Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu thành phần loài trong chi hopea và một số đặc điểm lâm học loài kiền kiền (hopea sp) tại huyện bảo lâm, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN DU

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI TRONG CHI
HOPEA VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI
KIỀN KIỀN (HOPEA SP) TẠI HUYỆN BẢO LÂM,
TỈNH LÂM ĐỒNG
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8 62 02 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
NGƯT. PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội - 2023


1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự động
viên khích lệ và sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.


2


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, quý cô
ở Trường Đại học Lâm nghiệp đã giảng dạy truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho
lớp K28 ngành Quản lý tài nguyên rừng, cũng như các thầy cơ đang cơng tác
tại Phịng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Công ty TNHH LN
Lộc Bảo, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo và cán bộ Hạt
Kiểm lâm Bảo Lâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập và làm tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn NGƯT. PGS.TS. Trần Ngọc Hải đã
trực tiếp hướng dẫn tôi thu thập số liệu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn
Bộ Khoa học Cơng nghệ, chủ trì đề tài và các thành viên nhiệm vụ quỹ gen
cấp Quốc gia về loài Kiền kiền đã cho phép sử dụng một số dữ liệu của đề tài.
Măc dù có nhiều cố gắng, song bản luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót, tồn tại. Rất mong nhận được những góp ý, chỉ bảo của các thầy cô
và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2
MỤC LỤC ........................................................................................................ 3
THÔNG TIN CHUNG VỀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ............................. 5
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 7
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 8
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 10

1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 10
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm lâm học, giá trị nguồn
gen và đa dạng di truyền trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) và chi Hopea ... 10
1.1.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống và trồng một số loài cây trong họ
Dầu .................................................................................................................. 12
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 13
1.2.1. Tên gọi và phân loại...................................................................... 13
1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm lâm học, giá trị nguồn gen .................... 13
1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, phân bố ................................. 14
1.2.4. Nghiên cứu về chọn giống, nhân giống ........................................ 16
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21
2.1. Mục tiêu ............................................................................................... 21
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 21
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 21
2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21
2.3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 21
2.4. Nội dung nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ............................................... 21
2.4.1 Thành phần loài trong chi Hopea tại khu vực nghiên cứu ............ 22


4
2.4.2 Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Kiền kiền ......................... 22
2.4.3 Đề xuất giải pháp phát triển bền vững Kiền kiền ở khu vưc ......... 22
2.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22
2.5.1. Phương pháp phỏng vấn ............................................................... 22
2.5.2. Phương pháp điều tra thực địa ..................................................... 23
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu chọn cây trội dự tuyển ......................... 29
2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 31
2.5.5. Cách tiếp cận ................................................................................ 31

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................... 34
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu CTTNHH LN Lộc Bắc ......... 34
3.1.1. Vị trí địa lý: ................................................................................... 34
3.1.2. Địa hình: ....................................................................................... 34
3.1.3. Đất đai thổ nhưỡng: ...................................................................... 34
3.1.4. Khí hậu thủy văn: .......................................................................... 35
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 36
3.2.1. Về dân số, dân tộc và lao động:.................................................... 36
3.2.2. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội ................................ 37
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN ............................. 39
4.1 Thành phần loài trong chi Hopea.......................................................... 39
4.2. Đặc điểm lâm học loài Kiền kiền ......................................................... 44
4.2.1 Điểm phân bố và cấu trúc rừng nơi có lồi Kiền kiền ở Lộc Bắc . 44
4.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Kiền kiền........................ 62
4.3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn từ nghiên cứu đặc điểm lâm học của
loài Kiền kiền .................................................................................................. 62
4.3.2 Đề xuất bảo tồn tại chỗ .................................................................. 63
4.4. Bảo tồn chuyển chỗ và phát triển nguồn gen ....................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
PHỤ LỤC


5
THÔNG TIN CHUNG VỀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài trong chi Hopea và một số đặc
điểm lâm học loài Kiền kiền (Hopea sp) tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm
Đồng”.
2. Nơi thực hiện: Tại Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Lộc Bắc,
huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
3. Người thực hiện: Nguyễn Văn Du

4. Giáo viên hướng dẫn: NGƯT. PGS.TS Trần Ngọc Hải


6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mẫu biểu điều tra tuyến ................................................................... 24
Bảng 2.2: Mẫu biểu điều tra đặc điểm loài Kiền kiền .................................... 25
Bảng 2.3. Mẫu biểu điều tra tầng cây cao ....................................................... 26
Bảng 2.4. Mẫu biểu điều tra cây tái sinh ......................................................... 27
Bảng 2.5. Mẫu biểu điều tra tầng cây bụi, thảm tươi ...................................... 27
Bảng 2.5: Tiêu chí phân hạng lựa chọn cây dự tuyển ..................................... 30
Bảng 3.1: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính ....................................... 36
Bảng 4.1: Tổng hợp so sánh đặc điểm của 3 loài ........................................... 41
Bảng 4.2: Phân bố của Kiền kiền theo trạng thái rừng/sinh cảnh ở khu vực ........... 45
Bảng 4.3: Bảng diện tích rừng chia theo đơn vị quản lý ................................ 47
Bảng 4.4: Bảng phân bố cây theo cỡ kính của kiểu rừng Rkx........................ 54
Bảng 4.5: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ......................................................... 55
Bảng 4.6: Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường
kính của QXTV Rkx-IIIA3 ............................................................................. 58
Bảng 4.7: Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường
kính của QXTV Rkx-IIA2 .............................................................................. 59
Bảng 4.8: Tổ thành cây tái sinh nơi có Kiền kièn phân bố ............................. 59
Bảng 4.9: Thành phần cây bụi thảm tươi ........................................................ 61
Bảng 4.10: Tổng hợp thông tin về cây trội dự tuyển loài Kiền kiền Phú Quốc
tại Công ty lâm nghiệp Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng .......................................... 64


7


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tiêu bản chuẩn cành, lá và quả Kiền kiền Phú Quốc hiện đang được
lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Ln Đơn .............................................. 15
Hình 1.2: Tiêu bản chuẩn loài Kiền kiền Phú Quốc (Hopea pierrei Hance
No.1425 ........................................................................................................... 15
Hình 2.1. Học viên điều tra tuyến ................................................................... 33
Hình 2.2. Học viên điều tra ơ tiêu chuẩn ....................................................... 33
Hình 2.3: Điều tra trên ơ tiêu chuẩn ................................................................ 33
Hình 4.1: Quả cây Kiền kiền ........................................................................... 43
Hình 4.2: Thân, gốc Kiền kiền Phú Quốc ....................................................... 43
Hình 4.3: Cây Kiền kiền Phú Quốc tái sinh .................................................... 43
Hình 4.4: Thân vỏ Kiền kiền .......................................................................... 44
Hình 4.5: Gỗ lõi Kiền kiền .............................................................................. 44
Hình 4.6: Cành và lá Kiền kiền ...................................................................... 44
Hình 4.7: Cây cành mang quả Kiền kiên ........................................................ 44
Hình 4.8: Quả Kiền kiền ................................................................................. 44
Hình 4.9: Bản đồ hiện trạng cơng ty lộc bắc lồng .......................................... 49
Hình 4.10: Phẫu diện đất khu vực có Kiền kiền ............................................. 50
Hình 4.11: Lấy mẫu đất................................................................................... 51
Hình 4.12: Học viên điều tra tái sinh Kiền kiền ............................................. 60
Hình 4.13: Tái sinh Kiền kiền nơi lỗ trống trong rừng ................................... 61
Hình 4.14: Gốc cây Kiền kiền khơng có khả năng tái sinh chồi sau khai thác
......................................................................................................................... 61
Hình 4.15. Nhóm điều tra trong lâm phần có Kiền kiền ................................. 63
Hình 4.16: Cây Kiền kiền tái sinh ................................................................... 64
Hình 4.17: Sơ đồ phân bố của cây trội Kiền kiền Phú Quốc dự tuyển tại Bảo
Lâm, tỉnh Lâm Đồng ....................................................................................... 66
Hình 4.18. Học viên và giáo viên hướng dẫn bên cây trội dự tuyển ............. 68



8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Kiền kiền (Hopea) gồm các loài đều là cây gỗ lớn thuộc nhóm gỗ
có chất lượng tốt, không bị mối mọt, được ưa chuộng sử dụng để đóng tàu
thuyền, làm vật liệu xây dựng, đồ dùng trong nhà,... Đây là những loài đang
đứng trước nguy cơ bị đe dọa cao ngoài tự nhiên trong một tương lai gần quần
thể đang bị suy giảm nhanh do khai thác sử dụng, do sinh cảnh sống bị thu
hẹp, cần phải bảo tồn và phát triển. Trên thế giới, các loài trong chi Kiền kiền
có phân bố hẹp ở một số nước như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,
Thái Lan, Malaysia...Tại Việt Nam, theo một số tài liệu đã công bố phát hiện
một số lồi trong chi như Sao đen, Sao hịn gai, Sao mặt quỷ, Săng đào, Kiền
kiền Phú Quốc, Sao lá to, Sao chai, Sao đá, Kiền kiền núi...có phân bố ở các
kiểu rừng ở các vùng khác nhau như Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung
Bộ và Tây nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Bộ. Tại khu vực Bảo Lâm tỉnh
Lâm Đồng, theo thơng tin ban đầu có một số lồi trong chi Kiền kiền phân bố
nhưng chưa có nghiên cứu nào về thành phần loài và phân bố, sinh thái và
chọn đề xuất cây trội để cung cấp vật liệu làm giống cho bảo tồn cũng như
phát triển trồng rừng cây gỗ lớn cho khu vực.
Mặc dù các loài trong chi Kiền kiền đều là cây gỗ lớn, có giá trị sử
dụng và giá trị bảo tồn cao nhưng các nghiên cứu về lồi ở khu vực Cơng ty
trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp một thanh viên Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm,
tỉnh Lâm Đồng cịn rất ít và các kết quả đạt được còn rất hạn chế, phạm vi
nghiên cứu bước đầu thực hiện. Vì vậy, cần nghiên cứu để làm rõ thành phần
các loài trong chi Hopea và tập trung nghiên cứu đặc điểm lâm học, chọn
giống để phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen, như:
- Nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm lâm học (phân bố, tổ thành,
cấu trúc tổ thành cây gỗ và cây tái sinh, đặc điểm sinh học (vật hậu) và giá trị
nguồn gen của loài Kiền kiền để cung cấp và bổ sung dẫn liệu về loài.



9
- Với loài Kiền kiền các nghiên cứu trước đây chưa đề xuất giải pháp
để chọn cây trội dự tuyển từ đó chọn lọc ra cây trội theo hướng lấy gỗ; để
phục vụ cho mục tiêu trồng rừng cây gỗ lớn bản địa. Việc tuyển chọn cây trội
dự tuyển dựa trên đặc điểm hình thái, sinh trưởng, lượng quả rất có ý nghĩa
trong chọn được giống tốt phục vụ sản xuất kinh doanh theo hướng lấy gỗ.
Nội dung này sẽ rất có ý nghĩa cho các nghiên cứu tiếp theo như: xây dựng
thành vườn sưu tập giống kết hợp khảo nghiệm hậu thế, cung cấp vật liệu
giống có chất lượng phục vụ nghiên cứu và sản xuất cho mục tiêu dài hạn.
Xuất phát từ thực tế trên, Tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần
loài trong chi Hopea và một số đặc điểm lâm học loài Kiền kiền (Hopea
sp) tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.


10
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm lâm học, giá trị nguồn
gen và đa dạng di truyền trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) và chi Hopea
Symington (1943) trong tài liệu "Forester’s Manual of Dipterocarps" ở
Malaysia có 168 lồi và nhiều hình vẽ với khóa phân loại chia thành 13 nhóm
dựa vào lá, quả, lá kèm, thân và vỏ.
Ashton (1982) đã hoàn thiện việc xem xét các loài cây họ Dầu ở vùng
Malesia (bán đảo Malaysia, Borneo, Java, Sumatra, Sulawasi và Philippin) ở
vùng này có tới 10 chi và 368 lồi, trong đó chi Kiền kiền (Hopea) có tới 84
lồi và được chia thành 2 nhóm phụ là Hopea và Dryobalanoides.
Theo Rojo (1994) tại Ohilippin có 39 lồi trong đó có 22 lồi đặc hữu,
chi Hopea có 10 lồi và chỉ có 1 lồi đặc hữu.

Cheng-Chiu (1987) ở Trung Quốc có 5 chi với 9 lồi và 2 lồi phụ.
Trong đó chi Hopea có H. chinensis, H. hainamensis, H. mollissima, H.
jianshu (theo Cheng-Chiu, tên đồng nghĩa là Sao mạng (H. reticulata).
Smitinand et al. (1990) trong cơng trình "Flore du Cambodge du Laos
et du Vietnam" cho biết vùng Đông Dương có 48 lồi của 6 chi thuộc họ Dầu.
Marury-Lecon

&

Curtet

(1998)

cho

rằng

phân

họ

Dầu

(Dipterocarpoideae) là thuần nhất ở Châu Á, trong khi họ Dầu có 3 phân họ là
Dipterocarpoideae ở Châu Á, Pakaraimaeoideae ở Nam Mỹ và Monooideae ở
Châu Phi và Nam Mỹ. Trong đó Malaysia có 465 lồi và 10 chi; vùng Đơng
Nam Á có 76 lồi và 8 chi; vùng Nam Á có 58 lồi và 9 chi; Trung Quốc có
24 lồi thuộc 5 chi, Châu Phi+Madagaxca 49 loài thuộc 3 chi và Nam Mỹ có
1 lồi, 1 chi.



11
Theo Rojo (1994), chi Sao (Hopea) ở Philippine có 11 lồi, trong đó 10
lồi đặc hữu. Khu vực Nam Á (Băng la đét, Myanma, Ấn Độ, Nê Pan, Sri
Lanca) chi Hopea có 11 lồi.
Ashton (1982) và Maury-Lecon & Curtet (1988) mơ tả cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae) châu Á là cây có nhựa, kích thước từ nhỏ đến lớn, thường
có bạnh vè. Lá đơn mọc cách và có lá kèm phát triển để bảo vệ chồi. Hoa tự
chùm viên chùy, cánh đài phát triển thành cánh quả, bao phấn thường có hai
túi phấn. Đặc trưng giải phẫu là sự có mặt của ống nhựa trong các tia gỗ xếp
theo nhiều hàng. Các đặc điểm hình thái và giải phẫu có liên quan đến chức
năng sinh học và các chức năng này lại gắn với quần xã sinh vật và các đặc
điểm môi trường khí hậu mà chúng chịu ảnh hưởng đến thụ phấn của hoa,
phát tán của quả và sự sống sót của hạt.
De Candolle (1968) nhấn mạnh tầm quan trọng của một số nhị và vị trí
của chúng đối với cánh hoa để phân loại các chi trong họ Dầu. Woon and
Keng (1979) đã mơ tả hình thái nhị của 42 loài của 13 chi trong họ Dầu ở
Châu Á cho thấy hình dáng và kích thước của các đặc điểm này rất đặc trưng
và có giá trị trong phân loại. Theo Kostermans (1985) các loài cây trong họ
Dầu ở châu Á thường có 15 nhị xếp thành 2 vịng, 5 nhị vịng trong và 10 nhị
ở vịng ngồi.
Nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh, đa dạng di truyền. Theo Roy and
Nha (1965) các lồi cây họ Dầu có hai số thể nhiễm sắc cơ bản, đó là n=11
với 2n=22, như Dầu nước (Dipteracarpus alatus) và Sến mủ (Shorea
robusta), Sao đen (Hopea odorata) có n=4; 2n=14.
Nghiên cứu về đa dạng di truyền: Một số nhà khoa học đã sử dụng
đồng men (Isoenzyme) và các chỉ thị phân tử khác để đánh giá đa dạng di
truyền của từng loài cây họ Dầu riêng biệt, làm cơ sở cho bảo tồn và chọn lọc
tiếp theo. Murawski & Bawa (1994) dựa vào quần thể tự nhiên và 9 locus
đồng men allozyme đã cho thấy là loài cây họ Dầu đặc hữu của Sri Lanca có



12
tên khoa học là Stemonoporus oblongifolius hiện duy trì mức độ đa dạng di
truyền cao bên trong quần thể (Ae=1,67; P=91,7; He=0,282). Theo nghiên
cứu của Lee et al. (2000) cho lồi Shorea leprosule dựa trên 8 quần thể tự
nhiên có phân bố khắp Malaysia và 9 locus đồng men cũng cho thấy lồi có
mức độ đa dạng di truyền đặc biệt cao (Aa=2,6; Ae=1,79; He=0,369).
Để bảo tồn các lồi có mức độ đa dạng di truyền cao bên trong quần thể
cần phải duy trì một quần thể lớn để duy trì mức độ dị hợp tử cao. Mức độ đa
dạng di truyền cao sẽ là một nguồn gen rất phong phú chọn các chương trình
chọn giống nói chung và chọn cây trội trong khai thác và phát triển nguồn gen
rừng. Trên cơ sở các nghiên cứu di truyền, có thể xây dựng rừng giống trong
các quần thể đặc biệt nhằm tránh thu hái giống từ các vùng không đại diện
hoặc không đủ đa dạng cho trồng rừng.
Lee et al. (2001) đã so sánh hai loại chỉ thị là RADP và đồng men
Allozyme để đánh giá đa dạng di truyền cho lồi Shorea leprosula và cho
thấy có sự tương đồng. Nhận xét này có ý nghĩa giúp cho khả năng áp dụng
trong nghiên cứu với các loài khác trong họ Dầu.
1.1.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống và trồng một số loài cây trong họ Dầu
Theo FRIM (Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia) tại Malaysia đã
thử nghiệm nghiên cứu gây trồng cây họ Dầu từ năm 1900. Đặc biệt từ sau
khi thành lập Viện (1929) đến nay. Giai đoạn từ 1945-1950 trồng rừng thứ
sinh phục hồi sau khai thác đã áp dụng Hệ thống quản lý rừng mới (MUS)
cho rừng cây họ Dầu vùng thấp; sau đó đã có những nghiên cứu về trồng theo
rạch cho loài Drybalanop aromatica và Shorea leprosula. Trồng làm giàu
rừng bằng cây con có bầu và cây bứng ở rừng tự nhiên đã được chấp nhận ở
Kedah, Perak và Selagor.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của FRIM, đã đánh giá sinh trưởng của
28 loài trong họ Dầu trồng thử nghiệm sau 35-45 năm tuổi, trong đó có lồi



13
Hopea myrtifolia 33 tuổi đạt đường kính 48,9cm; Hopea ferruginea 33 tuổi
đường kính đạt 42,7cm; Hopea latifolia cây 33 tuổi có đường kính đạt 41,4cm
và lồi Hopea sangan cây 40 tuổi đường kính đạt 39,4cm.
Tăng trưởng đường kính bình qn năm của các loài trong chi Sao từ
0,99-1,48cm/năm. Như vậy, với khí hậu nhiệt đới nhiều nắng và nhiều mưa
nên rất thuận lợi cho sinh trưởng của các loài trong họ Dầu và chi Sao ở rừng
tự nhiên và rừng trồng. Malaysia là nước đi đầu và có nhiều kinh nghiệm
trong việc phục hồi rừng cây họ Dầu tự nhiên sau khai thác, làm giàu rừng và
trồng rừng mới.
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Tên gọi và phân loại
Theo tác giả Trần Hợp, 2002. Chi Kiền kiền (Hopea) còn gọi là chi Sao
ở Việt Nam có 11 lồi gồm: Kiền kiền Phú Quốc (Hopea pierrei), Sao hòn gai
(Hopea chinensis), Sao tim (Hopea cordata), Sao đá (Hopea exalata), Sao
xanh (Hopea ferrea), Sao lá to (Hopea hainanensis), Sao mặt quỷ (Hopea
mollissima), Sao đen (Hopea odorata), Chò chai (Hopea recoppei), Sao mạng
(Hopea ticulata), Kiền kiền Phú Quốc núi (Hopea siamensis). Tất cả các loài
trong chi đều là cây gỗ lớn và cho gỗ tốt.
1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm lâm học, giá trị nguồn gen
Tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa trong cuốn “Cây họ Dầu Việt Nam”
(2005) đã mô tả đặc điểm chi tiết về hình thái thân, cành, lá, hoa, quả lồi
Kiền kiền. Về phân bố của loài, tác giả đã đưa ra dẫn liệu khá cụ thể trong các
tỉnh có lồi. Đây là những thơng tin rất hữu ích cho những nghiên cứu tiếp
theo về phân bố của loài.
- Giá trị bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam - Phần II Thực vật, 2007 đã mô
tả dặc điểm nhâhn biết và phân hạng bảo tồn lồi Kiền kiền Phú Quốc thuộc
nhóm Nguy cấp (EN A1c, d) đang đứng trươc nguy cơ rất lớn có thể sẽ bị

tuyệt chủng ngồi thiên nhiên trong một tương lai gần.


14
- Giá trị sử dụng: Kiền kiền Phú Quốc cho gỗ lớn, thớ mịn, không bị
mối mọt nên rất được ưa chuộng dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ dùng,
đóng tàu thuyền, vỏ cây cịn dùng làm vách nhà, cành ngọn làm cọc tiêu... vỏ
làm vách nhà thay gỗ rất bền (Sách Đỏ Việt Nam, 2007).
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999): gỗ nặng, cứng, mịn, dùng để đóng tàu
thuyền, xây dựng.
Theo Trần Hợp (2002), lồi có gỗ màu vàng rơm, để lâu thẫm lại, nhu
mô quanh mạch rõ làm thành chuỗi quanh tủy mật độ cao; gỗ cứng, tỷ trọng
0,878 (15% nước), lực kéo ngang thớ 27kg/cm2; nén dọc thớ 727kg/cm2; oằn
1,951kg/cm2; hệ số co rút 0,46; gỗ có thớ mịn, dễ làm, không bị mối mọt, dễ
uốn, chịu được va chạm thường dùng đóng đồ, làm nhà.
Nguyễn Hồng Nghĩa (2005): loài cho gỗ tốt, thớ mịn, rất bền khi để
ngồi khơng khí, khơng bị mối mọt và rạn nứt nên được dùng trong xây dựng,
đóng tàu thuyền, làm khung nhà, ván sàn.
1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, phân bố
Tác giả Trần Hợp (2000) đã mô tả đặc điểm nhận biết, phân bố của các
lồi đó ở Việt Nam, loài Kiền kiền Phú Quốc là cây gỗ lớn, cao 25-30m, thân
thẳng và trịn, đường kính 60-70cm, vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc sâu, thịt vỏ màu
phớt hồng; quả hình trứng có mũi nhọn. Phân bố ở Quảng Bình, Thừa Thiên
Huế, Nam Bộ và Kiên Giang (Phú Quốc).
Tác

giả




Mộng

Chân

(2000).

Giới

thiệu

về

họ

Dầu

(Dipterocarpaceae) gồm các loài cây gỗ lớn, thường xanh và rụng lá, hoa mẫu
5, quả có cánh do cánh đài tạo thành. Quả khơ hay quả kiên có 1 hạt. Có
khoảng 15 chi, 580 loài trên thế giới. Phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu. Việt
Nam có khoảng 6 chi và trên 40 lồi. Tác giả đã mơ tả đặc điểm hình thái,
sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của 5 lồi trong chi Hopea, trong đó có
lồi Kiền kiền Phú Quốc (Hopea pierrei Hance) nổi bật là đặc điểm gân lá
khơng có tuyến, cánh quả có 7 gân gốc song song.


15
Trong tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam” (2000) của Vụ Khoa học
công nghệ do tác giả Triệu Văn Hùng - chủ biên, đã đề cập tới 16 loài và
thứ trong chi Hopea, trong đó lồi có số thứ tự 2058 là Kiền kiền Phú
Quốc (Hopea pierrei).

Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2009) đã tái bản cuốn "Vietnam
Forest Trees" trong đó mơ tả hình thái, phân bố và sinh thái các lồi trong
chi Hopea trong đó có Kiền kiền Phú Quốc (Hopea pierrei Hance) mà
nhiều tài liệu gọi tên tiếng Việt là Kiền kiền Phú Quốc. Về phân bố cho
rằng lồi này có ở Kiên Giang (Phú Quốc), Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Đà Nẵng, Đăk Lăk, Lâm Đồng.
Việt Nam: Kiền kiền Phú Quốc đã được xếp hạng đang nguy cấp
(EN A1c, d)
Một số hình ảnh về lồi Kiền kiền Phú Quốc:

Hình 1.1: Tiêu bản chuẩn cành,

Hình 1.2: Tiêu bản chuẩn loài Kiền

lá và quả Kiền kiền Phú Quốc

kiền Phú Quốc (Hopea pierrei Hance

hiện đang được lưu giữ tại Bảo

No.1425)

tàng lịch sử tự nhiên Luân Đôn


16

1.2.4. Nghiên cứu về chọn giống, nhân giống
Nghiên cứu về gây trồng cây họ Dầu ở Việt Nam: Nhà lâm nghiệp
người Pháp Pau Morand ngay từ những năm 1920 đã thử nghiệm trồng cây

Dầu nước (Dầu rái) và Sao đen tại Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai theo 3 cơng thức chính: Trồng thuần lồi mật độ cao đến
20.000cây/ha; trồng theo rạch: trồng với cây phụ trợ họ Đậu.
Sau này các cây họ Dầu được thử nghiệm trong nhiều năm cùng loài
Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo dậu và Điều, Cà phê,...
Theo số liệu thống kê (Nguyễn Hồng Nghĩa, 1999) diện tích trồng cây
bản địa họ Dầu đến năm 1999 đạt 26.924ha, trong đó trồng thuần loài
16.004ha và hỗn loài 10.860ha, chủ yếu cho loài Dầu nước, Sao đen; ngồi ra
có Vên vên, Sến mủ, đã có thử nghiệm trồng một số lồi trong chi Hopea,
nhưng chưa thấy đề cập tới loài Kiền kiền Phú Quốc (Hopea pierrei).
Cũng theo tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa: Các nhà khoa học của Phân
viện nghiên cứu lâm nghiệp Nam Bộ trước đây đã đề xuất chọn loại đất cho
trồng một số loài cây họ Dầu như: Đất xám phù sa cổ và phù sa mới ven suối
trồng Dầu nước, Sao đen, Vên vên; đất Feralit vàng hoặc vàng đỏ trên phiến
thạch sét trồng Dầu song nàng, Dầu chai, Dầu nước, Sao đen; đất đỏ bazan
trồng Sao đen; đất bazan đen trồng Dầu mít, Sao đen. Khơng có thơng tin nào
đề cập đến loài Kiền kiền Phú Quốc.
Nguyễn Văn Quý (2011) đã nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây
họ Dầu trồng trong các mơ hình phục hồi rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, đã đề cập đến biến động mật độ và phẩm chất cây trồng,
sinh trưởng chiều cao, đường kính tán, trữ lượng rừng trồng, phân bố số cây
theo đường kính và chiều cao, đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng.
Đặng Minh Quân và nhóm tác giả (2014) khi nghiên cứu thành phần và
cấu trúc quần xã thực vật trong kiểu rừng nguyên sinh ở VQG Phú Quốc, đã
điều tra một số tuyến và lập ô tiêu chuẩn, kết quả đã thống kê được 17 loài


17
cây trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) là họ đứng thứ tư về số loài/họ ở VQG
Phú Quốc. Về dạng sống 100% các loài trong họ ở đây đều là cây gỗ lớn. Về
phân bố của lồi Kiền kiền Phú Quốc có ở: i) Ưu hợp Kiền kiền Phú Quốc; ii)

Ưu hợp Dầu song nàng; iii) Ưu hợp Trâm + Cồng + Ổi rừng. Tuy nhiên, chưa
nghiên cứu sâu về cấu trúc tầng thứ, cấu trúc tổ thành cây gỗ và cây tái sinh
nơi có Kiền kiền Phú Quốc phân bố.
Vũ Mạnh (2017) đã nghiên cứu về đặc điểm lâm học của những quần
xã thực vật với ưu thế cây họ Dầu thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm
nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai. Các loài cây họ Dầu
thường gặp ở khu vực như Chò nhai, Dầu rái, Dầu song nàng, Dầu lá bóng,
Sao đen, Vên vên và Làu táu, khơng có Kiền kiền Phú Quốc ở đây. Nhóm
ưu hợp họ Dầu có hệ số tương đồng rất cao về thành phần loài cây gỗ. Chỉ
số hỗn giao nhận giá trị cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (0,229) và thấp
nhất ở ưu hợp Dầu rái (0,17).
Nguyễn Thị Hải Hồng (Phân Viện Nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp
Nam Bộ), năm 2010 đã nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng
Dầu rái và Sao đen. Kết quả đã xác định được lâm phần rừng để chọn lọc cây
trội/xuất xứ, chọn cây trội/xuất xứ cung cấp nguồn vật liệu (hạt và hom) cho
xây dựng khảo nghiệm hậu thế và vườn giống; xây dựng khảo nghiệm xuất
xứ, khảo nghiệm hậu thế kết hợp xây dựng vườn giống hữu tính (cây hạt) tại 3
vùng sinh thái Đơng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; ứng dụng chỉ
thị phân tử trong cơng tác chọn giống hai lồi; nghiên cứu bổ sung kỹ thuật
gây và trồng hai loài, trong đó có đề cập tới ảnh hưởng của lập địa đến sinh
trưởng, phương thức trồng, xây dựng quy trình kỹ thuật chọn, nhân giống và
trồng hai loài.
Trần Ngọc Hải và cộng sự (2018), khi nghiên cứu về "Đa dạng thực vật
cho lâm sản ngoài gỗ ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang" đã thống
kê được trên 300 loài cây cho lâm sản ngồi gỗ trong đó có các loài cây thuộc


18
họ Dầu, loài Kiền kiền Phú Quốc ngoài cung cấp gỗ lớn cịn có khả năng cho
nhựa dầu, cây thường xanh có thể chọn làm cây xanh bóng mát. Trong bài

"Thực vật họ Dầu (Dipterocarpus) ở Vườn Quốc gia Phú Quốc" nhóm tác giả
đã đề cập đến thành phần cây họ Dầu phân bố tự nhiên ở khu vực VQG Phú
Quốc có lồi Kiền kiền Phú Quốc là lồi cây thuộc nhóm nguy cấp (EN),
phân bố ở kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm, cây lớn ở tầng tán chính cùng
các lồi như Dầu mít, Vên vên, Cồng... có tái sinh tự nhiên khá tốt. Vấn đề
bảo tồn loài đã được đề cập thông qua giải pháp bảo tồn tại chỗ, xúc tiến tái
sinh tự nhiên ở khu vực.
Nguyễn Văn Trung (2018) khi nghiên cứu về thành phần và đặc điểm
phân bố các loài cây họ Dầu tại Vườn Quốc gia Phú Quốc đã phát hiện có 19
lồi, 5 chi thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại khu vực nghiên cứu. Loài
Kiền kiền Phú Quốc phân bố trên đất sa thạch tầng dầy, đất ẩm; mọc cùng
Dầu mít, Trường, Cồng, Trâm...nơi độ dốc không cao, trong rừng thứ sinh
phục hồi sau khai thác và rừng nguyên sinh ở khu vực. Về tầng thứ, Kiền kiền
Phú Quốc tham gia tầng tán chính; tầng cây tái sinh có xuất hiện lồi cây này
tái sinh tự nhiên cả dưới tán và ngoài tán cây mẹ. Về các tác động và biện
pháp quản lý, theo tác giả trước khi thành lập VQG các loài cây gỗ tốt trong
đó có Kiền kiền Phú Quốc bị khai thác mạnh; ngồi ra do chuyển đổi mục
đích sử dụng nên một số diện tích rừng bị mất, trong đó có Kiền kiền Phú
Quốc; từ khi thành lập VQG Phú Quốc đến nay rừng đã được quản lý tốt hơn
đây là những thuận lợi cho các phân khu vùng lõi và phân khu phục hồi sinh
thái có Kiền kiền Phú Quốc phát triển tốt hơn.
Huỳnh Văn Kéo và cộng sự (2016) đã đăng bài trong Hội Khoa học Kỹ
thuật Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế đã đề cập đến đặc điểm hình thái và cấu trúc
tổ thành lâm phần hai loài Kiền kiền (Hopea pierrei Hance) và Gụ lau (Sindora
tonkinensis A. Chev. Ex K. & S.S. Larsen) phân bố tại VQG Bạch Mã.


19
Bảo tồn nguồn gen cây rừng nói chung và các loài trong họ Dầu
(Dipterocarpaceae), chi Hopea, loài Kiền kiền Phú Quốc nói riêng là bảo tồn

các đa dạng di truyền cần thiết cho các loài cây rừng nhằm phục vụ cho công
tác cải thiện giống trước mắt và lâu dài, tại chỗ hoặc chuyển chỗ. Mục đích
chính của bảo tồn nguồn gen là giữ được nguồn gen lâu dài cho công tác cải
thiện giống, nên bảo tồn nguồn gen cho bất cứ một loài cây rừng nào là lưu
giữ các đa dạng di truyền vốn có của chúng để làm nền tảng cho công tác
chọn giống. Cải thiện giống là một công tác quan trọng bậc nhất nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Đây là lĩnh vực nghiên cứu mang tính
đột phá, là cơ sở khoa học quan trọng quyết định tới sự thành cơng của trồng
rừng. Vì vậy, chọn giống được quan tâm từ rất lâu và đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học,
chọn tạo giống và cải thiện giống cây rừng có nhiều cơ hội bứt phá để tạo ra
những giống sinh trưởng tốt, có năng suất cao đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
Trong báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu bảo tồn hai loài nguy cấp,
quý, hiếm Gụ lau và Kiền kiền Phú Quốc tại VQG Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên
Huế" Huỳnh Văn Kéo và nhóm nghiên cứu đã có những kết quả nghiên cứu
ban đầu về đặc điểm sinh thái, phân bố tại khu vực nghiên cứu cho thấy lồi
có thể xuất hiện đến đai cao 700m so với mực nước biển. Về phạm vi, loài
xuất hiện cả trên diện tích VQG thuộc địa phận của tỉnh Thừa Thiên Huế và
tỉnh Quảng Nam. Mặc dù bị khai thác nhiều trước đây do chất lượng gỗ tốt,
nhưng hiện nay vẫn còn bắt gặp một số cá thể có kích thước khá lớn
(D1.3>40cm; Hvn>20m) đây sẽ là nguồn tuyển chọn cây làm giống sau này.
Nhóm nghiên cứu cũng đã bước đầu tìm hiểu đặc điểm vật hậu để thu hái hạt
và thử nghiệm nhân giống và trồng thử nghiệm để bảo tồn chuyển chỗ cho
loài. Tại khu vực VQG Bạch Mã loài Kiền kiền Phú Quốc có quả chín vào
khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, trùng với mùa mưa, khi quả chín gặp
mưa sẽ nảy mầm ngay nên cần gieo ươm kịp thời. Nhóm nghiên cứu đã tạo


20
được cây con trên vườn ươm cố định nền cứng và đã trồng thử với mật độ

500cây/ha, sau 3 năm D1.3 đạt khoảng 1,2cm và Hvn đạt khoảng trên 1m, cây
sinh trưởng ở mức độ chậm. Do khơng có kinh phí nên đề tài phải kết thúc
sớm nên đến nay chưa có đánh giá về tình hình sinh trưởng, phát triển của cây
trồng ở VQG Bạch Mã.
Nghiên cứu về chọn lọc cây trội: Các tác giả Lê Đình Khả, Nguyễn
Hồng Nghĩa và Nguyễn Xuân Liệu trong "Cẩm nang ngành Lâm nghiệp"
năm 2006, chương Cải thiện giống và quản lý giống cây rừng ở Việt Nam, đã
nêu rõ: Cây trội là cây dự tuyển đã được đánh giá để sản xuất giống và xây
dựng rừng giống và vườn giống; đây là những cây có kiểu hình ưu trội về sinh
trưởng, về hình dạng thân, chất lượng gỗ và các đặc tính mong muốn khác,
đồng thời thích ứng tốt với hồn cảnh, khơng bị sâu bệnh. Đây có thể là
những cây có kiểu gen (genotype) tốt và có hệ số di truyền tương đối cao.
Việc chọn lọc cây trội trong các vườn giống cây hạt được xây dựng từ các
xuất xứ có triển vọng nhất. Các tác giả cũng đã đề cập đến nguyên tắc chọn
cây trội, trong đó mục tiêu kinh tế được đề ra. Đối với chỉ tiêu chọn cây trội
lấy gỗ là đường kính, chiều cao, chiều dài thân dưới cành, độ thẳng và độ tròn
đều của thân, độ hẹp của tán lá.
Theo Quyết định số 472/QĐ-BNN-TCLN ký ngày 17 tháng 02 năm
2016 về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về giống cây
trồng lâm nghiệp thì nguồn giống bao gồm lâm phần tuyển chọn, rừng
giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống (vườn giống hữu tính và
vườn giống vơ tính), cây mẹ (cây trội) và vườn đầu dòng được đăng ký
chứng nhận. Vật liệu giống là cây hoàn chỉnh hoặc bộ phận của chúng như
hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, mắt ghép, chồi, mô, tế bào được sử dụng để
sản xuất ra cây giống. Cây trội (cây mẹ) là cây lâm nghiệp tốt nhất được
tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng giống, vườn giống hoặc cây
phân tán để nhân giống.


21

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
- Xác định được thành phần các lồi thuộc chi Hopea có phân bố ở khu
vực và nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Kiền kiền làm cơ sở đề xuất giải
pháp bảo tồn và phát triển loài ở khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần các loài trong chi Kiền kiền (Hopea) ở
Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh
Lâm Đồng.
- Đánh giá được một số đặc điểm lâm học của lồi Kiền kiền tại Cơng
ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm
Đồng như: đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên.
- Đề xuất được môt số giải pháp phát triển cây Kiền kiền như bảo tồn
tại chỗ, chọn cây trội dự tuyển để bảo tồn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các loài trong chi Hopea và loài Kiền kiền tại Công ty TNHH Một
thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
2.3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lộc
Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Về thời gian: bắt đầu từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2023
2.4. Nội dung nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
(1) Thành phần các loài trong chi Kiền kiền ở khu vực nghiên cứu.
(2) Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Kiền kiền.


22

(3) Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây gỗ lớn bản địa Kiền
kiền ở khu vực nghiên cứu.
2.4.1 Thành phần loài trong chi Hopea tại khu vực nghiên cứu
2.4.2 Nghiên cứu đặc điểm lâm học của lồi Kiền kiền
- Đặc điểm hình thái: thân, lá, cành, hoa, quả.
- Đặc điểm vật hậu của loài Kiền kiền
- Đặc điểm phân bố (theo trạng thái rừng, sinh cảnh, loại đất đá, đai
cao...)
- Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao, cây tái sinh và thành phần cây bụi
thảm tươi nơi có Kiền kiền
2.4.3 Đề xuất giải pháp phát triển bền vững Kiền kiền ở khu vưc
- Đề xuất chọn cây trội dự tuyển để làm cơ sở cho lựa chọn cây trội
cung cấp vật liệu nhân giống bảo tồn và phát triẻn loài.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu thành phần loài trong chi Kiền kiền và đặc điểm lâm học
(đặc điểm phân bố, cấu trúc quần thể, đặc điểm tái sinh, tăng trưởng) của loài
Kiền kiền áp dụng các phương pháp sau:
2.5.1. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng công cụ phỏng vấn trong bộ công cụ PRA để điều tra, phỏng
vấn cán bộ và người dân địa phương để thu thập các thơng tin các lồi trong
chi Kiền kiền.
Đối tượng phỏng vấn: Người dân địa phương nhận khoán quản lý bảo
vệ rừng và Cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH MTV LN Lộc Bắc, cán bộ
kiểm lâm địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Số lượng 10 người.
Nội dung phỏng vấn: Về thành phần loài, nơi phân bố, tình hình sinh trưởng...
Sử dụng phiếu câu hỏi phỏng vấn, bám sát định hướng để hỏi (xem ở
phần phụ lục)



23
2.5.2. Phương pháp điều tra thực địa
a. Chuẩn bị
- Máy định vị GPS, bản đồ;
- Máy ảnh, bút, bảng biểu điều tra ghi chép;
- Máy đo cao, thước dây.
- Liên hệ người dẫn đường và hỗ trợ điều tra ngoại nghiệp.
b. Phương pháp điều tra trên tuyến
- Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết
các dạng sinh cảnh/trạng thái rừng chính và địa hình trên tồn bộ diện tích
nghiên cứu, theo đai cao và theo sinh cảnh.
Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến
đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.
- Số lượng tuyến điều tra là 05 tuyến điều tra.
+ Tuyến 1 TK 433 xã Lộc Bắc - huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng
+ Tuyến 2 TK 375 xã Lộc Bắc - huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng
+ Tuyến 3 TK 391 xã Lộc Bắc - huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng
+ Tuyến 4 TK 413 xã Lộc Bắc - huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng
+ Tuyến 5 TK 434 xã Lộc Bắc - huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng
- Sử dụng bản đồ kết hợp với máy GPS điều tra theo từng tuyến nhằm
xác định vị trí phân bố của loài để xây dựng lên bản đồ khu vực phân bố của
loài Kiền kiền.
Dùng GPS đánh dấu tọa độ. Trên tuyến quan sát hai bên, mỗi bên
10m để quan sát, ghi chép các thông tin để ghi vào mẫu biểu điều tra đã
chuẩn bị sẵn.
Kết quả điều tra phân bố loài Kiền kiền trên tuyến được ghi chép theo
mẫu biểu 01 như sau


24

Bảng 2.1 Mẫu biểu điều tra tuyến
Số hiệu tuyến: ......................................... Chiều dài tuyến:……………………
Địa điểm:…………………………………Sinh cảnh:…………………
Tọa độ điểm đầu: .................................... Tọa độ điểm cuối:…………………
Ngày điều tra: ......................................... Người điều tra:………………………
STT/
Loài

Tọa độ

Hvn
(m)

D1.3
(cm)

Phẩm
chất

Cấp tuổi Vật hậu

Ghi
chú

1
2


Thu hái mẫu và làm tiêu bản để giám định loài: Trên các tuyến điều tra
cùng người dân và cán bộ của Công ty lâm nghiệp và Hạt Kiểm lâm tiến hành

lấy mẫu tiêu bản các bộ phận như cành lá, hoa, quả (nếu có) của các lồi trong
chi Kiền kiền xuất hiện trên tuyến.
Phương pháp lấy mẫu, xử lý mẫu, làm mẫu và bảo quản mẫu theo
hướng dẫn của phòng tiêu bản thực vật thuộc Trung tâm Đa dạng sinh học
Trường Đại học Lâm nghiệp và Đại học Đà Lạt. Giám định loài theo
phương pháp đối chiếu hình thái so sánh với mẫu tiêu bản chuẩn, tiêu bản
đang lưu trữ ở một số phòng và các tài liệu đã công bố, kết hợp tham khảo
ý kiến chuyên gia.
Tại các tuyến và ô tiêu chuẩn tiến hành thu thập số liệu về đặc tính sinh
học và sinh thái học của loài theo các cấp tuổi khác nhau.
Tiến hành ghi chép, mơ tả đặc điểm hình thái và vật hậu như: thân
(chiều cao vút ngọn, đường kính và các đặc điểm đặc trưng của thân); lá (hình
dạng, kích thước, hệ gân lá, màu sắc …); hạt… theo mẫu biểu 02.


×