần AV Plus” làm đề tài khóa luận để đóng
góp thêm vào những cơng trình nghiên cứu về tác động của ACFTA nói trên.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khóa luận được thực hiện với mục tiêu là:
Thứ nhất, khóa luận sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết về nhập khẩu, vai trò của
nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu và ảnh hưởng của FTA đến
hoạt động nhập khẩu hàng hóa (đặc biệt là mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử ngoại
vi) dựa trên những kiến thức về kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế đã tiếp thu
được trên giảng đường Trường Đại học Thương mại.
Thứ hai, khóa luận sẽ tìm hiểu về thực trạng ảnh hưởng của ACFTA tới hoạt
động nhập khẩu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ thị trường Trung
Quốc tại Công ty Cổ phần AV Plus.
Thứ ba, trên cơ sở thực trạng ảnh hưởng của ACFTA đến hoạt động nhập
khẩu thiết bị, linh kiện điện tử và ngoại vi từ thị trường Trung Quốc, khóa luận sẽ
5
đánh giá thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy
hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ thị trường Trung Quốc
của Công ty Cổ phần AV Plus dưới tác động của ACFTA.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của khóa luận có đối tượng nghiên cứu bao gồm:
Nội dung: Ảnh hưởng của ACFTA tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ thị
trường Trung Quốc.
Mặt hàng: thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi.
Chủ thể: Công ty cổ phần AV Plus.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Bài khóa luận có phạm vi nghiên cứu như sau:
Về phạm vi nội dung: Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của ACFTA tới hoạt
động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi.
Về phạm vi khơng gian: Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của ACFTA tới
hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc
của Cơng ty Cổ phần AV Plus. Vì vậy, tất cả số liệu và thông tin sử dụng trong bài
đều được thu thập tại các phịng ban trong Cơng ty Cổ phần AV Plus.
Về phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của
ACFTA tới hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường
Trung Quốc của Công ty Cổ phần AV Plus giai đoạn 2020 - 2022.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Bài Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập và sử dụng trong bài khóa luận gồm dữ liệu thứ cấp từ
báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo các mặt hàng nhập khẩu chi
tiết của Cơng ty Cổ phần AV Plus, … ngồi ra là các dữ liệu, thơng tin thu thập
được trong q trình trao đổi với nhân viên của Công ty để nghiên cứu về hoạt động
6
kinh doanh của Công ty, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa từ thị
trường nước ngồi, đặc biệt thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ thị trường Trung
Quốc cũng như đánh giá tác động của ACFTA đến việc nhập khẩu thiết bị, linh kiện
điện tử, ngoại vi từ Trung Quốc của Công ty trong chương 3. Bên cạnh đó, dữ liệu
về Hiệp định ACFTA được thu thập trên trang web của Trung tâm WTO để trình
bày cơ sở lý luận về ACFTA tại chương 2, đặc biệt là các quy định liên quan đến
việc nhập khẩu hàng hóa (thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi) từ Trung Quốc của
Việt Nam trong ACFTA.
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: Khóa luận sẽ đối chiếu, so sánh, phân tích các dữ liệu thu
được, từ đó rút ra các nhận định về sự thay đổi hay biến động về kim ngạch nhập khẩu
của các mặt hàng nhập khẩu, chất lượng mặt hàng nhập khẩu, đối tác nhập khẩu,... qua
các năm, để từ đó đánh giá được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của ACFTA tới nhập
khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc của Công ty CP AV
Plus ở chương 3 và đưa ra giải pháp thích hợp ở chương 4.
1.7 Kết cấu khóa luận
Ngồi phần phụ lục như lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, danh
mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu
thành 4 chương chính có nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA).
Chương 3: Thực trạng tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung
Quốc (ACFTA) tới hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị điện tử ngoại vi của
Công ty cổ phần AV Plus.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp thúc đẩy ảnh hưởng tích cực
và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA) đến nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị
trường trung quốc của công ty cổ phần AV Plus.
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI HÀNG HÓA ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA)
2.1 Cơ sở lý luận về nhập khẩu
2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu
Tại Điều 28, Luật Thương mại 2005, khái niệm nhập khẩu được quy định
theo pháp luật Việt Nam là: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa vào
lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam, được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Theo khái niệm được WTO quy định trong Công báo chính thức RM số
28/04 năm 2004: “Nhập khẩu có nghĩa là vận chuyển hoặc giao hàng hóa hoặc dịch
vụ từ bất kỳ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nước ngồi nào vào lãnh thổ của nước
Cộng hịa theo luật hải quan.”
Tóm lại, nhập khẩu được hiểu chung nhất là hoạt động bn bán và trao đổi
hàng hóa giữa các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm đưa hàng hóa vào nội địa
để phục vụ nhu cầu thị trường.
2.1.2 Các hình thức nhập khẩu
Nhập khẩu hàng hóa bao gồm các các hình thức phổ biến sau:
Nhập khẩu trực tiếp: ở hình thức này người mua và người bán trao đổi trực tiếp
với nhau. Để tiến tới ký kết hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải nghiên
cứu kỹ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trên thị trường nội địa, tính tốn đầy đủ các chi phí
đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả, đàm phán kỹ lưỡng về các điều kiện giao
dịch với bên xuất khẩu, thực hiện theo hành lang pháp lý quốc gia cũng như thơng lệ
quốc tế. Đặc điểm của hình thức này là cách thức tiến hành đơn giản. Tuy nhiên, bên
nhập khẩu phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiện
theo đúng hợp đồng và phải chịu nhiều rủi ro trong giao dịch hơn.
Nhập khẩu gián tiếp: hoạt động thương mại quốc tế này diễn ra khi một đơn
vị trung gian được thuê đứng tên tiến hành hoạt động nhập khẩu. Bên được ủy thác
có trách nhiệm cung cấp đủ thông tin giao dịch, thông tin đối tác, tham gia ký kết
hợp đồng và thực hiện thủ tục có liên quan đến hoạt động nhập khẩu. Đặc điểm
8
khác biệt của hình thức này với nhập khẩu trực tiếp là doanh nghiệp thực hiện
nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, khơng
phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng nhập, giá trị hàng nhập chỉ được tính vào kim
ngạch xuất nhập khẩu khơng được tính vào doanh thu.
Bn bán đối lưu: là phương thức giao dịch được sử dụng chủ yếu với các nước
đang phát triển. Đây là giao dịch hàng hóa, dịch vụ lấy hàng hóa, dịch vụ khác có trị giá
tương đương. Đặc điểm của hình thức này là nó cần một hợp đồng giao dịch có thể tiến
hành cả hai hoạt động xuất, nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu được tính vào cả kim
ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu trên hàng hoá nhập và hàng xuất.
Tạm nhập tái xuất: là hình thức doanh nghiệp tạm thời nhập khẩu hàng hóa vào
nội địa sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra nước ngồi. Hình thức này được thực
hiện với mục đích thu lợi nhuận, hưởng chênh lệch ngoại tệ giữa nhập và xuất khẩu.
Khi tiến hành hoạt động này, doanh nghiệp cần làm hai hợp đồng riêng biệt gồm: hợp
đồng mua hàng ký với đối tác nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với đối tác
nước nhập khẩu. Doanh nghiệp tái xuất được tính kim ngạch trên cả hàng tái xuất và
hàng nhập, doanh số tính trên giá trị hàng hố tái xuất do đó vẫn chịu thuế. Đặc biệt là
hàng hố khơng nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng từ
nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu theo hình thức chuyển khẩu, nhưng tiền phải do
người tái xuất trả cho người nhập khẩu và thu từ người nhập khẩu.
Nhập khẩu gia cơng: là hình thức mà bên nhận gia công sẽ nhập khẩu nguyên vật
liệu từ đối tác nước ngồi th gia cơng theo hợp đồng được ký kết. Đặc điểm của hình
thức này là: Quyền sở hữu hàng hố khơng thay đổi từ bên đặt gia cơng sang bên nhận
gia công (quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt –
có nghĩa là có các quyền bán, cho, đổi). Hoạt động này xuất hiện nhiều ở Việt Nam như
ngành dệt may, da giày nhận gia công của các đối tác ở Đài Loan, Trung Quốc.
2.1.3 Vai trò của nhập khẩu
Vai trò nhập khẩu đối với nền kinh tế
Quốc gia cần nhập khẩu hàng hóa từ những nguồn bên ngồi nhằm đảm bảo
cân đối kinh tế, phát triển ổn định bền vững khi mà tự quốc gia đó khơng thể sản
xuất hoặc sản xuất không đủ để cung cấp.
9
Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngồi kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước
giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng hóa và nhộn nhịp hơn. Khả năng tiêu dùng
và mức sống của người dân được cải thiện khi có nhiều sự lựa chọn từ chủng loại
hóa, nguồn gốc xuất xứ, giá cả lẫn chất lượng.
Tình trạng độc quyền, tự cung tự cấp sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho
người dân. Nhập khẩu hàng hóa tạo nên một thị trường năng động, tiến tới hợp tác
rộng rãi giữa các quốc gia, là cơ hội để phát huy lợi thế so sánh cơng bằng.
Nhập khẩu đóng vai trò giúp phát triển doanh nghiệp trong nước. Bởi khi
hàng ngoại nhập tạo nên sự cạnh tranh lớn với các mặt hàng trong nước, các doanh
nghiệp phải thay đổi với tình hình thực tế, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để
thu hút khách hàng.
Thông qua việc nhập khẩu, q trình chuyển giao cơng nghệ sẽ giúp kinh tế
các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển, không ngừng cải thiện. Việc nhập
khẩu giúp các nước này học hỏi, kế thừa nhanh chóng những cải tiến mới tạo nên sự
cân bằng về trình độ sản xuất giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giúp
các quốc gia đang phát triển tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian nghiên cứu phát
triển cơng nghệ.
Vai trị của nhập khẩu đối với doanh nghiệp
Thông qua hoạt động nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ các doanh nghiệp đổi mới
cải tiến công nghệ chất lượng dịch vụ sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội
địa,ua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm được việc làm.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quốc tế có sự giao lưu của
nhiều nền kinh tế khác nhau nên các doanh nghiệp nhập khẩu phải ln hồn thiện
và đổi mới cơng tác quản trị kinh doanh cho cán bộ cá nhân, từ đó nâng cao năng
lực chuyên môn của các nhân viên trong doanh nghiệp.
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa có vai trị làm tăng vị thế và uy tín của cơng
ty ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại cho phép
công ty xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cả về
chiều sâu lẫn chiều rộng.
10
Nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết giữa các chủ thể
trong và ngoài nước xuất phát từ lợi ích cả hai bên.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi
Hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi đang chịu sự tác
động bởi nhiều yếu tố, ta có thế chia các yếu tố này theo hai nhóm chính là yếu tố
bên ngồi và bên trong doanh nghiệp.
Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa hai đối tác xuất - nhập khẩu
Trung Quốc là quốc gia có giao thương lâu đời nhất với nước ta, do đó việc
nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia này dễ dàng hơn các nước khác, đối tác Trung
Quốc cũng nắm rõ về tình hình nước ta nên có thể đáp ứng hàng hóa đúng và đủ
theo yêu cầu.
Với thị trường Việt Nam, hàng hóa Trung Quốc từ lâu đã rất phổ biến. Kể từ
khi bình thường hóa quan hệ hai nước vào năm 1991 cho đến nay, mối quan hệ giữa
Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên gần gũi hơn, thể hiện rõ nhất qua việc
trao đổi, mua bán hàng hóa giữa hai nước. So với tổng kim ngạch nhập khẩu từ các
thị trường của Việt Nam, nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2019 chiếm 29,8%, năm
2020 chiếm 32%, năm 2021 chiếm 33,1%, cả năm 2022 chiếm 32,9%. Tỷ trọng có
chiều hướng tăng lên và lớn hơn nhiều so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống
(như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan,…).
Các mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi được Việt Nam ưu tiên nhập
khẩu từ Trung Quốc từ những năm 2000, khi Việt Nam đón nhận các làn sóng đầu
tư mảng sản xuất thiết bị, sản phẩm điện tử do các cơng ty, tập đồn trên thế giới
dẫn đầu. Trong năm 2022, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập
khẩu 117,95 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, chiếm tới 32,9% tỷ trọng nhập khẩu
hàng hóa năm 2022; nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim
ngạch nhập khẩu cả năm đạt 81,88 tỷ USD, trong đó thị phần của Trung Quốc
chiếm khoảng 29,3% .
11
Nguyên nhân chính là do mẫu mã hàng điện tử của Trung Quốc đa dạng, chất
lượng hàng tốt do nước bạn có nền cơng nghệ kỹ thuật hiện đại hơn nhiều so với
nước ta. Nếu so sánh với giá thì hàng hóa Trung Quốc sản xuất ln rẻ hơn các thị
trường khác mà vẫn đầy đủ chức năng và tương đương hiệu năng.
Yếu tố kinh tế: Một quốc gia có quy mô và tiềm năng tăng trưởng kinh tế càng
lớn, càng mở rộng cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, trong cả lĩnh vực đầu
tư và thương mại.
Phân tích qua về nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc, ta có thể thấy những
đánh giá tích cực. Về phía Việt Nam, nền kinh tế nước ta luôn được đánh giá cao cả
trước, trong và sau đại dịch COVID-19, mức GDP luôn đạt tăng trưởng dương và
vượt dự báo được quốc tế đưa ra. Những năm trở lại đây, Việt Nam luôn là điểm
đến, đối tác đầu tư tin cậy, được các cơng ty và tập đồn lớn chú ý. Cịn Trung Quốc
là một nước có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và luôn được đánh giá cao từ tất cả các
nước hay đối tác khác trên thế giới khi thể hiện một bộ mặt kinh tế phát triển: từ
năm 2013 đến năm 2021, nền kinh tế này tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng
năm 6,6%, cao hơn trung bình tồn cầu là 2,6%.
Ngồi những yếu tố chính về nền kinh tế ổn định và phát triển của hai quốc gia,
các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ Trung
Quốc cịn vì những lý do như:
Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật của Trung Quốc phát triển hơn Việt Nam, do đó
hàng hóa nhập khẩu đáp ứng được điều kiện cần thiết của các doanh nghiệp.
Giá cả các mặt hàng từ Trung Quốc luôn rẻ hơn các đối tác từ các quốc gia
khác, đây là yếu tố cạnh tranh nhất.
Do vị trí địa lý của Việt Nam và Trung Quốc có biên giới trên bộ và biển tiếp
giáp nhau nên hàng hóa Trung Quốc rất thuận lợi để nhập khẩu vào Việt
Nam với các cửa khẩu trải dài trên biên giới hai nước. Và đây là đối tác hợp
lý nhất khi các doanh nghiệp nhập khẩu muốn tiết kiệm chi phí vận chuyển
và rút ngắn thời gian nhập khẩu hàng hóa.
12
Bên cạnh đó, việc ký kết và thực thi ACFTA từ năm 2005 của Việt Nam đã
giúp cắt giảm và xóa bỏ hầu hết các dịng thuế liên quan đến nhập khẩu thiết bị, linh
kiện điện tử, ngoại vi. Kết quả là mặt hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc có giá cả
cạnh tranh hơn, khiến các doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên nhập khẩu từ Trung Quốc
và giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc luôn ở vị trí dẫn đầu trong những
năm gần đây.
Mơi trường chính trị, luật pháp
Để hoạt động nhập khẩu được diễn ra và diễn ra thuận lợi thì yếu tố về mơi
trường chính trị, luật pháp là yếu tố tác động trực tiếp đến. Hàng hóa được đưa ra
thị trường quốc tế phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu chất lượng, mẫu mã và hay doanh
nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ tuyệt đối quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
Đối với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi, Việt
Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như: Thông tư số 39/2018/TT-BCT quy
định về các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ nhập khẩu linh kiện điện tử, Thông tư số
36/2019/TT-BLĐTBXH để liệt kê danh mục các loại máy móc, thiết bị, vật tư và
chất có liên quan đến an tồn, vệ sinh lao động….
Một mơi trường chính trị ổn định và luật pháp được thực thi nghiêm túc và
thơng thống sẽ giúp hoạt động của nền kinh tế được thuận lợi cũng như hoạt động
nhập khẩu được tiến hành hiệu quả. Hệ thống cơng cụ chính sách của nhà nước
đang tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử.
Khoa học, công nghệ hiện đại
Đây là yếu tố quan trọng khi nó quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường
của các sản phẩm thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi. Khi khả năng phát triển công
nghệ của các nước xuất khẩu càng ngày càng nhanh chóng, lựa chọn nhập khẩu
hàng hóa của một quốc gia cũng đa dạng theo nhu cầu của từng phân khúc thị
trường trong nước. Do đó, nếu cơng nghệ của nước xuất khẩu trở nên cũ, lỗi thời,
các đối tác nhập khẩu sẽ loại bỏ dần và lựa chọn một đối tác xuất khẩu cung cấp
được thiết bị điện tử chất lượng, được cập nhật khoa học công nghệ mới và hiện đại
nhất. Do đó, điều cần thiết nhất đối với các nước sản xuất xuất khẩu thiết bị linh
13
kiện điện tử, ngoại vi là phải liên tục cập nhật các yếu tố khoa học công nghệ trên
thế giới để bắt kịp xu hướng phát triển và thu hút những đối tác mới.
Yếu tố bên trong doanh nghiệp
Năng lực tài chính
Một trong những điều kiện quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là nền tảng tài chính hay năng lực tài chính. Khả năng
huy động và quản lý nguồn vốn càng tốt, các dự án kinh doanh của doanh nghiệp
càng diễn ra thuận lợi và thành công. Đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết
bị, linh kiện điện tử, ngoại vị, đây là thành phẩm/sản phẩm trung gian có giá trị gia
tăng cao, giá thành cũng cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn để tham
gia. Bên cạnh đó, mặt hàng này địi hỏi sự cập nhật về cơng nghệ liên tục, nhờ sự
phát triển chóng mặt của khoa học và công nghệ hiện nay. Các công ty sản xuất đồ
điện tử liên tục cho ra đời nhiều sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ thế hệ hiện đại,
đáp ứng nhu cầu bắt kịp xu hướng công nghệ của người sử dụng. Các sản phẩm cũ,
vì thế, nhanh chóng trở nên lỗi thời và bị thay thế. Điều này khiến cho doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu đồ điện tử phải xoay vịng vốn nhanh chóng, nhằm mang về
những sản phẩm mới nhất, tiên tiến nhất cho khách hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực
Năng lực hay chất lượng của nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất, vì đây là
cơ sở cho những quyết định kinh doanh được đưa ra. Chất lượng nguồn nhân lực tốt
sẽ thúc đẩy kinh doanh và linh hoạt giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc.
Khi nguồn nhân lực của công ty được đào tạo tốt về chuyên môn như mảng kinh
doanh, bán hàng để tiếp thị và tư vấn cho khách hàng; mảng tìm kiếm và hợp tác
với các đối tác để nhập khẩu sản phẩm từ nước ngồi và kinh doanh bn bán tại thị
trường trong nước; mảng công nghệ kỹ thuật về các thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại
vi để đảm bảo nhập khẩu sản phẩm chất lượng, hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ
ngày càng được nâng cao, mang lại vị thế vững chắc cho công ty trong cả 2 thị
trường trong nước và quốc tế .
14
2.2 Tổng quan Hiệp định thương mại tự do ASEAN-TRUNG QUỐC (ACFTA)
2.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển
Ý tưởng về việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và
ASEAN xuất phát từ đề xuất của cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Cương Cơ tại Hội
nghị thượng đỉnh khơng chính thức ASEAN lần thứ tư tổ chức vào tháng 11 năm
2000. Trong năm này, Trung Quốc còn thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác và đưa ra
những hạng mục hợp tác cụ thể như khai thác sông Mê Kông xây dựng tuyến đường
sắt xuyên Á.
Đến năm 2001, những thỏa thuận này giữa Trung Quốc và ASEAN đã có
những bước tiến mới. Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của ASEAN thiết lập khu vực
khơng có vũ khí hạt nhân, xem xét ký kết Hiệp định hợp tác hữu nghị Đông Nam Á,
cam kết đầu tư 5 triệu USD để nạo vét sông Mê Kông và tài trợ 1/3 chi phí xây
dựng tuyến đường cao tốc Băng Cốc - Côn Minh. Đặc biệt, tại hội nghị giữa những
nhà lãnh đạo ASEAN Trung Quốc tổ chức vào 6/11/2001 tại Brunei, các nhà lãnh
đạo Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã đi đến nhất trí về việc thành lập Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc ( ACFTA) trong vịng 10 năm, đồng thời chính
thức ủy quyền cho các bộ trưởng và quan chức hai bên đàm phán về vấn đề này.
Những ngày ban đầu, ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về hợp tác kinh
tế toàn diện tháng 11/2002. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục đàm phán
và ký kết các Hiệp định thương mại hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp
định thương mại dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 7/2007), Hiệp định đầu tư (có hiệu
lực từ tháng 2/2010) nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung
Quốc. Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định
khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về hàng
hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016.
ASEAN và Trung Quốc đã phê chuẩn Nghị định thư nâng cấp ACFTA, có
hiệu lực từ tháng 5/2016, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi đối với Hiệp định thương
mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) bằng cách đơn giản hóa các quy tắc xuất
xứ, thủ tục hải quan, các biện pháp tạo thuận lợi trong thương mại hàng hóa.
15
2.2.2 Mục tiêu của Hiệp định ACFTA
Tăng cường hợp tác và mở rộng kinh tế, thương mại và đầu tư giữa
các nước trong ASEAN và Trung Quốc.
Tích cực tự do xúc tiến thương mại hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, tạo ra các
cơ chế đầu tư thơng thống, rõ ràng giữa các thành viên tham gia ACFTA.
Khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập thêm các biện pháp thích hợp cho hợp
tác kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước
thành viên ASEAN và tạo nhịp cầu giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
bên tham gia.
2.2.3 Nội dung của Hiệp định
Các cam kết quan trọng được ký kết giữa các bên liên quan đến nhập khẩu
thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi trong ACFTA bao gồm:
Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong ACFTA:
Lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam trong ACFTA tương đối nhất quán
về phạm vi và nguyên tắc cam kết trong các FTA khác mà Việt Nam tham gia.
Trong đó, nước ta cam kết loại bỏ thuế quan có lộ trình đối với khoảng 90% số
lượng dòng thuế. 10% số lượng dòng thuế cịn lại có lộ trình cam kết giảm thuế dài,
thậm chí khơng có cam kết giảm thuế xuống 0%.
Đối tượng bảo hộ của Việt Nam trong ACFTA cũng khá tương đồng với các
FTA khác. Các nhóm mặt hàng được bảo hộ mạnh nhất là trứng gia cầm, lá thuốc
lá, thuốc lá, xăng dầu, lốp ô tô, sắt thép xây dựng, các loại ô tô, xe máy nguyên
chiếc và phụ tùng. Những nhóm mặt hàng được bảo hộ với lộ trình dài hơn bao gồm
thực phẩm chế biến, đồ uống có cồn, một số chế phẩm dầu khí, xi măng, nhựa, sản
phẩm dệt, nhựa, phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc thiết bị. Đối với các mặt hàng
trong Danh mục NT, mức độ cam kết trong ACFTA có lộ trình khá chậm trong 5
năm đầu thực hiện. Thuế suất trung bình ACFTA trong giai đoạn từ 2005 đến 2010
hầu như tương đương với mức thuế MFN của Việt Nam. Từ năm 2010 đến 2015,
16
tốc độ giảm thuế diễn ra nhanh hơn. Từ năm 2015 trở đi, cam kết trong ACFTA của
nước ta hầu như tương đương với mức cam kết CEPT/AFTA.
Cụ thể, cho đến nay lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam như sau:
Từ 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 3691 dòng thuế về 0% và nâng số
dòng thuế đã cắt giảm về 0% là 7983 dòng, tập trung chủ yếu ở các mặt
hàng: chất dẻo, nguyên liệu và sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện
phụ tùng, nguyên vật liệu dệt may, da giầy.
Từ 1/1/2018, tiếp tục có thêm 588 dòng thuế được cắt giảm về 0% nâng tổng số
dịng thuế đã cắt giảm lên 8571 dịng, trong đó gồm các mặt hàng chế phẩm từ
thịt, chế phẩm từ rau quả, ngũ cốc, hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, giấy,...
Những dịng thuế duy trì thuế suất cao hoặc khơng cam kết bao gồm 456
dịng thuế như: trứng gia cầm, thuốc lá, động cơ, phương tiện ô tô, xe máy,
xăng dầu, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phịng.
Đến năm 2020, có khoảng 475 dịng thuế nhạy cảm được cắt giảm xuống 5%
gồm các sản phẩm sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao
su, gốm sứ, giấy, xi măng, nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế
phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; một số dòng xe tải và xe chuyên dụng.
17
Bảng 2.1 Lộ trình giảm thuế của Việt Nam theo danh mục hàng hóa thơng
thường từ 2005 - 2015
X = Thuế suất MFN Thuế suất ưu đãi trong ACFTA (không muộn hơn ngày 1
áp dụng
tháng 1)
2005
2006
2007
2008
2009
2011
2013
2015
X ≥ 60%
60
50
40
30
25
15
10
0
45% ≤ X < 60%
40
35
35
30
25
15
10
0
35% ≤ X < 45%
35
30
30
25
20
15
5
0
30% ≤ X < 35%
30
25
25
20
17
10
5
0
25% ≤ X < 30%
25
20
20
15
15
10
5
0
20% ≤ X < 25%
20
20
15
15
15
10
0-5
0
15% ≤X < 20%
15
15
10
10
10
5
0-5
0
10% ≤ X < 15%
10
10
10
10
8
5
0-5
0
7% ≤ X < 10%
7
7
7
7
5
5
0-5
0
5% ≤ X < 7%
5
5
5
5
5
5
0-5
0
X< 5%
Giữ nguyên
0
Nguồn: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc
18