Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Chương 2 địa lí dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 40 trang )

CHƯƠNG II
ĐỊA LÍ DÂN CƯ


Bài 8: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA

1. Đơng dân,
có nhiều thành
phần dân tộc

2. Dân số còn
tăng nhanh,
dân số trẻ

3. Phân bố
dân cư

4. Chiến lược phát triển
dân số hợp lí và sử dụng
có hiệu quả nguồn lao
động của nước ta


1. Đơng dân, có nhiều
thành phần dân tộc

- Năm 2021, dân số nước ta là 98,5 triệu người (thứ 3
Đông Nam Á và thứ 15 thế giới).
- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) chiếm
86,2% dân số.
- Có trên 3 triệu người Việt đang sinh sống ở nước


ngồi.
=> Ảnh hưởng:
- Dân số đơng nên lực lượng lao động dồi dào, thị
trường tiêu thụ lớn. Là động lực cho sự phát triển KT XH. Nhưng dân số quá đông trong điều kiện hiện nay là
trở lực cho việc phát triển KT - XH và nâng cao đời
sống.
- Nhiều thành phần dân tộc tạo nên một dân cư năng
động, nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú nhưng sự
phát triển không đều cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ bất ổn
cần có chính sách dân tộc hợp lí.


2. Dân số còn tăng nhanh, dân số trẻ
a. Dân số tăng nhanh
Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa

cuối thế kỷ XX, dẫn đến tình trạng bùng nổ dân
số.Tuy nhiên, sự bùng nổ diễn ra giữa các thời
kỳ, các vùng lãnh thổ, từng thành phần dân tộc

có tốc độ và qui mô khác nhau.
Tỉ lệ tăng dân số cao: 1931-1960 (1,85%),
1965-1975 (3,0%), 1979-1989 (2,13%), 1989-

1999 (1,70%), 1999-2005 (1,32%), 2009-2019
(1,14%).


Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch
hố gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã có xu hướng giảm

nhưng vẫn còn cao (năm 2021: 0,94% / năm) cao

hơn mức bình quân của thế giới và số lượng gia
tăng hằng năm còn lớn (trên 1 triệu người/năm).
Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối

với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, với việc
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và việc
nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên

trong xã hội.


b. Dân số trẻ

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng có xu hướng già đi.

Độ tuổi
0 - 14 tuổi
15 - 59 tuổi
60 tuổi trở lên

1999
33,5
58,4
8,1

2009
25,0

66,0
9,0

2019
24,3
68,0
7,7

=> Ảnh hưởng:
- Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50%
dân số, nguồn dự trữ lao động lớn, mỗi năm tăng
thêm trên 1 triệu. Lao động cần cù, sáng tạo, nếu
biết sử dụng hợp lí sẽ có ý nghĩa lớn.
- Gây sức ép lên việc giải quyết việc làm.
- Gánh nặng phụ thuộc lớn.


Cơ cấu dân số theo giới tính
Kết cấu dân số theo giới được biểu thị bằng số nam /100 nữ. Tỉ số này không bao giờ
cân bằng và thường thay đổi theo nhóm tuổi, nhìn chung nữ nhiều hơn nam một chút.
Nguyên nhân của sự mất cân đối này: do hậu quả của chiến tranh kéo dài đã cướp đi
nhiều sinh mạng (chủ yếu là nam giới); do nam giới phải lao động nhiều hơn và làm những
công việc nặng nhọc hơn , nên tuổi thọ thấp hơn nữ.

Do hiện tượng chuyển cư (ở những vùng nhập cư nam > nữ, và ngược lại). Ngồi ra,
cịn có ngun nhân khác (đói khát, dịch bệnh, cơ thể nam ít thích nghi với hoàn cảnh để
bảo tồn sự sống so với nữ).
Tỉ lệ giới tính cũng có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ: tỉ số giới tính cao nhất là
Tây Nguyên và Tây Bắc (là vùng nhập cư, gắn với sự hiện diện của 1 TP lớn nhất cả nước ,
nhu cầu việc làm lớn trong các ngành CN nhẹ và DV), ĐBSCL (chủ yếu là do chiến tranh

kéo dài cả chống Pháp , Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam) và ĐBSH (liên quan đến

việc xuất cư ) .


Cơ cấu dân số theo giới tính nước ta hiện nay
Theo kết quả điều tra dân số ở Việt Nam năm 2019, tỷ lệ người dân mang giới tính nam là

49,8%. Trong khi đó, tỷ lệ người dân mang giới tính nữ là 50,2%. Cơ cấu dân số giới tính ở
nước ta khá cân bằng với nhau.
Tuy nhiên, tỷ lệ giới tính nam ở nước ta hiện nay đang có dấu hiệu tăng vọt so với giới tính

nữ. Theo báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới của năm 2021, tỷ số giới tính khi sinh của nước
ta ở mức cao, cụ thể tỷ lệ này là 115,5 bé trai so với 100 bé gái.
Nguyên dân dẫn đến tình trạng này là do tàn dư của tư tưởng phong kiến về việc trọng nam

khinh nữ cịn sót lại. Bên cạnh đó, việc có thể dự đốn được giới tính thai nhi do tiến bộ khoa
học, kỹ thuật cũng sẽ khiến ba mẹ đứa bé can thiệp vào chuyện sinh con trai, con gái.


3. Phân bố dân cư
a. Đặc điểm về phân bố dân cư
- Mật độ trung bình 297 người/km2 (2021), thuộc loại hàng đầu thế giới.
- Phân bố không đều giữa đồng bằng, trung du và miền núi:
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số, mật độ cao (ĐBSH 1091 người/km2,
ĐBSCL 426 người/km2).
+ Miền núi chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm 1/4 dân số, mật độ thấp (Tây Nguyên 111
người/km2, Tây Bắc 83,5 người/km2).
+ ĐBSH có mật độ lớn gấp 2,56 lần ĐBSCL.
- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: Nông thôn chiếm 62,9 % DS, thành thị chỉ

chiếm 37,1% (năm 2021)
- Nguyên nhân:
+ Điều kiện tự nhiên: Đồng bằng điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.
+ Điều kiện KT – XH: Ở đồng bằng có cơ sở hạ tầng tốt, giao thơng thuận lợi, mức độ tập trung
CN và dịch vụ cao. Ở miền núi thì ngược lại.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: ở đồng bằng có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn.


b. Hậu quả
- Phân bố dân cư khơng hợp lí ảnh hưởng đến
việc phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên,
việc sử dụng lao động:
+ Ở đồng bằng tập trung đông dân làm cho tài
nguyên cạn kiệt, gây ra nhiều sức ép về việc
làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường…
+ Miền núi tài ngun cịn nhiều, đất đai rộng
thì dân cư thưa thớt, thiếu lao động.
- Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp
bách.


Một số loại hình quần cư nơng thơn ở nước ta hiện nay
a. Loại hình quần cư ở đồng bằng, ven biển
Căn cứ vào chức năng sản xuất; đặc điểm phân hoá tự

nhiên và các đặc điểm khác, mà ở đồng bằng lại có một số loại
quần cư sau:
- Làng thuần nông

Đặc trưng cho vùng trồng lúa (2-3 vụ); hoặc lúa kết hợp

trồng dâu, màu, cây CN và chăn nuôi.
Các làng này thường tương đối lớn cả về số dân lẫn diện

tích, phong phú về cơ sở vật chất, gần nhau về khoảng cách,
chiếm ưu thế về số lượng trong các vùng nông thôn đồng bằng
cả nước ở ĐBSH, ĐBSCL.


- Làng phi NN, thường là làng tiểu thủ CN; hay làng nghề.
Ở nước ta có khoảng 300 làng nghề chuyên SX những mặt hàng tiểu thủ CN nổi tiếng
chủ yếu tập trung ở ĐBSH và B.Trung bộ.
Trong các làng thủ công chuyên nghiệp, công việc được làm tại gia đình, số lượng nghệ
nhân và thợ khơng thua kém những xí nghiệp có qui mơ TB ở các đơ thị.
- Làng kết hợp NN –TCN phổ biến ở đồng bằng, khu vực ven đô thị. Hoạt động thủ CN
thường đan xen với SXNN. Qui mô làng thường lớn, điểm cư trú dày đặc, nhà cửa khang trang.

- Làng NN kết hợp với ngư nghiệp phổ biến dọc duyên hải. Các điểm dân cư thường nhỏ chạy
dọc theo tuyến, trên các cồn cát duyên hải hay các cửa sông để thuận lợi cho HT và canh tác trên
đồng ruộng.
- Ngoài ra , ở đồng bằng cịn có một số loại hình cư trú khác , tuy không phổ biến như các
kiểu trên như làng ngư nghiệp, làng vườn (miệt vườn )…


b. Loại hình quần cư nơng thơn ở vùng Trung du và cao nguyên
Đây là loại hình đặc trưng cho SX nông – lâm kết hợp của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại TDMN và cao nguyên.
Có 2 kiểu quần cư nổi bật :
- Các bản, làng định canh, định cư ven suối, dọc thung lũng, giữa các cánh đồng miền núi. Phần lớn
các điểm dân cư ở đây phân tán, qui mô nhỏ. Kinh tế NN mang nặng tính tự túc, tự cấp, sản phẩm
hàng hố ít.
- Loại hình du canh, du cư, cư trú khơng ổn định gắn liền với lối canh tác nương rẫy của dân tộc

H’Mông, Dao và một số dân tộc ở Tây Nguyên. Các bản này phân bố rải rác trên các vùng núi cao.
Do lối canh tác lạc hậu, nên họ gặp rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, văn hoá, chúng ta đang
vận động họ định canh, định cư, hướng dẫn họ PTSX mới (trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, khai thác
lâm sản) đã dần dần hình thành các bản định canh, định cư .
Ngoài ra, ở vùng núi, trung du và cao ngun cịn có các đặc điểm dân cư là nông trường, các làng
công nhân, thị trấn công nhân.


Các loại hình cư trú ở thành thị
Thành thị là loại hình quần cư thứ 2 của XH, khác với nông
thôn ở chỗ dân cư tập trung đông; các hoạt động chính là
cơng nghiệp, dịch vụ, thương mại; có các kiểu kiến trúc, qui
hoạch đặc biệt.
Căn cứ vào chức năng chính của đơ thị, ở VN có một số
loại đơ thị chủ yếu sau:
Đô thị là Trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị, qn sự có
tầm quan trọng đối với cả nước. Thuộc nhóm này có thủ đơ
Hà Nội và TP HCM
* Đô thị TP cảng vừa là TT kinh tế, vừa là đầu mối GTVT
và thương mại. Thuộc loại hình này có (Hải Phịng, Vinh,
Đà Nẵng, Qui Nhơn...). Dân số TB ~20-55 vạn người. Chức
năng là SXCN kết hợp GTVT, thương mại; đồng thời là TT
CT – VH của địa phương.


* Đô thị công nghiệp với chức năng là SXCN. Loại hình này
gồm có (Thái Ngun, Nam Định, Việt Trì, Biên Hồ, Cần
Thơ,...)
* Đơ thị du lịch, nghỉ mát: (Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Hạ
Long ...)

* Đô thị kiểu thị xã, thị trấn: Đây là loại đô thị nhỏ với vai trò
là trung tâm tổng hợp (KT-CT-VH-XH), hoặc trung tâm
chuyên ngành SXCN, TTCN của tỉnh (thị xã), hay huyện (thị
trấn). Loại hình này phổ biến ở nhiều địa phương.


4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động của nước ta
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động
giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển
dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển
công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao
động của cả nước.


Bài 9: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1. Nguồn lao động

2. Cơ cấu lao động

3. Vấn đề việc làm và
hướng giải quyết



1. Nguồn lao động
- Thế mạnh:
+ Năm 2021, nguồn LĐ dồi dào chiếm khoảng 56-57% tổng số dân, mỗi năm
tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong
phú.
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao
- Hạn chế:
+ So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ vẫn cịn ít, đặc biệt là
đội ngũ quản lí, cơng nhân kĩ thuật lành nghề.
+ Chất lượng lao động ở các vùng không đồng đều, lao động có kĩ thuật tập
trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng (thành phố, thị xã lớn).


2. Cơ cấu lao động
- Phân bố không đều, chưa hợp lí. Khu vực nơng- lâm -ngư nghiệp, nơng thơn
cịn lớn.

- Đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Hướng CNH- HĐH, hướng
kinh tế thị trường, kinh tế mở cửa. Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, cơ
cấu còn lạc hậu.

- Năng suất lao động xã hội thấp, thu nhập thấp, quỹ thời gian lao động chưa
được sử dụng triệt để.


a. Theo ngành kinh tế

Xu hướng
Giảm tỉ trọng LĐ trong

Nông-lâm-ngư nghiệp, tăng
tỉ trọng lao động trong
ngành CN-XD và dịch vụ
nhưng còn chậm.

Nguyên nhân
+ Tác động của cuộc cách
mạng KHKT.
+ Tác động của quá trình
đổi mới.
+ Do xu thế chung của thế
giới.


b. Theo thành phần kinh tế
- Chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà
nước sang hai khu vực ngoài Nhà nước
và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.

- Lao động khu vực ngoài Nhà nước
chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Lao động trong thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Nguyên nhân
+ Phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế.



c. Theo thành thị và nông thôn

Lao động ở nông thôn chiếm tỉ trọng khoảng
40 - 45% (năm 2021) và đang giảm dần

+ Q trình đơ thị hóa.
Ngun nhân

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo
các ngành kinh tế.


3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
- Mặc dù mỗi năm nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới nhưng tình trạng
thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.
- Năm 2021, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước là:
3,22% và 3,1% (nông thôn là 2,48% và 2,96%, thành thị là 4,42% và 3,33%). Vấn đề
giải quyết việc làm cịn khó khăn.
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

Phương hướng
giải quyết việc làm:

+ Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.
+ Đa dạng hố các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác, liên kết,
kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mở rộng SX hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng, đa dạng hố các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng
đội ngũ lao động.

+ Tăng cường xuất khẩu lao động.


CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Khái niệm về chất lượng cuộc sống (CLCS)
CLCS là một khái niệm rộng, phức tạp để phản ánh mức độ được đáp ứng những nhu
cầu cơ bản của con người về vật chất, tinh thần và chất lựơng môi trường. Quan niêm về
CLCS cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội và có thể khác nhau giữa
các nước.
Để so sánh về CLCS giữa các quốc gia, chương trình phát triển của LHQ (UNDP) đã đưa
ra chỉ số phát triển con người (gọi tắt là HDI).
HDI được tổng hợp từ 3 chỉ tiêu là tuổi thọ BQ; trình độ học vấn và mức sống
(GDP/Ng). Nếu HDI từ 0,8-1,0 (là cao); từ 0,5-0,79 (là TB); từ < 0,5 (là thấp). Căn cứ
vào các chỉ tiêu trên, năm 2021 VN xếp thứ 115/191 nước tham gia khảo sát.


Một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống
Về thu nhập bình qn đầu người và xóa đói giảm nghèo
Thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu
đồng. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khơi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân
cư. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động
tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2022 quay trở
lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.
Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nơng thơn. Thu nhập bình qn 1 người/tháng
năm 2022 ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng; cao gấp 1,54 lần thu nhập bình
quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng.
Trong 6 vùng, Đơng Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người/tháng năm
2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình qn 1 người/tháng thấp nhất
là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×