Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,574 trang)

Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (20052010) Tập 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.44 MB, 1,574 trang )

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ
TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
VIII
2005 - 2010

1


2


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ

TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
VIII
2005 - 2010

XUẤT BẢN NĂM 2019
3


CHỈ ĐẠO NỘI DUNG
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HÀ GIANG
BAN BIÊN TẬP


1. Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng
ban.
2. Đồng chí Hầu Minh Lợi, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phịng
Tỉnh ủy - Phó ban.
3. Đồng chí Trương Văn Thắng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng
Ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Phó ban.
4. Đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Phó Trưởng Ban Tun giáo
Tỉnh ủy - Thành viên.
5. Đồng chí Đặng Ái Xoan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy - Thành viên.
6. Đồng chí Đỗ Bảo Kính, Trưởng Phịng Lý luận chính trị và
Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên
7. Đồng chí Vũ Trung Kiên, Phó Trưởng Phịng Lý luận
chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
8. Đồng chí Phạm Hữu Đức, Phó trưởng Phịng Văn thư Lưu trữ, Văn Phòng Tỉnh ủy - Thành viên.
9. Đồng chí Phạm Ngọc Hải, Chun viên Phịng Lý luận
chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
10. Đồng chí Nguyễn Thị Yến, Chuyên viên Phịng Lý luận
chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
11. Đồng chí Ly Mí Páo, Chun viên Phịng Lý luận chính
trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
12. Đồng chí Vi Q Thảo, Chun viên Phịng Thơng tin Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.

4


LỜI GIỚI THIỆU
Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập vào ngày 25/12/1945, trải
qua hơn 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Đảng bộ đã lãnh

đạo hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền
thống đoàn kết, tinh thần đấu tranh cách mạng, nêu cao ý chí tự lực, tự
cường, tích cực thực hiện các nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới
phía Bắc của Tổ quốc; thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc; từng bước xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng vững về
chính trị, phát triển ổn định về kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh,
xứng đáng là tỉnh địa đầu, “phên dậu” của Tổ quốc.
Cuốn văn kiện Đảng bộ tỉnh tập VIII được tập hợp 214 văn bản,
phản ánh các nội dung hoạt động của Đảng bộ tỉnh được Đại hội lần thứ
XIV, các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh
ủy (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đề ra và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Khẳng định trong giai đoạn 2005 - 2010 với chủ đề “Đoàn kết - Đổi mới
- Đột phá - Phát triển” Đảng bộ tỉnh đã tập trung nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, tạo sức mạnh đoàn kết các dân
tộc; phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế nhằm tạo
bước đột phá trong phát triển kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tích cực; tăng cường xóa đói, giảm nghèo bền vững; đẩy
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học, từng bước
“nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; phát triển sự
nghiệp y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, đáp ứng nhu cầu khám, chữa
bệnh và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; tăng cường củng cố
tiềm lực quốc phòng - an ninh, xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ
vững chắc, thực hiện tốt công tác phân giới, cắm mốc, xây dựng biên giới
hịa bình, hữu nghị; đưa tỉnh Hà Giang tiếp tục phát triển bền vững.
5


T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ
Đặng Quốc Khánh

6


NĂM 2005

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIV
được tổ chức từ ngày 12 đến 15/12/2005

Dự Đại hội có 289 đại biểu, đại diện cho trên 3,6 vạn đảng
viên trong toàn Đảng bộ tỉnh.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV gồm 49
đồng chí.
7


Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban
Thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí. Bầu đồng chí Hồng Minh
Nhất giữ chức Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Nguyễn Trần Bắc và
Nguyễn Trường Tơ được bầu là Phó Bí thư Tỉnh ủy.
1. Đồng chí Hồng Minh Nhất

7. Đồng chí Lê Quang Triều

2. Đồng chí Nguyễn Trần Bắc

8. Đồng chí Nguyễn Huy Nạp


3. Đồng chí Nguyễn Viết Xn

9. Đồng chí Hồng Trung Luyến

4. Đồng chí Nguyễn Trường Tơ 10. Đồng chí Ly Mý Lử
5. Đồng chí Hồng Đình Châm

11. Đồng chí Triệu Thị Nái

6. Đồng chí Vương Mí Vàng

12. Đồng chí Nguyễn Bình Vận
13. Đồng chí Nguyễn Văn Trường

Đồng chí Hồng Minh Nhất
Năm sinh: 1952
Q qn: Xn Giang – Quang Bình – Hà Giang
Bí thư: 2005 – 2010

8


BÁO CÁO CHÍNH TRỊ
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG LẦN THỨ XIV
(NHIỆM KỲ 2005 - 2010)
----Thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 06/12/2004 của Bộ
Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng và quán triệt Nghị quyết số 37-NQ/TW,
ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc bộ đến năm

2010.
Căn cứ vào mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và từ thực tiễn
5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIII (nhiệm kỳ 2001 - 2005) và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ
IX của Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) tổng kết
thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005 và xây dựng phương hướng,
nhiệm vụ trong 5 năm 2005 - 2010 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIV với nội dung như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI XIII (NHIỆM KỲ 2001 - 2005)
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã nêu
mục tiêu tổng quát của 5 năm 2001 - 2005 là “Đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vững chắc; thu
nhập tăng gấp đôi so với năm 2000; thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; tăng cường cơ sở hạ tầng; bảo vệ vững chắc chủ quyền, xây
dựng biên giới hịa bình, hữu nghị; giữ vững ổn định chính trị và an
tồn xã hội, đảm bảo quốc phịng - an ninh, xây dựng hệ thống
chính trị ngày càng vững mạnh”.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã xác định các mục tiêu
chủ yếu đến năm 2005; căn cứ vào kết quả hơn 2 năm thực hiện
Nghị quyết Đại hội XIII, Hội nghị giữa nhiệm kỳ đã ra Nghị quyết
điều chỉnh, bổ sung một số nhiệm vụ, chỉ tiêu cho sát thực tiễn, với
9


tinh thần cao hơn mục tiêu Đại hội XIII đã đề ra. Mục tiêu phấn đấu
trong 5 năm 2001 - 2005 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình
quân hàng năm trên 11%1; đến năm 2005 có cơ cấu kinh tế: Nông,
lâm nghiệp 41%, công nghiệp xây dựng 29%, thương mại - dịch vụ

30%; thu nhập bình quân đầu người đạt 3,2 triệu đồng; căn bản
khơng cịn hộ đói, hộ nghèo giảm cịn dưới 10% (theo tiêu chí cũ);
thu ngân sách địa phương đạt 170 tỷ đồng; tổng sản lượng thóc, ngơ
23,3 vạn tấn; bình qn lương thực đầu người 330 kg/năm; tỷ lệ
huy động trẻ 6 đến 14 tuổi đi học đạt trên 98%, hạ tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên xuống cịn 1,7%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 85%, trên
70% số hộ được xem truyền hình…
Quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIII, trong bối cảnh trình độ phát triển của nền kinh tế cịn
thấp, quy mơ nhỏ bé, điều kiện khơng thuận lợi cả về vị trí địa lý,
địa hình, thời tiết, khí hậu; về cơ sở hạ tầng và nguồn lực... Nhưng
được sự quan tâm về mọi mặt của Trung ương, phát huy truyền
thống đoàn kết, với sự nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn, vượt
khó đi lên của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh, nên
5 năm qua, tỉnh ta đã có bước phát triển khá tồn diện, cơ bản các
chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thực hiện đạt và vượt Nghị quyết
đề ra, một số chỉ tiêu hoàn thành trước từ 1 đến 2 năm. Kết quả trên
từng lĩnh vực cụ thể như sau:
A- THÀNH TỰU
I- VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2001 - 2005) đạt
10,58%2, cao hơn tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1996 - 2000 là 0,28%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Nông, lâm nghiệp 41,4%,
giảm được 8,11% so với năm 2000; công nghiệp - xây dựng 23,5%,
tăng 2,66% so với năm 2000; thương mại - dịch vụ 35,1%, tăng
5,45% so với năm 2000. Tỷ suất hàng hóa ngày càng lớn, một số sản
phẩm (cả truyền thống và mới) đã nâng dần sức cạnh tranh và có thị
phần khá hơn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu; hạ tầng kinh tế 1
Chia theo nhóm ngành: Nơng, lâm nghiệp tăng 5%, Cơng nghiệp - Xây dựng tăng
15%, Dịch vụ tăng 18%.

2
Tốc độ tăng trưởng theo nhóm ngành: Nơng, lâm nghiệp tăng 5,7%, Cơng nghiệp Xây dựng tăng 14%, Dịch vụ tăng 16,7%

10


xã hội được xây dựng khá; sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và
các hoạt động dịch vụ: Vận tải, thơng tin, điện, nước, tín dụng... có
bước phát triển mới. Thu ngân sách và huy động vốn đầu tư phát
triển tăng, kể cả đầu tư từ ngân sách Nhà nước và của các thành phần
kinh tế; đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 3,2 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2000.
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp tăng trưởng liên tục; cơ cấu
cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa
ngày càng rõ nét và hiệu quả, góp phần quan trọng đảm bảo ổn
định chính trị xã hội, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông
thôn mới
- Trồng trọt: Nhận thức của nông dân về thâm canh, tăng vụ,
chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng năng suất, chất lượng có
chuyển biến tích cực. Kết quả sản xuất tăng cả diện tích, năng suất
và sản lượng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng 21% so với
năm 20003.
+ Sản xuất lương thực đã chú trọng thâm canh và đưa giống
mới có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Tỷ lệ diện tích
lúa thâm canh đạt 80%, tăng 21% so với năm 2000; diện tích lúa 2
vụ tăng thêm hàng năm từ 500 đến 800ha; tỷ lệ diện tích ngô thâm
canh đạt 70%, tăng 19% so với năm 2000. Sản lượng lương thực
đạt 24,4 vạn tấn, vượt 1 vạn tấn so với Nghị quyết đề ra, tăng trên 5
vạn tấn so với năm 2000; lương thực bình quân đầu người đạt
365kg/năm, vượt 35kg so với mục tiêu Đại hội đề ra, tăng 151kg so

với năm 2000.
+ Cây công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh. Tổng diện tích
chè 14.854ha4, sản lượng búp tươi đạt 34.411 tấn5, tăng 16.339 tấn
so với năm 2000. Diện tích đậu tương 15.711ha, tăng gấp 2,5 lần6
so với năm 2000; cây lạc 3.721ha, tăng 1.604ha so với năm 2000.
+ Cây ăn quả các loại đạt diện tích 9.551ha, tăng 2.504ha so
với năm 2000.
Năm 2005 đạt 120.176ha, tăng 20.809 ha so với năm 2000
Diện tích chè trồng mới là 4.651ha.
5
Sản lượng chè khô tăng gấp 1,8 lần so với năm 2000
6
Diện tích đậu tương tăng 9.550ha so với năm 2000.
3

4

11


Một số cây trồng như: Dược liệu, rau, hoa, cây nguyên liệu
phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng xuất khẩu như: Mây
nếp, măng... đã và đang đẩy mạnh phát triển, mở ra triển vọng mới
trong phát triển nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nơng thơn.
- Về chăn ni: Đã có chính sách hỗ trợ vốn để phát triển chăn
nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ thực tế ni bị ở các huyện
vùng cao, năm 2002 tỉnh có chủ trương phát triển trồng cỏ chăn
ni gia súc, đến nay tổng diện tích cỏ đã trồng được trên 3.000ha.
Chăn nuôi ở vùng cao đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, là nguồn
thu nhập lớn của nông dân (chiếm từ 50% đến 60% trong tổng thu

nhập). Tổng đàn gia súc, gia cầm của toàn tỉnh tăng khá so với năm
20007. Ni trồng thủy sản có nhiều tiến bộ trong việc áp dụng
khoa học kỹ thuật, lai tạo giống mới, xây dựng mơ hình và mở rộng
diện tích, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực phẩm tươi sống, chất lượng
cao của thị trường, nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của người
sản xuất.
- Về lâm nghiệp: Thơng qua các chương trình dự án cùng với
sự hỗ trợ đầu tư của tỉnh, việc bảo vệ và phát triển vốn rừng có
bước phát triển, rừng được bảo vệ tốt hơn, phục hồi tái sinh nhanh
hơn và rừng trồng mới đạt chất lượng hơn. Đã trồng mới 30.147ha
rừng, vượt 50% so với mục tiêu đề ra. Độ che phủ của rừng đạt
43%, tăng 6% so với năm 2000.
Có thể khẳng định, những năm qua sản xuất nơng, lâm nghiệp
có bước phát triển khá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni có
hiệu quả, xuất hiện được nhiều mơ hình, điển hình sản xuất tốt,
từng bước hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn hơn và
hiệu quả rõ hơn. Chăn ni ở vùng cao đã góp phần làm đổi mới và
phát triển đột biến nền kinh tế ở vùng cao, mở ra hướng phát triển
lớn hơn, hiệu quả hơn đối với nông nghiệp - nông thôn ở vùng thiếu
nước, thiếu đất sản xuất và điều kiện canh tác khó khăn.
2. Sản xuất cơng nghiệp và thủ cơng nghiệp có bước phát
triển quan trọng, đã thu hút được các thành phần kinh tế đầu
Đàn bò 7,1 vạn con, tăng 30%, tăng 1,64 vạn con; đàn trâu 13,87 vạn con, tăng 5%,
tăng 6.700 con; đàn dê 10,1 vạn con, tăng 19,2%, tăng 16.300 con; đàn gia cầm 2,17
triệu con, tăng 1,8 lần, tăng 9.700 con.
7

12



tư phát triển cơng nghiệp địa phương, hình thành một số ngành
công nghiệp mới, từng bước khai thác và phát huy lợi thế tài
nguyên của tỉnh. Bước đầu đã hình thành cơ sở lý luận và thực
tiễn để khẳng định việc xây dựng và phát triển công nghiệp
trong những năm tiếp theo. Xây dựng cơ bản phát huy được
nội lực trong nhân dân và các thành phần kinh tế
Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển cả về số
lượng, quy mơ và trình độ cơng nghệ, hình thành được cơ sở vật
chất kỹ thuật quan trọng, xây dựng được các mơ hình phát triển
cơng nghiệp thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến
lâm sản như: Nhà máy thủy điện Nậm Mu; nhà máy khai thác,
tuyển, luyện Ăngtimon kim loại; nhà máy Caolin, Pensfát; phân
xưởng nghiền Clanhke; các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy: Long
Giang, Vĩnh Tuy, Cầu Ham, Ngòi Sảo; nhà máy sản xuất, lắp ráp ô
tô TRA - EMC, Trường Thanh; nhà máy gạch tuynel ở huyện Vị
Xuyên và Yên Minh và nhiều cơ sở công nghiệp khác ở Bắc
Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Mê... Sản xuất hàng mây, tre
đan được khơi dậy phát triển, với hình thức liên kết dạy nghề, cấy
nghề giữa các doanh nghiệp tỉnh bạn với các hợp tác xã, tổ hợp tác
và các hộ gia đình ở thị xã Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang
Bình… mở ra hướng phát triển mới, tạo đà phát triển thủ công
nghiệp trong nông thôn, thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất kinh
doanh tại tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế,
cơng nghiệp hóa nơng nghiệp - nông thôn và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Công nghiệp điện có bước phát triển vượt bậc, sản lượng
điện thương phẩm tăng bình quân 16%/năm; đã đầu tư xây dựng
trạm biến áp 110KV ở Bắc Quang, xây dựng 310/210 trạm hạ thế
(vượt 47% so với Nghị quyết); kéo 650 km đường dây 35KV (vượt
38% Nghị quyết) và 800 km đường dây 0,4KV; 100% số xã có điện

lưới quốc gia. Hồn thành đường điện 110KV Hà Giang - Thiên
Bảo (Trung Quốc) để mua điện của Trung Quốc.
Công tác quy hoạch và xây dựng đô thị đã được chú trọng,
nhất là trung tâm các huyện, các thị tứ, thị trấn... Kết cấu hạ tầng
được đầu tư lớn, có bước phát triển mới, hoàn thành quốc lộ số 2,
quốc lộ 34, quốc lộ 4C, quốc lộ 279 và nhiều tuyến đường tỉnh lộ
13


khác, đã huy động được các nguồn lực của các thành phần kinh tế
và dân cư cho đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm qua đạt hơn
5.000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với mục tiêu đại hội. Với tinh thần
“Đại công trường xây dựng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”,
nhiều cơng trình nhân dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần
và quan tâm đầu tư các cơ sở phúc lợi... đã hoàn thành một khối
lượng xây dựng cơ bản to lớn8, hoàn thành quyết tốn đưa vào sử
dụng hơn một nghìn cơng trình, góp phần làm thay đổi diện mạo từ
thị xã, thị trấn đến thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, tạo được tiền đề
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực
quốc phòng - an ninh của tỉnh.
Tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp để đảm bảo hiệu quả
vốn đầu tư, chấn chỉnh quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nhằm khắc
phục khó khăn về vốn, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và duy trì
hoạt động của các thành phần kinh tế như: Định mức khốn các
cơng trình giao thông nông thôn loại B, xây dựng trụ sở, trạm y tế,
trường học theo thiết kế mẫu chung; hỗ trợ xây dựng bể nước, kiên
cố hóa kênh mương, xây dựng điểm trường, trụ sở thôn, bản, hỗ trợ
làm nhà, khai hoang, cải tạo ruộng, nương bậc thang, nương xếp đá,
xây dựng các cơng trình vệ sinh mơi trường, hỗ trợ các dự án sản
xuất công nghiệp... Từ chủ trương đó, đã huy động sức dân tốt hơn,

tiết kiệm được chi ngân sách và đạt được thành quả to lớn về xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh. Cơng trình xây dựng cơ bản
trên địa bàn được lồng ghép từ nhiều nguồn vốn, cơ bản đảm bảo
chất lượng và có hiệu quả.
3. Kinh tế dịch vụ tiếp tục duy trì ổn định và có bước phát
triển nhanh ở một số lĩnh vực, đã góp phần thúc đẩy kinh tế
phát triển

Đến nay, 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã; 98% số xã có nhà lớp học 2
tầng trở lên, 139 xã có trạm y tế xã 2 tầng, 140 xã có trụ sở 2 tầng, 100% số xã được sử
dụng điện lưới quốc gia. Hỗ trợ nhân dân xây hơn 3,1 vạn bể nước ăn dung tích từ 6 12m3, hỗ trợ 12.600 hộ xây các cơng trình vệ sinh mơi trường (giếng nước ăn, nhà tắm,
nhà vệ sinh); kiên cố 597km kênh mương; mở mới 1.520km đường giao thông nông
thôn, xây dựng 367km đường bê tông, hạ sơn cho 2.529 hộ, di dân ra biên giới 226 hộ;
350 nhà lớp học, 1.038 điểm trường, 448 trụ sở thôn bản, 262 nhà lưu trú giáo viên và
học sinh được xây dựng cấp IV.
8

14


Hoạt động thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông
và các dịch vụ khác phát triển đa dạng và năng động hơn, đáp ứng
ngày một đầy đủ và tiện lợi hơn cho nhu cầu sản xuất và đời sống
xã hội trong tồn tỉnh.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thị trường xã hội tăng
bình quân hàng năm từ 25% trở lên. Các chợ nông thôn, chợ đại gia
súc, chợ biên giới được mở rộng và hoạt động sơi động hơn. Hàng
hóa phong phú, giá cả ổn định; các dịch vụ nhà hàng, khách sạn,
hoạt động du lịch tiếp tục được mở rộng, mỗi năm thu hút hàng vạn
lượt khách trong nước và nước ngoài đến thăm Hà Giang 9. Kinh tế

cửa khẩu có bước phát triển mới, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng
hóa ngày càng tăng về quy mơ và chủng loại hàng hóa. Tổng kim
ngạch xuất, nhập khẩu từ năm 2001 - 2005 đạt 314,3 triệu USD
(vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra).
Mạng lưới bưu chính viễn thơng phát triển khá nhanh, đáp
ứng ngày càng tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống
của nhân dân. Đến nay, trung tâm 11 huyện, thị đã được phủ sóng
điện thoại di động; 100% xã, phường, thị trấn có điện thoại, tồn
tỉnh có trên 27.300 máy, tăng 18.700 máy so với năm 2000; đạt tỷ
lệ 3,5 máy/100 dân10.
4. Hoạt động tài chính - tín dụng hàng năm đều tăng
trưởng khá, cơ bản đáp ứng yêu cầu cho đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh
Luật ngân sách Nhà nước được thực hiện tốt, bước đầu khắc
phục được tình trạng “Xin – cho”, đáp ứng được yêu cầu chi
thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chú trọng tạo nguồn thu và
nuôi dưỡng nguồn thu. Thu ngân sách trên địa bàn tăng khá, năm
2005 đạt 207,5 tỷ đồng, tăng 22% (tăng 37,5 tỷ đồng) so với Nghị
quyết tăng 83,6% (tăng 94,5 tỷ đồng) so với năm 200011. Cơ cấu
Mức tăng trưởng về khách quốc tế bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001 2004 đạt 9,5%.
10
Nghị quyết đề ra phát triển mới 3.000 máy và 100% số xã phường, thị trấn có
điện thoại
11
Tổng thu ngân sách địa phương năm 2005 đạt 1.360 tỷ đồng, tăng 78,48% (tăng
598 tỷ đồng) so với năm 2000; tổng chi ngân sách địa phương đạt 1.300 tỷ đồng, tăng
632 tỷ đồng so với năm 2000.
9

15



chi thay đổi theo hướng đảm bảo đầu tư phát triển, xóa đói, giảm
nghèo. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ được quan
tâm và chiếm tỷ lệ hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội
và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Hoạt động tín dụng có nhiều cố gắng, cơ bản đáp ứng vốn cho
các thành phần kinh tế vay đầu tư phát triển sản xuất, góp phần
quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng hiện nay12 tăng 1.055 tỷ đồng
so với năm 2000.
5. Hoạt động khoa học - cơng nghệ đã có đổi mới, đóng
góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học - cơng nghệ
đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
đã tuyển chọn và thực hiện được nhiều đề tài ứng dụng khoa học –
công nghệ13. Hàng năm ưu tiên 50% số kinh phí cho các đề tài ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông, lâm sản;
công nghiệp, thủ công nghiệp; giải quyết nước sinh hoạt và nhà ở
cho đồng bào vùng cao. Đã xây dựng được thương hiệu cho sản
phẩm chè và cam sành Hà Giang. Tăng cường tiềm lực cho khoa
học - công nghệ, cho các trung tâm, trạm, trại, tích cực giao lưu học
hỏi kinh nghiệm trong và ngồi nước. Khuyến khích cán bộ có trình
độ chun môn cao tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học14.
6. Các thành phần kinh tế phát triển ngày càng đa dạng,
tích cực tham gia đầu tư phát triển, chuyển dần từ ngân sách
Nhà nước đầu tư là chủ yếu sang các thành phần kinh tế tham
gia đầu tư phát triển
Tồn tỉnh có 396 doanh nghiệp15, tăng 278 doanh nghiệp so
với năm 2000; 280 hợp tác xã, gần 2.000 trang trại; hơn 6.500 hộ

Tổng dư nợ 1.650 tỷ đồng, tăng 65% (vượt 650 tỷ đồng) so với Nghị quyết Đại
hội; tăng 177,3% so với năm 2000.
13
Tuyển chọn và thực hiện 90 đề tài, dự án
14
Tồn tỉnh có trên 5.000 cán bộ đại học và cao đẳng, 50 cán bộ trình độ trên đại
học và trên 2.000 người hoạt động khoa học ở cơ sở.
15
Trong đó có 343 doanh nghiệp ngồi quốc doanh, 26 doanh nghiệp nhà nước của
Địa phương; 11 doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn; 16 đơn vị kinh tế thuộc
các tỉnh khác.
12

16


kinh doanh cá thể, trên 3.000 hộ và cơ sở sản xuất thủ cơng
nghiệp... Với cơ chế, chính sách ưu đãi của tỉnh đã thu hút được
một số nhà đầu tư vào phát triển thủy điện; sản xuất, lắp ráp ô tô;
khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; hoạt động
dịch vụ, du lịch… Sự phát triển và hoạt động của các thành phần
kinh tế đã phát huy được nội lực và tác động tích cực đến phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng
hướng.
7. Công tác đối ngoại tiếp tục được duy trì và mở rộng, tạo
mơi trường thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội
Duy trì, củng cố và mở rộng mối quan hệ với tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc) trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Đang tập
trung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy để trở thành khu

kinh tế sống động hơn; đồng thời đã khai thông, mở rộng giao lưu
và hợp tác kinh tế của các cặp cửa khẩu phụ trên toàn tuyến biên
giới. Đến nay, đã có một số doanh nghiệp của Trung Quốc và xu
hướng có nhiều nhà đầu tư của Trung Quốc và các quốc gia khác
đến đầu tư sản xuất kinh doanh tại tỉnh.
Tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của
Chính phủ, của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ
(FDI, ODA, NGO)16 đầu tư vào địa bàn, góp phần xóa đói, giảm
nghèo và phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn, miền núi.
II- VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HĨA - XÃ HỘI
Văn hóa - xã hội phát triển ổn định, đa dạng, phong phú và
lành mạnh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân
dân, phát thanh - truyền hình, xây dựng đời sống văn hóa có nhiều
tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện
rõ rệt, tỷ lệ hộ khá và giàu ngày càng tăng.
1. Giáo dục - đào tạo có bước phát triển tương đối tồn diện

Vốn đầu tư dự án HPM giai đoạn 2001 – 2004 là 290,7 tỷ đồng, giai đoạn 2005 –
2010 là 250,3 tỷ đồng; dự án Chia sẻ giai đoạn 2004 – 2008 là 212,8 tỷ đồng.
16

17


Chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên, đội ngũ giáo
viên các cấp học đã được đào tạo17 và đào tạo lại, từng bước đáp
ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục - đào tạo và nâng cao dân
trí. Quy mơ, chất lượng và hình thức giáo dục - đào tạo đã có bước
đổi mới, phát triển mạnh. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến
trường, số học sinh ở các bậc học, cấp học ngày một tăng 18. Số học

sinh giỏi cấp quốc gia ngày càng nhiều19. Mạng lưới trường phổ
thông phát triển rộng khắp ở tất cả các địa bàn trong tỉnh, các huyện
đều đã có trường phổ thơng dân tộc nội trú; 10/11 huyện, thị phát
triển mơ hình trường, lớp bán trú dân nuôi; các trung tâm giáo dục
dạy nghề phát triển với nhiều hình thức phù hợp; số trường học đạt
tiêu chuẩn quốc gia ngày càng tăng, đến nay toàn tỉnh có 20 trường
đạt chuẩn quốc gia20...
Tập trung đầu tư cơ sở vật chất của các trường, từng bước đáp
ứng nhu cầu học tập cho toàn xã hội, tất cả các thơn, bản đều có lớp
học đến hết lớp 3 (đạt Nghị quyết đề ra); 80% số xã có trường phổ
thơng cơ sở (đạt Nghị quyết đề ra); duy trì và củng cố vững chắc
kết quả xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học; đồng thời tích cực
thực hiện phổ cập trung học cơ sở với những hình thức phù hợp;
cuối năm 2005 có 175/195 xã, phường, thị trấn ở 7/11 huyện, thị xã
đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở (Nghị quyết đề ra là
50% số xã, phường đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở), trình độ
dân trí được nâng lên một bước. Cơng tác xây dựng Đảng, đoàn thể
trong nhà trường được chú trọng, 100% số trường học đều có chi
bộ hoặc tổ đảng, số đảng viên trong ngành giáo dục 21 chiếm
38,38% tổng số giáo viên, vượt 13% so Nghị quyết.

Năm 2000 tồn ngành Giáo dục có 9.750 cán bộ giáo viên (18 giáo viên trình độ
trên đại học), năm 2005 là 13.144 cán bộ giáo viên (38 giáo viên trình độ trên đại học).
18
Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi 6 - 14 tuổi đến trường năm học 2004 - 2005
đạt trên 98% (đạt Nghị quyết đề ra). Tổng số học sinh phổ thông năm học 2004 - 2005
là 173.314 học sinh, tăng 11.276 học sinh so với năm học 2000 - 2001. Tỷ lệ học sinh
trong độ tuổi mẫu giáo đến trường đạt 60%, tăng 20% so năm 2000.
19
Năm học 2000 - 2001 có 5 học sinh đoạt giải quốc gia bậc THPT đến năm học

2004 - 2005 có 23 học sinh đoạt giải quốc gia bậc THPT
20
Trong đó: 17 trường Tiểu học và 3 trường Mầm non
21
Tổng số đảng viên trong ngành giáo dục trên 4.600 đảng viên.
17

18


Công tác dạy nghề được đẩy mạnh, trong 5 năm qua đã dạy
nghề cho trên 1 vạn người, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm
nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
tăng từ 6,1% lên đạt 14%.
2. Y tế, dân số ngày càng được nâng cao về chất lượng;
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được đảm bảo
Công tác y tế, dân số - gia đình và sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ
bà mẹ, trẻ em được duy trì và phát triển tốt. Các bệnh viện huyện và
tỉnh được xây dựng kiên cố, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu
tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân; đến nay, 72% xã, phường, thị trấn có trạm y tế
xây dựng 2 tầng. Đội ngũ cán bộ y tế được củng cố, kiện toàn, đào
tạo và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân; hiện
nay tính trung bình đạt 4,76 bác sĩ/01 vạn dân, 5,2 cán bộ y tế/xã và
55% số xã có bác sĩ (vượt 5% so với Nghị quyết), 100% số thơn,
bản có nhân viên y tế (đạt Nghị quyết đề ra), 17,6 giường bệnh/01
vạn dân. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số... được
tổ chức thực hiện tốt, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm và uống đủ 7
loại vác xin hàng năm đạt 90%; thực hiện có hiệu quả các chương
trình mục tiêu vì trẻ em, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

hàng năm giảm từ 2,5 đến 3%, hiện nay cịn 25,5% 22. Cơng tác kế
hoạch hóa dân số chuyển biến tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
cịn 1,66%23, bình qn mỗi năm giảm từ 5 - 6‰.
3. Văn hóa - thơng tin, thể dục - thể thao phát triển sâu
rộng, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện
và nâng cao
Các hoạt động văn hóa - thơng tin, phát thanh - truyền hình,
văn học - nghệ thuật, thể dục - thể thao phát triển sâu rộng; phong
trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, xây dựng gia
đình văn hóa, làng văn hóa được tổ chức triển khai thực hiện có
hiệu quả và có nhiều tiến bộ mới; các giá trị văn hóa và truyền
thống văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. Hồn thành xây
dựng Tượng đài “Bác Hồ với các dân tộc Hà Giang”. Các thiết chế
22
23

Nghị quyết đề ra còn 25%.
Nghị quyết đề ra còn 1,7%.

19


văn hóa chủ yếu được quan tâm đầu tư. Mức hưởng thụ văn hóa của
nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đến nay, tồn tỉnh có 1.045 đội văn
nghệ quần chúng và văn nghệ dân gian. Số gia đình văn hóa đạt
64,8%, vượt 4,8% so với Nghị quyết; làng văn hóa đạt 43,9%, bằng
73% Nghị quyết24.
Việc đầu tư lắp đặt và nâng cấp các trạm phát thanh, chuyển
tiếp truyền hình được chú trọng25. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt
96%, vượt 6% so với Nghị quyết; số hộ có radio 54,7%, số hộ được

nghe đài trên 70%26. Tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 85%, vượt 5%
so với Nghị quyết; 100% xã, phường, 65% số dân được xem truyền
hình27, 42% số hộ có ti vi28.
Hoạt động thể dục - thể thao quần chúng phát triển mạnh và
rộng khắp29. Bước đầu đã quan tâm phát triển thể thao thành tích
cao ở một số bộ môn và đã đạt được những thành tích nhất định, tạo
tiền đề phát triển trong những năm tới.
4. Lao động, xã hội, việc làm và xóa đói, giảm nghèo có
nhiều tiến bộ, gắn kết tốt hơn giữa phát triển kinh tế với giải
quyết các vấn đề xã hội
Trong những năm qua, đã chú trọng thực hiện tốt các chính
sách xã hội, quan tâm đầu tư xây dựng nhiều cơng trình phúc lợi xã
hội. Triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về
xóa đói, giảm nghèo; có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích và
tạo điều kiện cho mọi người, mọi gia đình thi đua làm giàu chính
đáng, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhất

24
Đến nay có 72.592 gia đình được cơng nhận gia đình văn hóa cấp huyện, chiếm
64,8% tổng số hộ toàn tỉnh; 892 làng (bản, khu phố) được cơng nhận làng văn hóa,
chiếm 43,9% tổng số làng (bản, khu phố).
25
Đến nay tồn tỉnh có 49 trạm phát lại truyền hình (5 máy cơng suất 500w đến
2000w) và 298 trạm TVRO tăng 203 trạm so năm 2001; 17 trạm phát sóng phát thanh
FM đài tỉnh, các huyện và trung tâm cụm xã. Tỉnh đã hỗ trợ 50% giá cho 6.100 hộ
nghèo mua ti vi và lắp đặt được 150 bộ TVRO cho các thôn bản.
26
Nghị quyết đề ra số hộ được nghe đài là 70%.
27
Nghị quyết phấn đấu đạt 70%.

28
Nghị quyết phấn đấu đạt 40%.
29
Toàn tỉnh có 151 câu lạc bộ; hơn 8.500 gia đình, 17% dân số thường xuyên luyện
tập thể dục thể thao.

20


là vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt30; nhận thức và hành
động của các cấp, các ngành và nhân dân về phát huy nội lực để
xóa đói, giảm nghèo được nâng lên, cơng tác xã hội hóa giúp đỡ
nhau trong xóa đói, giảm nghèo được phát huy mạnh mẽ. Tỷ lệ hộ
nghèo (theo tiêu chí cũ) cịn 9%, giảm 16,7% so với năm 2000, đạt
Nghị quyết đề ra (tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 51%)31.
Thực hiện chương trình lao động và giải quyết việc làm hàng
năm đều đạt và vượt kế hoạch; công tác xuất khẩu lao động đã được
quan tâm và coi là một biện pháp tốt đối với chuyển dịch cơ cấu lao
động và xóa đói, giảm nghèo; năm 2004 và 2005 đã xuất khẩu 300
lao động.
Cơng tác đấu tranh phịng, chống tệ nạn xã hội được đẩy
mạnh và kiên quyết hơn, có hiệu quả hơn.
III- QUỐC PHÒNG - AN NINH ĐƯỢC XÂY DỰNG VÀ
CỦNG CỐ VỮNG CHẮC, TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Tình hình an ninh, chính trị được giữ vững, trật tự an tồn xã
hội được đảm bảo. Công tác phân giới, cắm mốc biên giới được
triển khai theo đúng chỉ đạo của Trung ương, đạt kết quả tốt. Thực
hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng - an ninh kết hợp với phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh32. Nhận thức và trách nhiệm

của toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng
nâng cao, thực hiện tốt thế trận quốc phịng tồn dân với thế trận an
ninh nhân dân. Các lực lượng vũ trang không ngừng được củng cố,
nâng cao chất lượng. Lực lượng dân quân tự vệ và công an viên cơ
sở được bổ sung; đảm bảo số lượng và chất lượng tuyển quân hàng
năm. Triển khai thực hiện đồng bộ Pháp lệnh dân quân tự vệ và dự
bị động viên; công tác giáo dục quốc phịng tồn dân thực hiện có
nền nếp và chiều sâu. Phịng, chống và đấu tranh có kết quả với các
Hiện nay, số hộ có nhà cấp III chiếm 8,3%; số hộ nhà ngói chiếm 74,8%. Nhà
nước hỗ trợ tấm lợp cho trên 3,2 vạn hộ; xóa nhà tạm 9.718 hộ; hơn 1 ngàn hộ có ơ tơ;
trên 30 ngàn hộ có xe máy; 75,5% số hộ được sử dụng điện (trong đó 2,5 vạn hộ được
hỗ trợ kéo điện đến nhà, đạt gấp đôi so Nghị quyết).
31
Tỷ lệ hộ khá và giàu theo tiêu chí cũ đạt 23% (Nghị quyết đề ra là 39%).
32
Thành lập 02 đoàn Kinh tế - Quốc phòng đứng chân trên địa bàn huyện Vị Xuyên
và huyện Xín Mần
30

21


loại tội phạm. Tích cực đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tự do
tơn giáo tín ngưỡng để truyền đạo trái pháp luật và kích động nhân
dân di cư tự do.
Tổ chức các cuộc luyện tập, diễn tập của tỉnh và của huyện
đảm bảo hiệu quả, thiết thực, an tồn. Tuyển chọn, bồi dưỡng đội
ngũ trưởng, phó cơng an cấp xã và công an viên, thành lập ban bảo
vệ dân phố và ban, tổ, đội an ninh xung kích tham gia đấu tranh
phịng, chống tội phạm có hiệu quả.

Cơng tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thực
hiện tốt33, đảm bảo đúng quy định pháp luật, đúng người, đúng tội.
Các hoạt động tư pháp thực hiện có hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở, đã
hạn chế việc khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, góp phần tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; giữ nghiêm trật tự kỷ cương; giữ
vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội.
IV- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG
CỦNG CỐ VÀ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG KẾT QUẢ RẤT QUAN
TRỌNG
Hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, xây dựng vững
mạnh từ cơ sở đến tỉnh, từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ,
tạo được bước chuyển biến đáng kể trong phát triển tổ chức cơ sở
đảng, phát triển đảng viên mới và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các
cấp. Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, cơng tác quản lý, điều hành
của chính quyền các cấp được nâng lên rõ rệt.
1. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng cả về chính trị,
tư tưởng và tổ chức
Cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị tư tưởng về chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơng cuộc đổi mới
được tăng cường. Tồn thể cán bộ, đảng viên đã được nghiên cứu,
học tập tư tưởng Hồ Chí Minh34. Thường xuyên tổ chức học tập,
nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
Đã giải quyết xong 97% số vụ án.
Năm 2004 tổ chức cho hơn 300 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, trên 3.000 cán bộ chủ
chốt cấp huyện và cấp xã, trên 95% cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia học tập và
nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các đảng bộ đều đã tổ chức được Hội thi về Tư
tưởng Hồ Chí Minh.
33
34


22


thứ IX, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và các chỉ thị, nghị quyết
của Trung ương, của cấp ủy địa phương tới cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân. Đã chú trọng đổi mới nội dung và phương
pháp tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, gắn học tập, nghiên
cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng với dân chủ thảo
luận, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động cụ
thể ở ngành, địa phương, cơ sở một cách sát hợp. Từ đó nhận thức
và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được
nâng cao, tình hình tư tưởng luôn ổn định và giữ vững, tin tưởng
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; chỉ thị, nghị quyết của Đảng
được thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả tốt.
Công tác kết nạp và quản lý đảng viên được chú trọng, tập
trung ở những thơn, bản chưa có đảng viên, các cơ quan, đơn vị,
các doanh nghiệp có ít đảng viên, trong dân quân tự vệ, dự bị động
viên, công an viên, phụ nữ, thanh niên, giáo viên... Chất lượng đảng
viên mới kết nạp đảm bảo theo quy định của Trung ương và của
tỉnh. Trong nhiệm kỳ đã kết nạp mới được hơn 1,5 vạn đảng viên
(tăng gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước), đưa tổng số đảng viên toàn
Đảng bộ từ 2,19 vạn đảng viên (năm 2000) lên trên 3,6 vạn đảng
viên (năm 2005). Công tác quản lý, phân loại, đánh giá đảng viên
thực hiện đúng quy định và hướng dẫn của Trung ương35. Phẩm
chất đạo đức, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ
bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng đạt được
những kết quả quan trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 778 tổ chức cơ sở
đảng, tăng 168 tổ chức so với năm 2000. Các thơn, bản trong tồn
tỉnh đều có chi bộ. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng được nâng lên,

số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh chiếm 81,53%.
Các cấp ủy cơ sở được kiện toàn và củng cố. Đặc biệt, trong đại hội
đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2005 - 2010, trên cơ sở chỉ đạo chặt chẽ,
đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình đã lựa chọn, bầu
được các đồng chí có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất vào cấp

Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành và hồn thành tốt nhiệm vụ bình qn giai
đoạn 2001 - 2004 là 99,06%, trong đó hồn thành tốt nhiệm vụ chiếm 62,37%.
35

23


ủy khóa mới, làm cho hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng có hiệu
quả hơn.
Cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày
07/6/2001 của Bộ Chính trị được triển khai nghiêm túc và có kết
quả. Đã tập huấn nghiệp vụ nâng cao chất lượng hoạt động cho ban
chỉ đạo các cấp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương góp phần xây dựng
Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tỉnh đã hoàn thành việc
đổi và phát thẻ đảng viên theo Chỉ thị 29-CT/TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng36. Đảng bộ đã thực hiện tốt Quy định 76-QĐ/TW
của Bộ Chính trị về giới thiệu đảng viên giữ mối liên hệ và gương
mẫu thực hiện nghĩa vụ cơng dân nơi cư trú, góp phần tích cực thúc
đẩy phát triển các phong trào ở cơ sở.
Công tác kiểm tra của cấp ủy và ủy ban kiểm tra được chú
trọng. Hàng năm, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã xây dựng và
tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm tra việc chấp hành
Điều lệ Đảng, chấp hành quy chế làm việc và lãnh đạo việc triển

khai, cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên và cấp mình. Trong nhiệm
kỳ, các cấp ủy đã tăng cường kiểm tra theo Điều 30 Điều lệ Đảng37.
Qua kiểm tra, đã xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng và
đảng viên có vi phạm, góp phần nâng cao sức chiến đấu và giữ
nghiêm kỷ luật trong Đảng.
Tổ chức bộ máy từ tỉnh đến huyện và xã được kiện toàn, sắp
xếp theo hướng tinh gọn. Thực hiện phân cấp mạnh cho cơ sở; chức
năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp được xác định rõ hơn, tạo cho
bộ máy của các cấp, các ngành hoạt động chủ động, nâng cao hiệu
lực và hiệu quả.
Công tác cán bộ luôn được chú trọng, nhất là cán bộ cơ sở. Đã
xây dựng quy hoạch cán bộ kế cận các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở
các ngành, các huyện, thị, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể đến 2010.
Quy hoạch cán bộ được gắn với đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và bố
36
Đã có 32.376/32.853 đảng viên chính thức được đổi thẻ và phát thẻ Đảng (445
đảng viên mới chuyển chính thức chưa phát thẻ Đảng).
37
Kiểm tra được 620 tổ chức đảng và 1.599 đảng viên, tăng 418 tổ chức và 518
đảng viên so với nhiệm kỳ trước; kiểm tra 112 tổ chức đảng và 527 đảng viên có dấu
hiệu vi phạm

24


trí sử dụng. Vì vậy, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán
bộ từ tỉnh đến cơ sở không ngừng được nâng lên, cơ bản đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
được thực hiện tích cực, phát huy tinh thần trách nhiệm, tự vươn
lên của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đã có hàng vạn lượt cán bộ ở các

cấp, các ngành tham gia học tập, nâng cao trình độ văn hóa, lý luận
chính trị và chun mơn38, nhờ đó đội ngũ cán bộ có trình độ được
bổ sung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về công tác luân
chuyển cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành và các địa
phương trong tỉnh, Đảng bộ đã luân chuyển cán bộ từ tỉnh xuống
huyện, từ huyện về tỉnh, giữa các sở, ban, ngành để phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ và năng lực cơng tác39. Do đó, đội ngũ cán bộ
được rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn, tích lũy được kinh
nghiệm và hoạt động hiệu quả.
Cùng với luân chuyển cán bộ đã chú trọng tăng cường cán bộ
cho cơ sở. Từ năm 2001 đến nay, tỉnh đã trưng tập 212 cán bộ của
tỉnh, huyện, thị để tăng cường cán bộ chủ chốt cho cấp xã và tuyển
dụng hợp đồng 266 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao
đẳng công tác tại cấp xã. Hiện nay, các xã, phường trong tồn tỉnh
đều có cán bộ khuyến nơng, trong đó 70% có trình độ đại học và
100% thơn, bản có cán bộ khuyến nơng; 180 xã đã có 1 - 2 cán bộ
đại học, cao đẳng và trung cấp.
2. Chính quyền các cấp được kiện toàn, củng cố và hoạt
động ngày càng hiệu lực và hiệu quả
Qua 2 cuộc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm
kỳ 1999 - 2004 và nhiệm kỳ 2004 - 2009) chất lượng đại biểu đã
được nâng lên cả về trình độ học vấn, chun mơn và lý luận chính
trị40. Do đó, đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
Trong đó có 550 đồng chí được đào tạo trình độ cử nhân và cao cấp lý luận
chính trị, trên 800 đồng chí được học đại học các chuyên ngành, 288 học viên đào tạo
lớp đặc biệt của tỉnh.
39
Trong nhiệm kỳ luân chuyển 37 cán bộ từ tỉnh về huyện, thị; 53 cán bộ từ huyện,
thị về tỉnh; 55 cán bộ giữa các ngành, 11 cán bộ giữa các huyện, thị

40
Đại biểu có trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thơng trung học: cấp tỉnh tăng từ
80,39% lên 94,55%; cấp huyện từ 54,86% lên 73,78%; cấp xã từ 9,44% lên 22,9%;
38

25


×