Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Chăm sóc người bệnh theo đội tại trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao tại bệnh viện vinmec times city năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

ĐÀO THỊ KIM HẠNH
Mã học viên: C01891

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THEO ĐỘI
TẠI TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
VÀ Y HỌC THỂ THAO BỆNH VIỆN
VINMEC TIMES CITY NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

ĐÀO THỊ KIM HẠNH
Mã học viên: C01891

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THEO ĐỘI
TẠI TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
VÀ Y HỌC THỂ THAO BỆNH VIỆN
VINMEC TIMES CITY NĂM 2022
Chuyên ngành : Điều dưỡng
Mã số

: 8720301


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. BẾ HỒNG THU
TS. PHAN THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2022

Thư viện ĐH Thăng Long


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập hồn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình.
Trước hết, tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành với sự kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.Bế Hồng Thu, TS.Phan Thị Dung đã ln tận tình chỉ bảo hướng
dẫn và giúp đỡ tơi cũng như ln động viên, khích lệ tơi để tơi có thể hồn thành luận
văn thạc sỹ này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu - Trường Đại học Thăng Long, các
thầy giáo, cô giáo Bộ môn Điều dưỡng, Khoa Khoa học Sức khoẻ - Trường Đại học
Thăng Long đã dành sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình, truyền đạt kiến thức quý
báu, và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, rèn luyện tại trường.
Xin chân thành cảm ơn tới người bệnh, điều dưỡng Trung tâm Chấn thương
chỉnh – Y học thể thao bệnh viện Vinmec Times City đã đồng ý nhiệt tình tham gia
vào nghiên cứu này của tơi.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
những người bạn thân thiết đã ln bên cạnh động viên, chăm sóc tơi và cùng tơi chia sẻ
những khó khăn trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn !


Hà Nội, tháng 3 năm 2023
Học viên

Đào Thị Kim Hạnh


ii

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
− Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
− Phòng Đào tạo, Trường Đại học Thăng Long
− Bộ mơn Điều dưỡng
− Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp
Tơi xin cam đoan đề tài ““Chăm sóc người bệnh theo đội tại trung tâm Chấn
thương chỉnh hình và y học thể thao tại bệnh viện Vinmec Times City năm 2022”
do chính bản thân tơi thực hiện và dưới sự hướng dẫn của PGS.Bế Hồng Thu, TS.
Phan Thị Dung. Tất cả số liệu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
được cơng bố trong bất kì cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Hà Nội, tháng 3 năm 2023
Tác giả luận văn

Đào Thị Kim Hạnh

Thư viện ĐH Thăng Long


iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN .................................................................................3

1.1. Sơ lược về sự phát triển của các mơ hình chăm sóc người bệnh ..................3
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................3
1.1.2. Tại Việt Nam ..........................................................................................5
1.2. Mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội ........................................................7
1.2.1. Định nghĩa...............................................................................................7
1.2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn để áp dụng mơ hình chăm sóc người bệnh
theo đội ................................................................................................................8
1.2.3. Một số yêu cầu cần thiết để xây dựng Đội chăm sóc người bệnh ........11
1.2.4. Các bước xây dựng Đội chăm sóc người bệnh .....................................12
1.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của Mơ hình chăm sóc
người bệnh theo đội ...........................................................................................13
1.3. Áp dụng Mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội tại Trung tâm
CTCH&YHTT bệnh viện Vinmec Times City .....................................................14
1.3.1. Lý do cần áp dụng Mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội tại Trung
tâm
...............................................................................................................14
1.3.2. Một số điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Mơ hình chăm sóc người

bệnh theo đội tại Trung tâm ...............................................................................16
1.4.1. Những nội dung cần bàn giao ...............................................................18
1.4.2. Cách thức thực hiện bàn giao ...............................................................18
1.4.3. SBAR được thực hiện trong mơ hình chăm sóc đội .............................19
1.5. Những nghiên cứu liên quan .......................................................................20
1.5.1. Ở nước ngoài .........................................................................................20
1.5.2. Ở Việt Nam ...........................................................................................20
1.6. Khung lý thuyết ...........................................................................................22
CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............23


iv

2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng .........................................................23
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ............................................................24
2.2. Thời gian và địa điểm: .................................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................24
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................24
2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp đánh giá .................................25
2.4.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu ....................................................................25
2.4.2. Phương pháp đánh giá ..........................................................................27
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................34
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................34
2.7. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ...........................................................35
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu .........................................................................35
2.9. Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................35

CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................36

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ...........................................................36
3.1.1. Đặc điểm thông tin người bệnh ............................................................36
3.1.2. Đặc điểm thông tin nhân viên y tế đội chăm sóc ..................................37
3.2. Thực trạng hoạt động mơ hình chăm sóc theo đội ......................................38
3.2.1. Hoạt động bàn giao người bệnh ............................................................38
3.2.2. Đánh giá hoạt động đội chăm sóc .........................................................38
3.2.3. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng trong Đội ..........45
3.2.4. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Bác sĩ trong Đội ............................46
3.2.5. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ của đội trưởng .....................................47
3.2.6. Đánh giá của người bệnh ......................................................................48
3.3. Phân tích các ưu điểm, khó khăn, thách thức trong triển khai mơ hình
CSNB theo đội .......................................................................................................51
3.3.1. Ưu điểm trong triển khai mơ hình CSNB theo đội ...............................51
3.3.2. Khó khăn, thách thức trong việc triển khai mơ hình chăm sóc đội ......55
3.4. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng hoạt động mơ hình chăm sóc theo
đội. .....................................................................................................................56

Thư viện ĐH Thăng Long


v

3.5. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực trong đội chăm sóc và quản lý giám sát đến
hoạt động chăm sóc đội .........................................................................................58
CHƯƠNG 4.


BÀN LUẬN ...................................................................................60

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................60
4.2. Thực trạng hoạt động mơ hình chăm sóc theo đội ......................................61
4.3. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong đội chăm sóc ........65
4.3.1. Thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng viên ............................................65
4.3.2. Việc thực hiện nhiệm vụ của đội trưởng ..............................................66
4.3.3. Việc thực hiện hiện nhiệm vụ của bác sỹ .............................................66
4.3.4. Đánh giá thực hiện CSNB qua ý kiến người bệnh: ..............................68
4.3.5. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của dược lâm sàng: ................................69
4.4.
đội

Một số yếu tố liên quan đến thực trạng hoạt động mơ hình chăm sóc theo
.....................................................................................................................70

4.5. Bàn luận về ưu điểm, khó khăn, thách thức trong triển khai chăm sóc NB
theo đội ..................................................................................................................70
4.6.
đội

Một số yếu tố liên quan đến thực trạng hoạt động mơ hình chăm sóc theo
.....................................................................................................................73

KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1
PHỤ LỤC ...................................................................................................................7



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTCH & YHTT

Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao

CSNB

Chăm sóc người bệnh

CSNBTD

Chăm sóc người bệnh tồn diện

CS

Chăm sóc

KTV

Kỹ thuật viên

KH

Khách hàng

NVYT

Nhân viên y tế


TLN

Thảo luận nhóm

JCI

Joint Commission International

Thư viện ĐH Thăng Long


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tiêu chí chấm điểm thực hiện cơng tác đi buồng trong đội chăm sóc ........ 28
Bảng 2.2. Bảng tiêu chí chấm điểm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc của điều dưỡng đội
trưởng ................................................................................................................................... 29
Bảng 2.3. Bảng tiêu chí chấm điểm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc của điều dưỡng viên ... 30
Bảng 2.4. Bảng tiêu chí chấm điểm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc của bác sỹ ................... 31
Bảng 2.5. Bảng tiêu chí chấm điểm đánh giá của người bệnh và người nhà ....................... 32
Bảng 3.1. Đặc điểm thông tin nhân khẩu của người bệnh (n=208) ..................................... 36
Bảng 3.2. Đặc điểm phẫu thuật của người bệnh (n=208) .................................................... 36
Bảng 3.3. Đặc điểm nhân lực điều dưỡng viên .................................................................... 37
Bảng 3.4. Đặc điểm nhân lực bác sỹ .................................................................................... 37
Bảng 3.5. Thời gian đi buồng của đội (n=208) .................................................................... 38
Bảng 3.6. Đánh giá hoạt động của đội chăm sóc (n=208) ................................................... 38
Bảng 3.7. Hoạt động bàn giao người bệnh khi đi buồng của điều dưỡng viên (n=208) ..... 40
Bảng 3.8. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng trong đội chăm sóc (n=208) ....... 44
Bảng 3.9. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng (n=208) .............................. 45

Bảng 3.10. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của bác sĩ điều trị ............................................... 46
Bảng 3.11. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của đội trưởng (n=208) ...................................... 47
Bảng 3.12. Ý kiến của người bệnh về mơ hình chăm sóc theo đội (n=208)........................ 49
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá mơ hình chăm sóc theo đội theo đánh giá của người bệnh
(n=208)................................................................................................................................. 50
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thực trạng hoạt động mơ hình chăm sóc với đặc điểm chung
của người bệnh (n=208) ....................................................................................................... 56
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thực trạng hoạt động mơ hình chăm sóc với đặc điểm phẫu
thuật của người bệnh (n=208) .............................................................................................. 57
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thực trạng hoạt động mơ hình chăm sóc với thời gian đi
buồng (n=208)...................................................................................................................... 57


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân loại mức độ người bệnh đánh giá can thiệp điều dưỡng (n=208) ................. 39
Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá tuân thủ bàn giao khi đi buồng của điều dưỡng bàn giao
(n=208)................................................................................................................................. 42
Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá tuân thủ bàn giao khi đi buồng của điều dưỡng nhận bàn
giao (n=208) ......................................................................................................................... 43
Biểu đồ 3.4. Phân loại mức độ đánh giá thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng viên (n=208)
............................................................................................................................................. 44
Biểu đồ 3.5. Phân loại mức độ đánh giá thực hiện nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng (n=208)
............................................................................................................................................. 46
Biểu đồ 3.6. Phân loại mức độ đánh giá thực hiện nhiệm vụ của bác sĩ điều trị (n=208) ... 47
Biểu đồ 3.7. Phân loại mức độ đánh giá thực hiện nhiệm vụ của đội trưởng (n=208) ........ 48

Thư viện ĐH Thăng Long



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều dưỡng đóng vai trị rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe (duy trì, nâng
cao sức khỏe và phịng chống bệnh tật) từ chăm sóc người khỏe đến người ốm và
phục hồi chức năng. Vai trò của điều dưỡng thể hiện qua việc chăm sóc sức khỏe với
người bệnh. Họ là người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, lắng nghe những vấn đề,
nhu cầu của người bệnh từ đó đưa ra chẩn đốn Điều dưỡng và lập kế hoạch chăm
sóc hiệu quả nhất, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Khơng chỉ điều trị bệnh
mà cịn chăm sóc tồn diện. Hiểu được về thể chất, tình cảm và tinh thần của người
bệnh có thể giúp cung cấp dịch vụ chăm sóc tối ưu và cải thiện kết quả.
Theo Andralambous của Đại học Turku, Phần Lan đã nói về tầm quan trọng của
việc chăm sóc sức khỏe lấy người bệnh làm trung tâm, đòi hỏi sự hợp tác giữa người
bệnh và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ để nhu cầu và nguyện vọng
của cá nhân thúc đẩy quyết định chăm sóc sức khỏe. Các can thiệp đa phương thức
và cá nhân hóa là cần thiết để giải quyết nhu cầu phức tạp và đa dạng của người bệnh
trong tồn bộ q trình chăm sóc. Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm bao gồm:
Tơn trọng sở thích của người bệnh, thơng tin về giáo dục sức khỏe, sự thoải mái về
thể chất, hỗ trợ tinh thần, sự tham gia của gia đình và bạn bè, tính liên tục và q trình
chuyển đổi, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe [6][7][21]
Ở Việt Nam, khái niệm chăm sóc người bệnh tồn diện (CSNBTD) được đề ra
từ năm 1993 qua Quyết định 526/QĐ-BYT ban hành chế độ trách nhiệm của điều
dưỡng trong việc chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, và đã được thể chế hóa thành
Quy chế chăm sóc người bệnh tồn diện trong Quy chế bệnh viện vào 4 năm sau đó
(1997). Đến năm 2003, Bộ y tế đã yêu cầu mọi cán bộ y tế đề có trách nhiệm thực
hiện CSNBTD, các bệnh viện tăng cường cơng tác chăm sóc người bệnh tồn diện.
Trong đó có nội dung: “Giao trách nhiệm cho các trưởng khoa lâm sàng tổ chức thực
hiện CSNBTD, xóa bỏ mơ hình phân cơng chăm sóc theo cơng việc mà thay vào đó
là mơ hình phân cơng chăm sóc theo đội hoặc nhóm thay cho chăm sóc theo cơng

việc” [7]. Mơ hình cũ bác sỹ là người điều trị chính, chăm sóc NB do điều dưỡng
thực hiện, ít có sự phối hợp của nhân viên y tế.
Hiện nay theo quy định của Bộ Y tế có 4 mơ hình phân cơng cơng tác chăm sóc:


2

Mơ hình phân cơng điều dưỡng chính, phân cơng chăm sóc theo nhóm, mơ hình chăm
sóc theo cơng việc, mơ hình chăm sóc theo đội. Trong đó mơ hình theo đội là tốt nhất,
hiệu quả nhất vì đã thay đổi cách thức tổ chức-cơ cấu làm việc, tổ chức chăm sóc,
xóa bỏ cách làm việc cũ gồm: Bác sỹ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên, dược sỹ và
người hành nghề khám chữa bệnh, có trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người
bệnh ở một đơn nguyên hay một số người bệnh [6]. Đội trưởng là người điều hành
hoạt động của đội. Mỗi thành viên được phân công nhiệm vụ cụ thể, diễn biến NB
được theo dõi liên tục, kịp thời thay đổi cấp độ chăm sóc, đưa ra can thiệp kịp thời.
Tại bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, cơng tác chăm sóc người
bệnh theo mơ hình đội được triển khai từ ngày đầu thành lập bệnh viện. Mơ hình được
thực hiện tại trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao (CTCH&YHTT)
thu được những kết quả nhất định, hiện chưa có đánh giá về thực trạng chăm sóc
người bệnh theo đội.
Vì vậy chúng tơi tiến hành đánh giá: “Chăm sóc người bệnh theo đội tại trung
tâm Chấn thương chỉnh hình và y học thể thao tại bệnh viện Vinmec Times City
năm 2022”.
Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng hoạt động của mơ hình chăm sóc theo đội tại trung tâm
chấn thương chỉnh hình và y học thể thao- Bệnh viện Vinmec Times City
năm 2022.


2.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hoạt động của mô hình chăm sóc theo
đội.

Thư viện ĐH Thăng Long


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Sơ lược về sự phát triển của các mơ hình chăm sóc người bệnh

1.1.1. Trên thế giới
Q trình hình thành các mơ hình chăm sóc người bệnh gắn liền với lịch sử phát
triển của ngành Y tế nói chung và ngành Điều dưỡng nói riêng. Bà Phoeb (Hy Lạp –
Năm 60 sau Công nguyên) được tôn là nữ Điều dưỡng tại gia đầu tiên trên thế giới, khi
bà đã đến từng nhà người bệnh để chăm sóc cho họ (Mơ hình chăm sóc người bệnh tại
nhà – Home nursing) [9]. Từ khi hình thành các “nhà thương”, “trại tế bần” rồi tới các
bệnh viện, những nơi trở thành cơ sở y tế tập trung nhiều người bệnh lại để điều trị và họ
được chăm sóc, lúc đầu bởi nhân viên y tế không chuyên; sau này họ được chăm sóc bởi
các điều dưỡng chuyên nghiệp, có bằng cấp. Những đóng góp của điều dưỡng trong
chăm sóc, điều trị người bệnh và nghiên cứu khoa học là vô cùng to lớn, được tồn thể
nhân loại cơng nhận. Bà Florence Nightingale (1820 – 1910) là người sáng lập ra ngành
Điều dưỡng quốc tế. Vào những năm 1854-1855, trong khi chăm sóc các thương binh
của qn đội Hồng gia Anh trong một bệnh viện dã chiến; bà đã nghiên cứu và đưa ra
lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và sau hai năm bà đã làm giảm tỷ lệ
chết của thương binh do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2% [51].

Nhiều tài liệu nghiên cứu lịch sử sự hình thành và phát triển của các mơ hình
chăm sóc người bệnh qua các thời kỳ đã tổng hợp lại thành 4 loại mơ hình cơ bản:
Mơ hình chăm sóc tồn bộ (Total patient care)
Mơ hình chăm sóc theo chức phận (Functional nursing)
Mơ hình chăm sóc theo nhóm (Team nursing)
Mơ hình chăm sóc bởi điều dưỡng chính (Primary care nursing)
Mơ hình chăm sóc của Florence Nightingale là mơ hình chăm sóc tồn bộ
(Total patient care), trong đó: một điều dưỡng được phân cơng chăm sóc cho một
nhóm người bệnh trong suốt tua làm việc. Nghĩa là một điều dưỡng làm tất cả các
việc như: đo chỉ số sinh tồn, thay băng, phát thuốc, hỗ trợ ăn uống, vệ sinh cá nhân.
Đây là mơ hình chính, thường được áp dụng trong thực hành tại bệnh viện cho tới


4

thập kỷ 1930. Trong thời kỳ này bác sĩ phẫu thuật chỉ làm nhiệm vụ phẫu thuật cịn
lại phó thác tồn bộ việc chăm sóc, điều trị hậu phẫu cho điều dưỡng. Vì vậy cơng
việc và trách nhiệm thường q tải, đè nặng lên các điều dưỡng; dẫn đến suy sụp về
thể lực nhanh chóng sau một thời gian phục vụ người bệnh.
Trong những năm xảy ra chiến tranh thế giới thứ II, do nhu cầu chăm sóc điều
dưỡng tăng đột biến, trong khi điều dưỡng được đào tạo có bằng cấp lại rất thiếu nên
các cơ sở y tế phải tận dụng nhân viên trợ giúp chăm sóc và tạo ra mơ hình chăm sóc
theo chức phận (Functional nursing). Các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh được phân
chia như sau: nhiệm vụ phức tạp, địi hỏi phải có trình độ kỹ năng được giao cho điều
dưỡng chính; nhiệm vụ đơn giản hơn được giao cho nhân viên hỗ trợ chăm sóc. Mơ
hình này đã chứng minh được tính hiệu quả: khối lượng cơng việc chăm sóc được hồn
thành nhanh hơn khi có sự phối hợp của nhân viên trợ giúp chăm sóc; qua đó tiết kiệm
được chi phí và tạo được sự hài lòng tốt hơn cho người bệnh về chất lượng chăm sóc,
đồng thời giảm bớt gánh nặng sức khỏe cho điều dưỡng chính. Tuy nhiên gánh nặng
trách nhiệm của điều dưỡng chính vẫn chưa thay đổi, vẫn chưa được san sẻ.

Từ những năm 1950 dịch vụ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện ngày càng trở
nên đa dạng và phức tạp; được cung cấp bởi nhiều chuyên khoa khác nhau, bởi nhiều
loại nhân viên có trình độ khác nhau (gồm điều dưỡng chính, điều dưỡng trợ giúp,
điều dưỡng thực tập, kỹ thuật viên...). Để điều phối được hoạt động chăm sóc phức
tạp này mơ hình chăm sóc người bệnh theo nhóm đã được xây dựng. Mơ hình này
thực chất là được phát triển từ mơ hình chăm sóc theo chức phận. Nhóm thường có 3
điều dưỡng, trong đó có Trưởng nhóm là điều dưỡng chính, có trình độ cao nhất, chỉ
huy bàn giao hàng ngày và phân cơng cơng việc chăm sóc cho từng thành viên tùy
theo trình độ được đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm của họ để đáp ứng tốt nhất với
sự hài lòng của từng người bệnh. Các thành viên đều đã được đào tạo chính quy và
được huấn luyện bài bản về mơ hình chăm sóc theo nhóm; về kỹ năng phối hợp nhóm
và sẵn sàng hỗ trợ nhau trong cơng việc chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên vẫn tồn tại
các khoảng trống, đặc biệt là sự hợp tác giữa bác sĩ điều trị và điều dưỡng, quy trình
bàn giao người bệnh giữa các nhóm trong hai tua trực…

Thư viện ĐH Thăng Long


5

Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành y, mơ hình chăm sóc tồn bộ của
Florence Nightingale đã được nghiên cứu phát triển lên tầng cao hơn: đó là mơ hình
Chăm sóc tồn diện lấy người bệnh làm trung tâm. Tiếp theo là có sự pha trộn của
các mơ hình để tạo ra các mơ hình hoạt động hiệu quả hơn; phù hợp hơn với cấp cơ
sở y tế cụ thể trong hệ thống y tế (ví dụ: một khoa nội trú; một phòng khám khu vực
hay một bệnh viện…). Sự cải tiến và áp dụng các mơ hình này đã dẫn đến thay đổi
cả cách thức tổ chức công việc và thái độ làm việc của nhân viên y tế. Ví dụ Mơ hình
chăm sóc người bệnh theo đội vốn là Mơ hình chăm sóc người bệnh theo nhóm (nhóm
điều dưỡng): do yêu cầu chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, phải tôn trọng mọi
quyền lợi và nhu cầu chăm sóc điều trị của người bệnh và người nhà; đồng thời giảm

thiểu các sự cố y tế do thiếu hợp tác giữa các tầng lớp nhân viên nên nhóm cần có
thêm một số thành viên nữa tham gia, như: bác sĩ điều trị, dược sĩ lâm sàng, kỹ thuật
viên phục hồi chức năng, thậm chí cả người bệnh và người thân [4].
1.1.2. Tại Việt Nam
Bắt đầu từ cuối những năm 1980 với sự ra đời của Phòng điều dưỡng bệnh
viện và tổ chức điều dưỡng ở các cấp đã thúc đẩy sự phát triển thực hành điều dưỡng
và coi trọng chất lượng chăm sóc người bệnh. Do sự tác động của Hội điều dưỡng và
Phòng điều dưỡng, Vụ điều trị Bộ y tế đã làm cho chức năng chủ động nghề nghiệp
của người điều dưỡng được thể hiện dần trong các văn bản chỉ đạo mang tính pháp
lý như Qui chế về chăm sóc người bệnh tồn diện và các chức trách cá nhân của điều
dưỡng trưởng và điều dưỡng chăm sóc.
Nội dung chăm sóc người bệnh được Thông tư 07/2011/TT-BYT quy định trên
cơ sở tham khảo một số lý thuyết điều dưỡng thịnh hành, trong đó có lý thuyết về nhu
cầu cơ bản (của Virgina Henderson) và lý thuyết về các mức độ phụ thuộc, tự chăm
sóc của người bệnh (Dorothea Orem):
Lý thuyết Nhu cầu cơ bản của con người của Virgina Henderson (USA) cho
rằng mỗi cá nhân đều có 14 nhu cầu cơ bản, khi chăm sóc người bệnh, người điều
dưỡng cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh, bao gồm:
- Hít thở bình thường;


6

- Ăn, uống đầy đủ;
- Bài tiết bình thường;
- Di chuyển và duy trì tư thế mong muốn;
- Giấc ngủ và nghỉ ngơi;
- Chọn quần áo, trang phục thích hợp, thay và mặc quần áo;
- Duy trì nhiệt độ cơ thể trong phạm vi bình thường bằng cách điều chỉnh quần
áo và môi trường;

- Giữ cơ thể sạch và bảo vệ da;
- Tránh nguy hiểm trong môi trường và tránh làm tổn thương người khác;
- Giao tiếp với người khác thể hiện được các cảm xúc, nhu cầu, sợ hãi;
- Niềm tin về tơn giáo hoặc một người nào đó;
- Tự làm một việc gì đó và cố gắng hồn thành;
- Chơi và tham gia một hình thức vui chơi giải trí nào đó;
- Tìm hiểu, khám phá hoặc thỏa mãn sự tò mò cá nhân để phát triển và có sức
khỏe bình thường.
Lý thuyết Tự chăm sóc của Dorothea Orem (USA): Ngoài 14 nhu cầu cơ bản
của con người nêu trên, lý thuyết về Sự hạn chế tự chăm sóc của Dorothea Orem
(USA) cũng cần được áp dụng. Đó là, người điều dưỡng cần đưa ra những hành động
chăm sóc để thỏa mãn nhu cầu chăm sóc của người bệnh cùng người nhà và những
hành động chăm sóc này phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Mặt khác, người điều
dưỡng cần nhận định mức độ hạn chế tự chăm sóc của người bệnh để phát hiện nhu
cầu chăm sóc của họ mà đáp ứng, phục vụ. Nhân viên y tế cần hiểu các thành phần
tạo nên sự chăm sóc y tế bao gồm: (1) Con người là đối tượng chăm sóc, bao gồm cả
thể chất, tinh thần, niềm tin, yếu tố xã hội và kiến thức y học của mỗi cá nhân, gia
đình hoặc cộng đồng. (2) Mơi trường tác động lên con người bao gồm cả yếu tố bên
trong của mỗi người và yếu tố bên ngoài tác động nên tình trạng sức khỏe của mỗi
người. (3) Sức khỏe: là tình trạng khỏe mạnh hoặc ốm đau mà mỗi con người trải
qua. (4) Chăm sóc điều dưỡng là những hành động, những đặc tính và thái độ của
người chăm sóc. Khi chăm sóc người bệnh, người điều dưỡng cần nhận định người

Thư viện ĐH Thăng Long


7

bệnh và phân cấp chăm sóc, mỗi người bệnh thuộc 1 trong 3 cấp độ sau: - Phụ thuộc
hoàn toàn: Điều dưỡng phải thực hiện các hoạt động chăm sóc, điều trị, hỗ trợ toàn

bộ cho người bệnh - Phụ thuộc một phần: Điều dưỡng thực hiện các hoạt động điều
trị là chính, hỗ trợ những hoạt động chăm sóc mà người bệnh khơng tự chăm sóc
được. - Tự chăm sóc: Người bệnh tự chăm sóc nhưng vẫn cần sự hỗ trợ trong điều trị,
chăm sóc khi cần và họ cần được hướng dẫn, giáo dục sức khỏe để tự chăm sóc và
phịng ngừa biến chứng, phịng ngừa mắc bệnh khác.
Về tổ chức làm việc: các bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chun mơn của từng
khoa có thể cho phép áp dụng một trong các mơ hình phân cơng chăm sóc sau đây:
a) Mơ hình phân cơng điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc
một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm
sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác
và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong q trình nằm viện.
b) Mơ hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên chịu trách
nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.
c) Mơ hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên và người hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số
người bệnh ở một đơn ngun hay một số buồng bệnh.
d) Mơ hình phân chăm sóc theo cơng việc: Mơ hình này được áp dụng trong
các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên
khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh [7].
Năm 1998, Mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội được triển khai thành công
tại các khoa lâm sàng ở bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, ng Bí. Từ đó mơ hình
này được khuyến khích áp dụng tại các bệnh viện trên khắp cả nước [7].
1.2.

Mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội

1.2.1. Định nghĩa
Một đội chăm sóc người bệnh cần có các thành viên chính như: bác sĩ điều trị
chính, điều dưỡng chăm sóc chính, dược sĩ lâm sàng phụ trách khu vực, kỹ thuật viên
phục hồi chức năng; người bệnh và người nhà người bệnh. Đội chăm sóc phân công



8

một Điều dưỡng có trình độ chun mơn cao, có năng lực quản lý làm đội trưởng.
Tùy theo tình trạng bệnh lý và nhu cầu chăm sóc của mỗi người bệnh, đội trưởng có
thể mời thêm một số thành viên khơng thường xun khác, như: bác sĩ chẩn đốn
hình ảnh, nhà tâm lý, nhân viên xã hội…
1.2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn để áp dụng mơ hình chăm sóc người bệnh theo
đội
1.2.2.1.

Ưu điểm của mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội

Mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội đã được chứng minh có nhiều ưu điểm
vượt trội, khi áp dụng trong môi trường bệnh viện, như:
- Người bệnh và người nhà (khi đủ điều kiện) cũng là thành viên của đội: như
vậy mọi quyền lợi và nghĩa vụ của họ đều được tôn trọng và bảo đảm đầy đủ; mọi
tâm tư nguyện vọng họ đều được trình bày trực tiếp và được cả đội hỗ trợ giải quyết;
việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình cũng được thực hiện dễ dàng hơn;
trong khi nguyên lý “chăm sóc tồn diện và lấy người bệnh làm trọng tâm” vẫn được
tôn trọng và bảo đảm đầy đủ.
- Thay đổi được thái độ làm việc của các bác sỹ điều trị, ví dụ: khi là thành viên
của đội, bác sĩ thay vì chỉ ra y lệnh một chiều thì nay họ tham gia trực tiếp vào thảo luận
và lập kế hoạch chăm sóc người bệnh cùng với điều dưỡng và các thành viên khác sao
cho hiệu quả nhất, đạt được sự hài lòng của người bệnh và gia đình một cách tốt nhất.
Trước đây hai khái niệm “Điều trị” và “Chăm sóc” thường bị tách biệt trong thực hành
bệnh viện: bác sĩ làm “điều trị”, còn điều dưỡng làm “chăm sóc”. Ngày nay trình độ của
điều dưỡng được nâng cao; điều dưỡng chính cũng hỏi bệnh, khám bệnh và có chẩn đốn
điều dưỡng để có can thiệp điều dưỡng. Điều dưỡng cũng được phân quyền thực hiện

một số kỹ thuật - thủ thuật mà trước đây phải có y lệnh của bác sĩ mới được thực hiện.
Ví dụ: trong phiên trực có người bệnh bị bí tiểu và đau tức khó chịu tại vùng hạ vị; điều
dưỡng khám và thấy có cầu bàng quang căng cứng nên quyết định đặt sông dẫn lưu nước
tiểu để giảm đau cho người bệnh, đồng thời lấy nước tiểu làm xét nghiệm cơ bản, soi cặn
lắng và cấy khuẩn. Diễn biến bệnh và kết quả giải quyết được điều dưỡng báo cáo đầy
đủ cho đội (bao gồm cả bác sĩ điều trị chính) khi bàn giao giữa hai phiên trực, để đội làm

Thư viện ĐH Thăng Long


9

tiếp việc điều tra nguyên nhân của triệu chứng bí tiểu. Hiện nay khái niệm “Điều trị và
Chăm sóc” được gộp lại với nhau và trong y văn quốc tế thường dùng “Chăm sóc” để
chỉ tất cả các dịch vụ cung cấp cho người bệnh. Các dịch vụ này đều được các bác sĩ và
điều dưỡng phối hợp với nhau phục vụ cho người bệnh.
-Theo mơ hình đội, các thành viên được phân công nhiệm vụ sẽ thường xuyên
tiếp xúc với người bệnh, các y lệnh được bàn giao trực tiếp ngay khi đi buồng nên
được thực hiện nhanh hơn, giảm thời gian phải chờ đợi của người bệnh, người bệnh
ln được giải thích rõ ràng về tình trạng bệnh lý và các can thiệp cần thiết để phục
hồi sức khỏe nhanh chóng; họ ln được động viên, an ủi để yên tâm chữa bệnh.
- Với sự điều phối của Đội trưởng cùng sự gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành
viên của đội được thông suốt nên việc trao đổi thông tin, bàn giao các y lệnh, công việc
giữa các thành viên, các tua trực công khai, đầy đủ và ln có kiểm sốt chéo (Double
check). Ngồi ra việc giải quyết các khúc mắc, mâu thuẫn trong công việc cũng nhanh
nhạy hơn; giảm bớt gánh nặng trách nhiệm cho điều dưỡng chính… dẫn đến kết quả là:
đội xây dựng được một môi trường làm việc không chỉ tạo sự hài lòng cho người bệnh
mà còn cho cả nhân viên y tế. Đặc biệt là hoạt động chăm sóc theo đội có khả năng phát
hiện ra các nhầm lẫn hay sự cố y tế trước khi xảy ra với người bệnh; an toàn người bệnh
và người nhà được bảo đảm chắc chắn hơn các mơ hình khác.

- Do vận hành khoa học và hợp lý hơn nên Mơ hình chăm sóc người bệnh theo
đội cịn góp phần giảm chi phí và tiết kiệm ngân sách cho bệnh viện [7].
1.2.2.2.

Một số yếu tố cản trở

Tổ chức Mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội tại bệnh viện cũng có những
rào cản, không dễ vượt qua:
- Để xây dựng được một đội chăm sóc có năng lực thực sự, yêu cầu đầu tiên được
đặt ra là: các thành viên y tế của đội đều phải được đào tạo chun mơn chính quy; được
đào tạo đầy đủ về kỹ năng hoạt động theo nhóm. Đội trưởng phải nắm rõ trình độ, khả
năng hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên để phân cơng việc một cách hợp lý; ln
có phương án hỗ trợ kịp thời khi một thành viên nào đó khơng hoàn thành được nhiệm


10

vụ phân công. Trong thực tế, không nhiều bệnh viện có đủ nhân sự để đáp ứng được yêu
cầu năng lực rất cao của Mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội.
- Thành viên quan trọng nhất trong đội: đó chính là người bệnh. Nếu người
bệnh khơng đủ khả năng tham gia vào hoạt động của đội, do bệnh lý hay do kém hiểu
biết thì khơng thể áp đặt mơ hình này cho người bệnh mà phải chuyển dịch sang mơ
hình khác phù hợp hơn (Ví dụ: Mơ hình phân cơng điều dưỡng chăm sóc chính).
- Hiện tại vẫn cịn tranh luận: nên chỉ định bác sĩ điều trị chính hay điều dưỡng
chính có trình độ làm Đội trưởng đội chăm sóc? Có bệnh viện thì chỉ định bác sĩ điều trị
chỉ huy việc đi buồng và phân công nhiệm vụ cho đội với lý lẽ là: bác sĩ điều trị là người
có chun mơn cao nhất và nắm chắc nhất về người bệnh. Nhưng thực tế thì cơng việc
chăm sóc 24/24h là trách nhiệm của điều dưỡng; nhiều lúc bác sĩ bận trực, mổ cấp
cứu…không tham gia đi buồng được. Ở một số nước (Mỹ, Anh) có một vị trí cơng việc
là “Trợ lý bác sĩ” có thể thay thế bác sĩ làm Đội trưởng; nhưng ở Việt Nam thì khơng có,

nên hợp lý hơn vẫn là cử một điều dưỡng có trình độ chun mơn cao là Đội trưởng.
- Chưa có các quy định cụ thể là cơ sở y tế nào phải áp dụng Mơ hình chăm sóc
người bệnh theo đội mà chỉ có các nghiên cứu khuyến nghị nên áp dụng khi cơ sở y tế
có đủ điều kiện thích hợp. Để xây dựng được mơ hình này phải có sự đồng thuận của
Ban lãnh đạo bệnh viện, Phòng Điều dưỡng và bản thân khoa phòng nơi sẽ triển khai mơ
hình. Sự đồng thuận này được tạo nên dựa trên các kết quả nghiên cứu về hiệu quả áp
dụng mơ hình trên thế giới và trong nước; dựa trên tình hình thực tế những tồn tại của
cơng tác chăm sóc người bệnh hiện có, cần cải thiện; dựa trên bộ quy trình chăm sóc
người bệnh đã được phê duyệt bởi Hội đồng chuyên môn của bệnh viện [7].
1.2.2.3.

Các ngun tắc của Mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội

Khi xây dựng Đội chăm sóc người bệnh, bệnh viện cần xác định các nguyên
tắc hoạt động quan trọng sau:
- Mục tiêu đạt được là của chung: Đội bao gồm cả người bệnh và nếu có thể
cả người nhà hay người hỗ trợ người bệnh cùng hoạt động với tinh thần trách nhiệm
và nhiệt tình cao nhất để đạt được mục tiêu ưu tiên số một là cứu chữa, phục hồi lại

Thư viện ĐH Thăng Long



×