Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,324 trang)

Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (19631971) Tập 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.01 MB, 1,324 trang )

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ
TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
III
1963 – 1971

1


2


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ
TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
III
1963 – 1971

XUẤT BẢN NĂM 2018
3


CHỈ ĐẠO NỘI DUNG
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HÀ GIANG

BAN BIÊN TẬP



1. Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Trưởng ban.
2. Đồng chí Hầu Minh Lợi, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phịng
Tỉnh ủy - Phó ban.
3. Đồng chí Triệu Là Pham, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh
ủy - Thành viên
4. Đồng chí Lưu Đình Phát, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh
ủy - Thành viên.
5. Đồng chí Phạm Đình Kiên, Phó chánh Văn phịng Tỉnh ủy
- Thành viên.
6. Đồng chí Nguyễn Thị Tố Oanh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
kiểm tra Tỉnh ủy - Thành viên.
7. Đồng chí Lù Thị Hà, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Thành viên.

4


LỜI GIỚI THIỆU

Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập
đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt
Nam. Gần 90 năm qua, Đảng ta đã để lại khối lượng văn kiện đồ sộ,
phong phú, phản ánh sinh động cuộc đấu tranh cách mạng đầy gian
khổ, hy sinh, kiên cường, sáng tạo của nhân dân và các chiến sĩ
cộng sản, kết tinh nhiều giá trị lý luận, tư tưởng và kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn của Đảng và nhân dân.
Gắn liền với truyền thống hào hùng vẻ vang đó, ngày
25/12/1945 Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập. Hơn 70 năm
xây dựng, trưởng thành và phát triển, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân

dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần
đấu tranh cách mạng, bền lịng, vững chí, nêu cao ý chí tự lực tự
cường, tích cực thực hiện mọi nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; cuộc chiến tranh
bảo vệ biên giới phía Bắc và thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc; từng bước xây dựng tỉnh Hà Giang ngày
càng vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về
quốc phòng - an ninh, xứng đáng là “phên dậu” của Tổ quốc.
Nhằm làm sáng tỏ nhiều sự kiện, vấn đề lịch sử, phản ánh vai
trị, q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh phục vụ cho công tác tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận và công tác nghiên cứu, giảng dạy, tuyên
truyền, giáo dục lịch sử Đảng địa phương. Đồng thời kế thừa, tạo cơ
sở khoa học cho việc hoạch định những chủ trương, cơ chế của Đảng
bộ tỉnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã quyết định chỉ đạo việc biên
soạn Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang toàn tập.
Nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh
(25/12/1945-25/12/2018), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang trân
trọng giới thiệu cuốn Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang toàn tập, tập
III (1963-1971) đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và bạn đọc.
5


Nội dung cuốn văn kiện gồm 222 văn bản được sưu tầm, tổng
hợp và biên tập; tập trung phản ánh vai trò lãnh đạo của Đảng bộ
đối với nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục thực hiện Kế hoạch
Nhà nước 5 năm lần thứ nhất; chuyển hướng xây dựng kinh tế từ
thời bình sang thời chiến, tăng cường lực lượng vũ trang, góp phần
đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế
quốc Mỹ; đồng thời lãnh đạo nhân dân tích cực thực hiện các nhiệm

vụ trong cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật và
tư tưởng, văn hóa của Đảng; tăng cường, củng cố xây dựng tổ chức
cơ sở Đảng và các tổ chức đoàn thể; chi viện sức người, sức của
cùng nhân dân cả nước chống chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở
miền Nam.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Triệu Tài Vinh

6


NĂM 1963

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ IV
Đại hội được tổ chức từ ngày 12-17/8/1963.

7


Đồng chí: Lê Văn Lương
Năm sinh: 1918
Quê quán: Thanh Liêm, Hà Nam
Bí thư: 1961-1976
- Dự Đại hội có 182 đại biểu, đại diện cho hơn 5.000 đảng
viên trong toàn Đảng bộ.
- Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 17 đồng chí ủy viên chính
thức và 5 đồng chí ủy viên dự khuyết.
- Ban Chấp hành bầu 5 đồng chí vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy
khóa IV.

1- Đồng chí Lê Văn Lương
2- Đồng chí Dương Mạc Thạch
3- Đồng chí Kim Xuyến Lượng
4- Đồng chí Nguyễn Thế Kỳ
5- Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh

8


NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN TỈNH LẦN THỨ IV
Phần thứ nhất
TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ
THÁNG 3 NĂM 1961 ĐẾN NAY
----CẢI TẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I- NƠNG NGHIỆP
1. Vận động hợp tác hóa nơng nghiệp kết hợp hoàn thành
cải cách dân chủ
Các đợt cuối cùng của vận động hợp tác hóa nơng nghiệp kết
hợp hồn thành cải cách dân chủ ở các xã vùng cao trong tỉnh đã
kết thúc thắng lợi đầu tháng 8/1962. Trên 10 vạn nhân dân lao động
các dân tộc ít người, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vươn lên làm
chủ bản làng và nương rẫy.
* Kết quả của công tác cải cách dân chủ
Sau các đợt cuối cùng ở vùng cao, chúng ta đã kết thúc thắng
lợi nhiệm vụ cải cách dân chủ trong phạm vi toàn tỉnh. Chúng ta đã
phá tan những trở ngại do chế độ chính trị cũ quá lạc hậu để lại.
Qua cuộc vận động có tính chất sâu sắc đó ở vùng cao, chúng ta đã
đạt được kết quả:
Giác ngộ ý thức giai cấp cho quần chúng các dân tộc vùng cao

đứng lên đánh đổ uy thế của giai cấp phong kiến, thổ ty. Hơn 90%
nhân dân lao động đã được phát động tư tưởng; họ đã nhìn thấy rõ
và lên án chế độ phong kiến, thổ ty áp bức bóc lột dân nghèo, gây
chia rẽ, hằn thù trong nội bộ các dân tộc, kìm hãm sự phát triển về
mọi mặt của xã hội vùng cao. Căn cứ vào chính sách đã ban hành,
nhân dân lao động đã vạch rõ từng thành phần bóc lột. Do chính
9


sách mềm dẻo của Đảng và Chính phủ, việc tước đoạt lại quyền lợi
kinh tế trong tay địa chủ tuy không nhiều. Song ở đây, chúng ta cần
thấy hết ý nghĩa lớn lao của thắng lợi về chính trị: Quần chúng đã
phân biệt rõ bạn, thù, cơ sở xã hội của những tư tưởng phản động,
cản trở cho sự tiến bộ của quần chúng đã bị đánh đổ.
Học tập cho quần chúng về hai con đường, hai chế độ, đã gây
được một sự chuyển biến mới trong tư tưởng của đồng bào rẻo cao,
mọi người đã nhìn thấy những khả năng tiềm tàng để phát triển sản
xuất, nhìn rõ sức mạnh của lối làm ăn tương trợ hợp tác. Quần
chúng đã tự nguyện tổ chức 73 hợp tác xã nông nghiệp, 2.630 tổ
đổi cơng gồm 19.709 hộ, trong đó có 1.244 tổ thường xuyên. Nhiều
xã sản xuất lương thực khá, chè đang phát triển mạnh, đời sống
quần chúng được cải thiện rõ rệt. Các hợp tác xã vững dần, nhiều tổ
đổi công muốn được giúp đỡ để xây dựng hợp tác xã. Trong vùng
bắc Đồng Văn đã có nhiều phương hướng cụ thể để tiếp tục tiến sâu
vào mặt trận sản xuất, tăng vụ và khai hoang nhỏ, phát triển cây
cơng nghiệp. Đó là hướng đi lên đầy triển vọng của quần chúng,
sau khi được giải phóng khỏi quan hệ phong kiến, thổ ty.
Trên cơ sở quần chúng được giác ngộ chính trị, các tổ chức cơ
sở ở nơng thơn được củng cố, trong thời gian đó ta đã kết nạp được
914 đảng viên, 1.895 đoàn viên và xây dựng được 5.593 dân quân,

bồi dưỡng và đào tạo được 4.733 cốt cán ở hầu khắp các xã vùng
cao. Cơ sở đảng, đoàn, dân quân được xây dựng ở các xã trắng và
xung yếu.
Quá trình tiến hành cuộc vận động, chúng ta đã vận dụng
đúng đắn và thận trọng chính sách dân tộc của Đảng, chú ý giáo
dục ý thức đoàn kết cho cán bộ và nhân dân. Chúng ta đã bằng
những hành động tương trợ, giúp đỡ nhau trên mặt trận kinh tế và
văn hóa, giáo dục mà đẩy mạnh ý thức đoàn kết dân tộc lên một
bước, đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị với nhân dân
Trung Quốc láng giềng anh em.
Trong cuộc vận động này, mọi hoạt động về giáo dục, y tế
được đẩy mạnh hơn trước, góp phần rất tốt vào nhiệm vụ giáo dục
chính trị.
Chúng ta đã thực hiện cuộc vận động đó đúng với phương
châm của Trung ương là nhẹ nhàng, đơn giản nhưng kiên quyết và
10


sâu sắc. Ta đã thực hiện được yêu cầu đó mà không gây ra những
căng thẳng không cần thiết. Sau đợt vận động có những phần tử lớp
trên muốn gây thắc mắc, kích động bọn bóc lột ngóc đầu dậy,
chúng ta đã kịp thời thanh tra, lấy thực tế thuyết phục lớp trên đồng
tình và đối phó đúng mức với bọn muốn quấy rối. Tóm lại, có thể
khẳng định rằng, thắng lợi của cuộc vận động hoàn thành cải cách
dân chủ ở vùng cao tỉnh ta là một thắng lợi lớn về chính trị, kinh tế
và xã hội, có tính chất quyết định cho việc thi hành những nhiệm vụ
mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần trước đã đề ra cho vùng cao.
* Phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp
Tính đến cuối năm 1962, tồn tỉnh đã có 410 hợp tác xã với
13.506 hộ tham gia, bao gồm 67.641 nhân khẩu. Toàn tỉnh đạt tỷ lệ

42% số hộ vào hợp tác xã. Riêng vùng thấp đạt 75,9%, vùng cao
và giữa đạt 39,4% so với tổng số hộ trong vùng cao (Trừ 2 huyện
Đồng Văn và Mèo Vạc).
Tồn tỉnh có 10 dân tộc tham gia hợp tác xã: Tày, Mán, Nùng,
Mèo, La Chí, Lơ Lơ, Hoa, Giấy, Xuồng và Kinh. Số diện tích ruộng
vào hợp tác xã có 11.208ha, đạt 90,7% và đất có 4.339 ha, đạt
38,5% so với tổng diện tích từng loại. Về quy mơ tổ chức thì bình
quân một hợp tác xã là 33 hộ, 166 nhân khẩu.
Dưới đây là mức độ phát triển của từng huyện:
- Bắc Quang: 143 hợp tác xã với 4.988 hộ, đạt 74,11%.
- Vị Xuyên: 112 hợp tác xã với 3.317 hộ, đạt 67%.
- Hồng Su Phì: 101 hợp tác xã với 3.102 hộ, đạt 46,77%.
- Quản Bạ: 21 hợp tác xã với 970 hộ, đạt 37,4%.
- Yên Minh: 34 hợp tác xã với 1.061 hộ, đạt 20,28%.
- Đồng Văn: 1 hợp tác xã với 28 hộ (Xã người Tày)
- Mèo Vạc (Chưa có cơ sở)
Đối với nhiệm vụ xây dựng phong trào hợp tác, chủ trương
của tỉnh đề ra cho năm 1961: Tiến hành vừa phát triển, vừa củng cố
và năm 1962 lấy củng cố là chính. Kết quả đã đưa tỷ lệ nông hộ vào
hợp tác xã từ 25,6% (Đại hội lần trước) lên 42%; vùng thấp từ 69%
lên 95,9%; nâng trình độ từ 3 hợp tác xã lên 103 hợp tác xã thực
hiện 3 khoán hoặc khoán đơn giản; 208 hợp tác xã đã xây dựng kế
11


hoạch sản xuất từng vụ và 1 năm; 10 hợp tác xã có tổ chức chăn
ni tập thể; 73 hợp tác xã tổ chức khai thác lâm nghiệp… và một
số ít hợp tác xã đã đi vào tiêu chuẩn hóa kỹ thuật, quản lý lao động.
Năm 1961 toàn tỉnh mới có 7 hợp tác xã tiên tiến, năm 1962 lên tới
23 hợp tác xã tiên tiến.

Đồng thời, trong cuộc vận động cải cách dân chủ ở vùng cao,
ta đã tổ chức được 2.650 tổ đổi công gồm 19.709 hộ, trong đó có
1.244 tổ thường xun và số ít tổ thường xun có bình cơng, chấm
điểm. Nhưng sau khi đội cải cách dân chủ rút đi, trình độ cán bộ xã
có hạn và việc bồi dưỡng của ta còn yếu, nên nhiều nơi phong trào
đổi công sút kém. Đây là vấn đề tồn tại mà ta phải tiếp tục nghiên
cứu, có kế hoạch giải quyết.
Qua hai năm xây dựng hợp tác xã, vận động sản xuất chứng tỏ
rằng: Công cuộc vận động xây dựng hợp tác xã rất phù hợp với yêu
cầu, nguyện vọng của quần chúng các dân tộc, phù hợp với quy luật
cải tạo nông nghiệp miền núi theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Do hợp tác xã phát triển, nên sản lượng lương thực ngày càng
tăng, đời sống xã viên ngày càng được cải thiện. Tổng sản lượng
lương thực năm 1962 của 23 hợp tác xã tiên tiến đã tăng hơn năm
1960 từ 10 đến 27%. Qua điều tra ở 11 hợp tác xã điển hình, mức
thu nhập thực tế của xã viên về bình quân đầu người tăng 27% (Từ
66 lên 84 đồng). Ở một vài hợp tác xã, mức sống bình quân đầu
người vượt mức sống của trung nông trên, như: Hợp tác xã thôn
Hạ, xã Bằng Lang và hợp tác xã Phìn Hồ xã Thông Nguyên (Cùng
huyện Bắc Quang). Kết quả cuộc điều tra ở các hợp tác xã đã cho
biết bình quân đầu người trong gia đình trung nơng trên mỗi năm
thu được 175 đồng, quy ra thóc được 781,5kg. Trong khi đó thì
mức sống bình quân nhân khẩu ở hợp tác xã thơn Hạ năm 1962 thu
180,6 đồng (Đã trừ chi phí sản xuất) và hợp tác xã Phìn Hồ bình
quân đầu người được 945kg thóc (Chưa trừ chi phí sản xuất). Qua
thống kê ở 11 hợp tác xã điển hình thì vốn cơ bản của hợp tác xã
bình quân 1 lao động từ 68 đồng năm 1960 lên 134,7 đồng năm
1962, tăng hơn năm 1960 tới 95%. Việc cải tiến kỹ thuật, cải tiến
nông cụ được đẩy mạnh.

12


Quan hệ sản xuất mới được củng cố, sức sản xuất được phát
triển, đời sống quần chúng được nâng cao một bước, tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển các mặt giáo dục, văn hóa, y tế. Bộ mặt nơng
thơn được thay đổi. Nhân dân đã có xu hướng thiết tha xây dựng
hợp tác xã. Vì vậy, tuy vụ mùa năm 1961 bị hạn hán, sâu bọ nên
mất mùa nghiêm trọng, nhưng phong trào tương đối ổn định.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho phong trào
hợp tác xã được giữ vững là do Đảng bộ chúng ta đã nghiêm chỉnh
thực hiện lời huấn thị của Hồ Chủ tịch với đại biểu Đại hội lần
trước, cố gắng đi sâu vào sản xuất hợp tác. Các cấp ủy đảng và
chính quyền đã chăm nom đến công việc quản lý và sản xuất trong
các hợp tác xã, chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua Đại Phong.
Đồng thời đã chú ý sửa chữa những sai sót trong khi chấp hành
chính sách như: Ruộng đất 5% để lại cho xã viên; chưa vội cơng
hữu hóa trâu, bị, cây cơng nghiệp, cây lưu niên; thực hiện chính
sách phụ cấp cơng điểm cho cán bộ hợp tác xã; chia nhỏ những hợp
tác xã quá lớn.
Tuy nhiên, phong trào hiện nay vẫn còn một số khuyết điểm,
nhược điểm và những mâu thuẫn tồn tại:
- Các hợp tác xã chưa được giúp đỡ để có phương hướng sản
xuất chính xác, chưa phát huy hết khả năng đất đai, sức kéo, sức lao
động, vốn tích lũy để phát triển kinh doanh nhiều mặt, làm giàu cho
hợp tác xã; tăng thu nhập cho xã viên, đại bộ phận hợp tác xã mới
chỉ kinh doanh lúa và làm gỗ.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã rất nghèo; nhiều hợp
tác xã, ngồi số ruộng góp, số trâu thuê, cơ sở kinh tế tập thể hầu
như không có gì mới, nhất là ở những hợp tác xã vùng giữa và hẻo

lánh.
- Trình độ quản lý của các hợp tác xã trong tỉnh nói chung cịn
rất thấp, kế hoạch sản xuất mới ở mức độ sơ lược, quản lý lao động
cịn nhiều lúng túng, 3 khốn chưa được thành thạo, nhất là mặt
quản lý tài vụ thì có nhiều sơ hở, tình trạng tham ơ, lãng phí cịn
phổ biến, nhiều trường hợp kế tốn, quản trị tham ơ của hợp tác xã
hàng nghìn đồng, hàng tấn thóc
13


- Qua điều tra 11 hợp tác xã điển hình, kinh tế phụ gia đình
chiếm 6% so với tổng thu nhập của xã viên. Trong hoàn cảnh miền
núi như tỉnh ta có điều kiện cần phải phát triển kinh tế phụ gia đình,
nhưng tỷ lệ trên là quá cao.
- Nhiệm vụ củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất lên cao,
yêu cầu giải đáp vấn đề cụ thể thì cán bộ lãnh đạo hợp tác xã (Kể cả
cán bộ lãnh đạo huyện, tỉnh) tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng
trình độ, chính sách, nghiệp vụ chưa giỏi, nhiều vấn đề cụ thể đề ra
nhưng chưa có kinh nghiệm phong phú để giải quyết. Đó là mâu
thuẫn rất đáng chú ý của phong trào.
- Ý thức giác ngộ chính trị, tinh thần làm chủ tập thể của đông
đảo xã viên còn thấp, kỷ luật lao động còn lỏng lẻo, tư tưởng bảo thủ,
rụt rè cịn khá nặng, phải kiên trì giáo dục nâng cao lên mới có thể
thực hiện được những biện pháp mạnh mẽ đưa phong trào tiến lên.
- Sau khi đội cải cách dân chủ rút, phong trào đổi công ở vùng
cao hầu như tan rã. Củng cố thế nào trong khi trình độ cán bộ đổi
cơng và cán bộ xã cịn yếu? Nếu khơng quan tâm đầy đủ đến phong
trào đổi cơng thì khơng tạo điều kiện cho phong trào hợp tác xã sau
này phát triển.
2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp

* Về sản xuất lương thực
Từ năm 1961 đến nay, chúng ta đã liên tiếp phát động nhiều
đợt thi đua tiến công vào mặt trận sản xuất, khắc phục những khó
khăn thiên nhiên, giành nhiều thắng lợi (Kèm theo thống kê để
chứng minh)
Chỉ tiêu
Lúa mùa
Diện tích
Năng suất/1ha
Sản lượng
Lúa Nam Ninh
Diện tích
14

Năm 1960
Thực hiện

Năm 1961
Thực hiện

Năm 1962
Thực hiện

17.114,63 ha
16,62 tạ
28.027,785 tấn

16.884 ha
13,63 tạ
29.020 tấn


16.450 ha
17,7 tạ
29,125 tấn

3.224,5 ha

3.891 ha

3.953 ha


Năng suất/1ha
Sản lượng
Lúa nương
Diện tích
Năng suất/1ha
Sản lượng
Bắp
Diện tích
Năng suất/1ha
Sản lượng
Khoai các loại
Diện tích
Năng suất/1ha
Sắn
Diện tích
Năng suất/1ha
Sản lượng
Bơng của Hồng

Su Phì
Diện tích
Năng suất/1ha

15,82 tạ
5.103 tấn

16,33 tạ
6.209 tấn

17,23 tạ
6.814 tấn

3.039,16 ha
16,69 tạ
3.458,079 tấn

2.765 ha
9,78 tạ
2.207 tấn

2.803 ha
9,82 tạ
2.735 tấn

22.789,86 ha
8,39 tạ
18.729,806 tấn

23,901 ha

7,48 tạ
18.759 tấn

23.308 ha
8,2 tạ
20.839 tấn

664,47 ha
26,22 tạ

645 ha
27 tạ

664 ha
27 tạ

905,36 ha
59,2 tạ
5.359,98 tấn

1.769 ha
54 tạ
9.684 tấn

3.129 ha
43 tạ
14.789 tấn

166,66 ha
3,55 tạ


70 ha
7,87 tạ

204 ha
7,87 tạ

Sản lượng

59,176 tấn

55 tấn

161 tấn

Đậu tương của
Hồng Su Phì
Diện tích

763,13 ha

375 ha

100 ha

5,26 tạ

3,5 tạ

3,5 tạ


Sản lượng

401,658 tấn

131 tấn

38 tấn

Lanh Mèo
Diện tích

169,22 ha

100 ha

321 ha

12 tạ

12 tạ

12 tạ

3,784 tấn

20 tấn

306 tấn


Năng suất/1ha

Năng suất/1ha
Sản lượng

15


Chị
Diện tích
Năng suất/1ha
Sản lượng

900ha
6,52 tạ
767.687 tấn

Qua thống kê trên, chúng ta thấy 2 năm qua Đảng bộ ta đã
rất coi trọng sản xuất lương thực, đồng thời chú trọng phát triển cây
cơng nghiệp làm cho diện tích và sản lượng ngày càng tăng.
Kiểm điểm việc thực hiện các biện pháp:
Biện pháp thủy lợi: Đã tích cực thực hiện và dần dần đưa lên
đúng với vị trí là biện pháp hàng đầu, tập trung sức lực, tiền của để
làm và đã có kết quả khá. Thời gian qua, ta đã hồn thành xây dựng
4 cơng trình trung thủy nơng, trong đó có một cơng trình lấy nước
phục vụ đồng bào rẻo cao (Chưa kể cơng trình Đường Thượng và
n Bình đang tiếp tục xây dựng), đồng thời đã hoàn thành 8 cơng
trình tiểu thủy nơng loại khó, đã làm mới 1.648 cơng trình tiểu thủy
nơng. Khối lượng đào đắp đã làm được 1.246.000m3 đất đá, tăng
50-60% so với năm 1960. Chúng ta đã kịp thời lập được tổ máy

bơm gồm 8 máy.
Cuối năm 1962 đã hoàn thành việc lập quy hoạch thủy lợi
trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đó là một thắng lợi vì nó giúp
ta có phương hướng phát triển mạng lưới thủy lợi lâu dài. Nhưng kế
hoạch còn chung chung, thiếu biện pháp cụ thể và đối với vùng
khai hoang, nơng trường chưa có phương hướng rõ ràng.
Nhận xét về công tác thủy lợi, việc chú ý phát triển nhiều
cơng trình loại nhỏ, dựa vào quần chúng kết hợp với nhà nước làm
là đúng. Đồng thời, đã hỗ trợ cho một số hợp tác xã như: Việt Lâm,
Phương Thiện, Bằng Lang, Tân Tiến… đưa tiểu thủy nông từ tạm
thời lên kiên cố, nhưng chưa thật mạnh, đều do nhận thức của cán
bộ có lúc, có nơi chưa thật đầy đủ. Vấn đề chống xói lở, chống đất
bạc màu, giữ đất nước đủ độ ẩm ở một số vùng có nhiều kinh
nghiệm, nhưng ta chưa tổng kết kinh nghiệm để phổ biến kịp thời.
Đối với vùng cao, nạn thiếu nước cho người và gia súc, ta phải
quan tâm, nhưng việc nghiên cứu, điều tra chưa thật khẩn trương.
Vì vậy, tuy đã có nhiều cố gắng trên mặt trận thủy lợi, song thủy lợi
16


của ta vẫn chưa đảm bảo vững chắc cho nông nghiệp, nhất là đối
với đồng bào rẻo cao, ta chưa có quyết tâm đầy đủ để giúp đồng
bào giải quyết nạn thiếu nước ăn.
- Biện pháp kỹ thuật: Trong hai năm qua, chúng ta đã có sự
cố gắng vận động. Hiện nay các loại cày cải tiến (Cày 51, cày 58 và
cày cải tiến) có 3.619 cái, chiếm 22%; bừa sắt có 4.500 cái, chiếm
32%; cào cỏ cải tiến chiếm 23%, xe thồ các loại và ngựa thồ chiếm
48% trong khu vực hợp tác xã nông nghiệp. Việc dùng trâu giẫm đã
giảm nhiều. Máy tuốt lúa, máy cày các hợp tác xã có mua làm thí
nghiệm nhưng hầu hết khơng dùng được. Việc cấy dầy được phụ nữ

hưởng ướng, có nhiều tiến bộ.
- Phân bón và giống: Nguồn phân ở địa phương ta có nhiều,
nhưng ta chưa tích cực thu dọn, có nơi thu xong lại khơng tích cực
vận động chuyển ra ruộng. Số lượng phân bón cịn ít. Theo thống
kê năm 1962, mới bón 5 tấn/1ha cho lúa Nam Ninh, 3 tấn/1ha cho
lúa mùa, 1,5 tấn/1ha bắp. Ngoài phân trâu, các nguồn phân khác
như phân lợn, phân xanh, bùn ao, bèo hoa dâu bón rất tốt, nhưng
nhiều hợp tác xã chưa chịu bỏ công ra làm các loại phân này. Bón
vơi để chống chua mới bắt đầu có phong trào. Việc sử dụng thêm
phân hóa học để đẩy mạnh tăng năng suất bắp vùng rẻo cao mới
gây được cơ sở trong 2 vụ. Việc chọn giống tốt mới chỉ có số ít hợp
tác xã chú ý làm, trái lại nhiều hợp tác xã bảo quản giống kém, đất
gieo giống mới làm rối. Việc nhập giống mới bắt đầu được chú ý
nhưng thường thiếu chuẩn bị, làm hấp tấp không theo dõi chặt chẽ
để có kết luận chính xác. Đối với các loại giống súc vật thì chưa có
sự chú ý đúng mức.
- Về phòng trừ sâu bệnh: Năm 1961 do chủ quan không phát
hiện sớm nên bị thiệt hại nặng tới gần 1 vạn tấn thóc. Đó là bài học
kinh nghiệm xương máu. Từ năm 1962 cơng tác phịng trừ sâu bệnh
cho lúa và hoa màu được chú ý hơn.
Sản xuất kịp thời vụ là một trong những biện pháp chủ yếu để
tăng năng suất. Năm 1961 công tác chỉ đạo thời vụ chưa chặt nên cấy,
gặt không được kịp thời. Song từ năm 1962 chúng ta có nhận thức
đúng và đã tích cực phấn đấu để đảm bảo cây trồng kịp thời vụ.
17


- Nhìn lại việc vận động cải tiến kỹ thuật chúng ta có cố gắng
song phong trào chưa tốt. Vì vậy, năng suất lao động chưa cao,
năng suất trồng trọt phát triển chậm, trái lại có hiện tượng lúa mùa

bị giảm năng suất dần, do tăng vụ mà đất không được bồi dưỡng cải
tạo tốt, đất trồng hoa màu bị xói mịn nhiều. Ngun nhân trên là do
mặt cơng tác tư tưởng chúng ta chưa phấn đấu mạnh với những tư
tưởng bảo thủ, rụt rè, về mặt chỉ đạo thiếu đi sâu tổ chức thực hiện,
thiếu những biện pháp cụ thể để động viên thúc đẩy phong trào.
* Chăn nuôi
Thời gian qua, về công tác chăn nuôi các loại gia súc đều có
tăng, cơng tác tiêm phịng bệnh làm tốt, việc chăm sóc trâu, bị mùa
rét có tiến bộ.
Năm 1961 trâu tăng 3%, bò tăng 1%, ngựa tăng 3%, lợn hụt
1% so với năm 1960.
Năm 1962 trâu tăng 1%, bò tăng 18%, ngựa tăng 10%, lợn
tăng 2% so với năm 1961 (Lợn tuy tăng về số lượng đầu con,
nhưng khối lượng thịt kém). Riêng lợn nái thì nhiều vùng cịn q
ít. Hợp tác xã Lâm Đồng có 57 hộ chỉ có 4 lợn nái, cả xã Phong
Quang chỉ có 19 lợn nái. Chính sách giá cả chưa hợp lý: Cơng tác
vận động cải tiến kỹ thuật chăn nuôi kém. Việc lạm sát trâu, bị hãy
cịn phổ biến ở nơng thơn.
Nhận xét tình hình chăn ni đại gia súc tuy phát triển, song
chưa mạnh, chưa tận dụng được những đồi cỏ phong phú, nhất là
chưa có những biện pháp thật tích cực để giải quyết thức ăn cho
lợn, cải tiến kỹ thuật ni lợn và gia súc nhỏ kém, chính sách giá cả
có phần chưa hợp lý, việc chỉ đạo, theo dõi khơng chặt chẽ, vì vậy
gia súc khơng lên được, tình hình thực phẩm rất căng thẳng.
* Khai hoang
Từ đầu năm 1962, công tác khai hoang đã bắt đầu được chú ý.
Hiện nay việc khai hoang chủ yếu là huyện Đồng Văn và Mèo Vạc,
cịn các huyện khác thì vận động phục hóa. Cơng tác cịn mới mẻ,
kinh nghiệm cịn thiếu, nhưng do các cấp ủy đảng và chính quyền
quyết tâm, cán bộ có nhiều cố gắng nên bước đầu đạt kết quả tốt.

Trong năm 1962, toàn tỉnh đã khai phá được 15.036ha, trong đó
diện tích khai hoang trồng bắp chiếm 726ha. Ngoài ra đã phục
18


hoang được 958ha để trồng lúa, 12,5ha trồng chè. Công tác khai
hoang đã trở thành phong trào quần chúng ở Đồng Văn và Mèo
Vạc. Có xã hầu hết các hộ đều có người đi khai hoang. Một số ít hộ
đã làm nhà và chăn nuôi ở nơi khai hoang. Tuy vậy, trong việc chỉ
đạo còn chưa được cụ thể nên có những hiện tượng khai hoang vào
cả những nguồn nước và những biện pháp thâm canh chống xói
mịn chưa được tích cực thi hành. Việc trồng cây cơng nghệ và chăn
ni ở vùng khai hoang chưa được khuyến khích đúng mức.
* Nông trường quốc doanh Việt Lâm
Nông trường quốc doanh địa phương được thành lập từ năm
1958. Để tạo khả năng cho nơng trường có điều kiện thuận lợi phát
triển, đầu năm 1962 tỉnh ta đã bàn giao cho Bộ Nơng trường quản
lý. Nhưng địa phương ta vẫn có nhiệm vụ giúp đỡ và giải quyết
những vấn đề có liên quan giữa nông trường với các hợp tác xã và
nhân dân xung quanh khu vực nông trường. Hiện nay, nông trường
đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Quy mơ sản xuất ngày càng lớn. Những
công việc nặng nhọc dần dần được thay bằng máy móc. Diện tích
được mở rộng gấp bội. Công nhân ngày càng đông, tư tưởng ngày
càng ổn định và năng suất lao động cũng tiến bộ hơn trước. Song
phần nào lãnh đạo nơng trường có thiếu sót là chưa quan tâm đúng
mức đến đời sống vật chất và tinh thần của anh em công nhân các
dân tộc, nên còn hiện tượng bỏ về nhà, việc quan hệ với hợp tác xã
xung quanh chưa thật tốt.
* Sản xuất và thu mua chè
Chè Hà Giang là một đặc sản của nước ta, rất có giá trị tiêu

dùng trong nước và là nguồn vật tư quan trọng của Nhà nước để
xuất khẩu, trao đổi hàng hóa, đổi lấy máy móc kiến thiết nước nhà.
Đối với đời sống nhân dân, chè là một nguồn thu lớn của một số hộ
khá lớn đồng bào dân tộc Mán, Mèo, Tày và cũng là nguồn thu
quan trọng cho ngân sách địa phương.
Tỉnh ta có nhiều sườn đồi, núi màu mỡ, là nơi có độ ẩm cao,
khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng của cây chè. Theo tài liệu điều
tra, năm 1961 toàn tỉnh có hơn 1 triệu cây chè (Khoảng 600ha).
Nếu mỗi cây một năm cho thu hoạch 1kg chè thì hàng năm tổng sản
lượng chè lên tới 1.000 tấn. Thực tế số lượng chè thu mua qua các
19


năm ngày càng tăng, đã khẳng định khả năng sản xuất chè của địa
phương rất dồi dào:
Năm 1955 thu mua 400 tấn
Năm 1960 thu mua 663 tấn
Năm 1961 thu mua 722 tấn
Năm 1962 thu mua 944 tấn
(Không kể 300 tấn chè quả)
Năm 1963 kế hoạch 900 tấn chè búp và 1.000 tấn chè già.
Do sản lượng chè phát triển mạnh nên đời sống nhân dân
vùng chè được cải thiện khá cao. Bình quân thu nhập một đầu
người của hợp tác xã Phìn Hồ (Vùng chè) năm 1960 bằng 750kg
thóc, năm 1961 bằng 796kg và năm 1962 bằng 866kg. Tổng số tiền
thu nhập của nhân dân vùng chè năm 1961 là 1.235.000 đồng, năm
1962 là 1.573.500 đồng, tăng 27,6% (Nếu đem quy ra thóc với 225
đồng một tấn thì số chè năm 1962 trị giá 6.993 tấn thóc, bằng 10%
tổng sản lượng lúa các loại cả năm 1962 của toàn tỉnh).
Mấy năm gần đây, việc lãnh đạo công tác chè của các cấp ủy

đảng và chính quyền đã có nhiều chuyển biến mới. Việc tuyên
truyền, vận động sản xuất, cải tiến kỹ thuật đốn, hái bước đầu thực
hiện có kết quả. Các ngành kinh tế phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất
chè tốt hơn.
Qua thực tế sản xuất vùng chè đã hình thành rõ rệt và phát
triển. Diện tích chè hái tăng vụ, chè hoang được khai phá, sản
lượng chè ngày càng tăng. Việc chế biến được cải tiến kết hợp giữa
hệ thống xưởng của nhà nước dùng máy móc với xưởng chè thủ
công cải tiến của hợp tác xã đã làm cho phẩm chất chè tốt hơn.
Diện tích trồng chè mới được mở rộng khá nhanh. Đường giao
thông vận chuyển đã đi sâu vào các thơn, bản có nhiều chè; mạng
lưới cửa hàng mậu dịch mang hàng hóa đến gần người sản xuất
được tiện mua, tiện bán. Hiện nay, nhân dân các vùng Thông
Nguyên, Hồ Thầu, Khuôn Lùng, Thanh Thủy, Cao Bồ, Tùng Vài
đều nhận thấy rõ bộ mặt kinh tế ở các xã này đã đổi mới.
Song trong công tác tiến tới quy hoạch vùng chè, xây dựng hệ
thống chế biến nâng cao phẩm chất chè còn rất nhiều vấn đề phải
20


tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu, để giải đáp đúng đắn sự cân đối
trong kế hoạch sản xuất lương thực và chè, cân đối giữa chế biến
thủ công và sản xuất bằng máy, cân đối giữa sức mua và hàng.
II- LÂM NGHIỆP
Ở tỉnh ta đã xây dựng 5 lâm trường quốc doanh và một cơng
trường kinh doanh tồn diện về lâm trường. Tổng số công nhân
viên trong biên chế lên tới 1.370 người. Tổng số các loại gỗ đã khai
thác trong 2 năm là 78.248m3, đạt 107% so với mức kế hoạch;
trong đó các lâm trường quốc doanh đạt 2.882m3, chiếm 3,68% so
với tổng số gỗ đã khai thác. Ngoài ra, nứa giấy đạt 108%, tre các

loại 73%, lá cọ 122% so với chỉ tiêu kế hoạch.
Nhờ khai thác gỗ, nhân dân các dân tộc đã thu được số tiền
1.895.000 đồng bằng 8.239 tấn thóc. Ngồi ra, tiền bán khoán lâm
sản nộp cho quỹ địa phương 656.000 đồng; lợi nhuận nộp cho
Trung ương 283.500 đồng, thuế doanh thu nộp cho tỉnh 78.650
đồng. Kết quả trên đây đã chứng tỏ rằng cơng tác lâm nghiệp ở tỉnh
nhà đã góp phần đáng kể trong giai đoạn cơng nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa và tăng thu nhập cho nhân dân.
Một trong những nguyên nhân hoàn thành kế hoạch về khai
thác là do ta có chủ trương đúng, biết dựa vào các hợp tác xã nông
nghiệp để giải quyết vấn đề nhân lực. Các hợp tác xã nơng nghiệp
đã tích cực tổ chức lực lượng khai thác chun nghiệp, giải quyết
thích đáng cơng điểm và lương thực, khuyến khích lao động nặng.
Tuy vậy, cần đi sâu nghiên cứu giải quyết những thiếu sót để dần
ổn định, giúp đỡ các tổ sơn tràng, đảm bảo cho khai thác tốt, tu bổ
gây rừng tốt.
Các lâm trường quốc doanh tỉnh ta mới tổ chức, trình độ quản
lý cịn yếu, năng suất thấp, chi phí các khoản gián tiếp nhiều, lại
mới chuyển từ hình thức kinh doanh thương nghiệp sang hình thức
kinh doanh hạch tốn xí nghiệp cơng nghiệp nên gặp nhiều khó
khăn. Do đó, sơ kết 9 tháng đầu năm 1962, các lâm trường đều bị lỗ
với tổng số tiền 54.819 đồng.
Đi đôi với khai thác, hai năm qua, ta đã tổ chức quy hoạch
được 22 xã vùng A, bước đầu gây được ý thức kinh doanh tự bảo
vệ rừng cho nhân dân. Về cải tạo rừng đã trồng được 29ha Long
21


Não, tu bổ được 188ha, vận động nhân dân tu bổ thay tết trồng cây
được 54ha; trồng các cây đặc sản, lấy gỗ được 167ha; điều tra tài

nguyên rừng làm được 33.980ha. Công tác tái sinh rừng quốc
doanh làm nhiều hơn. Hầu hết các xã đã thành lập đội phòng, chống
cháy rừng. Nạn cháy rừng so với mấy năm trước có giảm bớt. Diện
tích phát nương rẫy dần dần được thu hẹp.
Công tác làm lâm nghiệp tuy mới mẻ, nhưng nhiều tiến bộ
hơn so với thời kỳ lâm, thổ sản. Song cịn có những thiếu sót trong
thực hiện chính sách như: Vận động khai thác chưa đi đôi với tái
sinh, lợi dụng tổng hợp, tận dụng cành ngọn, thực hiện kế hoạch
chưa cân đối toàn diện; kế hoạch khai thác hàng năm đạt chỉ tiêu,
nhưng nhiệm vụ tái sinh đạt rất thấp. Riêng năm 1962 tu bổ trong
khai thác chỉ đạt 20,6% so với yêu cầu; gây lại rừng ở những vùng
đồi trọc rộng lớn Hồng Su Phì, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh,
Quản Bạ làm cơ sở lâu dài cho nơng nghiệp thì kết quả cịn ít.
Ngun nhân: Ta chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc bảo
vệ, gây lại rừng và chưa có chính sách cụ thể để phát động được
tính tích cực của đơng đảo quần chúng các dân tộc đối với nhiệm
vụ bảo vệ và trồng cây gây rừng. Công tác giáo dục tư tưởng kém
nên công nhân viên ở các lâm trường tư tưởng chưa ổn định. Giữa
các lâm trường quốc doanh và các hợp tác xã chưa dựa vào nhau để
cùng tiến hành khai thác và bảo vệ rừng. Do đó, ở một vài nơi để
xảy ra tình trạng mẫu thuẫn giữa lâm trường quốc doanh với đồng
bào Mán ở địa phương.
III- THƯƠNG NGHIỆP, TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG
Thương nghiệp tỉnh ta mấy năm qua đã có nhiều cố gắng để
thực hiện nhiệm vụ.
Về thu mua qua các năm đều tăng tuy tốc độ tăng chậm. Giá
trị thu mua chè, gỗ đều tăng, nhưng các thứ khác thì giảm dần như
thịt lợn hơi năm 1962 đạt 74%; bò hơi đạt 27%, trâu hơi đạt 57%,
đường mật đạt 85% so với năm 1961. Việc thu mua không đạt kế
hoạch là do sản xuất không phát triển mạnh nhu cầu của nhân dân

lên, nhưng sự chỉ đạo của ngành thương nghiệp cũng thiếu biện
pháp cụ thể, thiếu kiểm tra đơn đốc, nghiệp vụ cịn non, kém, tuyên
truyền, vận động và thu mua theo lối treo cân, yết giá. Giá cả thu
mua của một số mặt hàng chưa thật hợp lý.
22


Về bán ra, tổng mức bán lẻ hàng hóa của thương nghiệp xã
hội ngày càng tăng (Năm 1962, 121% so với năm 1960). Dưới đây
xin thống kê mức tiêu thụ bình quân đầu người từng năm về một số
mặt hàng chủ yếu để chứng minh sức mua của nhân dân ngày càng
tăng:
Vải lụa
Muối
Dầu hỏa
Thuốc lào
Giấy và vở học sinh
Thuốc lá

Năm 1960
3,13m
3,36kg
0,7kg
0,124kg
1 tập
1,87 bao

Năm 1962
4,46m
4,57kg

1,02kg
0,160kg
1,18 tập
3,09 bao

Nhìn chung, quỹ mua tăng nhưng khả năng cung cấp hàng hóa
có hạn nên giữa hàng hóa và tiền tệ vẫn cịn mất cân đối. Tổng số
tiền mặt bội chi trong năm 1961-1962 lên tới hơn 3 triệu.
Kinh tế quốc doanh và hợp tác xã ngày càng chiếm ưu thế
trong việc cung cấp hàng hóa bán lẻ cho nhân dân. Tỷ trọng bán lẻ
năm 1960 là 85,1%, năm 1961 là 91,2%, năm 1962 là 94% nhưng
điều đáng chú ý là kinh tế tổ hợp tác ngày càng giảm. Qua đó, ta
thấy việc sử dụng hợp tác xã mua bán trong việc cung cấp hàng hóa
chưa tốt.
Về một số hàng công nghệ phẩm chủ yếu và một số hàng thực
phẩm thiết yếu bán ra hàng ngày càng tăng. Song do việc thu mua
chưa tốt nên việc cung cấp thực phẩm gặp khó khăn, mức thịt bán
lẻ xã hội ngày càng giảm sút. Việc cung cấp nông cụ có tăng,
nhưng chưa đảm bảo kỹ thuật, giá thành còn cao, chưa phù hợp với
điều kiện canh tác. Do đó có tình trạng nhân dân mua lưới cày của
mậu dịch về thuê đúc lại.
Việc cung cấp nhu cầu ăn sáng của cán bộ, bộ đội ở thị xã
chưa được chú ý đúng mức. Mức ăn uống, của quốc doanh bán lẻ
mấy năm gần đây không tăng. Tổ hợp tác và tư thương ăn uống,
bán ra giảm đi vì mức cung cấp lương thực, thực phẩm có sút kém.
Trong khi đó số cán bộ, cơng nhân viên ngày càng tăng gấp bội. Do
23


đó đã gây tình hình căng thẳng về ăn sáng của cán bộ, công nhân

viên ở thị xã.
Nhận xét hoạt động của ngành thương nghiệp tuy cố gắng
song trước tình hình phát triển mạnh mẽ, cán bộ thương nghiệp yếu,
nhiều cán bộ có những thiếu sót như: Tham ơ, lãng phí, quan điểm
bán hàng cịn máy móc, thái độ phục vụ của một số nhân viên còn
biểu hiện bán hàng theo lối cửa quyền; dự trù hàng hóa khơng sát
nên một số mặt hàng bị ứ đọng vì khơng hợp với thị yếu nhân dân;
chủ trương đổi hàng gây nhiều thắc mắc trong nông thôn; công tác
kiểm tra yếu, không phát hiện được thiếu sót để kịp thời sửa chữa.
Hợp tác xã mua bán là một tổ chức thương nghiệp tập thể:
Nhân dân tự nguyện đóng góp vốn kinh doanh theo lập trường
thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của hợp tác xã là mở
rộng thị trường lưu thông hàng hóa ở vùng nơng thơn, đáp ứng nhu
cầu về vật dụng hàng ngày cho nhân dân, phục vụ cho nơng nghiệp;
phân bón, nơng cụ và các thứ tư liệu khác, sự hoạt động của hợp tác
xã mua bán hỗ trợ cho thương nghiệp rất nhiều. Song do nhận thức
chưa đầy đủ, nên chưa phát triển mạng lưới ủy thác, chưa tăng
cường chỉ đạo nghiệp vụ hàng hóa bán ra, trông vào sự cung cấp
của mậu dịch, việc khai thác nguồn hàng địa phương rất kém. Số xã
viên đến quý I năm 1963 là 28.155 người, so với số hộ toàn tỉnh
chiếm 85,8% và số xã viên so với dân số toàn tỉnh chiếm 17,5%
(Trừ số hộ và dân số của 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc chưa có
chủ trương tiến hành).
* Cơng tác lương thực
Lương thực có tầm quan trọng rất lớn trong giai đoạn cơng
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Nếu không nắm chắc lương thực tức
là không chủ động được việc xây dựng kinh tế và phát triển văn
hóa. Thực tế tình hình mấy năm qua đã chứng tỏ điều đó, nên các
cấp ủy đảng đã coi trọng đúng mức công tác phân phối lương thực,
đi đôi với đẩy mạnh sản xuất đã tăng cường giáo dục ý thức tiết

kiệm, giáo dục ý thức làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Mức động
viên đối với các xã và hợp tác xã được tính tốn tương đối sát, có
thể dùng làm cơ sở để thực hiện ổn định nghĩa vụ lương thực trong
kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đối với vùng cao Đồng Văn, phong
24


trào đẩy mạnh đổi công sản xuất tự túc trong năm 1962 đã có nhiều
chuyển biến tốt. Việc sử dụng và tiết kiệm lương thực trong cán bộ,
bộ đội và nhân dân đã dần dần được đề cao. Ý thức sản xuất tự túc
một phần lương thực trong các cơ quan, đơn vị bộ đội, cơng, nơng
trường, xí nghiệp, trường học đã trở thành nền nếp thường xuyên.
Về ngành lương thực, hai năm qua đã có nhiều cố gắng, nhất
là năm 1962 thu mua vượt mức kế hoạch và đạt tỷ lệ cao nhất so
với ngày từ hịa bình lập lại; đồng thời trong năm 1962 đã bán,
cung cấp cho vùng thiếu và vùng chè 1.325 tấn, bán thóc làm giống
446 tấn, cung cấp giống dong riềng 27 tấn góp phần kích thích sản
xuất phát triển. Nói chung đã khơng để xảy ra tình hình căng thẳng
về lương thực, nhưng việc mua vào, bán ra còn để lỗ quá nhiều
(Hai năm thực lỗ 955.000 đồng).
* Tài chính
Nhiệm vụ của tài chính là phải khai thác các nhân tố tích cực
thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường tiết kiệm, chống tham ơ,
lãng phí để đảm bảo thu nhập tài chính cho Nhà nước, thỏa mãn
những nhu cầu chi rất lớn của các năm đầu kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất. Từ năm 1960, Trung ương đã phân cấp quản lý cho tỉnh trên
hệ thống tài chính, chẳng những phải lo đảm bảo và giám sát tài
chính của địa phương mà còn phải lo đảm bảo và giám sát nhiệm
vụ thu, chi của Trung ương trong địa phương.
- Về thu, do kinh tế phát triển tốc độ nhanh nên số thu hàng

năm đều có tăng. Song điều đó đáng chú ý là trong tổng số thu đáng
lẽ thu xí nghiệp, sự nghiệp phải tăng, nhưng ở tỉnh ta lại giảm,
trong đó thu về nội thương lại giảm quá nhiều. Điều đó nói lên các
ngành kinh tế của ta, kinh doanh chưa thật tốt.
Trong cơng tác quản lý thu, ngành tài chính đã có cố gắng,
tích cực đơn đốc, giúp đỡ các địa phương, các ngành, các xí nghiệp
quốc doanh hồn thành việc nộp lợi nhuận và thuế cho Nhà nước,
chú ý đến nguồn thu thuế công thương nhất là thuế hàng hóa về
chè; thu tiền bán khốn lâm, thổ sản… song cơng tác quản lý thu
cịn nhiều chỗ yếu và thiếu sót. Việc nắm tình hình các xí nghiệp
chưa chắc. Thuế hàng hóa cịn khả năng thu nhiều nhưng chưa tìm
hết mọi biện pháp tích cực để tăng thêm nguồn thu thuế sát sinh và
25


×