HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRƯƠNG THU LOAN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH TÍCH TỤ, TẬP TRUNG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRƯƠNG THU LOAN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH TÍCH TỤ, TẬP TRUNG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
9 85 01 03
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà
TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2023
Tác giả luận án
Trương Thu Loan
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi
trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Đặc biệt, tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hồ Thị
Lam Trà và TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cơng chức Vụ Nơng nghiệp - Văn
phịng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Hưng Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, Ủy ban nhân dân
huyện Khối Châu, huyện Tiên Lữ, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng
nghiệp huyện Khối Châu, huyện Tiên Lữ, các tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
án./.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội , ngày 16 tháng 11 năm 2023
Tác giả luận án
Trương Thu Loan
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................. vii
Danh mục hình ............................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................. 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4
1.4.1.
Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 4
1.4.2.
Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 4
1.5.
Những đóng góp mới của đề tài........................................................................ 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ........................................................................................... 5
2.1.
Cơ sở lý luận về tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng
hóa .................................................................................................................... 5
2.1.1.
Đất nơng nghiệp và tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất
hàng hóa ............................................................................................................ 5
2.1.2.
Tích tụ tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố ......................... 7
2.1.3.
Phương thức tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng
hố .................................................................................................................. 11
2.1.4.
u cầu tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hoá ......... 17
2.1.5.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp ................... 24
2.2.
Cơ sở thực tiễn về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp và sử dụng đất nông
nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa .................................................................. 34
iii
2.2.1.
Kinh nghiệm quốc tế về tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản
xuất hàng hóa .................................................................................................. 34
2.2.2.
Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố tại Việt
Nam ................................................................................................................ 39
2.3.
Một số cơng trình nghiên cứu tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ
sản xuất nơng nghiệp hàng hóa ....................................................................... 47
2.3.1.
Cơng trình nghiên cứu tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất
nông nghiệp hàng hóa ở nước ngồi ............................................................... 47
2.3.2.
Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................ 50
2.4.
Định hướng nghiên cứu của đề tài .................................................................. 54
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 56
3.1.
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 56
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng sản xuất nơng nghiệp
hàng hóa tỉnh Hưng n ................................................................................. 56
3.1.2.
Thực trạng tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hoá
tại tỉnh Hưng Yên ........................................................................................... 56
3.1.3.
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ............................................................................ 56
3.1.4.
Đề xuất giải pháp khuyến khích tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục
vụ sản xuất hàng hóa tại tỉnh Hưng Yên......................................................... 57
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 57
3.2.1.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................. 57
3.2.2.
Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu ........................................ 57
3.2.3.
Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ................................................ 58
3.2.4.
Phương pháp lựa chọn, theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các
mơ hình sau tích tụ, tập trung đất nông nghiệp .............................................. 60
3.2.5.
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 61
3.2.6.
Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất
nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hoá ......................................................... 64
3.2.7.
Phương pháp chuyên gia................................................................................. 67
3.2.8.
Phương pháp phân tích SWOT ....................................................................... 68
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 70
iv
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng sản xuất nơng nghiệp
hàng hố tỉnh Hưng n ................................................................................. 70
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên tỉnh Hưng Yên ................................................................. 70
4.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên ...................................................... 75
4.1.3.
Thực trạng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tỉnh Hưng Yên ........................... 79
4.1.4.
Đánh giá chung điều kiện tự nhiên - xã hội liên quan đến tích tụ, tập trung
đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa tại tỉnh Hưng Yên ..................... 88
4.2.
Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất
hàng hố tại tỉnh Hưng Yên ............................................................................ 91
4.2.1.
Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên ..................... 91
4.2.2.
Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất
hàng hoá tại tỉnh Hưng Yên .......................................................................... 100
4.2.3.
Theo dõi, đánh giá hiệu quả một số mơ hình sử dụng đất sau tích tụ, tập
trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hoá tại tỉnh Hưng Yên .......... 110
4.3.
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
phục vụ sản xuất hàng hố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ............................... 118
4.3.1.
Xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên...................................................... 118
4.3.2.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
phục vụ sản xuất hàng hố qua điều tra người sử dụng đất .......................... 122
4.4.
Đề xuất giải pháp khuyến khích tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục
vụ sản xuất hàng hoá tại tỉnh Hưng Yên....................................................... 128
4.4.1.
Quan điểm, định hướng về tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp ..................... 128
4.4.2.
Phân tích SWOT về tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất
hàng hố tại tỉnh Hưng Yên .......................................................................... 130
4.4.3.
Đề xuất một số giải pháp khuyến khích tích tụ tập trung đất nơng nghiệp
phục vụ sản xuất hàng hoá tại tỉnh Hưng Yên .............................................. 134
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................. 143
5.1.
Kết luận......................................................................................................... 143
5.2.
Kiến nghị ...................................................................................................... 144
Danh mục các cơng trình cơng bố có liên quân đến luận án ...................................... 145
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 146
Phụ lục ...................................................................................................................... 158
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN
Doanh nghiệp
ĐNN
Đất nơng nghiệp
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTX
Hợp tác xã
KT-XH
Kinh tế - xã hội
NNHH
Nơng nghiệp hàng hố
NNNT
Nơng nghiệp, nông thôn
NNPTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NQ
Nghị quyết
NTM
Nông thôn mới
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
QĐ-TTg
Quyết định Thủ tướng
QH-KHSDĐ
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
SDĐ
Sử dụng đất
SXHH
Sản xuất hàng hố
SXNN
Sản xuất nơng nghiệp
TB
Trung bình
TNMT
Tài ngun và Mơi trường
TTRĐ
Tập trung ruộng đất
TTTT
Tích tụ, tập trung
UBND
Ủy ban nhân dân
VAC
Vườn - Ao - Chuồng
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
vi
DANH MỤC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
2.1.
Các phương thức tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng
hố tại Việt Nam ............................................................................................. 12
2.2.
Diện tích đất nơng nghiệp bình qn tại một số quốc gia (giai đoạn 20002020) ............................................................................................................... 29
3.1.
Đối tượng và số lượng phiếu điều tra ............................................................. 59
3.2.
Chỉ số đánh giá của thang đo .......................................................................... 61
4.1.
Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2021 ............. 77
4.2.
Một số chỉ tiêu lao động giai đoạn 2018 – 2021 tỉnh Hưng Yên.................... 79
4.3.
Giá trị sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản trên ha đất nông nghiệp và đất
nuôi truồng thuỷ sản tỉnh Hưng Yên và toàn quốc ......................................... 80
4.4.
Một số văn bản quy phạm liên quan đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
tỉnh Hưng Yên ................................................................................................ 91
4.5.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2021 theo mục
đích sử dụng .................................................................................................... 95
4.6.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2021 theo đơn
vị hành chính cấp huyện ................................................................................. 96
4.7.
Thống kê đất nơng nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2021 theo đối tượng sử
dụng đất .......................................................................................................... 97
4.8.
Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2021 trên phạm vi
toàn quốc và tại tỉnh Hưng Yên ...................................................................... 98
4.9.
Thực trạng tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp tỉnh Hưng n đến năm
2019 .............................................................................................................. 100
4.10.
Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2021 ............... 102
4.11.
Tổng hợp các loại hình trang trại tại tỉnh Hưng Yên .................................... 103
4.12.
Tổng hợp các doanh nghiệp và hợp tác xã đang hoạt động trong lĩnh vực
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tại tỉnh tính đến năm 2021 tỉnh
Hưng Yên...................................................................................................... 104
4.13.
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha với tiêu chí
đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp ................................. 105
vii
4.14.
Đánh giá của người sử dụng đất về thực trạng tích tụ tập trung đất nơng
nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố ................................................................ 106
4.15.
Thực trạng sử dụng đất nơng nghiệp sau tích tụ, tập trung cho sản xuất
trồng trọt ....................................................................................................... 110
4.16.
Một số mơ hình sử dụng đất cho trồng trọt .................................................. 111
4.17.
Hiệu quả mơ hình sử dụng đất cho trồng trọt ............................................... 112
4.18.
Phân tích SWOT của mơ hình sử dụng đất sau tích tụ, tập trung đất để
trồng trọt ....................................................................................................... 113
4.19.
Một số mơ hình sử dụng đất cho chăn ni .................................................. 113
4.20.
Hiệu quả mơ hình sử dụng đất cho chăn ni .............................................. 114
4.21.
Phân tích SWOT của mơ hình sử dụng đất cho chăn nuôi ........................... 114
4.22.
Hiệu quả sử dụng đất cho mơ hình Vườn – Ao – Chuồng .......................... 116
4.23.
Hiệu quả mơ hình sử dụng đất cho ni trồng thuỷ sản ............................... 117
4.24.
Phân tích SWOT của mơ hình sử dụng đất cho Vườn – Ao – Chuồng ........ 118
4.25.
Phân tích SWOT của mơ hình sử dụng đất cho ni trồng thuỷ sản ........... 118
4.26.
Tổng hợp ý kiến của cán bộ về yếu tố tác động đến tích tụ, tập trung đất
nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố tại tỉnh Hưng Yên ......................... 119
4.27.
Kết quả của các thang đo đối với các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập
trung đất nông nghiệp bằng hệ số Cronbach’s alpha .................................... 122
4.28.
Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình bằng KMO và Bartlett's
Test ............................................................................................................... 123
4.29.
Kết quả kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát ............................... 124
4.30.
Kết quả chạy mơ hình nhân tố khám phá FFA ............................................. 124
4.31.
Kết quả chạy mơ hình hồi quy tuyến tính bội, bảng phân tích sự sai khác
bằng ANOVA ............................................................................................... 126
4.32.
Kết quả chạy mơ hình hồi quy tuyến tính bội bảng hệ số tương quan R ...... 126
4.33.
Kết quả chạy mơ hình hồi quy tuyến tính bội bảng hệ số tương quan hồi
quy ................................................................................................................ 126
4.34.
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến tích tụ, tập trung
đất nơng nghiệp ............................................................................................ 128
4.35.
Phân tích SWOT về tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất
hàng hoá tại tỉnh Hưng Yên .......................................................................... 131
viii
DANH MỤC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
2.1.
Xu hướng phát triển tích tụ và tập trung đất đai nông nghiệp .......................... 9
3.1.
Sơ đồ phân vùng nghiên cứu tỉnh Hưng Yên ................................................. 58
3.2.
Quy trình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nông
nghiệp tại tỉnh Hưng Yên ............................................................................... 67
3.3.
Khung nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 69
4.1.
Sơ đồ hành chính tỉnh Hưng Yên ................................................................... 71
4.2.
Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2021 ................... 76
4.3.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2021 ................................... 78
4.4.
Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2021 tỉnh Hưng
n.................................................................................................................. 99
4.5.
Mơ hình sử dụng đất cho trồng trọt tại thơn Vinh Quang, thị trấn Khối
Châu .............................................................................................................. 112
4.6.
Mơ hình trang trại lợn nhà ơng Vũ Quang Vinh thơn Giai Lệ, huyện
Tiên Lữ ......................................................................................................... 115
4.7.
Mơ hình vườn ao chuồng của gia đình Tuấn huyện Khối Châu ................. 116
4.8.
Mơ hình ni trồng thủy sản của ơng Vũ Duy Núi thôn Triều Dương,
xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ ........................................................................ 117
ix
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Họ tên NCS: Trương Thu Loan
Tên luận án: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khuyến khích tích tụ, tập trung
đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Ngành: Quản lý đất đai;
Mã số: 9 85 01 03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận án
- Đánh giá thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung
đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2021.
- Đề xuất một số giải pháp khuyến khích tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ
sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
1)
2)
3)
4)
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp lựa chọn, theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các mơ
hình.
5) Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Số liệu điều tra được tiến hành phân tích,
xử lý qua 4 bước: (i) xây dựng thang đo và biến quan sát; (ii) kiểm định độ tin cậy của
thang đo Cronbach’s Alpha; (iii) kiểm định sự khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu,
giữa các vùng; (iv) phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA).
6) Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng
nghiệp bằng mơ hình hồi quy đa biến.
7) Phương pháp chuyên gia.
8) Phương pháp phân tích SWOT.
Kết quả chính và kết luận
1) Tỉnh Hưng n có tổng diện tích tự nhiên là 93.019,74 ha; trong đó nhóm đất
nông nghiệp chiếm 62,52%, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả nước là 84,49%.
Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên năm 2021 là 6,52%, cao hơn so với bình
quân chung của cả nước (2,58%). Năm 2021 giá trị sản xuất toàn tỉnh đạt 112.306 tỷ
đồng; trong đó ngành nơng lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 9.751 tỷ đồng. Giá trị sản xuất
bình quân đầu người đạt 87 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách đạt 19.368 tỷ
đồng. Ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đang chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng
hố với quy mơ, năng suất và chất lượng ngày càng cao. Giá trị sản xuất ngành nơng
nghiệp tăng trưởng bình qn đạt 2,41%/năm trong giai đoạn 2010-2021.
x
2) Trong giai đoạn 2010-2021, diện tích ĐNN giảm 2.366,63 ha, tương ứng giảm
bình quân 215,15 ha/năm. Đến năm 2021, tồn tỉnh TTTT được 6.496,7 ha chiếm 11,17%
diện tích ĐNN tồn tỉnh với 3 phương thức chính là: th QSDĐ với diện tích nhiều nhất
là 3.181,1 ha (chiếm 48,96%); TTTT nhưng không thay đổi QSDĐ là 2.076,8 ha (chiếm
31,97%); TTTT trên cơ sở thay đổi QSDĐ là 1.238,8 ha (chiếm 19,07%). Kết quả này
chưa đạt được kế hoạch đề ra của tỉnh là 15-20% diện tích đất nơng nghiệp được TTTT.
Kết quả điều tra điển hình cho thấy: Các mơ hình sử dụng đất cho trồng trọt, chăn
ni, NTTS sau tích tụ, tập trung đều cho hiệu quả kinh tế khá cao. GTGT bình qn/ha
của mơ hình SDĐ cho trồng trọt đạt 331 triệu đồng/ha; mơ hình SDĐ cho chăn nuôi đạt
17,6 tỷ đồng/quy mô trang trại 3 ha; mô hình SDĐ cho NTTS đạt 353,5 triệu đồng/ha;
mơ hình VAC đạt 297 – 312 triệu đồng/ha.
3) Kết quả điều tra 90 cán bộ đã xác định được 5 nhóm với 23 yếu tố có khả năng
ảnh hưởng đến TTTT đất nơng nghiệp tại tỉnh Hưng n; trong đó có 3/23 yếu tố có ảnh
hưởng ở mức thấp (điểm trung bình từ 1,80 đến dưới 2,60); có 1 yếu tố có khả năng ảnh
hưởng ở mức trung bình (điểm trung bình từ 2,60 đến dưới 3,40); có 4/23 yếu tố có khả
năng ảnh hưởng ở mức rất lớn (giá trị trung bình lớn hơn 4,20 điểm) là chính sách đất
đai; nhu cầu TTTT đất nông nghiệp; thị trường tiêu thụ nông sản; thị trường xuất khẩu
nơng sản; cịn 15/23 yếu tố có khả năng ảnh hưởng ở mức lớn (giá trị trung bình từ 3,40
đến dưới 4,20 điểm). Như vậy sẽ còn 19 yếu tố đưa vào xử lý ở bước tiếp theo.
Kết quả xử lý số liệu điều tra 400 người sử dụng đất cho thấy: hệ số Cronbach’s
Alpha của yếu tố bình ổn giá và trợ giúp pháp lý nhỏ hơn 0,6 nên bị loại. Vì vậy chỉ cịn
17 yếu tố được đưa vào xử lý bước tiếp theo. Hệ số KMO = 0,927, kiểm định Bartlett có
mức ý nghĩa Sig. =0,000; giá trị Durbin-Watson là 1,598; giá trị phương sai trích đều lớn
hơn 75,00%, VIF > 2. Như vậy số liệu điều tra thực tế phù hợp với mơ hình phân tích và
xác định được 17 yếu tố được phân thành 3 nhóm có ảnh hưởng đến TTTT đất nơng
nghiệp; đó là thể chế, thị trường và kinh tế xã hội. 03 nhóm yếu tố này có thể giải thích
được 68,1% sự thay đổi của TTTT đất nơng nghiệp. Trong đó nhóm yếu tố thể chế bao
gồm 7 yếu tố: luật đất đai; quy định về phát triển kinh tế nông nghiệp; quy định về TTTT
đất nông nghiệp; công khai QH, KHSDĐ; phổ biến giáo dục, pháp luật về đất đai; chính
sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp và giám sát q trình TTTT đất nơng nghiệp có ảnh
hưởng lớn nhất với hệ số Beta là 0,508 (chiếm 51,26%). Nhóm yếu tố thị trường gồm 6
yếu tố: thị trường nông sản nội địa; thị trường xuất khẩu nông sản; CSHT phục vụ thị
trường; thị trường lao động; thị trường QSDĐ và chun mơn hố theo thị trường có ảnh
hưởng thứ hai với hệ số Beta là 0,358. Nhóm yếu tố kinh tế xã hội gồm: tăng trưởng kinh
tế; nguồn lực kinh tế hộ; quỹ đất nông nghiệp; nhu cầu TTTT đất nơng nghiệp có ảnh
hưởng ở mức thấp nhất với hệ số Beta là 0,125. Còn 31,9% còn lại chịu ảnh hưởng của
các nhân tố khác ngồi mơ hình mà trong nghiên cứu này chưa đề cập đến.
4) Để nâng cao hiệu quả tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: (i) hoàn thiện thể chế TTTT đất nơng
nghiệp; (ii) hồn thiện thị trường quyền sử dụng đất, thị trường tiêu thụ nông, thị trường
lao động và cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường; (iii) phát triển kinh kế xã hội.
xi
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Truong Thu Loan
Thesis title: Researching the current situation and proposing solutions to encourage the
accumulation and concentration of agricultural land for commodity production in the
Hung Yen province.
Major: Land Management;
Code: 9 85 01 03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
- Evaluate the current situation and identify several factors influencing the
accumulation and concentration of agricultural land in the Hung Yen province during the
period of 2011-2021.
- Propose some solutions to encourage the accumulation and concentration of
agricultural land for commodity production in the Hung Yen province.
Materials and Methods
The research employs the following methods: Secondary data collection method;
Zoning method and selection of representatives research; Primary data collection through
survey method; Method of selection, monitoring, and evaluation of land use efficiency
for various model; Data synthesis and processing method: Survey data is analyzed and
processed through four steps: (i) constructing measurement scales and observed
variables; (ii) testing the reliability of the measurement scale using Cronbach's Alpha;
(iii) testing differences among research subjects and regions; (iv) exploratory factor
analysis (EFA) method; Method of identifying factors influencing the accumulation and
concentration of agricultural land using multivariate regression models; Expert method;
SWOT analysis method.
Main findings and conclusions
1. Hung Yen province has a total natural area of 93,019.74 hectares; of which the
agricultural land category accounts for 62.52%, a lower proportion than the national
average of 84.49%. The economic growth rate of Hung Yen province in 2021 was
6.52%, higher than the national average (2.58%). In 2021, the province's total
production value reached 112,306 billion VND; of which the agriculture, forestry, and
fisheries sector contributed 9,751 billion VND. The average production value per capita
was 87 million VND/person/year. The total budget revenue reached 19,368 billion
VND. The agricultural sector in Hung Yen province is undergoing a strong
transformation towards commodity production with increasing scale, productivity, and
quality. The agricultural production value grew at an average rate of 2.41% per year
during the period of 2010-2021.
2. During the 2010-2021 period, the agricultural land area decreased by 2,366.63
hectares, averaging a reduction of 215.15 hectares per year. By the year 2021, the entire
province had aggregated and concentrated a total of 6,496.7 hectares, accounting for
11.17% of the province's agricultural land area, with three main methods: land use rights
leasing, the largest portion being 3,181.1 hectares (comprising 48.96%); accumulation
and concentration without changing land use rights, totaling 2,076.8 hectares (31.97%);
accumulation and concentration based on changing land use rights, totaling 1,238.8
hectares (19.07%). This result has not yet achieved the province's plan of 15-20% of
agricultural land area being cleared.
xii
3. Typical survey results show that: Land use models for cultivation, livestock, and
aquaculture after accumulation and concentration have quite high economic efficiency.
The average VAT/hectare of the land use model for cultivation reached 331 million
VND/ha; Land use model for livestock reached 17.6 billion VND/farm size of 3 hectares;
Land use model for aquaculture reached 353.5 million VND/ha; VAC model reaches 297
- 312 million VND/ha.
The survey results from 90 personnel have identified 5 groups with 23 potential
factors influencing the accumulation and concentration of agricultural land in Hung Yen
province. Among them, 3 out of 23 factors have low-level influence (average scores
ranging from 1.80 to below 2.60); 1 factor has moderate-level influence (average score
ranging from 2.60 to below 3.40); 4 out of 23 factors have very significant influence
(average values >4.20 points), namely land policy; demand for land accumulation and
concentration; agricultural product consumption market; agricultural product export
market; while the remaining 15 out of 23 factors have significant influence (average
values ranging from 3.40 to below 4.20 points). Therefore, 19 factors will be further
processed in the next step.
The data processing results from the survey of 400 land users indicate that the
Cronbach's Alpha coefficient for the stability of price and legal assistance factors is less
than 0.6, so they are eliminated. Therefore, only 17 factors are retained for further
processing. The Kaiser-Meyer-Olkin measure is 0.927, Bartlett's test is significant with a
Sig. value of 0.000, the Durbin-Watson statistic is 1.598, and the variance inflation factor
(VIF) is > 2. Thus, the actual survey data aligns well with the analysis model and
identifies 17 factors grouped into 3 categories that affect the accumulation and
concentration of agricultural land; these are institutions, markets and socio-economics.
These 3 groups of factors can explain 68.1% of the change in agricultural land
accumulation and concentration. The group of institutional factors includes 7 factors: land
law; regulations on agricultural economic development; regulations on accumulation and
concentration of agricultural land; publicize planning and land use plans; popularize
education and law; the support policy for agriculture production and supervision of
agricultural land accumulation and concentration have the greatest impact with a Beta
coefficient of 0.508 (accounting for 51.26%). The market factor group includes 6 factors:
domestic agriculture market; agricultural export markets; infrastructure to serve the
market; labor market; land use rights market; and market specialization have the second
most influence with a Beta coefficient of 0.358. The group of socio-economic factors
includes: economic growth; household economic resources; agricultural land fund; the
need for accumulation and concentration of agricultural land has the lowest influence
with a Beta coefficient of 0.125. The remaining 31.9% is influenced by other factors
beyond the model scope not discussed in this study.
4. To enhance the efficiency of agricultural land accumulation and concentration in
Hung Yen province, a comprehensive set of solutions needs to be implemented as
follows: (i) Enhance the institutional framework for agricultural land accumulation and
concentration; (ii) Improve the land use rights market, agricultural consumption market,
labor market, and market-serving infrastructure; (iii) Promote socio-economic
development.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong nơng nghiệp.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05/04/1988 là một bước đổi mới quan
trọng cho phát triển SXNN. Theo đó, ĐNN được giao cho hộ nông dân trên
phương châm “tốt, xấu, xa, gần“. Quyền sử dụng ruộng đất của nông dân được
công nhận thông qua thực hiện Luật Đất đai các năm 1993, 2003 và năm 2013.
Các chính sách trên đã xác lập được quyền sử dụng ruộng đất của hộ nơng dân,
từ đó tạo bước đột phá trong nông nghiệp, đưa Việt Nam từ chỗ thiếu đói thành
một cường quốc về xuất khẩu nhiều loại nông sản.
Việc giao đất hoặc chia nhỏ đất cho nơng hộ có thể là giải pháp tối ưu trong
giai đoạn Việt Nam cần tăng sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực và tạo điều
kiện cho hộ gia đình học hỏi ở những bước đầu của phát triển kinh tế thị trường.
Phương thức này dẫn đến, đa số các hộ nơng nghiệp có quy mơ diện tích đất nơng
nghiệp nhỏ. Nhóm hộ canh tác với diện tích ruộng dưới 0,5 ha chiếm tới 69%.
Nhóm có diện tích từ 0,5-2 ha chiếm 25% và nhóm có diện tích lớn hơn 2 ha chỉ
chiếm 6% (Tổng cục Thống kê, 2017). Theo xu thế chung, nơng nghiệp cần phải
được cơ giới hố và phát triển với các công nghệ hiện đại. Để phát triển một nền
nông nghiệp sản xuất lớn, công nghệ cao, cần phải thực hiện TTTT ruộng đất ở
quy mô phù hợp (Phạm Dũng, 2017). Tuy nhiên, tình trạng ruộng đất manh mún
được coi là rào cản lớn nhất để cơ giới hố nơng nghiệp và phát triển nơng nghiệp
SXHH. Điều này làm cho năng suất lao động thấp, sản lượng nơng nghiệp bình
qn trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Indonesia và chưa bằng 1/2
so với Thái Lan và Philippines (Ngân hàng Thế giới, 2016). Diện tích đất bình
qn hộ nơng nghiệp chỉ khoảng 0,46 ha với 2,83 mảnh (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn,
2019). Tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp bình qn/ha đất (theo giá cố định) giai
đoạn 1986-1993 là 3,8%/năm, thấp hơn Thái Lan (4,3%), tương đương với Trung
Quốc, cao hơn Indonesia (3,7%), Ấn Độ (3,3%) và Bangladesh (2,6%). Đến giai
đoạn 2008-2013, chỉ số này là 1,7%, thấp hơn Ấn Độ (3,6%), Trung Quốc (2,7%),
Indonesia (2,7%) và Bangladesh (3,1%). Do vậy, để nâng cao năng suất, chất
lượng và tỷ suất nơng sản hàng hóa, các địa phương đã triển khai dồn điền, đổi
thửa và xây dựng cánh đồng lớn.
1
Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan
trọng với đa số người dân sống ở khu vực nơng thơn, gắn bó với SXNN. CNHHĐH NNNT được thực hiện gắn liền với “Chương trình xây dựng NTM” cùng
với chiến lược “tái cơ cấu SXNN” nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp
SXHH lớn, tập trung, hiệu quả và bền vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh
tranh cao, trên cơ sở ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và ứng dụng các thành
tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu; xây
dựng nông thôn văn minh hiện đại.
Sau hơn 35 năm đổi mới, ngành nơng nghiệp nước ta đã đạt được những kết
quả tích cực. Nhờ đó góp phần giải quyết vấn đề sinh kế, nâng cao thu nhập cho
nông dân. Năm 2022, giá trị gia tăng ngành nông nghiệp cao nhất trong 3 năm gần
đây, đạt 3,36% (năm 2019 tăng 2,67%; năm 2020 tăng 3,04%; năm 2021 tăng
3,27%). Trong đó, nơng nghiệp tăng 2,88%; thủy sản tăng 4,43%, lâm nghiệp tăng
6,13%; kim ngạch xuất khẩu tồn ngành trên 53,22 tỷ USD (Chính phủ, 2023).
Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam phát triển chưa bền vững, sự tăng trưởng chủ
yếu dựa trên các yếu tố về lượng hơn là chất. SXNN quy mô nhỏ, phân tán vẫn là
phổ biến, còn phụ thuộc nhiều vào sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, năng suất,
chất lượng sản phẩm chưa cao và khả năng cạnh tranh còn thấp. Trong q trình
CNH-HĐH Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm thúc
đẩy chuyển dịch kinh tế NNNT theo hướng SXHH quy mô lớn đáp ứng yêu cầu
hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. TTTT đất đai được xác định là vấn đề
then chốt nhằm phát triển nông nghiệp hiện đại. Theo Phạm Việt Dũng (2017),
muốn phát triển nông nghiệp tập trung, hiện đại, cần phải tạo ra quỹ đất thông qua
việc TTTT ruộng đất.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến TTTT đất đai thể hiện ở việc ban hành
các chính sách liên quan đến vấn đề này. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã
chỉ rõ: “khuyến khích TTRĐ, phát triển trang trại, DN nông nghiệp phù hợp về
quy mô và điều kiện của từng vùng” và tiếp tục được cụ thể hóa trong Nghị quyết
số 19-NQ/TW 31/10/2012) và Nghị quyết Trung ương 7 về vấn đề nông nghiệp nông dân - nông thôn (Tam nông) để tiến tới một nền SXNN hiện đại và bền vững.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Kinh tế của tỉnh
đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp phát triển nhanh
và mạnh. Sau khi hoàn thành “dồn điền, đổi thửa”, Hưng Yên đang đẩy mạnh
2
TTTT đất nông nghiệp và đã đạt được những thành công bước đầu. Tuy nhiên,
TTTT đất nông nghiệp hiện nay chủ yếu mang tính tự phát, đất đai manh mún; một
số hộ dân vẫn còn tâm lý giữ đất gây khó khăn cho DN thuê đất; thủ tục thuê, thủ
tục chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp phức tạp... Sản xuất NNHH phát triển
chậm, một trong những nguyên nhân chính là do q trình TTTT đất nơng nghiệp.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
khuyến khích tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên” là cần thiết nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu là: Q
trình TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2021
có những thuận lợi và khó khăn gì? Yếu tố nào tác động đến TTTT đất nông nghiệp
phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng Yên và giải pháp nào để khuyến khích TTTT đất nơng
nghiệp phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng Yên?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến TTTT đất
nông nghiệp phục vụ SXHH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2021.
- Đề xuất một số giải pháp khuyến khích TTTT đất nông nghiệp phục vụ
SXHH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các phương thức TTTT đất nông nghiệp phục vụ SXHH. Các mơ hình
SXNN sau TTTT đất nơng nghiệp theo hướng SXHH.
- Người sử dụng đất nông nghiệp (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, hợp
tác xã, DN SXNN) và cán bộ cơng chức, viên chức có liên quan đến TTTT đất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng n.
- Các chính sách liên quan đến TTTT đất nơng nghiệp và phát triển sản xuất
NNHH.
- Các mơ hình sử dụng đất sau TTTT đất nông nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi nội dung
- Đề tài tập trung vào TTTT đất nông nghiệp.
- Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến việc TTTT đất nông nghiệp phục vụ
SXHH.
3
b. Phạm vi không gian
- Nghiên cứu diện: trên phạm vi địa giới hành chính tỉnh Hưng Yên.
- Nghiên cứu điểm: chọn 2 huyện đại diện cho các vùng tự nhiên, kinh tế và
hình thức TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXHH của tỉnh Hưng n. Đó là huyện
Khối Châu và huyện Tiên Lữ.
c. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2010-2021. Tích tụ, tập trung đất
nông nghiệp phục vụ SXHH nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2021.
- Số liệu sơ cấp: điều tra thực tế năm 2022. Giá cả các sản phẩm nông nghiệp
và vật tư lấy theo giá hiện hành năm 2022.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hồn thiện cơ sở lý luận về TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXNN
hàng hố, tập trung quy mô lớn, hiện đại và hiệu quả; tăng cường hiệu lực, hiệu
quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung cơ sở thực tiễn về các giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng Yên và cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà khoa
học, nhà quản lý, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng và xác định được 17 yếu tố được phân thành 3 nhóm
có ảnh hưởng đến TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXHH trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên. Đó là thể chế, thị trường và kinh tế xã hội. 03 nhóm yếu tố này ảnh hưởng
đến 68,1% sự thay đổi của TTTT đất nơng nghiệp. Cịn 31,9% chịu ảnh hưởng của
các nhân tố khác ngồi mơ hình mà trong nghiên cứu này chưa đề cập đến.
- Đề xuất giải pháp khuyến khích TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXHH trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG HĨA
2.1.1. Đất nơng nghiệp và tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất
hàng hóa
2.1.1.1. Khái quát chung về đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, thành quả lao động của nhiều thế hệ. Hiểu
theo nghĩa rộng đất đai là “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các
cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu
bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sơng, suối, đầm lầy), các lớp
trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn
thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thốt
nước, đường xá, nhà cửa...) (FAO, 1993).
Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản,
làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm các loại
đất như: đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng;
đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2013).
2.1.1.2. Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa
Theo nghĩa rộng, nơng nghiệp là một ngành sản xuất mà loài người sử dụng
đất để có sản phẩm động vật và thực vật (Vương Quang Viễn, 1972). Nông nghiệp
là một ngành sản xuất quan trọng; cho dù tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp có
giảm dần trong tổng giá trị của sản phẩm xã hội. Nông nghiệp hiện đại luôn là một
ngành kinh tế và một loại dịch vụ có năng suất và hiệu quả cao tạo giá trị gia tăng
(Đinh Văn Đãn & Lưu Văn Duy, 2009).
Sản xuất hàng hóa là việc sản xuất ra những sản phẩm với mục đích đem bán
để tái sản xuất mở rộng. Nền kinh tế thị trường ra đời đã làm nảy sinh “cung”,
“cầu” trên thị trường và tồn xã hội, đối với SXNN thì khả năng cung là các nông
sản phẩm như lương thực, thực phẩm, cịn cầu của nơng dân là sản phẩm của cơng
nghiệp như hàng tiêu dùng, vật tư nơng nghiệp. Vì vậy, muốn thỏa mãn nhu cầu
5