Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,197 trang)

Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (19451960) Tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 1,197 trang )

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ
TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
I
1945 – 1960

1


2


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ

TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
I
1945 - 1960

XUẤT BẢN NĂM 2018
3


CHỈ ĐẠO NỘI DUNG
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HÀ GIANG


BAN BIÊN TẬP
1. Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Trưởng ban.
2. Đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn
phịng Tỉnh ủy - Phó ban.
3. Đồng chí Tơ Tun, Phó trưởng Ban Tun giáo Tỉnh ủy Phó ban.
4. Đồng chí Trần Xn Thủy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban
Nội chính Tỉnh ủy - Thành viên
5. Đồng chí Lưu Đình Phát, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh
ủy - Thành viên.
6. Đồng chí Phạm Đình Kiên, Phó chánh Văn phịng Tỉnh ủy
- Thành viên.
7. Đồng chí Nguyễn Thị Tố Oanh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
kiểm tra Tỉnh ủy - Thành viên.
8. Đồng chí Lù Thị Hà, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Thành viên.
9. Đồng chí Nguyễn Văn Lạng, nguyên Trưởng phịng Lý
luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tun giáo Tỉnh ủy Thành viên

4


LỜI GIỚI THIỆU
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập
đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt
Nam. Gần 90 năm qua, Đảng ta đã để lại khối lượng văn kiện đồ sộ,
phong phú, phản ánh sinh động cuộc đấu tranh cách mạng đầy gian
khổ, hy sinh, kiên cường, sáng tạo của nhân dân và các chiến sĩ
cộng sản, kết tinh nhiều giá trị lý luận, tư tưởng và kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn của Đảng và nhân dân.
Gắn liền với truyền thống hào hùng vẻ vang đó, ngày

25/12/1945 Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập. Hơn 70 năm
xây dựng, trưởng thành và phát triển, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân
dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần
đấu tranh cách mạng, bền lịng, vững chí, nêu cao ý chí tự lực tự
cường, tích cực thực hiện mọi nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; cuộc chiến tranh
bảo vệ biên giới phía Bắc và thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ tổ quốc; từng bước xây dựng tỉnh Hà Giang ngày
càng vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về
quốc phòng - an ninh, xứng đáng là “phên dậu” của Tổ quốc.
Nhằm làm sáng tỏ nhiều sự kiện, vấn đề lịch sử, phản ánh vai
trị, q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh phục vụ cho công tác tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận và công tác nghiên cứu, giảng dạy, tuyên
truyền, giáo dục lịch sử Đảng địa phương. Đồng thời kế thừa, tạo cơ
sở khoa học cho việc hoạch định những chủ trương, cơ chế của Đảng
bộ tỉnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã quyết định chỉ đạo việc biên
soạn Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang toàn tập.
Nhân dịp kỷ niệm 73 năm cách mạng tháng Tám, Quốc khánh
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2018)
và 127 năm ngày thành lập tỉnh Hà Giang (20/8/1891-20/8/2018),
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang trân trọng giới thiệu cuốn Văn
kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang toàn tập, tập I (1945-1960) đến các
cấp ủy Đảng, chính quyền và bạn đọc.
5


Nội dung cuốn văn kiện gồm 189 văn bản được sưu tầm, tổng
hợp và biên tập; tập trung phản ánh giai đoạn đầu của Đảng bộ tỉnh
khi mới được thành lập, đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc tích cực

tham gia q trình đấu tranh cách mạng, xố bỏ hủ tục lạc hậu,
kháng chiến kiến quốc; ra sức phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự
nghiệp giáo dục, xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, thực hiện
đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh
sinh; chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Triệu Tài Vinh

6


PHẦN THỨ NHẤT
Giai đoạn từ tháng 12/1945
đến tháng 4/1950

7


- Danh sách Ban Chấp hành lâm thời gồm 5 đảng viên:
1. Đồng chí: Hồng Quân
2. Đồng chí: Thanh Phong
3. Đồng chí: Huyền Quỷnh
4. Đồng chí: Trần Tùng
5. Đồng chí: Khải Ca
Các đồng chí này đều do Xứ ủy Bắc kỳ cử đến. Đồng chí
Hồng Quân được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời.
Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy


Đồng chí: Hồng Qn
Năm sinh: 1921
Q qn: Việt Trì, Phú Thọ
Bí thư: 1945 – 1947

Đồng chí: Lê Quang Hùng
Năm sinh:
Q qn:
Bí thư: 1947

Đồng chí Hồng Đức Thắng
Năm sinh:
Q qn:
Bí thư: 1947 - 1948

Đồng chí: Nguyễn Quang Phong
Năm sinh: 1914
Quê quán: Ý Yên, Nam Định
Bí thư: 1948-1950

8


NĂM 1948
CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TU, NGÀY 24/9/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về thành lập những Đại đội độc lập
----Để chuẩn bị cuộc đối phó với cuộc tấn cơng Thu - Đông của
địch. Tỉnh ủy nhận thấy cần phải củng cố và tăng cường các lực
lượng quân sự. Tỉnh ủy đồng ý với Tiểu đoàn ủy quyết nghị tổ chức

những bộ đội địa phương tức là những Đại đội độc lập.
Mục đích thành lập Đại đội độc lập là phịng khi chiến dịch
xảy tới để chống chiến thuật: Không tiền không hậu tuyến, chiến
tranh không mặt trận của địch.
Trong trường hợp ấy bộ đội ta vẫn bám lấy dân hoạt động đánh
sau lưng địch, phát triển chiến tranh nhân dân bằng cách gây phong
trào du kích địa phương, quấy rối địch, làm cho địch mỏi mệt, trong
khi chờ bộ đội chủ lực đến tiêu diệt địch.
Đại đội độc lập lại còn nhiệm vụ ngay từ bây giờ, phải họp
với Huyện ủy, các cán bộ và chi bộ làm cơng tác chính trị, gây cơ
sở bí mật, tích trữ lương thực, chuẩn bị những kho lương thực dấu
trong các lán, để cho dân làm vườn khơng nhà trống, huấn luyện và
dìu dắt du kích.
Ban Huyện ủy, các cán bộ địa phương có nhiệm vụ giúp đỡ,
công tác với cán bộ quân sự do Tiểu đoàn ủy phái đến để thành lập
bộ đội. Trong buổi đầu để có thể nắm vững được bộ đội, cũng như
để kích thích phong trào tham gia bộ đội của các đồng chí trong các
chi bộ địa phương nên xung phong tham gia bộ đội để thảo luận sự
phối hợp cơng tác qn sự và chính trị.
9


Trong những kỳ sinh hoạt của Chi bộ Đại đội độc lập, Huyện
ủy nên đến tham gia để tham gia ý kiến và hiểu rõ tình hình bộ đội.
Những đồng chí phụ trách Đại đội độc lập có năng lực, Huyện
ủy viên được tham gia Huyện ủy.
Huyện ủy có nhiệm vụ liên lạc và triệu tập các đồng chí phụ
trách Đại đội độc lập trong các kỳ sinh hoạt.
Các đồng chí: Để có thể kịp đối phó với cuộc tấn công Thu Đông này của địch, Tỉnh ủy mong các đồng chí phải sáng suốt và
thi hành Chỉ thị này được kịp thời.

T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong

10


CHỈ THỊ SỐ 53-CT/TU, NGÀY 27/9/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về vấn đề Hội đồn
----Vì thiếu cán bộ từ trước các cấp ủy chỉ cử những đồng chí
vào phụ trách Chính quyền hay Việt Minh có chịu trách nhiệm
Hội đồn.
Cũng có nơi hiện làm cơng tác Hội đồn và cơng tác chi bộ
(nhất là chi bộ cơng sở).
Ví dụ: Chi bộ Cảnh vệ, tự tiện điều động cán bộ. Công việc
này không thuộc phạm vi của chi bộ.
Hội nghị Ban Tỉnh ủy họp ngày 03-04-05/10/1948 quyết nghị
thành lập Hội đoàn Chính quyền và Việt Minh cấp tỉnh.
Để các Hội đồn thi hành đúng nhiệm vụ của mình vừa hiểu
rõ nguyên tắc tổ chức và liên lạc của Hội đoàn. Tỉnh ủy gửi các
đồng chí 2 bản sao số 26/CT-TU và 10 quyết nghị của Trung ương
để các đồng chí nghiên cứu kỹ lại.
Ngun về Hội đồn chính quyền có sự liên lạc như Chỉ thị số
22/CT-TU, ngày 10/8/1948 nói rõ cách thức.
Mong các đồng chí chú ý nghiên cứu để thi hành khỏi sai lạc.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong


11


CHỈ THỊ SỐ 45-CT/TU, NGÀY 15/10/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về việc chuẩn bị đối phó với giặc Pháp và Việt gian
----Năm ngối trong cuộc tấn cơng Thu - Đơng lên Việt Bắc, giặc
Pháp đã bị thất bại đau đớn. Rút kinh nghiệm năm ngối để sửa
soạn cuộc tấn cơng Thu - Đông năm nay, giặc Pháp đã tung rất
nhiều Việt gian lên Việt Bắc để thăm dò các cơ quan chỉ đạo kháng
chiến, căn cứ quân sự của ta.
Gần đây phi cơ Pháp đã oanh tạc trúng một vài nơi ở Tuyên
Quang và ngay tỉnh nhà (Trụ sở Ủy ban kháng chiến, tiểu đoàn
TBVM) đã bị bom phá, như vậy chứng tỏ Pháp đã tung một số Việt
gian lên tỉnh nhà để hoạt động cho chúng.
Để đối phó kịp thời và đề phòng bọn Việt gian, Tỉnh ủy ra Chỉ
thị như sau:
1. Hội đồn chính quyền thảo luận với ngành công an, tổ chức
một ngày quét Việt gian, căng lưới, khám xét những người tình
nghi trong các nhà trọ, các bến thuyền. Các trạm gác hỏi giấy
những người qua lại, bố trí thêm các trạm gác, hỏi giấy thơng hành.
2. Lập lại danh sách những người tình nghi, để khi chiến sự
lan tới sẽ cho đi xa vùng địch.
3. Các huyện phải thông tri cho các chi bộ chú trọng đến
những nơi tập trung đông người, những chợ búa, những làng mạc.
ĐỀ PHÒNG NỘI GIÁN
1. Trong các cơ quan chính quyền khơng có đồng chí ở trong
thì giao cho công an điều tra, theo dõi hành động các nhân viên
trong cơ quan. Những cơ quan nào có đồng chí thì giao trách nhiệm
cho chi ủy phải kiểm tra lại lý lịch của nhân viên và giao trách

nhiệm cho một đồng chí trong cơ quan đó để ý đến những hành
12


động khả nghi của các nhân viên trong cơ quan (Mỗi kỳ sinh hoạt
phải có báo cáo chi ủy).
2. Riêng về bộ đội phải có kế hoạch tỉ mỉ dựa theo kế hoạch
bên ngồi.
Các đồng chí: Ta phá được chiến dịch Thu - Đông của địch
năm nay, một phần lớn nếu ta phá được “chiến tranh do thám của
địch” các đồng chí phải coi việc thăm dị địch như một cơng tác
thường xun, hết sức bí mật cho cơ quan, mỗi khi đóng ở đâu
hay luân chuyển, dậy cho dân chúng ở xung quanh cách giữ bí
mật, hết sức tránh nói chuyện cơng tác ở những nơi đơng người
hay đi đường.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong

13


CHỈ THỊ SỐ 46-CT/TU, NGÀY 19/10/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về việc bổ khuyết một số vấn đề về phương diện
chính quyền Việt Minh và phương diện Hội
-----

Cuối Hội nghị Tỉnh ủy, mở đầu hồi tháng 6 quyết nghị bỏ
hình thức tiểu khu như: Khu Yên Minh, Bắc Mê, Quản Bạ… sau đó

các huyện theo đúng quyết nghị đã bãi bỏ. Nhưng về hình thức vận
dụng con dấu tiểu khu và về phương pháp làm việc vẫn theo như
cũ. Vì thế nên:
- Tiểu khu vẫn còn tự động giải quyết mọi vấn đề.
- Vẫn phải qua cấp khu nên sự liên lạc xã và huyện bị chậm
trễ, kém mật thiết và nhanh chóng.
Để bổ khuyết vào đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị
sau đây:
1. Về phương diện chính quyền và Việt Minh
a) Phải bỏ ngay không được dùng con dấu tiểu khu.
b) Cử một ủy viên kháng chiến hành chính huyện và một ủy
viên Huyện bộ Việt Minh xuống trực tiếp phụ trách và lãnh đạo các
xã, các làng giải quyết những cơng việc thường, cịn những việc
quan trọng phải mang về Ban huyện thảo luận.
c) Giúp đỡ các Ban xã về phương pháp làm việc để họ tự
động và làm việc liên lạc giữa xã và huyện được mật thiết và
nhanh chóng.
2. Về phương diện Hội
a) Nếu có hai ủy viên kháng chiến hành chính và đều là
đồng chí Hội, thì đồng chí cán bộ hay Bí thư chi bộ khu đó, dùng
danh nghĩa Hội để thảo luận với hai ủy viên kia cho các việc
được thống nhất.
14


b) Nếu hai ủy viên là Việt Minh thì đồng chí Bí thư chi bộ hay
cán bộ khu đó phải dùng danh nghĩa cán bộ để liên lạc được mật
thiết và hành động được thống nhất.
Để những hành động chủ trương giữa chính quyền Việt
Minh và hành động được thống nhất để củng cố được cấp xã cho

vững chắc.
Để giữa Ban huyện và Ban xã được mật thiết liên lạc tiến
hành mọi cơng việc cho nhanh chóng.
Các đồng chí phải thảo luận kỹ càng và thực hành cho đúng
bản Chỉ thị này.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong

15


CHỈ THỊ SỐ 47-CT/TU, NGÀY 24/10/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về vấn đề địch vận
----Sau cuộc tấn công Việt Bắc thứ nhất gần đây quân sự của địch
rất thiệt nhiều. Để lấp lỗ hổng ấy địch đã dùng Chính phủ bù nhìn
để lợi ích cho chúng. Giặc Pháp rất tham, chúng dùng chính sách
“dùng người Việt hại người Việt”.
Ngay ở Hà Giang tại mặt trận Hồng Su Phì, n Minh, địch đã
dùng người Mèo, Mán, Nùng để đánh ta. Những người này một số
đông bị địch ép phải cầm súng bắn ta, nếu ta biết cách tuyên truyền
họ. Họ sẽ trở về hàng ngũ ta, quay mũi súng bắn vào đầu địch.
Nhận định thấy sự quan trọng công tác địch vận trong hoàn
cảnh tỉnh nhà. Ban Thường vụ ra Chỉ thị sau đây:
1. Các huyện ủy phải họp với các cán bộ hoạt động ở vùng
gần địch để thảo kế hoạch địch vận, phải căn cứ vào hoàn cảnh thực
tại của địa phương, từng giống người để bầy ra phương pháp cho
sát thực.
Kinh nghiệm một vài nơi các đồng chí đã dùng phương pháp

“mắt giáo” đã có kết quả lợi dụng quần chúng tốt của mình trong
vùng địch để tuyên truyền lính địch.
2. Những kinh nghiệm tuyên truyền địch các nơi phải báo cáo
về Tỉnh ủy, để đúc thành một bài huấn luyện cho cán bộ và để phổ
biến xuống các huyện.
Đồng thời cũng phải báo cáo những hình thức và phương
pháp tuyên truyền của địch để Tỉnh ủy kịp thời đối phó.
Các đồng chí:
Phá tan mưu mơ thâm độc của giặc dùng người Việt hại người
Việt “là một nhiệm vụ khẩn cấp trong lúc này. Mong các đồng chí
chú ý thi hành”.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong
16


CHỈ THỊ SỐ 48-CT/TU, NGÀY 24/10/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về vụ gặt sắp tới
-----

Trong Chỉ thị số 101-KU/CT, Tỉnh ủy đã gửi xuống các cấp
bộ ngày 15/10/1948, Liên khu đã vạch rõ, tỉ mỉ nhiệm vụ của các
cấp bộ “về vụ gặt sắp tới”.
Các cấp bộ có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ để thi hành ngay cho
kịp thời, đồng thời Ban Thường vụ Tỉnh ủy bổ khuyết thêm:
Những nơi gần địch chiếm đóng như Thanh Thủy và Lao Chải
lúa đang chín mà dân ở vùng đó hiện nay bị địch giam giữ trong
vùng địch chiếm đóng khơng có thể về để gặt được. Ban Huyện ủy

phải ra Chỉ thị cho chi bộ địa phương hô hào dân chúng vùng lân
cận phối hợp với dân quân gặt giúp.
Số thóc gặt được phải giao cho Ủy ban xã địa phương (Có
biên bản hẳn hoi) để cất giấu đi cẩn thận, khi dân chúng ở nơi đó về
thì trao trả lại.
Khi thóc đã giấu kỹ các chi bộ cũng phải xem xét chỗ để thóc
có được chu đáo khơng, sợ sau này bị hao hụt, mục nát sẽ bị dân
chúng nghi ngờ lấy của họ.
Mong các đồng chí chú ý thi hành Chỉ thị này cho chu đáo và
kịp thời.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong

17


CHỈ THỊ SỐ 49-CT/TU, NGÀY 24/10/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về vấn đề phá đồn Quản Bạ và Na Cho Cai
----Để phá kế hoạch tấn công Thu - Đông của giặc Pháp, trong
việc kiểm điểm lại công tác phá hoại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn
nhận thấy, hiện nay còn đồn: Quản Bạ và Na Cho Cai chưa phá.
Hai đồn này xây bằng đá rất kiên cố, dựng trên một địa thế rất
lợi, nên địch chiếm được, địch có thể kiểm sốt được rất xa, như
vậy có hại cho sự hoạt động của du kích.
Muốn phá hai đồn trên, Huyện ủy Vị Xuyên phải ra Chỉ thị
cho chi bộ Quản Bạ, khi có lệnh của Ủy ban kháng chiến tỉnh thì hơ
hào cổ động dân chúng để phá cho chóng.
Mong các đồng chí thi hành Chỉ thị này cho kịp thời.

T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong

18


CHỈ THỊ SỐ 50-CT/TU, NGÀY 24/10/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về vấn đề động viên tinh thần nhân dân phá
kế hoạch tấn công Thu - Đông của địch
-----

Căn cứ vào sự hoạt động của địch gần đây, trận tấn công Thu
- Đơng của địch năm nay sẽ ác liệt hơn.
Tính chất của đồng bào miền núi vì chưa quen với chiến tranh
nên rất có thể bị hoang mang như một vài nơi khi bắt đầu cuộc tấn
cơng năm ngối.
Để tránh tâm lý lạc quan của dân chúng cho rằng: Năm ngối
địch khơng đánh Hà Giang vì rừng núi hiểm trở, năm nay địch sẽ
không đánh.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị như sau:
Ngay từ bây giờ Huyện ủy phải đặt kế hoạch tỉ mỉ cho các chi
bộ động viên tinh thần dân chúng cho kịp thời.
1. Hãy nói rõ cho dân chúng biết: Mặc dầu năm ngoái địch
thất bại ở Việt Bắc nhưng sức địch chưa phải là kiệt quệ, địch rất có
thể đánh lên Hà Giang để thực hiện nhiệm vụ bao vây biên giới.
2. Muốn thắng địch, muốn đưa cuộc kháng chiến tới cuộc
thắng lợi, toàn dân phải tích cực tham gia kháng chiến, phá kế
hoạch tấn công “Thu - Đông của địch năm nay”.

a) Tham gia vào các tổ dân quân du kích, bộ đội địa phương,
gắng công luyện tập quân sự để khi địch đến là đánh.
b) Nhà nào, người nào cũng cần phải sắp sẵn một thứ vũ khí
rồi để khi địch đến đã có đủ phương tiện để giết địch, chuẩn bị là
vườn không, nhà trống khi địch đánh đến làm cho địch khơng có
ăn, khơng chỗ trú thân.
c) Làm sẵn lán để khi gặt xong có thể cất giấu được ngay và
khi địch tới để có thể có chỗ tạm trú ẩn.
e) Giúp bộ đội trong khi tác chiến.
19


f) Giữ bí mật cho các cơ quan, thấy những kẻ phá hoại cuộc
kháng chiến phải báo ngay cho bộ đội và công an hay nhà chức
trách địa phương truy nã ngay.
Trên đây là những điểm chính trong việc động viên dân chúng
phá kế hoạch Thu - Đơng.
Các đồng chí nghiên cứu kỹ càng Chỉ thị này để đặt một kế
hoạch tỉ mỉ và sát với địa phương các đồng chí.
Kế hoạch càng cụ thể và tinh vi bao nhiêu thì sự chuẩn bị của
chúng ta càng chắc chắn thêm bao nhiêu và phần thắng lợi nhất
định sẽ về ta.
Mong các đồng chí nỗ lực thi hành Chỉ thị này.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong

20



CHỈ THỊ SỐ 51-CT/TU, NGÀY 24/10/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về vấn đề phân phát, sử dụng muối
----Ở Hà Giang vì hồn cảnh thiếu thực phẩm, đường giao thơng
khó khăn, nên muối là mạch máu của đồng bào trên này.
Cũng vì vậy muối đã trở thành một lợi khí giúp ta khơng nhỏ
trong cơng tác chính trị: Giữ vững tinh thần đồn kết và trung thành
với Chính phủ của các dân tộc miền núi.
Nhận định như vậy nên liên Khu ủy đã ra Chỉ thị số 17- CT/
KU và 26-CT/KU vạch rõ chính sách đối với vấn đề muối. Những
Chỉ thị này, sau khi nhận được Tỉnh ủy đã sao lục gửi Hội đồn
chính quyền để thảo luận kế hoạch thi hành.
Kể từ ngày ấy, việc tổ chức bán muối vẫn chưa tích cực thi
hành, việc kiểm sốt muối, ngành chuyên chịu trách nhiệm cũng lo
là các con buôn tự do hồnh hành tệ hại hơn, có một vài cơ quan vì
mối lời nhỏ trước mắt quên cả nguy hại về sau đem muối lên một
vài đơn lẻ buôn bán, đổi trác với Thổ ty.
Gần đây Liên Khu ủy 10 đã phê bình Hà Giang về sự chưa thi
hành Chỉ thị “về vấn đề muối”.
Hội nghị Ban Thường vụ họp ngày 03-04-05/10/1948 đã
quyết nghị:
1. Về việc phát muối: Ủy ban kháng chiến tỉnh sẽ chịu trách
nhiệm về việc phân phát muối, đặt ở mỗi huyện từ 2 đến 3 tùy theo
tình hình địa dư của mỗi huyện.
Mỗi huyện đặt một ban, luân chuyển các trạm trong huyện để
bán muối cho dân.
- Kỳ hạn bán ở từng trạm, giá muối tùy giá mua (Cộng với
tiền vận tải, hao hụt từ chỗ mua đến chỗ bán).
Ủy ban kháng chiến huyện phải thông tri cho các Ủy ban xã
để báo cho dân chúng đến mua, mỗi trạm bán muối cũng phải yết

thị rõ ràng ngày bán muối và giá muối.
21


Ủy ban kháng chiến tỉnh sẽ định xuất muối bán cho người lớn
và trẻ con trong một tháng.
In các, mua muối bán cho dân, lưu hành muối phải có giấy
phép của Ủy ban kháng chiến tỉnh cấp.
2. Việc sử dụng muối: Ủy ban kháng chiến tỉnh có quyền
dùng muối để thưởng cho những người đã chiếm giải về mọi mặt
trong cuộc thi đua.
Những đơn vị du kích giết được nhiều giặc, diệt được nhiều
ngụy binh, cướp được nhiều vũ khí, tài liệu của địch.
Những Ủy ban xã đã cố gắng hoạt động trừ được nhiều nạn
mù chữ.
Phần thưởng sẽ cho Ủy ban kháng chiến tỉnh ấn định, tùy theo
việc làm của từng người.
3. Việc soát và bao vây muối: Hội đồn Chính quyền chịu
trách nhiệm thảo luận với ngành chun môn (Công an; Công an
võ trang; Dân quân) đặt những trạm gác kiểm sốt việc bn muối.
Phải cương quyết bao vây bắt và thẳng tay trừng phạt bọn con
buôn vụ lợi, dùng muối để bn bán, đổi hàng hóa với Tàu.
Nhiệm vụ của Huyện ủy:
Các huyện ủy phải ra Chỉ thị cho các chi bộ, để giải thích rõ
ràng cho dân chúng hiểu chính sách của Chính phủ có mục đích là
để giành và trữ một số muối để đủ dùng trong thời kháng chiến và
để dân khỏi phải mua đắt.
Các chi bộ có nhiệm vụ tuyên truyền trong dân chúng, cổ
động, thi đua... dân qn, du kích lập cơng để đoạt được phần
thưởng muối.

Khi có thế mạnh gửi về huyện, Ban huyện ủy ra Chỉ thị cho
các chi bộ giúp đỡ các Chủ tịch xã trong việc muối.
Một lần nữa Ban Thường vụ nhắc lại: Chính sách dùng muối
là một chính sách rất quan trọng, trong cơng tác vận động công tác
miền núi, hơn nữa để giữ vững tinh thần kháng chiến và đoàn kết
của đồng bào miền núi, mong các đồng chí nghiên cứu kỹ và thi
hành một cách tích cực và chu đáo.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong
22


CHỈ THỊ SỐ 52-CT/TU, NGÀY 27/10/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về việc đưa các đồng chí vào du kích tập trung
-----

Hội nghị Tỉnh ủy họp ngày 03-04-05/10/1948, quyết nghị Ủy
ban kháng chiến tỉnh và Tỉnh đội bộ dân quân tập trung một số du
kích ở những vùng xung yếu, đồng thời cũng là một dịp tốt để huấn
luyện thêm cho du kích (Sẽ có thơng tri của Ủy ban kháng chiến tỉnh
và Tỉnh đội bộ dân quân). Muốn nắm vững du kích, thúc đẩy phong
trào du kích tỉnh để thi hành chiến tranh nhân dân. Ban Thường vụ
Tỉnh ủy ra Chỉ thị sau đây:
Các huyện ủy phải ra Chỉ thị cho các chi bộ.
1. Phải cử đồng chí vào tổ chức du kích để nắm vững lấy du
kích địa phương.
2. Ở những nơi có du kích tập trung Chi bộ ở nơi đó phải chịu
trách nhiệm nắm lấy và khi có chiến sự lan tới Chi bộ phải dự kiến

du kích tác chiến.
Muốn thực hiện điều thứ 2 nói trên, các đồng chí phải ngay từ
bây giờ đưa các đồng chí vào hoặc phải phát triển Hội ở trong số du
kích tập trung.
Các đồng chí đẩy mạnh phong trào du kích và nắm vững lấy du
kích là một nhiệm vụ cần kíp của chúng ta trong lúc này.
Vậy các đồng chí chú ý thi hành ngay.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong

23


CHỈ THỊ SỐ 59-CT/TU, NGÀY 11/11/1948
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về vấn đề phịng nội gián
-----

Gần đây có một vài việc khả nghi đã tỏ rõ sự hoạt động ráo
riết của bọn Việt gian, như việc dấu hiệu “Cành lá cài vào chiếc que
“cắm” gần Ủy ban kháng chiến hành chính và trên con đường Bản
Lập, Bắc Ngàn” (Thơng tri ngày 09/11/1948), nhất là căn cứ vào
những tài liệu điều tra được Liên Khu ủy 10 cũng như ở các Liên
khu khác thì có một số gián điệp của địch đã chui vào các cơ quan
chính quyền chun mơn, các đoàn thể quần chúng, Việt Minh,
Liên việt, các đơn vị bộ đội, du kích, tân binh của ta và có nơi
chúng lên được cả hàng ngũ Hội để dò xét tin tức và tìm cánh hãm
hại những cán bộ của ta.
Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là vì ta đã không cẩn thận trong

việc dùng người, thiếu người chuyên mơn thì gặp ai cũng thu nạp.
Có khi vì sự thiếu kiểm sốt, hoặc vì tính lơ là của những người có
trách nhiệm khơng chịu chú ý tìm hiểu tính nết, tư cách, lai lịch của
những nhân viên thuộc quyền mình.
Giờ đặt trong tình thế gấp rút, chuẩn bị chống chiến dịch Thu
- Đơng, để đề phịng những tay sai lợi hại của địch trà trộn trong
hàng ngũ chúng ta, để kiểm sát ngặt ngẽo bọn bán nước hại dân,
chuyên nghề liếm gót giặc. Ban Thường vụ Tỉnh ủy vạch ra đây
những khuyết điểm chính để các đồng chí chú ý thi hành, tăng gia
cơng tác điều tra, kiểm sốt và triệt để thi hành nguyên tắc bí mật:
1. Các đồng chí phụ trách các cơ quan, các đồn thể phải tuyệt
đối giữ bí mật, ai làm việc gì, ở bộ phận nào chỉ được biết phần ấy,
khơng được tị mị xem những cơng việc của người khác, cũng như
khơng được vui câu chuyện kể những việc bí mật ở bộ phận mình.
2. Các đồng chí phụ trách các cơ quan, các đoàn thể phải biết
rõ lý lịch của nhân viên (Hạnh kiểm, tính tình, gia đình, q qn
24


v.v...). Mỗi khi lấy một người vào giúp việc bất cứ ở một cơ quan
nào phải điều tra rõ, nếu khơng biết chắc chắn thì khơng được
thấu nhận.
3. Phải đề cao sự kiểm soát và tự chịu trách nhiệm những
hành vi hàng ngày của nhau: Sự đi lại giao thiệp, tiêu pha… giải
thích cho ai nấy đều có tinh thần, trách nhiệm và hiểu biết, nếu một
người làm lộ thì cả cơ quan phải liên đới chịu trách nhiệm và mang
tiếng lây.
4. Phải hết sức giữ bí mật, biết tránh chỗ nghi ngờ lẫn nhau
có thể xảy ra trong nội bộ, hơn nữa tụi phản động có thể biết
trước đề phịng.

Các đồng chí:
Việc đề phịng nội gián cũng như việc giữ nguyên tắc bí mật.
Tỉnh ủy đã nhắc nhiều lần, nhưng nói chung các nơi chưa thi hành
được triệt để.
Để bổ khuyết vào chỗ sơ suất quan trọng đó, các đồng chí cần
phải thảo luận kỹ lưỡng đặt kế hoạch phịng gian sát với hồn cảnh
thực tại của địa phương mình, để có thể thu được những kết quả mà
bản Chỉ thị này mong muốn.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Nguyễn Quang Phong

25


×