BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN THỊ MINH
QUẢN LÝ CHI PHÍ NHIÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG
CỦA CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN MÔNG DƯƠNG – EVN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN TUẤN
Hà Nội, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Với những nội dung và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận
văn này là trung thực và chưa từng được công bố hay sử dụng để bảo vệ một
học vị nào. Các thông tin sử dụng trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2023
Người cam đoan
Nguyễn Thị Minh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày
tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn tới Quý thầy cô giáo trường Đại học
Lâm Nghiệp đã trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
Thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các phịng bancơng
ty nhiệt điện mông dương– EVN, đã cung cấp về thông tin, số liệu trong quá
trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Sự giúp đỡ của cơ quan, đồng nghiệp và gia đình, bạn bè đã luôn quan
tâm, động viên và tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện.
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức của bản thân có hạn, luận
văn của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Tơi rất
mong nhận được sự đóng góp của Qúy thầy cơ và bạn bè để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2023
Tác giả
Nguyễn Thị Minh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP ...................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi phí nguyên nhiên vật liệu trong doanh nghiệp .. 5
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan ........................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm cơng tác quản lý chi phí nhiên liệu trong sản xuất điện năng9
1.1.3. Nội dung công tác quản lý chi phí nhiên liệu trong doanh nghiệp... 12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí nhiên liệu..................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi phí nhiên liệu trong doanh nghiệp ............ 21
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi phí nhiên liệu của một số cơng ty nhiệt điện. 21
1.2.2. Một số nghiên cứu có liên quan .......................................................... 24
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty Nhiệt điện Mông Dương ............. 25
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
2.1. Đặc điểm cơ bản củaCông ty Nhiệt điện Mông Dương............................. 26
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty................................................................ 26
2.1.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất điện của công ty ................................. 27
2.1.3. Đặc điểm các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của Công ty ... 30
2.1.4. Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ................ 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 40
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 41
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 41
iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 42
3.1. Thực trạng sử dụng nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Mông Dương . 42
3.1.1. Sản lượng điện sản xuất của Công ty ........................................... 42
3.1.2. Khối lượng và chủng loại nhiên liệu sử dụng của công ty trong 3
năm gần đây ............................................................................................ 44
3.1.3. Quy trình và hệ thống quản lý nhiên liệu của cơng ty .................. 47
3.1.4. Tình hình biến động chi phí nhiên liệu trong giá thành sản xuất
điện của Công ty ..................................................................................... 48
3.2. Thực trạng công tác quản lý chi phí nhiên liệu cho sản xuất điện của
Cơng ty .................................................................................................... 50
3.2.1.Lập dự tốn chi phí nhiên liệu ............................................................. 50
3.2.2.Tổ chức cấp phát kinh phí .................................................................... 52
3.2.3.Thanh quyết tốn chi phí nhiên liệu..................................................... 58
3.2.4.Kiểm tra, kiểm sốt chi phí................................................................... 60
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác quản lý chi phí nhiên liệu tại Cơng ty . 61
3.3.1. Nhóm nhân tố bên ngồi DN......................................................... 61
3.3.2 Nhóm nhân tố bên trong DN ................................................................ 65
3.4. Đánh giá chung về cơng tác quản lý chi phí nhiên liệu của cơng ty..... 75
3.4.1. Những thành công ......................................................................... 75
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 76
3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế................................................. 76
3.5. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi phí nhiên liệu của Cơng ty ....... 77
3.5.1.Định hướng phát triển của cơng ty ................................................ 77
3.5.2. Các giải pháp hồn thiện quản lý chi phí nhiên liệu của Cơng ty 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm lao động của công ty (tháng 12/2022) ........................... 30
Bảng 2.2: Đặc điểm tài sản cố định của công ty (31/12/2022) ....................... 33
Bảng 2.3: Đặc điểm nguồn vốn của công ty giai đoạn 2020 – 2022 .............. 34
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ....................................... 39
Bảng 3.1: Sản lượng điện thương phẩm phát lên lưới của Công ty ................ 42
Bảng 3.2: Tiêu thụ than của nhà máy giai đoạn 2020 – 2022......................... 46
Bảng 3.3: Cơ cấu chi phí của cơng ty nhiệt điện Mông Dương ..................... 48
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về chi phí nhiên liệu trong SX điện của Công ty . 49
Bảng 3.5: Kế hoạch vật tư, kỹ thuật nguồn nhiên liệu của công ty ................ 51
Bảng 3.6: Dự tốn chi phí nhiên liệu trong sản xuất điện năng của công ty...52
Bảng 3.7:Định mức tiêu hao nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Mông Dương52
Bảng 3.8: Danh sách các nhà cung cấp nhiên liệu của công ty ...................... 53
Bảng 3.9: Thanh quyết tốn chi phí nhiên liệu ..................................................... 59
Bảng 3.10: Giá than cung ứng cho công ty giai đoạn 2020 - 2022 ................ 62
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá về “Khả năng của hệ thống cung ứng nhiên liệu” 64
Bảng 3.12: Thơng số lị hơi tại Nhà máy nhiệt điện Mông Dương ..................... 66
Bảng 3.13. Hệ thống phụ trợ lị hơi tua bin ........................................................... 67
Bảng 3.14: Trình độ đào tạo chuyên ngành của lao động vận hành dây chuyền
sản xuất .................................................................................................................... 68
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá về “Chất lượng của hệ thống bảo quản, dự trữ và
chuẩn bị nhiên liệu” ................................................................................................ 69
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá về “Ý thức tiết kiệm nhiên liệu của người lao động”.. 70
Bảng 3.17: Nhiên liệu sử dụng trong 3 năm ................................................... 71
Bảng 3.18:Khối lượng nước và nước thải tai công ty giai đoạn ..................... 73
Bảng 3.19: Kết quả đánh giá về “Chính sách khuyến khích tiết kiệm nhiên
liệu của doanh nghiệp” .................................................................................... 74
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình sản xuất điện tại nhà máy Nhiệt điện Mơng Dương ........... 28
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ................................................ 36
Hình 3.1. Biểu đồ Sản lượng điện theo các tháng giai đoạn 2020 - 2022 ...... 43
Hình 3.2: Trạm 500 kV của Cơng ty nhiệt điện Mơng Dương ....................... 45
Hình 3.3: Kho vật tư của công ty Nhiệt điện Mông Dương ........................... 51
Hình 3.4: Kho than của cơng ty Nhiệt điện Mơng Dương .............................. 54
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình tiếp nhận than bằng băng tải ................................. 55
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình tiếp nhận than tại cảng dỡ ..................................... 56
Hình 3.7: Diễn biến giá nhiên liệu than .......................................................... 62
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CP
Chi phí
DN
Doanh nghiệp
ĐVT
Đơn vị tính
MMTB
Máy móc thiết bị
NMNĐ
Nhà máy nhiệt điện
TĐPTBQ
Tốc độ phát triển bình quân
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự cạnh
tranh khốc liệt, xu hướng hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và
trên thế giới đòi hỏi các nước phải năng động, sáng tạo. Việt Nam đã gia nhập
WTO, điều đó mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp
Việt Nam, để có thể đứng vững và phát triển được đòi hỏi doanh nghiệp phải
năng động, vươn lên để tự khẳng định mình.
Kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới đến nay, tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội đã ổn định và có những tiến bộ vượt bậc. Sau
một thời gian dài trì trệ trong nền kinh tế tự cung tự cấp, đến nay, nền kinh tế
nước ta đã thoát khỏi thời kỳ khó khăn và đã đạt được mức tăng trưởng khá
cao. Các doanh nghiệp đã có những sự thay đổi mạnh mẽ để tồn tại và phát
triển, có được những điều này là do Đảng và Nhà nước ta khơng ngừng đưa ra
những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp
hoạt động và phát triển. Do vậy, có rất nhiều yêu cầu được đặt ra. Một trong
những yêu cầu đó là phải có bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với xu thế chung.
Một doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
muốn tồn tại và phát triển bên cạnh việc phải có một đội ngũ lao động có đủ
trình độ, năng lực, tay nghề để tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến trên
thế giới, khi mà nước ta đã gia nhập WTO, AFTA…thì cịn phải đảm bảo đủ
nhiên liệu để sản xuất, đối với doanh nghiệp thì đây là một nhiệm vụ chính trị
hết sức quan trọng, bắt buộc doanh nghiệp phải có chiến lược dài hạn và tìm
giải pháp đảm bảo đủ nhiên liệu, ổn định sản xuất và đảm bảo việc làm cho
người lao động, Bởi lẽ, chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định đến
mức lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời gian đại dịch
Covid-19 hoành hành, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá cả của vật liệu leo thang
đã tạo áp lực lớn về chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Để có thể duy trì
2
hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thì tối
ưu hóa chi phí, đánh giá và cải tạo quy trình sản xuất là điều hết sức quan trọng.
Công ty nhiệt điện Mông Dương là một đơn vị sản xuất điện năng với
đặc điểm sử dụng than làm nhiên liệu chính. Chi phí nhiên liệu luôn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất điện của Cơng ty. Vì thế việc áp dụng
các giải pháp tăng cường kiểm sốt để tiết kiệm chi phí nhiên liệu có ý nghĩa
to lớn trong việc hạ giá thành sản xuất điện năng, nâng cao hiệu quả SXKD
của công ty.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài luận văn “Quản lý chi
phí nhiên liệu trong sản xuất điện của Công ty Nhiệt điện Mông Dương” để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm sốt chi phí nhiên liệu
trong sản xuất điện năng và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác này tại của
Công ty Nhiệt điện Mông Dương, luận văn đề xuất giải pháp tăng cường quản
lý để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, hạ giá thành sản xuất điện năng, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi phí nguyên
nhiên vật liệu trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chi phí nhiên liệu trong sản xuất
điện năng tại công ty Nhiệt điện Mông Dương.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác quản lý chi phí nhiên liệu
trong sản xuất điện năngtại Công ty Nhiệt điện Mông Dương.
- Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí nhiên liệu trong
sản xuất điện năng tại công ty Nhiệt điện Mông Dương trong thời gian tới.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơng tác quản lý chi phí nhiên liệu
trong sản xuất điện năng và các yếu tố ảnh hưởng tại công ty.
Đối tượng điều tra, khảo sát là các cá nhân có liên quan đến q trình
cung ứng, sử dụng, kiểm sốt chi phí nhiên liệu sử dụng cho sản xuất điện
năng tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Phạm vi về nội dung:
Đề tài nghiên cứu giải pháp tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong sản xuất
điện năngtại Cơng ty trên các nội dung sau đây:
- Công tác quản lý thu mua, cung ứng nhiên liệu
- Công tác quản lý dự trữ, bảo quản, xuất cấp nhiên liệu
- Công tác vận hành, hiệu chỉnh thiết bị
- Công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị
* Phạm vi về khơng gian:
Nghiên cứu tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương
* Phạm vi về thời gian:
- Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2020 đến năm 2022
- Thu thập số liệu sơ cấp từ 2/2023 đến 5/2023.
- Giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2023-2025.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi phí nguyên nhiên vật liệu
trong doanh nghiệp.
- Thực trạng công tác quản lý chi phí nhiên liệu trong sản xuất điện
năng tại công ty Nhiệt điện Mông Dương.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác quản lý chi phí nhiên liệutrong sản
xuất điện năng tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương.
- Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí nhiên liệutrong sản xuất
điện năng tại cơng ty Nhiệt điện Mông Dương trong thời gian tới.
4
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi phí nguyên nhiên
vật liệu trong doanh nghiệp.
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi phí nguyên nhiên vật liệu trong doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1.1.Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là loại vật chất cấu thành thực
thể sản phẩm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các ngun vật
liệu sẽ thay đổi về hình thái, tính chất để tạo thành thực thể của sản phẩm tạo
ra. Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào giá trị của
sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu là căn cứ cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
Thông thường, doanh nghiệp thường mua dự trữ nguyên vật liệu và có
biện pháp quản trị nhóm hàng hóa này tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu thường được phân
thành các loại chính sau đây:
Phân loại căn cứ vào tính chất của nguyên vật liệu:
- Nguyên vật liệu chính Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham
gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của
sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng
doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả
nửa thành phẩm mua ngồi với mục đích tiếp tục q trình sản xuất, chế tạo ra
thành phẩm.
- Vật liệu phụlà những loại vật liệu khi tham gia vào q trình sản xuất,
khơng cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật
liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngồi, tăng thêm chất
lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được
6
thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu cơng nghệ, kỹ thuật, bảo
quản đóng gói; phục vụ cho q trình lao động.
- Nhiên liệu là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn
ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
Phân loại căn cứ vào nguồn gốc của NVL:
Nếu căn cứ vào nguồn gốc xuất xử thì NVL được chia thành các nhóm sau:
- Ngun liệu, vật liệu mua ngồi;
- Ngun liệu, vật liệu tự chế biến, gia cơng.
Ngồi ra, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý, người ta cịn có thể
phân loại NVL theo nhiều cách thức khác nhau như: phân loại theo hình thái
vật chất của NVL, căn cứ vào yêu cầu bảo quản NVL, căn cứ vào thành phần
hố học của NVL…
Theo quy định tại Thơng tư 03/2019/TT-BCT thì:Ngun liệu là hàng
hóa được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác, trong đó, hàng hóa là bất kỳ
thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào [1].
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu thường
có các đặc điểm như sau:
- Tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất.
-Nguyên liệu sẽ thay đổi về hình thái, trạng thái sau khi thực hiện quy
trình sản xuất.
- Chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
hàng hóa thành phẩm cuối cùng.
- Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển đổi trực tiếp thành giá trị sản
phẩm, được sử dụng để tính tốn giá thành.
- Doanh nghiệp có thể tự sản xuất nguyên liệu hoặc đặt mua ở các doanh
nghiệp khác nhằm phục vụ mục đích kinh doanh, sản xuất và thu lợi nhuận.
7
1.1.1.2.Nhiên liệu
Nhiên liệu là loại vật chất có khả năng giải phóng năng lượng khi cấu
trúc vật lý hoặc hóa học của chúng bị thay đổi thơng qua q trình hóa học (ví
dụ: cháy) hoặc q trình vật lý (phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch,…).
Cơng dụng chính của nhiên liệu là giải phóng năng lượng khi cần thiết và
cókiểm sốt nhằm phục vụ các mục đích sử dụng của con người.
Nhiên liệu là loại nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành sản
xuất và công nghiệp. Việc sử dụng nhiên liệu đúng cách và tiết kiệm là cần
thiết để tối ưu hóa sản xuất và giảm chi phí.
1.1.1.3.Chi phí và chi phí nguyên nhiên vật liệu
Khái niệm về chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về laođộng sống và lao
động vật hóa mà người sản xuất bỏ ra trong sản xuất kinh doanh và sản xuất
ra những sản phẩm, dịch vụ nhất định trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất kinh doanh chính là những hao phí về tài nguyên, vật
chất và laođộng đã được bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh, những hao
phí này gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh, chi phí phải định lượng
được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
Dứoi góc độ quản trị doanh nghiệp thì chi phí là biểu hiện bằng tiền của
tồn bộ các khoản hao phí về các yếu tố sản xuất để sản xuất và tiêu thụ
những sản phẩm, dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian.
Trong quản trị doanh nghiệp, việc tính tốn, xác định và quản lý chi phí
có ý nghĩa rất lớn, thể hiện trên các khía cạnh:
- Giúp DN có thể kiểm sốt được các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh.
- Giúp DN phân tích và lựa chọn những phương án kinh doanh có lợi
nhất cho doanh nghiệp.
8
- Giúp phát hiện và áp dụng những giải pháp thích hợp trong việc tiết
kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
- Giúp cho việc ra các quyết định về quy mơ sản xuất, tối ưu hố cơng
suất và cơng tác điều độ sản xuất.
- Giúp cho việc đánh giá, phân tích hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
Khái niệm chi phí nguyên nhiên vật liệu
Chi phí nguyên nhiên vật liệu là một bộ phận của tổng chi phí bỏ ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh, là những chi phí mà người sản xuất phải
bỏ ra để sử dụng các nguyên nhiên vật liệu cần thiết để sản xuất hoặc làm một
sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ nhất định.
Chi phí NVL là một trong số các khoản chi phí trực tiếp và rất quan
trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đây là những khoản chi phí về
sử dụng các loại nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu và các vật phẩm
khác liên quan đến sản xuất, có thể được tính tốn trực tiếp cho từng đơn vị
sản phẩm và thường được gọi là một loại chi phí trực tiếp .
Việc quản lý và kiểm sốt chi phí ngun vật liệu là một trong những kỹ năng
quản lý quan trọng để giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, việc đàm phán giá cả và chọn những nguồn cung ứng nguyên
vật liệu tốt và đáng tin cậy cũng là cách để tối ưu hóa chi phí ngun vật liệu
trong kinh doanh.
Thơng thường chí phí về NVL trong sản xuất kinh doanh thường bao
bao gồm các loại sau đây:
- Chi phí về mua NVL cho SXKD
- Chi phí về vận chuyển NVL từ nơi mua về đến kho của cơ sở sản xuất
- Chi phí về bảo quản NVL tại kho của cơ sở sản xuất
- Chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến sử dụng NVL
1.1.1.5.Quản lý chi phí nguyên nhiên vật liệu
9
Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lí đối với đối
tượng quản lí. Chủ thể của quản lí có thể là con người hay tổ chức, là những
đại diện có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những
hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được
kết quả nhất định trong quản lý. Khách thể của quản lý là các yếu tố tham gia
vào quá trình vận hành của tổ chức, bo gồm con người, các yếu tố vật chất, tài
chính và các quá trình hoạt động của tổ chức.
Quản lý trong DN thường được hiểu cụ thể hơn dưới khái niệm Quản
trị doanh nghiệp. Cơng tác quản trị doanh nghiệp có rất nhiều nội dung, trong
đó có nội dung quản lý chi phí sản xuất kinh doanh mà quản lý chi phí nguyên
vật liệu là một khía cạnh cụ thể của nó.
Quản lý chi phí ngun nhiên vật liệu là q trình theo dõi, kiểm sốt
và cân nhắc các chi phí liên quan đến việc mua sắm, cung cấp và sử dụng các
loại nguyên nhiên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
Việc quản lý chi phí nguyên vật liệu cần thực hiện ở nhiều công đoạn
nhằm đảm bảo rằng các loại NVL được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả,
giảm thiểu thất thốt, lãng phí và tăng hiệu quả chung của quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm công tác quản lý chi phí nhiên liệu trong sản xuất điện năng
1.1.2.1.Đặc điểm về sử dụng nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) thơng thường, cịn được gọi là nhà máy
nhiệt điện thơng thường, dùng nhiên liệu hóa thạch (khí đốt một cách tự
nhiên, than đá hoặc dầu nhiên liệu) để tạo ra điện thơng qua chu trình hơi
nước nhiệt. thuật ngữ “thông thường” được dùng để phân biệt chúng với các
NMNĐkhác, chẳng hạn như nhà máy chu trình hỗn hợp hoặc nhà máy điện
hạt nhân. Các nhà máy nhiệt điện truyền thống được tạo thành từ thường
xuyên yếu tố có thể chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch thành điện năng.
Các thành phần chính của nhà máy nhiệt điện là:
10
Nồi hơi: Không gian chuyển đổi nước thành hơi nước thơng qua q
trình đốt cháy nhiên liệu. Trong q trình này, năng lượng hóa thạch được chuyển
đổi thành nhiệt năng để làm nóng nước để cung cấp hơi nước cho Tuabin.
Cuộn dây: Cuộn dây là bộ phận qua đó nước lưu thông và biến thành
hơi nước. Giữa chúng xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa khói lị và nước.
Tua bin hơi: Máy thu thập hơi nước, do một hệ thống phức tạp về áp
suất và nhiệt độ, trục đi qua nó sẽ chuyển động. Loại tuabin này thường có
thường xuyên thân, áp suất cao, áp suất trung bình và áp suất thấp để tận dụng
tối đa hơi nước.
Máy phát điện: Máy thu năng lượng cơ học được tạo ra qua trục của
tuabin và chuyển nó thành năng lượng điện thơng qua cảm ứng điện từ. Nhà
máy điện biến đổi cơ năng của trục thành dòng điện xoay chiều ba pha. Máy
phát điện được kết nối với các trục đi qua các cơ quan khác nhau.
Quá trình sử dụng nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện có những đặc
điểm sau:
- Nhiên liệu sử dụng là nhiên liệu hóa thạch: Hầu hết các nhà máy nhiệt
điện sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mazut, dầu diesel
hoặc khí đốt để sản xuất điện.
- Lượng nhiên liệu tiêu thụ thường rất lớn: Do nhu cầu sản xuất điện
lớn, nên nhà máy nhiệt điện tiêu thụ lượng nhiên liệu rất lớn, đặc biệt là đối
với các loại nhiên liệu hóa thạch.
- So với các nguồn năng lượng khác, nhà máy nhiệt điện có giá thành rẻ
hơn: Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng cho sản xuất điện ở nhiều nơi trên thế
giới do có giá thành rẻ hơn so với một số nguồn năng lượng khác như điện
gió hoặc mặt trời.
- Gây ra các vấn đề về môi trường: Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa
thạch trong nhà máy nhiệt điện khơng chỉ sinh ra CO2, mà cịn gây ra các vấn
đề đối với môi trường như ô nhiễm không khí, sơng và nước ngầm.
11
- Tiện lợi và ổn định: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện có thể
được cung cấp các nguồn nhiên liệu hóa thạch từ các nước khác nhau, do đó
giúp đảm bảo tính ổn định và tiện lợi cho sản xuất điện.
1.1.2.2.Đặc điểm quản lý nhiên liệu trong nhà máy nhiệt điện
Quản lý nhiên liệu là một phần quan trọng trong hoạt động của một nhà
máy nhiệt điện.
Công tác quản lý nhiên liệu trong nhà máy nhiệt điện có các đặc điểm
sau đây:
- Hoạt động sản xuất điện năng thường phải đảm bảo tính liên tục, do
vậy nhà máy nhiệt điện thường hoạt động liên tục trong những khoảng thời
gian dài, do đó nhiên liệu tiêu hao cũng là liên tục cùng với thời gian phát
điện của nhà máy.
- Để đảm bảo sự liên tục của quá trình nạp nhiên liệu cho nhà máy,
công tác chuẩn bị nhiên liệu cũng cần được vận hành thường xuyên liên tục
như: vận chuyển nội bộ, sàng tuyển, phối trộn nhiên liệu…
- Quản lý nhiên liệu trong NMNĐ đòi hỏi phải theo dõi và đánh giá
được lượng nhiên liệu tiêu thụ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng
năm. Việc theo dõi lượng nhiên liệu tiêu thụ giúp ngăn chặn lãng phí nhiên
liệu và đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu.
- Giám sát chất lượng nhiên liệu cần được thực hiện thường xuyên, liên
tục. Chất lượng của nhiên liệu cần được giám sát và kiểm tra định kỳ để đảm
bảo quá trình sản xuất được thực hiện hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho nhà máy.
- Việc dự phòng nhiên liệu phải được quản lý nghiêm túc, chặt chẽ.
Quản lý nhiên liệu dự phịng NMNĐcần đáp ứng u cầu có đủ lượng nhiên
liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất thường xuyên, có đủ dự trũ trong trường hợp
khẩn cấp đồng thời lại khơng gây ra tình trạng ứ đọng vốn của DN do dự trữ
quá nhiều.
12
1.1.3. Nội dung cơng tác quản lý chi phí nhiên liệu trong doanh nghiệp
1.1.3.1.Lập dự tốn chi phí nhiên liệu
Dự tốn là việc tính tốn, dự kiến phối hợp giữa các mục tiêu cần đạt
được với khả năng huy động các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh
doanh theo các chỉ tiêu số lượng, giá trị trong khoảng thời gian nhất định
trong tương lai.
Lập dự tốn chi phí nhằm cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp,
thiết lập các kế hoạch ngắn hạn, dự báo chi phí, xây dựng kế hoạch đầu tư,
triển khai kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch nhân sự, lập dự toán tổng thể. Hơn
nữa, dự tốn chi phí là cơ sở để kiểm sốt chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cơng tác lập và vận hành kế hoạch vật tư và kỹ thuật là một quy trình
rất quan trọng trong việc quản lý nhà máy sản xuất. Việc áp dụng được quy
trình này một cách hiệu quả sẽ giúp nhà máy giải quyết các vấn đề như tồn
kho quá lớn hay không đủ, hao phí vật tư hay thời gian, điều này sẽ làm giảm
được chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà máy.
Trên cơ sở hệ thống định mức, kế hoạch SXKD, đơn giá nguyên vật
liệu, nhiên liệu..để tiến hành lập dự toán chi tiết.
Các bước thực hiện cho công tác này:
- Xác định chủng loại, số lượng, chất lượng các loại NVL cần dùng cho
sản xuất và dự trữ trong kỳ kế hoạch.
- Xác định lượng NVL cần mua sắm, cung cấp và thời điểm cung cấp
trong cả kỳ kế hoạch
- Tính tốn KH chi phí về mua sắm, vận chuyển, bảo quản… NVL
trong kỳ kế hoạch
- Xác lập kế hoạch lựa chọn nhà cung ứng NVL
- Chỉ đạo thực hiện các kế hoạch về cung ứng NVL
Căn cứ để lập KH vật tư kỹ thuật là bản kế hoạch sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, các định mức kinh tế kỹ thuật và tình hình thị trường cung
ứng vật tư kỹ thuật của thời kỳ lập kế hoạch.