Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Giáo trình cao cấp lý luận chính trị tôn giáo và tín ngưỡng phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.55 MB, 72 trang )

HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

GIAO TRINH

CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TON GIAO VA TIN NGUONG

I

'NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TON GIAO VA TIN NGUONG


HỌC VIEN CHINH TR] QUOC GIA HO CHi MINH

GIAO TRINH

CAO CAP LY LUAN CHINH TRI

TON GIAO VA TIN NGUONG

NHA XUAT BAN LY LUAN CHINH TRI
HANOI- 2018


BAN CHỈ ĐẠO CHỈNH SỬA, HỒN THIỆN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO



CAO CÁP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1,GS, TS Nguyễn Xuân Thắng
2. PGS, TS Lê Quốc
Lý.
3. PGS, TS Nguyễn ViếtThảo

4, PGS, TS Hoang Anh

7rưởng ban
Ủyviên
Ứy viên

Ủy viên Thường trực


CHU BIEN
PGS, TS Đỗ Lan Hiển

TAP THE TAC GIA
Bai 1:
Bai 2:

Bai 3:

PGS, TS Đỗ Lan Hiền

PGS, TS Lê Văn Lợi
PGS, TS Hoang Thi Lan

PGS, TS Nguyễn Phú Lợi
PGS, TS Nguyén Thanh Xuân
PGS, TS Nguyễn Phú Lợi
PGS, TS Nguyễn Thanh Xuân
TS Lé Tam Dic
PGS, TS Hồng Minh Đơ
TS Trần Hữu Hợp
TS Nguyễn Khắc Đức

Bai 4:

PGS, TS Dé Lan Hién

PGS, TS Hoang Thj Lan
PGS, TS Ngô Hữu Thảo
TS Nguyễn Thị Hải Yến

Bai 5:

PGS, TS Ngô Hữu Thảo


LỜI GIỚI THIỆU
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

là cơ quan

trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban
Bí thư; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,


quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ

thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học
lãnh đạo, quản lý.
Chương trình Cao cấp lý luận chính trị là chương trình trọng

điểm trong tồn bộ cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện. Mục

tiêu của chương trình này là: Trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý trung cấp, cao cấp của cả hệ thống chính trị có kiến thức
nên tảng về lý luận chính trị và quan điểm, đường lối của Đảng làm.

cơ sở cho việc củng cố nền tảng tư tưởng, nâng cao tầm nhìn và
năng lực tư duy chiến lược, năng lực chuyên mơn, hồn thiện

phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tu dưỡng, rèn luyện nhân
cách của người cán bộ lãnh đạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất
nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội

nhập quốc tế.

Đổi mới, bổ sung, cập nhật các chương trình đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ là việc làm thường xuyên của Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu,

nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ phát
triển, phù hợp với bối cảnh của đất nước và thế giới.


Chương trình Cao cắp lý luận chính trị lần này được kết cầu
gồm 19 môn học và các chuyên đề ngoại khóa, được tổ chức biên

soạn cơng phu, nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm của đội ngũ các

nhà khoa học đang trực tiếp giảng dạy trong toàn Học viện; đồng

thời, có sự tham gia góp ý, thẩm định kỹ lưỡng của nhiều nhà khoa
học ngồi Học viện.

Bộ giáo trình Cao cấp lý luận chính trị xuất bản lần này kế

thừa các giáo trình cao cấp lý luận chính trị trước đây; đồng thời,

cập nhật các nội dung mới trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng và
các nghị quyết Trung ương khóa XII, tinh hình mới của thế giới,

khu vực và đất nước, chú trọng bổ sung những vấn đề lý luận và
thực tiễn mới mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần quan tâm,

nghiên cứu. Phương châm chung của tồn bộ giáo trình là cơ bản,
hệ thống, hiện đại và thực tiễn.

Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được nhiều ý kiến đóng,

góp quý báu từ các nhà khoa học, giảng viên, học viên và bạn đọc

nói chung.
BAN CHỈ ĐẠO,CHỈNH SỬA, HỒN THIỆN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CAO CÁP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị: Tơn giáo và Tín ngưỡng

được biên soạn nhằm phục vụ việc đào tạo hệ Cao cấp lý luận

chính trị với mục tiêu trang bị cho học viên những kiến thức nền

tảng, cập nhật về tơn giáo và tín ngưỡng; quan điểm, chủ trương,

đường lối của Đảng và nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo.

cũng như công tác quản lý nhà nước về hoạt động tơn giáo, tín
ngưỡng; góp phần nâng cao nhận thức, củng cố lập trường tư tưởng

chính trị và năng lực chun mơn của người học.

Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kế thừa giáo trình Cao cấp.

lý luận chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã
được xuất bản những năm qua; kế thừa kết quả nghiên cứu của các
nhà khoa học trong và ngoài Học viện; cập nhật, bỗ sung một số vấn


đề lý luận và thực tiễn về đời sống tôn giáo trên thế giới và ở Việt

Nam hiện nay; đặc biệt là những nội dung vẻ tôn giáo được đề cập
trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẫn thứ XII của Đảng và

các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nghị định của.

'Chính phủ về tơn giáo và cơng tác tơn giáo những năm qua.
Giáo trình gồm 05 bài:

Bài 1: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo,

với các nội dung chính: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về
bản chất, nguồn gốc, tính chất, chức năng của tơn giáo và thái độ

ứng xử và giải quyết vấn đề tôn giáo của người cộng sản trong quá
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; cách tiếp cận của Hồ Chí Minh
về tơn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tơn giáo, đồn kết tơn

giáo, tơn trong và phát huy giá trị tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội
và chống lợi dụng tôn giáo.


Bài 2: Tình hình tơn giáo trên thế giới và ở Việt Nam, với các

nội dung chính: đặc điểm và một số xu hướng tôn giáo trên thế giới

hiện nay và nguyên nhân của những vấn đề đó, đặc điểm và tình
hình tơn giáo ở Việt Nam.
Bài 3: Một số tơn giáo ở Việt Nam, với các nội dung chính:

giới thiệu về 06 tơn giáo tiêu biểu có đơng số lượng tín đồ và được.

'Nhà nước cơng nhận tổ chức sớm nhất (Phật giáo, Công giáo, đạo.
Tin Lành, đạo Cao Đài, Islam giáo và Phật giáo Hịa Hảo). Trong.

đó trình bày về sự ra đời, quá trình phát triển, giáo lý, giáo luật và
các lễ nghỉ tiêu biểu các tôn giáo nêu trên; hoạt động của các tơn
giáo đó ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra cho cơng tác.

tơn giáo của hệ thống chính trị.
Bài 4: Một số loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam, với các nội

dung chính: những vấn đề lý luận chung về tín ngưỡng như khái
niệm, phân loại các loại hình tín ngưỡng, đặc điểm tín ngưỡng ở

Việt Nam; giới thiệu về 04 loại hình tín ngưỡng tiêu biểu: tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, tín
ngưỡng thờ Thành hồng, tín ngưỡng thờ Mẫu.
Bài 5: Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam

về tơn giáo, tín ngưỡng, với các nội dung chính: Khái quát quan

điểm của Đảng về tơn giáo, tín ngưỡng qua các thời kỳ; chính sách
của Nhà nước Việt Nam về tơn giáo, tín ngưỡng; đánh giá q trình

thực hiện chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay và những vấn

đề đặt ra từ việc thực hiện chính sách tơn giáo, tín ngưỡng.


Xin trân trọng giới thiệu Giáo trình đến bạn đọc và người học,

rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc gần xa để lần xuất

bản sau giáo trình được hồn thiện hơn!

TẬP THÊ TÁC GIẢ.
10


Bail

CHU NGHIA MAC-LENIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TƠN GIÁO
A. MỤC TIÊU
Về kiến thức: Cung cắp cho học viên những kiến thức cơ bản

của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo.

Về kỹ năng: Giúp học viên củng cố và nâng cao quan điểm.

duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, hình thành phương pháp, kỹ

năng vận dụng kiến thức để ứng xử với tôn giáo phù hợp quan điểm

mácxít.

Về tr tưởng: Giúp học viên có thái độ đúng mực, khách quan

trong giải quyết những vấn đề liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng.


B. NỘI DUNG
1. CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TƠN GIÁO
1.1. Bản chất của tơn giáo
Ban chất của tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-

Lênin được khái quát trong một số luận điểm sau đây:

Thứ nhất, tôn giáo hay thánh thần không sáng tạo ra con người

mà chính con người đã sáng tạo ra thánh thần. Tơn giáo là sản phẩm.
của chính con người, sản phẩm của sự tự ý thức, tự cảm giác của con
người nhưng rồi con người không nhận ra sản phẩm của chính mình,

sản phẩm đó lại như thuộc về một thế giới khác, thế giới của các

thánh thần và trở nên xa lạ, quay trở lại thống trị con người. Con

11


người trở nên sợ hãi, lệ thuộc trước các thánh thần, họ đã quỳ lạy

xuống dưới sản phẩm của chính mình để cầu xin những gì mà mình
bất lực trong thé giới thực tại này. Trong phần Lởi nói đầu của tác
phẩm Góp phân phê phán triết học pháp quyển của Hêghen, C.Mác
đã khái quát bản chất của tôn giáo bằng một luận điểm: “Tôn giáo là

sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân
mình hoặc đã lại để mắt bản thân mình một lần nữa”".


Thứ hai, trong tơn giáo, con người đã biến thế giới kinh

nghiệm của mình thành một cái gì đó chỉ có trong tư tưởng, trong.
sự tưởng tượng, do đó sự tự ý thức đó là hư ảo, là thế giới quan lộn

ngược. Chính vì vậy, Ph.Ăngghen đã định nghĩa tôn giáo như sau;
“Tt cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong
đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chỉ phối

cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực.

lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
Thứ ba, con người càng “hiến mình” cho tơn giáo càng nhiều
bao nhiêu thì cái giữ lại cho mình càng ít bấy nhiêu, con người
càng trở nên mắt lý trí và phụ thuộc hồn tồn vào tơn giáo, vào.

thần linh của họ. Hiện thực càng “““mang tính chất Thượng đế” bao.

nhiêu, tức là càng khơng có tính chất con người bao nhiêu”Š. Do đó,
tơn giáo được xem như vịng hào quang thần thánh, bơng hoa giả
trang điểm trên vịng xiŠng xích
mà vẫn tưởng mình được hạnh
cho những người nơ lệ của tư
qn mắt hết những điều họ địi

chút xứng đáng với con người”.

trói buộc con người trong sự khổ ải
phúc, là “thứ rượu tỉnh thần, làm

bản mất phẩm cách con người và
hỏi để được sống một cuộc đời đơi

1*3 C Mác và Ph.Ăngghen: Tồn rập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, t.1, tr.569,

819.

3.C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị qc gia, H.1995, t0, tr.437.
*'V.1.Lênin: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2005, t.12, tr.170..
12


1.2. Nguồn gốc của tôn giáo

1.2.1. Nguén gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội
Trong buổi bình minh của lịch sử loài người, con người đã
từng sống một thời gian dài khơng tín ngưỡng, tơn giáo. Kinh tế hái
lượm, săn bắt cùng với cuộc sống mông muội, hoang da lam cho
con người trong xã hội nguyên thủy rất gần gũi, gắn bó với tự
nhiên. Song thiên nhiên bao quanh họ chứa đựng đầy những huyển

bí và thường xuyên đe dọa cuộc sống của họ, mà họ không thể nào.
lý giải và khắc phục được. Và thế là, họ đã khoác lên tự nhiên một
sức mạnh thần thánh. V.I.Lênin đã khái quát nguồn gốc tự nhiên
của tôn giáo bằng một mệnh đề ngắn gọn: “...sự bất lực của người

dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào
thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu...”

Chẳng bao lâu sau đó, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên,


các lực lượng xã hội cũng đối lập và thống trị con người mà họ.

không thể cắt nghĩa nổi nguyên nhân của nó. Thế là, trong q
trình lịch sử của mình, con người dan dần ít phụ thuộc vào tự

nhiên hơn thì họ lại phụ thuộc vào các lực lượng xã hội với cái vẻ
bên ngoài giống như những lực lượng tự nhiên. Và con người đã
tưởng tượng ra một đắng tối cao có khả năng giải phóng họ, đem.

lại hạnh phúc cho họ và trừng phạt những kẻ áp bức họ, tôn giáo

xuất hiện.

'V..Lênin đã khái quát lại nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội

của tôn giáo bằng luận điểm sau: “Sự bắt lực của giai cấp bị bóc lột
trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tắt nhiên đẻ ra lòng tin vào

một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bắt
lực của người đã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra
Jong tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu”.
`*?'V.1 Lênin: Tồn đập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2005, t.12, tr.169-170, 169-170.
13


1.2.2. Ngun gốc nhận thức

Tôn giáo ra đời cũng là kết quả của sự “nhằm lẫn” của lý trí con


người trong sự nhận thức về chính bản chất mình và về thế giới tự

nhiên bên ngoài xung quanh họ. “Cho đến nay, con người ln ln

tạo cho mình những quan niệm sai lầm về bản thân... Những sản
phẩm của bộ óc của họ đã trở thành kẻ thống trị họ. Là những người

sáng tạo, họ lại phải cúi mình trước những cái họ sáng tạo ra”.
Ngun nhân hình thành tơn giáo còn do sự giới hạn của nhận

thức, “nhận thức con người không phải là một đường thẳng, mà là

một đường cong đi gần vô hạn đến một loạt những vòng tròn, đến

một vòng xoắn ốc. Bất cứ đoạn nào, khúc nào, mảnh nào của
đường cong ấy cũng có thể chuyển hóa (chuyển hóa một cách phiến
diện) thành một đường thẳng độc lập, đầy đủ, đường thing nay

(nếu chỉ thấy cây mà không thấy rừng) sẽ dẫn đến vũng bùn, đến
chủ nghĩa thầy tu”.

1.2.3. Nguén gắc tâm lý.
Sự sợ hãi cũng tạo ra thần linh, sợ hãi trước những bí ẩn của

thiên nhiên, sợ hãi trước các lực lượng thống trị xã hội, sợ hãi trước.

bệnh tật, tâm lý buồn đau, bắt hạnh, khổ ải, cô đơn, và sợ hãi trước.
cái chết... đều là những nguồn gốc tâm lý để nảy sinh ra tơn giáo.

Nói chung, mọi “sự sợ hãi đã tạo ra thần linh”.


Tôn giáo được sinh ra cũng là để thỏa mãn khát vọng bắt tử

của con người, sợ hãi trước cái chết, con người tưởng tượng và hy
vọng chết sẽ là chuyển sự sống sang một thế giới khác, thế giới của

các thánh thần và thiên đường.

Tôn giáo cũng là sự thay thế thế giới hiện thực bằng một thế

T C;Mác và Ph.Ăngghen: Tồn rập, Nxb.Chính
trị quốc gia, H.1995, t3, tr.19.
3'V.1.Lênin: Tồn tập, Nxb.Chính
trị quốc gia, H.2006, t29, tr.385.
*`V.1Lênin: Tồn đập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2005, t.17, tr.515.
14


giới mong ước. Con người đã gắn những ước vọng của mình cho
thượng đế, vậy nên tơn giáo cịn là kết quả của một xúc cảm khát

khao, hy vọng.

1.3. Tính chất của tơn giáo

1.3.1. Tính lịch sử
Tính lịch sử của tôn giáo được hiểu theo các nghĩa sau:
Thứ nhất, tôn giáo khơng phải là một cái gì bẩm sinh, có sẵn

và mang tính bản năng ở trong mỗi con người, tôn giáo cũng không

phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà có tính lịch sử của nó, nó ra
đời bởi các nguyên nhân trong chính đời sống con người. Chủ

nghĩa Mác đã chứng minh, tôn giáo không ra đời trước hoặc cùng
con người, con người chỉ sáng tạo ra tôn giáo khi khả năng tư duy

trừu tượng và trình độ sản xuất đạt đến một độ nhất định nào đó.

Thứ hai, tơn giáo cũng có một q trình hình thành, phát triển.
và biến đổi, q trình đó chịu sự ảnh hưởng và tác động của những,
biến đổi lịch sử. Với mỗi bước ngoặt lớn của lịch sử, của trật tự xã

hội sẽ kéo theo sự chuyển biến lớn trong tôn giáo. Tơn giáo là sự

phán ánh những điều kiện, trình độ phát triển lịch sử từng dân tộc,

“Nhà nước ấy, xã hội Ấy sản sinh ra tôn giáo”1,

Trong giai đoạn đầu của lịch sử nhân loại (xã hội thị tộc - bộ

lạc), mỗi bộ tộc có các vị thần khác nhau, do đó có nhiều hình thức.

tín ngưỡng, tơn giáo như Bái vật giáo, Tôtem giáo, Saman giáo...

Cùng với sự phát triển xã hội, tính chất ngây thơ, chất phác của tôn
giáo đa thần trong thời kỳ nguyên thủy mắt dẫn, “những thuộc tính
tự nhiên và thuộc tính xã hội của nhiều vị thần được chuyển sang.

cho một vị thần vạn năng duy nhất, bản thân vị thằn này cũng lại


chỉ là phản ánh của con người trừu tượng. Như vậy, nhất thần giáo.
* C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn rập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.1, tr.569.

15


xuất hiện”, Sự ra đời tôn giáo độc thần (theo đúng nghĩa đầy đủ
của nó) diễn ra cùng với sự hình thành các quốc gia, dân tộc.

Thứ ba, tơn giáo được sinh ra trong những điều kiện lịch sử
nhất định thì nó cũng sẽ mắt đi trong những điều kiện lịch sử nhất

định. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã dự báo về một

xã hội tương lai có thể khắc phục được sự “tha hóa” của tơn giáo:
“Khi nào thơng qua việc nắm tồn bộ các tư liệu sản xuất và sử dụng

được những tư liệu ấy một cách có kế hoạch - xã hội tự giải phóng.
mình và giải phóng tắt cả mọi thành viên trong xã hội khỏi tinh trang

bị nơ dịch, trong đó hiện nay họ đang bị giam cầm bởi những tư liệu.
sản xuất do chính tay họ đã làm ra nhưng lại đối lập với họ như một
sức mạnh xa lạ không sao khắc phục nổi, do đó khi nào con người

khi đó
sự, mà lại cịn làm cho thành sự nữa, - thì chỉ
ng
chỉ mưu
khô


cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn cịn đang phản ánh vào.

tơn giáo mới sẽ mắt đi, và cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính
chất tơn giáo cũng sẽ mắt đi, vì khi đó sẽ khơng có gì để phản ánh

nữa”. Nói khác di, sự phản ánh có tính chất tơn giáo sẽ mắt đi khi
mọi quan hệ trong đời sống thực tiễn hàng ngày của con người được.
biểu hiện bằng những mối liên hệ rõ ràng, hợp lý.
Tuy nhiên, Ph.Ăngghen cũng lưu ý rằng: “Dưới cái hình thức

thuận tiện, cụ thể và có thể thích ứng được với tắt cả mọi tình hình

đó, tơn giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại với tư cách là một hình thức
trực tiếp, nghĩa là một hình thức cảm xúc trong quan hệ của con

người đối với các lực lượng xa lạ, tự nhiên và xã hội đang thống

trị ho”.

1.3.2, Tính chính trị
Những hình thức tín ngưỡng tơn giáo trong thời kỳ ngun

133 C Mác và Ph.Ăngghen: Tồn đập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.20, tr.438,

438-439, 438.
16


thủy khơng mang tính chính trị, cịn những tơn giáo ra đời trong xã


hội có giai cấp đều phản ánh lợi ích của một giai tầng nhất định

trong xã hội. Trong xã hội nguyên thủy, con người tưởng tượng ra
nhiều vị thần khác nhau đại diện cho sức mạnh tự nhiên và xã hội.

Khi nhà nước ra đời, hình thành một nhà nước thống nhất, một vị
hoàng đế thống nhất, thì tơn giáo độc thần xuất hiện. Quan niệm về
một vị thượng đế, một chúa trời đuy nhất sáng tạo và quyết định

mọi trật tự trong tự nhiên và xã hội trở thành cơ sở biện hộ cho sự

thống nhất quyền lực trong tay một người duy nhất. Kết cấu giữa
thần quyền - thế quyền được thiết lập, giai cắp thống trị đã tìm thấy

ở tơn giáo cơng cụ ngụy trang tư tưởng cho giai cấp mình, ngược.

lại tơn giáo nhờ đó mà được củng cố, duy trì, phát triển.

1.3.3. Tính quần chúng

Tơn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến, một

tơn giáo cụ thể nào đấy ra đời từ một dân tộc, một quốc gia nhưng.

nó có thể tồn tại lan truyền và phát triển sang nhiều quốc gia khác.
và thậm chí trở thành tơn giáo của toàn nhân loại. Ph.Ăngghen
nhận định: “Cơ Đốc giáo cũng như mọi phong trào cách mạng lớn,

đều do quần chúng tạo nên”, Đối tượng “quần chúng” mà tôn giáo.


tuyển chọn ban đầu chủ yếu là những người đau khổ và bất hạnh,

thuộc những tầng lớp nhân dân thấp nhất.
Tính chất quần chúng của tơn giáo cịn thể hiện ở điểm, tơn

giáo có khả năng tập hợp xung quanh mình đám đơng tín đồ, cùng.

một đức tin, trung thành với đức tin Ấy và phấn khích tỉnh thần đám.

đơng ấy sẵn sàng thực hiện một lý tưởng tôn giáo nào đấy.

Ph.Ăngghen nhận xét: “Cơ Đốc giáo, hoàn toàn cũng như chủ

nghĩa xã hội hiện đại, nắm lấy quần chúng qua hình thức những,

giáo phái này khác, và ở mức độ lớn hơn, qua các hình thức các
ˆ C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn đập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, t.21, tr.20.
17


quan điểm cá nhân mâu thuẫn nhau, trong số đó có những quan

điểm rõ rằng hơn, có những quan điểm rất mơ hồ, mà những quan

điểm mơ hồ này lại chiếm phần áp đảo; nhưng tất cả các quan điểm.

này đều đối lập với chế độ chính trị, với “các nhà cằm quyền”!.
1.4. Chức năng của tôn giáo

1.4.1. Chức năng thế giới quan (chức năng phản ánh)


Tôn giáo là một trong những hình thái của ý thức xã hội, do

đó, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, đều có chức năng,

phản ánh tồn tại xã hội. Song, sự phản ánh của tôn giáo là một sự

phản ánh hoang đường, là một thế giới quan lộn ngược vì trong tôn
giáo, con người đã biến cái chủ quan thành cái khách quan, biển cái

chỉ tồn tại trong tư duy của mình, trong sự tưởng tượng của mình.

thành một cái tồn tại ở bên ngồi. tư uy của mình và gán cho nó
một sức mạnh siêu nhiên.
1.4.2. Chức năng đền bù

'Tơn giáo ra đời chính là sự bù đắp cho những bắt lực của con
người trước tự nhiên và xã hội, những gì mà con người khơng thể
đạt được trong thế giới thực tại này thì họ sẽ trơng chờ và hy vọng.

được thỏa mãn trong thế giới tâm linh của họ. Chính vì vậy, C.Mác

so sánh tơn giáo là “/h„ốc phiện của nhân dân”. So sánh tôn giáo.
như là “thuốc phiện” của nhân dân với ý nghĩa nó là liều thuốc xoa
dịu nỗi đau trần thế của con người, nhưng “thuốc phiện” không
giúp con người chữa lành bệnh tật, nỗi đau khổ và bất công của xã
hội một cách triệt đẻ, “tình cảm tơn giáo cho rằng “hà nước và các

cơ quan chính quyền” khơng có khả năng “cứu chữa khỏi những


tai họa lớn” và đi tìm phương thuốc cứu chữa khỏi những tai họa

C;Mác và Ph.Ăngghen: Toàn rập, Nxb.Chính
trị quốc gia, H.1995, t21, r.20.
? C Mác và Ph.Angghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, t1, tr.570.
18


ấy trong “sự hòa hợp của những tắm lòng Cơ Đốc giáo”, là một

tình cảm rất tự cao và rất fự mãn ”', tôn giáo là thứ rượu tỉnh thần
làm cho người nô lệ của tư bản mắt phẩm cách con người, quên hết
những điều họ đòi hỏi để được sống một cuộc đời đôi chút xứng
đáng với con người?. Thuốc phiện sẽ làm tê liệt ý chí đấu tranh của
con người, ru ngủ quần chúng trong vịng xiằng xích trói buộc con

người mà vẫn tự nhận là mình được tự do, cảm thấy hạnh phúc dù
hạnh phúc chỉ có trong quan niệm và tưởng tượng. Nên suy cho
cùng, mọi sự đền bù đó chỉ là hư ảo, huyễn hoặc.

Ngồi việc coi tôn giáo là thứ thuốc phiện, C.Mác cũng coi
tơn giáo là thứ tình cảm trong một xã hội vơ tình, là tỉnh thần của
trật tự khơng có tỉnh thần, đặc biệt, C.Mác nhắn mạnh, ngoài việc
là thuốc phiện ru ngủ và xoa dịu nỗi đau con người, tôn giáo cịn
là sự “thức tỉnh” trái tìm con người, tơn giáo vừa là kết quả của

“sự khốn cùng” của hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự
khốn cùng hiện thực ấy, trước hết về mặt tư tưởng, ví như các

cuộc cải cách tơn giáo, khi đó “cách mạng bắt đầu trong óc người


thây tu, cũng giống như bây giờ cách mạng bắt đầu trong đâu óc

nhà triết học".

Tuy nhiên, sự phản kháng ấy là vô vọng và tôn giáo khơng tìm
lối thốt từ hiện thực mà lại đi tìm sự giải thốt ở trên trời, ở thế

giới bên kia sau khi chết. Nên nó được so sánh và ví như một sự
giải thốt, sự đền bù hư ảo, thuốc phiện cũng là bởi nghĩa đó.
1.4.3. Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức của con người
Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức của tôn giáo được bắt

nguồn từ niềm tin vào đắng siêu nhiên là một biểu tượng của sự
*'3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn đập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, t.1, tr.594,

381.

?V.1.Lênin: Tồn sập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2005, t.12, tr.170.
19


thánh thiện, có sức mạnh tồn năng và định đoạt số phận của họ,
nhờ niềm tin ấy, những tín đồ coi bộ luật luân lý, đạo đức trong tôn
giáo là bộ luật chân chính mà họ có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện,
do đó, những điều răn dạy, cấm đốn của tơn giáo có tác dụng điều
chỉnh hành vi của con người hướng đến những điều thánh thiện.
Dao Cơ Đốc được thể hiện rõ rằng trong ý thức về tội lỗi của mỗi
một con người, đồng thời qua cái chết đầy hy sinh của người sáng.


lập ra nó, đạo Cơ Đốc đã tạo ra một hình thức dễ hiểu về sự cứu vớt

nội tâm đã ra khỏi hư hỏng, về sự an ủi trong tâm thức mà tất cả
mọi người đã khao khát tìm đến.

1.4.4. Chức năng liên kết xã hội

Khi nghiên cứu về lịch sử và bản chất của đạo Cơ Đốc sơ kỳ,
Ph.Ăngghen đã từng nhấn mạnh đến chức năng liên kết của tôn

giáo. Đạo Cơ Đốc sơ kỳ được nảy sinh như một phong trào của
những người bị áp bức, của những người nô lệ và nghèo khổ và
người vô quyền của các dân tộc bị La Mã chỉnh phục... mà chính
vì nhờ sự bức hại ấy mà đạo Cơ Đốc đã khai phá con đường tiền
lên một cách thắng lợi mà không một lực lượng nào có thể kìm
giữ được!.

Trong lịch sử tồn tại của mình, tơn giáo thể hiện như là một

yếu tố góp phần củng cố sự bền vững của các hệ thống xã hội, đồng

thời cũng góp phần làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội khi các mối

quan hệ đó khơng cịn phù hợp với lợi ích của xã hội. Chẳng hạn,

trong xã hội ngun thủy, tơn giáo giữ vai trị liên kết các thành
viên dựa trên tín ngưỡng chung của cộng đồng thông qua việc thờ
cúng, hoặc qua sự thống nhất chung của các thành viên trong việc.
thực hiện hành vi thờ cúng, Trong các xã hội có giai cấp đối kháng,
` Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn (ấp, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, 22,


11.663.
20


tơn giáo vẫn giữ chức năng liên kết của mình

biểu hiện ở chỗ, kết

dính các nhóm xã hội (có khi là đối kháng nhau) để củng có và ổn
định chúng. Thời kỳ phong kiến ở châu Âu, nhà thờ đã thể hiện đầy
đủ nhất chức năng liên kết, nó đóng vai trò là chỗ dựa thần thánh
cho các thế lực thế tục, giáo hội Roma đã thống nhất toàn Tây Âu

phong kiến - bat chấp tắt cả những cuộc chiến tranh nội bộ - thành

một chỉnh thể chính trị lớn đối lập với thế giới Hy Lạp thuộc giáo

phái ly khai, cũng như đối lập với thế giới Hồi giáo. Đến thời kỳ tư

bản chủ nghĩa, vai trò liên kết của nhà thờ có phần giảm sút, song.
tơn giáo vẫn có vai trị nhất định trong việc hình thành các quốc gia
dân tộc, biểu hiện dưới dạng ý thức dân tộc. Cuộc cải cách của

J.Calvin đã trở thành lá cờ cho những người cộng hòa ở Giơnevơ, ở
Hà Lan và ở Seotland đã giải phóng Hà Lan khỏi ach thống trị của

Tây Ban Nha và của đế chế Đức. Ngày nay, tôn giáo vẫn thể hiện
chức năng liên kết, đặc biệt trong các nước mà tơn giáo giữ vai trị
là quốc đạo.


1.4.5. Chức năng chuyễn tải, bảo lưu bản sắc văn hóa
Tơn giáo là một trong những thành tố góp phần tạo nên tính

đặc thù và bản sắc văn hóa của một quốc gia. Cơ Đốc giáo nguyên

thủy bắt nguồn và phát triển từ nền văn hóa Do Thái nên nó cũng

phản ánh tính cách, đặc trưng, bản sắc của cộng đồng người Do
Thái, nhưng sau đó, nó lại tồn tại và phát triển ở Hy Lạp và La Mã,

do đó, nó lại là một hình thái đặc thù của văn hóa Hy La - thứ triết
học Hy Lạp đã được thơng tục hóa, nhất là triết học khắc kỷ.

Trong q trình truyền đạo, tơn giáo thường tiếp xúc với các

nền văn hóa và các quốc gia sớm hơn rất nhiều so với những quan

hệ ngoại giao chính thức, đo vậy, tơn giáo đóng vai trị như một

yếu tố góp phần giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc và giữa các

nên văn hóa.

21



×