Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.36 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ÐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN QUANG TIẾN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN THỊ HÂN

Hà Nội, 2023


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày……tháng….năm 2023


NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Quang Tiến


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được ḷn văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ và động viên từ các thầy cơ giáo, các ban ngành cùng tồn thể cán bộ nơi
tôi chọn làm đề tài nghiên cứu.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, tồn
thể các thầy cơ giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành ḷn văn này. Đặc
biệt, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Đồn Thị Hân đã dành
nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành q
trình thực hiện ḷn văn này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Vân Đồn đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho
đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt q trình học tập
cũng như thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày……tháng….năm 2023
TÁC GIẢ

Nguyễn Quang Tiến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ ......................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã ............................ 4
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................... 4
1.1.2. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước.......................... 5
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của Ngân sách nhà nước cấp xã ...................... 6
1.1.4. Nguyên tắc quản lý và phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi
cho ngân sách xã ........................................................................................ 8
1.1.5. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã .................................. 9
1.1.6. Nội dung quản lý ngân sách cấp xã................................................ 13
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã.......... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã ........................................ 26
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .............................................. 26
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý ngân sách cấp xã ở huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................... 30
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ..................... 31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 33
2.1.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công
tác quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh .......35
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 37

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu ............................................ 37


iv
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 38
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ....................................... 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40
3.1. Tổ chức bộ máy và kết quả quản lý thu chi ngân sách nhà nước cấp xã
trên địa bàn huyện Vân Đồn – Quảng Ninh ................................................ 40
3.1.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý ngân sách xã .. 40
3.1.2. Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp xã .................................. 41
3.1.3. Kết quả thực hiện thu chi của ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Vân Đồn trong giai đoạn ngân sách 2020 - 2022 .................................... 44
3.2. Nội dung quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Vân Đồn .............. 47
3.2.1. Lập dự toán ngân sách xã............................................................... 47
3.2.2. Chấp hành dự toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Vân Đồn .... 49
3.2.3. Cơng tác quyết tốn chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Vân
Đồn............................................................................................................ 55
3.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát chi ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Vân Đồn ......................................................................................... 61
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện
Vân Đồn ....................................................................................................... 64
3.3.1. Yếu tố khách quan........................................................................... 64
3.3.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................. 67
3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện
Vân Đồn ....................................................................................................... 69
3.4.1. Những thành công........................................................................... 69
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ............................................ 72
3.5. Định hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý NSNN cấp xã tại
huyện Vân Đồn ............................................................................................ 75

3.5.1. Định hướng ..................................................................................... 75
3.5.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Vân Đồn ............................................................................ 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CNTT

: Công nghệ thông tin

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KTXH

: Kinh tế xã hội

NSĐP

: Ngân sách địa phương


NSNN

: Ngân sách nhà nước

NSTW

: Ngân sách trung ương

NSX

: Ngân sách xã

TCKH

: Tài chính kế hoạch

UBND

: Uỷ ban nhân dân


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2020 - 2022 .................. 33
Bảng 3.1. Kết quả thu chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Vân Đồn ..... 45
Bảng 3.2. Kết quả thu chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Vân Đồn ..... 46
Bảng 3.3. Kết quả lập dự toán ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Vân Đồn,
giai đoạn 2020 - 2022 ...................................................................................... 48
Bảng 3.4. Chấp hành dự toán thu chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Vân
Đồn, giai đoạn 2020 – 2022 ............................................................................ 50

Bảng 3.5. Quyết toán thu ngân sách xã tại huyện Vân Đồn năm 2022 .......... 56
Bảng 3.6. Quyết toán chi ngân sách xã tại huyện Vân Đồn năm 2022........... 58
Bảng 3.7. Cân đối thu, chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Vân Đồn .... 59
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Cơ chế, chính sách đến quản lý
ngân sách xã tại huyện Vân Đồn ..................................................................... 64
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phân cấp quản lý NSNN đến quản
lý ngân sách xã tại huyện Vân Đồn................................................................. 66
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát năng lực của kế toán ngân sách xã đến quản lý
ngân sách xã tại huyện Vân Đồn ..................................................................... 67
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của ứng dụng CNTT đến quản lý
ngân sách xã tại huyện Vân Đồn ..................................................................... 68


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đờ 1.1. Hệ thớng ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay .......................... 6
Hình 3.1. Tổ chức bợ máy của phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Đồn Quảng Ninh ..................................................................................................... 42
Hình 3.2. Tổ chức bợ máy quản lý Tài chính - kế toán ngân sách xã............. 43


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở gắn với xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi là cấp xã) gắn với cấp chính quyền cấp ći cùng trong hệ thớng tổ
chức chính quyền bốn cấp ở nước ta. Ngân sách xã là phương tiện vật chất để
chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Quản lý
ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách nhà nước cấp xã nói
riêng luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm và
không ngừng đổi mới, hoàn thiện nhằm khắc phục những bất cập, tháo gỡ khó

khăn vướng mắc, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Hiện nay,
công tác quản lý ngân sách cấp xã đang là vấn đề mang tính thời sự, đặc biệt
coi trọng việc khai thác nguồn thu, bớ trí chi tiêu hợp lý, đẩy mạnh cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm đới với chính quyền cấp xã. Bởi lẽ, đối với ngân sách
cấp xã trên cả nước chủ yếu thu từ nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên,
nguồn thu tại địa phương càng hạn chế hơn với các xã ở những địa bàn khó
khăn. Chính vì vậy, ảnh hưởng lớn đến sự chủ động trong cân đối và thực
hiện nhiệm vụ chi.
Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh, nằm trong vùng vịnh
Bái Tử Long, với tổng diện tích hơn 2.170 km2, trong đó diện tích đất tự
nhiên là 551,33 km2, diện tích vùng biển là 1.620 km2. Hụn Vân Đờn gờm
có 12 xã, thị trấn. Nằm cạnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vân
Đồn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều cảnh đẹp tự nhiên độc đáo với
hơn 600 hịn đảo lớn, nhỏ.
Thời gian qua, cơng tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện đã
có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, cơng tác quản lý thu, chi ngân sách cấp
xã trên địa bàn còn nhiều khó khăn, hạn chế nhất định. Ngân sách cấp xã tại
huyện Vân Đồn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, tạo ng̀n thu nhiều


2
hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng trên địa bàn xã, mặt khác
chính quyền nhà nước cấp trên cũng luôn đẩy mạnh hỗ trợ nguồn chi cho
ngân sách cấp xã, giúp chính quyền cấp xã cân đới ng̀n ngân sách. Tuy
nhiên, cơng tác quản lý cịn rất nhiều hạn chế: Như trong hoạt động quản lý
thu ngân sách do chưa tổ chức khai thác hết tiềm năng sẵn có, quản lý các
khoản thu được giao còn chưa chặt chẽ vì vậy gây ra tình trạng lãng phí
ng̀n thu. Năng lực của cán bợ quản lý ngân sách và chủ tài khoản ở mợt
sớ xã cịn nhiều hạn chế so với nhiệm vụ được giao… để tìm ra giải pháp
hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Vân Đồn

là cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi chọn đề tài: “Hồn thiện công tác quản
lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã (sau
đây gọi là ngân sách xã) trên địa bàn huyên Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; từ đó
đề xuất mợt sớ giải pháp góp phần hồn thiện công tác quản lý ngân sách xã
trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách
nhà nước cấp xã;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên
bàn huyện Vân Đờn, tỉnh Quảng Ninh;
- Phân tích các ́u tớ ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà
nước cấp xã trên bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách nhà
nước cấp xã trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác quản lý ngân
sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Thực trạng công tác quản lý NSNN cấp xã trên
địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
* Phạm vi về không gian: Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

* Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ
năm 2020 - 2022, số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2023.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã;
- Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp
xã trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh,
- Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên
địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, kết cấu Luận văn gồm 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước
cấp xã.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


4
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã
1.1.1. Một số khái niệm
* Ngân sách nhà nước
Theo Điều 4, Luật ngân sách nhà nước năm 2015: Ngân sách nhà
nước là tồn bợ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước là một khâu của hệ thớng tài chính q́c gia, nó phản

ánh quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các
ng̀n tài chính q́c gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ
sở luật định.
* Ngân sách địa phương
Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp
cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân
sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của
cấp địa phương.
* Ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, nó đại diện
và đảm bảo tài chính cho chính quyền cấp xã có thể chủ động khai thác những
thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách an sinh xã hợi,
giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã.
Theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về
quản lý ngân sách xã và các hoạt đợng tài chính khác của xã, phường, thị trấn
xác định: “Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội
đồng nhân dân xã quyết định và giám sát”.


5
* Quản lý ngân sách nhà nước
Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân
sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý
và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách
Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
* Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã
Quản lý ngân sách cấp xã là việc vận dụng các chủ trương của Đảng,
Nhà nước để xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc
tập trung nguồn thu và sử dụng các khoản chi của ngân sách có hiệu quả và

tiết kiệm nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hợi,
q́c phòng - an ninh được giao trên địa bàn cấp xã.
1.1.2. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước
Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương.
Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp
cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm
vụ chi của cấp trung ương.
Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp
cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân
sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của
cấp địa phương:
Ngân sách cấp tỉnh: NS cấp tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, khai thác các
nguồn thu tại chỗ theo phân cấp, đồng thời phân bổ các khoản chi, chú trọng
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển KTXH trên phạm vi quản lý, ngồi
ra cịn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới.
Ngân sách cấp huyện: NS cấp huyện là cấp ngân sách trung gian có
nhiệm vụ thu, chi theo luật ngân sách, đồng thời thực hiện quản lý, cấp phát
theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp.


6
Ngân sách cấp xã: NS cấp xã vừa là cấp ngân sách cơ sở trong hệ
thống NSNN vừa là đơn vị dự toán đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cơ sở.
- Hệ thớng NSNN Việt Nam thể hiện qua sơ đồ 1.1.
NSNN

NSĐP


NSTW

NS cấp tỉnh

NS huyện

NS cấp huyện

NS cấp xã

Sơ đồ 1.1. Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của Ngân sách nhà nước cấp xã
1.1.3.1. Đặc điểm
Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, đã được
Luật NSNN quy định, nó có đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN, ngồi
ra cịn có đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách.
Ngân sách cấp xã được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy
định của pháp luật, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan
quyền lực Nhà nước.
Ngân sách cấp xã được quản lý và điều hành theo dự toán, theo chế độ,
định mức, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Phần lớn các khoản thu, chi ngân sách cấp xã được thực hiện theo hình
thức phân phối lại và khơng hồn trả trực tiếp.


7
Ngồi ra, ngân sách cấp xã cịn có đặc điểm riêng như sau:
Ngân sách xã là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước
ở địa phương. Hoạt động của quỹ được thể hiện trên hai phương diện: huy
động nguồn thu vào quỹ gọi là thu ngân sách xã, phân phối và sử dụng quỹ

gọi là chi ngân sách xã.
Các chỉ tiêu thu chi ngân sách xã ln mang tính pháp lý, các chỉ tiêu
này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo
thực hiện.
Đằng sau quan hệ thu chi ngân sách xã là quan hệ lợi ích phát sinh
trong quá trình thu chi ngân sách xã giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung
của cợng đờng cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, mợt bên là các
chủ thể kinh tế xã hội…
Ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách, lại vừa là một đơn vị dự toán
đặc biệt (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc). Đặc điểm này có ảnh
hưởng chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết toán ngân
sách xã. Xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, gắn bó
trực tiếp với người dân và nền kinh tế xã hợi.
Ngân sách xã mang tính chất “lưỡng tính”, vừa là một cấp tự cân đối
thu chi, vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu.
1.1.3.2. Vai trò
Ngân sách cấp xã đảm đảm bảo các phương tiện vật chất cho sự tồn tại
và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cơ sở.
Ngân sách cấp xã là một trong những công cụ quan trọng để chính
quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý tồn diện các hoạt đợng kinh tế, xã
hợi, an ninh, q́c phịng trên địa bàn.
Ngân sách cấp xã có vai trị tích cực trong quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, từng bước đô thị hóa nông thôn và giảm dần
sự cách biệt về điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị.


8
Mặt khác, xét trong mối quan hệ biện chứng giữa thu và chi, thì khi chi
NS cấp xã tiết kiệm và hiệu quả sẽ là cơ sở kinh tế vững chắc cho bồi dưỡng
phát triển nguồn thu ngay tại địa bàn trong thời gian trung và dài hạn. Ngược

lại, khi nguồn thu NS cấp xã dồi dào sẽ làm cho phạm vi chi và quy mô của
mỗi khoản chi ngày càng lớn lại trở thành tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao
hiệu quả chi NS xã.
1.1.4. Nguyên tắc quản lý và phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho
ngân sách xã
Theo Điều 6, Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 có quy
định về nguyên tắc quản lý ngân sách xã như sau:
Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng
nhân dân xã quyết định và giám sát.
Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc
Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Các khoản thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán, quyết toán
theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước.
Ngân sách xã phải được công khai theo quy định của Luật ngân sách
nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Theo Điều 4, Thông tư sớ 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 có quy
định phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã như sau:
Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hợi, q́c phịng, an ninh
của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của xã; đồng thời
phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình đợ quản lý của chính
quyền cấp xã.
Phù hợp với việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương; phân cấp nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân
sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
thành phố trực thuộc trung ương.


9
Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương, trường hợp có phân cấp cho xã thì tỷ lệ phần trăm (%) phân

chia cho ngân sách xã không vượt tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho từng
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội quyết định. Riêng đối với
các loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật ngân sách
nhà nước, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã do Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quyết định.
Khi phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải căn cứ vào nhiệm vụ
chi, khả năng thu ngân sách trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ,
đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối với nhiệm vụ chi thường xuyên và chi
đầu tư phát triển trên địa bàn theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,
hạn chế yêu cầu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, ổn định tỷ lệ phần trăm
(%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Hằng năm,
căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền
quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách xã so với
năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
Kết thúc mỗi thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, căn cứ vào khả
năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa
ngân sách các cấp ở địa phương và số bổ sung cân đối ngân sách (nếu có),
trong đó có ngân sách xã.
1.1.5. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã
Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi là giải quyết mối quan hệ giữa
ngân sách xã và ngân sách cấp trên trong việc quản lý sử dụng NSNN. Nguồn
thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã được hình thành trên cơ sở tiềm năng và
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương kết hợp với các nhiệm vụ về
quản lý kinh tế - xã hợi mà chính quyền xã được phân cơng, phân cấp thực


10
hiện. Theo Luật NSNN thì cơ cấu nguồn thu cho các xã, phường ở địa phương

khác nhau do HĐND cấp tỉnh quyết định tuy nhiên cơ cấu đó phải phù hợp với
quy định của nhà nước. Theo Thông tư 344/2016/TT-BTC Quy định về quản lý
ngân sách xã và các hoạt đợng tài chính khác của xã, phường, thị trấn thì:
* Nguồn thu ngân sách xã được hình thành từ 3 nguồn thu như sau:
- Các khoản thu NSX hưởng 100%
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng tồn bợ để chủ đợng về ng̀n
tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên và đầu tư phát triển của xã.
Căn cứ nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách
xã quy định tại Điều 4 Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm
2016, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phân cấp cho ngân sách xã hưởng
100% các khoản thu sau đây:
Các khoản phí, lệ phí giao cho xã tổ chức thu theo quy định;
Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp ḷt;
Thu từ quỹ đất cơng ích và hoa lợi công sản khác do xã quản lý theo
quy định của pháp luật;
Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy
định của pháp luật do cấp xã thực hiện;
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan,
đơn vị, tổ chức thuộc xã xử lý theo quy định của pháp luật, sau khi trừ đi các
chi phí theo quy định của pháp luật;
Các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm:
các khoản huy động đóng góp theo quy định của pháp luật, các khoản đóng
góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng
nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý;
Viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức q́c tế, các tổ chức khác, các
cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã;


11

Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trước chuyển sang;
Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã,
thị trấn với ngân sách cấp trên:
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
Thuế sử dụng đất nơng nghiệp thu từ hợ gia đình;
Lệ phí mơn bài thu từ cá nhân, hợ kinh doanh;
Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Ngoài các khoản thu phân chia nói trên, ngân sách xã cịn được Hợi
đờng nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia nếu ngân sách
xã vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi sau khi đã được hưởng 100% các
khoản thu theo qui định.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Thu bổ sung để cân đối ngân sách: là mức chênh lệch lớn hơn giữa dự
toán chi cân đối theo phân cấp và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp
cho ngân sách xã (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ
phần trăm), được xác định cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. Các năm
trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, căn cứ khả năng cân đối của
ngân sách cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân
cấp huyện quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách
cấp huyện cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định;
Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu để thực hiện các chương
trình, nhiệm vụ (như chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình mục
tiêu của trung ương; chương trình, nhiệm vụ của địa phương) hoặc chế đợ,
chính sách mới do cấp trên ban hành nhưng có giao nhiệm vụ cho xã tổ
chức thực hiện và dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương
chưa bớ trí.



12
* Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã:
Căn cứ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh của Nhà
nước, các chính sách, chế đợ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng
Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tếxã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh xem xét giao cho ngân sách xã thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:
- Chi đầu tư phát triển, gồm:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ
nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách xã theo phân cấp của cấp tỉnh theo
các lĩnh vực chi
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
xã từ nguồn huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy
định của pháp luật và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định, do Hội đồng
nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý theo các lĩnh vực chi.
- Các khoản chi thường xun, gồm:
+ Chi q́c phịng
+ Chi an ninh và trật tự an tồn xã hợi
+ Chi sự nghiệp giáo dục
+ Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ
+ Chi sự nghiệp y tế
+ Chi hoạt động văn hóa, thông tin
+ Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh
+ Chi hoạt động thể dục, thể thao
+ Chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải
+ Chi các hoạt động kinh tế
+ Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và
các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã
hợi - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật:




×