Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Kinh tế kinh tế chính trị m l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.47 KB, 2 trang )

Mơn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Tên: Trần Lê Thị Hải Yến
MSSV: 21H4010112
Lớp: KT21CLCB
Đề: Có quan điểm cho rằng: "Thu nhập của người công nhân lao động ở các nước tư bản
phát triển có xu hướng ngày càng tăng, điều này chứng tỏ mức độ bóc lột có xu hướng
giảm xuống". Anh chị hãy cho biết ý kiến của mình và quan điểm trên.

Bài làm
Ngày nay trong bối cảnh phát triển mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
,việc ứng dụng máy móc càng ngày trở nên phổ biến ,sự phát triển nhanh chóng của nền
khoa học – kỹ thuật khiến số lượng và cường độ của lao động chân tay ngàng càng giảm
đi , chủ nghĩa tư bản đã có sự điều chỉnh lớn, do đó, có quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư
bản khơng cịn bóc lột lao động làm thuê và đề cao điều kiện sống mà người lao động
được thụ hưởng. Thực tế, cơ chế điều tiết phân phối giá trị thặng dư của các nhà tư bản
được thực hiện thông qua thuế, quỹ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất
nghiệp... Ngồi ra một bộ phận cơng nhân có cổ phần, là cổ đông trong các công ty cổ
phần; họ đầu tư dưới hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm và thu được lợi
tức cổ phần, lợi tức trái phiếu và lãi suất tiền gửi. Do đó, khơng thể phủ nhận rằng, hiện
nay, đời sống của người công nhân trong xã hội tư bản được nâng cao, thu nhập của họ
không chỉ từ tiền công nhận được hằng tháng, mà cịn có thêm các khoản khác như lợi
tức cổ phần, tăng ca, trợ cấp khó khăn, thất nghiệp, phúc lợi xã hội... Tuy nhiên, tất cả
những phần thu của người công nhân nhận được một mặt, không bao giờ tỷ lệ thuận với
sức lao động của chính bản thân bỏ ra; mặt khác, nhu cầu địi hỏi của con người tất yếu
ngày càng cao, theo đó, chi phí sẽ tăng, trong khi thu nhập khơng đáp ứng được.


Về lý luận thực tế khi phân tích phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Các Mác đã chỉ ra rằng : nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu (nhờ ứng dụng tiến bộ khoa
học - kỹ thuật, tăng sức sản xuất của lao động), trước hết ở ngành sản xuất tư liệu sinh
hoạt và những ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sinh hoạt, với một thời
gian lao động không đổi, thời gian lao động tất yếu rút ngắn lại và thời gian lao động


thặng dư tăng lên, do đó tăng khối lượng giá trị thặng dư tương đối, thậm chí có thể rút
ngắn ngày lao động mà vẫn thu được khối lượng giá trị thặng dư nhiều hơn trước. Vì thế,
đời sống của người lao động được cải thiện; ở các nước tư bản phát triển, mức sống của
đại đa số công nhân được nâng cao hơn trước nhưng mức độ bóc lột lao động khơng cơng
lại tăng hơn trước. Về phía nhà tư bản, vừa có thể sống xa hoa hơn trước, vừa có thể tích
lũy nhiều hơn trước để tăng quy mô sản xuất. Giả sử khi năng suất lao động tăng, giá cả
của các hàng hóa tiêu dùng đều giảm, mức tiền cơng giảm xuống. Người cơng nhân vẫn
có thể mua được số hàng hóa như cũ, hoặc nhiều hơn trước, tức là tiền công thực tế tăng
lên nhưng không cùng mức tăng lợi nhuận nên tiền công tương đối (so sánh) giảm xuống.
Cho nên, tuy đời sống của công nhân được cải thiện, nhưng mức độ bóc lột lại tăng hơn
trước, nên chênh lệch thu nhập giữa nhà tư bản và công nhân càng giãn rộng ra.
Từ những lập luận và dẫn chứng em nêu ở trên, em khơng đồng tình với quan điểm sự
bóc lột của các nước tư bản giảm khi thu nhập của các cơng nhân ở các nước đó tăng.



×