Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu dự trữ sinh quyền thế giới langbiang nghiên cứu điểm tại vườn quốc gia bidoup – núi bà và khu du lịch quốc gia hồ tuyền lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.81 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN LƯƠNG MINH

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI
LANGBIANG: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP
- NÚI BÀ VÀ KHU DU LỊCH QUỐC GIA HỒ TUYỀN LÂM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI VĂN BẮC

Hà Nội, 2023


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng bản
thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận


văn là quá trình điều tra, nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội
dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của luận văn.
Hà Nội, tháng 09 năm 2023
Tác giả

Nguyễn Lương Minh


ii
LỜI CẢM ƠN
Vài trăm năm về trước A. Anhxtanh đã từng nói “Mọi con đường đi đến
khoa học đều chơng gai, nếu thiếu nhiệt tình và nghị lực thì khơng thể vượt
qua”. Sau một thời gian dài thực hiện nghiên cứu đề tài, đến nay luận văn
“Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu dự trữ
sinh quyển thế giới Lang Biang” đã được hồn thành, tơi được thêm một lần
nữa trải nghiệm điều này.
Luận văn được hoàn thành, bên cạnh sự cố gắng của bản thân thì khơng
thể thiếu được những sự giúp đỡ và hợp tác khác. Trước tiên, tôi xin chân
thành bày tỏ sự kính trọng, lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, nhất là
PGS. TS. Bùi Văn Bắc - người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động
viên tơi trong q trình thực hiện và hồn thành Luận văn này. Kính chúc các
thầy, các cơ và gia đình ln mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Tôi xin được gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Nhà trường, Phịng Sau
Đại học cùng tồn thể các thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ của trường Đại học
Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, cùng các đồng
nghiệp, gia đình, bạn bè cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan
ban ngành góp ý nhiều thông tin và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn.

Hà Nội, tháng 09 năm 2023
Tác giả

Nguyễn Lương Minh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Phát triển du lịch bền vững ..................................................................... 3
1.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 5
1.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước .......................................................... 8
1.4. Xu hướng phát triển du lịch ở Lâm Đồng............................................. 14
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 15
2.1. Thông tin chung khu vực nghiên cứu ................................................... 15
2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................... 15
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 20
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 20
3.2.1. Phạm vi về không gian.................................................................... 20
3.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu .................................................... 20

3.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 20
3.3.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 20
3.3.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 20
3.4. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 20


iv
3.5. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu .................................................... 21
3.5.1. Phân tích SWOT về phát triển du lịch bền vững ............................ 21
3.5.2. Phương pháp đánh giá sức chịu tải môi trường ............................ 22
3.5.3. Phương pháp xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp ............. 23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 24
4.1. Phân tích SWOT về phát triển du lịch bền vững tại VQG Bidoup- Núi
Bà và KDLQG hồ Tuyền Lâm ..................................................................... 24
4.1.1. Điểm mạnh ...................................................................................... 24
4.1.2. Điểm yếu ......................................................................................... 32
4.1.3. Cơ hội ............................................................................................. 35
4.1.4. Thách thức ...................................................................................... 41
4.2. Đánh giá sức tải du lịch ........................................................................ 43
4.2.1. Sức chịu tải của hệ sinh thái ........................................................... 43
4.2.2. Sức chịu tải của hạ tầng kinh tế - xã hội ........................................ 46
4.3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững .......................... 46
4.3.1. Định hướng phát triển .................................................................... 46
4.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững ........................ 58
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC


v

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Giải nghĩa viết tắt

Tên viết tắt

KDTSQTG Khu dự trữ sinh quyển thế giới
VQG

Vườn Quốc gia

KDLQG

Khu du lịch quốc gia

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

DLST

Du lịch sinh thái

GT

Giải trí


ND

Nghỉ dưỡng

ĐDSH

Đa dạng sinh học

RĐD

Rừng đặc dụng

RPH

Rừng phịng hộ

GDMT

Giáo dục mơi trường

1a

Phần a: Nội dung mô tả tại VQG Bidoup - Núi Bà

1b

Phần b: Nội dung mô tả tại Khu DL QG HTL


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của Khu DTSQ Langbiang ..................... 16
Bảng 2.2. Một số đặc điểm KT-XH của VQG Bidoup - Núi Bà và Khu DLQG
Hồ tuyền Lâm .................................................................................................. 18
Bảng 4.1. Lịch mùa vụ du lịch tại VQG Bidoup - Núi Bà ………………….26
Bảng 4.2. Chia sẻ lợi ích múa Cồng chiêng .................................................... 27
Bảng 4.3. Chia sẻ lợi ích tham quan dệt thổ cẩm……………………………28
Bảng 4.4. Chia sẻ lợi ích bán hàng lưu niệm .................................................. 29
Bảng 4.5. Chia sẻ lợi ích hướng dẫn viên ....................................................... 29
Bảng 4.6. Kết quả chi trả cho cộng đồng tham gia hoạt động du lịch tại VQG.....30
Bảng 4.7. Khoảng không gian cá nhân và thời gian thích hợp cho các tuyến du
lịch tại VQG Bidoup - Núi Bà ........................................................................ 43
Bảng 4.8. Khoảng khơng gian và thời gian thích hợp cho các tuyến du lịch tại
KDLQG hồ Tuyền Lâm .................................................................................. 44
Bảng 4.9. Khả năng chịu tải của các tuyến du lịch chính tại VQG Bidoup Núi Bà ............................................................................................................. 44
Bảng 4.10. Khả năng tải của các tuyến du lịch chính tại KDLQG hồ Tuyền
Lâm.................................................................................................................. 45
Bảng 4.11. Kết quả hoạt động DLST tại VQG Bidoup - Núi Bà ................... 45
Bảng 4.12. Định hướng một số hoạt động, dịch vụ, sản phẩm du lịch bền vững
tại hai khu vực nghiên cứu .............................................................................. 57


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Bản đồ ranh giới hành chính Khu DTSQTG Langbiang phân theo
các vùng chức năng ......................................................................................... 17
Hình 4.1. Điểm mạnh trong phát triển DLST bền vững tại VQG Bidoup-Núi
Bà (màu xanh) và KDLQG hồ Tuyền Lâm (màu đỏ) ..................................... 24
Hình 4.2. Điểm yếu trong phát triển DLST bền vững tại VQG Bidoup-Núi Bà
(màu xanh) và KDLQG hồ Tuyền Lâm (màu đỏ) .......................................... 33

Hình 4.3. Cơ hội trong phát triển DLST bền vững tại VQG Bidoup-Núi Bà
(màu xanh) và KDLQG hồ Tuyền Lâm (màu đỏ) .......................................... 36
Hình 4.4. Thách thức trong phát triển DLST bền vững tại VQG Bidoup-Núi
Bà (màu xanh) và KDLQG hồ Tuyền Lâm (màu đỏ) ..................................... 42


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam hiện có 11 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQTG), trở
thành quốc gia có số lượng KDTSQTG đứng thứ hai tại khu vực Đông Nam
Á, sau Indonesia (20 KDTSQTG) ( />KDTSQTG Langbiang là KDTSQTG thứ 9 của Việt Nam được công
nhận vào năm 2015. Khu vực có tổng diện tích 275.439 ha, trải dài trên địa
bàn năm huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, gồm: Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà,
Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt. Khu vực có cảnh quan thiên
nhiên hịa quyện với những nét văn hố đặc sắc trong Khơng gian Văn hố
Cồng chiêng Tây Ngun đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại. Đặc biệt, KDTSQTG Langbiang bao gồm một
vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn Quốc gia (VQG)
Bidoup – Núi Bà, nơi được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh
học của Việt Nam. Bên cạnh đó, Khu Du lịch quốc gia (KDLQG) hồ Tuyền
Lâm (thuộc vùng chuyển tiếp của KDTSQTG Langbiang) nằm cách thành
phố Đà Lạt 5 km có cảnh quan đa dạng. Trung tâm KDLQG này là hồ nước
có diện tích khoảng 352 ha ở cao độ 1.382m với nhiều nhánh ăn sâu vào đất
liền theo dạng lông chim, chia cắt địa hình thành nhiều bán đảo có diện tích
rộng thuận lợi để xây dựng các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng. Xung quanh hồ
là vùng rừng núi với nhiều loài động, thực vật; trong đó một số vùng núi thấp
có địa hình thuận lợi để quy hoạch các tuyến leo núi, đi bộ dã ngoại, cắm trại.
Do sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tính đa dạng sinh học cao
cùng với cộng đồng bản địa còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa truyền thống
đặc trưng, KDTSQTG Langbiang, đặc biệt là VQG Bidoup - Núi Bà và

KDLQG hồ Tuyền Lâm đang là điểm đến hấp dẫn và ngày càng tăng của du
khách trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng du khách, doanh
thu và chất lượng phục vụ khách du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi
thế của khu vực. Trong khi đó, các vấn đề môi trường, sức ép đến hệ sinh thái


2
từ các hoạt động du lịch chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do vậy, tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du
lịch bền vững tại Khu DTSQTG LangBiang: Nghiên cứu điểm tại Vườn
Quốc gia Bidoup - Núi Bà và Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm”. Mục
tiêu của nghiên cứu là xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức cũng như các vấn đề môi trường và hệ sinh thái làm cơ sở để đưa
ra các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại các khu vực nghiên cứu.


3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững có thể được coi là việc áp dụng nguyên tắc phát triển
bền vững cho ngành du lịch (Robinson et al. 2011). Tổ chức Du lịch Thế giới
của Liên hợp quốc (UNWTO, 2015) định nghĩa du lịch bền vững là: du lịch
có tính đến đầy đủ các tác động kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại và
tương lai, giải quyết nhu cầu của du khách, môi trường và cộng đồng địa
phương. Phát triển du lịch bền vững có nghĩa là bền vững về mặt sinh thái,
khả thi về kinh tế cũng như công bằng về mặt đạo đức và xã hội. Hầu hết các
tài liệu về du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững phản ánh ba điểm
mấu chốt của các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh thái (Figge &
Hahn, 2006).

Về lợi ích kinh tế, du lịch mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế địa
phương dưới hình thức thanh tốn hàng hóa hoặc dịch vụ, tạo việc làm và cơ
hội kiếm tiền cho người dân địa phương (Chen & Chen, 2010). Ngoài ra, phát
triển du lịch tạo cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh của cộng đồng địa
phương như phát triển, mở rộng đại lý du lịch, quán bar, quán rượu, nhà hàng,
dịch vụ lưu trú,... (Ismail & Turner, 2008). Hơn nữa, du lịch đóng một vai trò
quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường, cầu, dự án xử lý
nước thải, bảo tàng, trung tâm thủ công và nâng cao mức sống của người dân
địa phương (Kuvan & Akan, 2005).
Về khía cạnh văn hóa - xã hội, du lịch góp phần phát triển đất nước,
thúc đẩy giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia và người dân
(Bersales, 2005). Ngược lại, nhiều nghiên cứu (ví dụ: Andriotis, 2004;
Huttasin, 2008; Tovar & Lockwood, 2008; Chen & Chen, 2010) chỉ ra rằng cư
dân địa phương phải chịu lạm phát giá cả. Phát triển du lịch có thể tác động tiêu
cực đến văn hóa xã hội, mơi trường và kinh tế do thiếu quy hoạch và thiếu sự
gắn kết với các giá trị và môi trường địa phương (Tatoglu et al., 2002).


4
Các hoạt động du lịch diễn ra tại điểm đến - yếu tố quan trọng nhất của
hệ thống du lịch và là vấn đề quan trọng nhất của nghiên cứu du lịch (Buhalis,
2020). Các vấn đề phát sinh ở các điểm đến đã được nhiều nhà nghiên cứu
xem xét như: nhu cầu du lịch, hoạt động du lịch tư nhân địa phương, cộng
đồng địa phương, và nhận thức của khách du lịch,… (Weaver, 2006). Quản lý
điểm đến là các quyết định mang tính chiến lược, tổ chức và hoạt động được
đưa ra để tác động và thúc đẩy dòng khách du lịch đến/từ một khu vực. Rio &
Nunes (2012) cho rằng một điểm đến du lịch được quản lý tốt có thể mang lại
những lợi ích và tác động quan trọng đến hệ sinh thái du lịch. Quản lý điểm
đến có tầm quan trọng đáng kể trong việc kiểm sốt nhiều tác động của du
lịch, do đó đảm bảo tính bền vững của nó (Conaghan et. al, 2015). Quản lý

bền vững các điểm đến đòi hỏi sự hợp tác của các doanh nghiệp, chính quyền
địa phương và các tổ chức khác cũng như sự đóng góp tồn diện và tích hợp
cho mục tiêu lớn hơn của điểm đến.
Tổng kết lại từ các quan điểm trên, phát triển du lịch bền vững phải
đảm bảo ba yếu tố, thành phần sau:
Thứ nhất: Thân thiện mơi trường: Du lịch bền vững có tác động thấp
đến nguồn lợi tự nhiên và mơi trường nói riêng. Các hoạt du lịch giảm thiểu
các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi
sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm…) và cố gắng có lợi cho mơi trường.
Thứ hai: Gần gũi về xã hội và văn hoá: Các hoạt động du lịch không
gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hố của cộng đồng địa phương. Thay
vào đó các hoạt động du lịch phải tơn trọng văn hố và truyền thống địa
phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, doanh
nghiệp, nhà điều hành tour và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn
của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về
vai trị của họ.
Thứ ba: Đóng góp về mặt kinh tế cho Ban quản lý, cộng đồng và địa
phương. Các hoạt động du lịch tạo ra nguồn thu nhập công bằng và ổn định


5
cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt.
Du lịch mang lợi ích cho doanh nghiệp, nhân viên và cả người dân địa
phương. Du lịch bền vững bắt đầu một cách thận trọng, hài hịa giữa ba yếu tố
mơi trường, văn hóa - xã hội và kinh tế.
1.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Ngày nay, trên thế giới du lịch đã trở thành ngành cơng nghiệp “khơng
khói” và là nhu cầu khơng thể thiếu của con người và phát triển với tốc độ
ngày càng cao. Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển của các nghiên
cứu về du lịch đã đòi hỏi phải xem xét lại những gì hiện đã biết về chủ đề này.

Một số chủ đề nghiên cứu phát triển du lịch bền vững gần đây, bao gồm:
a. Nghiên cứu về điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong các mơ
hình phát triển du lịch bền vững
Reihanian et al. (2012) đã xem xét những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức đối với phát triển du lịch bền vững ở Vườn quốc gia Boujagh
(Iran) thơng qua phân tích SWOT. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, VQG Boujagh
có tiềm năng rất lớn về thu hút khách du lịch với điểm mạnh là vẻ đẹp của
cảnh quan, đa dạng các loài chim, sự đa dạng về môi trường trên một lãnh thổ
rộng lớn và sự hiện diện của du lịch biển ở các vùng ven biển những khu vực
có thể kết hợp với du lịch sinh thái. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và xúc tiến du
lịch tại khu vực còn yếu do chính quyền địa phương thiếu quan tâm đến
ngành du lịch. Do vậy nếu du lịch phát triển mở rộng sẽ khơng bền vững.
Navarro-Martínez et al. (2020) sử dụng phân tích SWOT để đánh giá
thực trạng đa dạng sinh học và du lịch bền vững ở Vườn quốc gia Caguanes,
Cuba. Nghiên cứu đã tìm thấy năm điểm mạnh hàng đầu, gồm: tính pháp lý
về quản lý vườn quốc gia; xã hội vốn trên địa bàn; sự đa dạng của hệ sinh thái
biển và trên cạn; sự đa dạng của các loài quan trọng cho việc bảo tồn; và giá
trị sinh học, văn hóa của hệ thống hang động. Những điểm yếu được xác định
là quản lý chưa đầy đủ các loài xâm lấn; chất lượng, mức độ và khả năng tiếp


6
cận của hệ thống đường mòn; cơ sở hạ tầng vườn quốc gia (tối thiểu và trong
tình trạng kém); thiếu chuyên gia và nhân viên hỗ trợ; và thiếu tiếp thị. Các cơ
hội bao gồm khả năng tiếp cận du lịch quốc gia; sự tồn tại của dự án cộng
đồng nông nghiệp La Picadora; kết nối với các tổ chức khoa học quốc tế và các
tổ chức phi chính phủ; tiềm năng phát triển du lịch chuyên sâu; và các
điểm/khu vực du lịch chính gần đó. Các thách thức cho phát triển du lịch bền
vững tại vườn quốc gia này gồm: chi phí đầu tư cho các hoạt động du lịch sinh
thái còn thấp; khả năng tiếp cận khu vực hạn chế và khó khăn; khơng đủ chỗ ở

gần vườn quốc gia; nhận thức về vườn quốc gia còn hạn chế trong du lịch trong
nước và quốc tế; tính dễ tổn thương của hệ sinh thái và tình trạng hạn hán.
Hossain & Hossain (2020) thực hiện phân tích SWOT để xem xét điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch tại Vườn quốc gia
-Lawachara ở Bangladesh. Đặc biệt, những điểm yếu và thách thức đến du
lịch tại Vườn quốc gia này đã được phân tích một cách kỹ lượng. Dựa trên
những điểm yếu và mối đe dọa đó, một danh sách các chiến lược, giải pháp đã
được đề xuất để phát triển bền vững trong tương lai của ngành du lịch. Sự
tham gia của các bên liên quan hiện tại và khắc phục các điểm yếu như: cơ sở
hạ tầng kém, đầu tư yếu kém, thiếu sự tham gia của cộng đồng địa phương
vào phát triển du lịch và tiếp thị không phù hợp chiến lược, bất ổn chính trị,
hệ sinh thái tự nhiên dễ bị tổn thương, sự không chắc chắn về lợi nhuận từ
đầu tư, thiếu nhận thức, suy thối mơi trường tự nhiên, quản lý yếu kém trong
quản lý nhu cầu du lịch và văn hóa khách quốc tế. Các giải pháp được đề xuất
đó là: thực hiện quy hoạch phù hợp để tất cả các bên liên quan đến du lịch sẽ
nhận được lợi ích kinh tế tối ưu từ du lịch, chính sách mơi trường nghiêm
ngặt để đảm bảo tính bền vững của thiên nhiên, giáo dục người dân về phát
triển du lịch bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút khách du lịch,
đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách, đặc biệt khách quốc tế.


7
b. Nghiên cứu sức chịu tải của môi trường du lịch
Khái niệm sức chịu tải của môi trường du lịch đã trở thành một công cụ
rất quan trọng để quản lý khơng gian giải trí và thư giãn, đặc biệt là xác định
và tính tốn tác động của hoạt động con người trong các khu bảo tồn, hệ sinh
thái (Sharma 2016). Nỗ lực đầu tiên nhằm áp dụng khái niệm sức chịu tải môi
trường cho các khu bảo tồn được thực hiện vào những năm 1930. Tuy nhiên,
chỉ đến thập kỷ 1950, với sự gia tăng lượng du khách đến các vườn quốc gia
và các khu bảo tồn khác trên thế giới, sức chịu tải môi trường mới trở thành

một phần trong quản lý du khách. Vào thập niên 1960, Wagar (1964) đề xuất
mở rộng khái niệm sức chịu tải môi trường du lịch là “mức độ sử dụng mà
một khu vực có thể duy trì mà khơng ảnh hưởng đến chất lượng của nó”.
Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng, ngồi việc quản lý các khu bảo tồn, các khía
cạnh xã hội và trải nghiệm của du khách cũng cần được đưa vào khái niệm
sức chịu tải môi trường. Việc quản lý du khách trong các khu bảo tồn phải
bao gồm một loạt các hành động quản lý chứ không chỉ giới hạn số lượng du
khách. Vào đầu thập kỷ 1980, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc
(UNWTO) đã định nghĩa sức chịu tải môi trường là “số lượng người tối đa có
thể đến thăm một địa điểm du lịch cùng một lúc mà không gây ra sự tàn phá
về môi trường vật chất, kinh tế và văn hóa xã hội” (McIntyre 1993). Năm
1984, kế hoạch quản lý của Vườn Quốc gia Galápagos (Ecuador) bao gồm
một phương pháp tính tốn sức chịu tải mơi trường của các con đường mịn
và bãi biển, phương pháp này sau đó đã được sửa đổi và áp dụng cho các khu
bảo tồn của Costa Rica (Cifuentes 1984). Theo Cifuentes (1992) và CifuentesArias et al. (1999), sức chịu tải môi trường là “một loại sức chứa môi trường
đề cập đến năng lực sinh lý và xã hội xung quanh hoạt động du lịch và sự phát
triển của nó” và thể hiện giới hạn tối đa của hoạt động con người ở một khu
vực nhất định. Cơ quan Công viên Quốc gia Hoa Kỳ (1993) sửa đổi khái niệm
sức chịu tải môi trường và định nghĩa là mức độ sử dụng có thể dung hịa
được trong khi duy trì các nguồn tài ngun mong muốn và các điều kiện giải


8
trí tích hợp các mục tiêu của đơn vị và mục tiêu quản lý. Takashi (1998) nhấn
mạnh rằng sức chịu tải mơi trường du lịch có thể hoặc khơng thể đảm bảo số
lượng du khách tối đa, tùy thuộc vào điều kiện giải trí. Nếu nguồn lực đầy đủ
và điều kiện giải trí được duy trì thì số lượng du khách sẽ có tầm quan trọng
thứ yếu. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về môi trường và
phát triển diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil (Rio-92). Rio-92 là một cột mốc
quan trọng và nâng cao nhận thức toàn cầu về sử dụng và phát triển bền vững.

Dưới ảnh hưởng của mơ hình mới đó, khái niệm sức chịu tải môi trường du lịch
đã đạt được sự phù hợp toàn cầu và thúc đẩy mối quan tâm về các vấn đề kinh
tế và văn hóa xã hội liên quan đến người dân địa phương tại các khu du lịch
(Kostopoulou & Kyritsis 2006). Mặc dù vậy, cho đến nay việc áp dụng sức
chịu tải môi trường du lịch như một cơng cụ trong việc đánh giá các mơ hình
du lịch trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn còn rất hạn chế (Lobo, 2015).
c. Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững
Poyyamoli (2007) đã cố gắng tập trung vào sự thay đổi mơ hình trong
quản lý du lịch và môi trường với tham chiếu cụ thể đến các hệ sinh thái Đảo
Ấn Độ. Các giải pháp thay thế bền vững được đề xuất để đảm bảo rằng du
lịch ở Quần đảo Ấn Độ không chỉ bền vững về mặt tài chính mà cịn bền vững
về mặt sinh thái và xã hội, bên cạnh trách nhiệm về mặt văn hóa.
Katja Pactz (1997) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển bền vững
và du lịch và kết luận rằng: phát triển bền vững được coi là con đường phía
trước để đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của hoạt động kinh doanh du lịch.
Anil Reddy (2000) đưa ra quan điểm rằng du lịch sinh thái hoàn toàn là một
cách tiếp cận mới trong du lịch, bao gồm những chuyến du lịch đến các khu
vực tự nhiên để đánh giá cao lịch sử văn hóa và tự nhiên của môi trường. Tác
giả đã xem xét các vấn đề khác nhau và thông tin về du lịch sinh thái.
1.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, Du lịch được định hướng phát triển trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính


9
trị. Quyết định số 174/QĐ-TTG ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với các
những định hướng phát triển có nhiều chú trọng đối với phát triển du lịch sinh
thái, phát triển du lịch tại các VQG. Các vấn đề nghiên cứu liên quan đến du
lịch trong các hệ sinh thái đặc trưng, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, gồm:

a. Nghiên cứu về điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong các mơ
hình phát triển du lịch bền vững
Sử dụng phân tích SWOT trong đánh giá các mơ hình du lịch tại các hệ
sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã được chỉ ra ở một số nghiên
cứu trong nước. Đinh Kiệm & Hà Nam Khánh Giao (2013) sử dụng phân tích
SWOT về phát triển du lịch sinh thái vùng duyên hải cực nam trung bộ
(DHCNTB). Nghiên cứu chỉ ra rằng, vùng DHCNTB với lợi thế lớn về nguồn
tài nguyên du lịch, rất đa dạng và phong phú về chủng loại, từ các dạng tài
nguyên thiên nhiên hoang sơ như biển, rừng núi tuyệt đẹp đến các dạng tài
nguyên nhân văn độc đáo, thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời của cư dân
bản địa rất đặc sắc mà những nơi khác không có được. Các điểm yếu, hạn chế
trong phát triển du lịch cũng được chỉ ra, gồm: phát triển du lịch mang tính tự
phát, khai thác thiếu khoa học, thiếu quy hoạch trong việc khai thác các khu
nghỉ dưỡng; hoạt động du lịch của vùng DHCNTB thiếu các sản phẩm chủ
lực, đặc thù, các sản phẩm hiện có cịn đơn điệu, trùng lặp, chưa đáp ứng
được nhu cầu của du khách. Các tuyến du lịch, DLST đang khai thác chưa
hợp lý, thiếu tính liên kết khoa học cả về mặt khơng gian và thời gian…
Nguyễn Đình Tình (2020) đã sử dụng phân tích SWOT để đánh giá
tiềm năng và định hướng khai thác để phát triển du lịch sinh thái tại Khu Bảo
Tồn Thiên Nhiên Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh). Nghiên cứu đã phân tích xác định các
điểm mạnh, cơ hội trong phát triển du lịch tại đây gồm có: tính đa dạng sinh
học cao, phong cảnh thiên nhiên độc đáo, giao thơng thuận tiện, nhiều di tích
lịch sử văn hóa, tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, du lịch tại vườn


10
quốc gia, khu bảo tồn trở thành xu hướng chung trên thế giới, là loại hình
được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Ý thức của người
dân ngày càng tiến bộ trong việc bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Trong khi đó, Các điểm yếu, hạn chế trong phát triển du lịch bền vững tại đây

gồm: Người dân và du khách chưa có nhận thức cao trong bảo vệ đa dạng
sinh học; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế, sản phẩm du lịch còn
đơn điệu, thiếu sự liên kết giữa các bên tham gia du lịch, Ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu và hoạt động khai thác rừng của người dân đã làm đa dạng sinh
học trong khu bảo tồn bị suy giảm nghiêm trọng, một số loài động thực vật
quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
b. Phân tích sức chịu tải mơi trường du lịch
Phân tích sức chịu tải môi trường tại các hệ sinh thái, vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên đã được thực hiện trong một số nghiên cứu gần đây.
Trương Sỹ Vinh (2019) tính tốn sức chịu tải mơi trường du lịch tại VQG Cúc
Phương để đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch tại đây. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng: sức chịu tải môi trường của VQG Cúc Phương nhìn
chung khơng vượt q khả năng cho phép, thậm chí ở mức tải rất nhẹ, ngoại
trừ khả năng đáp ứng của hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Tuy nhiên,
vào những dịp cuối tuần, ngày lễ, lượng du khách vượt ngưỡng chịu tải của hệ
sinh thái, về khả năng cấp nước sách. Do đó, để phát triển du lịch bền vững tại
VQG Cúc Phương cần có phương án hạn chế khách du lịch trong mùa cao
điểm, tổ chức các tuyến tham quan hợp lý với giới hạn về thời gian và số
lượng khách cũng số lượt tham quan/ngày để khơng gây ảnh hưởng đến các
lồi động thực vật hoang dã.
Trương Sỹ Vinh & Nguyễn Thùy Vân (2020) đã đánh giá sức chịu tải
môi trường của Khu du lịch biển Sầm Sơn. Kết quả cho thấy điểm, sức chịu
tải môi trường tại khu du lịch Sầm Sơn đã bị vượt tải vào mùa cao điểm:
không gian bãi biển không đủ phục vụ khách du lịch, hệ thống thu gom và xử


11
lý chất thải chưa đáp ứng được lượng thải ra hàng ngày. Để nâng cao khả
năng chịu tải và khai thác hiệu quả tài nguyên bãi biển tại Sầm Sơn, nhóm
nghiên cứu đã khuyến nghị một số nội dung sau: tổ chức phân luồng khách du

lịch nhằm giảm tải cho không gian bãi biển vào dịp cao điểm; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra kinh doanh du lịch, đầu tư xây dựng, hồn thiện
hạ tầng xử lý mơi trường nhằm nâng cao công suất xử lý để đáp ứng được các
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sầm Sơn; thực hiện tốt công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với người dân
và khách du lịch.
Đánh giá sức chịu tải môi trường tại khu, điểm du lịch nhằm xác định
khả năng tự phục hồi của môi trường tự nhiên cũng như khả năng đáp ứng của
môi trường kinh tế - xã hội đã được nghiên cứu ở nhiều khu vực, đặc biệt các
hệ sinh thái đặc trưng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên,
mỗi khu, điểm du lịch có đặc điểm khác nhau về tính chất tài nguyên, phạm vi
và khả năng khai thác cũng như điều kiện về kinh tế - xã hội… do vậy, q
trình đánh giá cần lựa chọn các phương pháp tính toán phù hợp.
c. Nghiên cứu giải phát phát triển du lịch bền vững tại một số khu bảo
tồn, vườn quốc gia ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính ĐDSH vào nhóm cao
nhất Thế giới (đứng thứ 165) với những kiểu hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gen
phong phú và đặc hữu. Hiện nay, có nhiều địa phương ở Việt Nam đang làm
rất tốt hoạt động du lịch bền vững tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia như:
DLST tại Hang Sơn Đoòng thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG
Phong Nha Kẻ Bảng được xem như một điểm đến cho DLST cao cấp ở Việt
Nam. Việc khai thác DLST đến hang đang được quản lý bởi VQG và Công ty
du lịch Oxalis. Theo thỏa thuận hợp tác, công ty sẽ được khai thác độc quyền
các tour tới hang, với số lượng khách nhỏ, và áp dụng các biện pháp quản lý
nghiêm ngặt đảm bảo các tác động từ du khách là tối thiểu, các nhóm không


12
quá 20 người, 100% thức ăn mang theo, 100% rác thải được thu hồi, người
phục vụ tour là người địa phương. Đổi lại việc khai thác độc quyền, công ty

sẽ trích cho vườn 660USD/1du khách. Với cách hợp tác này, không cần một
số lượng khách đông, không phải đầu tư CSHT, nhân lực và tài chính mà
VQG vẫn có được một khoản thu rất cao trên mỗi du khách; giá trị thiên
nhiên được bảo vệ cao nhất, các tác động được giảm thiểu nhất, tạo được thu
nhập cho người địa phương; mục tiêu bảo tồn, các giá trị đa dạng sinh học,
dịch vụ hệ sinh thái được bảo vệ nguyên vẹn. Hoạt động du lịch này vẫn được
duy trì một cách hiệu quả và bền vững từ năm 2012 đến nay mà tỉnh và VQG
vẫn đánh giá cao, không thay đổi cách quản lý và vận hành. Đây có thể là một
ví dụ tốt về cách quản lý và vận hành hoạt động hợp tác du lịch trong các khu
rừng đặc dụng và phịng hộ trong đó khuyến khích được sự tham gia của nhà
đầu tư, tận dụng được nguồn vốn ngồi ngân sách và hướng tới tính chun
nghiệp của dịch vụ du lịch.
Khu DTSQTG Đồng Nai được thành lập trên cơ sở mở rộng Khu
DTSQTG Cát Tiên cũ; với tổng diện tích gần 970.000 ha. Được chia làm 3
phần là: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, trải rộng trên địa bàn các
tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nơng. Trong
đó, có hơn 80% diện tích vùng lõi nằm trong phạm vi địa giới hành chính của
tỉnh Đồng Nai. Các khu vực cấu thành gồm: Khu DTSQTG Cát Tiên, Khu
Ramsar Bàu Sấu, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Khu Bảo tồn
vùng nước nội địa Trị An - Đồng Nai; có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng, phong phú và văn hóa, lịch sử đặc sắc là nền tảng để phát triển loại hình
DLST. Trong đó, VQG Cát Tiên nằm trong Khu DTSQTG Đồng Nai là một
trong những điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Đặc biệt là VQG Cát Tiên, theo thống kê năm 2018, 2019 mỗi năm đã đón
hàng chục nghìn du khách đến tham quan và học tập, nguồn thu đem lại hàng
chục tỉ đồng. Đây thực sự là con số rất ấn tượng với nhiều VQG trong cả




×