Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,460 trang)

Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (20102015) Tập 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 1,460 trang )

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ
TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
IX
2010 - 2015

1


2


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG

VĂN KIỆN
ĐẢNG BỘ

TỈNH HÀ GIANG
TOÀN TẬP
IX
2010 - 2015

XUẤT BẢN NĂM 2020
3


CHỈ ĐẠO NỘI DUNG
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HÀ GIANG
BAN BIÊN TẬP


1. Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng
ban.
2. Đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy - Thành viên.
3. Đồng chí Đặng Ái Xoan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy - Thành viên.
4. Đồng chí Đỗ Bảo Kính, Trưởng Phịng Lý luận chính trị và
Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên
5. Đồng chí Vũ Trung Kiên, Phó Trưởng Phịng Lý luận
chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
6. Đồng chí Phạm Hữu Đức, Phó trưởng Phịng Văn thư Lưu trữ, Văn Phịng Tỉnh ủy - Thành viên.
7. Đồng chí Nguyễn Thị Yến, Chun viên Phịng Lý luận
chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
8. Đồng chí Ly Mí Páo, Chun viên Phịng Lý luận chính trị
và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.
9. Đồng chí Vi Q Thảo, Chun viên Phịng Thông tin Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên.

4


LỜI GIỚI THIỆU
Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập vào ngày 25/12/1945,
trải qua hơn 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Đảng bộ
đã lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát
huy truyền thống đoàn kết, tinh thần đấu tranh cách mạng, nêu cao
ý chí tự lực, tự cường, tích cực thực hiện các nhiệm vụ trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; cuộc
chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc; thời kỳ cả nước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; từng bước xây

dựng tỉnh Hà Giang ngày càng vững về chính trị, phát triển ổn định
về kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xứng đáng là tỉnh địa
đầu, “phên dậu” của Tổ quốc.
Cuốn văn kiện Đảng bộ tỉnh tập IX được tập hợp 271 văn bản,
phản ánh các nội dung hoạt động của Đảng bộ tỉnh được Đại hội
lần thứ XV, các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ,
Thường trực Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đề ra và lãnh đạo, chỉ
đạo tổ chức thực hiện. Khẳng định trong giai đoạn 2010 - 2015 với
chủ đề “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức đảng;
đoàn kết; đổi mới; phấn đấu thốt khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn, kém
phát triển” và khẩu hiệu hành động “Quyết tâm không cam chịu đói
nghèo; biến khó khăn thành cơ hội phát triển; vì Hà Giang phát
triển, hãy làm việc nhiều hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn” Đảng bộ tỉnh
đã đề ra “bốn đổi mới, tám đột phá, mười lăm chương trình trọng
tâm”, tập trung mọi nguồn lực với quyết tâm chính trị cao, tạo sự
chuyển biến tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tăng tỷ trọng
công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp); phấn đấu
giá trị tăng thêm của các nhóm ngành, thu nhập bình qn đầu
người, thu ngân sách trên địa bàn đều tăng gấp đôi so với năm
2010; đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các vùng trong tỉnh; kết
hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội; đảm bảo về số lượng, nâng cao về chất lượng nguồn
nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong
sản xuất và đời sống; tăng cường công tác đối ngoại theo hướng
thiết thực, hiệu quả; giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, hòa
5


bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; tăng cường xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; tạo bước phát

triển nhanh và bền vững, thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển
với các tỉnh trong khu vực, đưa tỉnh Hà Giang tiếp tục phát triển.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
Đặng Quốc Khánh

6


NĂM 2010

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV
được tổ chức từ ngày 02 đến 05/10/2010
Dự Đại hội có 312 đại biểu, đại diện cho gần 4,9 vạn đảng
viên trong toàn Đảng bộ tỉnh.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV gồm 55
đồng chí.
Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban
Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí. Bầu đồng chí Triệu Tài Vinh
giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Vương Mí Vàng và Đàm
Văn Bơng bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy.

7


1. Đồng chí Triệu Tài Vinh

8. Đồng chí Thào Hồng Sơn

2. Đồng chí Vương Mí Vàng


9. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn

3. Đồng chí Đàm Văn Bơng

10. Đồng chí Chúng Thị Chiên

4. Đồng chí Lê Quang Triều

11. Đồng chí Nguyễn Văn Trường

5. Đồng chí Nguyễn Trung Tài

12. Đồng chí Nguyễn Bình Vận

6. Đồng chí Hồng Trung Luyến

13. Đồng chí Trần Mạnh Lợi

7. Đồng chí Ly Mí Lử

14. Đồng chí Lê Quang Minh
15. Đồng chí Bàn Đức Vinh

Đồng chí Triệu Tài Vinh
Năm sinh: 1968
Q qn: Hồ Thầu - Hồng Su Phì - Hà Giang
Bí thư: 2010 - 2015

8



BÁO CÁO CHÍNH TRỊ
CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHĨA XIV
TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV
(nhiệm kỳ 2010 - 2015)
-----

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XIV
Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 - 2010), mặc dù với điều kiện của một
tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới cịn đặc biệt khó khăn, song với
truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm đổi mới, Đảng
bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua khó khăn, thử
thách, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và có sự đột phá trên một số lĩnh
vực, nên đã đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng, tạo bước
phát triển mới, tích cực, rõ nét trên các lĩnh vực.
A- NHỮNG THÀNH TỰU
I- VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, giá trị tăng thêm của nền kinh
tế đạt tốc độ tăng bình quân năm 12,7% (Nghị quyết là 13%), tăng
2,12% so với giai đoạn 2001 - 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng: Dịch vụ chiếm 39% (Nghị quyết 38%), tăng 4,1% so
với năm 2005; công nghiệp - xây dựng chiếm 29% (Nghị quyết
34%), tăng 5,9% so với năm 2005; nông - lâm nghiệp chiếm 32%
(Nghị quyết 28%), giảm 10% so với năm 2005. Thu nhập bình quân
đầu người được nâng lên rõ rệt, đạt 7,5 triệu đồng/người/năm (Nghị
quyết 6,5 triệu đồng), tăng 4,3 triệu đồng so với năm 2005.

9


Kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:
1. Nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa; năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng tăng,
trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Diện mạo khu vực nông thôn thay đổi đáng kể; đời sống nhân
dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt
Sản xuất lương thực có bước phát triển tích cực, năng suất,
sản lượng tăng cao1, do tập trung chỉ đạo xây dựng các mơ hình
cánh đồng mẫu, cánh đồng thâm canh; an ninh lương thực từng
bước được đảm bảo, bình quân lương thực đầu người đạt 460 kg
(tăng 90kg so với Nghị quyết, tăng 95 kg so với năm 2005).
Cơ cấu cây trồng, vật ni có sự chuyển dịch phù hợp theo
từng vùng; gắn xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung với chế
biến, xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ. Thử nghiệm
thành công và mở rộng việc trồng, chế biến cây cải dầu ở 4 huyện
vùng cao; trồng cây cao su ở các huyện vùng thấp 2; thí điểm thành
cơng ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăm sóc, bảo quản cam
và thâm canh lúa, ngô. Chủ trương đưa chăn ni lên ngành sản
xuất chính từng bước được thực hiện có hiệu quả, trên cơ sở đẩy
mạnh trồng cỏ làm thức ăn gia súc, cải tạo giống và cơ cấu đàn, làm
cho tổng đàn phát triển nhanh. Tốc độ tăng đàn bình quân hàng
năm đạt trên 6%; giá trị của ngành chăn nuôi chiếm trên 26% giá trị
sản xuất nông nghiệp.
Tập trung phát huy thế mạnh về đất rừng, tạo thu nhập từ rừng
và những bước đột phá trong phong trào trồng rừng kinh tế 3. Xây
dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án bảo vệ và phát triển

rừng ở 04 huyện phía Bắc4 (vừa bảo vệ sinh thái, vừa xóa đói, giảm
nghèo). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 53% (Nghị quyết 55%, tăng 10% so
với năm 2005).
Năng suất bình quân: Lúa 55 tạ/ha (tăng 9 tạ/ha); ngô 30 tạ/ha (tăng 9 tạ/ha) so với 2005;
Diện tích cải dầu 1.200ha; cao su: Quy hoạch 1 vạn ha, đã trồng 2.500 ha;
3
Trồng mới rừng kinh tế tập trung mạnh nhất ở các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên,
Bắc Mê;
4
Trồng rừng mới 8.585ha, bảo vệ 155.708 a, khoanh nuôi phục hồi 71.429ha; đã cấp 3.229 tấn
gạo cho các hộ tham gia dự án (các chỉ tiêu thực hiện đạt 100% kế hoạch);
1

2

10


Ni trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa đã được
coi trọng, đầu tư và phát triển mạnh ở những nơi có điều kiện5.
Phong trào xây dựng nơng thơn mới được triển khai cùng với
cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư”, đã trở thành nhiệm vụ chính trị cơ bản của các cấp ủy
đảng, chính quyền và đồn thể các cấp. Việc xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật nông thơn, quy hoạch dân cư, xây dựng các cơng trình
vệ sinh, bảo vệ mơi trường, cảnh quan... góp phần làm cho bộ mặt
nơng thơn, thành thị của tỉnh có nhiều đổi mới.
2. Cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp đã có sự phát triển nhất
định, bước đầu khai thác được một phần tiềm năng, thế mạnh
của tỉnh

Triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển về
thủy điện, khai thác, chế biến khống sản, chế biến nơng - lâm sản;
nhiều dự án đầu tư đã đi vào hoạt động và đang được triển khai
thực hiện6; đã có 07 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động với tổng
công suất 130 MW7.
Đã hoàn thành quy hoạch và tiến hành đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật Khu cơng nghiệp Bình Vàng, cụm công nghiệp Nam
Quang để thu hút đầu tư, hiện đã có một số nhà máy, cơ sở đang
được xây dựng8. Đang lập và hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các
cụm cơng nghiệp: Thuận Hồ, Tùng Bá, Minh Sơn 1, Minh Sơn 2.
Công tác khuyến công, dạy nghề, cấy nghề, phát triển làng
nghề được chú trọng, đã hình thành được nhiều cơ sở, với nhiều
loại hình sản xuất thủ cơng nghiệp hiệu quả, góp phần tăng trưởng
kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động.

Diện tích ni trồng 1.600ha (tăng 400ha); sản lượng 1.500 tấn/năm (tăng trên 400 tấn) so với
năm 2005

5

Cơng trình thuỷ điện: Nậm Ngần, sơng Miện 1, Sơng Miện 5, Nho Quế 3. khống sản: Chì kẽm Ao Xanh, Na
Sơn; sắt Tùng Bá; ăng ti mon Mèo Vạc...
7
Sông Chừng, Thái An, Nậm Ly I, Thanh Thuỷ, Bát Đại Sơn,Suối sửu 2, Nậm Ngần.
8
Nhà máy chế biến bột giấy Hải Hà; Nhà máy sản xuất giấy vệ sinh Phúc Hưng; Các nhà máy luyện
Feromangan Ban Mai; Gạch 19/5; Gỗ Công nghiệp; Bê tông áp fan và xi măng; Trung tâm sát hạch lái xe Đại
Sơn.
6


11


Các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng cả về số lượng, quy mô
và hiệu quả sản xuất kinh doanh9. Giá trị sản xuất công nghiệp đến
năm 2010 (theo giá thực tế) đạt 1.300 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với
năm 2005.
3. Kết cấu hạ tầng được đầu tư lớn, nhất là hạ tầng thiết
10
yếu , trên cơ sở năng động, sáng tạo trong huy động, lồng ghép
sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đặc biệt là thực hiện
tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị đem lại hiệu
quả thiết thực
Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 - 2010 tăng đáng
kể, đạt trên 9.000 tỷ đồng11. Thực hiện nghiêm túc việc chấn chỉnh
công tác quản lý đầu tư và xây dựng các cơng trình thuộc nguồn
vốn Nhà nước; cơng tác quản lý chất lượng cơng trình được chú
trọng; các dự án được triển khai đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng
trình tự xây dựng cơ bản và các quy định; tập trung tháo gỡ tất cả
những khó khăn trong đầu tư và thanh toán xong các khoản nợ cũ
xây dựng cơ bản từ năm 2005 trở về trước; đẩy mạnh thực hiện
phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.
Công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc xây dựng đô thị ở các
trung tâm huyện lỵ, thị trấn, thị tứ được chỉ đạo chặt chẽ và hiệu
quả. Đến nay, một số đô thị đã được nâng cấp12; các trung tâm xã
và khu dân cư tập trung (ở nơi có điều kiện) đã được đơ thị hóa gắn
với phát triển dịch vụ; cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh
Thủy và cửa khẩu ở các huyện biên giới đang được hoàn thiện theo
quy hoạch13, từng bước bảo đảm cho công tác đối ngoại và phát

triển mậu dịch biên giới.
Tồn tỉnh có 3.852 cơ sở cơng nghiệp, tăng 625 cơ sở so với năm 2005 (trong đó, cơ sở sản xuất tập thể, cá
thể tăng 598 cơ sở).
10
Đường giao thông, thông tin, truyền thông, bệnh viện, trường học, kè chống sạt lở, các cơng trình thủy lợi,
hồ chứa nước sinh hoạt,vv....
11
Trong đó vốn ngân sách chiếm trên 65%; cịn lại do nhân dân, doanh nghiệp tự đầu tư và vốn khác.
12
Thị xã Hà Giang được công nhận đô thị loại III (tháng 6/2009), thành phố trực thuộc tỉnh (tháng 9/2010);
thị trấn Việt Quang được công nhận đô thị loại IV (tháng 8/2010); trung tâm các huyện Xín Mần, Bắc Mê,
Đồng Văn, Quang Bình được cơng nhận thị trấn.
13
Mốc 5, Xín Mần; Bạch Đích, Yên Minh; Săm Pun, Mèo Vạc.
9

12


Hoàn thành việc cải tạo nâng cấp quốc lộ 2; đường nối quốc
lộ 4C với quốc lộ 4D và một số cầu cứng qua sông Lô 14. Đến nay,
100% số xã đã có và đang thi cơng đường nhựa hoặc đường bê tơng
đến trung tâm15; có trụ sở và trạm xá xã được xây dựng kiên cố; có
điện lưới quốc gia. Triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu
quả nhiều hồ treo chứa nước sinh hoạt ở các huyện vùng cao16.
4. Thương mại - dịch vụ có sự tăng trưởng và phát triển
mạnh cả ở thành thị và nơng thơn, trên cơ sở hình thành nhiều
loại hình dịch vụ, nhiều sản phẩm hàng hóa nơng sản, tạo lập
được sức mua và trao đổi hàng hóa ở nơng thôn
Các hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được quan tâm,

gắn với tổ chức tốt hội chợ thương mại ở các cấp, thu hút nhiều
doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong, ngồi tỉnh và nước ngồi
tham gia, góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của
tỉnh và tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh mở rộng thị trường, tạo
điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn. Hình
thành siêu thị, nhà hàng ở các đô thị; các chợ đầu mối, chợ biên
giới, chợ nông thôn ngày càng phát triển17; mạng lưới bán buôn,
bán lẻ phát triển đến vùng sâu, vùng xa, cung ứng đầy đủ các mặt
hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách phục vụ đời sống và sản xuất
của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt trên 2.250
tỷ đồng, tăng trên 2 lần so với năm 2005.
Hoạt động của các cửa khẩu biên giới đã có bước khởi sắc,
thủ tục hải quan đã được cải cách, tạo thuận lợi cho xuất - nhập
khẩu, xuất - nhập cảnh và thương mại, du lịch phát triển. Giá trị
hàng hóa xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh đạt 250 triệu
USD (Nghị quyết 250 triệu USD).
Cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông và phương tiện vận tải
được quan tâm đầu tư, nâng cấp, mở rộng đến vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới; ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất
lượng các dịch vụ, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nhân
Các cầu cứng hồn thành: Suối Tiên; Bình Vàng; Tân Quang; Km 27, Trung Thành.
Có 139 tuyến đã hồn thành; 56 tuyến đã có dự án và đang thi cơng
16
Hiện nay 62% số thơn bản đã có điện; hồn thành 30 hồ treo chứa nước sinh hoạt ở vùng cao phía Bắc
(đang triển khai xây dựng thêm 36 hồ).
17
Tồn tỉnh có 181/195 xã, phường, thị trấn có chợ.
14

15


13


dân18; tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 98% (Nghị quyết 98%), phủ
sóng truyền hình đạt 92% (Nghị quyết 90%); đạt bình qn 66 th
bao điện thoại/100 dân.
5. Tài chính - tín dụng tăng trưởng khá, đảm bảo đáp ứng
cho nhu cầu đầu tư phát triển và giải quyết tốt các vấn đề về an
sinh xã hội và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tăng trưởng,
phát triển
Thu ngân sách trên địa bàn tăng mạnh, đạt trên 600 tỷ đồng
(vượt trên 200 tỷ đồng so với Nghị quyết). Công tác quản lý, điều
hành chi ngân sách đảm bảo đúng luật, giải quyết kịp thời nhu cầu
chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, các khoản chi cứu đói, khắc
phục hậu quả thiên tai. Triển khai thực hiện có hiệu quả các gói
kích cầu của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh
doanh phát triển.
Mạng lưới các tổ chức tín dụng được mở rộng, hoạt động dịch
vụ của các ngân hàng thương mại phát triển đa dạng và ổn định19.
6. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh trên các lĩnh
vực với nhiều quy mô và loại hình khác nhau, hoạt động năng
động, sáng tạo và hiệu quả. Kinh tế đối ngoại được coi trọng và
mở rộng với nhiều nguồn vốn tài trợ, nhiều nhà đầu tư (hợp
đồng, hợp tác kinh doanh)
Các doanh nghiệp và hợp tác xã phát triển cả về số lượng và
chất lượng20; nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển hướng sản
xuất và mở rộng ngành nghề kinh doanh theo hướng bền vững, bổ
sung vốn điều lệ, sử dụng nhiều lao động địa phương; 100% doanh
nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý đã được cổ phần hóa và

chuyển đổi hình thức sở hữu; trong đó, một số doanh nghiệp đã duy
trì và phát triển tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động của
các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được khuyến khích phát
triển mạnh trên các lĩnh vực và hoạt động từng bước có hiệu quả.

18 100% thơn, tổ dân phố có Báo Hà Giang và một số báo, tạp chí; 100% chi, đảng bộ có báo
Nhân dân; Tỷ lệ phủ sóng di động 85% (tăng 50,6% so với năm 2005).
19 Tăng trưởng tín dụng bình qn 30%/năm; nợ xấu giảm từ 41% xuống cịn dưới 1,5%.
20 Tồn tỉnh có 1.024 doanh nghiệp, 482 hợp tác xã, trên 6 ngàn tổ hợp tác và trên 13 ngàn hộ
kinh doanh công nghiệp, thương mại, vận tải (tăng 3.300 hộ so với năm 2005).

14


Kêu gọi thu hút, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại được
chú trọng; quan hệ hợp tác kinh tế với các tỉnh: Vân Nam và Quảng
Tây (Trung Quốc) được duy trì, mở rộng theo hướng tích cực và
thiết thực hơn; doanh nghiệp cũng như tư thương của Trung Quốc
đã tham gia đầu tư một số dự án và kinh doanh có hiệu quả trên địa
bàn tỉnh.
7. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ được triển khai mạnh ở tất cả các lĩnh vực, với nhiều
mơ hình thiết thực và hiệu quả, góp phần tích cực cho phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Việc thẩm định và thực hiện các đề tài, dự án khoa học công
nghệ đã được nâng cao về chất lượng; việc nghiên cứu và ứng
dụng các đề tài khoa học đã có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính
thực tiễn và hiệu quả đối với sản xuất và đời sống của nhân dân21.
Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu để nâng cao giá trị,
quảng bá và tạo lập thị trường cho một số sản phẩm hàng hóa đặc

trưng của địa phương được quan tâm đúng mức; một số sản phẩm
đã có thị trường ổn định lâu dài22.
8. Cơng tác quản lý, đầu tư, khai thác tài nguyên - môi
trường đã đảm bảo đúng mục đích, đúng luật, hợp lý và hiệu
quả
Công tác quy hoạch đất đai và tài nguyên được triển khai
nghiêm túc, đồng bộ trên các lĩnh vực, các vùng miền và có sự quản
lý chặt chẽ (cả ở thành thị và nông thôn), phục vụ tốt cho công tác
giải phóng mặt bằng của các dự án và phát triển các vùng nguyên
liệu... Việc khai thác, chế biến tài ngun khống sản đảm bảo tiết
kiệm và có hiệu quả. Việc lập, thẩm định các báo cáo đánh giá tác
động môi trường, xử lý chất thải của các dự án đầu tư được quan
tâm hơn, cùng với việc tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các
vi phạm.
Có 132 đề tài, dự án khoa học ở các cấp
Tổng số có 76 sản phẩm, như: Chè Shan tuyết; mật ong bạc hà; Cam sành Hà Giang,
khoáng sản...

21
22

15


II- VỀ LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Giáo dục - đào tạo được mở rộng cả về quy mơ và loại
hình trường, lớp; chất lượng quản lý, chất lượng dạy và học
được nâng lên rõ rệt
Trong chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đã tập trung nâng
cao chất lượng công tác quản lý, trọng tâm là kiện toàn và nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; tăng cường
mối quan hệ, trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và xã hội; công
tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập bước đầu được
quan tâm thực hiện; đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt,
học tốt”, các cuộc vận động: “Hai không”, “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Do vậy, chất lượng giáo dục ngày
càng được nâng lên; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, số học sinh giỏi, học sinh đỗ
vào các trường đại học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp ngày
càng tăng23; đội ngũ giáo viên 100% được chuẩn hóa về trình độ24.
Mạng lưới trường, lớp; số lượng học sinh ở tất cả các cấp học,
ngành học tăng đáng kể, đặc biệt đã thành lập các trung tâm học tập
cộng đồng, một số trường phổ thông trung học ở các cụm xã, các
trường phổ thông dân tộc nội trú theo khu vực, phát triển loại hình
trường, lớp có học sinh nội trú dân ni ở các xã vùng sâu, vùng
xa25. Tỷ lệ huy động trẻ 0 - 2 tuổi đi nhà trẻ đạt 26,8%; trẻ 3 - 5
tuổi đi mẫu giáo đạt 87,81%; trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt 98,7%.
Tích cực triển khai có hiệu quả chương trình kiên cố hóa
trường, lớp học26; cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư lớn,
Năm học 2009 - 2010: Hệ THPT đạt 95,56% (năm học 2005 -2006 đạt 84,7%) ; bổ
túc THPT đạt 97,2% (năm học 2005 -2006 đạt 87,43%).
24
Năm 2005, có 13.144 cán bộ, giáo viên (38 giáo viên trình độ trên đại học); đến
31/5/2010, có 17.858 cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên (65 giáo viên có trình độ trên đại
học).
25
Năm học 2009 - 2010, tồn tỉnh có: 206 trường mầm non; 173 trường Tiểu học; 47
trường phổ thông cơ sở; 152 trường tiểu học cơ sở; 8 trường trung học cơ sở và trung
học phổ thông; 19 trường trung học phổ thông; 11 Trung tâm giáo dục thường xuyên;
01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh; 01 trường Cao đẳng sư phạm; 03
trường Trung cấp chuyên nghiệp; có 123 trung tâm học tập cộng đồng

26
Thực hiện Chương trình Kiên cố hóa trường lớp học 3 năm 2008 – 2010: Tổng vốn
đầu tư: 469,058 tỷ đồng (trong đó: vốn trái phiếu Chính phủ 453,904 tỷ đồng). Số vốn
đã giải ngân 346,756 tỷ đồng (đạt 73,9%), trong đó vốn trái phiếu Chính phủ là 331,69
tỷ đồng (đạt tỷ lệ 73,07%). Số cơng trình đã có quyết định đầu tư và được bố trí vốn:
23

16


ngày càng khang trang hơn27, đáp ứng nhu cầu học tập của con em
các dân tộc trong tỉnh.
Duy trì, củng cố và giữ vững kết quả xóa mù chữ, phổ cập
giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học đúng
độ tuổi28. Xây dựng được nhiều trường chuẩn quốc gia.
2. Công tác y tế - dân số, kế hoạch hóa gia đình có nhiều
tiến bộ, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân
Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa đối với cơng
tác y tế; các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, phòng khám đa
khoa khu vực và các trạm y tế xã được toàn xã hội chăm lo, nâng
cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chỉnh trang khuôn viên nơi
điều trị bệnh nhân, hình thành các bếp ăn tình thương phục vụ cho
bệnh nhân nghèo; các hình thức liên doanh, liên kết trong khám,
chữa bệnh và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế
được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Việc tăng cường công tác quản lý, gắn với khuyến khích phát
triển các dịch vụ dược phẩm, dịch vụ khám, chữa bệnh; tăng
cường bác sĩ cho tuyến y tế cơ sở 29... đã góp phần nâng cao chất
lượng cơng tác khám, chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe

cho nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu
quốc gia về y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ suy dinh
dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi giảm xuống còn 19% (giảm 0,1% so với
Nghị quyết); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm cịn 1,42% (giảm
0,03% so với Nghị quyết).
3. Văn hóa, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp; hoạt
động du lịch có nhiều đột phá mới
1.378 phịng học (đạt 38,5% KH), 1.906 phịng cơng vụ giáo viên (đạt 58,9% KH).Cơng
trình hồn thành: 937 phịng học, 1270 phịng cơng vụ.
27
Tồn tỉnh hiện có 10.091 phịng học (trong đó: 4.832 phịng học kiên cố; 3.025 phòng
học cấp IV và 2054 phòng học tạm);
28
Tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở (tháng 12 năm 2007);
Năm học 2009 - 2010 có: 190/195 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung
học cơ sở.
29
100% trạm y tế xã có bác sĩ luân phiên đến công tác.

17


Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” có chuyển biến tích cực, gắn với các phong trào “Tương thân,
tương ái”, xóa đói, giảm nghèo, vệ sinh môi trường khu dân cư, xây
dựng nông thôn mới. Các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục, thể
thao, các lễ hội truyền thống được tổ chức rộng khắp, mang tính xã
hội hóa cao; thể thao thành tích cao được chú trọng; văn học nghệ
thuật có bước phát triển đáng kể cả về chiều rộng và chiều sâu, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tinh thần của

nhân dân, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc30.
Các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở được quan tâm đầu tư theo
hướng xã hội hóa. Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 77% (vượt 7% so
với Nghị quyết); làng bản văn hóa đạt 65% (đạt Nghị quyết).
Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được
đầu tư đúng mức, tạo đột phá và nhiều điểm nhấn trong phát triển
du lịch. Công tác xúc tiến du lịch được triển khai tích cực, hình
thành nhiều điểm, tua, tuyến du lịch; số lượng khách du lịch đến Hà
Giang ngày càng tăng31. Xây dựng cao nguyên đá Đồng Văn trở
thành công viên địa chất quốc gia và từng bước là thành viên của
mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, tạo cơ sở và điều kiện thuận
lợi phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới.
4. Lao động, việc làm và xóa đói, giảm nghèo có nhiều đổi
mới và tiến bộ, các vấn đề về an sinh xã hội được đảm bảo, với
nhiều chính sách cụ thể, theo hướng phát huy nội lực là chính
Đã thực hiện tốt chủ trương thu hút các nguồn lực và có nhiều
giải pháp quyết liệt thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo.
Thơng qua các chính sách, dự án đầu tư, chương trình mục tiêu
quốc gia như: Chương trình 134, 135 và mới đây là Nghị quyết
30a32, Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cùng
100% huyện, thị có đồn nghệ thuật khơng chun; tồn tỉnh có 29 làng văn hóa du
lịch.
31
Năm 2010: Khách du lịch đến Hà Giang 290.000 lượt người (khách nước ngoài
85.000 lượt người; khách trong nước 205.000 lượt người).
32
Nghị quyết 30a: Vốn đầu tư 2 năm (2009 - 2010) 270 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng 261,9 tỷ đồng (tỉnh trực tiếp phân bổ 62 cơng trình = 226,2 tỷ
đồng; phân cấp cho huyện bố trí 35,7 tỷ đồng, với 80 cơng trình) được lồng ghép với
các nguồn vốn khác để nâng cấp đường giao thông đến xã; xây dựng trung tâm dạy

30

18


với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài tỉnh, sự vươn lên của các hộ nghèo, đại bộ phận hộ nghèo đã
được hỗ trợ xóa nhà tạm33; xây dựng các cơng trình vệ sinh, bể
nước ăn; vay vốn không lãi để phát triển sản xuất... đời sống của
các hộ nghèo đã từng bước được cải thiện và nâng cao theo hướng
bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,8% (giảm 35,3% so với năm
2005).
Quan tâm phát triển các cơ sở dạy nghề34, đào tạo nghề tiếp
tục được mở rộng, gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao
động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 14% năm 2005 nâng lên 30%
năm 2010.
Các chế độ, chính sách đối với gia đình và người có cơng, đối
tượng xã hội được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng. Đặc biệt, công
tác cứu trợ xã hội, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai, cứu đói
giáp hạt được quan tâm giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở. Hoạt
động từ thiện, nhân đạo được phát động rộng rãi, có sự hưởng ứng
tích cực của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong và ngoài
tỉnh, giúp đỡ đến từng địa chỉ nhân đạo, góp phần giải quyết các
khó khăn, tạo được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước.
III- VỀ CƠNG TÁC QUỐC PHỊNG - AN NINH VÀ ĐỐI
NGOẠI
Thường xun quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết
Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới. Cơng tác quốc phịng - an ninh được tăng cường củng cố

vững chắc, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, đảm bảo ổn
định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, góp phần quan trọng
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn.
nghề; hồ chứa nước sinh hoạt và cấp điện cho thơn bản,vv...; khốn chăm sóc và bảo vệ
rừng 8,1 tỷ đồng, thực hiện đạt 100% kế hoạch
33
Xóa nhà tạm cho trên 20.000 hộ.
34
Hiện có 01 trường Trung cấp nghề; 13 Trung tâm dạy nghề ở 100% huyện và một số
ngành của tỉnh.

19


Các lực lượng vũ trang trong tỉnh đã có bước trưởng thành về
mọi mặt: Xây dựng vững mạnh về bản lĩnh chính trị; trình độ kỹ
chiến thuật, chun mơn nghiệp vụ, chất lượng tổng hợp, sức mạnh
chiến đấu được nâng cao; lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động
viên, công an viên được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, củng cố,
huấn luyện thường xuyên; thực hiện công tác tuyển quân hàng năm
đảm bảo về số lượng và chất lượng; cơng tác giáo dục quốc phịng an ninh được triển khai tích cực cho các đối tượng.
Các lực lượng vũ trang đã làm tốt chức năng tham mưu cho
cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân
sự - quốc phòng - an ninh; chủ động tham gia giải quyết hiệu quả,
kịp thời các tình huống xảy ra trên địa bàn; phịng, chống và đấu
tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội, các
hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái
pháp luật và di cư tự do.
Nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng toàn dân gắn

với thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững mạnh; tiềm lực
quốc phòng ngày càng được tăng cường. Chỉ đạo và tổ chức tốt các
cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện; diễn tập chiến đấu trị
an các xã, phường, thị trấn và các thôn, bản biên giới. Đã quan tâm
đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, các căn cứ chiến đấu, căn
cứ hậu phương và chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng chiến đấu.
Công tác đối ngoại được thực hiện tốt, góp phần xây dựng quan
hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển giữa hai nước Việt Nam và Trung
Quốc, đặc biệt là giữa các xã, huyện biên giới của tỉnh với tỉnh Vân
Nam và Quảng Tây (Trung Quốc). Hoàn thành phân giới cắm mốc
trên tuyến biên giới thuộc địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt việc tái định
cư, ổn định đời sống nhân dân sau phân giới cắm mốc.
IV- VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1. Cơng tác xây dựng Đảng có sự đổi mới về phương thức
lãnh đạo; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các
cấp ủy đảng, tổ chức cơ sở đảng, gắn liền với thực hiện cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”
20


Công tác phát triển đảng viên, tổ chức đảng gắn với củng cố,
xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh được thực hiện
thường xuyên, liên tục; hàng năm có trên 85% tổ chức cơ sở đảng
đạt trong sạch, vững mạnh; 99% đảng viên đủ tư cách hoàn thành
nhiệm vụ; kết nạp đảng viên mới bình quân hàng năm đạt 2.800
đảng viên (vượt 800 đảng viên so với Nghị quyết)35.
Có nhiều đổi mới trong các khâu của cơng tác cán bộ, đã
mạnh dạn triển khai luân chuyển cán bộ giữa các cấp, các ngành 36;
tăng cường các tổ công tác, cán bộ, sĩ quan lực lượng vũ trang cho

xã trọng điểm, xã biên giới; đảng viên các đồn biên phịng tham gia
sinh hoạt ở chi bộ thơn, bản biên giới; hợp đồng sinh viên tốt
nghiệp đại học, cao đẳng làm việc tại xã; phân cơng các đồng chí
Tỉnh ủy viên, các sở, ban, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp phụ
trách, giúp đỡ huyện, các xã khó khăn...
Quan tâm cử nhiều cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước... ở huyện, tỉnh và Trung
ương37; các huyện đã thực hiện có hiệu quả và thành công chủ
trương đưa các chức danh chủ chốt của xã, thị trấn lên huyện để bồi
dưỡng phương pháp làm việc thực tiễn38; thực hiện thí điểm nhất
thể hóa chức danh bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp xã; bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản; thành lập
chi bộ quân sự xã... đã phát huy tác dụng và nâng cao chất lượng
lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ cơ sở ngày
càng trưởng thành về trình độ và kinh nghiệm thực tiễn.
Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng đã chủ
động xây dựng kế hoạch, chương trình và tiến hành nhiều đợt kiểm
Thành lập Đảng bộ khối Doanh nghiệp trực thuộc tỉnh. Tồn Đảng bộ hiện có 16
đảng bộ trực thuộc tỉnh; 872 tổ chức cơ sở đảng, tăng 94 tổ chức so với năm 2005, với
gần 4,9 vạn đảng viên.
36
Cán bộ luân chuyển từ năm 2006 - 2010: 374 đồng chí (Trong đó: Tỉnh xuống huyện:
24 đồng chí; huyện về tỉnh 53 đồng chí; huyện về xã: 116 đồng chí; xã lên huyện: 181
đồng chí).
37
Đào tạo chính trị: Đại học: 138 học viên; Cao cấp: 564 học viên; Trung cấp: 28 lớp
với 1.894 học viên; mở 1.402 lớp bồi dưỡng các loại, với 90.212 học viên
38
Các chức danh Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân; ủy ban nhân dân; xã Đội
trưởng; Trưởng Công an và một số đoàn thể cơ sở lên huyện học việc, tổng số 181 đồng

chí.
35

21


tra, giám sát theo đúng quy định của Điều lệ Đảng39; góp phần phát
hiện và uốn nắn kịp thời những khuyết điểm, thiếu sót; giữ nghiêm
kỷ luật Đảng; phát hiện các nhân tố mới nhằm nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị, tăng cường xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh,
tạo sự chuyển biến tích cực trong cơng tác dân vận, đặc biệt là cơng
tác dân vận của chính quyền; triển khai thực hiện Pháp lệnh dân
chủ ở xã, phường, thị trấn, phát huy dân chủ trong Đảng, trong
nhân dân; thường xuyên quan tâm nắm chắc tình hình diễn biến tư
tưởng, sản xuất, đời sống, tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân; chăm lo thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” đã được triển khai thực hiện nghiêm túc và sâu rộng
trong toàn Đảng bộ. Ban Chỉ đạo ở các cấp đã tập trung triển khai
chủ đề hàng năm, gắn với xây dựng chuẩn mực rèn luyện của từng
tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên; tổ chức các cuộc
thi kể chuyện; sáng tác, quảng bá, giới thiệu các tác phẩm văn học
nghệ thuật, báo chí; gặp mặt biểu dương các điển hình tiên tiến...
cuộc vận động đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tư
tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.
2. Đổi mới và tạo được bước chuyển biến tích cực trong
cải cách hành chính, phát huy hiệu lực, hiệu quả của chính
quyền các cấp

Hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp đã có sự đổi mới
trong cơng tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp, chất lượng được
nâng lên, phát huy đầy đủ vai trò, chức năng theo luật định. Các
hoạt động giám sát theo chuyên đề, giám sát giữa 2 kỳ họp đã đi
vào từng vấn đề cụ thể, liên quan đến thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của hội
đồng nhân dân các cấp và đời sống nhân dân. Tăng cường các hoạt
động tiếp xúc trực tiếp với nhân dân tại cơ sở xã, thôn, bản; kịp thời
Cấp uỷ kiểm tra 602 đảng viên và 118 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm, qua kiểm tra
có 551 đảng viên và 86 tổ chức đảng có vi phạm, phải xử lý kỷ luật 374 đảng viên và 86
tổ chức đảng có vi phạm.
39

22


phản ánh và kiến nghị với các cơ quan chức năng, cấp có thẩm
quyền giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri một cách kịp
thời.
Ủy ban nhân dân các cấp đã tích cực thực hiện cải cách hành
chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp các cơ quan
chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện, thị đi
vào hoạt động ổn định theo nghị định của Chính phủ; thực hiện có
hiệu quả chủ trương phân cấp, giao quyền quản lý nhà nước trên địa
bàn40.
Công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo sâu sát, có trọng tâm,
trọng điểm; thường xun kiểm tra, đơn đốc, nắm bắt tình hình; đã
tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm một số khó khăn, vướng mắc
những năm trước để lại và những vấn đề phát sinh trong q trình
thực hiện nhiệm vụ. Triển khai tích cực và có hiệu quả chương

trình cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; kịp
thời chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên địa
bàn tỉnh.
Công tác thực hành tiết kiệm; cơng tác phịng, chống tham
nhũng, lãng phí được thực hiện nghiêm túc; các tổ chức, cán bộ,
đảng viên và nhân dân đã nâng cao trách nhiệm trong phòng ngừa,
ngăn chặn, phát hiện và kịp thời tố giác các hành vi tham nhũng,
lãng phí. Đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý 87 đối tượng có
hành vi tham nhũng41.

Đã rà sốt và cơng bố Bộ thủ tục hành chính ở 3 cấp; 100% các sở, ngành, huyện thị
và xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế “Một cửa”; giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng kinh phí cho 208 đơn vị quản lý Nhà nước, 240 đơn vị đơn vị sự
nghiệp công lập; 100% các đơn vị đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý
tài sản theo quy định; phân cấp về xây dựng cơ bản.
41
Đến hết tháng 6/2010, thanh tra, kiểm tra 370 cuộc, kết thúc 367 cuộc, phát hiện 87
đối tượng có hành vi tham nhũng, xử lý hành chính 86 đối tượng, đề nghị truy tố 01 đối
tượng; điều tra, truy tố và xét xử 06 vụ; tiếp nhận 1.513 đơn thư, trong đó: Khiếu nại
923, tố cáo 427, đề nghị thỉnh cầu 163.

40

23


3. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân
dân đã có sự đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động, củng

cố khối đại đồn kết các dân tộc trong tỉnh
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân ln được quan
tâm, củng cố, kiện tồn về tổ chức và cán bộ. Cơng tác tuyên
truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước đã được thực hiện tốt, hướng mạnh về cơ
sở, gắn với những nội dung công việc cụ thể, đem lại lợi ích thiết
thực, phù hợp với tình hình thực tế, được đồn viên, hội viên và
nhân dân đồng tình hưởng ứng, như các phong trào: “Tương
thân, tương ái”; thi đua phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm
nghèo; xây dựng nơng thơn mới; xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư; bảo vệ mơi trường; phịng, chống tai nạn, tệ nạn xã hội;
vận động nhân dân không theo đạo, học đạo trái pháp luật, tham
gia các hoạt động văn hóa, thể thao... góp phần tích cực thực hiện
hồn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
quốc phịng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng
trong sạch, vững mạnh.
B- NHỮNG HẠN CHẾ YẾU KÉM
1. Trong phát triển kinh tế
Nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng chưa bền vững, chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thu ngân sách trên địa
bàn, nhất là thu từ sản xuất kinh doanh dịch vụ còn thấp, chủ yếu
thu từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế cũng như nội bộ từng
ngành kinh tế và cơ cấu lao động cịn chậm. Tuy đã có quy hoạch
tổng thể, quy hoạch vùng và quy hoạch từng lĩnh vực nhưng chưa
đồng bộ, tính khả thi, tính kế hoạch chưa cao, tổ chức thực hiện
chưa triệt để.
Chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, hàng
hóa xuất khẩu chưa mạnh. Quy mô sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp địa phương cịn nhỏ bé; cơng nghệ cịn lạc hậu; trình

độ, năng lực quản lý cịn nhiều bất cập; cơ cấu ngành nghề chưa
hợp lý; sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Việc triển
khai ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản
24


xuất, đời sống còn chậm. Lợi thế về kinh tế cửa khẩu chưa được
phát huy.
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn cịn
tình trạng dàn trải và chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; xã hội
hóa trong thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cịn yếu; cơng tác
bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng các cơng trình được đầu tư từ nguồn vốn
nhà nước chưa được coi trọng. Tiến độ giải phóng mặt bằng, thi
cơng nhiều cơng trình, dự án đầu tư, nhất là các khu, cụm cơng
nghiệp cịn chậm.
Cơng tác phịng, chống cháy rừng cịn gặp nhiều khó khăn;
cịn để xảy ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở một số cơ sở cơng
nghiệp, việc khắc phục cịn chậm. Một số chỉ tiêu quan trọng của
nhiệm kỳ thực hiện chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra.
2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
Cơng tác quản lý và chất lượng giáo dục - đào tạo chưa đáp
ứng với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; tỷ lệ học sinh
khá, giỏi và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng còn thấp. Cơ sở
vật chất, trang thiết bị y tế, nhất là đội ngũ bác sĩ còn thiếu nhiều so
với yêu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Cơng tác xã hội hóa trong giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao
và du lịch chưa mạnh, chưa thu hút được tối đa nguồn lực của cộng
đồng và toàn xã hội tham gia.
Chất lượng đào tạo nghề còn thấp, chủ yếu là đào tạo nghề
ngắn hạn, nghề phổ thông, chưa đào tạo được những nghề có hàm

lượng tri thức cao; chưa gắn đào tạo với sử dụng và giải quyết việc
làm cho người lao động.
Thu nhập bình quân đầu người quá thấp so với bình qn
chung của cả nước. Xóa đói, giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ
lệ hộ cận nghèo còn lớn, nguy cơ tái nghèo cao, còn xảy ra thiếu
đói giáp hạt ở một bộ phận dân cư trong tỉnh.
3. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh
Đầu tư cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh chưa đáp ứng u
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cơng tác giáo dục quốc phòng an ninh cho các đối tượng triển khai chưa được sâu rộng.
25


×