Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,220 trang)

Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (19761991) Tập 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 1,220 trang )

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ
TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
V
1976 – 1991

1


2


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ

TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
V
1976 – 1991

XUẤT BẢN NĂM 2019
3


CHỈ ĐẠO NỘI DUNG
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HÀ GIANG
BAN BIÊN TẬP


1. Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Trưởng ban.
2. Đồng chí Hầu Minh Lợi, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phịng
Tỉnh ủy - Phó ban.
3. Đồng chí Trương Văn Thắng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng
ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Phó ban.
4. Đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy - Thành viên.
5. Đồng chí Đặng Ái Xoan, Phó Trưởng ban Tun giáo Tỉnh
ủy - Thành viên.
6. Đồng chí Đỗ Bảo Kính, Trưởng phịng Lý luận chính trị và
Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên
7. Đồng chí Vũ Trung Kiên, Phó Trưởng phịng Lý luận
chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
8. Đồng chí Phạm Hữu Đức, Phó trưởng Phịng Văn thư Lưu trữ, Văn Phịng Tỉnh ủy - Thành viên.
9. Đồng chí Phạm Ngọc Hải, Chun viên phịng Lý luận
chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
10. Đồng chí Nguyễn Thị Yến, Chun viên phịng Lý luận
chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
11. Đồng chí Ly Mí Páo, Chuyên viên phịng Lý luận chính
trị và Lịch sử Đảng, Ban Tun giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
12. Đồng chí Vi Qúy Thảo, Chun viên phịng Thơng tin Tun truyền, Ban Tun giáo Tỉnh ủy - Thành viên.

4


LỜI GIỚI THIỆU
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập
đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt
Nam. Gần 90 năm qua, Đảng ta đã để lại khối lượng văn kiện đồ sộ,

phong phú, phản ánh sinh động cuộc đấu tranh cách mạng đầy gian
khổ, hy sinh, kiên cường, sáng tạo của nhân dân và các chiến sĩ
cộng sản, kết tinh nhiều giá trị lý luận, tư tưởng và kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn của Đảng và nhân dân.
Gắn liền với truyền thống hào hùng vẻ vang đó, ngày
25/12/1945 Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập. Hơn 70 năm
xây dựng, trưởng thành và phát triển, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân
dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần
đấu tranh cách mạng, bền lịng, vững chí, nêu cao ý chí tự lực tự
cường, tích cực thực hiện mọi nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; cuộc chiến đấu bảo
vệ biên giới phía Bắc và thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc; từng bước xây dựng tỉnh Hà Giang ngày
càng vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về
quốc phòng - an ninh, xứng đáng là “phên dậu” của Tổ quốc.
Nhằm làm sáng tỏ nhiều sự kiện, vấn đề lịch sử, phản ánh vai
trị, q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh phục vụ cho công tác tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận và công tác nghiên cứu, giảng dạy, tuyên
truyền, giáo dục lịch sử Đảng địa phương. Đồng thời kế thừa, tạo cơ
sở khoa học cho việc hoạch định những chủ trương, cơ chế của Đảng
bộ tỉnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã quyết định chỉ đạo việc biên
soạn Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang toàn tập.
Nhân dịp Kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2019), Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Hà Giang trân trọng giới thiệu cuốn Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà
Giang toàn tập, tập V (1976-1991) đến các cấp ủy đảng, chính
quyền và bạn đọc.
Cuốn văn kiện gồm 223 văn bản được sưu tầm tại Cục Lưu
trữ, Văn phòng Trung ương Đảng; phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh

5


ủy Tuyên Quang. Nội dung tập trung phản ánh giai đoạn 16 năm
hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên.
Đây là giai đoạn hoàn cảnh lịch sử có nhiều thuận lợi mới đồng thời
cũng có nhiều biến động, khó khăn của tỉnh nói riêng, của đất nước
nói chung. Nhưng với tinh thần đồn kết, ý chí vươn lên, sự vận
dụng linh hoạt chủ trương, đường lối của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà
Tuyên đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ cách mạng trong từng thời điểm lịch sử. Những năm đầu
sau khi đất nước được hồn tồn giải phóng (1976-1978), Đảng bộ
tỉnh đã lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an
ninh chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Đặc biệt từ tháng 2/1979 đến
cuối năm 1989, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc xảy ra –
Hà Tuyên là một trong những chiến trường trọng điểm đánh phá
của đối phương trong suốt hơn 10 năm, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân
dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược vừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc,
lập nên những chiến cơng to lớn, góp phần bảo vệ từng tấc đất
thiêng liêng của Tổ quốc. Tiếp đó, trong những năm đầu thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng (1986-1991), Đảng bộ đã lãnh đạo
nhân dân trong tỉnh thực hiện đổi mới toàn diện về phát triển kinh
tế, xã hội, từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; xây
dựng và củng cố hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Triệu Tài Vinh


6


NĂM 1976
Phần thứ nhất
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TUYÊN NHỮNG NGÀY ĐẦU SÁP NHẬP
(01/1976 - 4/1977)
----Sau khi hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh
Hà Tuyên, Đảng bộ Hà Tun có 17 đảng bộ trực thuộc. Tồn Đảng
bộ có 568 chi, đảng bộ cơ sở với 24.826 đảng viên.
Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên được Trung
ương chỉ định (Quyết định số 2539 NQ-NS/TW ngày 21/1/1976
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên), gồm 39 đồng chí Ủy viên, trong đó có 11
đồng chí được cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng chí Trần Hồi
Quang được Trung ương chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy lâm
thời.
1. Đồng chí Trần Hồi Quang

6. Đồng chí Lê Hạnh

2. Đồng chí Lê Văn Lương

7. Đồng chí Vừ Mí Kẻ

3. Đồng chí Kim Xuyến Lượng

8. Đồng chí Nguyễn Ngọc Trung


4. Đồng chí Lê Quang Hùng

9. Đồng chí Hồ Ngọc Thu

5. Đồng chí Ma Văn Hiệu

10. Đồng chí Phạm Mạnh Quỳ
11. Đồng chí Ma Thị Lâm

7


Đồng chí Trần Hồi Quang
Năm sinh: 1922-1999
Q qn: Triệu Sơn – Triệu Hải – Quảng Trị
Bí thư: 1976-1977

8


NGHỊ QUYẾT SỐ 01-NQ/TU, NGÀY 10/5/1976
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về xuất bản tờ báo Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên
-----

tỉnh.

Thi hành nghị quyết của Bộ Chính trị về bỏ khu, hợp nhất

Căn cứ vào nghị quyết của Bộ Chính trị và các nghị quyết của

Ban Bí thư Trung ương Đảng về cơng tác báo chí.
Xét nhu cầu cơng tác tun truyền giáo dục chính trị, tư tưởng
trong cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức và nhân dân các dân
tộc trong tỉnh.
Sau khi thảo luận tại phiên họp ngày 07 và 08/4/1976, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy nhất trí quyết định: Xuất bản tờ báo của Đảng
bộ tỉnh Hà Tuyên.
Hợp nhất hai tờ báo Hà Giang và Tuyên Quang thành một tờ
báo mới lấy tên là báo Hà Tuyên. Do đặc điểm của tỉnh có một số
huyện vùng cao nên cùng với tờ báo Hà Tuyên sẽ xuất bản tờ báo
"Vùng cao Hà Tun" có nội dung, hình thức thích hợp với trình độ
của nhân dân vùng cao.
I- NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA BÁO
Báo Hà Tuyên là cơ quan tuyên truyền, là tờ báo chính trị,
cơng cụ chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên, là
tiếng nói của cấp ủy và tiếng nói của nhân dân các dân tộc trong
tỉnh để tuyên truyền, giáo dục, cổ động, tổ chức cho nhân dân hồn
thành tốt những nhiệm vụ chính trị của tỉnh là đoàn kết các dân tộc
anh em phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ của báo: Về nguyên tắc là vũ khí tư tưởng của
Đảng nên phương hướng của báo Hà Tuyên là nhiệm vụ chính trị
của Đảng bộ tỉnh. Báo có nhiệm vụ tun truyền, cổ động, tổ chức
quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đó.
9


Báo phải làm tốt, làm đúng nhiệm vụ được Đảng bộ giao, báo
phải thể hiện trung thực, sắc bén tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy. Phải
phản ánh một cách sinh động, phong phú các phong trào của quần
chúng để giáo dục, động viên, hướng dẫn mọi cán bộ, đảng viên,

công nhân, viên chức và các tầng lớp nhân dân lao động trong tỉnh
thực hiện mọi thắng lợi mà Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh đề
ra.
Báo phải đề cập đến các vấn đề cụ thể trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa và đời sống nhân dân. Thông qua phong trào thi
đua lao động sản xuất, phổ biến được kinh nghiệm về ba cuộc cách
mạng trong thực tiễn của các đơn vị tiên tiến, tổ chức, cổ vũ quần
chúng học tập. Đồng thời báo phải đẩy mạnh phê bình và tự phê
bình trên báo về những hiện tượng làm sai đường lối, chính sách
của Đảng, những tàn dư tư tưởng và tác phong xấu của xã hội cũ,
giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Chỉ thị 197 của
Bộ Chính trị.
Đối tượng của báo là cán bộ, đảng viên của Đảng, công nhân,
nông dân tập thể, trí thức xã hội, các lực lượng vũ trang và các tầng
lớp lao động khác, trong đó cán bộ cơ sở là đối tượng chủ yếu.
II- NỘI DUNG CỦA BÁO
Điều quyết định phương hướng, nội dung của báo là nhiệm vụ
chính trị của tỉnh.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm xây dựng kinh tế
và văn hóa của tỉnh Hà Tuyên thành một tỉnh giàu mạnh, văn minh,
nội dung của báo phải đề cập đến các vấn đề chủ yếu sau đây:
1. Truyền đạt và tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước và các chủ trương của Tỉnh ủy và Ủy
ban hành chính tỉnh.
2. Tuyên truyền kinh tế là một nhiệm vụ trung tâm của báo
với nội dung của ba cuộc cách mạng trong bước quá độ tiến lên sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là mặt trận nông, lâm nghiệp.
Động viên công nhân, nông dân thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà
nước hàng năm.
3. Tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về cách mạng

tư tưởng và văn hóa, đấu tranh với những tàn dư tư tưởng và tác
10


phong, tập quán xấu của xã hội cũ trong nhân dân các dân tộc; xây
dựng nếp sống mới văn minh, xây dựng con người mới có tinh thần
làm chủ tập thể, quý trọng lao động, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ
thuật, biết q trọng, bảo vệ của cơng, trung thành với cách mạng...
là nội dung cơ bản của báo.
4. Tuyên truyền vị trí, chức năng của chính quyền trong nhiệm
vụ phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên nhân dân thực
hiện đúng luật pháp, chế độ, chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ
quản lý kinh tế, quản lý xã hội của chính quyền.
5. Tuyên truyền công tác xây dựng Đảng và Đảng lãnh đạo, tổ
chức các đoàn thể quần chúng làm cơ sở tổ chức vững mạnh các
chun chính vơ sản.
6. Phát huy truyền thống cách mạng của địa phương để cổ vũ
tinh thần cách mạng tiến công của nhân dân các dân tộc đã đồn kết
giúp nhau chống kẻ thù chung, vì hạnh phúc, bình đẳng dân tộc trên
cơ sở chủ nghĩa xã hội. Tinh thần đồn kết tương trợ đó phải được
giáo dục, phát huy mạnh vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
7. Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc, củng cố
quốc phòng, giữ vững trật tự trị an phải gắn liền với phát triển kinh
tế. Xây dựng kinh tế góp phần tăng cường quốc phịng. Ngược lại,
tăng cường quốc phòng để bảo vệ thành quả cách mạng. Trên cơ sở
đó động viên nhân dân và lực lượng vũ trang ra sức thi đua lao
động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phịng tồn dân.
III- HÌNH THỨC, THỂ TÀI CỦA BÁO
Báo Hà Tun có thể sử dụng mọi thể tài của báo chí nhưng
cần chọn những thể tài thích hợp nhất với đối tượng bạn đọc cho

mỗi tờ báo, với nhiệm vụ khả năng của cán bộ và khuôn khổ tờ báo.
Phản ánh phải sinh động, ngắn gọn, thiết thực, hợp với trình độ
người đọc và điều kiện lao động sản xuất của nhân dân, nông dân
tập thể.
Khuôn khổ và kỳ hạn xuất bản
Báo Hà Tuyên trước mắt xuất bản 1 tháng 6 kỳ, mỗi kỳ 4
trang, nâng dần lên một tuần 2 kỳ hoặc 3 kỳ.
Báo vùng cao Hà Tuyên xuất bản một tháng 2 kỳ, mỗi kỳ 2
trang, tiền giá bằng một nửa tờ Hà Tuyên.
11


Cách viết
Là tờ báo chính trị nên phải bảo đảm tính chính trị của tờ báo,
nội dung phải phong phú, sinh động, sát với trình độ và tình cảm
của đối tượng.
Bài, tin cần ngắn gọn, ảnh đẹp, có chất lượng, câu văn, chữ
dùng cần cân nhắc nghiêm túc, để người đọc hiểu rõ ràng. Báo phục
vụ người đọc nhưng cũng nâng cao trình độ người đọc.
Báo vùng cao Hà Tuyên phải in chữ to, tin thật ngắn, dễ hiểu,
có nhiều ảnh đẹp, in màu, không tiếp trang.
Thể loại
- Tin là thể loại chính nhưng phải ngắn gọn, đúng, có nội
dung tư tưởng rõ ràng, đúng đường lối, chính sách của Đảng bộ,
khơng lộ bí mật.
- Xã luận, bình luận khơng nhất thiết số nào cũng phải có mà
chỉ khi có những vấn đề cần thiết.
- Phản ánh kinh nghiệm sản xuất, xây dựng bằng thể loại điều
tra và cả những gương người tốt, việc tốt.
- Các bài phê bình cần cân nhắc cho thích hợp với nội dung

vấn đề, có thể là xã luận, bình luận, điều tra, phóng sự, thư bạn đọc,
thơ, tranh...
- Báo có chuyên trang, chuyên mục, có vị trí ổn định.
IV- PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG BÁO
Tỉnh ủy giao nhiệm vụ phát hành báo cho Bưu điện tỉnh chịu
trách nhiệm vận động, tổ chức quần chúng mua báo theo chỉ tiêu
phát hành hàng năm.
Bưu điện tỉnh cần có những biện pháp, hình thức thích hợp tạo
điều kiện thuận lợi cho nhân dân mua báo dễ dàng và đảm nhiệm
một cách chắc chắn việc chuyển báo nhanh, đủ, đúng đến tay người
mua.
Ban Tuyên huấn của Tỉnh ủy có nhiệm vụ chỉ đạo, theo dõi,
đơn đốc giúp cấp ủy lãnh đạo công tác phát hành báo. Đảng viên,
cán bộ của Đảng bộ đều có nhiệm vụ mua báo, đọc báo và cổ động
quần chúng mua, đọc báo.
12


Ty Thơng tin văn hóa có nhiệm vụ tổ chức vận động quần
chúng đọc báo, làm theo báo, phê bình báo, sử dụng báo, động viên
quần chúng thúc đẩy mọi cơng tác.
Hiện nay cơ quan báo chưa có tổ chức in riêng nên Ty Thơng
tin văn hóa có nhiệm vụ lãnh đạo xí nghiệp in của mình bảo đảm
việc in báo được nhanh, đẹp, đủ số, cỡ chữ, kiểu chữ, số lượng chữ
phải đủ, in báo hợp với yêu cầu. Tăng cường cơng tác giáo dục
chính trị, tư tưởng trong công nhân in về việc in báo. Cải tiến tổ
chức, chun mơn hóa một bộ phận của xí nghiệp in cho việc in
báo, phấn đấu hạ giá thành mỗi tờ báo tới mức như các báo địa
phương khác.
V- NHIỆM VỤ CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG, CHÍNH

QUYỀN, CÁC NGÀNH, CÁC ĐỒN THỂ ĐỐI VỚI BÁO
Báo Hà Tuyên do Ban Thường vụ trực tiếp lãnh đạo. Để báo
Hà Tuyên làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn mới, các đồng chí lãnh
đạo trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể từ tỉnh, huyện
đến các cơ sở đều có trách nhiệm đối với tờ báo của Đảng bộ tỉnh,
coi báo là công cụ chính trị, tư tưởng phải nắm lấy, góp phần xây
dựng cho báo, sử dụng báo thúc đẩy mọi mặt công tác.

1. Cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành có nhiệm vụ hợp

tác chặt chẽ với báo, cung cấp đầy đủ, chính xác các tài liệu theo
yêu cầu của báo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ của báo
hoàn thành nhiệm vụ.

2. Các cấp ủy đảng phối hợp cùng cơ quan báo tổ chức cho

báo một lực lượng thông tin viên từ cơ sở, quản lý lực lượng đó.
Báo có nhiệm vụ bồi dưỡng, hướng dẫn về nghiệp vụ.

3. Chỉ đạo việc phát hành báo trong ngành, trong địa phương,

bảo đảm từng cơ sở của tỉnh đều có báo, sử dụng báo tốt và có
thơng tin viên viết cho báo.
Cán bộ trực tiếp làm báo cần nhận rõ trách nhiệm của mình,
bồi dưỡng nâng cao quan điểm, đường lối, chủ trương công tác của
Đảng bộ tỉnh, luôn luôn cải tiến nâng cao không ngừng chất lượng
báo để báo Hà Tuyên làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng
mới, xây dựng Hà Tuyên thành một tỉnh giàu mạnh, văn minh.
13



VI- TỔ CHỨC BỘ MÁY
Sau khi hợp nhất hai cơ quan báo cũ, thành lập cơ quan báo
Hà Tuyên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xét thấy phải nhanh chóng ổn
định tổ chức giữ vững hoạt động của báo.
Việc sắp xếp cán bộ, nhân viên báo phải căn cứ vào tiêu
chuẩn của ngành dọc đã quy định. Tổ chức các bộ phận trong cơ
quan báo mới cần được nghiên cứu, vận dụng những quy định của
Trung ương vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh sao cho gọn, mạnh, có
hiệu lực.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định
1. Phân cơng đồng chí Ma Văn Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ
làm Chủ nhiệm chính trị của báo, lãnh đạo mọi hoạt động của báo.
2. Bổ nhiệm đồng chí Phạm Kim Quy làm Tổng biên tập báo.
Hai đồng chí có trách nhiệm trước Tỉnh ủy kiểm tra, đôn đốc, giúp
Tỉnh ủy hướng dẫn các cấp thi hành Nghị quyết này.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHĨ BÍ THƯ
Lê Văn Lương

14


NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TU, NGÀY 24/9/1976
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về một số nguyên tắc trong việc quản lý tổ chức và cán bộ
----Để chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc quản lý tập trung
thống nhất chặt chẽ của Tỉnh ủy đối với tồn bộ cơng tác tổ chức bộ
máy cán bộ, đồng thời mở rộng quyền quản lý cho các ngành, các
cấp cho phù hợp với tình hình một tỉnh mới, địa bàn rộng, đội ngũ

đông, tỉnh phải quản lý chặt chẽ một số đối tượng: Cán bộ lãnh đạo,
chỉ đạo và đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ trung cấp bậc
4 trở lên, một số cán bộ kế cận khơng thuộc diện trên, nhưng có
triển vọng tốt để đào tạo, bồi dưỡng.
Quản lý toàn diện tốt tức là phải làm tốt tất cả khâu lựa chọn,
đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, kỷ luật theo đúng tiêu
chuẩn và chính sách cán bộ của Đảng.
Trước mắt cần thống nhất quy định một số điểm sau đây:
I- VỀ CÁN BỘ
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong thời
gian tới, các ngành, các cấp sẽ lựa chọn, bố trí cán bộ đi đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ làm việc trong những năm về sau.
Vấn đề này cần xây dựng quy hoạch cụ thể để chủ động được trong
công tác cán bộ. Ban khoa giáo có nhiệm vụ hướng dẫn các ngành,
các cấp lập quy hoạch đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật. Ban Tổ
chức hướng dẫn làm quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,
cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo.
2. Căn cứ vào tính chất quan trọng của ngành và bộ phận cơng
tác, căn cứ vào tiêu chuẩn, phẩm chất, kiến thức và năng lực cán bộ
mà bố trí sử dụng cán bộ cho thích hợp đảm bảo chun mơn hóa
từng bước, tiêu chuẩn hóa cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
15


3. Trong các trường hợp đề bạt, điều động, thuyên chuyển
thuộc diện cán bộ tỉnh quản lý, thì các cơ quan quản lý trực tiếp cán
bộ cần làm đúng các quy định sau đây:
- Về đề bạt: Lập sơ yếu lý lịch có nhận xét ưu, khuyết điểm
của thủ trưởng cơ quan một cách chính xác, có biên bản họp của tập
thể trưởng, phó ngành và mời bí thư cấp ủy cơ sở dự, biên bản phải

ghi hết ý kiến mọi thành viên trong cuộc họp, cuối biên bản có chữ
ký của thủ trưởng cơ quan và bí thư cấp ủy. Ý kiến của cấp ủy cơ
sở được ghi vào cuối biên bản đó (kể cả ý kiến khơng thống nhất
với cơ sở cũng ghi rõ lý do) rồi gửi lên Ban Tổ chức nghiên cứu,
tranh thủ ý kiến đồng chí phụ trách khối trước khi trình thường vụ
quyết định. Đối với những cán bộ không thuộc diện Tỉnh ủy quản
lý khi đề bạt cũng phải làm đủ thủ tục như vậy trước khi xét duyệt,
đề bạt.
- Về điều động, thun chuyển: Trong trường hợp do u cầu
cơng tác thì cơ quan xem xét và báo cáo trên quyết định điều động,
khi đã quyết định bố trí làm việc gì thì lúc cần thay đổi phải báo
cáo trên, khơng được tuỳ tiện giải quyết gây sự xáo trộn và không
ổn định cán bộ. Trong trường hợp thuyên chuyển từ vùng này qua
vùng khác (vùng cao xuống vùng thấp, xin chuyển ra khỏi tỉnh) thì
phải được xem xét kỹ, trước hết người chuyển đi khơng ảnh hưởng
xấu đến việc hồn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơng gây
khó khăn trong ổn định tư tưởng trong cơ quan, đơn vị, người đó đã
có thời gian ít nhất là 10 năm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, sức khỏe bản thân quá yếu. Khi có ý kiến của thủ trưởng cơ
quan, bí thư đảng ủy hoặc bí thư chi bộ, thư ký hoặc phó thư ký
cơng đồn xác nhận có văn bản đề nghị mới được xem xét.
Ngoài ra nếu những cán bộ, đảng viên, nhất là học sinh, sinh
viên mới ra trường công tác 5-7 năm lên miền núi khi được tuyển
chính thức rồi mới xin xi mà khơng được nằm vào diện sức khỏe
có hồn cảnh như trên, đương sự phải có đơn gửi cơ quan quản lý
trực tiếp xem xét, có ý kiến của thư ký cơng đoàn và cấp ủy cơ sở
rồi gửi lên Ban Tổ chức mới xét. Nếu cơ sở xét thấy khó khăn chưa
giải quyết được thì tìm mọi cách giúp đỡ, động viên cán bộ khắc
phục an tâm công tác.
16



Mọi đơn từ xin xuôi, đổi của cán bộ gửi lên Tỉnh ủy, Ủy ban
Nhân dân tỉnh, 2 Ban Tổ chức nếu khơng có ý kiến cơ sở đều được
trả lại cơ quan, đó là việc làm chưa đầy đủ nguyên tắc thủ tục.
- Tất cả các đơn cán bộ gửi các đồng chí cá nhân trong
Thường vụ Tỉnh ủy, xin chuyển cho Ban Tổ chức, cùng tổ chức
tỉnh xem xét và báo cáo lại các vấn đề của cán bộ thuộc tỉnh quản
lý mà trước đây 2 Ban thường vụ Tỉnh ủy hoặc Bí thư 2 tỉnh cũ đã
cho ý kiến, thì nay tiếp tục giải quyết, những việc phát sinh từ sau
hợp nhất, hoặc trước đó mà Tỉnh ủy chưa có chủ trương giải quyết
thì phải theo quy định này.
- Cán bộ xin nâng lương trong dịp về hưu, mất sức, chuyển
vùng nói chung khơng đặt ra, tuỳ trường hợp đặc biệt thì Ban Tổ
chức xem xét kỹ rồi báo cáo Thường trực cho ý kiến.
Giải quyết các vấn đề đối với cán bộ trong Tỉnh ủy, Ủy ban
Nhân dân tỉnh, trưởng, phó ty, ban và các chức vụ tương đương, bí
thư, chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị phải do tập thể thường vụ giải
quyết thông qua Ban Tổ chức trình bày.
Các chức vụ trưởng, phó phịng các ty, thường vụ cấp ủy
huyện, thị, cán sự bậc 4, cán bộ đại học. Ngồi diện trên thì Ban Tổ
chức xem xét và báo cáo Thường trực Tỉnh ủy giải quyết (đối với
cán bộ dân đảng) và các đồng chí cấp ủy phụ trách khối quyết định
đối với cơ quan nhà nước do Phó Chủ tịch Thường trực ký.
II- VỀ TỔ CHỨC
- Đối với việc thành lập, sáp nhập, tách ra hoặc giải thể các xí
nghiệp cơng, nơng, lâm trường địa phương, các tổ chức công ty, các
trường trung cấp trong tỉnh, trường cấp III và tương đương trở lên
thì do Thường vụ Tỉnh ủy quyết định.
- Đối với các tổ chức cấp phịng trực thuộc Ty, trường phổ

thơng cấp II do Thường trực Ủy ban quyết định, các tiểu ban thuộc
khối dân Đảng do Thường trực tỉnh quyết định.
Ban Tổ chức có trách nhiệm giúp Tỉnh ủy, Tổ chức chính
quyền giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh hướng dẫn cách làm đúng các
quy định của Đảng và Nhà nước, tập hợp tình hình và trình Tỉnh
ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định, khi đã có nghị quyết thì Ban
17


Tổ chức tỉnh giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh làm thủ tục về mặt Nhà
nước. Các cơ quan thuộc khối đảng và dân thì Ban Tổ chức Tỉnh ủy
làm thủ tục.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
ỦY VIÊN THƯỜNG VỤ
Lê Quang Hùng

18


NGHỊ QUYẾT SỐ 03-NQ/TU, NGÀY 15/10/1976
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về sản xuất Đông - Xuân năm 1976-1977
----Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về nhiệm vụ sản xuất năm
1976. Trong tình hình khó khăn về thời tiết, nhưng lãnh đạo của
Đảng bộ, chính quyền các cấp có nhiều cố gắng, cán bộ, nhân dân
các dân tộc tỉnh ta đã khắc phục khó khăn, giành được thắng lợi,
tồn tỉnh đã gieo cấy được 93,27 nghìn ha, đạt 87% kế hoạch và
xấp xỉ bằng năm 1975. Trong đó, lúa đạt kế hoạch và cây dược liệu
đạt kế hoạch về diện tích. Cịn các cây trồng khác đều khơng đạt kế
hoạch, hoặc đạt kế hoạch thấp như dong riềng đạt có trên 40%, mì

mạch 51%, cây thực phẩm đạt 68%, cây ăn quả đạt có 45%... Về
chăm sóc đã có tiến bộ nhưng tiến bộ chưa cao và chưa đều, chưa
toàn diện, nên năng suất cũng không đạt kế hoạch, lúa Đông - Xn
đạt 17,65 tạ, ngơ 10 tạ/ha, vụ mùa có nhiều khó khăn về hạn, sâu
bệnh nghiêm trọng nên năng suất có khả năng chỉ bằng năm ngối
(22,50 tạ/ha) hoặc thấp hơn. Như vậy là diện tích, năng suất nói
chung khơng đạt kế hoạch. Do đó tổng sản lượng lương thực cả
năm cũng không đạt kế hoạch.
Về chăn nuôi: Đàn trâu, đàn lợn đạt kế hoạch khá, còn các
loại gia súc, gia cầm khác đều đạt kế hoạch thấp, chăn ni tập thể
vẫn gặp khó khăn nên phát triển rất chậm.
Tóm lại tình hình sản xuất năm 1976, Đơng - Xn năm 19751976 nói chung khơng đạt kế hoạch, có những nguyên nhân như
sau:

1. Năm nay thời tiết rất ác nghiệt, liên tiếp khó khăn như: Rét
rất đậm, hạn, sương muối, mưa đá, sâu bệnh...
2. Đối với tỉnh do việc tập kết lên địa điểm mới, sự chỉ đạo

có thời gian khơng chặt, các ngành có trách nhiệm cung cấp vật tư
19


kỹ thuật nói chung chậm, huyện kiểm tra, đơn đốc, phát hiện, báo
cáo những khó khăn thiếu sót chậm, bổ khuyết không kịp thời, mặt
khác sự chuẩn bị chu đáo trước để phòng thiên tai chưa thật sát, còn
bị động.

3. Trong sản xuất nơng nghiệp nhiều mặt cịn yếu, chưa được

giải quyết nên tác động xấu đến tinh thần lao động của xã viên, do

đó ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch.
Chủ trương phương hướng nhiệm vụ sản xuất Đông - Xuân
năm 1976-1977
Năm 1977, là năm đầu tiên chúng ta xây dựng, thực hiện kế
hoạch của một tỉnh hợp nhất, có nhiều thuận lợi trong việc phát huy
tiềm lực kinh tế và khai thác tốt hơn 3 thế mạnh của tỉnh miền núi.
Năm 1977 phát huy thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IV, thắng lợi của đợt giáo dục chính trị, tự phê bình và
phê bình. Thắng lợi của Đại hội Đảng cấp tỉnh, cuộc vận động thực
hiện Nghị quyết 61 của Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và cải
tiến quản lý miền núi được triển khai rộng... Đây là một nguồn cổ
vũ, động viên lớn toàn Đảng, toàn dân bước vào thực hiện năm thứ
2 của kế hoạch 5 năm lần thứ 2.
Vụ Đơng - Xn có khả năng dồi dào về đất đai lại là vụ sản
xuất tồn diện, có nhiều cây trồng, lại là mùa sinh sản của đàn gia
súc nhưng diễn biến thời tiết cũng rất bất thường, có thể hạn hán, lũ
lụt, sương muối, ảnh hưởng đến người và gia súc. Sâu bệnh cũng
phát sinh. Một số nơi hợp tác xã miền núi chưa được củng cố nên
vẫn cịn là hình thức.
Phương hướng phát triển nơng nghiệp năm 1997 và Đông Xuân năm 1976 - 1977 là phải tập trung mọi cố gắng phát huy 3 thế
mạnh của một tỉnh miền núi, tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn
diện phù hợp với khả năng từng vùng: Chú ý tăng sản lượng lúa,
ngô, đặc biệt phải đẩy mạnh việc trồng các loại hoa màu, lương
thực như: Sắn, khoai, dong riềng, cây họ đậu, mì mạch... Đồng thời
phát triển mạnh chăn ni trâu, bị, lợn, cá... và các loại gia cầm,
phát triển nghề rừng, cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương,
lạc... cây dài ngày như chè, sả... phát triển cây ăn quả, cây dược
liệu, hạt rau giống.
20



Mục tiêu cụ thể của kế hoạch Đông - Xuân năm 1976 - 1977
đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao cho các huyện, các ngành. Tỉnh
ủy lưu ý một số chủ trương biện pháp sau đây:

1. Về trồng trọt
* Cây lương thực: Phải hết sức coi trọng và phát triển mạnh
để đáp ứng yêu cầu giải quyết lương thực, không những bảo đảm
cung cấp đủ lương thực cho người mà cịn có lương thực dự trữ và
phát triển chăn ni.
Các cơ quan, xí nghiệp, nơng trường, lâm trường, cơng
trường, doanh trại bộ đội phải tạo điều kiện để sản xuất tự túc lấy
một phần lương thực, thực phẩm.
Đi đôi với sản xuất, việc chế biến hoa màu và vận động tiết
kiệm lương thực là một công tác lớn và quan trọng.
Ngoài việc phát triển sản xuất các loại cây lương thực, phải
đẩy mạnh phát triển các loại rau để tăng thêm thực phẩm và dành
một phần phát triển chăn ni. Phải có phân vùng sản xuất rau tập
trung để đi vào chuyên canh và thâm canh tăng năng suất, có chính
sách lương thực và giá cả.
* Cây cơng nghiệp: Trên cơ sở giải quyết tốt vấn đề lương
thực, cần phải có sự chuyển biến thật mạnh mẽ trong việc trồng cây
công nghiệp theo phương hướng: Phát triển mạnh cây ngắn ngày
như: Đỗ tương, lạc, vừng, bông, lanh... cây dài ngày như: Chè, sả,
trẩu; số cây ăn quả như: Cam, dứa, chuối, mận, lê, táo; cây dược
liệu như: Huyền sâm, xuyên khung, thảo quả, tam thất và hạt rau
giống. Nhưng phải chú ý đầu tư thích đáng vào vùng tập trung
chun canh.
- Vùng đỗ tương ở Xín Mần, Hồng Su Phì, Vị Xuyên, Bắc
Quang, Yên Minh, Quản Bạ...

- Vùng chè ở Hồng Su Phì, Vị Xun, Bắc Quang, n Sơn,
Sơn Dương…
- Vùng dược liệu và hạt rau giống ở các huyện vùng cao như
Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Xín Mần...
- Vùng dứa, chuối ở Sơn Dương…
* Về trồng rừng: Để đạt được kế hoạch trồng rừng, chăm sóc,
bảo vệ theo phương hướng như sau:
21


- Đối với rừng núi đá, rừng đầu nguồn, rừng biên giới phải

tích cực bảo vệ để giữ nước cho cây trồng, lấy nước uống cho
người và gia súc.
- Đối với rừng tre, nứa phải tích cực bảo vệ quản lý để có kế
hoạch khai thác, kinh doanh cho tốt.
- Đối với rừng gỗ hiện có cần bảo đảm tái sinh, tu bổ, cải tạo
đi đôi với khai thác làm cho rừng ngày càng giàu có về gỗ, về các
lâm sản khác.
- Đối với đồi trọc phải tích cực trồng rừng, phát triển lâm
trường quốc doanh. Kết hợp sử dụng lực lượng của hợp tác xã và
của nhân dân trong công tác lâm nghiệp. Muốn vậy, phải chuẩn bị
đủ giống, đủ vườn ươm, gieo đủ cây con cung cấp cho lâm trường
quốc doanh, cho hợp tác xã và cho cả nhân dân, thực hiện việc giao
đất, giao rừng cho hợp tác xã, quản lý kinh doanh, đặc biệt coi
trọng trồng rừng phân bố ở các huyện vùng cao và những xã biên
giới.

2. Về chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành sản xuất lớn trong nông nghiệp cho

nên chăn nuôi phải đi vào có tổ chức, có chỉ đạo chặt chẽ như
ngành trồng trọt.
- Về đàn gia súc: Phát triển mạnh đàn trâu, đàn bị và đàn
ngựa vùng cao. Để có đủ sức kéo và đảm bảo đàn gia súc phát triển,
các nông trường, hợp tác xã lấy chăn nuôi sinh sản làm trung tâm,
đồng thời phát triển chăn nuôi sinh sản. Cịn gia đình thì mỗi hộ
được ni từ 1 đến 3 con trâu, bò (theo nghị quyết tổ chức lại sản
xuất, quản lý mới của Tỉnh ủy). Ở những nơi hợp tác xã có điều
kiện chăn ni trâu, bị tập trung thì nên tổ chức quy mơ từ 50 đến
200 con, năm 1977 cố gắng đưa 10% hợp tác xã có chăn ni trâu,
bị tập trung.
- Về tiểu gia súc và gia cầm: Phát triển mạnh đàn lợn, đàn
dê, nuôi ong và nuôi các loại gia cầm khác như: Gà, vịt, ngan,
ngỗng. Lấy việc chăn ni gia đình làm chủ yếu nhưng hợp tác xã
cố gắng tổ chức chăn nuôi tập thể theo quy mô từ nhỏ đến vừa.
Năm 1977 đưa 10% số hợp tác xã có tổ chức chăn ni tập thể, nơi
nào có điều kiện thì hợp tác xã tổ chức nuôi vịt đàn với quy mô từ
22


500 đến 1.000 con, phải chú ý đàn lợn giống ở vùng cao. Đi đôi với
mở rộng mạng lưới thụ tinh, phải khẩn trương hoàn thành các trại
giống đang xây dựng, phải nghiên cứu để cải tạo bồi dục duy trì
giống lợn ở vùng cao và từng bước cho nhân rộng ra. Các cơ quan
nơng trường, xí nghiệp, nhân dân, thị xã, thị trấn phải tích cực chăn
ni lợn, gà, vịt, cá, ong, để tự giải quyết một phần về thực phẩm.
Cần phải tập trung giải quyết tốt vấn đề thức ăn, phòng trừ
dịch bệnh, chuồng trại cho tốt để khắc phục lối chăn nuôi tự nhiên,
đưa công tác chăn ni có tổ chức, có kỷ luật. Đặc biệt các trại
giống phải có cán bộ thú y, kho thuốc sẵn ở huyện, ở hợp tác xã đề

phòng dịch bệnh.
Phải dành đất cho các trại chăn nuôi tập thể, để sản xuất thức
ăn tinh cho chăn nuôi.

3. Các chủ trương biện pháp kỹ thuật chủ yếu đối với

phát triển sản xuất
Về thâm canh, tăng vụ và khai hoang
- Về thâm canh năng suất: Chú trọng tăng năng suất cây
trồng trên toàn bộ đất ruộng và nương rẫy, phải coi trọng các biện
pháp chống xói mịn, giữ màu, giữ đất bằng cách giữ và trồng rừng
đầu nguồn, phát triển những cơng trình dẫn nước và tưới nước hợp
lý, thu hẹp dần lối dẫn nước tràn lan từ ruộng cao xuống ruộng
thấp.
- Về tăng vụ: Phương hướng chủ yếu là tăng vụ trên diện tích
ruộng đất mới trồng cây 1 vụ đưa lên 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu
(tổng kết để khẳng định các công tác tăng vụ ở từng vùng cụ thể). Tạo
điều kiện đưa một số diện tích lên 3 vụ, hoặc trồng xen đỗ và ngơ,
khoai để cố gắng đưa hệ số sử dụng ruộng đất lên 1,4 lần lên 1,6 lần
hoặc cao hơn nữa. Riêng về việc tăng diện tích lúa chiêm xuân hiện
nay cần được theo dõi, nghiên cứu tiếp để xác định cụ thể những nơi
cần phải phấn đấu đảm bảo diện tích lúa đã giao.
- Về khai hoang: Phải cố gắng khai hoang tăng thêm diện
tích, vừa khai hoang bằng thủ cơng, vừa kết hợp bằng máy, phải tổ
chức lực lượng khai hoang đưa dân vùng cao xuống vùng thấp và
tiếp nhận có mức độ dân miền xi lên.
23


Phải chú ý đến lãnh đạo sản xuất ở vùng cao, làm trên nương

rẫy theo hướng xếp ruộng nương bậc thang để thâm canh, hết sức
hạn chế tiến tới chấm dứt phát nương bừa bãi, quảng canh trên
nương và phải tổng kết việc làm ruộng, nương bậc thang để rút ra
những kết luận và kinh nghiệm để chỉ đạo, tiếp theo tăng cường
biện pháp kỹ thuật vào chỉ đạo vùng chuyên canh như vùng lúa,
vùng lạc, đỗ tương và vùng chun canh ngơ
Từng bước hồn chỉnh thủy nơng, u cầu công tác thủy lợi là
bảo đảm đủ nước cấy cho 13.700 ha, có biện pháp giữ độ ẩm cho
vùng sản xuất thâm canh ngơ, đỗ tương, lạc… Theo hướng hồn
chỉnh những cơng trình đã có, làm thêm mương, phai, đập, hồ chứa
nước cần tháo nước để bắt cá ở các hồ, ao.
Đi đôi giải quyết nước cho trồng trọt phải hết sức chú ý giải
quyết nạn thiếu nước cho người và gia súc cho đồng bào trên vùng
cao.
- Về phân bón: Phải tận dụng phân chuồng, phân xanh, sử
dụng tốt phân hóa học để thâm canh lúa, hoa màu, cây cơng nghiệp
bảo đảm mức phân bón ít nhất 6-8 tấn phân chuồng cho 1 ha lúa
xuân, 5 tấn trở lên cho 1 ha lúa chiêm. Để bảo đảm mức phân bón
cho các hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp cần làm chuồng trại để giữ
phân, tổ chức đội hoặc tổ chuyên sản xuất, chế biến phân, xem xét
nghiên cứu, phục hồi mở phân lân ở Thịnh Cường, việc cung cấp
phân hóa học u cầu được tính tốn cụ thể và đảm bảo kịp thời vụ.
- Về thời vụ: Vấn đề thời vụ trong nông nghiệp rất quan trọng,
ở miền núi vấn đề thời vụ lại càng phải chú ý. Thời vụ sản xuất ở
miền núi có sớm hơn, khí hậu trong từng vùng khác nhau nhiều. Do
đó phải nghiên cứu đề ra lịch gieo trồng cho thích hợp, trồng từng
loại cây, từng vùng một và phải chỉ đạo dứt điểm từng khâu trong
từng thời gian nhất định.
- Về phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và gia súc: Công tác
này hàng năm làm rất yếu, thiếu chuẩn bị, năm nay phải chuẩn bị

ngay từ đầu vụ về cán bộ thú y, thuốc, bình phun tại các huyện và
chú ý thường xun, nơi nào có điều kiện thì tổ chức đội bảo vệ
thực vật chuyên trách.
24


- Về nông cụ và sức kéo: Để tăng cường sức kéo và nông cụ
cho đủ, vấn đề chủ yếu hiện nay đối với tỉnh ta là phải tổ chức chăn
ni và chăm sóc chống rét cho đàn trâu, bị tốt hơn, đồng thời sử
dụng trâu, bò hợp lý cung cấp kịp thời cho những nơi cịn thiếu sức
kéo.
Nơng cụ thường có nơi vẫn cịn thiếu, do thiếu chuẩn bị trước,
do vận chuyển chậm, cung cấp không kịp thời, do chất lượng xấu,
chóng hỏng, khơng hợp thị hiếu của từng vùng dân tộc, nơng cụ cải
tiến rất yếu, vì vậy, phải cung cấp đủ nông cụ thường cho những
nơi thiếu. Đồng thời phải tích cực cải tiến những nơng cụ lạc hậu
trước hết là cày, bừa, thu hoạch, vận chuyển, về máy kéo cần được
sử dụng tốt vào khai hoang và cày bừa đất soi, bãi, nhưng cũng
tránh tư tưởng trông chờ vào máy.
Tăng cường củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp: Đi đôi
với sản xuất phải củng cố quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa,
chú ý chỉ đạo tốt những vấn đề sau:
1. Xác định rõ ranh giới đất đai giữa hợp tác xã với nông
trường, lâm trường, giữa hợp tác xã với xã viên.
2. Tiến hành phân phối lương thực vụ mùa và cả năm 1976
cho tốt, cho công bằng, hợp lý và đúng chính sách. Đồng thời phải
tiến hành kiểm kê thanh quyết toán năm 1976 cho rành mạch, giải
quyết cho dứt khoát.
3. Tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động
và tài vụ năm 1977 và vụ Đông - Xuân năm 1976 - 1977 cho cụ thể

và vào định mức, khoán việc và tiến hành 3 khoán, tổ chức những
đội hoặc tổ chuyên ngành, chuyên khâu như: Làm giống kiêm sản
xuất mạ, làm phân bón, thủy lợi, giao thơng, xây dựng cơ bản... Tổ
chức nhà trẻ, mẫu giáo.
4. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất phúc lợi như: Sân phơi,
nhà kho, nhà chứa và chế biến phân, làm thủy lợi, làm đường xá,
làm chuồng trại, xây dựng nương bậc thang, xây dựng giếng nước
ăn, xây dựng trường học... Đặc biệt với các huyện vùng cao cơ sở
vật chất kỹ thuật rất yếu kém nên Nhà nước phải đầu tư mạnh, các
ngành phải tích cực giúp đỡ cho các huyện vùng cao để làm sân
phơi, nhà kho, trường học, mở mang đường xá, xây giếng nước,
25


×