BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN BÁ THẠCH
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG, PHÂN BỐ VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM
TRONG BỘ GÀ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU,
TỈNH THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. VŨ TIẾN THỊNH
Hà Nội, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng bản
thân tôi, không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là quá trình điều tra, nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội
dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của luận văn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Bá Thạch
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin gửi đến quý thầy, cô giáo
trong trường Đại học Lâm nghiệp lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Vũ Tiến Thịnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trường - Trường Đại học Lâm nghiệp, BQL Khu BTTN Pù Hu, tỉnh Thanh
Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới đề tài “Điều tra, giám sát tình trạng và động
thái quần thể động vật hoang dã bằng thiết bị di động” của GS. TS. Vũ Tiến
Thịnh, được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) (HĐ số 106.06-2020.19); đề tài đã hỗ trợ tôi một số nội dung
liên quan tới phương pháp sử dụng máy ghi âm và âm sinh học. Tôi cũng xin
gửi lời cảm chân thành đến Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao, Nhật Bản đã trao cho tơi
nguồn hỗ trợ từ Chương trình học bổng Nagao để thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã ln dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tơi trong q trình
học tập và nghiên cứu đã qua.
Trong quá trình thực tập, hồn thiện luận văn này khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô
và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2023
TÁC GIẢ
Nguyễn Bá Thạch
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Đặc điểm các loài chim trong bộ gà ở Việt Nam ................................... 3
1.1.1. Đặc điểm chung về sinh học, sinh thái ............................................. 3
1.1.2. Phân loại và tình trạng ..................................................................... 3
1.2. Phân bố các loài chim trong bộ gà ở Việt Nam ...................................... 7
1.3. Các mối đe dọa các loài chim trong bộ gà ở Việt Nam .......................... 9
1.4. Một số nghiên cứu về chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu............ 10
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 11
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 11
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 11
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 11
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ......................................................... 13
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn................................................................. 13
iv
2.4.3. Phương pháp điều tra tuyến ........................................................... 14
2.4.4. Điều tra tình trạng quẩn thể và đặc điểm phân bố của các loài chim
trong bộ gà bằng phương pháp âm sinh học ............................................ 16
2.4.5. Phương pháp điều tra bằng bẫy ảnh .............................................. 18
2.4.6. Phương pháp xác định đặc điểm sinh cảnh của các loài chim trong
bộ gà trên các OTC................................................................................... 22
2.4.7. Phương pháp xác định các mối đe dọa đến các loài chim trong bộ
gà trên các tuyến điều tra ......................................................................... 27
2.4.8. Phương pháp xử lý nội nghiệp........................................................ 28
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ .................... 31
3.1. Vị trí địa lý và ranh giới ........................................................................ 31
3.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng.............................................................. 31
3.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 32
3.4. Thảm thực vật rừng ............................................................................... 33
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
4.1. Thành phần và giá trị bảo tồn của các loài chim trong bộ gà tại Khu
BTTN Pù Hu ................................................................................................ 36
4.1.1. Thành phần các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu ........ 36
4.1.2. Giá trị bảo tồn các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu ... 40
4.2. Hiện trạng quần thể các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu . 41
4.3. Đặc điểm phân bố của các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu 46
4.4. Đặc điểm sinh cảnh sống của các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN
Pù Hu............................................................................................................ 48
4.4.1. Đặc điểm của tầng cây cao............................................................. 48
4.4.2. Đặc điểm của tầng thảm tươi ......................................................... 50
4.4.3. Đặc điểm của các loài tre nứa........................................................ 51
4.5. Một số đặc điểm sinh thái học chủ yếu của các loài chim trong bộ gà tại
Khu BTTN Pù Hu ........................................................................................ 52
v
4.5.1. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh .................................................. 52
4.5.2. Đặc điểm phân bố theo đai cao ...................................................... 55
4.6. Các mối nguy cơ đe dọa đến các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN
Pù Hu............................................................................................................ 56
4.6.1. Các mối đe dọa hiện hữu ................................................................ 57
4.6.2. Các mối đe dọa tiềm tàng ............................................................... 60
4.6.3. Xếp hạng các mối đe dọa ................................................................ 62
4.7. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn các loài chim trong bộ gà tại Khu
BTTN Pù Hu ................................................................................................ 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt
Giải thích đầy đủ
BQL
Ban quản lý
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH
Đa dạng sinh học
IUCN
Hiệp hội bảo tồn thiên quốc tế
KBT
Khu bảo tồn
NĐ-CP
Nghị định của Chính phủ
NN&PTNT
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
Nxb
Nhà xuất bản
ODB
Ô dạng bản
OTC
Ô tiêu chuẩn
SĐVN
Sách đỏ Việt Nam
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần các loài chim trong bộ gà ở Việt Nam .......................... 5
Bảng 4.1. Danh sách các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu .......... 36
Bảng 4.2. Giá trị bảo tồn các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu .... 40
Bảng 4.3. Hiện trạng quần thể các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu .42
Bảng 4.4. Đặc điểm tầng cây cao tại nơi phân bố của các loài chim trong bộ gà ..49
Bảng 4.5. Đặc điểm tầng thảm tươi tại nơi phân bố của các loài chim trong bộ gà.50
Bảng 4.6. Phân bố của các loài chim trong bộ gà theo sinh cảnh tại Khu
BTTN Pù Hu ................................................................................................... 52
Bảng 4.7. Tần suất bắt gặp các loài chim trong bộ gà theo từng dạng sinh cảnh 54
Bảng 4.8. Phân bố của các loài chim trong bộ gà theo đai cao....................... 55
Bảng 4.9. Xếp hạng các mối đe dọa đến các loài chim trong bộ gà tại Khu
BTTN Pù Hu ................................................................................................... 62
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ phân chia 6 vùng phân bố các loài chim tại Việt Nam ......... 8
Hình 2.1. Vị trí của Khu BTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa ................................ 12
Hình 2.2. Mơ phỏng các tuyến điều tra chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu 15
Hình 2.3. Máy ghi âm lắp đặt ở trong rừng .................................................... 17
Hình 2.4. Máy bẫy ảnh lắp đặt ở trong rừng ................................................... 20
Hình 2.5. Sơ đồ vị trí các OTC tại Khu BTTN Pù Hu .................................... 23
Hình 4.1. Gà tiền mặt vàng được ghi nhận bằng bẫy ảnh tại Khu BTTN Pù Hu
(tọa độ X-488116/Y-2269060, độ cao 632m) ................................................. 37
Hình 4.2. Phổ âm thanh loài Gà tiền mặt vàng ghi nhận tại KBT .................. 38
Hình 4.3. Gà lơi trắng được ghi nhận bằng bẫy ảnh tại Khu BTTN Pù Hu ... 38
Hình 4.4. Phổ âm thanh của lồi Cay trung quốc (Excalfoctoria chinensis) ghi
nhận tại KBTTN Pù Hu (tọa độ 482714/2262903) ......................................... 39
Hình 4.5. Phổ âm thanh của lồi Gà so họng trắng (Arborophila
brunneopectus) ghi nhận tại KBTTN Pù Hu (tọa độ 492338/2267229) ........ 39
Hình 4.6. Gà lơi trắng bắt gặp trên đường tuần tra rừng................................. 43
Hình 4.7. Gà so họng trắng được nuôi trong nhà người dân tại bản Khoa, xã
Phú Sơn, huyện Quan Hóa .............................................................................. 44
Hình 4.8. Bản đồ phân bố các loài chim nguy cấp, quý, hiếm trong bộ gà
tại KBT ................................................................................................. 48
Hình 4.9. Gà lơi trắng kiếm ăn ở sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ - tre nứa ......... 51
Hình 4.10. Biểu đồ phân bố các lồi chim trong bộ gà theo sinh cảnh .......... 53
Hình 4.11. Biểu đồ phân bố các loài chim trong bộ gà theo đai cao .............. 56
Hình 4.12. Súng săn tự chế (bên trái) và bẫy dây (bên phải) của người dân . 57
Hình 4.13. Gà lơi trắng được ni trong nhà người dân ................................. 58
Hình 4.14. Chăn thả gia súc tại Khu BTTN Pù Hu......................................... 60
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giới động vật ở Việt Nam có tính đa dạng cao về thành phần lồi,
nhóm lồi và cả nguồn gen, trong đó có nhiều lồi đặc hữu và quý, hiếm.
Theo các tài liệu cập nhật, các nhà khoa học đã xác định được khoảng trên
22.000 loài động vật ở cả trên đất liền và dưới biển. Thành phần Chim Việt
Nam đã đóng góp lớn vào sự đa dạng này với 918 loài, 105 họ và 24 bộ (Lê
Mạnh Hùng và cs, 2020).
Ở Việt Nam, bộ Gà (Galliformes) có duy nhất 01 họ (Họ Trĩ –
Phasianidae) với 20 loài (Richard and Le Quy Minh, 2018; Lê Mạnh Hùng và
cs, 2020). Hầu hết các loài chim trong họ này đều có giá trị về mặt thực phẩm,
làm cảnh nên đã và đang bị khai thác mạnh ngoài tự nhiên dẫn đến kích thước
quần thể suy giảm, ngày càng hiếm gặp. Trong số 20 loài được biết đến ở Việt
Nam hiện có 15 lồi được xác định là nguy cấp, q, hiếm, cụ thể: 15 lồi có
tên trong SĐVN (Bộ KHCN, 2007); 7 lồi có tên trong Sách Đỏ thế giới
(IUCN, 2022); 12 lồi có tên trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP và 7 lồi có tên
trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP. Một số lồi chim có kích thước quần thể
nhỏ ngồi tự nhiên, đang bị săn bắt mạnh có nguy cơ bị tuyệt chủng và đang
được bảo vệ cao trong các văn bản pháp luật như Gà lơi tía (Tragopan
temminckii), Gà lơi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà tiền mặt đỏ
(Polyplectron germaini), Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum), Trĩ
sao (Rheinardia ocellata) và Công (Pavo muticus). Vì vậy, bảo tồn các lồi
chim trong bộ gà là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo
tồn ĐDSH.
Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, Khu BTTN Pù Hu,
tỉnh Thanh Hóa là sự kết hợp giữa hệ sinh thái núi đá vôi với hệ sinh thái núi
đất. Cùng với sự đa dạng của các hệ sinh thái, Khu BTTN Pù Hu còn là nơi cư
trú của nhiều lồi động thực vật, trong đó có nhiều lồi nguy cấp, q, hiếm,
2
đặc biệt là các loài chim trong bộ gà. Đây là điểm đặc trưng về ĐDSH của khu
vực Bắc Trung Bộ, trong đó có Khu BTTN Pù Hu. Trong những năm qua, mặc
dù cán bộ và nhân viên BQL Khu BTTN Pù Hu đã rất nỗ lực trong công tác
bảo vệ tài nguyên rừng nhưng các hoạt động sinh kế lệ thuộc vào rừng của một
bộ phận nhỏ người dân địa phương đã và đang làm giảm thiểu quần thể của các
lồi động vật, trong đó có các lồi chim trong bộ gà bởi những giá trị kinh tế
mà chúng mang lại. Tuy nhiên, để có cơ sở cho việc quản lý cũng như đề xuất
và triển khai các giải pháp bảo tồn phù hợp, khả thi thì trước hết cần có những
thơng tin quan trọng về hiện trạng quần thể, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh
thái học của các loài chim trong bộ gà tại khu vực. Trước thực tiễn trên, việc
thực hiện đề tài “Đánh giá tình trạng, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo
tồn các loài chim trong bộ gà tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh
Thanh Hóa” là rất cần thiết, có ý nghĩa cao cả về khoa học và thực tiễn.
3
Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm các loài chim trong bộ gà ở Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm chung về sinh học, sinh thái
Đặc điểm của các loài chim trong bộ gà được giới thiệu trong nhiều tài
liệu khác nhau. Theo Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), các lồi chim
trong bộ Gà có kích thước từ nhỏ đến lớn. Đầu nhỏ, cánh ngắn và tròn.
Chúng bay nhanh nhưng dáng nặng nề và không bay được xa. Chân to, khỏe
có 4 ngón. Ngón có vuốt to, thích bới đất tìm mồi. Mỏ kiểu ăn tạp, ngắn,
khỏe, hơi cong, mỏ trên chùm lên một phần mỏ dưới. Màu lông thay đổi,
thường con trống có màu sắc sặc sỡ. Các loài chim trong bộ gà là chim đa
thê, kiếm ăn trên mặt đất, ăn tạp. Tổ đẻ có thể làm trên cây hay trên đất. Đa
số các loài đẻ 5 – 10 trứng. Chim mái ấp trứng. Chim non nở ra khỏe.
Theo Nguyễn Cử và cs (2005), các loài chim trong bộ gà thường thích
chạy trốn nguy hiểm hơn là bay. Chúng thường sống chui lủi và khó quan sát.
Hầu hết các lồi này có tiếng kêu vang xa nên dễ nhận biết.
1.1.2. Phân loại và tình trạng
Bộ Gà có duy nhất một họ là họ Trĩ (Phasianidae). Theo Nguyễn Lân
Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011), họ Trĩ có 24 loài. Tuy nhiên, dựa
vào các nghiên cứu trong thời gian gần đây về đặc điểm phân loại và tham
khảo các tài liệu đã xuất bản như Chim Việt Nam (Nguyễn Cử và cộng sự,
2000, 2005), Sách hướng dẫn định loại thực địa các lồi chim Đơng Nam Á
(Craig Robson, 2000, 2005, 2009; Richard & Le Quy Minh, 2018) và các báo
cáo kỹ thuật của Tổ chức bảo tồn chim quốc tế Chương trình Việt Nam, các
ghi nhận trong các lồi cơng bố của tạp chí Forktail, BirdngAsia,... Lê Mạnh
Hùng và cs (2020) đã điều chỉnh số loài chim trong bộ gà xuống cịn 20 lồi.
Một số lồi đã được xác nhập hoặc giản lược so với Danh lục chim Việt Nam
4
của Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011) bao gồm: Gà lôi
lam mào đen (Lophura imperialis) và Gà lơi lam đi trắng (Lophura
hatinhensis).
Các lồi chim trong bộ gà có giá trị bảo tồn cao. Trong tổng số 20 loài
chim trong bộ gà được biết đến ở Việt Nam, có 15 lồi được xác định định
nguy cấp, q, hiếm có tên trong Sách Đỏ và các văn bản pháp luật bảo vệ
loài. Kết quả được thể hiện ở Bảng 1.1.
5
Bảng 1.1. Thành phần các loài chim trong bộ gà ở Việt Nam
Tình trạng lồi
Tên lồi
TT
Tên phổ thơng
Tên khoa học
SĐVN
2007
IUCN
2022
NĐ84
2021
1
Đa đa, Gà gô
Francolinus pintadeanus
2
Cay nhật bản
Coturnix japonica
3
Cay ấn độ
Coturnix coromandelica
4
Cay trung quốc
Coturnix chinensis
5
Gà so họng đen
Arborophila torqueola
IIB
6
Gà so họng hung
Arborophila rufogularis
IIB
7
Gà so họng trắng
Arborophila brunneopectus
IIB
8
Gà so cổ hung
Arborophila davidi
EN
NT
IB
9
Gà so ngực gụ
Arborophila chloropus
LR
VU
IIB
10
Gà so
Bambusicola fytchii
11
Gà lơi tía
Tragopan temminckii
NĐ64
2019
NT
CR
IB
x
X
Vùng phân bố
Nguồn tư liệu
Lê Mạnh Hùng và cs,
Khắp cả nước
2020; Nguyễn Cử và
cs, 2005.
Đông Bắc, Bắc Trung Nguyễn Cử và cs,
Bộ, Trung Trung Bộ
2005
Nam Trung Bộ (Đồng Lê Mạnh Hùng và cs,
Nai)
2020
Tây Bắc, Đông Bắc,
Lê Mạnh Hùng và cs,
Trung Trung Bộ và
2020
Nam Bộ
Lê Mạnh Hùng và cs,
Tây Bắc
2020
Tây Bắc, Đông Bắc Lê Mạnh Hùng và cs,
và Trung Bộ
2020
Tây Bắc, Đông Bắc Lê Mạnh Hùng và cs,
và Trung Bộ
2020
Lê Mạnh Hùng và cs,
Nam Bộ
2020
Tây Bắc, Trung Bộ và Lê Mạnh Hùng và cs,
Nam Bộ
2020
Tây Bắc
IUCN, 2022
Tây Bắc
IUCN, 2022
6
Tình trạng lồi
Tên lồi
TT
Tên phổ thơng
Tên khoa học
SĐVN
2007
12
Gà rừng
Gallus gallus
13
Gà lơi trắng
Lophura nycthemera
14
Gà lơi lam mào
Lophura edwardsi
trắng
EN
15
Gà lơi hơng tía
Lophura diardi
VU
16
Trĩ đỏ
Phasianus colchicus
EN
17
Gà tiền mặt đỏ
Polyplectron germaini
VU
18
Gà tiền mặt vàng
Polyplectron bicalcaratum
VU
19
Trĩ sao
Rheinardia ocellata
VU
20
Công
Pavo muticus
EN
IUCN
2022
NĐ84
2021
NĐ64
2019
Vùng phân bố
Nguồn tư liệu
Lê Mạnh Hùng và cs,
2020
Khắp cả nước (trừ Lê Mạnh Hùng và cs,
Nam Bộ)
2020
Khắp cả nước
LR
IB
CR
IB
X
Loài đặc hữu của Việt
Nam, phân bố từ Hà Nguyễn Cử và cs,
Tĩnh đến Thừa Thiên 2005
Huế.
Lê Mạnh Hùng và cs,
2020
Đông Bắc (Cao Bằng Nguyễn Cử và cs,
và Quảng Ninh)
2005
Trung, Nam Trung Lê Mạnh Hùng và cs,
Bộ và Nam Bộ
2020
Bắc Bộ đến Bình Phạm Nhật và Đỗ
Định
Quang Huy, 1998
Nguyễn Cử và cs,
Trung Bộ
2005
Lê Mạnh Hùng và cs,
Trung Bộ và Nam Bộ
2020
Trung Bộ và Nam Bộ
NT
IB
X
IB
X
CR
IB
X
EN
IIB
X
7
Ghi chú:
- Phân loại theo Lê Mạnh Hùng và cs (2020)
- Tình trạng: SĐVN (2007) - SĐVN năm 2007; IUCN (2022) - Sách đỏ
thế giới năm 2021; NĐ06 (2019) - Nghị định 06/2019/NĐ-CP; NĐ64 (2019)
– Nghị định 64/2019/NĐ-CP.
+ CR: Loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức Rất nguy cấp
+ EN: Loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức Nguy cấp
+ VU: Loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức Sẽ nguy cấp
+ NT: Lồi ít nguy cấp mức Sắp bị đe dọa
+ LR: Lồi ít nguy cấp
+ IB: Các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố
tự nhiên tại Việt Nam.
+ IIB: Các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có
nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử
dụng vì mục đích thương mại và các lồi thuộc Phụ lục II CITES có phân bố
tự nhiên tại Việt Nam.
1.2. Phân bố các loài chim trong bộ gà ở Việt Nam
Theo Lê Mạnh Hùng (2020), vùng phân bố các loài chim trong bộ gà ở
Việt Nam bao gồm các khu vực khác nhau. Đến nay, hầu hết các nhà khoa
học đều phân chia vùng phân bố chim theo cách phân chia của Võ Quý và
Nguyễn Cử (1995) thành 6 vùng khác nhau: vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc
Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sự phân chia các
vùng phân bố các loài chim trong bộ gà được thể hiện tại Hình 1.1.
8
Hình 1.1. Bản đồ phân chia 6 vùng phân bố các loài chim tại Việt Nam
Nguồn: Võ Quý và Nguyễn Cử (1995)
9
Các loài chim trong bộ gà phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam, trong đó
khu vực Trung Bộ có 15 trong tổng số 20 loài chim trong bộ gà có ở Việt
Nam (bảng 1.1). Khu BTTN Pù Hu nằm trong vùng ĐDSH Bắc Trung Bộ, là
khu vực đã được xác định một số loài chim nguy cấp, quý, hiếm trong bộ gà
như: Gà lôi trắng, Gà tiền mặt vàng... (BQL KBT Pù Hu, 2014). Do vậy, việc
điều tra các loài chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu sẽ góp phần vào cơng
tác đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài chim trong bộ gà ở Việt Nam và
trên thế giới.
1.3. Các mối đe dọa các loài chim trong bộ gà ở Việt Nam
Theo Phạm Nhật và cs (2003), Việt Nam có tính ĐDSH cao nhưng
ĐDSH ở Việt Nam hiện đã và đang bị suy thoái do 2 nguyên nhân chính: Các
hiểm họa tự nhiên (băng hà, núi lửa, động đất,…) và do con người. Hiện nay,
con người là nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái ĐDSH như: Làm mất nơi
sống của các loài sinh vật, rừng tự nhiên bị mất hoặc chia thành các đám nhỏ,
cháy rừng, khai thác quá mức,…; Du canh và xâm lấn đất rừng; Gây ô nhiễm
nước; Gây xuống cấp vùng bờ biển; Sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường.
Đỗ Quang Huy và cs (2009) cũng xác định hiểm họa tự nhiên và con
người là 2 nguyên nhân chính là suy thoái về ĐDSH. Các hiểm họa tự nhiên
đã gây những tổn thất nặng nề cho ĐDSH trong những kỷ nguyên cách đây
hơn 60 năm triệu năm, còn ảnh hưởng của hoạt động con người tới ĐDSH là
đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ thứ IX đến nay. Những ảnh hưởng do
con người gây ra chủ yếu là làm thay đổi hoặc làm suy thoái và hủy hoại
cảnh quan trên diện tích rộng. Điều đó đã đẩy lồi và quần xã vào nạn tuyệt
chủng. Mối nguy hại đối với ĐDSH có liên quan đến hoạt động của con
người là việc phá hủy, chia cắt, làm suy thối (kể cả ơ nhiễm) nơi sống (sinh
cảnh). Việc khai thác quá mức phục vụ cho nhu cầu của con người, việc du
nhập các loài và gia tăng bệnh dịch cũng là những nguyên nhân quan trọng
làm suy thoái ĐDSH. Các mối đe dọa trên có liên quan mật thiết đến sự gia
tăng dân số của toàn thế giới.
10
Khơng nằm ngồi sự suy thối chung của ĐDSH, các lồi chim ở Việt
Nam cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao với 76 lồi có tên trong Sách Đỏ
(Bộ Khoa học và Cơng nghệ, 2007), trong đó có các loài chim trong bộ gà và
nghiêm trọng hơn là các lồi q, hiếm, có giá trị sử dụng. Hầu hết, các nghiên
cứu về chim gần đây cũng đã đề cập đến các hiểm họa, nổi bật là các mối đe
dọa về săn bắn và phá hủy sinh cảnh sống.
1.4. Một số nghiên cứu về chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu
Trong các năm 2013 - 2014, BQL Khu BTTN Pù Hu đã phối hợp với
Viện Sinh thái và Bảo vệ cơng trình và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
tiến hành điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng Khu BTTN Pù Hu,
đã ghi nhận được 1.725 lồi động vật, trong đó đã thống kê được 7 loài chim
trong bộ gà (BQL KHU BTTN Pù Hu, 2014). Tuy nhiên, việc định loại còn
giới hạn do chủ yếu thông qua phỏng vấn, mẫu tiêu bản thu thập từ hộ gia
đình nên việc khảo sát điều tra cần thực hiện một cách bài bản hơn. Hiện tại,
KBT chưa có những nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về thành phần các loài
chim trong bộ gà, nên những lồi chim kể trên chỉ là phỏng đốn dựa vào đặc
điểm các hệ sinh thái rừng của KBT. Ngoài thành phần lồi đã có thống kê
được trong dự án điều tra lập danh lục năm 2013, đến nay chưa có nghiên cứu
nào có tính hệ thống để bổ sung số loài, xác định hiện trạng, phân bố để phục
vụ cho cơng tác bảo tồn và phát triển các lồi chim trong bộ gà tại Khu BTTN
Pù Hu.
11
Chương 2.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Xác định được hiện trạng, phân bố của các loài chim trong bộ gà, góp
phần bảo tồn ĐDSH tại Khu BTTN Pù Hu nói riêng và ở Việt Nam nói
chung.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được danh lục và một số đặc điểm sinh thái học của các loài
chim trong bộ gà; xây dựng bản đồ phân bố các loài chim trong bộ gà tại Khu
BTTN Pù Hu.
- Xác định được các nguy cơ đe dọa đến môi trường sống và nguy cơ
suy giảm quần thể; đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài chim
trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu dựa trên các kết quả nghiên cứu và phù hợp
với điều kiện thực tiễn của khu vực.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, đề tài chỉ nghiên cứu các loài chim trong bộ gà,
đặc biệt là các lồi có tên trong SĐVN, Sách Đỏ thế giới, Nghị định 84/NĐCP/2021, Nghị định 64/NĐ-CP/2019 và Công ước CITES.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Tồn bộ diện tích 28.468,64 ha của Khu BTTN
Pù Hu trên địa phận ranh giới hành chính của 10 xã thuộc 2 huyện: huyện
Mường Lát (xã Trung Lý), huyện Quan Hóa (xã Trung Sơn, Trung Thành,
Phú Thanh, Phú Sơn, Phú Xuân, Nam Tiến, Thiên Phủ, Hiền Chung, Hiền
Kiệt). Phạm vi nghiên cứu được thể hiện tại Hình 2.1.
12
Hình 2.1. Vị trí của Khu BTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa
- Phạm vị thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 6 năm 2021 đến
tháng 5 năm 2023.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình trạng, xác định vùng phân bố của các loài chim trong bộ gà
tại Khu BTTN Pù Hu.
- Điều tra, xác định đặc điểm sinh cảnh của các loài chim trong bộ gà tại
Khu BTTN Pù Hu.
- Điều tra, xác định đặc điểm sinh học và sinh thái học của các loài chim
trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu.
- Điều tra xác định các mối đe dọa và đề xuất một số giải pháp quản lý và
bảo tồn các quần thể chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu.
13
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Các tài liệu có liên quan đến khu vực và nội dung thực hiện đã được thu
thập và xử lý thơng tin để phục vụ q trình điều tra. Một số tài liệu được kế
thừa như: Các nghiên cứu về phân loại, phân bố, tình trạng của của các lồi
chim trong bộ gà, bản đồ hiện trạng đất đai, bản đồ hiện trạng tài nguyên
rừng, các báo cáo khoa học đã công bố, đặc biệt là các nghiên cứu về khu hệ
động vật tại Khu BTTN Pù Hu.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn được thực hiện nhằm xác định sơ bộ thành phần, đặc điểm
sinh học, sinh thái học của các loài chim trong bộ gà tại khu vực nghiên cứu,
vùng phân bố và các mối đe dọa đến chúng.
Trong nghiên cứu này, người điều tra đã tiến hành phỏng vấn 30 người
dân địa phương. Đây là những người có nhiều kinh nghiệm đi rừng (đi săn,
người đi khai thác gỗ hoặc lâm sản ngoài gỗ) và cán bộ quản lý, cán bộ kiểm
lâm địa bàn thường xuyên thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng.
Người điều tra đã tiến hành phỏng vấn chủ yếu bằng phương pháp bán
định hướng và phương pháp sử dụng bảng câu hỏi có sẵn. Các câu hỏi phỏng
vấn được tiếp cận từ khái quát đến chi tiết với câu hỏi đầu tiên về các nhóm
lồi. Các câu hỏi tiếp theo liên quan đến các đặc điểm của từng lồi. Trong
q trình phỏng vấn ln khuyến khích người dân tự kể về những lồi mà họ
biết và cho xem những mẫu vật mà họ đang lưu giữ như: lông, mỏ, chân,…và
cả các mẫu vật ni làm cảnh hoặc nhồi bơng. Đối với những lồi mà người
dân biết đã được mô tả chi tiết về đặc điểm màu sắc lơng, hình dạng cơ thể và
đặc điểm nổi bật về lồi.
Để kiểm chứng lại các thơng tin phỏng vấn, bộ ảnh màu về các loài chim
trong bộ gà đã được sử dụng để đối tượng phỏng vấn nhận diện lại. Các tài liệu
ảnh màu được sử dụng bao gồm: Hình ảnh về các lồi chim trong bộ gà trong
14
khu vực điều tra đã công bố và cả ảnh ở khu vực lân cận; cuốn “Chim Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Cử, Lê Trải và Phillips, K, (2000; 2005); Cuốn
“Birds Southeast Asia” của tác giả Craig Robson (2005) và cuốn “A Field
guide to the Birds of South – East Asia” của tác giả Craig Robson (2008);
Cuốn Các loài chim Việt Nam của tác giả Lê Mạnh Hùng và cs, (2020). Các
thông tin phỏng vấn được ghi chép theo mẫu biểu 2.1, được kiểm chứng thơng
qua phân tích mẫu vật và điều tra hiện trường để xây dựng danh sách lồi và
đánh giá tình trạng của các chim trong bộ gà tại Khu BTTN Pù Hu.
Mẫu biểu 2.1. Phiếu phỏng vấn người dân về các loài chim trong bộ gà
Ngày phỏng vấn:………………….; Người phỏng vấn: …………….………
Tên người được phỏng vấn:………….…….; Tuổi: ……; Dân tộc: …….……
Nghề nghiệp: ………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………….
TT
Tên loài
Tên địa
Tên phổ
phương
thơng
Địa
điểm
gặp
Thời
gian
gặp
Số
lượng
gặp
Tình trạng
của lồi
hiện nay
Ghi chú
1
2
…
2.4.3. Phương pháp điều tra tuyến
Phương pháp điều tra theo tuyến là một trong những phương pháp
khảo sát được sử dụng phổ biến để xác định thành phần và kích thước quần
thể; đặc điểm sinh học và sinh thái học cơ bản của các loài chim trong bộ gà.
Các tuyến điều tra là các đường đã được thiết kế trước trong khu vực nghiên
cứu dựa vào đường mịn có sẵn hoặc là các đường bất kỳ khơng có sẵn tại
các dạng địa hình khơng phức tạp. Người quan sát đã thực hiện việc đi dọc
theo các tuyến cố định đó và tiến hành ghi nhận thơng tin về thành phần lồi
và số lượng.
15
Khi xác định được các loài chim trong bộ gà, các thơng tin chính về
sinh cảnh, độ cao được thu thập. Do các loài chim trong bộ gà là những loài
kiếm ăn trên mặt đất nên đặc điểm sinh thái học của các loài này được xác
định qua 2 chỉ tiêu cơ bản là tần suất bắt gặp theo trạng thái rừng và tần suất
bắt gặp theo đai cao. Từ đó, có thể xác định được mối quan hệ về sinh cảnh
sống của các loài chim trong bộ gà với trạng thái rừng và đai cao tại KBT.
Tuyến điều tra đã được lập dựa vào bản đồ địa hình, tổng số tuyến được
thiết lập là 30 tuyến với tổng chiều dài là 120 km (bình quân 4 km/tuyến). Các
tuyến điều tra cắt qua các dạng sinh cảnh khác nhau trên tồn bộ diện tích của
Khu BTTN Pù Hu. Chiều rộng và chiều dài tuyến thay đổi tùy thuộc vào địa
hình từng khu vực. Mô phỏng các tuyến điều tra được thể hiện tại Hình 2.2.
Hình 2.2. Mơ phỏng các tuyến điều tra chim trong bộ gà
tại Khu BTTN Pù Hu
(Chú thích: Các chấm đen thể hiện các cá thể riêng biệt)
Thời gian điều tra trên tuyến được thực hiện vào ban ngày (thường bắt
đầu từ 6 giờ và kết thúc vào 17 giờ 30 phút), vì đây cũng là thời gian các loài
chim trong bộ gà hoạt động, đặc biệt hoạt động mạnh và buổi sáng sớm và buổi
16
chiều tối muộn. Người điều tra đi dọc trên các tuyến đã được định sẵn với tốc
độ 1-2 km/h, quan sát kỹ lưỡng và lắng nghe tiếng kêu của con vật. Tại các
điểm nghi ngờ và bãi trống, người điều tra sử dụng các ống nhòm cầm tay
8x32, 8x42 và 10x52 quan sát. Ngoài ra, người điều tra tiến hành sử dụng máy
ảnh Canon và Nikon, như Siêu Zoom Nikon P900, Nikon P1000, Canon 7D,
Nikon D5, Nikon D4s và ống kính 600, 500 mm, 200-500 mm để thu thập dữ
liệu hình ảnh của con vật. Các thơng tin thu thập bao gồm vị trí phát hiện, tên
lồi dự kiến, nguồn thơng tin ghi nhận, số lượng, khoảng cách, góc phương vị
đã được ghi vào biểu điều tra và hỗ trợ cho phương pháp âm sinh học. Số liệu
điều tra tuyến được ghi chép vào sổ tay ngoại nghiệp và mẫu biểu 2.2.
Mẫu biểu 2.2. Phiếu điều tra chim trong bộ gà theo tuyến
Người điều tra …………………………………………………………….………...
Ngày điều tra ………………….…..Tuyến điều tra số………...….Lần điều tra ……
Sinh cảnh chủ yếu………………………………………………………………...….
Khu vực điều tra…………………………………………………………………...…
Điểm xuất phát…………………….. Điểm kết thúc ………………………....……..
Thời gian bắt đầu…………………….Thời gian kết thúc……………...…………….
Độ dài tuyến điều tra (km):…… Tổng thời gian…….. Thời tiết ……………..……
TT
Tọa độ
Độ Thời
cao gian
Tên loài
dự kiến
Số
lượng
Dấu hiệu
ghi nhận
Sinh
cảnh
Ghi chú/
Ảnh chụp
1
…
2.4.4. Điều tra tình trạng quẩn thể và đặc điểm phân bố của các loài chim
trong bộ gà bằng phương pháp âm sinh học
Phương pháp âm sinh học được sử dụng để điều tra tình trạng quần
thể và đặc điểm phân bố của các loài gà nguy cấp, quý, hiếm. Trong nghiên
cứu này, máy ghi âm Wildlife Acoustics và điện thoại di động thông minh
(Samsung J4) đã được sử dụng để ghi lại những tiếng kêu của gà tại các
điểm đặt máy. Chúng được tích hợp các ứng dụng lập trình ghi âm có thể