Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý lửa rừng tại xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.9 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ VĂN HẢI

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỬA RỪNG TẠI XÃ HUỔI MỘT,
HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KIỀU THỊ DƯƠNG

Hà Nội, 2023


i
CỢNG HỊA XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chư từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Huổi Một, ngày



tháng

Người cam đoan

Vũ Văn Hải

năm 2023


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của trường Đại học Lâm nghiệp tôi đã tiến hành thực
hiện luận văn “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
lửa rừng tại xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”. Trong q trình
làm luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô, các
cơ quan, đơn vị, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tơi xin trân trọng cảm ơn cơ giáo TS. Kiều Thị Dương,
người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Qua đây tôi cũng xin phép trân trọng cảm ơn UBND xã Huổi Một, các
anh em đồng nghiệp trong Trạm kiểm lâm, các phịng ban có liên quan của xã
Huổi Một đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tơi thu thập tài liệu và hồn
thành luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi
thiếu sót, tơi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cơ giáo và đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Huổi Một, ngày

tháng


Học viên

Vũ Văn Hải

năm 2023


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ....................................... v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ........................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 3
1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 3
1.2. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.3. Ở Việt Nam ........................................................................................... 11
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 19
2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 19
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20
2.5.1. Phương pháp kề thừa tài liệu thứ cấp ............................................ 20

2.5.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 20
2.5.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu ................................... 22
2.6. Phương pháp phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức .... 22
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................. 23
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
3.1.1. Vị trí địa lí ....................................................................................... 23
3.1.2. Điều kiện khí hậu và tài nguyên ..................................................... 23


iv
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Huổi Một ................................................ 29
3.2.1. Tình hình kinh tế ............................................................................. 29
3.2.2. Dân số, lao động ............................................................................. 32
3.2.3. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 33
3.2.4. Văn hóa, giáo dục ........................................................................... 35
3.2.5. An ninh trật tự................................................................................. 37
4.1. Đánh giá đặc điểm tài nguyên rừng, tình hình cháy rừng và cơng tác
quản lý lửa rừng tại xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ................ 38
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại xã Huổi Một.................................. 38
4.1.2. Tình hình cháy rừng tại xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ....40
4.1.3. Thực trạng công tác QLLR tại khu vực nghiên cứu ....................... 43
4.2. Đánh giá thực trạng về sự tham gia của người dân trong công tác quản
lý lửa rừng .................................................................................................... 47
4.2.1. Kiến thức của người dân về sử dụng lửa và phòng cháy chữa cháy
rừng ........................................................................................................... 47
4.2.2. Thực trạng về sự tham gia của người dân...................................... 54
4.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong
công tác QLLR tại khu vực nghiên cứu ....................................................... 56
4.3.1. Những nhân tố thúc đẩy sự tham gia của người dân ..................... 56
4.3.2. Những nhân tố cản trở sự tham gia của người dân trong công tác

QLLR......................................................................................................... 59
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân
trong công tác QLLR tại xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ........ 61
4.4.1. Phân tích SWOT trong cơng tác QLLR tại địa phương ................. 61
4..4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong
công tác QLLR tại địa phương ................................................................. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BVR

Bảo vệ rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLLR

Quản lý lửa rừng


PCCC

Phòng cháy, chữa cháy

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất xã Huổi Một giai đoạn 2016 2018 ................................................................................................................. 27
Bảng 3.2: Diện tích, năng xuất, sản lượng cây trồng chính của xã Huổi Một
năm 2016 - 2018.............................................................................................. 29
Bảng 3.3: Số lượng gia súc, gia cầm của xã Huổi Một giai đoạn 2016 - 2018 ........31
Bảng 3.4: Tình hình dân số và lao động giai đoạn 2016 -2018 ...................... 32
Bảng 4.1: Diện tích rừng tại xã Huổi Một năm 2021 - 2022 .......................... 38
Bảng 4.2: Các loại rừng có nguy cơ cháy cao theo ý kiến phỏng vấn ............ 39
Bảng 4.3: Thống kê số vụ cháy rừng trong 05 năm gần đây tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 41
Bảng 4.4: Nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu ................................... 42
Bảng 4.5: Lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại khu vực .............................. 44
Bảng 4.6: Trang thiết bị Phòng cháy, chữa cháy tại khu vực ......................... 45
Bảng 4.7: Các cơng trình Phòng cháy, chữa cháy tại khu vực ....................... 46
Bảng 4.8: Nhận thức của người dân về nguyên nhân dẫn đến cháy rừng ...... 48

Bảng 4.9: Mức độ tham gia của người dân trong công tác QLLR tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 50
Bảng 4.10: Ý kiến của người dân về ý thức PCCCR của cộng đồng ............. 51
Bảng 4.11: Kiến thức của người dân về thời gian trong năm dễ xảy ra cháy ........52
Bảng 4.12: Các hoạt động của người dân tham gia vào công tác PCCCR tại
địa phương ....................................................................................................... 55
Bảng 4.13: Tỷ lệ lao động theo nghề nghiệp tại khu vực nghiên cứu ............ 56
Bảng 4.14: Thành phần dân tộc của các đối tượng tham gia phỏng vấn ........ 57
Bảng 4.15: Nhận xét về mức độ thỏa đáng tiền công khi tham gia chữa cháy ........58
Bảng 4.16: Mức thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nghiên cứu........ 59
Bảng 4.17: Kết quả tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với
công tác QLLR tại khu vực nghiên cứu (SWOT) ........................................... 62


vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Các loại rừng có nguy cơ cháy cao theo ý kiến phỏng vấn ............ 39
Hình 4.2: Thống kê số vụ cháy rừng trong 05 năm gần đây tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 42
Hình 4.3: Nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu .................................... 43
Hình 4.4: Biển cấm lửa tại địa bàn nghiên cứu ............................................... 47
Hình 4.5: Nhận thức của người dân về nguyên nhân dẫn đến cháy rừng ....... 48
Hình 4.6: Mức độ tham gia của người dân trong công tác QLLR tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 50
Hình 4.7: Ý kiến của người dân về ý thức PCCCR của cộng đồng ................ 51
Hình 4.8: Kiến thức của người dân về thời gian trong năm dễ xảy ra cháy ... 52
Hình 4.9: Các hoạt động của người dân tham gia vào công tác PCCCR tại địa
phương ............................................................................................................. 55



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cháy rừng là một trong những hiện tượng thiên tai gây tổn thất to lớn
về kinh tế và môi trường sinh thái. Cháy rừng là một trong những nguyên
nhân quan trọng làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất và
các thiên tai hiện nay. Vậy nên quản lý rừng cộng đồng đang trở thành một
trong những phương thức quản lý rừng phổ biến ở Việt Nam và tồn tại song
song với các phương thức quản lý khác như quản lý rừng của hệ thống sản
xuất kinh doanh lâm nghiệp nhà nước, quản lý rừng tư nhân. Trong thực tiễn,
có nhiều hình thái biểu hiện khác nhau, đa dạng và phong phú của phương
thức quản lý rừng này càng khẳng định vai trò của quản lý rừng cộng đồng
như: Rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời; rừng
và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương
giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài; rừng và đất rừng sử
dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước khoán cho các cộng
đồng khoán bảo vệ, khoanh ni và trồng mới theo hợp đồng khốn rừng;
rừng và đất rừng của hộ gia đình và cá nhân là thành viên trong cộng đồng tự
liên kết lại với nhau thành các nhóm cộng đồng (nhóm hộ) cùng quản lý để
tạo nên sức mạnh để bảo vệ, hỗ trợ, đổi công cho nhau trong các hoạt động
lâm nghiệp.
Xã Huổi Một là một xã năm trong vùng nhiệt đới gió mùa và được chia
thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chịu
ảnh hưởng lớn nhất của gió Lào khơ và nóng thổi từ phía nước Cộng hịa Dân
chủ nhân dân Lào sang, ảnh hưởng nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 4. Vì vậy
gió và khơng khí khơ, nóng làm cho vật liệu cháy trở nên khô kiệt dễ gây ra
cháy rừng.. Trình độ dân chí cịn chưa cao, nên chưa nhận thức, ý thức về
BVR và PCCCR, hiểu biết về vai trò to lớn của rừng và tác hại của cháy rừng,
mất rừng. Phong tục tập quán của người dân sống cạnh rừng chủ yếu sống



2
phụ thuộc vào hoa màu trên nương rẫy, vào rừng (như khai thác gỗ gia dụng,
củi đốt, đốt rẫy, làm nương…) nhất là đồng bào ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn cũng dẫn đến phá rừng, lấn chiếm đất rừng để có đất sản xuất
nơng nghiệp. Địa hình đồi núi dốc, giao thơng đi lại khó khăn, diện tích rừng
phân bố rải rác, khơng tập trung, tiếp giáp đất nông nghiệp và khu dân cư nên
việc kiểm sốt hết tồn bộ khu rừng gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ sự cần thiết trong công tác quản lý lửa rừng (QLLR) cũng
như thực tế của công tác quản lý lửa rừng của xã Huổi Một, tôi đã tiến hành
thực hiện Luận văn thạc sỹ “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong
công tác quản lý lửa rừng tại xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”.


3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
- Quản lý lửa rừng:
Theo F.A.O: Quản lý lửa rừng là mọi hoạt động cần thiết để bảo vệ rừng
không bị cháy cùng với việc sử dụng lửa nhằm đáp ứng những mục tiêu trong
quản lý và sử dụng đất đai (Theo Schweinthelm- 1999 (Bế Minh Châu, 2012)).
Khái niệm QLLR trên cơ sở tham gia của cộng đồng:
Từ “cộng đồng” được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả người dân, từ một
hộ gia đình, một nhóm hộ gia đình, một khu định cư, cho đến một nhóm các
khu định cư.
Quản lý lửa rừng trên cơ sở tham gia của cộng đồng là mọi hoạt động
cần thiết bảo vệ rừng không bị cháy cùng với việc sử dụng lửa nhằm đáp ứng
mục tiêu trong quản lý đất đai do cộng đồng thực hiện theo luật pháp và chính
sách Nhà nước (Bế Minh Châu, 2014).
- Cộng đồng dân cư:

Theo khoản 24 Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, “Cộng đồng dân cư”
bao gồm, cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng,
ấp, bản, bn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng
phong tục, tập quán
1.2. Trên thế giới
* Nghiên cứu về dự báo cháy rừng
- Nghiên cứu về dự báo cháy rừng trên thế giới được tập trung vào thế
kỷ 20. Thời kỳ đầu chủ yếu tập trung ở các nước có nền kinh tế phát triển như
Mỹ, Nga, Đức, Thuỵ điển, Canada, Pháp, Úc.... Sau đó là ở hầu hết các nước
có hoạt động lâm nghiệp. Người ta phân chia 5 lĩnh vực chính của nghiên cứu
phòng cháy chữa cháy rừng: bản chất của cháy rừng, phương pháp dự báo
nguy cơ cháy rừng, các cơng trình phịng cháy chữa cháy rừng, phương pháp
chữa cháy rừng và phương tiện chữa cháy rừng.


4
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt giữa điều kiện
thời tiết, mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm khơng khí với
độ ẩm vật liệu và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy, hầu hết các phương
pháp dự báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày
của lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí Ở một số nước, khi dự báo nguy
cơ cháy rừng ngồi căn cứ vào yếu tố khí tượng người ta còn căn cứ vào một
số yếu tố khác, chẳng hạn ở Đức và Mỹ người ta sử dụng thêm độ ẩm của vật
liệu cháy, ở Pháp người ta tính thêm lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm
vật liệu cháy, ở Trung Quốc có bổ sung thêm cả tốc độ gió, số ngày khơng
mưa và lượng bốc hơi… Cũng có sự khác biệt nhất định khi sử dụng các yếu
tố khí tượng để dự báo nguy cơ cháy rừng, chẳng hạn ở Thuỵ Điển và một số
nước ở bán đảo Scandinavia người ta sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và
nhiệt độ khơng khí cao nhất trong ngày, trong khi đó ở Nga và một số nước
khác lại dùng nhiệt độ và độ ẩm khơng khí lúc 13 giờ. Những năm gần đây, ở

Trung Quốc đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến
nguy cơ cháy rừng, trong đó có cả những yếu tố kinh tế xã hội, và nguy cơ
cháy rừng được tính theo tổng số điểm của các yếu tố. Mặc dù có những nét
giống nhau nhưng cho đến nay vẫn khơng có phương pháp dự báo cháy rừng
chung cho cả thế giới, mà ở mỗi quốc gia, thậm chí mỗi địa phương người ta
vẫn nghiên cứu xây dựng phương pháp riêng. Ngồi ra, vẫn cịn rất ít phương
pháp dự báo nguy cơ cháy rừng có tính đến yếu tố kinh tế xã hội và loại rừng.
Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của phòng
cháy chữa cháy rừng ngay cả ở những nước phát triển.
- Ở Mỹ, năm 1914 E.A Beal và C.B Show đã tiến hành nghiên cứu và
xác định khả năng cháy của rừng thông qua lớp thảm mục rừng, độ khô hạn
ngày càng cao khả năng xuất hiện cháy rừng càng dễ dàng. Tiếp sau đó, nhiều
nhà khoa học khác cũng đã nghiên cứu và đưa ra những thang cấp về mức độ
nguy hiểm của cháy rừng trên cơ sở quan sát mức độ ẩm ướt của lớp thảm


5
mục rừng và tiến hành thí nghiệm để đánh giá khả năng bắt lửa của nó (Trần
Minh Cảnh, 2019).
+) Ở Nga, năm 1924 E.V Valendic đã thống kê các vụ cháy rừng và xác
định được mối quan hệ giữa diện tích rừng bị cháy với số vụ cháy, với 3 chỉ
số sau: số ngày không mưa, lượng mưa và tốc độ gió, từ đó ơng kết luận:
“Cháy rừng bắt nguồn từ những nơi không vệ sinh rừng, rừng gặp khô hạn
kéo dài, nguồn vật liệu cháy dẫn được tăng lên và dẫn tới cháy rừng (Trần
Minh Cảnh, 2019).
Cũng ở Nga năm 1939, V.G Nestorop đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố
khí tượng thủy văn và một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến cháy rừng và đề
ra phương pháp dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp. Ông đưa ra
biểu thức toán học để đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng gồm 3 yếu
tố: Nhiệt độ lúc 13 giờ trưa, lượng mưa ngày, độ ẩm khơng khí và đã đi đến

kết luận “Nơi nào nhiệt độ càng cao, số ngày không mưa kéo dài và độ ẩm
khơng khí càng thấp thì dẫn đến vật liệu cháy càng khô nên dễ phát sinh nạn
cháy rừng” (Bế Minh Châu, 2012)
+) Ở Trung Quốc, từ năm 1992 Jude cùng một số nhà khoa học vùng
Đông bắc đã nghiên cứu mối quan hệ giữa vật liệu cháy dưới rừng với các yếu
tố khí tượng bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, tốc độ gió, lượng mưa, số
ngày mưa và lượng bốc hơi. Qua nghiên cứu cho thấy độ ẩm vật liệu cháy cỡ
nhỏ (D < 0.6 cm) có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các yếu tố khí tượng.
Ngồi ra Yangmei qua nhiều nghiên cứu ở 103 khu vực bị cháy cũng đưa ra
phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu bén lửa (Bế Minh Châu, 2012).
+) Ở Thụy Điển và các nước thuộc bán đảo Scandinavia đã dùng chỉ số
Angshrom để dự báo khả năng cháy rừng, nhưng chỉ tiêu này không đề cập
đến tốc độ gió và mưa nên khơng chính xác. Tuy nhiên đây là phương pháp
đơn giản dễ tính nên cũng được áp dụng rộng rãi ở Bồ Đào Nha và thuộc địa
cũ của Bồ Đào Nha.


6
+) Ở Indonexia đã và đang nghiên cứu phương pháp tụ mây để chữa
cháy rừng nhưng chưa chắc chắn về mặt khoa học, cũng như kinh phí cho
phương pháp này quá đắt do đó phương pháp này đã bị ngưng lại.
+) Ở Đức, Waymann qua nghiên cứu thấy độ ẩm nhỏ nhất của vật liệu
cháy và nhiệt độ cao nhất trong ngày có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, từ đó
ơng đã đưa ra mối quan hệ giữa hàm lượng nước của vật liệu cháy và khả năng
cháy rừng để dự báo nguy cơ cháy rừng. Phương pháp dự báo cháy rừngnày
đòi hỏi việc tiến hành tương đối phức tạp (Bế Minh Châu, 2012). Ngồi ra trên
thế giới cịn áp dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp chỉ tiêu khả
năng bén lửa của Yanmei (Trung Quốc), phương pháp hệ thống đánh giá mức
độ nguy hiểm của cháy rừng (Hoa Kỳ)... (Bế Minh Châu, 2012).
+) Indonesia: Nhiều cộng đồng ở Indonesia đã thiết lập những cơ chế

trừng phạt có hiệu quả đối với việc QLLR khơng tốt để gây ra những thiệt hại
cho tài sản của cộng đồng dân cư xung quanh. (Fay, 1997; Bangbang
Soekartiko, 1997; Vayda, 1999). Trong luật tục của dân làng Tenganan, Bali,
Indonesia, có một điều khoản trừng phạt bồi thường thiệt hại cháy: “Nếu một
trong những người dân trong làng đốt rừng, cháy rừng gây ảnh hưởng thiệt
hại đến rừng thì người đó sẽ bị xử phạt theo quy định về mức độ thiệt hại và
người đó phải thực hiện nghi lễ thanh tẩy tôn giáo”.
Ở Nusa Tenggara, Timur, việc sử dụng lửa đã giảm khi người dân du
canh đã chuyển sang hệ thống thâm canh và mang tính thương mại hơn. Fox
(2000) cho rằng: việc chuyển đổi dần từ sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp
sang sản xuất nông nghiệp thương mại là một biện pháp khuyến khích việc
kiểm sốt lửa.
+) Thái Lan: Dự án Quản lý lưu vực Thượng lưu sông Nan ở miền Bắc
Thái Lan của Cục Lâm nghiệp Hoàng gia (RFD) được cơ quan hợp tác về
Môi trường và phát triển Đan Mạch (DANCED) trợ giúp. Dự án này được
thực hiện tại 42 làng với số dân khoảng 20.000 người, thuộc 5 dân tộc trên


7
diện tích 1.007 km. Dự án này nhằm triển khai hệ thống ngăn ngừa và kiểm
soát cháy rừng trên 160km.
Trong thời gian cuối năm 1998 và đầu năm 1999, RFD và điều phối
viên cộng đồng đã tạo điều kiện thành lập mạng lưới làng bản lưu vực sông
tại các lưu vực sông nhỏ nhằm làm giảm số lượng các vụ cháy ngồi tầm
kiểm sốt. Tháng 4 năm 1999 cho thấy đã giảm ít hơn 5% diện tích dự án đã
bị cháy trong thời gian đó. Để làm được điều này, đã có sự kết hợp của một số
ngun nhân chính (Lê Đức, 2018):
+ Xây dựng mạng lưới làng bản cùng với các quy định, quy tắc, hình
phạt của chính họ đối với việc gây ra cháy rừng.
+ Tăng cường mạng lưới thông tin bằng việc xây dựng đài phát và cung cấp

bộ đàm, ba lơ cho lực lượng phịng chống cháy rừng tình nguyện của bản làng.
+ Trao tặng phần thưởng về quản lý cháy rừng cộng đồng cho những
làng bản thực hiện tốt nhất trong năm 1999.
+ Có cơ sở dữ liệu tốt hơn về quản lý cháy rừng từ những nghiên cứu của
các điều phối viên cộng đồng, và ảnh vệ tinh Landsat về các khu vực bị cháy.
+ Lượng mưa vào đầu tháng 2/1999, tháng 3/1999 nhiều, nên đã hạn
chế được nguy cơ cháy ở giai đoạn nguy hiểm.
Tại tỉnh Chiangrai miền Bắc Thái Lan, một nhóm các gia đình Loi Mi
Akha đã thành lập rừng cộng đồng Pakhasukjai vào năm 1976. Phần lớn rừng
được bao phủ bởi cỏ tranh và tre. Ở đây, việc sử dụng lửa và canh tác đã bị
cấm do dân làng xây dựng lên một số quy định. Để giảm nguy cơ cháy, dân
làng Pakhasukjai đã xây dựng băng cản lửa mỗi năm trước khi bắt đầu mùa
khơ. Từ đó nhóm cơng tác cộng đồng được thành lập, với đại diện từ mỗi gia
đình để xây dựng băng cản lửa và sửa chữa thiết kế hàng rào (5-6 ngày/năm).
Bất cứ gia đình nào khơng đóng góp lao động sẽ bị phạt. Đặc biệt, số tiền phạt
sẽ cao hơn nếu như khơng có thành viên nào trong gia đình ra giúp sức khi
cháy rừng xảy ra vào ban đêm. Khi một cá nhân nào chặt cây bị phát hiện sẽ
bị phạt một con lợn hoặc có thể kỷ luật các già làng trong bản (Lê Đức, 2018).


8
+) Ở Philippin: Những người nông dân Hanunoo sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau để kiểm soát cháy như thiết lập băng cản lửa, đốt chặn, dọn
cỏ những bụi cây thấp để bảo vệ cây trồng và cây leo có ích (Conklin, 1975).
Bảo vệ những cây có ích trong nương rẫy khỏi bị cháy cũng được thấy ở
những nhóm người khác như người Alangan Mangyan (Walpole et al., 1994).
Vì lửa sẽ làm giảm năng suất của nương rẫy sẽ được khai phá trong tương lai,
như cộng đồng người Lua ở Thái Lan, đã tích cực kiểm sốt và dập các đám
cháy lan rộng (Kundstadter, 1978; Zinke et al., 1979).
DENR cùng với lãnh đạo địa phương và thành phố đã gây quỹ để quản

lý cháy rừng là cơ chế “Phần thưởng không để xảy ra cháy rừng”. Các cộng
đồng trên vùng cao sẽ nhận được phần thưởng này nếu họ duy trì được việc
“Khơng để xảy ra cháy rừng” trong khu vực của mình (Costalles et al., 1997).
Chương trình nơng lâm kết hợp ở Nueva Ecia đã khuyến khích dân
làng thiết lập những băng cản lửa. Kết quả đã giảm được đáng kể vụ cháy
rừng (Segura, 1985).
Enkiwe et al. (1998) nêu ví dụ về việc cộng đồng địa phương ghi nhớ
các biện pháp ngăn chặn cháy rừng trong cuộc sống hàng ngày của họ ở
Cordillera: “Khi những vùng đất sát với rừng của họ là vùng dễ cháy, dân
làng sẽ duy trì một đường ngăn lửa rộng khoảng 5 đến 10m. Đường ngăn lửa
này phải được thường xuyên tuần tra trong suốt mùa hè hay mùa khô. Phương
pháp này ngăn không cho cánh rừng của họ bị hủy hoại”.
+) Campuchia: Để đảm bảo rằng đám cháy trong nương rẫy không lan
ra những cánh đồng và khu rừng xung quanh, tất cả cây cối đã được chất
thành đống ở giữa cánh đồng để đốt. Xung quanh nương, các vật liệu cháy
(VLC) được dọn sạch trong phạm vi 5m về phía rừng. Việc đốt cây cối được
tiến hành ngược hướng gió để đốt cho kỹ và để ngăn lửa khỏi lan ra ngoài
vùng nóng hơn và sẽ đốt được dễ dàng hơn. Thường những người già sẽ đảm
nhiệm những cơng việc này vì họ có nhiều kinh nghiệm hơn. Người dân trong


9
làng được cảnh báo trước để họ có thể đề phịng bảo vệ cánh đồng của mình.
(Theo thơng tin của một người dân Kui, 2000, dẫn theo Sameer Karki, 2002).
* Nghiên cứu về biện pháp phòng và chữa cháy rừng:
- Khi nghiên cứu các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng người ta
chủ yếu hướng vào làm suy giảm 3 thành phần của tam giác lửa: (1)- Giảm
nguồn lửa bằng cách tuyên truyền không mang lửa vào rừng, dập tắt tàn than
sau khi dùng lửa, thực hiện các biện pháp dọn vật liệu cháy trên mặt đất thành
băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo dải để ngăn cách đám cháy với phần

rừng còn lại; (2)- Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khơ khi
chúng cịn ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy vào thời kỳ khô hạn nhất,
hoặc đốt theo hướng ngược với hướng lan tràn của đám cháy để cô lập đám
cháy; (3)- Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn
cách vật liệu cháy với ơxy khơng khí (nước, đất, cát, hoá chất dập cháy v.v…)
* Quản lý lửa rừng dựa vào cộng đồng:
Để hạn chế tình trạng mất rừng do cháy rừng và việc dùng lửa thực sự
đem lại hiệu quả tích cực, cần phải nâng cao nhận thức cho cộng đồng về
cơng tác PCCCR, trong đó cộng đồng chính là người trực tiếp tham gia vào
cơng tác quản lý, tổ chức và thực hiện việc PCCCR. Từ cuối những năm 90
đến nay, hoạt động quản lý lửa rừng dựa vào cộng đồng đã được thực hiện ở
một số nước trên thế giới.
- Tại Namibia: Năm 1996, Cục Lâm nghiệp chọn khu vực Caprivi
(Đông Bắc Namibia) là khu vực thí điểm để phát triển một mơ hình kiểm soát
cháy rừng dựa vào cộng đồng (Jurvelius, 1999; Kamminga, 2001). Khu vực
thí điểm bao gồm 1,2 triệu ha tài nguyên rừng tốt nhất của Namibia và thuộc
khu vực cận nhiệt đới. Trước khi bắt đầu dự án, 70-80% rừng trong khu vực
bị cháy mỗi năm và hầu hết các vụ cháy là do con người. Chương trình đã thu
hút sự tham gia của rất nhiều người dân địa phương, với các hoạt động như:
tham dự chương trình phim truyền hình, học hỏi làm thế nào để PCCCR...


10
Những nỗ lực này đã làm giảm 54% những diện tích bị cháy hàng năm trong
khu vực. Cuộc khảo sát cũng kết luận rằng chính phủ nên chuyển giao trách
nhiệm và thẩm quyền PCCCR cho người dân (dẫn theo Vũ Đức Quỳnh, 2017)
- Tại Philippin: Theo Pogeyed, 1998, để thúc đẩy và khuyến khích sự
tham gia của cộng đồng trong thực hiện PCCCR, các mục tiêu cụ thể được
quy định như sau: Giới hạn/ngăn chặn, nếu khơng hồn tồn loại trừ sự xuất
hiện của cháy rừng ở các cộng đồng của tỉnh; Điều chỉnh việc sử dụng lửa của

nông dân thông qua việc cấp giấy phép để theo dõi; Theo dõi và ghi lại các
lần xuất hiện của lửa tại các khu vực rừng của mỗi cộng đồng một cách
thường xuyên; Tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ cháy và đề xuất chính sách
cho các cơ quan có liên quan để xử lý. Một cách thức khác của chiến lược này
đó là huy động tất cả các cộng đồng tham gia vào kế hoạch khen thưởng.
Cộng đồng nào không để xảy ra cháy rừng, không khai thác gỗ bất hợp pháp
hoặc ít bị cháy rừng sẽ được khen thưởng trị giá 200.000 peso tương đương
4.000 USD
Những vụ cháy rừng với quy mô lớn ở Inđônêsia và một số nước trong
khu vực Đông nam á trong nhiều năm đã thu hút sự quan tâm của tồn thế
giới. Trong khn khổ của Dự án PCCCR Đông Nam Á, Sameer Karki đã
nghiên cứu vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn chặn các vụ
cháy rừng [89]. Tác giả đã trình bày những thành cơng về sự tham gia của
cộng đồng trong cơng tác PCCCR và phân tích những yếu tố chính trị, thể
chế, kinh tế văn hố tạo điều kiện cho các cộng đồng địa phương tham gia
tích cực vào việc ngăn chặn các vụ cháy ngoài ý muốn. Để hệ thống quản lý
lửa rừng dựa vào cộng đồng được bền vững, các biện pháp khuyến khích phải
phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Việc phối hợp các cộng đồng trong
chương trình PCCCR cũng quan trọng, nhất là trong trường hợp có nhiều bên
liên quan muốn hưởng lợi từ tài nguyên rừng. Đảm bảo sở hữu đất đai là một
nhân tố quan trọng trong quản lý lửa rừng ở cộng đồng.


11
Bên cạnh các biện pháp khuyến khích, hình phạt đối với việc quản lý
khơng hiệu quả cũng quan trọng. Nói chung, hình phạt do cộng đồng thực thi
thường có hiệu quả hơn là luật pháp của chính phủ
Việc cộng đồng tham gia thành công vào hoạt động PCCCR phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Trong đó có sự gắn kết hay sở hữu của cộng đồng và sự phụ
thuộc của họ đối với tài nguyên rừng; kiến thức truyền thống về môi trường

vật lý - sinh học của địa phương và phương thức sử dụng lửa; đảm bảo khơng
có các xung đột về quyền sở hữu đất đai. Việc cộng đồng quản lý tài nguyên
của mình cũng đảm bảo rằng quyền lợi và các mối quan tâm của họ sẽ được
giải quyết và bảo vệ. Sự thành công thường phụ thuộc vào việc tuân thủ các
luật lệ của cộng đồng về sử dụng lửa.
1.3. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, quản lý rừng cộng đồng là thực tiễn có từ lâu đời và đang
trở thành một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được nhà nước quan tâm,
khuyến khích phát triển. Phương thức quản lý rừng này rất sinh động, phong
phú mang lại hiệu quả trong quản lý rừng và phát triển cộng đồng vùng cao.
Nếu xét về vùng địa lý, vùng Tây Bắc có tỷ lệ rừng cộng đồng cao nhất với
1.893.300,9 ha, chiếm 67,8% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp do cộng
đồng quản lý trên cả nước. Tiếp đến là các vùng Đông Bắc 760.131,1 ha,
vùng Tây Nguyên 62.422,3 ha và Bắc Trung Bộ 58.541,7 ha (Nguyễn Bá
Ngãi, 2009). Các vùng cịn lại diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng
chiếm một tỷ lệ nhỏ. Một số tỉnh khơng có diện tích rừng và đất rừng giao cho
cộng đồng quản lý bảo vệ. Đối với rừng do cộng đồng dân cư thơn và dịng
tộc quản lý thường ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát
triển, trình độ quản lý cịn thấp. Rừng do nhóm hộ hoặc nhóm sở thích tự
cùng nhau liên kết để quản lý thường ở các vùng sản xuất và thị trường phát
triển, đang dần tiếp cận đến phương thức sản xuất hàng hóa, trình độ sản xuất


12
của các hộ nông dân cao, khả năng đầu tư lớn. Chính từ cơ sở này mà quản lý
rừng cộng đồng ở Việt Nam đang dần hình thành theo 2 xu hướng phù hợp
với điều kiện cụ thể ở từng vùng, đó là quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu
cầu sinh kế và quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hóa (Nguyễn Bá
Ngãi, 2009).

Quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế ở các vùng sâu, vùng
xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều
kiện sản xuất và thị trường kém phát triển, trình độ quản lý cịn thấp. Các sản
phẩm từ rừng chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng trong cộng đồng như gỗ để
làm nhà, củi đốt, khai thác lâm sản ngoài gỗ. Rừng được quản lý theo truyền
thống được quy định trong hương ước của cộng đồng. Nhà nước và địa
phương cần có chính sách riêng về quy chế khai thác và sử dụng lâm sản cũng
như cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, tổ chức và vốn để cộng đồng có thể quản
lý rừng. Quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hóa ở các vùng sản xuất
và thị trường phát triển, đang dần tiếp cận đến sản xuất hàng hóa, trình độ sản
xuất của các hộ nông dân cao, khả năng đầu tư lớn. Các hình thức quản lý
rừng cộng đồng sẽ đa dạng và phong phú và ở trình độ cao hơn như thành lập
tổ chức kinh tế rừng cộng đồng có pháp nhân, có thể là hợp tác xã của cộng
đồng, doanh nghiệp cộng đồng cho quản lý rừng và chế biến lâm sản, v.v.
hoạt động theo luật doanh nghiệp. Trong trường hợp này, cộng đồng dân cư
thôn sẽ tiến tới thực sự là chủ thể đầy đủ trong quản lý và sử dụng rừng
(Nguyễn Bá Ngãi, 2009).
* Nghiên cứu về dự báo và cảnh báo cháy rừng ở Việt Nam
- Từ năm 2003 - 2005, trong kết quả đề tài KHCN cấp Nhà nước
KC.08.24: “Nghiên cứu giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả cháy
rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên”, Vương văn Quỳnh cùng các cộng sự
đã xây dựng các phần mềm dự báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy
rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, hệ



×