Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG bộ TỈNH hà NAM LÃNH đạo xây DỰNG nền văn hóa TIÊN TIẾN đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.46 KB, 99 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Ban Chấp hành Trung ương

BCHTW

Chính trị Quốc gia

CTQG

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNH, HĐH

Mặt trận Tổ quốc

MTTQ

Nhà xuất bản

Nxb

Uỷ ban nhân dân


UBND


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG

3

BỘ TỈNH HÀ NAM XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ
TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TỪ
12

1.1.

NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
Yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây

12

1.2.

dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản

34

1.3.


sắc dân tộc của Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về xây dựng văn

hóa tiên tiến đậm đà bẳn sắc dân tộc
Chương 2 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
2.1.
Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng

43
54

nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1997-2010)
Một số kinh nghiệm

2.2.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

54
65
78
80
87

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình trong quá trình lịch sử.
Văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và
đóng vai trò điều tiết xã hội. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể
hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của nhân loại nói chung và
của từng quốc gia, dân tộc nói riêng; là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất
trong quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội và tự
nhiên. Đó là trình độ nhân bản đích thực của con người, được đo bằng giá trị
phổ quát: chân, thiện, mỹ.
Quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhân
dân Việt Nam đã xây nên một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc đân tộc, trong đó chủ nghĩa yêu nước và ý chí độc lập dân tộc là
nền tảng cốt lõi, được vun đắp suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ
nước. Sức mạnh bản sắc văn hóa đã góp phần to lớn để dân tộc Việt
Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc mà không
bị đồng hóa.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cục diện thế giới diễn biến nhanh chóng,
quan hệ quốc tế có sự điều chỉnh sâu sắc, hội nhập giữa các quốc gia, dân tộc
ngày càng sâu rộng. Vị trí, vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế- xã
hội càng nổi bật; ảnh hưởng của văn hóa ngày càng rộng rãi và sâu sắc. Phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc đã trở thành chủ đề nóng hổi được quan tâm rộng
rãi trên phạm vi toàn thế giới, các nước đều đề ra và thực thi chiến lược phát
triển văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, quá trình đó
cũng sẽ là hệ lụy mà dân tộc này có thể bị hòa tan, hay trở thành cái bóng của
dân tộc khác, tức là đánh mất bản thân mình và đánh mất sức mạnh vốn có
của chính dân tộc mình.

3



Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu
tranh kiên cường trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước cả cộng đồng, dân
tộc qua nhiều thế hệ. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách,
bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm xây dựng nền
văn hoá đặc sắc, trong đó độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nền
tảng cốt lõi của nền văn hoá Việt Nam.
Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá mở rộng hợp tác quốc tế, chúng ta đang có nhiều thuận lợi cho
phát triển đất nước và dân tộc, song cũng đang phải đối đầu với nhiều nguy cơ
thách thức, mà một trong những nguy cơ đó là sự mai một giá trị truyền thống
và bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc là vấn đề chiến lược cơ bản lâu dài có tính cấp thiết và quyết định sự tồn
vong của dân tộc.
Cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc, Hà Nam là một tỉnh có
truyền thống văn hoá lâu đời, yêu nước và cách mạng, là vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng và bán sơn địa đã tạo ra bản sắc riêng của người Hà
Nam; đức quả cảm, trí thông minh và hiếu học; cần cù và sáng tạo trong lao
động; giàu nghị lực. Hà Nam là quê hương của những nhà văn, nhà thơ nổi
tiếng như Nguyễn Khuyến, Nam Cao… Với truyền thống lịch sử văn hoá đó,
người Hà Nam ngày nay tự hào, tự tin cùng với Nhân dân cả nước vững bước
đi lên con đường đổi mới xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Từ đó,
xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nội
dung quan trọng mà Nhân dân Hà Nam đã và đang phấn đấu xây dựng.
Quán triệt chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã xác định xây dựng và phát triển
văn hoá là một chủ trương chiến lược trong thời kỳ mới; là nhân tố quan
trọng, góp phần tạo nên sự ổn định về tư tưởng, chính trị, xã hội và thúc đẩy

4



kinh tế – xã hội phát triển. Mặt khác, xây dựng và phát triển nền văn hoá còn
góp phần khắc phục những nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của văn
hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước.
Từ những lý do và ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hà Nam
lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm
1997 đến năm 2010” làm luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về văn
hoá, về vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển văn hoá, xã hội ở
phạm vi toàn quốc cũng như ở địa phương. Trong số những công trình nghiên
cứu văn hoá đã công bố, có thể khái quát trình bày các nhóm cơ bản sau:
Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam có:
Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993), “Bảo tồn di tích lịch sử
văn hóa”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Bộ Văn hoá Thông tin (1999)
“Phát huy bản sắc văn hoá trong bối cảnh công nghiệp hoá đất nước” của,
Nxb Bộ Văn hoá Thông tin. Hoàng Vinh (1997), “Một số vấn đề bảo tồn và
phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trung tâm
khoa học xã hội nhân văn quốc gia ( 2001), “50 năm đề cương văn hoá Việt
Nam”, Nxb CTQG; Bộ Văn hoá thông tin (2003 ) “60 năm công tác văn hoá,
thông tin cơ sở”, Nxb CTQG. Hoàng Vinh (1996), “Một số lý luận văn hóa
Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trần Quốc
Vượng (2003), “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm”, Nxb Văn học, Hà
Nội. Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên) (2008), “Bảo tồn di tích lịch sử - văn
hóa” (Giáo trình dành cho sinh viên Đại học và Cao đẳng ngành Bảo tàng),
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Nguyễn Khoa Điềm (2002), “Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nxb Văn


5


hóa – Thông tin, Hà Nội. Trịnh Thị Hòa (2009), “Bảo tồn và phát huy giá trị di
tích trong bối cảnh hội nhập và phát triển’, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2 .
Nguyễn Quốc Hùng (2008), “Vai trò của di sản văn hóa trong sự phát triển ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2; Lưu Trần Tiêu (2011), “Mấy
vấn đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa”, Tạp chí Di sản
văn hóa, số 3; Hoàng Tuấn Anh (2009), “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa – cơ hội mới, thách thức mới”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3; Đoàn Bá Cử
(2009), “Làm gì để nâng cao chất lượng tu bổ, bảo tồn, tồn tạo di tích lịch sử văn
hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3.
Trịnh Đức Thành (2001), “Bảo tồn văn hoá dân tộc trước xu thế hội
nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản số 21; Nguyễn Công Thái (2004), “Văn hoá
trong xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Giáo
dục lý luận, Số 6; Mai Thị Hạnh (2005), “Sự cần thiết phải xây dựng thiết kế
văn hoá”, Tạp chí Cộng sản số 18; Đoàn Bá Cử ( 2011), “Công tác tu bổ di
tích – thực tiễn và quản lý nhà nước”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2; Đặng
Văn Bài (2006), “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa là hoạt động có
tính đặc thù chuyên ngành”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2; Luật di sản văn
hóa Việt Nam và Nghị định ban hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2005; Phan Ngọc (2004), “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nxb Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội; Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung
năm 2009, Nxb Lao động, Hà Nội, 2009; Hà Văn Tấn (2005), “Bảo vệ di
tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4; Lê Thành Vinh (2005),
“Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng của phát triển bền vững”, Tạp chí Di
sản văn hóa, số 41; Trần Quốc Vượng (2003), “Văn hóa Việt Nam tìm tòi
và suy ngẫm”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trịnh Thị Hòa ( 2009), “Vài suy nghĩ

về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam trong gần 6
thế kỷ qua”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2.

6


Các công trình nghiên cứu đã khái quát những vấn đề cơ bản trong quá
xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong những năm đất nước đổi mới. Đây là cơ
sở khoa học cho chúng ta tiếp tục phát phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là tư liệu có giá trị
trong quá trình nghiên cứu các đề tài khoa học về văn hóa Việt Nam.
Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về xây dựng nền văn hóa các
vùng miền, địa phương:
Cao Văn Thanh (chủ biên) (2004), Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền
thống của người Thái vùng núi Bắc Trung bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Ngô Bá Thịnh (2003), Tìm hiểu Luật tục các tộc người Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội ; Hoàng Văn Tuyến (1997), Kế thừa và phát
huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay, Luận văn thạc sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đề tài đã đi vào khai
thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số;
văn hóa của dân tộc Thái ở Việt Nam. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở việc tìm
hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Thái (nói chung),
người Thái ở Tây Bắc (nói riêng) nhằm giới thiệu về người Thái những nét
đặc sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Thái. Công trình của tác giả
cũng đề cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Thái, nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung mang tính định hướng,
chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ Lịch sử, chưa bàn
nhiều tới vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Lê Văn Hòa (2003), Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân
tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Luận văn

thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã khẳng
định sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy nền văn hóa nói chung và giá trị
văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai nói riêng trong điều kiện kinh tế
thị trường, tác giả đã đưa ra được những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy giá

7


trị văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Gia lai. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
mới chỉ tập trung luận giải về lý luận, chưa đi sâu phân tích làm rõ nguyên
nhân, thực trạng và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Văn hóa và sự phát triển kinh tế- xã hội (1994), Chương trình KHCN
cấp Nhà nước KX - 01- 06, Hà Nội. Công trình khoa học nghiên cứu về văn
hóa và sự phát triển kinh tế- xã hội rất cơ bản và hệ thống, đã tập trung phân
tích làm sáng tỏ vai trò của văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Công trình khoa học đã thống kê, cung cấp một hệ
thống số liệu khách quan, chính xác và đã đề xuất những nhóm giải pháp cơ
bản nhằm giải quyết mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội
trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, phạm vi của công trình khoa học chỉ
giới hạn giải quyết mối quan hệ văn hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy, chưa nghiên cứu sâu về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với việc
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là nguồn tài liệu tham khảo để bổ
sung, kiểm chứng và đối chiếu những tài liệu mà tác giả sử dụng trong luận
văn. “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới 1986 – 2001” của Mai Văn
Khoảng, 2002; “Đảng bộ tỉnh Nam Định xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc từ năm 1997 – 2006” của Nguyễn Khánh Điệp 2007...
Đây là những công trình nghiên cứu văn hóa trong một số vùng miền và
địa phương trong cả nước, đã toát nên tính đa dạng, phong phú và thống nhất

của văn hóa Việt Nam, là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học trong xây dựng
và phát huy bản sắc văn hóa từng vùng miền, cũng như của từng địa phương.
Nhóm : Các công trình nghiên cứu về xây dựng nền văn hóa của tỉnh
Hà Nam:
Đoàn Bá Cử, “Nhận diện tính đặc thù trong tu bổ di tích”, Tạp chí Di sản
văn hóa, số 01-2002; Từ Mạnh Lương, “Cần thiết phải có chính sách đãi ngộ người

8


trực tiếp quản lý di tích lịch sử - văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 01-2002;
Nguyễn Quốc Hùng, “Một số suy nghĩ về tình hình thực hiện các dự án bảo tồn, tu
bổ di tích ở nước ta trong thời gian qua”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 01-2002;
Đặng Văn Bài, “Một số ý kiến về mục tiêu chống xuống cấp, tôn tạo di tích”, Tạp
chí Di sản văn hóa, số 01-2002; Trương Quốc Bình, “Những vấn đề cơ bản về Luật
Di sản văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 01-2002; Ngô Xuân Các (Chủ biên),
(2005) “Văn hoá Hà Nam trong thời kỳ đổi mới”; Đàm Thị Mai (chủ biên),
"Những giá trị văn hoá tinh hoa đặc sắc Hà Nam”, Nxb Hội nhà văn, HN 2001;
“Lê Đức Đông (chủ biên) (1999), “Xây dựng thiết kế làng văn hoá của tỉnh
Hà Nam”...
Những công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, song chưa có công
trình và tác giả nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể theo góc độ chuyên
ngành Lịch sử Đảng về “Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1997 đến năm 2010” đây là điều
kiện đi sâu nghiên cứu vào một lĩnh vực cụ thể hơn. Những công trình của các
tác giả trên là tư liệu quý để tham khảo kế thừa hoàn thành luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; từ đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử có giá trị

tham khảo xây dựng nền văn hoá tỉnh Hà Nam trong thời kỳ mới, góp phần xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ yêu cầu khách quan xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc tỉnh Hà Nam.
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Hà Nam về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
từ năm 1997 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh.

9


- Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm
lịch sử để vận dụng vào xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc trong những năm tiếp theo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về xây dựng
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam
về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2010.
+ Không gian: Địa bàn tỉnh Hà Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối văn hoá của Đảng
Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hoá.
* Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc. Ngoài ra,
còn sử dụng một số phương pháp khác như: So sánh, thống kê, lịch đại, đồng đại…
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả đạt được của đề tài góp phần hệ thống hoá các quan điểm, chủ
trương của Đảng và quá trình vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo
xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Tỉnh.
- Góp phần khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng
bộ tỉnh Hà Nam trên lĩnh vực văn hoá trong công cuộc đổi mới, mở rộng giao
lưu văn hoá quốc tế, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc của Tỉnh.
- Luận văn là tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng ở
các nhà trường trong và ngoài quân đội.

10


7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM
XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN
TỘC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam tác động đến
xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Hà Nam thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên toạ độ 20 o vĩ Bắc và
giữa 105o - 110o kinh độ Đông, trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, là cái
nôi văn hoá lúa nước. Phía Bắc giáp với Thành phố Hà Nội, phía Đông giáp
với tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp với tỉnh Nam Định và

tỉnh Ninh Bình, phía Tây giáp với tỉnh Hoà Bình. Có hệ thống giao thông thuận
lợi, nằm trên trục giao thông quan trọng Bắc Nam. Do vậy, Hà Nam thuận lợi trong
phát triển, giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong
vùng và cả nước. Là tỉnh nông nghiệp, địa hình đa dạng, chủ yếu là vùng đồng
bằng chiêm trũng, vùng đồi núi và nửa đồi núi, có nguồn tài nguyên đá vôi trữ
lượng lớn ở hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm; ngoài sông Hồng, còn có hai
con sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Châu Giang thường gây ra xói lở, lũ
lụt. Khí hậu Hà Nam thuộc vùng nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa khô từ tháng
11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ
trung bình trong năm 23,4oC, lượng mưa 1.500 - 2.000 mm/ năm, tạo thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp.
Kinh tế Hà Nam có các thế mạnh, đất đai phì nhiêu mầu mỡ, có điều
kiện phát triển nền kinh tế toàn diện, có vùng đồi núi để phát triển kinh

11


tế đồi rừng, vùng núi đá vôi, mỏ đất sét có trữ lượng lớn, thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng; có kết cấu hạ tầng
cơ sở giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường sắt; tỷ
lệ trong tuổi lao động trẻ chiếm 70% dân số của tỉnh, có tinh thần lao
động cần cù, sáng tạo chịu khó, chịu khổ. Đây là lợi thế để tỉnh Hà Nam
phát triển kinh tế - xã hội.
Phát huy những tiềm năng và lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên, nguồn nhân lực. Hà Nam đang từng bước chuyển mình, phát
triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam
đã nỗ lực phấn đấu giành nhiều thành tựu quan trọng và rất đáng tự hào:
Kinh tế tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt xấp xỉ 11%
năm, cao nhất 14,3% (năm 2008), thấp nhất 7,9% (năm 2001). Quy mô
nền kinh tế năm 2011 đã tăng gần 4 lần so với năm 1997. Nền kinh tế

chuyển biến căn bản từ nền kinh tế thuần nông nhỏ lẻ, manh mún sang
nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế chuyển biến rõ rệt, tỷ
trọng công nghiệp, xây dựng từ dưới 20% năm 1997 đã tăng lên 50,2%
GDP và tương ứng tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 49,6% đã giảm
xuống 20% GDP năm 2011. Cùng với đó thu nhập bình quân đầu người
và thu ngân sách địa phương cũng tăng nhanh. Năm 2011, thu nhập bình
quân đầu người đạt 21,1 triệu đồng (tương đương 1.055 USD), tăng 10
lần so với năm 1997, bằng 78% cả nước.Tổng vốn đầu tư phát triển trên
địa bàn năm 2011 là 11,5 ngàn tỷ đồng, gấp gần 20 lần năm 1997, gấp
6,8 lần năm 2005. Đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung của
tỉnh và cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đã xuất hiện những cơ sở
công nghiệp có ý nghĩa quan trọng về điện tử, cơ khí, vật liệu xây dựng,
dệt may, chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, kết cấu hạ tầng từng
bước được hoàn thiện.

12


Năm 1997, tỉnh Nam Hà tách ra thành tỉnh Hà Nam và Nam Định. Hiện
nay, tỉnh Hà Nam có 5 huyện và 1 thành phố, gồm 116 xã phường, thị trấn,
tổng dân số có 83 vạn người, diện tích tự nhiên 851 km 2, mật độ bình quân
1038 người/km2.
Dân số Hà Nam phân bố không đều trên địa bàn. Tỷ lệ tăng dân số của
Tỉnh tương đối nhanh; sự di dân tập trung nhiều ở các thành phố, thị trấn, khu
công nghiệp. Về tôn giáo, trong tỉnh có ba tôn giáo chính là: Công giáo, Tin lành
và Phật giáo, có khoảng trên 20 vạn tín đồ tôn giáo, chiếm 26 % tổng dân số;
có 379 chức sắc các tôn giáo, 762 cơ sở thờ tự tôn giáo (530 chùa, 224 nhà
thờ, 07 nhà nguyện, 09 nhà dòng đạo công giáo, 01 nhà thờ đạo tin lành).
Hoạt động tôn giáo, nhìn chung tuân thủ pháp luật; quan hệ giữa tổ chức, cá
nhân tôn giáo đối với hệ thống chính trị ở các cấp theo hướng tích cực.

Văn hóa, xã hội có nhiều hoạt động sôi động, kết hợp hài hòa với tăng
trưởng kinh tế. Ngành giáo dục đào tạo phát huy truyền thống Bắc Lý anh
hùng, luôn giữ vững quy mô và chất lượng giáo dục. Hà Nam là một trong
số ít tỉnh hoàn thành phổ cập trung học cơ sở đầu tiên của cả nước. Kết quả
thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi quốc gia, thi vào các trường đại học,
cao đẳng luôn dẫn đầu, xếp ở tốp 10 toàn quốc. Xây dựng trường chuẩn
quốc gia được xác định là một tiêu chí, kế hoạch hàng năm. Đến nay, số
trường đạt chuẩn quốc gia ở 4 bậc học là 51,85%, trong đó bậc tiểu học đạt
91,42%. Công tác đào tạo được chú trọng, từ 5 trường đào tạo nghề rất nhỏ
trước khi tái lập tỉnh, đến nay đã có 9 trường hoạt động đào tạo, trong đó có
01 trường đại học và 6 trường cao đẳng. Riêng trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội (đóng trên địa bàn của tỉnh) đã đầu tư và tuyển sinh hàng vạn sinh
viên mỗi năm.
Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân có chuyển biến tích cực.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường. Đi đôi với phong trào
thi đua thực hiện tốt những quy định về y đức, chất lượng khám chữa

13


bệnh tại các bệnh viện, trình độ của đội ngũ cán bộ thầy thuốc ngày
càng được nâng lên. Hệ thống y tế thôn, xóm và các trạm y tế luôn được
quan tâm củng cố, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân.
Hà Nam, là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá, một trong vùng đất
ổn định lâu đời, dân cư quần tụ sinh sống, qua nhiều thế kỷ, làng xã Việt Nam, ở
đó chứa đựng những yếu tố văn hoá lâu bền, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong quá
trình lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Hà Nam đã giữ gìn, bồi đắp, sáng
tạo nên kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Từ khi
Ngô Quyền giành độc lập dân tộc trải qua các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê

nền văn hóa độc lập tự chủ từng bước khẳng định và phát triển. Văn hóa Hà
Nam cũng như cả nước thời kỳ này có tính cách dân gian sâu sắc, phản ánh
mạnh mẽ ý thức độc lập tự chủ của Nhân dân ta lúc bấy giờ. Giáo dục chưa
phát triển. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo cùng song song tồn tại nhưng Nho
giáo chưa thịnh hành, Phật giáo có thế lực hơn cả, chiếm vị trí quan trọng
trong xã hội. Hiện tại, trong các địa phương của Hà Nam còn lưu lại những
dấu vết của phật giáo thế kỷ X. Sự tích chùa cổ Khánh Linh ở Liêm Tiết Thanh Liêm cho biết thời Tiền Lê đã có người về đây lập chùa thờ Phật. Các
hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian ở Hà Nam thời đó tương đối phong phú
như hát chèo, bơi thuyền, nhảy múa...
Thời Lý - Trần, Hà Nam cũng như các nơi khác trong cả nước, thời kỳ
này Phật giáo rất thịnh đạt. Chùa tháp mọc lên khắp nơi, tiêu biểu là chùa và
bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh (Duy Tiên). Đây là công trình kiến trúc phật
giáo lớn có giá trị. Cùng với bảo tháp, chùa Đọi đã trở thành một trong những
trung tâm Phật giáo lớn của Đại Việt thời bấy giờ. Văn nghệ dân gian cũng để
lại nhiều dấu ấn. Thời kỳ này ở Hà Nam xuất hiện nhiều điệu múa hát dân
gian rất đặc sắc như hát Lải Lèn ở Lý Nhân, hát Dậm ở Kim Bảng.

14


Văn hóa Hà Nam thời Lê sơ thế kỷ XV, giáo dục thi cử ở Hà Nam có
bước phát triển, đặc biệt vào thời Lê Thánh Tông (1460- 1497). Ở các làng
xã, việc giáo dục theo hình thức hương sư, gia sư rất được chú ý. Văn học chữ
Hán, chữ Nôm đều có bước phát triển, các danh sĩ nổi tiếng thời này
như Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Thuấn Du, Nguyễn Như Lâm, Hoàng
Mông... cùng nhiều người khác để lại những tác phẩm văn học có giá trị
ca ngợi tình yêu quê hương đất nước.
Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX trong bối cảnh chung xã hội
Việt Nam có nhiều biến động, nhưng truyền thống hiếu học, việc giáo
dục thi cử ở Hà Nam vẫn được phát huy. Thời kỳ này văn học Hà Nam

tiếp tục phát triển với sự góp mặt của các danh sĩ như Phạm Viết Tuấn,
Trương Minh Lượng, Lý Trần Thản... có những tên tuổi nổi tiếng trên văn
đàn cả nước như Nguyễn Khuyến. Nghệ thuật kiến trúc cũng đạt được
những thành tựu rực rỡ. Hàng trăm hiện vật như bia đá, khánh đá, tháp đá,
chuông đồng... cùng các ngôi chùa, ngôi đình mang đậm dấu ấn các thời
Mạc, Lê, Nguyễn vẫn còn hiện diện tại hầu hết các làng xã Hà Nam...
Với hàng trăm công trình kiến trúc nghệ thuật văn hoá như đình
Văn Xá (xã Đức Lý - Lý Nhân) được xây dựng thế kỷ XVII thời Lê
Trung Hưng, đền Trần Thương thờ Trần Quốc Tuấn ở xã Nhân Đạo
huyện Lý nhân, chùa Long Sơn, chùa do Lý Thái Tông và Vương Phi Ỷ
Lan chủ trì xây dựng năm 1054. Ở xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên; đình
Đà An Mông xã Tiên Phong Duy Tiên, đền thờ Nguyệt Nga công chúa nữ tướng của Hai Bà Trưng… Hà Nam mang đậm nét đặc trưng văn hoá
lúa nước của người Việt Cổ. Nơi đây cũng là xuất xứ của những lễ hội
như lễ hội hát Dậm (Quyển Sơn - Kim Bảng), lễ hội Tịch điền ở Long
Đội Sơn; lễ hội Vật võ Liễu Đôi… Hà Nam cũng là cội nguồn của nền
văn hoá dân gian đặc sắc. Chính nơi đây là một trong những cái nôi sản
sinh ra những làn điệu âm nhạc dân gian đặc trưng của đồng bằng Bắc

15


Bộ. Các loại hình dân ca vẫn được lưu giữ trường tồn, thể hiện rõ nét
bản sắc văn hoá Hà Nam. Hát Dậm Quyển Sơn là hình thức ca múa
nhạc dân gian phục vụ lễ hội chỉ có ở huyện Kim Bảng; múa hát Lải
Lèn là điệu hát trong lễ hội mùa hát thờ thần của làng Cội Chuối, xã
Bắc Lý, huyện Lý Nhân; hát trống quân, hát chèo, hát giao duyên vùng
ngã ba Sông Móng… Cũng chính mảnh đất này là nơi nuôi dưỡng nhiều
danh nhân nổi tiếng. Đó là những nhà quân sự, chính trị, ngoại giao,
những nhà văn hoá, khoa học, những bậc chí sĩ cách mạng, anh hùng
hào kiệt, những vị tổ nghề. Họ đã làm rạng danh quê hương đất nước.

Các giá trị văn hoá phải được bảo tồn và phát triển. Ý thức được tầm
quan trọng đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ, quân
dân Hà Nam luôn giữ gìn, bảo tồn, không ngừng bồi đắp và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong mỗi vùng quê.
1.1.2. Thực trạng văn hoá tỉnh Hà Nam trước 1997
Về thành tựu và nguyên nhân
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Hà Nam đã
góp phần vào xây dựng và phát triển nên văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Trước năm 1997, Hà Nam thuộc tỉnh Nam Hà, Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ
các địa phương luôn coi trọng lãnh đạo xây dựng giữ gìn bản sắc văn hoá của
Tỉnh nên đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Công tác xây dựng giữ gìn bản sắc văn hóa ở Hà Nam có nhiều chuyển
biến tích cực, với phương châm lấy cơ sở làm mục tiêu hoạt động chính, từng
bước đổi mới và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá từ tỉnh tới cơ sở, góp
phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống
của nhân dân. Theo báo cáo tổng kết công tác văn hóa của Sở văn hóa thông
tin số 227/BC-VHTT ngày 22/11/1997: Toàn tỉnh Hà Nam đã công nhận

16


128.900 gia đình văn hoá, 211 làng, khu phố văn hoá cấp huyện, trong đó có
51 làng, khu phố văn hoá cấp tỉnh.
Các lễ hội văn hoá truyền thống của tỉnh như: lễ hội đền Trúc và hát
Dậm Quyển Sơn, xã Thi Sơn huyện (Kim Bảng), Lễ hội Tịch Điền Đọi
Sơn, (Duy Tiên), lễ hội đền Lảnh Giang (Duy Tiên). Hội vật võ Liễu Đôi,
Thanh Liêm, cùng hàng trăm lễ hội khác được cấp uỷ Đảng quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo tổ chức hoạt động đúng hướng góp phần giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc.

Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động tình nghĩa giúp đỡ các
gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng, người tàn tật, giúp
nhau xoá đói giảm nghèo… ngày càng phát triển, đang trở thành một nếp
sống đẹp trong nhân dân.
Công tác quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, bài trừ các tệ
nạn xã hội đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện triệt để và
đã giành được những kết quả nhất định.
Thực hiện nếp sống văn hoá mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số
lễ nghi khác trong đời sống xã hội theo chỉ thị của Bộ Văn hoá Thông tin và Nghị
quyết của HĐND tỉnh được Nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ ngày càng phát
triển. Cấp uỷ các cấp đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương và định hướng phát triển giáo
dục đào tạo và khoa học công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ
đến năm 2000.
Các loại hình trường lớp được khuyến khích mở rộng và sắp xếp hợp
lý; số học sinh các cấp qua các năm học đều tăng. Tỉnh Hà Nam là tỉnh
được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học, chống mù chữ. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tiến bộ;
tỷ lệ học sinh các cấp đỗ tốt nghiệp và đoạt giải trong các kỳ thi học sinh

17


giỏi quốc gia năm 1994 - 1995 đạt khá. Kỷ cương nề nếp trong dạy và học
được duy trì tốt. Cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo
được tăng cường. Công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được quan tâm;
đến năm 1996, trong tỉnh các huyện thị xã và trên 80% xã phường đã tổ
chức thành công hội nghị sơ kết công tác giáo dục những năm đổi mới.
Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí và

trình độ học vấn của Nhân dân.
Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật của Tỉnh trên các lĩnh vực là nhân tố
tích cực góp phần quan trọng vào sự phát triển của Tỉnh. Nhiều đề tài khoa học,
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp, y tế, giáo dục bước đầu phát huy tác dụng tốt. Cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động khoa học từng bước được tăng cường.
Văn học nghệ thuật, nhất là văn nghệ quần chúng phát triển rộng ở nhiều
địa phương, cơ sở góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.
Hằng năm tỉnh và các huyện thị đều tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng;
phong trào ca hát mới và hát Dậm Quyển Sơn, hát Lải lèn, hát Chèo…, các
loại hình nghệ thuật sân khấu sáng tác… được chú ý khuyến khích, phát triển.
Đội ngũ văn nghệ sĩ của Tỉnh có nhiều cố gắng trong hoạt động sáng tác, sưu
tầm, nghiên cứu nên đã có một số tác phẩm có giá trị được trao giải thưởng
của các hội văn nghệ Trung ương.
Thực tiễn thông qua trao đổi, giao lưu văn hóa trong và ngoài nước đã tạo
cho tỉnh những bài học kinh nghiệm trong phát triển và xây dựng văn hóa,
đồng thời tạo điều kiện mọi người hưởng thụ những cái hay, cái đẹp, cái tiên
tiến trong văn hóa đa dạng. Tỉnh tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học,
hội diễn, trao đổi hoạt động văn hóa trong vùng Đồng bằng Bắc bộ.
Thông tin đại chúng của tỉnh có bước phát triển, Báo Hà Nam đã chú trọng
đổi mới cả về nội dung hình thức, chất lượng từng bước được nâng lên; đài
phát thanh truyền hình tỉnh và hệ thống các đài trạm tiếp sóng ở các huyện, thị

18


xã, hệ thống truyền thanh ở cơ sở có cố gắng trong hoạt động đạt nhiều kết quả.
Đội thông tin lưu động của Tỉnh và các huyện, thị xã đã có nhiều hình thức
hoạt động phong phú nhằm đưa thông tin đến tận cơ sở, Tạp chí của Hội văn
nghệ, của Sở văn hoá Thông tin và các tạp chí, bản tin chuyên ngành khác ở địa

phương phát hành đều, hình thức, chất lượng có bước đổi mới.
Nguyên nhân của thành tựu
Một là, nhân dân Hà Nam có truyền thống văn hóa lâu đời, có sự cố kết
cộng đồng chặt chẽ, có ý thức tự tôn dân tộc cao.Với truyền thống của dân tộc,
được hình thành và phát triển trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và
giữ nước, tạo nên sự gắn bó, cố kết cộng đồng chặt chẽ với nhau rất tự nhiên,
cùng nhau đắp đê ngăn lũ, trị thủy, chiến thắng thiên tai nhằm phát triển nông
nghiệp. Đoàn kết gắn bó chống giặc ngoại xâm, làm nên những chiến công
hiển hách, những kỳ tích lịch sử để bảo vệ nền độc lập dân tộc, đưa đất nước
phát triển. Sự cố kết cộng đồng trên cơ sở lợi ích và địa lý, lịch sử đã tạo nên
những tư tưởng, tình cảm, phong tục, tập quán, lối sống của mỗi con người Hà
Nam, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên truyền thống, bản sắc
riêng của người Hà Nam. Trong đó, truyền thống yêu nước là những tư tưởng,
tình cảm cao quí nhất, thiêng liêng nhất, cội nguồn của trí tuệ và sáng tạo,
lòng dũng cảm của con người Hà Nam, đó cũng chính là “nền tảng”, chuẩn
mực đạo đức của nhân dân Hà Nam. Truyền thống đó là nguồn sức mạnh tinh
thần to lớn, cổ vũ và động viên con người Hà Nam vươn lên trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, có sự tham gia tích cực của nhân dân và những nỗ lực to lớn của
các lực lượng hoạt động trên lĩnh vực văn hóa.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những giá trị
truyền thống tốt đẹp nhân dân Hà Nam là trách nhiệm và quyền lợi của mọi cấp,
mọi ngành, mọi người và của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ, quản lý của các cấp chính quyền. Trong đó, sự tham gia tích
cực đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ và trách nhiệm của mọi công dân, của

19


lực lượng chuyên trách là yếu tố quan trọng, bảo đảm giá trị bản sắc dân tộc phát

triển mạnh mẽ và bền vững.
Sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ từ Tỉnh đến cơ sở, nhận thức của mọi
công dân và lực lượng chuyên trách về chủ trương, lợi ích, quyền lợi đối
quê hương ngày càng đầy đủ hơn, tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt
động, phong trào do Đảng bộ, chính quyền các địa phương phát động, tự
nguyện rèn luyện, sống có trách nhiệm, nghĩa tình... đây cũng là hệ quả
của phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong những năm qua.
Ba là, Đảng bộ, UBND Tỉnh đã có định hướng đúng đắn và từng
bước hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Với cách nhìn toàn diện về giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng bộ,
UBND Tỉnh đã xác định rõ mối quan hệ giữa xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc với phát triển kinh tế, xã hội; thấy được vai trò, nguồn
lực nội sinh của văn hóa với sự phát triển đất nước. Vì vậy, quá trình xây
dựng, phát triển đất nước, cũng chính là quá trình Đảng bộ, UBND Tỉnh xác
định, bổ sung và từng bước hoàn thiện chủ trương, chính sách về xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn Tỉnh, đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi của thực tiễn đang đặt ra.
Hạn chế và nguyên nhân
Tư tưởng đạo đức và lối sống là vấn đề bức xúc trên lĩnh vực tư
tưởng văn hoá trong đội ngũ cán bộ, nhân dân, nhất là lớp trẻ. Có một bộ
phận nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn hạn chế; mất cảnh giác trước âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống và các biểu hiện khác nhau của
chủ nghĩa cá nhân, bản vị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân,
đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một số tệ nạn như ma tuý,

20



mại dâm có chiều hướng gia tăng, những hiện tượng mê tín, dị đoan còn tồn
tại trong một bộ phận Nhân dân, nhiều hủ tục lạc hậu không lành mạnh đang
phục hồi và phát triển, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội…
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo chưa quan tâm đúng mức đến giáo
dục tư tưởng đạo đức, lối sống, truyền thống cách mạng của Đảng, của đất
nước, quê hương cho học sinh, sinh viên. Các bộ môn chính trị, khoa học
xã hội và nhân văn còn bị coi nhẹ. Môi trường giáo dục chưa được quan
tâm một cách thoả đáng.
Văn hoá, nghệ thuật của Tỉnh chưa có những tác phẩm tiêu biểu xứng
tầm với truyền thống vẻ vang của dân tộc, của địa phương. Công tác quản
lý nhà nước về văn hoá và dịch vụ văn hoá ở địa phương còn bị buông
lỏng. Đội ngũ sáng tác, nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
nhìn chung chưa xứng tầm. Hội văn học nghệ thuật Tỉnh chậm được củng
cố, các điều kiện hoạt động còn nhiều hạn chế. Lực lượng văn nghệ quần
chúng chưa được đầu tư tập huấn, bồi dưỡng đúng mức. Công tác sưu
tầm, nghiên cứu biên soạn về vốn văn nghệ dân gian chưa được chú trọng.
Các thiết chế văn hoá chưa hoàn thiện. Thư viện Tỉnh quy mô nhỏ,
cơ sở vật chất yếu kém, chưa đáp ứng với yêu cầu của các tầng lớp Nhân
dân trong Tỉnh. Hoạt động của trung tâm văn hoá - thông tin - triển lãm
chưa thực hiện đầy đủ theo chức năng quy định, cán bộ chuyên môn
thiếu, nhưng chưa được bổ sung. Đoàn nghệ thuật chèo còn lúng túng
trong phương thức hoạt động; công ty điện ảnh và phát hành sách, vật
phẩm văn hoá chưa chuyển đổi kịp thời theo cơ chế thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu của các mặt tồn tại, yếu kém:
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô đã tác động đến tư
tưởng, tình cảm đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đã tạo nên cơn chấn
động chính trị dữ dội, tác động mạnh mẽ đến niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ
nghĩa, làm nảy sinh chủ nghĩa hoài nghi với nhiều hình thức khác nhau. Những


21


vấn đề đó có tác động, ảnh hưởng xấu đến tâm tư, tình cảm, lối sống và ý thức
của một số cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong Tỉnh.
Trong cơ chế thị trường và hội nhập với thế giới, bên cạnh những
tác động tích cực còn bộc lộ những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến đời
sống xã hội, làm tha hoá đạo đức, lối sống… Trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên và Nhân dân. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn tăng
cường thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” chống phá trên
lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.
Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể về văn hoá chưa
đầy đủ, còn có biểu hiện “khoán trắng” cho ngành văn hoá. Do vậy, việc quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo còn hạn chế. Bên cạnh đó công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng,
đạo đức lối sống của các cấp uỷ Đảng chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá, nhất là quản lý và giữ
gìn văn hoá truyền thống còn tình trạng buông lỏng, chưa kịp thời uốn nắn
những lệch lạc mới phát sinh. Chưa có chính sách khuyến khích động viên
những người có thành tích xuất sắc trong hoạt động văn hoá nghệ thuật, chính
sách ưu tiên cho các văn nghệ sĩ…
Đội ngũ những người làm công tác văn hoá, văn nghệ ít được chăm lo
bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn (kể cả
các lớp năng khiếu).
1.1.3. Đặc điểm thời kỳ mới và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc (1997 – 2010)
*Đặc điểm thời kỳ mới
Cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế
giới và trong nước có nhiều biến động mau lẹ và khó lường. Trên thế
giới, cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc diễn ra gay gắt và phức tạp giữa

chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Trên

22


lĩnh vực văn hóa, đây là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa văn hóa truyền
thống với văn hóa hiện đại, giữa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của
từng dân tộc với xu hướng phát triển văn hóa của nhân loại. Đấu tranh
giữa xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với các
luồng văn hóa phản động, lạc hậu, lai căng...Quá trình toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra cả những cơ hội và thách thức
cho tất cả các quốc gia trên thế giới về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong đó có Việt Nam.
Đối với Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới, đất nước đã giành được
những thành tựu to lớn đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng nước kém phát triển,
trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới; đời sống nhân dân không
ngừng được cải thiện; chính trị- xã hội ổn định; quốc phòng -an ninh được giữ
vững và tăng cường; quan hệ ngoại giao được mở rộng. Đây là tiền đề cần thiết
cho phép đất nước chuyển sang thời kỳ mới CNH, HĐH và hội nhập kinh tế
quốc tế.
Giữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế là một
đòi hỏi khách quan. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang tiến hành trong bối
cảnh thế giới có nhiều biến đổi mau lẹ tạo ra cho Việt Nam có cả thời cơ và
thách thức. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức là đòi hỏi của cả dân tộc.
Những người dân Việt Nam không ai muốn nhìn thấy một đất nước nghèo
nàn, lạc hậu, kém phát triển; những giá trị văn hóa truyền thống bị băng hoại;
độc lập chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng bị xâm phạm...
Đảng phải đổi mới toàn diện, linh hoạt, sáng tạo để xây dựng một nước
Việt Nam phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh thế giới
có nhiều biến đổi nhanh chóng và phức tạp. Xây dựng một xã hội dựa trên

nền tảng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cốt lõi của nền tảng tinh
thần đó là giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống và tiên tiến của nhân loại;
là hệ thống hiến pháp và pháp luật, là tư tưởng đề cao luật pháp. Thực tiễn thế

23


giới hội nhập càng sâu rộng thì sự xung đột về văn hóa càng phức tạp, nó đã
đẩy các dân tộc vào các cuộc xung đột vũ trang với mục đích là bảo tồn
những giá trị văn hóa truyền thống. Hội nhập trong đó có hội nhập văn hóa
chúng ta phải luôn đề cao những giá trị truyền thống, ngày càng xây dựng và
bồi đắp những giá trị văn hóa truyền thống, đề cao bản sắc văn hóa Việt. Với
quan điểm chúng ta không khép kín, mà luôn mở rộng giao lưu văn hóa đón
nhận cái hay, cái đẹp cái tiên tiến từ các nền văn hóa của các nước khác, làm
đậm đà hơn bản sắc cốt cách, tâm hồn dân tộc Việt Nam, đồng thời kiên quyết
ngăn chặn những giá trị văn hóa không phù hợp với thuần phong mỹ tục của
người Việt.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Ta phải giữ cốt cách dân tộc,
còn phương Đông hay phương Tây có cái gì hay, có cái gì tốt là phải học lấy
để tạo ra nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa
xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy
Việt” [39, tr.245]. Tư tưởng của Người đã được Đảng Cộng sản Việt Nam kế
thừa và vận dụng sáng tạo trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa để “ hội
nhập mà không hòa tan”. Đại hội IX của Đảng xác định:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát
triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù
hợp theo định hướng XHCN. Phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh
thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền
vững. Tăng cường kinh tế đi liền với phát triển văn hoá từng bước cải

thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân… [11, tr.101].
Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình kinh tế.
Chúng ta tích cực chủ động hội nhập kinh tế thế giới; trong hội nhập với thế giới
không chỉ có quan hệ kinh tế, mà còn hội nhập giao lưu văn hoá với thế giới.

24


Hà Nam là một trong những địa bàn cửa ngõ phía Nam Thủ đô cùng với
xu thế hoà nhập chung của các tỉnh trong cả nước với thế giới. Hà Nam cũng
không tránh khỏi sự tác động văn hoá thế giới. Đây là xu hướng chung của
việc giao lưu mở rộng quan hệ quốc tế, trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tạo điều kiện cho sự mở rộng giao lưu về
văn hoá, khoa học, giáo dục giữa các quốc gia, dân tộc. Đồng thời tạo điều
kiện cho chúng ta tiếp thu những giá trị văn hoá của thế giới, làm phong phú
nền văn hoá dân tộc.
Tuy nhiên, hội nhập, giao lưu với thế giới bên cạnh những mặt tích cực,
chúng ta phải chấp nhận một thực tế là chúng ta xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong một cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh, sự
tác động của cơ chế thị trường đã làm những chuẩn mực đạo đức, lối sống
truyền thống đang bị bào mòn bởi văn hóa ngoại lai; những giá trị văn hóa
hiện đại đang từng bước xâm nhập vào từng ngôi nhà, ngõ phố, làng, bản từ
vùng ngược đến vùng xuôi. Bản sắc văn hóa dân tộc đang dạt dần ra khỏi
đời sống xã hội của một bộ phận tầng lớp Nhân dân. Những giá trị truyền
thống văn hóa đang bị tha hóa bởi một bộ phận kẻ có chức, có quyền biến
những giá trị truyền thống văn hóa thành món hàng kiếm lợi; các giá trị văn
hóa truyền thống đang bị méo mó, biến dạng bởi một bộ phận những người
làm văn hóa nhưng không hiểu hoặc cố tình không hiểu biết về văn hóa.
Chính vì vậy, giá trị văn hóa truyền thống đang từng bước lui vào quá khứ
để những chuẩn mực văn hóa thời thượng tiến lên, nó đang đẩy xã hội Việt

Nam vào tình thế bất ổn. Các thế lực thù địch lợi dụng, thực hiện chiến lược
“diễn biến hoà bình” chúng tấn công trên mặt trận tư tưởng văn hoá, xuyên
tạc những giá trị văn hoá tiên tiến và truyền thống của dân tộc, tuyên truyền
những lối sống thực dụng, hưởng thụ, tạo nên một lớp người có khuynh
hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc, sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi
thường các giá trị nhân văn. Trong quá trình đổi mới đất nước cũng nảy sinh

25


×