Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Giáo trình cao cấp lý luận chính trị tôn giáo và tín ngưỡng phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.21 MB, 132 trang )

Bài 3
MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU
Về kiến thức: Cung cắp cho học viên những kiến thức cơ bản

về một số tôn giáo ở Việt Nam.

Về kỹ năng: Giúp học viên vận dụng kiến thức về một số tôn

giáo để ứng xử với vấn đề tôn giáo trong thực tiễn phù hợp quan

điểm mácxít.

VỀ tư tưởng: Giúp học viên có thái độ đúng mực, khách quan

trong việc nhìn nhận, giải quyết vấn đề tơn giáo ở Việt Nam.

B. NỘI DUNG
1. PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM.
1.1. Khái quát chung về Phật giáo

1.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển
Người sáng lập ra Phật giáo là Tắt Dat Da (Siddhartha), con

vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Maya), ho Cd
Dam (Gautama), vuong t6c Thich Ca (Sakya), tiểu quốc Ca Tỳ La
Vệ (Kapilavastu) thuộc vùng Đơng Bắc Ấn Độ lúc đó và thuộc

Nepal ngày nay; sinh ngày 15-4-624 trước Công nguyên (Tr.CN)

tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini). Năm 19 tuổi (16 tuổi theo quan


điểm Phật giáo Bắc tông), Tất Đạt Đa kết hôn với Da Du Đà La
(Yasoddhara), sinh hạ một người con trai là La Hầu La (Rahula).

14


Năm 29 tuổi (25 tuổi theo quan điểm Phật giáo Bắc tông), ông xuất
gia tu hành. Trong 6 năm đầu mới xuất gia, ông tu khổ hạnh với các

tu sĩ Bà La Môn giáo ở Tuyết Sơn (Himalaya). Nhận thức được cần
phải có thân thể khỏe mạnh mới đủ sức tư duy tìm ra chân lý, Tất

Đạt Đa đã từ bỏ cách tu hành cực đoan của Bà La Môn giáo. Sau

khi uống bát sữa bò của thiếu nữ Nan Đà, xuống địng sơng Ni Liên

Thién Na tắm rửa, ơng nhập thiền dưới gốc cây Tắt Bà La (Pipala)

tại Già Da (Gaya) và giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm, năm

ông 35 tuổi (31 tuổi theo quan điểm Phật giáo Bắc tơng), được tơn

xưng là Thích Ca Mâu Ni.

Sau khi đắc đạo, Thích Ca Mâu Ni đến Vườn Hươu (Sarnath)
thuyết giảng giáo pháp mà ông mới giác ngộ cho 5 vị tu sĩ Bà La

Môn giáo đã từng cùng ông tu khổ hạnh ở Tuyết Sơn. Tiếp đó,
Thich Ca Mâu Ni đi truyền giáo và thu nạp rất nhiều đệ tử. Sau 45


năm thuyết giảng giáo pháp (49 năm theo quan điểm Phật giáo Bắc

tơng), Thích Ca Mâu Ni nhập diệt (nhập Niết Bàn) năm 544 Tr.CN
tại Câu Thi Na Ca (Kushinagar).
Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, do sự khơng thống.

nhất trong giáo đồn, nên đã diễn ra bón lần kiết tập để chỉnh lý
thống nhất giáo lý Phật giáo. Lần kiết tập thứ nhất tiến hành tại

thành Vương Xá (Rajagriha). Lần kiết tập thứ hai diễn ra tại thành

Phé Xá Lị (Vesali). Lần kiết tập thứ ba diễn ra tại thành Hoa Thị
(Pataliputra). Lần kiết tập thứ tư diễn ra ở Ca Thấp Di La

(Kashmir).

Ngay sau khi ra đời, Phật giáo đã phát triển khá mạnh mẽ ở

Ấn Độ, nhất là dưới thời vua A Dục (Asoka, 273-232 Tr.CN). Thời
kỳ này, được sự ủng hộ của vua A Dục, Phật giáo không chỉ phát

triển rộng khắp đất nước Án Độ, mà còn được truyền bá sang nhiều

khu vực trên thế giới từ Trung Á, Trung Đông đến tận Trung Âu.
15


Từ đầu Công nguyên đến nay, Phật giáo du nhập mạnh mẽ vào các
quốc gia châu Á.


Sau thế kỷ IX, Phật giáo ở Ấn Độ bắt đầu suy vi. Đến thế kỷ

XII, Phật giáo bị diệt vong ngay trên quê hương của mình. Đến

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Phật giáo được phục hồi và phát
triển ở Ấn Độ, với số lượng nhỏ. Từ cuối thế kỷ XVIH đến đầu thế

kỷ XX, Phật giáo phát triển khá mạnh mẽ ở các nước phương Tây

như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, v.v... Từ giữa thế kỷ XX đến nay, Phật

giáo phát triển rộng khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế

giới, với khoảng 500 triệu tín đồ, cùng với gần 1 tỷ người chịu ảnh.

hưởng ở những mức độ khác nhau.
1.1.2. Giáo lý, giáo luật, lễ nghỉ, tổ chức của Phật giáo
* Giáo lý:

- Tứ Diệu đề (Tứ đếfTứ Thánh đế) là bốn chân lý gồm: Khổ
đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đề.
Khổ đề: là lý luận về sự Khổ. Phật giáo cho rằng làm người là

Khổ, đời là Khổ. Phật giáo quan niệm có 8 loại Khổ gồm: Sinh

(sinh ra), Lão (già đi), Bệnh (ốm đau), Tử (qua đời), Oán tăng hội
khổ (khổ vì gặp những người/điều mình ốn ghéU), Ái biệt ly khổ

(khổ vì phải xa rời những người/điều mình u thích), Cầu bắt đắc.
khổ (khổ vì những người/điều mình cầu mong khơng được), Ngũ

uẫn thịnh khổ (khổ vì 5 yếu tố cấu thành mọi sự vật hiện tượng,
sồm Sắc uẫn, Thụ uẫn, Tưởng uẫn, Hành uẫn, Thức uẫn).

Tập đế: là nguyên nhân của sự Khổ. Theo Phật giáo, các
nguyên nhân cơ bản của Khổ gồm tham Ái, khát Dục, Vô minh,
Tam độc (tham lam, sân hận, sỉ mê), Tà kiến, Giới cắm thủ (tu hành

không chính đạo), v.v....

Diệt đế: là tiêu điệt nguyên nhân mọi Khổ. Phật giáo cho rằng,

để hết Khổ phải tiêu diệt tham Ái và khát Dục, trừ bỏ Nghiệp hoặc,
76


tu tập theo chính đạo (Phật giáo), đề cao trí tuệ (duy Tuệ thị
Nghiệp) để đạt đến giải thoát, Niét Ban.

Đạo để: là 8 con đường tiêu diệt nguyên nhân của Khổ, gồm:
Chính kiến (kiến giải đúng đắn về giáo lý Phật giáo), Chính tư duy
(ý chí đúng đắn trên cơ sở chính kiến), Chính ngữ (phát ngơn đúng,

giáo lý Phật giáo), Chính nghiệp (hành vi đúng đắn theo giáo lý
Phật giáo), Chính mệnh (mưu sinh chính đáng phù hợp với giới luật
Phật giáo), Chính tỉnh tiến (chuyên cần tu tập Phật pháp hướng về

giải thốt), Chính định (tu tập thiền định Phật giáo) và Chính niệm
(kiên định suy niệm theo chân lý Phật giáo).

- Thập nhị nhân duyên gồm: Vô minh (không sáng suốt),

Hành (hành động tạo tác), Thức (thần thức), Danh sắc (tỉnh than và
vật chất), Lục nhập (sáu loại giác quan), Xúc (tiếp xúc với ngoại
cảnh), Thụ (cảm thụ), Ái (ham muốn), Thủ (thủ giữ), Hữu (hiện
hữu), Sinh (sinh tồn), Lão tử (già chết). Có nhiều cách giải thích về

'Thập nhị nhân dun, trong đó chủ yếu là cách lý giải nhân sinh

quan. Theo đó, Thập nhị nhân duyên là 12 khâu cấu thành sinh
mệnh tuần hoàn khơng ngừng.
~ Vơ thường: là một đặc tính phổ qt của con người và vạn

vật. Điều này có nghĩa, khơng có cái gì bắt biến ở trong cuộc đời,
vì nó ln thay đổi. Ví dụ, con người là một tập hợp 5 uẫn; 5 thành
tố này luôn tùy thuộc vào nhau để tổn tại, 1 thành tố hiện hữu có
nghĩa là cả 5 thành tố đều có mặt; 5 thành tố luôn biến chuyển
không ngừng, luôn sinh khởi, tồn tại rồi hoại diệt.

~ Vơ ngã: là khơng có bắt cứ con người và vạn vật nào hiện

hữu một cách độc lập. Giáo lý duyên sinh của Phật giáo cho rằng,

không có gì sinh khởi mà khơng phụ thuộc vào các nguyên nhân.
Nam uẫn hay con người cũng phụ thuộc nhau mà sinh khởi, do vậy
khơng có bản chất của một cái ngã bắt biến tồn tại độc lập với năm
thành tố này.

T1


~ Nhân quả: nhân là suy nghĩ, lời nói, việc làm của con người.

Quả là kết quả của ý nghĩ, lời nói, việc làm của con người. Mọi

hoạt động của con người (thân, khẩu, ý) đều để lại một kết quả nhất

định, trong đó nhân có trước, quả có sau; quả phụ thuộc vào nhân,
nhân quả tương ứng.

- Nghiệp báo: tắt cả suy nghĩ, lời nói, việc làm có sự chỉ phối
của ý thức con người sẽ để lại một nghiệp nhất định. Việc thiện ác

của con người trong hiện tại sẽ tạo ra nghiệp báo tương ứng trong

tương lai. Một nghiệp tốt mang lại quả tốt, một nghiệp xấu mang lại

quả xấu. Con người ở kiếp này phải chịu nghiệp báo tắt cả những gì

đã làm trong quá khứ.
~ Luân hỗi: là vòng sinh tử của con người. Khi con người tạo
nghiệp ác sẽ bị lệ thuộc trong vòng sinh tử, luân hồi. Muốn thoát

khỏi luân hồi, phải thoát khỏi nghiệp báo, nhân quả.
* Giáo luật: giáo luật của Phật giáo gồm:

- Ngữ giới: 5 giới dành cho tín đồ, gồm không sát sinh, không
trộm cắp, không tà dâm, không dối trá, không uống rượu (cùng với
các chất gây nhiễu loạn tâm trí, khơng kiểm sốt được lời nói và

việc làm).
- Thập thiện: 10 điều thiện được xây dựng trên nền tảng của.


Ngũ giới dành cho tín đồ, gồm khơng sát sinh, khơng trộm cướp,

khơng tà dâm, khơng nói xằng, khơng nói thêu dệt, khơng nói hai
Idi, khơng ác khẩu, không tham dục, không sân hận, không tà kiến.
- Bắt quan trai giới: 8 giới dành cho tín đồ giữ gìn trong 24 giờ

(một ngày đêm) tại ngơi chùa để thực tập theo đời sống của tu sĩ,
gồm: không sát sinh, khơng nói đối, khơng trộm cắp, khơng tà dâm,
không uống rượu, không ăn trái giờ giấc (không ăn phi thời/không

ăn sau 12h00 trưa), không nhảy múa ca hát cũng như không dùng
son phấn và nước hoa, không ngồi nằm giường lớn cao rộng.

78


~ Thập giới: 10 giới dành cho tu sĩ mới xuất gia (Sa di/Sa di

ni, 14-19 tuổi), gồm không sát sinh, khơng nói dối, khơng trộm cắp,

khơng đâm dục, khơng uống rượu, không ăn trái giờ giấc, khong

nhảy múa ca hát, không dùng son phấn và nước hoa, không nằm.

giường lớn cao rộng, không cầm giữ vàng bạc, vật báu.

~ Cự túc giới (Tỷ khiêu giới/T) kheo giới): là giới luật đầy đủ

mà một tu sĩ chính thức phải thụ nhận. Đối với Phật giáo Bắc tông,
nam tu sĩ (Tỷ khiêu) giữ 250 giới, nữ tu sĩ (Tỷ khiêu ni) giữ 348

giới. Đối với Phật giáo Nam tông, nam tu sĩ giữ 227 giới.

- Bồ tát giới: gồm 10 giới trọng (giới nặng), 48 giới khinh

(giới nhẹ) mà một tín đồ Phật giáo, cả cư sĩ tại gia lẫn tu sĩ xuất gia,

phải thụ nhận và tu tập để tự giác ngộ bản thân, giác ngộ cho người
khác, trên mong cầu thành Phật, dưới hóa độ chúng sinh.
* Lễ nghỉ: Những ngày lễ chính của Phật giáo gồm có:
- Lễ Dâng y Kathina: là một lễ hội lớn của Phật giáo Nam

tông. Hằng năm, mỗi chùa chỉ được tổ chức Lễ Dâng y một lần vào

bắt cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kết thúc.

Việc dâng y chỉ được thực hiện tại các chùa có tu sĩ nhập hạ và

cúng dường đến tắt cả tu sĩ.

~ Lễ Vesal/Lễ Tam hợp: được Phật giáo Nam tông tổ chức vào

ngày 15-4 Âm lịch kỷ niệm ngày đản sinh, ngày thành đạo và ngày

nhập diệt của Đức Phật Thích Ca. Phật giáo Bắc tơng tổ chức ba lễ

nêu trên riêng rẽ: Lễ Đức Phật Thích Ca nhập diệt vào ngày 15-2

Âm lịch; Lễ Phật đản vào ngày 15-4 Âm lịch; Lễ Phật Thích Ca
thành đạo vào ngày 8-12 Âm lịch.


~ Lễ Nhập hạ và Lễ Xuất hạ: Lễ Nhập ha là ngày đầu tiên của
kỳ an cư kiết hạ, thường diễn ra vào ngày 16-4 Âm lịch đối với
Phật giáo Bắc tông, ngày 16-6 Âm lịch đối với Phật giáo Nam tông.

Lễ Xuất hạ là ngày kết thúc kỳ an cư kiết hạ, thường diễn ra vào
79


ngày 15-7 Âm lịch đối với Phật giáo Bắc tông, ngày 15-9 Âm lịch

đối với Phật giáo Nam tông.

- Lễ Vu Lan: là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo

Bắc tông diễn ra vào ngày 15-7 Âm lịch hằng năm, nhằm tưởng,
nhớ công ơn cha mẹ, cũng như chú nguyện cho tổ tiên và người

thân đã mắt được vãng sinh Phật quốc. LỄ Vu Lan xuất phát từ sự
tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ của mình là bà Thanh Đề
ra khỏi kiếp Ngạ quỷ.

* Tổ chức: Trước thế kỷ XX, tổ chức Phật giáo gồm các sơn

mơn, tổ đình (theo hệ phái: Bắc tơng - Nam tông, theo tông phái:

Thiền tông - Tịnh Độ tơng - Mật tơng). Các sơn mơn, tổ đình tồn
tại và phát triển xuyên địa giới hành chính.
Từ đầu thế kỷ XX, các tổ chức Phật giáo được thành lập trên

khắp thế giới. Học tập mơ hình tổ chức của Công giáo và xã hội thế


tục, tổ chức Phật giáo các quốc gia được phân chia thành cắp trung,
ương và cấp cơ sở theo đơn vị hành chính, vận hành theo phương

thức cấp trên quản lý cấp dưới và cấp dưới phụ thuộc cấp trên.

Dạng thức này ở Việt Nam rõ rệt từ năm 1964 (ra đời Giáo hội Phật

giáo Việt Nam Thống nhất) và năm 1981 (ra đời Giáo hội Phật giáo.

Việt Nam).
'Năm 1950, Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới được thành lập ở
Colombo, Sri Lanka. Đây là một hiệp hội của Phật giáo các quốc
gia và vùng lãnh thổ, chứ không phải là tổ chức giáo hội tối cao

lãnh đạo Phật giáo trên toàn thế giới.

1.2. Phật giáo ở Việt Nam
1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển

Phật giáo truyền vào nước ta vào khoảng đầu Công nguyên,

trực tiếp từ Ấn Độ qua đường biển. Vào đầu Công nguyên, Luy
80


Lâu (Bắc Ninh, Việt Nam) cùng với Bành Thành va Lac Duong

(Trung Quốc) là 3 trung tâm Phật giáo nổi tiếng khu vực Đông Á.


Lịch sử Phật giáo Việt Nam được chia thành các giai đoạn sau đây:

- Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ V: Phật giáo nước ta ảnh
hưởng mạnh mẽ và trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ. Ở phía Bắc xuất
hiện những nhân vật Phật giáo Ấn Độ xuất chúng, tiêu biểu như

Khâu Đà La, Khương Tăng Hội, Ma Ha Kỳ Vực, v.v.. Phật giáo Ấn
Độ hội nhập nhanh chóng với nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian

bản địa, tiêu biểu là hệ thống Tứ Pháp (Phật Pháp Vân, Phật Pháp

'Vũ, Phật Pháp Lôi, Phật Pháp Điện). Cịn ở phía Nam, Phật giáo
từng bước du nhập vào các quốc gia cổ như Phù Nam và Lâm Ấp

(sau là Chiêm Thành).

~ Từ thếkỷ VI đến thế kỷX: Ảnh hưởng mạnh
mẽ và trực tiếp

từ Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo nước ta bước vào con đường

Thiền tơng hóa. Năm 580, nhà sư Ấn Độ tên là Tỳ Ni Đa Lưu Chỉ
sau một thời gian ở Trung Quốc đã đến hoằng pháp tại Chùa Dâu.

(Bắc Ninh ngày nay), lập ra Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chỉ. Năm
820, Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc đến chùa Kiến Sơ
(Hà Nội ngày nay) hoằng pháp, lập ra Thiền phái Vô Ngôn Thông.

- Từ thế lỷ XI đến thế kỷ XIV: Phật giáo phát triển hưng thịnh


nhất trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, với xu thế chủ đạo là nhập.

thế tham gia chính trị: cùng với quân dân Đại Việt đánh tan giặc
ngoại xâm (quân Tổng, quân Nguyên Mông); nhiều danh tăng là cố
vấn chính trị của các triều Lý - Trần như Khuông Việt, Vạn

Hạnh,...

Năm 1299, Trần Nhân Tông thành lập Phật giáo Trúc Lâm

trên cơ sở hợp nhất ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chỉ, Vô Ngôn

Thông, Thảo Đường (thành lập năm 1069), cũng như dung hợp với
một số loại hình tín ngưỡng dân gian.

= Tit thé ky XV đến thế kỷ XIX: Ư Đàng Ngồi, do không
81


được sử dụng làm nền tảng tư tưởng để cai trị đất nước, nên Phật

giáo lặng lẽ phát triển trong đân chúng. Cịn ở Đàng Trong, Phật
giáo giữ vị trí quan trọng với các Chúa Nguyễn trong việc thu

phục nhân tâm và mở mang về phía Nam. Phật giáo Đàng Trong

giai đoạn này phát triển mạnh mẽ với vai trò nổi bật của Thiền
phái Lâm Tế và Thiền phái Tào Động từ Trung Hoa truyền sang.

Từ thế kỷ XVII (năm 1615) đến thế kỷ XIX (năm 1858), sự truyền


nhập của Công giáo và sự xâm lược của thực dân Pháp, cũng như

sự mắt vai trò điều hành đất nước của các vua cuối thời Nguyễn...
khiến Phật giáo Việt Nam bị suy thối khá trầm trọng trên phạm.
vi tồn quốc.

- Từ đầu thể kỷ XX đến nay: Phật giáo chuyển biển căn bản từ
truyền thống sang hiện đại. Với phong trào chấn hưng Phật giáo,

Phật giáo Việt Nam hiện đại hóa và thế tục hóa một cách sâu rộng.
Giai đoạn 1930-1954: Phong trào chắn hưng Phật giáo diễn ra
mạnh mẽ trong cả nước với việc thành lập tô chức giáo hội mới, sự
truyền giáo bằng phương tiện hiện dai (báo chí, phát thanh,...).
Giai đoạn 1954-1975: Phật giáo miền Bắc tích cực tham gia
xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng đất nước. Phật giáo miền

Nam tiếp tục chấn hưng bất chấp chính sách kỳ thị tơn giáo của

chính quyền Sài Gòn, với nhiều thành tựu đáng kể đạt được.
Sau khi đất nước được hồn tồn giải phóng, năm 1981 diễn ra
đại hội thống nhất 9 hệ phái, tổ chức Phật giáo đương thời (Hội
Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc
Phật giáo Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già

Nguyên thủy Việt Nam, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước miền Tây
Nam Bộ, Giáo hội Tăng già Khắt sĩ Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai
giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt) thành Giáo hội Phật giáo

82


'Việt Nam, một tổ chức hợp pháp duy nhất của giới Phật giáo Việt

Nam trong nước và ngồi nước.
1.2.2. Tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay
Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự đổi mới của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo và công tác tôn giáo, sự
phát triển kinh tế - xã hội từ kết quả của cơng cuộc cơng nghiệp hóa

và hiện đại hóa đất nước, sự nỗ lực phấn đấu tự thân, Phật giáo Việt

Nam phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Từ năm 2003 đến

năm 2013 (trong vòng 10 năm): chức sắc Phật giáo Việt Nam tăng
khoảng 10.000 người, chức việc Phật giáo Việt Nam tăng khoảng

26.000 người, tín đồ Phật giáo Việt Nam tăng gần Š triệu người, cơ

sở thờ tự Phật giáo Việt Nam tăng gần 4.500
Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất quan
tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành. Bên
giáo của hệ phái Bắc tông đặt tại Hà Nội,

cơ sở.
tâm đến hoạt động đảo
cạnh 3 Học viện Phật
Huế và Thành phố Hồ


Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành lập thêm Học

viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ vào năm.

2006. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành của Giáo.

hội Phật giáo Việt Nam các cấp đang được mở rộng theo hướng rút

ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng và mở rộng loại hình đào

tạo. Quy mô tổ chức đảo tạo của Phật giáo ngày càng nâng lên, số

lượng chiêu sinh, học viên tốt nghiệp hằng năm tăng dần. Bên cạnh

các khóa đào tạo chính quy dài hạn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

còn tăng cường mở các khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Cùng với đào tạo.

trong nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn chú trọng cử người đi
đào tạo ở nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật

Ban, Myanmar, Thai Lan, v.v..

Phật giáo đang rất chú trọng truyền giáo vào vùng sâu, vùng

xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc.
Công việc này đã đạt được những thành quá rất đáng kể. Chẳng

83



hạn, chỉ trong hai lần Quy y tập thể vào năm 2007 và năm 2009,

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kon Tum đã thu nhận khoảng,

4.000 tín đồ người dân tộc thiểu số.
'Tiếp nối truyền thống lịch sử và cụ thể hóa sự thích ứng với xã

hội Việt Nam hiện nay, công tác từ thiện xã hội được giới Phật giáo

'Việt Nam tích cực, chủ động thực hiện và có những kết quả rất

đáng khích lệ. Đó là hoạt động hiệu quả của hàng trăm Tuệ Tĩnh

'Đường và phòng thuốc chẩn trị y học cỗ truyền, hàng nghìn lớp học
tình thương và cơ sở ni dạy trẻ khuyết tật, mỗ cơi trong khắp cả
nước. Bên cạnh đó, các hoạt động cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão

lũ, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, ni dưỡng Bà mẹ Việt Nam

anh hùng, trợ cấp học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học, thăm.

viếng bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện và nhà dưỡng lão

được giới Phật giáo Việt Nam tích cực và chủ động thực hiện.

Mối quan hệ quốc tế của Phật giáo Việt Nam trong những năm.
gần đây được tăng cường và mở rộng chủ yếu với tổ chức Phật giáo

các nước châu Á như Phật giáo Án Độ, Phật giáo Trung Quốc, Phật


giáo Nhật Bản, Phật giáo Campuchia, Phật giáo Thái Lan, Phật
giáo Lào, v.v..; các tổ chức Phật giáo quốc tế như: Hội Liên hữu

Phật giáo Thế giới, Hội Phật giáo châu Á vì Hịa bình, Hội Liên
minh Phật giáo Thế giới, Hội Đệ tử Như Lai Tối thượng, Hội Nữ

giới Phật giáo Quốc tế, v.v... Nhìn chung, mối quan hệ quốc tế sâu
rộng thời gian qua đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Phật
giáo Việt Nam trên trường Phật giáo thế giới, giúp cộng đồng thế

giới hiểu biết rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về thực trạng đời sống tôn

giáo và chính sách tơn giáo của nước ta.

1.2.3. Những vẫn đề đặt ra từ hoạt động của Phật giáo ở

Việt Nam hiện nay
- Vấn

táo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”: Năm

1981, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” đã sáp nhập vào
84


Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Kể từ thời điểm này, “Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất” khơng cịn tồn tại như một thực thể
pháp lý. Tuy nhiên, khoảng 30 năm gần đây, một bộ phận tu sĩ và


cư sĩ mạo xưng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" trong

nước và ngồi nước tích cực liên kết với nhau và liên kết với các

nhân vật cực đoan thuộc tôn giáo khác vận động Quốc hội Hoa Kỳ
và Quốc hội châu Âu thông qua nghị quyết lên án Việt Nam vi

phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo; xuyên tạc Đảng và Nhà nước
Việt Nam đàn áp “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, đầu

tranh đòi phục hoạt tổ chức Phật giáo nay.

~ Vấn đề hoạt động của tổ chức Gia đình Phật từ: Gần đây, tỗ
chức Gia đình Phật tử có sự phục hồi và phát triển mạnh. Tuy

nhiên, một vấn để đáng quan tâm là hàng ngũ huynh trưởng (kéo

theo là đồn sinh) của Gia đình Phật tử phân hóa thành hai nhóm:

'Nhóm thứ nhất ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhóm thứ hai muốn duy trì nội
quy cũ, xem Gia đình Phật tử là một đồn thể Phật giáo độc lập với
Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhóm này cơng khai ủng hộ những

thành phần cực đoan của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống

nhất”; bất hợp tác với Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử của Giáo.

hội Phật giáo Việt Nam; phát tán các “tâm thư”, “kháng nghị thư”

xuyên tạc chủ trương của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo
Việt Nam quản lý hoạt động của Gia đình Phật tử.
~ Vấn đề đấu tranh lợi dụng tôn giáo: Hai thập niên gần đây,

Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất tích cực tham gia cuộc đấu tranh
phản bác giọng điệu phản động của các thế lực thù địch xuyên tạc
thực tế nhân quyển và tự do tơn giáo ở Việt Nam. Đóng góp nay

thể hiện ở nhiều hoạt động, nhiều hình thức: tiếp đón và làm việc

với các tổ chức nước ngồi tìm hiểu hoạt động tơn giáo nói chung,

hoạt động Phật giáo nói riêng ở Việt Nam hiện nay; ban hành nhiều
85


văn bản cũng như tổ chức các hội nghị quán triệt Lời kêu gọi của

'Đức Pháp chủ và mít tỉnh phản bác sự xuyên tạc của các thé lực thù
địch về thực tiễn nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam; đấu
tranh chống lại các phần tử Phật giáo cực đoan trong nước, v.v...

Với sự nỗ lực chung từ nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài
nước, trong đó có sự đóng góp tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, ngày 14-11-2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức thơng
báo đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan
tâm về tự do tơn giáo (CPC).

2. CƠNG GIÁO VÀ CƠNG GIÁO Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung về Công giáo


2.1.1. Sự ra đời và q trình phát triển của Cơng giáo
Cơng giáo là tơn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất trong các tơn

giáo thờ Chúa Giêsu Kitơ (Cơng giáo, Chính thống giáo, Tin Lành

và Anh giáo). Đây là tôn giáo nhất thần ra đời ở phía Đơng đế quốc.
La Mã cổ đại (nước Palestine ngày nay), do Chúa Giêsu (người Do

Thái) sáng lập. Cha của Chúa Giêsu là Giuse (cha nuôi), mẹ là

Maria đồng trình mang thai ơng một cách mẫu nhiệm. Ơng sinh ra
vào đầu Cơng ngun ở vùng đất Belem, thuộc xứ Judea (nude
Palestine). Nam 30 tudi 6ng bit dau truyền đạo.

Trong vịng 3 năm, ơng đã tập hợp được một lực lượng quan

chúng khá đơng để hình thành cộng đồn Cơng giáo đầu tiên. Tuy

nhiên, trong q trình truyền giáo, ơng vừa bị những người Do Thái
đả kích, ghen ghét vừa bị nhà cầm quyền đương thời ngăn cản, kết
tội mưu phản La Mã và bị kết án tử hình bằng cách đóng đinh trên
giá chữ thập. Ơng chết năm 33 tuổi. Sau khi ông chết, tôn giáo do

ơng sáng lập mới được hình thành.

Cơng giáo ra đời trong bối cảnh Nhà nước đế quốc La Mã cổ
86



đại (nhà nước chiếm hữu nô lệ) phát triển hùng mạnh. Sự hà khắc

của nhà nước ấy cùng với sự bất cơng, bóc lột nặng nề đã đây
quần chúng lao động đến chỗ cùng cực và những khát vọng

giải phóng, tự do đã trở thành môi trường lý tưởng cho Công giáo
ra đời.
Công giáo ra đời trên cơ sở của Do Thái giáo và Kinh Thánh

Do Thái, cùng với đó là triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại, đặc biệt là
triết học khắc kỷ (của Philon, Seneca) và nhiều yếu tố của tín

ngưỡng, tơn giáo và phong tục tập quán của các đân tộc vùng
Trung Cận Đông. Công giáo nói riêng, Kitơ giáo nói chung là một

học thuyết nhất thần đáp ứng được sự mong đợi của nhiều dân tộc

và của đơng đảo quần chúng tin theo.

Có thể khái qt q trình phát triển Cơng giáo qua 4 thời
kỳ sau:
* Thời kỳ cỗ đại (thế kỷ I đến thể lợ V): đây là thời kỳ Công

giáo xuất hiện núp dưới bóng đạo Do Thái (sống tầm gửi), bị Nhà
nước La Mã bức hại và Do Thái giáo phản đối, truy đuổi. Tiếp theo
đó là giai đoạn Cơng giáo đã vươn ra khỏi “tính cách Do Thái

xâm nhập sâu, rộng trong đế quốc La Mã buộc chính quyền La Mã
phải thay đổi thái độ từ xua đuổi cắm cách, chuyển sang ủng hộ và
dần dần được tạo điều kiện cho phát triển. Đến đầu thế kỷ IV, Cơng


giáo có bước phát triển mới (giai đoạn quốc giáo hóa). Nhưng đến

năm 392, Cơng giáo mới chính thức được thừa nhận là quốc đạo.
của đế quốc La Mã.
* Thời ky) Trung cé (thé ky V dén ddu thé kp XVI): đây chính là

thời kỳ lịch sử đầy biến động của Công giáo. Đó là sự phân hóa

Đơng - Tây (phía Đơng Jerusalem và phía Tây La Mã). Giữa thé ky
“XI (1054) diễn ra sự kiện chia rẽ về tổ chức giữa giáo hội phía Tây
(Giáo hội Roma) với giáo hội phía Đơng (Giáo hội Constantinople)
87


hình thành nên Chính thống giáo. Từ đó hai bên kịch liệt cơng kích
và phủ nhận sự hiện diện của nhau'. Trong gần 200 năm (1096-

1270) đã diễn ra những cuộc thập tự chỉnh đẫm máu giữa Cơng,

giáo với Chính thống giáo và Islam giáo.
* Thời kỳ cân đại (thé ky XVI dén thế kỷ XIX): ở châu Âu,

đây là thời kỳ của các cuộc cách mạng tư sản và các cuộc cải cách
tôn giáo. Sau khi đạo Tin Lành ra đời (năm 1517) đã tạo ra sự
cạnh tranh truyền giáo khá căng thẳng giữa Công giáo và Tin

Lành. Thời kỳ này, Giáo hội Cơng giáo thực hiện một chương

trình truyền giáo quy mơ lớn ra bên ngồi khu vực. Năm 1662,

Thánh Bộ truyền giáo của Tòa thánh Vatican được thành lập, các

hoạt động truyền giáo ở khu vực châu Á cũng được thúc đây

mang lại bộ mặt mới cho Giáo hội Công giáo và mở rộng ảnh

hưởng của Công giáo ra hầu hết các vùng dân cư, các châu lục
trên tồn thế giới.

* Thời kỳ hiện đại và Cơng đồng Vatican II (thế kỷ X): từ
giữa thế kỷ XIX, với sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

tháng 2-1848, một hệ tư tưởng mới là chủ nghĩa xã hội khoa học đã
xuất hiện. Từ một học thuyết, đã trở thành hiện thực qua thành

công của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), lập nên Nhà nước.
xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và sau đó trở thành hệ thống

vào giữa thế kỷ XX. Những sự kiện lịch sử lớn lao đó tác động

mạnh mẽ đến Giáo hội Công giáo. Năm 1891, Giáo hội công bố

Thông điệp Tân sự (Giáo hoàng Leo XII) phê phán chủ nghĩa cộng

sản. Tiếp theo là ban hành các sắc lệnh chống cộng, trong đó đáng
chú ý nhất là sắc lệnh của Giáo hoàng Leo XIII, ngày 30-5-1949,
tuyên bố phạt vạ tuyệt thông cộng sản.

} Mãi cho đến ngày 07-12-1965, vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Cơng giáo - Giáo.


hồng Phaolô VI và Thượng phụ Giáo chủ của Giáo hội Constantinople mới giải vạ
ho nhau.

88


Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng
dân tộc ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học, kỹ thuật, Giáo hồng Gioan XXIH đã triệu tập

Cơng đồng Vatican II (lần thứ 21)'. Công đồng đã thông qua 16

văn kiện quan trọng (4 Hiến chế, 9 sắc chỉ và 3 Tuyên ngơn). Với
đường lối thích nghỉ thời đại, Cơng đồng Vatican II đã đem lại
cho Giáo hội một sắc thái và một luồng sinh khí mới trong xã hội

hiện đại, đồng thời mở ra thời kỳ tái truyền giáo trên phạm vi tồn
thế giới”.

Hiện nay, Cơng giáo là tơn giáo lớn trên thế giới, đứng thứ hai

về số lượng tín đồ (sau Islam giáo). Hiện số tín hữu Cơng giáo có

1.253.926.000 trong tổng số 7.093.798.000 dân số thế giới, chiếm
17,68% và được phân bố như sau:
- Về tín để: châu Mỹ đông nhất 613.870.000 người, chiếm

63,62%; châu Âu 287.153.000 người, chiếm 39,94%; châu Đại

Dương 9.877.000 người, chiếm 26,03%; châu Phi 206.224.000

người, chiếm 18,92%; châu Á 136.802.000 người, chiếm 3,19%.

~ Về giám mục: tơng số có 3.864 giám mục, trong đó, châu Mỹ.

có 1.560 vị; châu Âu có 1.111 vị; châu Á có 554 vị; châu Phi có
542 vị; châu Đại Dương có 97 vị.

~ Về linh mục: tổng số có 415.348 linh mục. Trong đó, châu
Âu có 184.206 vị; châu Mỹ có 123.112 vị; châu Á có 61.482 vị;

châu Phi có 41.826 vị; châu Đại Dương có 4.722 vị.

- Về giáo xứ: tổng số có 222.896, trong đó châu Âu có

121.486 giáo xứ; châu Mỹ có 58.353 giáo xứ; châu Á có 24.820

† Cơng đồng khai mạc vào ngày 11-10-1962 và kéo đài hơn 3 năm, bế mạc vào ngày.

08-12-1965.

? Giáo hội Công giáo đã đôi mới mạnh mẽ trên các vấn đề sau: Vấn dé giáo hội, vấn
đề giáo sĩ, vấn đẻ

vấn đề hôn nhân,

giáo lý, vẫn đề lễ nghỉ, vẫn đề tự do tôn giáo, vấn để giáo dân,

vẫn đề với các tôn giáo khác và đối với khoa học, kỹ thuật.

89



giáo xứ; châu Phi có 18.844 giáo xứ; châu Đại Dương có 2.393

giáo xứ!.

2.1.2. Giáo lý, luật lệ, lễ nghỉ và tỗ chức.
* Giáo lý: Giáo lý của Công giáo được ghỉ trong Kinh Thánh

gdm Cựu ước và Tân ước.

Cựu ước. Theo quan niệm của Công giáo, là lời giao ước cũ.
giữa Thiên Chúa và dan tộc Do Thái (là thời kỳ trước Chúa Giêsu

Kitô). Cựu ước là các sách viết về Thiên Chúa; về sự tạo dựng vũ
trụ và con người; về sự tích dân Do Thái; phong tục tập quán

truyền thống văn hóa của dân tộc Do Thái; về các vị vua của dân

tộc này trong lịch sử từ khi lập quốc đến lúc tan rã và Chúa Kitơ

xuống thể. Cựu ước có 46 cuốn (sách về lịch sử, sách về giáo huấn

và sách về tiên trì).

Tân ước. Đây là sách quan trọng nhất, là lời giao ước mới

giữa Thiên Chúa với toàn nhân loại. Tân ước là các sách viết về

cuộc đời và sự nghiệp của Chúa Giêsu Kitô; về hoạt động của


Thánh Tông đồ; về những lời chỉ bảo, răn day của Chúa Giêsu và

các Thánh Tông đồ đối với con người; về tương lai của con

người,... Tân ước có 27 cuốn (các sách Phúc âm, các bức thư và

sách khải huyền).

Đối với Cơng giáo, ngồi Kinh Thánh còn một số văn bản
khác như các áng văn của Giáo Hồng, nghị quyết của các Cơng
đồng, về nguyên tắc có giá trị như giáo lý.

Từ Kinh Cựu ước và Tân ước, biên soạn thành hai loại:

Kinh

nguyện và Kinh bổn để mọi tín đồ cầu nguyện. Hiện nay Kinh
Thánh được dịch ra khoảng 2.100 ngôn ngữ của 90% dân số tồn

1 Xem Giáo hội Cơng giáo Việt Nam: Giáo hội Công giáo Việt Nam niên giảm

2016, Nxb.Tôn giáo, H.2016, tr.165, 167.
90


cầu và là sách được xuất bản với số lượng nhiều nhất trên thế giới,
khoảng 5 tỷ bản!,

Giáo lý Công giáo có 5 tín điều cơ bản:

- Thiên Chúa và sự sáng tạo thế giới của Thiên Chúa. Tìn vào

Thiên Chúa và sự màu nhiệm của Thiên Chúa là tín điều căn bản

đầu tiên của Công giáo. Giáo lý Công giáo cho rằng Thiên Chúa là

đống thiêng liêng, sáng láng, có quyền phép vạn năng; Chúa là

đắng hằng hữu có trước không gian và thời gian. Thiên Chúa là
đắng sáng tạo: tạo dựng trời đất và mn lồi trong 6 ngày, ngày

thứ bảy sau khi hồn thành cơng việc tạo dựng thế giới, Thiên Chúa
nghỉ ngơi và ngày đó được gọi là ngày Chúa nhật (Chủ nhật).

- Con người và sự sa ngã của con người. Sau tín điều về

Thiên Chúa, thì tín điều về con người là vấn đề trọng tâm được đặc
biệt chú ý. Kinh Thánh cho rằng, con người do Thiên Chúa tạo ra

theo hình ảnh của Ngài; được tạo dựng với mục đích là thờ phụng

Thiên Chúa và tiếp tục kiến tạo thế giới. Con người, theo quan

niệm của Cơng giáo có hai phần: phần xác hữu hình, mang tinh
phàm tục, có sinh có tử; cịn phần hồn vơ hình, thiêng liêng và bất
tử. Con người sau khi chết, thể xác trở về với cát bụi còn phần hồn.
sẽ tồn tại vĩnh cửu theo sự phán xét của Thiên Chúa. Giáo lý Công.

giáo đặc biệt nhấn mạnh đến tội lỗi, sự sa ngã của con người và coi
đó thuộc về bản tính người. Chính vì những tội lỗi đó mà con người


phải chết. Sau khi chết, linh hồn không được vào Thiên đường ngay

mà phải chịu sự phán xét của Thiên Chúa.

~ Chúa Giêsu và công cuộc cứu chuộc. Công giáo cho rằng,
ngôi hai Thiên Chúa (Chúa con) đã xuống trần làm người để cứu

chuộc tội lỗi cho loài người (Đắng cứu thế). Sau khi chết 3 ngày,

Wilipedia tiếng Việt, bách khoa toàn thư mở: Kinh Thánh - Cuốn sách quyên lực

nhất mọi thời đại.

9


Chúa Giêsu sống lại, sống tiếp 40 ngày cùng các môn đệ cứu độ

chúng sinh. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã lập 7 phép Bí tích.

- Chúa Giêsu trở lại và sự phân xét cuối cùng. Đây cũng là

một trong những nội dung căn bản trong giáo lý Công giáo. Niềm.
tin vào việc Chúa Giêsu trở lại trần thế và phán xét cuối cùng được

xem là việc hoàn tắt công cuộc cứu chuộc (với 3 sự kiện: Tận thế,

Phục sinh và sự phán xét của Thiên Chúa).


- Thiên đường và địa ngục, thiên thần và ma quỷ. Trong Kinh
Thánh Công giáo, Thiên đường và địa ngục, thiên thần và ma quỷ.
là những vấn đề thuộc đức tin và chúng có mối quan hệ gắn bó

khăng khít. Riêng đối với Cơng giáo, ngồi thiên đường và địa
ngục cịn có thêm khái niệm huyện ngực.

* Giáo luật: Giáo luật, lễ nghỉ và thiết chế của Giáo hội Công.

giáo được ghỉ trong bộ Giáo luật năm 1983 bao gồm 1.752 điều (đề
cập đến cả về hành đạo, quản đạo và truyền đạo). Trong đó, về giáo
luật có một số vấn đề chủ yếu sau:

~ Mười điều răn của Thiên Chúa: 1. Phải thờ kính Thiên Chúa

trên hết mọi sự; 2. Khơng được lấy danh Thiên Chúa để làm những,

việc làm phàm tục tầm thường; 3. Dành ngày chủ nhật để thờ

phụng Thiên Chúa; 4. Thảo kính cha mẹ; 5. Khơng được giết
người; 6. Không được tà dâm; 7. Không được gian tham lấy của

người khác; 8. Không được làm chứng dối, che giấu sự gian dối; 9.

Không được ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác; 10. Không
được ham muốn của cải bắt minh.
~ Sáu điều răn của Giáo hội: 1. Xem lễ ngày chủ nhật và các

ngày lễ buộc; 2. Kiêng việc xác ngày chủ nhật, 3. Xưng tội mỗi


năm một lần; 4. Chịu lễ mùa phục sinh; 5. Giữ chay những ngày

quy định; 6. Kiêng ăn thịt những ngày quy định.
~ Bảy phép Bí tích: 1. Bí tích rửa tội; 2. Bí tích thêm sức; 3. Bí

92


tích giải tội; 4. Bí tích Thánh thể (Phép mình Thánh Chúa); 5. Bí
tích xức dầu thánh (xức dầu bệnh nhân); 6. Bí tích Truyền chức.
(giám mục, linh mục, phó tế); 7. Bí tích hơn phối.

* Lễ nghỉ: những ngày lễ của Cơng giáo (theo dương lịch)

gồm có:

~ LỄ trọng: có 6 ngày trong năm cụ thể là: 1. Lễ Noel (Giáng

sinh), ngày 25-12; 2. Lễ phục sinh - Chúa sống lại (từ 21-3 — 25-4);

3. Lễ Chúa Giêsu lên trời, sau lễ phục sinh 40 ngày; 4. Lễ Chúa

Thanh than hiện xuống, sau lễ Chúa Giêsu lên trời 10 ngày; 5. Lễ

Đức bà Maria hồn và xác lên trời (15-8); 6. Lễ các Thánh (1-1 1).
- Lễ thông thường (những ngày lễ mà Giáo hội khơng buộc,

nhưng tín đồ vẫn tích cực tự nguyện tham gia để được hưởng nhiều
ơn phúc): 1. Lễ Đức mẹ vô nhiễm nguyên tội, ngày 8-12; 2. Lễ Tro.


(đầu mùa chay), kỷ niệm Chúa Giêsu chuẩn bị vào thành
Jerusalem; 3. Lễ Lá (ngày chủ nhật đầu Tuần Thánh), kỷ niệm

Chúa Giêsu vào thành Jerusalem được dân chúng rải lá trên đường
đón tiếp; 4. Lễ Tuần Thánh (từ chủ nhật lễ lá đến chủ nhật lễ phục

sinh), kỷ niệm Chúa Giêsu chịu khổ, chịu nạn, chết đi rồi sống lại;

5. Lễ Thánh tông đồ Phero và Phaolo (29-6); 6. Lễ cầu nguyện các
linh hồn nơi luyện ngục (2-11)
* Tổ chức: Giáo hội Cơng giáo có 3 cấp hành chính đạo gồm:

Tịa thánh Vatican (cịn gọi là Giáo hội hoàn vũ) là cơ quan điều
hành Giáo hội toàn thế giới, do Giáo hoàng đứng đầu. Giáo phận
(còn gọi là Giáo hội địa phương) do Giám mục cai quản. Giáo xứ
(còn gọi là Giáo hội cơ sở) do Linh mục coi sóc.
Ngồi ra, Giáo hội Cơng giáo cịn có các tổ chức mang tính
liên kết như Giáo hội khu vực (Liên Hội đồng Giám mục châu Á,

Liên Hội đồng Giám mục châu Âu, Liên Hội đồng Giám mục châu
Phi...), Giáo hội ở một quốc gia như Giáo hội Công giáo Việt Nam

93



×