Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vườn quốc gia bidoup núi bà, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ KIỀU NOAN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
BIDOUP - NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THANH AN

Gia Lai, 2023


i

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơc lập - Tư do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết
quả được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là hồn tồn trung thực. Thơng tin, số liệu trích dẫn từ các nguồn tài liệu


đều có ghi dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Đà Lạt, ngày ... tháng ... năm 2023
Người cam đoan

Nguyễn Thị Kiều Noan


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ quý báu của Phòng Đào tạo sau đại học và các giảng viên
trong khoa quản lý tài nguyên rừng của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình; đến nay, luận văn của tơi đã hồn
thành, tơi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, đặc biệt đến giảng viên TS.
Nguyễn Thị Thanh An người hướng dẫn trực tiếp tơi hồn thành luận văn này,
xin gửi lời cảm ơn bạn bè và gia đình.
Qua đây tơi xin được chân thành cảm ơn Vườn Quốc gia Bidoup - Núi
Bà, tỉnh Lâm Đồng đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành
chương trình nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Cảm ơn lãnh đạo và các
đồng nghiệp nơi tôi đang công tác là Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng đã tạo
điều kiện về mặt thời gian và công việc để tơi có thể hồn thành luận văn
đúng thời gian quy định.
Trong quá trình làm luận văn mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng
nhưng sẽ có những tồn tại, thiếu sót và hạn chế trong việc thực hiện đề tài.
Tơi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp xây dựng q báu và chân
tình của các thầy, cơ giáo, các nhà khoa học, bạn bè và các đồng nghiệp... để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Đà Lạt, ngày ... tháng ... năm 2023
Học viên


Nguyễn Thị Kiều Noan


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH LỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vi
DANH LỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận trong quản lý bảo vệ rừng .......................................... 4
1.1.2. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng .............................................. 5
1.1.3. Những căn cứ và cơ sở pháp lý ........................................................ 6
1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu ................................................................ 7
1.2.1. Trên thế giới...................................................................................... 7
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................... 11
1.3. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu........................................... 16
1.3.1. Nguy cơ tài nguyên rừng tiếp tục bị xâm hại ................................. 17
1.3.2. Công tác nghiên cứu về đa dạng sinh học...................................... 17
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuộc phạm vi Vườn .................... 20
1.4.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 20
1.4.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội ................................................. 22
1.5. Thực trạng tài nguyên rừng và các kết quả công tác quản lý tài nguyên
rừng tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.................................................... 27
1.5.1. Hiện trạng rừng .............................................................................. 27

1.5.2. Thực trạng về đa dạng sinh học ..................................................... 31
1.5.3. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ................................ 32


iv

Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 44
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 44
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 44
2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 44
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 44
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 44
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 44
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 44
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 45
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 45
2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................... 48
2.4.3. Nội dung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo
vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà ....... 50
2.4.4. Nội dung đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài
nguyên rừng tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà .................................... 51
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 52
3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng tại Vườn Quốc
gia Bidoup - Núi Bà ..................................................................................... 52
3.1.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài ngun rừng dưới góc
nhìn của các cán bộ chuyên môn và quản lý ............................................ 52

3.1.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng dưới góc
nhìn của người dân ................................................................................... 56
3.1.3. Đánh giá sự giống và khác nhau về công tác quản lý tài ngun
rừng dưới góc nhìn của 2 nhóm đối tượng ............................................... 59
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn
thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà ......................................... 62


v

3.2.1. Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với
công tác quản lý rừng của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà .................... 62

3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên rừng
của BQL ............................................................................................ 65
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên
rừng tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.................................................... 70
3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ...................................................... 70
3.3.2. Giải pháp về quản lý, nguồn nhân lực ........................................... 71
3.3.3. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan ................................. 72
3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ .................................................. 72
3.3.5. Giải pháp về nâng cao sinh kế cho người dân vùng đệm............... 73
3.3.6. Giải pháp về nguồn vốn và huy động vốn đầu tư ........................... 73
3.3.7. Giải pháp cho công tác bảo vệ rừng .............................................. 74
3.3.8. Giải pháp đồng quản lý .................................................................. 74
3.3.9. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức............................. 75
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83
PHỤ LỤC



vi

DANH LỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê dân số, diện tích canh tác ............................................... 23
Bảng 1.2. Hiện trạng trữ lượng rừng Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà ......... 27
Bảng 1.3. Đa dạng thực vật rừng Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà ............... 31
Bảng 1.4. Đa dạng động vật rừng BDNB Quốc gia Bidoup - Núi Bà ............ 32
Bảng 1.5. Kết quả hoạt động giao khoán quản lý bảo vệ rừng Vườn Quốc gia
Bidoup - Núi Bà .............................................................................................. 33
Bảng 1.6. Kết quả hoạt động du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bidoup - Núi
Bà..................................................................................................................... 35
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn là các cán bộ tại Vườn và các
bộ xã ................................................................................................................ 52
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá hoạt động quản lý tài nguyên rừng của
đối tượng là các cán bộ tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà ......................... 53
Bảng 3.3. Kiểm tra sự nhất quán trong đánh giá về các tiêu chí quản lý rừng
của nhóm đối tượng cán bộ chun mơn và cán bộ quản lý tại địa phương.. 56
Bảng 3.4. Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn là người dân tại các xã vùng
đệm .................................................................................................................. 57
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả đánh giá hoạt động quản lý tài nguyên rừng của
đối tượng là người dân vùng đệm tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà......... 58
Bảng 3.6. Kiểm tra sự nhất quán trong đánh giá về các tiêu chí quản lý rừng
của nhóm đối tượng là người dân ................................................................... 59
Bảng 3.7. Bảng SWOT về công tác quản lý tài nguyên rừng của Vườn ........ 62


vii

DANH LỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ quy hoạch Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà ........................ 21
Hình 3.1. Đánh giá sự giống và khác nhau về công tác quản lý tài ngun
rừng dưới góc nhìn của 2 nhóm đối tượng...................................................... 60


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng là một tập hợp thực vật, động vật, cộng đồng vi sinh
vật và môi trường vô sinh tương tác với nhau như một đơn vị chức năng
(United Nations, 1992). Dịch vụ hệ sinh thái rừng cung cấp những hàng hóa
và dịch vụ lâm nghiệp mang lại lợi ích kinh tế, vật chất, sinh lý, tâm lý, tình
cảm hoặc xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp cho con người (Sincere Forests,
2021). Rừng và hệ sinh thái rừng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển
kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phịng trên tồn cầu. Rừng
bao phủ 30% diện tích đất trên thế giới và là nơi sinh sống của khoảng 90%
các lồi động vật, thực vật, cơn trùng và chim trên đất liền (Smith, 2012).
Rừng cũng là một trong những bể chứa carbon lớn nhất thế giới, hấp thụ 2,4
tỷ tấn carbon dioxide mỗi năm và lưu trữ hàng tỷ tấn (Smith, 2012).
Đa dạng sinh học của rừng cũng được coi là một dịch vụ hệ sinh thái
quan trọng của tồn cầu có thể tạo ra giá trị kinh tế dưới nhiều phương thức
(Callow và cộng sự, 1997; Simpson, 1997) như; các sản phẩm nông nghiệp,
dịch vụ thụ phấn giúp ngành nông nghiệp và thiên địch; công nghiệp và dược
phẩm mới; các nguồn tài nguyên thu hoạch cụ thể như gỗ, thủy sản, hoặc
những sản phẩm tuần hoàn của nước và chất dinh dưỡng, chống xói mịn, điều
hịa khí hậu và sự kết hợp của các dịch vụ hỗ trợ cơ bản này giúp cho xã hội
loài người có thể hoạt động bình thường.
Lâm Đồng có diện tích 9.772,19 km2, dân số khoảng có 1.262.000
người với 43 dân tộc sinh sống; có 02 Vườn quốc gia: Vườn Quốc gia Bidoup
- Núi Bà và Vườn Quốc gia Cát Tiên. Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà được

thành lập với mục đích bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á
nhiệt đới, trên núi cao và các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm; gắn
kết với các khu vực kế cận để tạo thành một vùng hành lang đa dạng sinh học
trong thiên nhiên rộng lớn, góp phần quan trọng cho việc bảo tồn sinh học ở


2

cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ; Bảo tồn
các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị của
thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trưng văn hóa bản địa nơi cội nguồn của
thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng
nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh, quốc
phịng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên. Vườn Quốc gia Bidoup - Núi
Bà là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang được UNESCO
công nhận tháng 9/2005 và ngày 10/12/2019 Vườn đã được trao giấy chứng
nhận là Vườn di sản ASEAN.
Trong khu vực của Vườn có 3.100 hộ gia đình với 17.051 nhân khẩu;
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gồm các nhóm K’Ho, Mạ, Chu Ru… chiếm
đa số với tỉ lệ đến 92%. Một số hộ dân sống rải rác trong rừng, ven rừng, và
trong nương rẫy xa, vẫn còn giữ tập quán lệ thuộc vào tài ngun rừng nên
chính quyền khó kiểm sốt được tình trạng xâm hại tài nguyên rừng. Hiện nay
tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp... vẫn còn diễn biến phức tạp.
Giá trị đất nông nghiệp tăng cao thu hút nhiều người từ nơi khác đến đầu cơ,
kinh doanh mua bán đất góp phần làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ phá
rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn ngày càng nhiều hơn. Mặc dù
Vườn được chính quyền các cấp quan tâm và tạo điều kiện tốt để thực hiện
công tác bảo tồn đa dạng sinh học nhưng trước áp lực phát triển kinh tế Vườn
không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng. Đời sống của
người dân sống gần rừng còn gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến cơng

tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên,
được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh An, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh
Lâm Đồng” nhằm tìm các giải pháp thiết thực, có tính khả thi tạo điều kiện


3

thuận lợi tổ chức thực hiện nhiệm vụ, khắc phục những khó khăn, phát huy
tính năng động, sáng tạo của đơn vị, nâng cao trách nhiệm của các cấp các
ngành ở địa phương trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;
đồng thời thúc đẩy quản lý rừng bền vững theo hướng giải quyết hài hòa hợp
lý giữa nghĩa vụ và trách nhiệm với quyền lợi tương xứng để khuyến khích
nhân dân tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận trong quản lý bảo vệ rừng
Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao
gồm hàng loạt các biện pháp QLBVR khác nhau như: QLBVR bằng các hệ
thống pháp luật, thể chế chính sách, các nghị định, thông tư…
Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là
việc khai thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo
vệ, tái tạo và phát triển vốn rừng cũng như phát huy vai trò của rừng trong
việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo
sự phát triển bền vững là thực hiện triệt để, đồng bộ các biện pháp nhằm
không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định liên tục những tác dụng
và lợi ích của rừng trên những lĩnh vực khác nhau; sự phát triển bền vững
phải đảm bảo được 03 yếu tố như sau:
- Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì hệ
thống sinh vật, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của hệ
sinh thái;
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ăn
việc làm ổn định cho người lao động; đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài
nguyên rừng của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích
của thế hệ mai sau;
- Bền vững về mặt kinh tế: Chính sách giao đất giao rừng, dịch vụ môi
trường rừng, du lịch sinh thái, phát triển các loài cây dưới tán rừng cho hiệu
quả kinh tế cao...
Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài của con người, tài
nguyên sinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho thế hệ mai sau thể hiện ở ba


5

mặt đó là phù hợp về mơi trường, có lợi ích về mặt xã hội và đáp ứng về mặt
kinh tế.
1.1.2. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
Bảo vệ và phát triển rừng phải tuân theo nguyên tắc sau:
- Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững
về kinh tế xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát
triển lâm nghiệp của địa phương: đúng quy hoạch, theo kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng của địa phương;

- Tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
- Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo nguyên tắc quản lý
rừng bền vững;
- Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng,
làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có;
- Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp;
- Việc bảo về và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất tại địa phương;
- Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất
phải tuân theo các quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật đất đai và các quy
định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã
hội hóa nghề rừng;
- Bảo đảm hài hịa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích giữa Nhà nước
với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phịng hộ, bảo vệ mơi
trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài;
- Đảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng. Chủ
rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng
theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật không
làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.


6

1.1.3. Những căn cứ và cơ sở pháp lý
- Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008.
- Luật Đất đai ngày 29/11/2013.
- Luật Lâm nghiệp năm 2017.
- Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 về quy định về
khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc

dụng, rừng phịng hộ và Cơng ty TNHH MTV lâm nghiệp Nhà nước.
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
- Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về
Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
- Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; được sửa đổi bổ sung một số
điều của các nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ
và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi (Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ).
- Quyết định số 245/2018/QĐ-TTg ngày 21/12/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp rừng
và đất lâm nghiệp.
- Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020 của Chính phủ về Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
- Thông tư số 28/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về Quy định về Quản lý rừng bền vững.
- Thông tư số 29/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về Quy định về các biện pháp lâm sinh.
- Thông tư số 33/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về Quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.


7

- Thông tư số 25/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.
- Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup - Núi Bà thành Vườn

Quốc gia Bidoup - Núi Bà.
- Quyết định số 1738/QĐ-TTg ngày 20/10/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về điều chỉnh các phân khu chức năng Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.
- Quyết định số 144/2005/QĐ-UB ngày 12/8/2005 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của
Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.
- Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 09/10/2018 của UBND tỉnh
Lâm Đồng phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp
và cơ cấu 03 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2025.
- Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về việc điều chỉnh phạm vi, ranh giới đất lâm nghiệp và cơ cấu 03 loại
rừng giao cho Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà quản lý.
- Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 08/3/2021 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về việc điều chỉnh bổ sung khoản 3 Điều 1 Quyết định số 2016/QĐUBND ngày 09/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
a) Phương thức quản lý sử dụng tài ngun rừng bền vững
Tài ngun rừng có vai trị quan trọng trong cuộc sống hầu hết của
người dân vùng cao; ở đây rừng mang lại cho họ nhiều sản phẩm khác nhau
như: gỗ, củi, lương thực, thực phẩm, dược liệu… quan trọng hơn nữa là rừng
đảm bảo những điều kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sản xuất
và đời sống nhân dân. Những cố gắng trong việc quản lý bảo vệ khu rừng cấm
quốc gia thường gây nên những mâu thuẫn lợi ích giữa các cá nhân, cộng


8

đồng dân cư địa phương với quốc gia. Từ đây, người ta nhận thức được rằng
công tác quản lý rừng bền vững phải hướng đến các nhu cầu xã hội. Việc đáp
ứng đó phải thường xuyên, liên tục và ổn định lâu dài. Theo tài liệu của FAO,

công cụ để QLBVR phải bao gồm các quy trình cơng nghệ và cả các chính
sách kinh tế, xã hội và mơi trường. Có thể nói phương thức quản lý sử dụng
tài nguyên rừng bền vững là phương thức quản lý được xã hội chấp nhận có
cơ sở về mặt khoa học, có tính khả thi về mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt
kinh tế.
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ XX, hệ thống quản lý rừng tập trung đã
được thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia phát triển. Trong
giai đoạn này, vai trò của cộng đồng trong việc quản lý rừng ít được quan
tâm; vì vậy họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng để lấy lâm sản và đất đai để
canh tác nông nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng dẫn đến tình trạng khai
thác quá mức tài nguyên rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày càng suy thoái
nghiêm trọng. Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà
khoa học cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý rừng như: nhà lâm học người Đức (G. L. Hartag, 1840; Heyer, 1883;
Hundeshagen, 1926) đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng
thuần loài đều tuổi; các nhà lâm học người Pháp (Gour, 1992) và Thụy Sỹ (H.
Biolley, 1992) đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng với rừng
khai thác chọn khác tuổi.
Vào cuối thế kỷ XX, khi tài ngun rừng đã bị suy thối nghiêm trọng
thì con người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị
suy giảm nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Nếu theo đà mất
rừng mỗi năm khoảng 15 triệu ha như số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn
100 năm nữa rừng nhiệt đới hồn tồn biến mất, lồi người sẽ chịu thảm họa
khơn lường về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo
tồn đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành


9


lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công
ước về bảo vệ và phát triển rừng trong đó có chiến lược bảo tồn (năm 1980 và
điều chỉnh năm 1981), tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO, 1983), Hội nghị
quốc tế về môi trường và phát triển (UNCED tại Rio de Janerio năm 1992),
Cơng ước quốc tế về bn bán các lồi động thực vật quý hiếm (CITES),
Công ước về đa dạng sinh học (CBD, 1992), Cơng ước về thay đổi khí hậu
tồn cầu (CGCC, 1994), Hiệp định về gỗ nhiệt đới (ITTO, 1997). Những năm
gần đây, nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia về QLBVR đã liên tục
được tổ chức. Phân tích về khái niệm về quản lý rừng bền vững của ITTO thì
QLBVR là cách thức quản lý vừa đảm bảo được các giá trị kinh tế, môi
trường và xã hội của tài nguyên rừng.
Là tổ chức áp dụng vấn đề quản lý rừng bền vững nhiệt đới ITTO đã
biên soạn một số tài liệu quan trọng như “Hướng dẫn quản lý rừng tự nhiên
nhiệt đới” (1990), “Tiêu chí quản lý rừng bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới”
(1992), “Hướng dẫn thiết lập hệ thống quản lý bền vững các khu rừng trồng
trong rừng nhiệt đới” (1993).
Hiện nay trên thế giới đã có bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cấp
quốc gia như: Canada, Thụy Điển, Malaysia… và cấp quốc tế như tiến trình
Hensinki, tiến trình Montreal. Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức gỗ
nhiệt đới đã có bộ tiêu chuẩn “những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng (P&C)”
đã được công nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Tháng 8/2018 các nước trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị
thứ 18 tổ chức tại Hà Nội để thỏa thuận đề nghị của Malaysia xây dựng bộ
tiêu chí và chỉ số về QLBVR ở ASEAN (viết tắt C&I ASEAN); thực chất
C&I của ITTO bao gồm 07 tiêu chí và cũng chia làm 02 cấp quản lý là cấp
quốc gia và cấp đơn vị quản lý. Với mục đích quản lý rừng bền vững, các khu
bảo vệ được thành lập ngày càng nhiều, các quốc gia trên thế giới đã quan
tâm nhiều hơn đến việc quản lý rừng bền vững; nhiều chính sách, giải pháp



10

được đưa ra và áp dụng. Các mơ hình quản lý bền vững các khu bảo vệ đã
góp phần quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên.
b) Xu thế phát triển lâm nghiệp thế giới
Để xây dựng chính sách và chiến lược phát triển lâm nghiệp trong
tương lai, các quốc gia dựa trên phân tích các điểm mạnh của quốc gia cũng như
các thách thức đối với trong và ngoài nước. Tùy vào mục tiêu và thể chế chính
trị mà mỗi nước sẽ có định hướng phát triển ngành với trọng tâm khác nhau.
Nhưng, một cách tổng qt thì có 11 điểm chính mà tất cả các chiến
lược và chính sách phát triển lâm nghiệp của các nước đều cố gắng đề cập
đến,hoặc có thể giảm nhẹ theo mức độ ưu tiên của từng thời kỳ phát triển và
tùy vào bối cảnh của tồn cầu (Phạm và cộng sự, 2020) đó là:
1) Bảo tồn đa dạng sinh học; chiến lược và chính sách lâm nghiệp của
các nước đều đặt mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và sức khỏe của hệ sinh
thái rừng là ưu tiên hàng đầu;
2) Ưu tiên đầu tư vào bảo vệ rừng tự nhiên và tái trồng rừng;
3) Phát triển ngành công nghiệp gỗ và sản phẩm lâm nghiệp có giá trị
gia tăng và tính cạnh tranh cao. Tất cả các quốc gia đều xây dựng chiến lược
cụ thể nhằm cải thiện tính cạnh tranh trên thị trường của ngành cơng nghiệp
gỗ của mình;
4) Quản lý rừng bền vững là kim chỉ nam xuyên suốt trong tâm điểm
của các chính sách;
5) Khuyến khích sự tham gia của các bên, đặc biệt là khối tư nhân và
trao quyền cho cộng đồng địa phương luôn nằm trong tâm điểm của các chiến
lược phát triển lâm nghiệp của các nước. Nhiều chính sách và cơ chế tài chính
mới đã được tạo ra nhằm khuyến khích khối tư nhân tham gia vào việc bảo vệ
và phát triển rừng (ví dụ: hệ thống cấp tín chỉ các-bon tại Thái Lan);
5) Nâng cao năng lực cho cán bộ nhà nước trong việc thực thi pháp luật
và tiến hành quản trị lâm nghiệp hiệu quả. Nguồn ngân sách nhà nước dành



11

cho thực hiện chiến lược được ưu tiên dành cho việc nâng cao nguồn lực con
người của ngành lâm nghiệp;
6) Mở rộng và đầu tư trọng điểm vào các nghiên cứu khoa học cơ bản
và phát triển công nghệ và phát triển thị trường cho các sản phẩm mới;
7) Quản lý hiệu quả và mở rộng diện tích khu bảo tồn để đảm bảo sức
khỏe của hệ sinh thái cũng như đạt được các mục tiêu liên quan đến bảo tồn
đa dạng sinh học;
8) Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá ngành;
9) Tiếp cận đa ngành và nâng cao vai trị của ngành lâm nghiệp trong
xóa đói giảm nghèo, đóng góp của ngành lâm nghiệp với các ngành nghề
khác, góp phần vào phát triển nơng thơn, thích ứng và giảm thiểu với khí hậu
và an sinh xã hội;
10) Nhấn mạnh vai trò của Nhà nước và khối tư nhân trong đảm bảo
phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nước thực hiện các biện pháp khuyến
khích và hỗ trợ nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp, phổ biến công nghệ
lâm nghiệp tiên tiến và ứng dụng, và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của
lâm nghiệp.
Tuy có nhiều điểm chung trong nội dung Chiến lược phát triển Lâm
nghiệp, một số điểm mới trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp và Luật
Lâm Nghiệp của các quốc gia đã định hình sự phát triển của 3 xu hướng phát
triển thế giới về rừng, hệ sinh thái rừng và ngành lâm nghiệp và đảm bảo sự
cung ứng bền vững của dịch vụ hệ sinh thái rừng từ nay đến 2060 bao gồm
một số ý chính như sau (Phạm và cộng sự, 2019).
1.2.2. Tại Việt Nam
Rừng là một trong những tài nguyên quan trọng, rừng ảnh hưởng trực
tiếp thu nhập đời sống kinh tế nói chung của 1/3 dân số của cả nước. Rừng

không chỉ cung cấp những sản phẩm sinh hoạt hàng ngày như gỗ, củi, thực
phẩm, dược liệu… mà còn cung cấp những sản phẩm phục vụ nhu cầu công


12

nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và xuất khẩu. Ngồi ra, do phân bố vùng ở
những vùng sinh thái nhạy cảm như các vùng đầu nguồn rộng lớn, các vùng
ngập mặn, vùng sình lầy… rừng cịn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng
lớn nhất đến mơi trường tự nhiên. Góp phần quan trọng trong việc chống lại
sự biến đổi của khí hậu, điều tiết của nguồn nước, giảm tần suất cường độ phá
hoại của thiên tai, lũ lụt, hạn hán…
Mất rừng là ngun nhân gây nên sự xói mịn mạnh, sự hoang hóa của
đất đại và ngập mặn xâm lấn. Quản lý rừng không hiệu quả và thiếu quy
hoạch cũng làm cho nhiều vùng đất trũng, đất ngập mặn trù phú bởi các thảm
rừng tràm, rừng đước với hàng trăm lồi động vật hoang dã có giá trị khoa
học cao đã và đang bị thay thế bởi các vùng nuôi tôm, các rừng trồng cây
công nghiệp với mức độ mặn hóa, phèn hóa ngày càng nghiêm trọng.
Ngồi các ngun nhân bị mất rừng do sự gia tăng dân số, thiếu hụt về
lương thực, phá rừng lấy đất canh tác, khai thác lâm sản quá mức, rừng nước
ta còn bị ảnh hưởng bởi sự hủy diệt trầm trọng của hai cuộc chiến tranh kéo
dài làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút vì bom đạn và chất độc hóa học tàn
phá nặng nề. Nếu như tỷ lệ che phủ rừng nước ta năm 1945 là 43% thì đến
năm 1976 chỉ còn 33,8%; tỷ lệ che phủ rừng thấp nhất là vào năm 1995 với
28,2%. Trong những năm gần đây, sự nổ lực của các cấp từ Trung ương đến
địa phương các cấp với những chính sách đổi mới, những chương trình trọng
điểm quốc gia như dự án 327,661 đã làm cho diện tích rừng tăng lên một cách
rõ rệt; đến năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng của nước ta nâng lên 33,2%, đến năm
2022 tỷ lệ là 42,02%.
Trước những biến đổi của môi trường và hiểm họa sinh thái có thể xảy

ra thì việc quản lý rừng bền vững ngày càng quan trọng. Phần lớn các chương
trình dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp hiện nay đều hướng vào công tác quản lý
bảo vệ rừng.


13

Trong nhiều năm qua, nên kinh tế của nước ta đã có nhiều khởi sắc,
lương thực đã đủ ăn và có để phục vụ xuất khẩu, nhiều loại chất đốt thay thế
một phần gỗ, củi như là gas, điện, than đá… công tác quản lý bảo vệ rừng đã
được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà nước đã tạo nhiều điều
kiện thuận lợi để làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể
năm 1992, Chính phủ đã phê duyệt chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi
núi trọc giai đoạn (1993 - 1998); tiếp đó là chương trình 661 trồng mới 05
triệu ha rừng được thực hiện từ năm 1998 - 2010 với mục tiêu xây dựng và
bảo vệ rừng để đảm bảo an tồn mơi trường sinh thái, đồng thời thỏa mãn
nhu cầu lâm sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Kết quả thực hiện kế
hoạch bảo vệ rừng giai đoạn 2011 - 2015 và phát triển lâm nghiệp bền vững
2016 - 2020.
Hiện nay ở Việt Nam, tiêu chuẩn quốc gia về quản lý bảo vệ rừng được
tổ công tác FSC Việt Nam biên soạn trên cơ sở điều chỉnh bổ sung những tiêu
chuẩn và tiêu chí quản lý chung những tiêu chuẩn và những tiêu chí quản lý
rừng của FSC quốc tế, có sử dụng những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý
và sản xuất lâm nghiệp trong nước và thế giới, để vừa đảm bảo những tiêu
chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Do những tiêu
chuẩn và tiêu chí áp dụng chung cho tồn quốc, đồng thời phải phù hợp với
tiêu chuẩn chung của quốc tế nên việc áp dụng khơng thể phù hợp hồn tồn
trong mọi trường hợp và mọi điều kiện ở từng địa phương. Vì vậy khi áp dụng
những tiêu chuẩn và những tiêu chí cần có sự mềm dẻo trong một phạm vi nhất
định, được các tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế và FSC quốc gia chấp nhận.

Hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ giữ vai trò hết sức quan trọng trong
việc phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần quan trọng
trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nơng thơn các khu rừng phịng hộ, đặc dụng được phân bố đều
trên các tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam với 54/63 tỉnh có diện tích rừng đặc


14

dụng và 59/63 có diện tích rừng phịng hộ, trong đó diện tích rừng đặc dụng
lớn nhất là tỉnh Đắk Lắk với diện tích 227.818 ha, chiếm 10% tổng diện tích
rừng đặc dụng của cả nước. Tỉnh có diện tích rừng đặc dụng ít nhất là Bạc
Liêu với diện tích 248,8 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích của cả nước. Tỉnh có
diện tích rừng phịng hộ lớn nhất là Nghệ An với diện tích 291,071 ha, chiếm
6,6% tổng diện tích của cả nước; tỉnh có diện tích rừng phịng hộ nhỏ nhất là
Bắc Ninh 530 ha.
Công tác QLBVR ở Việt Nam trong những năm gần đây luôn nhận
được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước; nhiều cơ chế, chính sách
được ban hành, tạo thuận lợi cho cơng tác quản lý tài nguyên rừng, khuyến
khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong công tác bảo vệ rừng theo
hướng quản lý rừng bền vững; như Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991
quy định giao rừng, đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ để phát
triển và sử dụng rừng ổn định và lâu dài; Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm
2004 quy định rõ thêm cộng đồng dân cư thôn (Điều 29); quy định đối với
việc quản lý rừng phòng hộ. Luật Lâm nghiệp được Quốc Hội khóa 14 thơng
qua ngày 15/11/2017; Luật gồm 12 Chương (108 Điều) quy định về quản lý,
bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Để thực hiện một cách hiệu quả quản lý rừng bền vững cần phải giải
quyết một cách hài hòa giữa nhà nước và người dân, cộng đồng dân cư. Việc
xác định cơ chế chia sẻ lợi ích gắn liền với quyền và nghĩa vụ người dân đối

với rừng rất được nhà nước ta quan tâm trong thời gian qua và được cụ thể
hóa thơng qua hệ thống văn bản chính sách, pháp luật như chính sách trồng
mới 05 triệu ha rừng; trồng rừng theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày
10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển
rừng sản xuất 2007 - 2015; quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được
nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh
nuôi tái sinh và trồng rừng nhằm tạo động lực kinh tế, khuyến khích nhân dân
tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng…chính sách hưởng lợi của tổ


15

chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng khi tham gia trồng rừng sản xuất
“được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự
do lưu thơng và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế và tiền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật”; chính sách và giải pháp tăng cường
hiệu quả bảo vệ rừng, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế,
các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng, tạo việc làm và tăng
thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân; cơ
chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo
nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp của nước ta giai đoạn 2015 - 2020 đề
ra mục tiêu đến năm 2020; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững
16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên có
rừng từ 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham
gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm
nghiệp nhằm góp phần ngày càng nhiều về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ mơi
trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân
nông thôn và miền núi đồng thời giữ vững quốc phòng an ninh.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới; tiếp tục tổ chức
thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo liên quan công tác lâm
nghiệp Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về thực hiện
Chỉ thị số 13-CT/TW; các Chỉ thị số 12, 08, 1685; Quyết định số 297/QĐTTg ngày 18/3/2019; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng
Chính phủ, Văn bản số 50/BNN-TCLN ngày 06/01/2021 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án “Bảo vệ, khôi phục
và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030” theo
Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.


16

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thời gian qua đã
đem lại những chuyển biến tích cực về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng được quản lý tốt hơn; đời sống của người dân gắn liền với
rừng từng bước được cải thiện; tạo thêm việc làm góp phần xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên cùng sự phát triển của đất nước có nhiều vấn đề phức tạp
phát sinh cần giải quyết như sau: Nhu cầu sử dụng đất khơng ngừng tăng
trong khi đó quỹ đất sản xuất có giới hạn, dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn,
chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật để lấy đất trồng cây nông nghiệp; ngân
sách nhà nước không đáp ứng đủ được so với nhu cầu thực tế gây nên khó
khăn, hạn chế trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng ở khu vực huyện Lạc
Dương nói chung và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà nói riêng. Chính sách
giao khốn khốn QLBVR cịn nhiều bất cập, chưa phù hợp nên thiếu tính
khả thi trong thực tế, vì chưa tạo động lực mạnh mẽ nhằm khuyến khích
người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó rất cần nghiên
cứu những giải pháp hữu hiệu về bảo vệ và phát triển rừng hữu hiệu về bảo vệ
và phát triển rừng phù hợp với thực tiễn, nhất là chủ trương, chính sách, pháp
luật được được người dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia sẽ góp phần

nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
1.3. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà đã có rất
nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học; đã tham gia các hợp
tác với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn
đa dạng dạng sinh học; mặt khác nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức đã cập nhật, rà
sốt, bổ sung danh lục các lồi động thực vật có trên địa bàn. Đặc biệt trong
thời gian từ năm 2010 - 2020, Vườn đã công bố hơn 30 bài báo trên các tạp
chí khoa học chuyên ngành, xuất bản 02 cuốn sách chuyên khảo, 02 tài liệu
hướng dẫn kỹ thuật; đồng thời đã phối hợp công bố hơn 50 loài thực vật và 05
loài động vật mới cho khoa học.


17

1.3.1. Nguy cơ tài nguyên rừng tiếp tục bị xâm hại
Hiện nay cuộc sống của người dân sống trong khu vực vùng đệm Vườn
từng bước được cải thiện rất nhiều và nâng lên rõ rệt nhiều loại vật liệu, chất
đốt được thay thế gỗ; các loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh cũng được thay thế
sản phẩm từ động, thực vật rừng… được ra đời để phục vụ cuộc sống, nhưng
không thể phủ nhận rừng vẫn có vai trị kinh tế ảnh hưởng rất lớn về mặt kinh
tế, đời sống sản xuất hàng ngày của người dân, nhất là những người dân sống
gần rừng đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số cuộc sống vẫn cịn khó
khăn, thiếu thốn; trong khu vực Vườn có 02 con đường tỉnh/quốc lộ được mở
và thơng thương với tỉnh Khánh Hịa và Đắk Lắk; dẫn đến đất có giá trị cao.
Do vậy, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng và lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái
pháp luật ở hầu hết khu vực giáp ranh với người dân trong Vườn vẫn tiếp tục
xảy ra thông qua các hoạt động như: phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp,
khai thác lâm sản trái pháp luật… làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn
kiệt, chức năng phòng hộ ngày suy giảm.

Đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp diễn ra khá nhức
nhối trên địa bàn tỉnh những năm qua và tỉnh đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn,
xử lý nhưng thực tế mới chỉ kéo giảm được chứ chưa thể ngăn chặn triệt để.
Bên cạnh đó, một số vụ vi phạm sau khi được phát hiện nhưng việc giải tỏa,
thu hồi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Để tiếp tục tăng cường quản lý và chấn chỉnh tình trạng này, UBND
tỉnh đã ban hành Đề án tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn
tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khôi phục và phát triển rừng
giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030.
1.3.2. Công tác nghiên cứu về đa dạng sinh học
Từ khi thành lập năm 2005, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà đã có rất
nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học như:


×