Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản Trị Là Khoa Học, Là Nghệ Thuật Và Là Một Nghề.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.45 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
= = = =  = = = =

TIỂU LUẬN

Môn học : Quản trị học I
Chủ đề

: Quản trị là khoa học, là nghệ thuật và là một nghề

GVHD

: Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp

: K63CNTPF

Nhóm

: 07


CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHĨM
1.

Nguyễn Thị Mai Hoa (nhóm trưởng)

2.


Nguyễn Thị Dung

3.

Vũ Thu Hà

4.

Nguyễn Diệu Linh

5.

Lưu Thị Loan

6.

Phạm Tiến Luật

7.

Dương Thị Hằng Ny

8.

Trang

2


MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... 4
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................ 4

1.2.

Mục tiêu của tiểu luận......................................................................... 6

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 7
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................ 7
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 7
2.1.2. Mối liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật trong quản trị ................... 14
2.2 Thực trạng chung về vấn đề quản trị là khoa học, là nghệ thuật và là
một nghề. ........................................................................................................ 15
2.2.1. Sự cần thiết của tính khoa học, nghệ thuật và tính nghề trong quản trị
..................................................................................................................... 15
2.2.2. Ý nghĩa và vai trò của tính khoa học, nghệ thuật và tính nghề trong
quản trị. ....................................................................................................... 16
2.2.3. Tình hình áp dụng tính khoa học, nghệ thuật và tính nghề của các
doanh nghiệp hiện nay. ............................................................................... 17
2.3. Liên hệ thực tiễn..................................................................................... 19
2.3.1. Khái quát về tập đoàn Alibaba và Jack Ma ...................................... 19
2.3.2. Liên hệ............................................................................................. 21
2.4. Đánh giá thực trạng ............................................................................. 23
2.4.1. Ưu điểm........................................................................................... 23
2.4.2. Nhược điểm..................................................................................... 24
2.5. Giải pháp vận dụng vào quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
......................................................................................................................... 24
PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN . ........................................................................... 25

3.1. Kết luận lại vấn đề: Quản trị là khoa học, là nghệ thuật và là một
nghề................................................................................................................. 25
3.2. Kết quả .................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 27
3


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Ngày nay, ngành quản trị được xem là một trong những ngành được nhiều

người quan tâm, nhất là giới trẻ và học sinh, sinh viên. Trong xã hội đang ngày
càng phát triển, quản trị dần dần trở nên rất quan trọng và làm thay đổi cách thức
tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh: sự phát triển của công nghệ thông
tin đã làm thay đổi các khái niệm truyền thống về tổ chức và làm việc; sự gia tăng
của các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc nền kinh tế. Sự phát triển của
nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay khơng chỉ mở ra những cơ hội mà cịn
làm nảy sinh những thách thức mới cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần
kinh tế đã ra đời và phát triển.[1]
Quản trị rất quan trọng trong xã hội con người từ xa xưa đến nay. Nhìn
ngược dịng thời gian, chúng ta có thể thấy ngày trước đã có hình thành những tổ
chức, doanh nghiệp và cả những cơng trình được các nhà hoạch định kiểm sốt,
trơng coi và tổ chức hoạt động, để người đời sau chúng ta được thừa hưởng lại
những thành tựu q giá. Các cơng trình kì quan thế giới như Vạn Lý Trường
Thành, Kim tự tháp Ai Cập và rất nhiều những cơng trình khác đều được xây
dựng một cách rất cơng phu. Phải có một sự tổ chức, hoạch định chặt chẽ của
những người đứng đầu về các công việc: cần bao nhiêu người để có thể xây dựng
nên, cần bao nhiêu nguyên vật liệu xây dựng và cần thiết kế như thế nào để những

cơng trình có thể hồn thành một cách tốt nhất, tuyệt vời nhất…? Nhờ vào những
kế hoạch chặt chẽ và chính xác xủa những người đứng đầu ấy, các cơng trình mới
trở nên thật vĩ đại và trường tồn với thời gian như vậy. Đó được gọi là sự quản
trị, một sự quản trị có khoa học.
Quản trị ngày càng đóng góp vai trị đáng kể và khẳng định vị thế cũng như
tầm quan trọng của mình trong xã hội, qua cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế
kỉ XVIII, với sự xuất hiện của những máy móc có thể thay thế sức người, hay sự
xuất hiện của các phương tiện giao thông, phương tiện liên lạc giữa các vùng sản
4


xuất khác nhau, giúp con người có thể quản lí cũng như trao đổi hàng hóa ở tầm
vĩ mơ.
Từ những năm 1960 trở đi, quản trị mang xu hướng xã hội hóa. Người ta
quan tâm đến chất lượng, khơng chỉ là chất lượng sản phẩm mà còn là chất lượng
cuộc sống. Đó là các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như: tiện nghi, sự an
toàn trong sinh hoạt, y tế, giáo dục,… Tất cả đều cần đến sự am hiểu và thông
suốt của người quản trị.
Quản trị rất cần thiết đối với mọi tổ chức. Quản trị có vai trị đặc biệt lớn
trong mọi sự hợp tác có tổ chức. Mỗi người được phân cơng, giao phó một nhiệm
vụ riêng để góp sức hồn thành cơng việc,... Tất cả những công việc ấy đều cần
đến một người lãnh đạo, chỉ thị, ra quyết định để đưa công việc phát triển theo
đúng kế hoạch. Cũng giống như trong một trò chơi, cần có một người khởi xướng
để lơi kéo mọi người tham gia cũng như trình bày cách chơi, luật chơi,… cho mọi
người cùng biết và tuân theo.[2]
Trên thế giới có rất nhiều nhà quản trị thành cơng và có ảnh hưởng rất lớn
như Larry Page điều hành công ty Google, hay Howard Schultz – người đứng đầu
Stabucks,... Trong đó có Indra Nooyi – người lãnh đạo quyền lực của cơng ty
PepsiCo. Bà được bình chọn là một trong số 10 nhà quản trị có tầm ảnh hưởng
nhất trên thế giới ( theo CafeLand). Dưới sự lãnh đạo của Indra Nooyi, công ty

PepsiCo đã đánh dấu được một số kết quả về tài chính Đồng thời bà cũng dẫn dắt
cơng ty PepsiCo phát triển theo hướng lành mạnh. Indra Nooyi cịn được biết đến
là giám đốc điều hành ln vui vẻ, thường xuyên tổ chức các cuộc tụ họp của
công ty cho đến nay.[3] Bà ln có những chiến lược thông minh cũng như những
kế hoạch cụ thể và sự thấu hiểu nhân viên. Nhờ những yếu tố đó, bà đã đưa công
ty PepsiCo trở thành một trong những công ty lớn trên toàn thế giới. Bà đưa ra
lời khuyên ý nghĩa đối với mọi người: “Trong cuộc sống, đôi khi bạn phải can
đảm để tạo ra những sự khác biệt. Nếu bạn thực sự tin tưởng vào quyết định của
bản thân, hãy mạnh mẽ bảo vệ những gì bạn cho là đúng. Bởi một người lãnh
đạo giỏi là người có tầm nhìn, dám suy nghĩ, dám làm và chấp nhận mạo hiểm
5


khi kinh doanh.” Ở Indra Nooyi, ta có thể thấy được những tố chất, phong cách
lãnh đạo tài ba của một nhà quản trị, cách nhận định thời cuộc một cách nhạy bén
trong tình hình kinh tế tồn cầu có nhiều biến đổi hết phức phức tạp.
Như vậy, một lần nữa ta khẳng định quản trị rất quan trọng. Sự quan trọng
và cần thiết ấy được thể hiện một cách rõ nét qua câu nói của C.Mác trong bộ Tư
Bản: “Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần
phải có người chỉ huy, người nhạc trưởng.” Hơn thế nữa, ta còn nhận thấy rằng,
quản trị cịn mang tính khoa học, tính nghệ thuật cũng như tính nghề. Để làm rõ
khía cạnh này, chúng tôi chọn đề tài “Quản trị là khoa học, là nghệ thuật và là
một nghề” cho bài tiểu luận của mình.
1.2.

Mục tiêu của tiểu luận
- Giúp mọi người hiểu rõ hơn về lĩnh vực quản trị, đặc biệt là tính khoa

học, tính nghệ thuật và tính nghề của quản trị.
- Các khía cạnh ấy được áp dụng và biểu hiện như thế nào trong các

doanh nghiệp hiện nay.
- Ưu điểm mà các tính chất của quản trị đem lại đối với con người, đặc
biệt là đối với các doanh nghiệp.
- Nhược điểm mà các tính chất đem lại với doanh nghiệp, để từ đó tìm ra
biện pháp cũng như hướng giải quyết thích hợp.

6


PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Quản trị
Có nhiều quan điểm về định nghĩa quản trị. Tùy theo từng tác giả muốn
nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác của quản trị, tùy theo từng góc nhìn
của các tác giả khác nhau mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản
trị.
Một số định nghĩa phổ biến về quản trị như sau:
Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra công việc
nhằm đạt các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức.
Định nghĩa này nhấn mạnh tới các chức năng của quản trị. Đó là: Chức
năng hoạch định, chức năng tổ chức, Chức năng điều khiển (lãnh đạo/chỉ huy),
Chức năng kiểm tra (giám sát).
Trường phái quản trị theo mục tiêu đưa ra định nghĩa là:
Quản trị là quá trình đạt được mục tiêu thông qua và cùng với người khác.
Quan điểm này muốn nhấn mạnh tới các mục tiêu của quản trị và phương
thức để đạt mục tiêu của quản trị trong quá trình làm việc cùng với và thơng qua
người khác.
Khá tương đồng với quan điểm trên, tác giả Robert Kreitnen cho rằng:
Quản trị là tiến trình làm việc với con người thông qua con người nhằm đạt được

mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn luôn thay đổi.
Những tác giả nhấn mạnh tính chất quan trọng đặc biệt của các quyết định
quản trị trong quản trị thì đưa ra định nghĩa về quản trị như sau:
Quản trị là việc đưa ra quyết định và thực hiện quyết định.
Những người đưa ra định nghĩa này cho rằng, việc ra quyết định và thực
hiện các quyết định quản trị có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại hay suy vong,
sự thành công hay thất bại, sự phát triển hay suy thoái của một tổ chức. Việc ra
quyết định đúng, phù hợp sẽ đưa tổ chức đến thắng lợi và ngược lại, đưa ra quyết
7


định sai lầm hoặc quá trình thực hiện quyết định sai lầm có thể dẫn tới sự thất bại
của tổ chức.
Một định nghĩa khác cho rằng:
Quản trị là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết
hợp nhau trong một tổ chức, nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Định nghĩa này chú trọng tới vai trò quan trọng của quản trị trong quá trình
kết hợp những nỗ lực của các cá nhân trong tổ chức, hướng đến mục tiêu chung
của tổ chức. Các hoạt động cần thiết được thực hiện đó là: ra quyết định và thực
hiện quyết định quản trị, thực hiện các chức năng quản trị, các hoạt động tác động
qua lại giữa chủ quản trị với các đối tượng quản trị.
Tác giả Harold Koontz thì cho rằng:
Quản trị là nhằm tạo lập và duy trì một mơi trường nội bộ thuận lợi nhất,
trong đó các cá nhân làm việc theo nhóm để đạt được một hiệu suất cao nhất
nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
Ở đây, tác giả chú trọng tới môi trường làm việc trong tổ chức để các cá
nhân có thể cống hiến nhiều nhất cho tổ chức.
Một cách tổng quát, quản trị được định nghĩa như sau:
Quản trị là q trình tác động thường xun, liên tục và có tổ chức của
chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm phù hợp các hoạt động của các bộ

phận, cá nhân, các nguồn lực với nhau một cách nhịp nhàng, ăn khớp để đạt mục
tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Khái niệm chú trọng tới cả quá trình thường xun, liên tục và có tổ chức
của hoạt động quản trị trên cơ sở phối hợp nỗ lực của các bộ phận, cá nhân trong
tổ chức để đạt mục tiêu của tổ chức hiệu quả nhất.[4]
2.1.1.2. Quản trị là khoa học.
*Khái niệm :
Quản trị có đối tượng nghiên cứu cụ thể, có lý thuyết xuất phát từ các cuộc
nghiên cứu theo các phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm, xem xét

8


các tình hình quản trị, để từ những dữ kiện đã có (kiến thức, tài liệu, thơng tin,
v.v) đạt đến một kết quả mới hơn, cao hơn và có giá trị hơn.[5]
*Quản trị là một mơn khoa học vì :
Quản trị là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng một lúc với con người,
nó biểu hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là mối quan hệ
giữa người chủ nô và kẻ nô lệ, giữa chủ và tớ, rồi tiến hóa dần dần qua nhiều thế
kỉ với ít nhiều thay đổi từ trong cách xử sự đầy lạm quyền dưới các chế độ độc
tài phong kiến mang tính chất độc đốn, gia trưởng đến những ý tưởng quản trị
dân chủ mới mẻ như hiện nay. Trên phương diện khoa học và hoạt động thực tiễn
khoa học, quản trị thực sự phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ 19 đến nay.
Sự phát triển của khoa học quản trị hiện đại xuất phát từ những quan niệm
cơ bản của nền công nghiệp. Các kỹ thuật tham vấn trong việc quản trị đã được
áp dụng thành công ở một số các xí nghiệp cơng nghiệp tại Hoa Kỳ và nhiều quốc
gia khác.
Khoảng năm 1840, con người chỉ có thể trở thành quản trị viên khi người
đó là chủ sở hữu một cơ sở làm ăn. Dần dần, việc sử dụng những quản trị viên
không phải là sở hữu chủ trở nên phổ biến. Họ là những người đi tiên phong trước

nhiều thế lực và tự dành cho mình những ưu tiên về quyền lực kiểm soát.
Những năm 1890, nhiều liên hiệp xí nghiệp xuất hiện kéo theo nhiều đạo
luật được ban hành để quy định quyền hạn và trách nhiệm của những liên hiệp xí
nghiệp này. Rất nhiều tham gia vào các địa vị then chốt của công tác quản trị
những trách nhiệm theo luật định dành cho giới này.
Vào năm 1910, tại Hoa Kỳ, hai đạo luật quy định hoạt động của các Trust
ra đời (Clayton Act năm 1914 và Transportion năm 1920) đã ảnh hưởng đến chiều
hướng phát triển của hiệp hội doanh nghiệp. Đồng thời, với sự hình thành các tập
đồn tài chính, những ngân hàng xuất hiện với tư cách là những “giám đốc” hay
“tổng giám đốc” của những doanh nghiệp lớn.
Như vậy, quản trị ra đời cùng với sự xuất hiện của sự hợp tác và phân cơng
lao động. Đó là một u cầu tất yếu khách quan. Tuy nhiên, khoa học quản trị
9


hay “quản trị học” chỉ mới xuất hiện những năm gần đây và người ta coi quản trị
học là một ngành khoa học mới mẻ của nhân loại.
Khác với công việc quản trị cụ thể, quản trị học là khoa học nghiên cứu,
phân tích về cơng việc quản trị trong tổ chức, đó là tìm ra và sử dụng các quy luật
trong các hoạt động quản trị để duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt
động hiệu quả. Mặt khác, trong quá trình quản trị, con người hoạt động trong
những mối liên hệ nhất định với nhau. Như vậy, nghiên cứu quản trị cũng có
nghĩa là nghiên cứu quan hệ giữa người với người trong quá trình đó, tìm ra tính
quy luật hình thành quan hệ quản trị. Nói cách khác, quản trị học là khoa học
nghiên cứu phân tích về cơng việc quản trị trong tổ chức, tổng kết hóa các kinh
nghiệm tốt thành nguyên tắc và lý thuyết có thể áp dụng cho các tình huống quản
trị tương tự. Mục tiêu của quản trị học là trang bị cho chúng ta những kiến thức
và kỹ thuật cần thiết để gia tăng hiệu quả trong các hoạt động tập thể, kinh doanh
hoặc khơng kinh doanh.[6]
*Tính khoa học của quản trị thể hiện ở các yêu cầu sau đây:

Quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật khách
quan. Điều đó, đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật
chung và riêng của tự nhiên và xã hội. Trên cơ sở am hiểu các quy luật khách
quan mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học. Trước hết là triết học, kinh tế
học, tâm lý học, xã hội học, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học …
cùng với những kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị.
Quản trị cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị. Đó là những cách
thức và phương pháp thực hiện các công việc như: kỹ thuật thiết lập chiến lược,
kỹ thuật thiết kế cơ cấu tổ chức, kỹ thuật kiểm tra…
Quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức
trong từng giai đoạn cụ thể. Điều đó, địi hỏi các nhà quản trị vừa kiên trì các
nguyên tắc vừa phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức và
các kỹ năng quản trị phù hợp cho từng điều kiện hoàn cảnh nhất định.[7]
*Khoa học quản trị nhằm:
10


-Cung cấp cho các nhà quản trị một cách suy nghĩ có hệ thống trước các
vấn đề phát sinh, cung cấp những phương pháp khoa học giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn làm việc. Thực tế đã chứng minh các phương pháp giải quyết khoa
học đã là những kiến thức không thể thiếu của các vấn đề.
-Cung cấp cho các nhà quản trị những kỹ thuật đối phó với các vấn đề trong
cơng việc, hình thành các lý thuyết, các kinh nghiệm lưu truyền và giảng dạy cho
các thế hệ sau.[8]
2.1.1.3. Quản trị là nghệ thuật.
Người ta thường xem quản trị là một nghệ thuật, còn người quản trị là
người nghệ sĩ tài năng. Quản trị khác với những hoạt động sáng tạo khác ở chỗ
nhà “nghệ thuật quản trị” phải sáng tạo không ngừng trong thực tiễn sản xuất kinh
doanh. Muốn có nghệ thuật quản trị điêu luyện, người ta phải rèn luyện được kỹ
năng biến lý luận thành thực tiễn.

Quản trị khơng thể thuộc lịng hay áp dụng theo cơng thức. Nó là một nghệ
thuật và là một nghệ thuật sáng tạo. Nhà quản trị giỏi có thể bị nhầm lẫn nhưng
họ sẽ học hỏi được ngay từ những sai lầm của mình để trau dồi nghệ thuật quản
trị của họ, linh hoạt vận dụng các lý thuyết quản trị vào trong những tình huống
cụ thể.[9]
Nghệ thuật của quản trị chính là những kĩ xảo, bí quyết, “mưu mẹo” và
“biết làm thế nào” để đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao. Nếu khoa
học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống, thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức
để vận dụng cho phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống, các trường
hợp cụ thể.
Nghệ thuật quản trị thường được biểu hiện trong một số lĩnh vực như:
-Nghệ thuật sử dụng người: Nói về thuật dùng người, Khổng Tử đã có dạy:
“Dụng nhân như dụng mộc”. Mỗi con người đều có những ưu nhược điểm khác
nhau, nếu biết sử dụng thì người nào cũng có ích, họ sẽ cống hiến nhiều nhất cho
tổ chức, cho xã hội, cho cộng đồng mà họ đang sinh sống. Điều đó địi hỏi nhà
quản trị phải am hiểu đặc điểm tâm lý của từng người, nên sử dụng họ vào việc
11


gì, ở đâu là phù hợp nhất. Có như vậy, mỗi cá nhân mới có điều kiện, cơ hội phát
huy hết khả năng của mình, cống hiến nhiều nhất cho tập thể.
-Nghệ thuật giáo dục con người: Để giáo dục con người, thơng thường
người ta sử dụng các hình thức: khen, chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình,
khen thưởng và kỉ luật, v.v. Với ai, nên áp dụng hình thức nào, biện pháp gì, mức
độ cao hay thấp, và được tiến hành ở đâu, khi nào đều là những vấn đề mang tính
nghệ thuật. Cùng một vấn đề nhưng mỗi đối tượng khác nhau có khi phải giải
quyết khác nhau. Nếu áp dụng không phù hợp, chẳng những khơng giúp cho con
người phát triển theo chiều hướng tích cực, mà trái lại sẽ tăng thêm tính tiêu cực
trong tư tưởng lẫn hành vi của họ.
-Nghệ thuật ứng xử: Được thể hiện trong quá trình giao tiếp. Sự lựa chọn

lời nói, cách nói và thái độ phù hợp với người nghe là nghệ thuật ứng xử trong
giao tiếp. Ca dao Việt Nam có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói
cho vừa lịng nhau”. Đó là tư tưởng cơ bản của thuật lựa lời trong giao tiếp. Cách
nói thẳng, nói gợi ý, nói triết lý,... là những cách nói cần lựa chọn cho phù hợp
với từng trình độ, tâm lý của người nghe. Thái độ tôn trọng, thành ý, khiêm tốn,
hòa nhã,... là nghệ thuật giao tiếp khơng thể thiếu trong q trình giao tiếp.
Ngồi ra, nghệ thuật quản trị còn thể hiện ở nghệ thuật tạo thời cơ, nghệ
thuật sử dụng các đòn bẩy trong quản lý, nghệ thuật ra quyết định,...[10]
2.1.1.4. Quản trị là một nghề
Trong xu thế phát triển hiện nay, quản trị là một nghề. Nó thể hiện sự kết
hợp giữa khoa học và nghệ thuật quản trị. Cúng giống như các nghề nghiệp khác,
nghề quản trị được đào tạo, được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để tạo việc làm
và ni sống con người.
Nghề quản trị được đào tạo một cách hệ thống. Các chương trình đào tạo
nghề quản trị vừa mang tính nguyên lý vững chắc, đảm bảo tính khoa học; vừa
mang tính thực tiễn sâu sắc. Chương trình đào tạo nghề quản trị hiện nay trên thế
giới bao gồm nhiều trình độ khác nhau: từ đào tạo thực hành ngắn hạn cho người

12


thực hành nghề quản trị đến các trình độ trung cấp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ,
tiến sĩ và sau tiến sĩ.
Nghề quản trị mang tính chuyên nghiệp. Người được đào tạo nghề quản trị
thực hành nghề quản trị có thể đảm bảo đời sống cho họ và góp phần ni sống
gia đình họ. Nghề quản trị cịn là niềm mong ước của rất nhiều thế hệ trẻ hiện
nay.[11]
Ngày nay, quản trị được coi là một nghề, bởi vì những nhà quản lý trong
cả bộ máy của doanh nghiệp có khuynh hướng ngày càng tách rời người sở hữu,
các quyền sở hữu cũng ngày càng được tách biệt. Các nhà quản trị được tuyển

vào làm ở nhiều tổ chức đang thực hiện chức năng đào tạo ra những nhà quản trị
một cách chuyên nghiệp, nhằm phục vụ cho các nhu cầu quản trị của các doanh
nghiệp và tổ chức kinh doanh, cũng như tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã
hội. Quản trị doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu sử dụng các nhà quản trị một
cách chuyên nghiệp hơn.
Quản trị kinh doanh thực chất là một ngành rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh
vực, ngành nghề trong xã hội. Quản trị kinh doanh có thể được tiếp cận theo ba
góc độ chủ yếu: quản trị kinh doanh chung (đa ngành, đa lĩnh vực, đa chức năng);
quản trị kinh doanh theo đối tượng (hay còn gọi là theo ngành) trong nền kinh tế
như: kinh doanh công nghiệp, xây dựng, nơng nghiệp, thương mại, du lịch, vận
tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm,…; quản trị kinh doanh theo chức
năng trong doanh nghiệp như: quản trị nhân lực, tài chính, marketing, hậu cần,
cơng nghệ, chất lượng,v.v… Ngồi ra, cịn có thể tiếp cận quản trị kinh doanh
theo tiến trình quản trị trong doanh nghiệp như: hoạch định, tổ chức, điều hành,
kiểm sốt,v.v… Ở đây, nói đến quản trị doanh nghiệp là muốn tiếp cận nghề quản
lý và điều hành hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mang tính tổ chức,
có tư cách pháp nhân, với quy mơ lớn, có sự tham gia của đơng đảo người lao
động và có mối quan hệ với nhiều đối tác trong kinh doanh.[12]
Tóm lại, quản trị mang tính khoa học, tính nghệ thuật và tính nghề. John
Quincy Adams đã nói: “Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho
13


những người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn và trở nên tốt đẹp hơn,
bạn là một người lãnh đạo.”
2.1.2. Mối liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật trong quản trị
Nghệ thuật bao giờ cũng phải dựa trên một sự hiểu biết khoa học làm nền
tảng cho nó. Khoa học và nghệ thuật quản trị khơng đối lập, loại trừ nhau mà
không ngừng bổ sung cho nhau. Khoa học phát triển thì nghệ thuật quản trị cũng
được cải tiến theo. Một người giám đốc nếu khơng có trình độ hiểu biết khoa học

làm nền tảng, thì khi quản trị ắt phải dựa vào may rủi, trực giác hay những việc
đã làm trong quá khứ. Nhưng nếu có trình độ hiểu biết thì ơng ta có điều kiện
thuận lợi hơn nhiều để đưa ra những quyết định quản trị có luận chứng khoa học
và có hiệu quả cao.
Khơng nên quan niệm nghệ thuật quản trị như người ta thường hay nghĩ đó
là kinh nghiệm cha truyền con nối. Cũng không được phủ nhận mặt khoa học
quản trị, thổi phồng mặt nghệ thuật của quản trị. Sẽ là sai lầm khi cho rằng con
người lãnh đạo là một loại nghệ sĩ có tài năng bẩm sinh, khơng ai có thể học được
cách lãnh đạo. Cũng khơng ai có thể dạy được việc đó nếu người học khơng có
năng khiếu. Nghệ thuật quản trị sinh ra từ trái tim và năng lực của bản thân cá
nhân.
Từ mối liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật quản trị, cái gì đối với người
lãnh đạo là quan trọng: khoa học hay nghệ thuật quản trị?
Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, người lãnh đạo phải có kiến
thức, phải nắm vững khoa học quản trị. Nhưng nghệ thuật quản trị cũng khơng
kém phần quan trọng vì thực tiễn mn hình mn vẻ, tình huống, hồn cảnh
ln ln thay đổi và khơng bao giờ lặp lại. Một nhà quản trị nổi tiếng nói rằng:
“Một vị tướng thì khơng cần biết kỹ thuật điều khiển tên lửa như thế nào, kỹ thuật
lái máy bay ra sao và làm thế nào để xe tăng vượt qua được chướng ngại vật.
Nhưng đã làm tướng thì phải biết khi nào thì phải dùng pháo và loại pháo cỡ nào
sẽ mang lại hiệu quả mong muốn. Khi nào thì dùng máy bay, khi nào cần phải
dùng xe tăng hạng nặng. Sự phối hợp chúng như thế nào và có thể mang lại những
14


hiệu quả gì? Phải làm gì để có thể sử dụng tốt nhất các loại vũ khí đó? Người
làm tướng phải nắm chắc những kiến thức các loại này và phải luôn luôn sáng
tạo. Trong lĩnh vực quản trị kinh tế cũng vậy”.
Chúng ta có thể hiểu như sau: Khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ
thống, cịn nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức. Nghệ thuật quản trị trước hết là tài

nghệ của nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách khéo
léo và có hiệu quả nhất. Ở đây muốn nói đến tài năng của quản trị gia, năng lực
tổ chức, kinh nghiệm giúp họ giải quyết sáng tạo xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tế người ta nghiên cứu nghệ
thuật quản trị khơng chỉ từ những kinh nghiệm thành cơng mà cịn cả những kinh
nghiệm thất bại.
Một quản trị gia nổi tiếng nói: “Việc nghiên cứu những thất bại cịn quan
trọng hơn là việc nghiên cứu những thành cơng, bởi vì thành cơng có thể sẽ được
lặp lại hay khơng lặp lại, cịn thất bại sai lầm thì nhất thiết khơng được để cho
lặp lại”.[13]
2.2 Thực trạng chung về vấn đề quản trị là khoa học, là nghệ thuật và là một
nghề.
2.2.1. Sự cần thiết của tính khoa học, nghệ thuật và tính nghề trong quản trị
Quản trị nói chung hay riêng đều có những nghệ thuật quản riêng, để sao
cho vừa không đi lệch với quy luật nhưng lại hiệu quả phù hợp với từng trường
hợp cụ thể, không cứng nhắc, mềm dẻo, đối tượng quản lí chấp nhận sự quản lí
của người quản trị.
Là một nhà quản trị cần nắm và hiểu rõ được tính khoa học, nghệ thuật và
tính nghề trong quản trị.
Nắm được khoa học quản trị sẽ giảm thiểu nguy cơ thất bại trong kinh
doanh.
Nắm được nghệ thuật quản trị sẽ giúp những nhà quản lí giữ được sự bền
vững trong kinh doanh.

15


Trong quản trị tính khoa học và nghệ thuật ln đi đơi với nhau. Nếu chỉ
mang tính khoa học cứng nhắc và tuân theo những quy luật của quan hệ công
nghệ, quan hệ kinh tế, chnh trị của xã hội nhưng trong bối cảnh kinh tế hiện nay

đòi hỏi cán bộ quản trị phải có một trình độ nhất định.
Trong quản trị cần thiết nhất cho một nhà quản trị là cách giao tiếp. Sẽ
khơng có ai trị chuyện nhiều trong xã hội nếu họ biết rằng mình thường hiểu sai
về người khác.
Trong tổ chức chưa có khá nhiều vấn đề rắc rối nảy sinh từ hoạt động giao
tiếp giữa con người với nhau. Thái độ giao tiếp không đúng sẽ gây ra phần lớn
rắc rối. Kết quả của nó sẽ là sự mập mờ khó hiểu và có thể khiến một kế hoạch
tốt thất bại.
Bên cạnh đó, muốn quá trình quản trị có kết quả thì trước tiên nhà quản trị
tương lai phải được phát hiện năng lực, được đào tạo về nghề nghiệp, kiến thức,
tay nghề, kinh nghiệm một cách chu đáo để phát hiện, nhận thức một cách chuẩn
xác và đầy đủ các quy luật khách quan, đồng thời có phương pháp nghệ thuật
thích hợp nhằm tn thủ đúng các địi hỏi của các quy luật đó
Vậy nên trong quản trị cần phải có tính khoa học, nghệ thuật và tính nghề
điều đó giúp cho các nhà quản trị thành cơng hơn.
2.2.2. Ý nghĩa và vai trị của tính khoa học, nghệ thuật và tính nghề trong quản
trị.
Khoa học, nghệ thuật và nghề có vai trị và ý nghĩa rất quan trọng trong
quản trị. Nó cung cấp cho nhà quản trị một cách suy nghĩ có hệ thống trước các
vấn đề phát sinh những phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Cung cấp cho nhà quản trị các quan niệm và ý niệm nhằm phân tích đánh giá và
nhận diện các bản chât của vấn đề. Từ đó hiểu biết và vận dụng chính xác các
quyết định để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế. Cung cấp cho các nhà
quản trị những kỹ thuật đối phó với các vấn đề trong cơng việc, hình thành các lý
thuyết, các kinh nghiệm lưu truyền và giảng dạy cho các thế hệ mai sau. Đồng
thời cũng hình thành các phương pháp khoa học tạo nền tảng cho việc ứng dụng
16


và cải tiến khoa học quản trị. Ngoài ra, nghề quản trị mang tính chuyên nghiệp.

Người được đào tạo nghề quản trị thực hành nghề quản trị có thể đảm bảo đời
sống cho họ và góp phần ni sống gia đình họ. Đó là niềm mong ước của rất
nhiều thế hệ trẻ hiện nay.
Tạo cho các nhà quản trị có khả năng giải quyết vấn đề trong mọi hoàn
cảnh điều kiện cụ thể thông qua những kinh nghiệm, thực hành, suy luận và trực
giác giúp các nhà quản trị sẽ trở nên nhạy cảm và giải quyết các vấn đề tốt hơn.
2.2.3. Tình hình áp dụng tính khoa học, nghệ thuật và tính nghề của các doanh
nghiệp hiện nay.
Tính khoa học và nghệ thuật luôn được áp dụng trong các hoạt động của
những doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện các chiến
lược trong kinh doanh để nâng cao thương hiệu của mình bằng cách áp dụng các
chiến lược của mình như: chiến lược marketing, đào tạo chun mơn, nâng cao
kĩ năng giao tiếp... Ví dụ như: cách doanh nghiệp biết cách thõa mãn khách hàng
bằng việc hiểu các đối thủ cạnh tranh, những rào cản gia nhập, chi phí, ảnh hưởng
bên ngồi, ngân sách, tự hiểu biết,…
Bạn có thể xây dựng những chiến lược marketing cần thiết cho phép bạn
thu hút, giành và giữ khách hàng. Ngồi ra, nó cịn sẵn sàng cho phép bạn sẵn
sàng phản ứng trước bất kì những thay đổi nào của thị trường khi chúng diễn ra.
Một kế hoạch marketing du kích tốt phải đủ linh hoạt để đáp lại những thay đổi
của thị trường. Khi thị trường thay đổi, khách hàng cũng thay đổi. Do đó, những
dự định và hoạt động của công ty cũng thay đổi theo. Linh hoạt là một đặ điểm
vốn có của những người làm marketing du kích.
Điều tương tự sẽ diễn ra đối với cuộc đua marathon marketing của bạn. Sự
linh hoạt là cần thiết bởi nó sẽ giúp bạn thành cơng, doanh nghiệp của bạn sẽ phát
triển. Nói tóm lại, nó sẽ tạo ra sự thay đổi.
Phát triển một kế hoạch và những chiến lược liên quan sẽ chỉ làm biến đổi
chứ không phá vỡ kế hoạch kinh doanh của bạn. Nó sẽ đưa bạn tiến thêm một
bước gần hơn với thành công mà vì nó, bạn đã vất vả và nỗ lực làm việc.
17



Ngoài những chiến lược kinh tế nhà quản trị cần nắm được những nghệ
thuật. Nghệ thuật dự báo thu phí khơng chỉ mang tính khoa học mà là cả một mơn
nghệ thuật và mơn nghệ thuật này có những bí quyết riêng. Việc dự đốn chi phí
và doanh thu trong giai đoạn khởi nghiệp khi mọi thơng số tài chính còn quá mơ
hồ là cả một nghệ thuật. Nhiều chủ doanh nghiệp thường bỏ qua khâu này vì cho
rằng mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ không rót vốn vào cơng ty nếu
như bạn khơng thế đưa ra các dự báo về tài chính chi tiết. Điều quan trọng hơn là
các dự báo tài chính hợp lí sẽ giúp bạn kiểm sốt tốt chi phí, phát triển các kế
hoạch nhân sự cũng như kinh doanh.
Nghệ thuật đàm phán với các khách hàng. Có nhiều nguyên tắc trong việc
bán hàng, nhưng có một ngun tắc hầu như khơng bao giờ sai, đó là: nếu bạn
hướng tồn bộ sự chú ý của mình vào giá bán của sản phẩm dịch vụ thì khách
hàng của bạn cũng sẽ làm y như thế, tức là chỉ tập trung vào yếu tố giá cả. Trừ
khi bạn có thể làm sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh, thì chỉ sản phẩm với mức giá thấp nhất mới có thể bán chạy.
Tuy nhiên, việc áp dụng những nguyên tắc trên trong quản trị doanh nghiệp
còn những hạn chế sau:
Một là, hạn chế trong đào tạo đội ngũ quản lý của doanh nghiệp nên năng
lực của đội ngũ các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo một cách bài bản nên
hạn chế trong điều hành doanh nghiệp.
Hai là, hạn chế trong đào tạo người lao động: Rất nhiều doanh nghiệp có
đa số cơng nhân và người lao động chưa qua đào tạo hoặc trình độ thấp, chất
lượng sản phẩm không cao.
Ba là, lao động chưa yên tâm trong khi làm việc tại doanh nghiệp nên họ
thiếu sự gắn bó lâu dài và phấn đấu vươn lên.
Bốn là, vấn đề tạo động lực cho lao động chưa được quan tâm, làm cho lao
động thiếu động lực làm việc, thiếu phấn đấu vì doanh nghiệp.

18



2.3. Liên hệ thực tiễn
Từ những cơ sở lý thuyết trên, rất nhiều nhà CEO đã vận dụng vào thực
tiễn quản lí doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả và một trong số những nhà
CEO nổi tiếng và được cho là thành công bậc nhất thế giới là JackMa- người sáng
lập, chủ tịch điều hành Tập đoàn Alibaba.
2.3.1. Khái quát về tập đoàn Alibaba và Jack Ma
2.3.1.1. Tập đoàn Alibaba:
Dưới sự lãnh đạo tài năng của Jack Ma, công ty 15 năm tuổi này đã trở
thành một doanh nghiệp khổng lồ ở Trung Quốc. Ơng thành cơng nhờ tin vào
tiềm năng kinh doanh của Internet, khi ít người Trung Quốc nghĩ về điều này.
Ơng từng thành lập một cơng ty dịch thuật nhưng vẫn phải bán hàng rong trên
phố để có tiền sinh nhai. Năm 1995, ơng có cơ hội được tới Seattle, Mỹ với tư
cách một phiên dịch, giúp một cơng ty Trung Quốc địi nợ. Trong thời gian ở
Seattle, ông đã được tiếp xúc với cái gọi là Internet. Một ý tưởng kinh doanh bắt
đầu hình thành trong đầu ông. Với sự giúp đỡ của hơn một chục người bạn, những
cá nhân đã bỏ ra khoản vốn 60.000 USD, Jack Ma đã thành lập Alibaba, một nền
tảng giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
*Quá trình hình thành:
- Năm 1999, Jack Ma cùng 17 người khác đã lên kế hoạch thành lập
Alibaba, một đế chế internet cũng Trung Quốc cũng như thế giới sau này. Tuy
nhiên, tới tận năm 2002, họ mới kiếm ra được những nguồn lợi nhuận đầu tiên.
- Năm 2003, Alibaba cho ra đời dịch vụ Taobao, cho phép người dùng tự
bán các mặt hàng của mình trên mạng.
- Năm 2005, Yahoo! Mua lại 40% cổ phần của Alibaba với giá 1 tỷ USD.
Về sau, số cổ phiếu này đã được chính Alibaba đứng ra mua lại.
- Năm 2008, Tmall- dịch vụ bán các mặt hàng danh tiếng cho người dùng
Trung Quốc ra đời. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là 1 trong 3 nguồn thu chính
của Alibaba.


19


- Năm 2010, Aliexpress được mở để phục vụ cho người dùng quốc tế. Dịch
vụy này đã đánh dấu bước tiến của Alibaba vươn ra thị trường quốc tế.
- Ngày 19/9/2014, Alibaba chính thức IPO tài sản chứng khốn New York
với vốn hóa 231 tỷ USD, cao hơn cả Amazon và eBay cộng lại. Được biết, hiện
tại, Alibaba có quy mơ 20 nghìn nhân viên và 90 văn phịng trên tồn thế giới.
Trước đó, theo thơng tin trên báo Sài Gòn Đầu Tư, ngày 6/5, nhà khổng lồ thương
mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group đã nộp hồ sơ bán cổ phiếu lần đầu ra công
chúng (IPO) ở Mỹ.
2.3.1.2. Sơ lược về tiểu sử của Jack Ma:
Ông chủ Alibaba là Jack Ma- Mã Vân, từng nhiều lần thất bại trước khi lập
nên Alibaba. Hiện Jack đang là người giàu nhất nhì Châu Á cũng như Trung Quốc
khi sở hữu khối tài sản trị giá 23,1 tỷ USD( tính đến 4/2016).
Jack Ma sinh ra tại Hàng Châu. Ngay từ lúc còn nhỏ ông đã mong muốn
học tiếng Anh nên mỗi buổi sáng, Jack Ma dành 45 phút đạp xe đến khách sạn và
đàm thoại tiếng Anh với người nước ngồi. Khơng những vậy, ông thường làm
hướng dẫn viên du lịch cho những người khách nước ngồi miễn phí để thực
hành, cũng như hồn thiện vốn tiếng Anh của mình hơn.
Trải qua hai lần thi trượt, phải đến lần thứ ba Jack Ma mới có tên trong
danh sách đỗ của trường Học Viện sư phạm Hàng Châu( nay là Đại học sư phạm
Hàng Châu). Vào năm 1988, sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh, ông trở thành
giáo viên tiếng Anh nhiều năm tại Viện Kỹ thuật điện tử Hàng Châu với thu nhập
12 USD/ tháng.
Năm 1995 được coi là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh sau
này của Jack Ma, khi ông lần đầu tiên tiếp xúc với internet trong một chuyến đi
tới thành phố Seattle. Ơng đã tìm từ “beer” ( bia) trên Yahoo và nhanh chóng bị
ám ảnh bởi mạng máy tính tồn cầu. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã thành

lập công ty Internet đầu tiên của mình, với danh bạ trực tuyến là China Pages.
Nhưng năm sau đó đã từ bỏ sau khi Trung Quốc yêu cầu thành lập liên doanh với
một doanh nghiệp nước ngoài.
20



×