Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.69 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG THU LOAN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH TÍCH TỤ, TẬP TRUNG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

9 85 01 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023


Cơng trình hồn thành tại:
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà
TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Anh Tuấn
Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước



Phản biện 2: PGS.TS. Trần Trọng Phương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Quang Thành
Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện,
họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi..... giờ..... phút...., ngày..... tháng..... năm 2023

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong nông nghiệp. Nghị quyết số
10 của Bộ Chính trị ngày 05/04/1988 là một bước đổi mới quan trọng cho phát triển sản xuất
nơng nghiệp (SXNN). Theo đó, đất nông nghiệp được giao cho nông hộ trên nguyên tắc “tốt,
xấu, xa, gần”. Quyền sử dụng ruộng đất của nông dân được công nhận thông qua thực hiện
Luật Đất đai các năm 1993, 2003 và 2013. Các chính sách trên đã xác lập được quyền sử
dụng ruộng đất của hộ nơng dân, từ đó tạo bước đột phá trong nơng nghiệp, đưa Việt Nam từ
chỗ thiếu đói thành một cường quốc về xuất khẩu nhiều loại nông sản.
Việc giao đất hoặc chia nhỏ đất cho nơng hộ có thể là giải pháp tối ưu trong giai đoạn
Việt Nam cần tăng sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực và tạo điều kiện cho hộ gia đình
học hỏi ở những bước đầu của phát triển kinh tế thị trường. Phương thức này dẫn đến, đa số

các nơng hộ có quy mơ diện tích đất nơng nghiệp nhỏ, là rào cản lớn nhất để cơ giới hố nơng
nghiệp và phát triển nơng nghiệp sản xuất hàng hóa (SXHH). Theo xu thế chung, nơng nghiệp
cần phải được cơ giới hố và phát triển với các công nghệ hiện đại.
Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng. Cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) nơng nghiệp, nông thôn (NNNT) được thực hiện gắn
liền với “Chương trình xây dựng nơng thơn mới (NTM)” cùng với chiến lược “tái cơ cấu
SXNN” nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp SXHH lớn, tập trung, hiệu quả và
bền vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, trên cơ sở ứng dụng “nông nghiệp
công nghệ cao” và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu
trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn văn minh hiện đại. Tuy nhiên, nông nghiệp
phát triển chưa bền vững, sự tăng trưởng chủ yếu dựa trên các yếu tố về lượng. Để thúc đẩy
chuyển dịch kinh tế NNNT theo hướng SXHH quy mô lớn đáp ứng yêu cầu hội nhập nền
kinh tế khu vực và thế giới, tích tụ, tập trung (TTTT) đất đai được xác định là vấn đề then
chốt nhằm phát triển nơng nghiệp hàng hóa (NNHH) hiện đại.
Hưng n là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Kinh tế của tỉnh đang chuyển
dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp phát triển nhanh và mạnh. Sau khi hoàn
thành “dồn điền, đổi thửa”, Hưng Yên đang đẩy mạnh TTTT đất nông nghiệp và đã đạt được
những thành công bước đầu. Tuy nhiên, TTTT đất nông nghiệp hiện nay chủ yếu mang tính tự
phát, đất đai manh mún; một số hộ dân vẫn còn tâm lý giữ đất gây khó khăn cho doanh nghiệp
thuê đất; thủ tục thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) nông nghiệp phức tạp... Sản
xuất NNHH tuy phát triển chậm, một trong những ngun nhân chính là do q trình TTTT đất
nơng nghiệp. Vì vậy, việc thực hiện đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khuyến
khích tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”
là cần thiết nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu là: Quá trình TTTT đất nông nghiệp phục vụ
SXHH tại tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2021 có những thuận lợi và khó khăn gì? Yếu tố nào
tác động đến TTTT đất nông nghiệp phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng Yên? và Giải pháp nào để
khuyến khích TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng Yên?
1



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến TTTT đất nông nghiệp
phục vụ SXHH trên địa bàn tỉnh tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2010-2021.
- Đề xuất một số giải pháp khuyến khích TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXHH trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các phương thức TTTT đất nông nghiệp phục vụ SXHH.
- Người sử dụng đất nơng nghiệp (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, hợp tác xã, doanh
nghiệp SXNN) và cán bộ cơng chức, viên chức có liên quan đến TTTT đất nơng nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hưng n.
- Các chính sách liên quan đến TTTT đất nông nghiệp và phát triển sản xuất NNHH.
- Các mơ hình sử dụng đất sau TTTT đất nông nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi nội dung
- Đề tài tập trung vào TTTT đất nông nghiệp.
- Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến việc TTTT đất nông nghiệp phục vụ SXHH.
b. Phạm vi không gian
- Nghiên cứu diện: trên phạm vi địa giới hành chính tỉnh Hưng Yên.
- Nghiên cứu điểm: chọn 2 huyện đại diện cho các vùng tự nhiên, kinh tế và hình thức
TTTT đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố của tỉnh Hưng n. Đó là huyện Khối Châu
và huyện Tiên Lữ.
c. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2010-2021. TTTT đất nông nghiệp phục vụ
SXHH nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2021.
- Số liệu sơ cấp: điều tra thực tế năm 2022. Giá cả các sản phẩm nông nghiệp và vật tư
lấy theo giá hiện hành năm 2022.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXNN hàng hố,

tập trung quy mơ lớn, hiện đại và hiệu quả; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất
nông nghiệp.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung cơ sở thực tiễn về các giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp phục vụ SXHH
tại tỉnh Hưng Yên và cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, nhà quản lý, sinh viên,
học viên và nghiên cứu sinh.
2


1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng và xác định được 17 yếu tố được chia thành 3 nhóm có ảnh hưởng
đến TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXHH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đó là thể chế, thị
trường và kinh tế xã hội. 03 nhóm yếu tố này ảnh hưởng đến 68,1% sự thay đổi của TTTT đất
nơng nghiệp. Cịn 31,9% chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác ngồi mơ hình mà trong nghiên
cứu này chưa đề cập đến. Từ đó đề xuất giải pháp khuyến khích TTTT đất nơng nghiệp phục
vụ SXHH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
SẢN XUẤT HÀNG HĨA
2.1.1. Đất nơng nghiệp và tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa
2.1.1.1. Khái quát chung về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng
nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như: đất trồng cây hằng năm gồm
đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất
rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông nghiệp
khác (Quốc hội, 2013).
2.1.1.2. Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa
Nơng nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng; cho dù tỷ trọng giá trị sản phẩm nơng

nghiệp có giảm dần trong tổng giá trị của sản phẩm xã hội theo quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thì sản xuất nơng nghiệp vẫn giữ ngun vai trị quan trọng và quyết định của nó trong
nền kinh tế. Nơng nghiệp hiện đại luôn là một ngành kinh tế và một loại dịch vụ có năng suất
và hiệu quả cao tạo giá trị gia tăng. Sản xuất hàng hóa là việc sản xuất ra những sản phẩm với
mục đích đem bán để tái sản xuất mở rộng. Nền kinh tế thị trường ra đời đã làm nảy sinh quan
hệ “cung”, “cầu” trên thị trường và tồn xã hội, đối với SXNN thì khả năng cung là các nông sản
phẩm như lương thực, thực phẩm, cịn cầu của nơng dân là sản phẩm của công nghiệp như hàng
tiêu dùng, vật tư nông nghiệp. Vì vậy, muốn thỏa mãn nhu cầu về hàng tiêu dùng cũng như tái
sản xuất thì buộc họ phải có sản phẩm đem bán, hiệu quả của SXHH được đặt lên hàng đầu và
SXHH là một tất yếu.
2.1.2. Khái quát về tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm về tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
“Tích tụ“ là dồn lại dần dần tập trung vào một nơi và “tập trung“ là dồn vào một chỗ, một
điểm (Hoàng Văn Phê, 2008). “Tích tụ” chú ý nhiều hơn vào quá trình (dần dần tập trung vào),
“tập trung” chú ý nhiều hơn vào kết quả (dồn vào một chỗ, một điểm). TTTT đất nơng nghiệp
là dạng tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật trong nơng nghiệp để tổ chức và phát triển SXNN.
Q trình TTTT và xã hội hóa trong SXNN là tất yếu và thường diễn ra theo 2 hướng: (i)
Tập thể hóa ruộng đất và tư liệu sản xuất theo hướng toàn bộ ruộng đất và tư liệu sản xuất thuộc
sở hữu tập thể như ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên...; (ii) Từng
bước tích tụ ruộng đất gắn với phân công lại lao động trong NNNT trên cơ sở phát triển kinh
3


tế hộ gia đình theo hướng gắn người lao động với tư liệu sản xuất, với đất đai và với sản phẩm;
hợp tác các lĩnh vực, các khâu, các công đoạn với sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, cơ sở hạ tầng
(CSHT) và khoa học công nghệ như các nước và vùng lãnh thổ như ở Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc.
2.1.2.2. Vai trị của tích tụ, tập trung đất đai đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nơng
thơn
Tích tụ, tập trung ruộng đất là một u cầu khách quan, là hiện tượng sẽ diễn ra trong suốt

q trình phát triển nơng nghiệp theo hướng SXHH tập trung với quy mô lớn, thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động trong xã hội. TTTT đất tạo điều kiện để áp dụng
những tiến bộ kỹ thuật mới, tăng năng suất cây trồng, tác động mạnh mẽ đến q trình CNHHĐH NNNT. Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp thúc đẩy sản xuất hàng hóa hiện đại. Tích tụ,
tập trung đất đai góp phần tăng hiệu quả quản lý sử dụng đất. Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp
thúc đẩy phát triển nông thôn, nâng cao đời sống của nơng dân.
2.1.3. Phương thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố
Ở Việt Nam hiện có một số phương thức TTTT ĐNN chính như sau (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Các phương thức tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp tại Việt Nam
TT Phương thức
Nội dung
TTTT trên - Chuyển nhượng QSDĐ: Chuyển nhượng giữa các hộ với DN, giữa người SDĐ
cơ sở thay với nhau, giữa DN với DN.
1
đổi QSDĐ - Thừa kế đất nông nghiệp, nhận trao tặng đất nông nghiệp: chuyển đổi QSDĐ
theo các quy định của pháp luật.
- Nông dân thuê đất của nông dân, DN thuê đất của nông dân.
Thuê
2
- Nông dân, DN thuê đất của địa phương hoặc nông, lâm trường quốc doanh.
QSDĐ
- DN thuê đất của nơng dân thơng qua chính quyền địa phương.
- Liên kết hợp tác:
TTTT trên
+ Liên kết với HTX nông nghiệp.
cơ sở khơng
+ Liên kết giữa các hộ nơng dân để hình thành các tổ hợp tác nông dân.
3
thay đổi
+ Dồn điền, đổi thửa.
QSDĐ

+ Liên kết sản xuất theo mơ hình cánh đồng lớn.
- Góp vốn bằng giá trị QSDĐ để hợp tác sản xuất kinh doanh.
- Mượn ruộng.

2.1.4. Yêu cầu tích tụ, tập trung đất nông nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố
2.1.4.1. Phù hợp với chính sách
Thiết lập hành lang pháp lý tồn diện bảo đảm cho q trình TTTT trong sản xuất nông
nghiệp quy mô, hiện đại là tiền đề quan trọng cho sự phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên,
TTTT đất nông nghiệp cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập cần được giải quyết bằng
các chính sách, giải pháp, biện pháp cụ thể, thấu đáo; đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền lợi và
nghĩa vụ của người dân khi TTTT đất nông nghiệp (Phan Thị Thu Hà, 2019).
2.1.4.2. Phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương
Mục tiêu phát triển sản xuất; tiềm năng của địa phương; xu thế phát triển của vùng.
2.1.4.3. Phù hợp với công tác quản lý đất đai
Để đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình TTTT ĐNN phục vụ sản xuất NNHH quy mô lớn,
hiện đại cần đảm bảo phù hợp với công tác quản lý đất đai (Quy trình, thủ tục hành chính cơng
4


khai minh bạch; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phù hợp với hạn mức SDĐ).
2.1.4.4. Phù hợp với năng lực của các đối tượng sử dụng đất: Năng lực quản lý theo quy mô
đất đai; khả năng đáp ứng lao động; năng lực về vốn.
2.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến TTTT đất nông nghiệp
2.1.5.1. Nhóm yếu tố về thể chế
- Luật đất đai
- Quy định về phát triển kinh tế nông nghiệp
- Quy định về tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
- Cơng bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Phổ biến giáo dục về pháp luật đất đai
- Giám sát q trình TTTT đất nơng nghiệp

- Chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp
2.1.5.2. Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội
- Tăng trưởng kinh tế
- Nguồn lực kinh tế
- Quỹ đất nơng nghiệp
- Nhu cầu tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
2.1.5.3. Nhóm yếu tố về thị trường
Để TTTT ĐNN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng u cầu quy mơ đất
lớn cho người có khả năng sản xuất, cũng như đảm bảo lợi ích cho nơng dân cần phải thực hiện
đồng thời các chính sách khác như thu hút đầu tư, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, giải
quyết việc làm phi nông nghiệp, thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển nơng nghiệp như
quy hoạch SXNN, công nghệ, thị trường đầu ra... Bao gồm: thị trường tiêu thụ nông sản (nội
địa và xuất khẩu); thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp; chun mơn hóa theo thị trường;
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp hàng hố; thị trường lao động.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG HĨA
2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng
hóa
- Tại Nhật Bản: Việc thực hiện các dự án tích tụ ĐNN tại Nhật Bản nhằm củng cố việc
mở rộng diện tích ĐNN, xây dựng hệ thống giao thơng, thủy lợi để tăng năng suất nông nghiệp.
- Tại Trung Quốc: Trung Quốc thực hiện TTTT ĐNN từ năm 1980 thơng qua việc bãi
bỏ cấm đốn cho th ruộng đất. Chính sách đó đã tạo điều kiện cho nhiều hộ mở rộng quy mô
sản xuất lên khoảng 5-6 ha/hộ để phát triển kinh tế theo hướng SXHH. Cho đến hiện nay, Trung
Quốc vẫn dương cao tinh thần “Trung Quốc không thể giàu nếu nông dân không giàu” và đặc
biệt quan tâm đến việc chuyển dịch lao động giữa các ngành ở khu vực nơng thơn.
- Tại Thái Lan: Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nơng
nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh tập trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng
chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí
nghiệp gia cơng sản phẩm được xây dựng ngay tại nông thôn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững
mạnh, ổn định về kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân. Bên cạnh

5


đó, Chính phủ cịn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều
hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học
và hợp lý hướng tới phát triển bền vững.
- Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia có nhiều ưu điểm trong phát triển nơng nghiệp, điển hình
là các mơ hình nơng nghiệp CNH-HĐH. Năm 2010, Mỹ là nước có GDP/PPP tới 14.660 tỷ
USD, tuy nhiên nông nghiệp chỉ chiếm 1,1% GDP, số lượng lao động làm nông nghiệp chiếm
0,7%. Nhà nước Mỹ đặc biệt quan tâm hỗ trợ nông nghiệp về nhiều mặt từ sản xuất đến tiêu
thụ nông sản.
- Tại Hà Lan: Hà Lan có diện tích ĐNN thấp nhất trên thế giới, nhưng nông nghiệp của
Hà Lan lại đứng đầu thế giới. Cơ sở của nền nông nghiệp Hà Lan là các trang trại gia đình theo
chế độ tư hữu. Tỷ lệ sở hữu đất tự có với số lượng tương đối lớn, còn lại là các trang trại dựa
vào thuê đất để sản xuất kinh doanh. Hà Lan có một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đảm
bảo các chủ trang trại có tồn quyền quyết định hoạt động sản xuất và quyền định đoạt tài
nguyên của mình.
- Tại Hàn quốc: Hàn Quốc quy định mức hạn điền 3 ha mỗi hộ nông dân từ những năm
1950 là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sản xuất nơng nghiệp manh mún, nhỏ lẻ trong một thời
gian dài. Năm 1993, chính phủ Hàn Quốc đã nâng mức hạn điền lên 10 ha cho các “vùng phát
triển nơng nghiệp”, thậm chí 20 ha nếu được địa phương cho phép và 5 ha cho các vùng nằm
ngoài khu vực. Năm 2002, Hàn Quốc đã bãi bỏ mức hạn điền. Nhờ vậy, diện tích trung bình đất
sản xuất của mỗi hộ nông dân ở Hàn Quốc đã tăng từ 0,94 ha năm 1975 lên 1,43 ha năm 2005.
- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Quá trình CNH-HĐH làm cho giá đất ngày một
tăng cao dẫn đến tâm lý giữ đất vẫn phổ biến bất chấp nguồn thu nhập phi nơng nghiệp được
đảm bảo. Vì vậy, thị trường thuê đất cần được chú ý để đảm bảo người dân tiếp cận được với
đất trong quá trình mở rộng SXNN. Hỗ trợ tài chính cần được đảm bảo. Sự liên kết giữa các
nông hộ nhỏ cho phép các hộ quy mơ nhỏ có thể ủy thác cho các hộ quy mơ lớn làm một phần
hay tồn bộ q trình sản xuất qua áp dụng cơ giới hóa.
Hoạt động phi nơng nghiệp trong q trình TTTT đất đai giúp giải phóng được nhiều lao

động ra khỏi nơng nghiệp và khu vực nơng thơn. Q trình CNH-HĐH cần có sự liên kết chặt
chẽ giữa khu vực công nghiệp và nơng thơn, giữa thành thị và nơng thơn.
Thay đổi chính sách, pháp luật nhằm khuyến khích chuyển đổi ruộng đất, cho th đất,
góp vốn bằng giá trị QSDĐ nơng nghiệp để tập trung phát triển SXNN hàng hóa quy mơ lớn.
Tăng cường thu hút nguồn đầu tư trong nước và quốc tế vào lĩnh vực nơng nghiệp; có
chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các đối tượng tham gia đầu tư phát triển SXNN quy mơ lớn và
khuyến khích sử dụng nguồn lao động tại chỗ phục vụ cho việc SXHH.
2.2.2. Tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hoá tại Việt Nam
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý về tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp ở Việt Nam
Các văn bản pháp lý chính là: Nghị quyết 10-NQ/TW năm 1988 về “Đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VII. Luật đất đai năm 1993,
Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khóa VIII; Nghị quyết 06-NQ/TW năm 1998. Nghị quyết
03/2000/NQ-CP; Luật Đất đai 2003; Nghị quyết số 26-NQ/TW7; Nghị quyết số 19-NQ/TW
ngày 31/10/2012; Chiến lược phát triển KTXH (giai đoạn 2011-2020). Nghị quyết 05-NQ/TW
ngày 01/11/2016. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế,
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NNNT và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về
6


chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp. Nghị quyết số 10-NQ/TW; Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP; Nghị quyết số
03/2000/NQ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP; Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ
(2000, 2015, 2018c) làm rõ các ưu đãi, hỗ trợ đối với trang trại.
Chính sách liên quan đến HTX nơng nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ ở miền
Bắc từ những năm 1960 và liên tục được hoàn thiện. Các chính sách khuyến khích phát triển liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NNNT như Quyết định
số 80/2002/QĐ-TTg; Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg ngày 10/10/2008; Công văn số 354/BNNTT; Quyết định 62/2013/QĐ-TTg.
Chủ trương và chính sách thúc đẩy sự thu hút của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông
nghiệp như Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013; Nghị định 57/2018/NĐ- CP. Việc
thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NNNT cũng được lồng ghép trong các chính sách như Nghị

định số 41/2010/NĐ-CP (được thay thế bởi Nghị định 55/2015/NĐ-CP); Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg (được thay thế bởi Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg và Quyết định số
68/2013/QĐ-TTg). Bộ NN và PTNT cũng đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị
quyết số 19, Nghị quyết số 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và
phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
2.2.2.2. Thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố
Q trình TTTT ruộng đất đang diễn ra với quy mơ nhỏ, theo quy mơ hộ là chính. Bình
qn diện tích đất SXNN/ nơng hộ trong giai đoạn (2005-2015) đạt 0,94-1,21 ha/hộ, đất lúa
0,42-0,43 ha/hộ. Sản xuất tự cấp tự túc chiếm ưu thế nên việc SDĐ kém bền vững. Hiệu quả
kinh tế của tích tụ ruộng đất là rõ rệt nhưng khác nhau giữa các vùng do điều kiện kinh tế hàng
hóa khác nhau. TTTT đất nơng nghiệp chưa gắn chặt chẽ với phân công lại lao động trong
NNNT. Các trang trại chủ yếu có quy mơ dưới 3 ha và sử dụng lao động gia đình kết hợp với
th máy móc làm đất, gặt đập là chính. Đến năm 2020, cả nước mới có 2.795 xã thực hiện
(chiếm 34,47% số xã) với diện tích 790,1 nghìn ha (chiếm 6,57% đất SXNN). Một số vùng hầu
như không triển khai chủ trương này như: Tây Nguyên chỉ có 19 xã với 0,4 nghìn ha; Đơng
Nam Bộ 11 xã với 1,3 nghìn ha; Đồng bằng sơng Cửu Long 66 xã với 4,0 nghìn ha. Chỉ có
1.051 xã có cánh đồng lớn, chiếm 12,68% tổng số xã khu vực nông thôn. Năm 2020, bình qn
1 cánh đồng lớn có 197,18 hộ tham gia, bằng 71,93% năm 2016; diện tích bình qn 1 cánh
đồng lớn 163,38 ha, bằng 63,86% năm 2016. Tỷ lệ diện tích đất SXNN đạt hiệu quả và bền
vững của tồn quốc cịn thấp với 37,77%.
Trung bình mỗi hộ có 2,5 thửa đất, vùng đồng bằng sơng Hồng là 2,6 thửa; diện tích bình
qn mỗi thửa đất lúa ở vùng Đồng bằng sơng Hồng là 647 m2. Diện tích của mỗi thửa đất
khơng lớn vì tổng diện tích ĐNN bình qn mỗi lao động nơng nghiệp rất ít, chỉ 0,5 ha/lao
động; quy mô này là thấp nhất so với 11 nước trong khu vực. Đến năm 2020, hộ là đơn vị kinh
tế cơ bản trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta hiện nay; trong tổng gần
9.123,02 nghìn đơn vị sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản, tại thời điểm 01/7/2020, có
9.108,13 nghìn đơn vị sản xuất là hộ; số thửa đất SXNN bình quân 1 hộ tăng từ 2,5 thửa năm
2016 lên 2,8 thửa năm 2020 và diện tích bình qn 1 thửa tăng từ 1.843,1 m2 lên 2.026,3 m2
(Tổng cục Thống kê, 2021a).
7



2.3. Một số cơng trình nghiên cứu tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất
nông nghiệp hàng hóa
2.3.1. Cơng trình nghiên cứu tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất nơng
nghiệp hàng hóa ở nước ngồi
Các cơng tình nghiên cứu điển hình của Csaki & Lerman (2000), Vitikainen (2004) đã
chứng minh sự cần thiết của q trình tích tụ ruộng đất để phát triển SXNN quy mô lớn công
nghệ cao. Angelovska & cs. (2012) đã chỉ ra rằng ruộng đất thuộc sở hữu của các trang trại gia
đình với diện tích nhỏ là một trong những trở ngại lớn cho quá trình hiện đại hoá SXNN. Lee
(2013) cũng nêu lên đặc điểm và hạn chế của SXNN Đài Loan phổ biến là trang trại gia đình
quy mơ nhỏ. Hartvigsen (2014) đã phân tích và chỉ ra hạn chế chung trong SXNN ở hầu hết
các nước trong khu vực Trung và Đông Âu sau năm 1989 là đều thực hiện cải cách ruộng đất
theo hướng chia nhỏ cho các hộ gia đình. FAO (2002) đã nhận định: một trong những cản trở
đối với SXNN và phát triển nơng thơn bền vững là q trình chuyển đổi cải cách ruộng đất dẫn
đến ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún. Markuszewska (2013) chỉ ra nguyên nhân làm giảm hiệu
quả trong SXNN ở Ba Lan. Jeongbin & Iljeong (2014) đã chỉ ra hạn chế trong SXNN của Hàn
Quốc là canh tác dựa trên nền tảng gia đình quy mô nhỏ.
Latruffe & cs. (2008) đã chỉ ra rằng một giải pháp chung được áp dụng và mang lại
thành công nhất trong q trình tích tụ ruộng đất đó là phát triển thị trường cho thuê. Zhong
(2014) đã phân tích và chỉ ra một số khó khăn trong q trình tích tụ ruộng đất ở Trung Quốc.
Nakajima (2015) đã chỉ ra điều kiện hiện tại và các rào cản trong TTTT đất nông nghiệp tại
Nhật Bản. Hartvigsen (2014), cho thấy các quốc gia Trung và Đơng Âu có xu hướng cải cách
nhằm thúc đẩy q trình tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại lớn phục vụ phát triển SXNN
theo hướng quy mô lớn. Richard (2018) đã chỉ ra nguyên nhân và xu hướng tích tụ ruộng đất,
mở rộng quy mô trang trại. Zegar & Florianczyk (2003) đã chỉ ra những thay đổi của SXNN
Ba Lan trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Angelovska & cs. (2012) và Lee (2013) đã đề
xuất giải pháp để thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại SXNN quy mô lớn,
công nghệ cao. Byerlee & Deininger (2013) đã nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa trang trại nhỏ
và lớn đại diện ở các quốc gia.

2.3.2. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam
Đặng Kim Sơn (2008) đã nhấn mạnh xu hướng tất yếu cũng như bài học cho Việt Nam
trong tích tụ ruộng đất. Trần Đức Viên (2017a) khẳng định rằng TTTT ruộng đất để phát triển
nông nghiệp cơng nghệ cao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh
qua việc tận dụng được lợi thế kinh tế qui mô, tạo ra giá trị gia tăng cao trên đơn vị diện tích,
trên đơn vị đầu tư. Trần Duy Hưng (2017) đã khái quát những thành cơng và hạn chế của chính
sách nơng nghiệp trong thời kỳ đổi mới và cho rằng giải quyết hạn chế cần thực hiện tích tụ
ruộng đất, mở đường cho phương thức SXNN hiện đại.
Hoàng Xuân Phương (2011) đã chỉ ra các hình thức tập trung đất nơng nghiệp ở Việt
Nam. Đỗ Hoài Nam (2017), đã chỉ ra những nguyên nhân khiến q trình tích tụ và tích tụ
ruộng đất ở nước ta không đạt mục tiêu đề ra. Đặng Quốc Thắng (2010) và Đỗ Thế Tùng
(2017) đã chỉ ra các yêu cầu TTTT ĐNN.
Nguyễn Cúc (2017), Võ Khắc Sơn (2017), Phạm Dũng (2017), Nguyễn Mạnh Hùng
(2017), Nguyễn Quang Thuấn (2017) đã chỉ ra xu hướng và tính tất yếu khách quan của tích tụ
ruộng đất để phát triển SXNN theo hướng hiện đại tại Việt Nam.
8


Đỗ Kim Chung (2018) đã chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến SXNN Việt Nam
phát triển chưa bền vững. Hồng Thị Thu Huyền (2016) đã chỉ ra 08 nhóm yếu tố ảnh hưởng
đến tích tụ ruộng đất Tây Nam Bộ. Nguyễn Đình Bồng & Nguyễn Thu Hồng (2017) chỉ ra
những yếu tố tác động đến q trình TTTT ĐNN.
Hồng Xn Phương (2011); Nguyễn Văn Tồn (2010); Viện Chính sách và Chiến lược
Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (2013); Lưu Đức Khải và Đinh Xuân Nghiêm (2013),
Nguyễn Đình Bồng (2009); Hoàng Thị Thu Huyền (2016); Trần Kim Chung & Đinh Ngọc Hà
(2017); Hội đồng Lý luận Trung ương (2017); Trần Quốc Toản (2017); Nguyễn Văn Thạo
(2018a) đã đề xuất các giải pháp để khuyến khích TTTT ĐNN. Viện Nghiên cứu Quản lý đất
đai (2020) đã xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn, đề xuất mơ hình và đánh giá hiệu quả SDĐ
của các mơ hình theo hướng SDĐ tập trung, quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao trong
SXNN tại Việt Nam và lượng hóa được các giá trị về KTXH, môi trường khi SDĐ tập trung.

2.4. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTTT đất nông nghiệp phục vụ SXHH và
tham khảo kinh nghiệm TTTT ĐNN trong và ngồi nước có thể thấy rõ cơ sở lý luận về TTTT
ĐNN; vai trò, tác động của TTTT đất nông nghiệp đến phát triển NNHH tại khu vực, địa phương.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ để làm sáng tỏ cơ sở lý luận và
các yếu tố ảnh hưởng đến TTTT ĐNN phục vụ SXHH. Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất
giải pháp khuyến khích TTTT đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên” được xây dựng trên cơ sở xem xét mối quan hệ tác động đa chiều giữa quản lý sử dụng đất
với mục tiêu TTTT ĐNN; giữa thực trạng và khả năng khai thác quỹ đất với việc chuyển đổi mục
đích sử dụng trong mối tương quan với các nguồn lực khác đảm bảo cho TTTT ĐNN. Các câu hỏi
nghiên cứu được đặt ra là: Quá trình TTTT ĐNN phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2010-2021 diễn ra như thế nào? Có những thuận lợi và khó khăn gì? Yếu tố nào tác động đến
TTTT ĐNN phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng Yên? và Giải pháp nào để khuyến khích TTTT ĐNN
phục vụ SXHH tại Hưng Yên?.
Giả thiết nghiên cứu được xây dựng dựa trên thực tế là trong những năm gần đây TTTT
ĐNN đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KTXH của tỉnh Hưng Yên. Sự thay đổi đó là
rất cần thiết phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc
tế. Mặt khác, sự thay đổi đó là tất yếu và rất cần thiết để góp phần đảm bảo an sinh xã hội và
giảm các ảnh hưởng tiêu cực do quá trình phát triển kinh tế gây ra. Vì vậy, việc nghiên cứu mức
độ của các yếu tố ảnh hưởng này thông qua điều tra nhận thức của cán bộ quản lý và của cộng
đồng dân cư là rất cần thiết.
Trong nghiên cứu này biến độc lập là các nội dung có tác động trực tiếp tới quá trình TTTT
ĐNN bao gồm: (1) thể chế (Chính sách và thực hiện chính sách); (2) KT-XH và (3) thị trường.
Biến phụ thuộc được xác định thơng qua các tiêu chí đánh giá quá trình TTTT ĐNN với các chỉ
số cụ thể là: (i) Mức độ phù hợp với chính sách bao gồm: chính sách đầu tư; chính sách đất đai;
chính sách hỗ trợ của nhà nước; (ii) Mức độ phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương bao
gồm: phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương; phù hợp với tiềm năng của địa phương và
phù hợp với xu thế phát triển của vùng; (iii) Mức độ phù hợp với công tác quản lý đất đai bao
gồm: quy trình và TTHC cơng khai, minh bạch; phù hợp với QH, KH SDĐ; phù hợp với hạn
9



mức SDĐ; (iv) Mức độ phù hợp với năng lực của hộ bao gồm: năng lực quản lý theo quy mô đất
đai; khả năng đáp ứng lao động; năng lực về vốn.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh
tỉnh Hưng Yên
- Điều kiện tự nhiên tỉnh Hưng Yên
- Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hưng n
- Thực trạng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến TTTT đất nông
nghiệp phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng Yên
3.1.2. Thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố tại tỉnh
Hưng n
a. Tình hình quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp tại tỉnh Hưng n
- Tình hình quản lý đất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên
- Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2021 tỉnh Hưng Yên
- Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên
b. Thực trạng TTTT đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hoá tại tỉnh Hưng Yên
- Kết quả thực hiện TTTT đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2021
- Một số phương thức TTTT đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hoá tỉnh Hưng Yên
c. Theo dõi một số mơ hình TTTT đất nơng nghiệp phục vụ SXHH tại tỉnh Hưng n
- Lựa chọn mơ hình theo dõi
- Đánh giá mơ hình: Mơ hình sử dụng đất cho trồng trọt; mơ hình sử dụng đất cho chăn
ni; mơ hình sử dụng đất vườn - ao - chuồng và nuôi trồng thủy sản.
3.1.3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ
sản xuất hàng hoá trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

- Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
- Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên
+ Nhóm yếu tố liên quan đến thể chế (chính sách và thực hiện chính sách)
+ Nhóm yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội
+ Nhóm yếu tố liên quan đến thị trường
3.1.4. Đề xuất giải pháp khuyến khích tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất
hàng hóa tại tỉnh Hưng Yên
- Quan điểm, định hướng về tích tụ đất nơng nghiệp
- Giải pháp đề xuất: Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách; nhóm giải pháp về thị trường;
nhóm giải pháp về kinh tế xã hội.
10


3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội,
tài nguyên đất, bản đồ, tình hình quản lý đất đai được thu thập từ Sở NNPTNT, Sở TNMT,
Văn phòng UBND tỉnh, Phòng, Ban tại các huyện. Thu thập số liệu, tài liệu về các văn bản
pháp quy và số liệu tổng hợp về TTTT đất nơng nghiệp, các đề tài, cơng trình nghiên cứu có
liên quan đến TTTT đất nông nghiệp tại các cơ quan nhà nước và truy cập các hệ cơ sở dữ liệu
toàn văn trong và ngoài nước.
- Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu: Căn cứ vào thực trạng đất đai, điều
kiện phát triển KT-XH và xu hướng TTTT đất nông nghiệp phục vụ SXHH, tỉnh Hưng Yên
chia làm 02 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng 1 gồm: các đơn vị hành chính huyện Văn Giang, Văn Lâm, Khối Châu,
n Mỹ và Mỹ Hào, đây là những huyện có q trình đơ thị hóa-cơng nghiệp hóa tương đối
mạnh, TTTT đất đai theo hướng chuyển đổi, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa rất đa
dạng; diện tích đất nơng nghiệp bị ảnh hưởng nhiều bởi q trình đơ thị hố và cơng nghiệp
hố. Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, Khối Châu được chọn là huyện đại diện.

+ Tiểu vùng 2 gồm các đơn vị hành chính huyện Ân Thi, Tiên Lữ, Phủ Cừ, Kim Động
và thành phố Hưng Yên, đây là những địa phương có q trình TTTT đất đai nhưng diện tích
trồng lúa vẫn là chính, chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra chậm hơn. Theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên huyện Tiên Lữ được chọn là huyện đại diện.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
+ Điều tra cán bộ công chức, viên chức: Nghiên cứu tiến hành điều tra 90 cán bộ và lãnh
đạo của tỉnh và các huyện để đánh giá về các yếu tố tác động đến TTTT đất nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.
+ Điều tra người sử dụng đất: lựa chọn ngẫu nhiên 400 người SDĐ tại 2 huyện đã chọn
(200 mẫu/ huyện) và điều tra bổ sung từ thực địa. Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực
tiếp theo mẫu phiếu soạn sẵn (phụ lục 4).
- Phương pháp lựa chọn để theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các mơ hình
sau tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp: Chọn hộ có TTTT ĐNN tại địa phương trên cơ sở danh
sách do cán bộ huyện và cán bộ xã đề xuất. Thống kê các mơ hình sử dụng đất điển hình (trồng
trọt, chăn ni, NTTS, VAC) của các hộ đó. Sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên mỗi mơ hình 1 hộ
để theo dõi và phỏng vấn.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Số liệu điều tra, thu thập được phân tích, theo
các bước: (i) xây dựng thang đo và biến quan sát; (ii) kiểm định độ tin cậy của thang đo
Cronbach’s Alpha; (iii) kiểm định sự khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu, giữa các vùng;
(iv) phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA).
- Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục
vụ SXHH: Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, qua điều tra cán bộ công chức, viên chức tại tỉnh
đã xác định sơ bộ 23 biến có khả năng ảnh hưởng đến TTTT đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên. Tiến hành điều tra 400 người sử dụng ĐNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên để đánh
giá kết quả q trình TTTT đất nơng nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến TTTT đất nông
nghiệp. Sau đó dùng Cronbach’s Alpha để kiểm định và dùng phương pháp phân tích nhân tố
khám phá và mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến để xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến
TTTT đất nông nghiệp phục vụ SXHH.
11



- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích SWOT: Trong nghiên cứu này khung phân tích SWOT được sử
dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong phát triển các
mơ hình sử dụng đất sau TTTT và q trình TTTT đất nơng nghiệp

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NƠNG
NGHIỆP HÀNG HỐ TỈNH HƯNG N
Tỉnh Hưng n có vị trí thuận lợi nằm kề sát thủ đơ Hà Nội, có các tuyến đường giao
thơng quan trọng như quốc lộ 5 (dài 23 km), quốc lộ 38, quốc lộ 39 (dài 43 km) nối quốc lộ 5
với quốc lộ 1 tại Hà Nam, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đường sông: sông Hồng,
sông Luộc chạy qua. Những lợi thế về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng là cơ hội lớn để tỉnh phát
triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ.
Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối
nhanh và cao. Nông nghiệp, nơng thơn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và
trồng trọt được cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến SXHH, đảm bảo an ninh lương
thực. Cơng nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá. Bên cạnh đó, là tỉnh có lợi thế phát triển nơng
nghiệp, lại có vị trí thuận lợi gần các thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm từ nông nghiệp, các trung
tâm công nghiệp của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; gần các cảng biển
tạo điều kiện tốt để phát triển SXNN theo hướng NNHH phục vụ cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Hưng Yên có cơ hội chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng phát triển mạnh NNHH phục vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sống và chế
biến của các thành phố và khu công nghiệp.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sản xuất nơng nghiệp hàng hố tỉnh
Hưng Yên còn gặp phải mội số khó khăn:
Số lao động qua đào tạo thấp, cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, chủ yếu vẫn là nơng nghiệp,
trong khi đó, thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn ... đã hạn chế
việc hình thành và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân..
Phát triển nơng nghiệp vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, thâm dụng tài nguyên, những

yếu kém nội tại (tính chun mơn hóa chưa cao, sản xuất nhỏ lẻ đang là “nút thắt” lớn về đất
đai cho SXNN hàng hóa, quy mơ lớn...) đã được khắc phục nhiều từ khi tỉnh thực hiện đề án
tái cơ cấu ngành nơng nghiệp, nhưng chuyển biến cịn chậm chưa đáp ứng được đòi hỏi của
nền SXHH tập trung, quy mô lớn, chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn quốc tế.
Sản xuất NNHH, NN công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đã tạo tiền đề bước đầu cho xu
hướng phát triển tiến bộ nhưng chậm do khả năng thu hút đầu tư lớn cịn hạn chế. Mơ hình hợp
tác, cánh đồng liên kết trong sản xuất giữa nông dân và các doanh nghiệp tuy có tăng nhưng
chưa nhiều, thiếu chặt chẽ; thiếu đầu tư lớn vào lĩnh vực NNNT. Công nghiệp chế biến nơng,
lâm nghiệp và thủy sản cịn kém phát triển, nhất là ở khâu bảo quản và chế biến sâu, cơng
nghiệp phụ trợ. Ứng dụng NN cơng nghệ cao cịn hạn chế, chưa tạo được “đột phá”. Sản phẩm
chế biến chủ yếu dạng sơ chế nên chất lượng và sức cạnh tranh nơng sản hàng hóa chưa cao.
Đổi mới tổ chức sản xuất còn chậm, đa số doanh nghiệp và HTX nơng nghiệp có quy
mơ nhỏ, hoạt động hiệu quả chưa cao. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị để thúc
12


đẩy cơ giới hóa, ứng dụng cơng nghệ cao giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng
chưa trở thành phổ biến.
Kết cấu hạ tầng NNNT chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, nhất là việc xây dựng
hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng sau dồn thửa đổi ruộng; tình trạng vi phạm đất nơng
nghiệp, cơng trình thủy lợi, đê điều cịn diễn ra; tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu gieo trồng, bảo
quản chế biến chưa cao. Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm và kết nối
thị trường chưa nhiều. Diện tích trồng các loại cây được cấp giấy chứng nhận VietGAP chỉ
chiếm 4,26% tổng diện tích đất SXNN.
4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP PHỤC
VỤ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH HƯNG YÊN
4.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp tỉnh Hưng n
4.2.1.1. Tình hình quản lý đất nơng nghiệp tỉnh Hưng Yên
UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương trong tỉnh thực
hiện tốt công tác quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất đai. Trên địa bàn

tỉnh Hưng n khơng có tranh chấp về địa giới hành chính. Đã hồn thiện cơng tác lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2014, 2019 các cấp.
Năm 2015, tỉnh đã nghiệm thu đề tài “Điều tra, đánh giá tài ngun đất nơng nghiệp, đề
xuất bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý tỉnh Hưng Yên”. Đề tài đã đánh giá hiệu quả kinh tế SDĐ
hiện có, phân tích và phân loại đất, xây dựng bản đồ đất gốc tỷ lệ 1/25.000 cho các huyện và
bản đồ chất lượng đất đai tỉnh Hưng Yên tỷ lệ 1/50.000, bản đồ mức độ thích hợp đất đai tỷ lệ
1/50.000. Từ bản đồ mức độ thích hợp đất đai và định hướng phát triển SXNN của các địa
phương, đề tài đã xây dựng được bản đồ đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng tỷ lệ 1/50.000 với 29
cơ cấu cây trồng chính cho tỉnh Hưng Yên, đồng thời đề xuất một số giải pháp về chính sách
và khoa học cơng nghệ nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp.
Đã hoàn thành việc thực hiện quy hoạch SDĐ giai đoạn 2010-2020. Đã phê duyệt và tiến
hành thực hiện phương án quy hoạch SDĐ cấp huyện thời kỳ 2021 – 2030; đang xin ý kiến về
Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cơng tác giao đất, cho thuê đất
đáp ứng kịp thời nhu cầu SDĐ của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Đến nay toàn tỉnh đã
cấp được 772.785 giấy chứng nhận với 772.785 thửa/850.429 thửa cần cấp, đạt tỷ lệ 90,87%;
diện tích đã cấp được 48.545,38 ha/51.721,98 ha diện tích cần cấp, đạt tỷ lệ 93,86%, tạo điều
kiện minh bạch và thuận lợi hơn cho các đối tượng sử dụng đất bằng phương thức liên doanh,
liên kết, chuyển đổi QSDĐ trong q trình TTTT đất nơng nghiệp.
Tỉnh đang triển khai dự án Hồn thiện và hiện đại hố hệ thống quản lý đất đai. Công tác
tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai được thực hiện thường xuyên. Quản lý hoạt
động dịch vụ về đất đai được thực hiện tốt. Hoạt động về dịch vụ về đo đạc bản đồ địa chính,
thơng tin đất đai được quan tâm phát triển đã đáp ứng nhu cầu thông tin về đất đai, môi trường
cho các hoạt động phát triển KT-XH của tỉnh và TTTT đất nông nghiệp.
4.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2021
a. Theo mục đích sử dụng đất
Năm 2021, tổng diện tích tự nhiên tỉnh Hưng n là 93.019,74 ha. Trong đó, đất nơng
nghiệp 58.158,37 ha, chiếm 62,52%; đất phi nông nghiệp 34.730,96 ha, chiếm 37,34%; đất
chưa sử dụng 130,41 ha, chiếm 0,14% tổng diện tích đất tự nhiên.
13



Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2021 theo mục đích
sử dụng
TT

1
1.1
1.1.1
1.1.1.1

1.1.1.2
1.1.2
1.2
1.3
1.4
1.5

Cơ cấu
Cơ cấu
Loại đất

Diện tích (ha) theo DTTN theo NNP
(%)
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
93.019,74
100,00
Đất nông nghiệp
NNP
58.158,37

62,52
100,00
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
50.654,33
54,46
87,10
Đất trồng cây hằng năm
CHN
34.861,87
37,48
59,94
Đất trồng lúa
LUA
31.329,45
33,68
53,87
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
31.298,12
33,65
53,82
Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
31,33
0,03
0,05
Đất trồng cây hằng năm khác
HNK
3.532,42

3,80
6,07
Đất trồng cây lâu năm
CLN
15.792,46
16,98
27,15
Đất lâm nghiệp
LNP
0,00
0,00
0,00
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
4.869,91
5,24
8,37
Đất làm muối
LMU
0,00
0,00
Đất nông nghiệp khác
NKH
2.634,13
2,83
4,53
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên (2021)

b. Hiện trạng sử dụng đất chia theo đối tượng sử dụng đất
Trong tổng số 58.158,37 ha đất nông nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được giao sử dụng tới

89,37%; tổ chức kinh tế được giao sử dụng 0,56% và cơ quan đơn vị của Nhà nước sử dụng
10,04%, các đối tượng khác sử dụng với diện tích rất nhỏ.
4.2.1.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
Trong giai đoạn 2010-2021 ĐNN giảm 2.366,63 ha, tương ứng giảm bình qn 215,15
ha/năm (khoảng 0,36% diện tích ĐNN) do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Xu thế này trái
với việc tăng diện tích ĐNN của cả nước với bình quân 160.719,91 ha (tương đương 0,61%).
Đơn vị: ha
60,000.00
50,000.00
40,000.00
30,000.00
20,000.00
Năm 2021

10,000.00
0.00

Đất sản
xuất nông
nghiệp
Năm 2021 50,654.33
Năm 2010 53,972.00

Đất trồng
cây hàng
năm
34,861.87
41,330.00

Đất trồng

cây lâu
năm
15,792.46
12,641.00

Đất nuôi
trồng thủy
sản
4,869.91
5,068.00

Đất nơng
nghiệp
khác
2,634.13
1,486.00

Năm 2010

Hình 4.1. Biến động sử dụng đất nơng nghiệp giai đoạn 2010 – 2021 tỉnh Hưng Yên
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên (2021)

Như vậy xu thế ĐNN của tỉnh giảm, trái với xu thế tăng của cả nước. Đồng thời chỉ ra xu
thế tăng diện tích ĐNN khác và giảm diện tích đất SXNN mà cụ thể là đất trồng cây hằng năm.
Điều đó cho thấy nhu cầu TTTT đất phục vụ sản xuất NNHH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
14


4.2.2. Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất nông
nghiệp tại tỉnh Hưng Yên

4.2.2.1. Một số phương thức tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố
tại tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2021
a. Kết quả thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố
Theo đề án khuyến khích TTTT ĐNN để sản xuất NNHH theo quy mô lớn của tỉnh Hưng
Yên được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tính luỹ kế đến năm 2019, toàn tỉnh TTTT được 4.596,7 ha ĐNN (Bảng 4.6).
Trong đó: TTTT để trồng trọt 3.647 ha (chiếm 79,3%), chăn nuôi 501,6 ha (chiếm 10,9%), thủy
sản 448,4 ha (chiếm 9,8%). Các phương thức TTTT chính là (i) TTTT nhưng không thay đổi
QSDĐ gồm liên kết hợp tác là 694,1 ha (chiếm 15,1%) và mượn ĐNN để sản xuất 782,7 ha
(chiếm 17,02%); (ii) Thuê QSDĐ 2.231 ha (chiếm 48,54%); (iii) TTTT trên cơ sở thay đổi QSDĐ
gồm chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ là 888,8 ha (chiếm 19,34%).
- Giai đoạn 2: Tính luỹ kế đến năm 2021 tồn tỉnh TTTT được 6.496,7 ha, chiếm 11,17%
diện tích ĐNN (Bảng 4.8), trong đó phương thức thuê QSDĐ là nhiều nhất với 3.181,1 ha (chiếm
48,96% diện tích TTTT), phương thức thay đổi QSDĐ (chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ)
là 1.238,8 ha (chiếm 19,07%); phương thức không thay đổi QSDĐ gồm liên kết hợp tác là 1294,1
ha, chiếm 19,92% và mượn ĐNN chiếm 12,05% (Sở NNPTNT tỉnh Hưng Yên, 2020).
b. Phương thức tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản xuất hàng hố
TTTT đất nơng nghiệp tại tỉnh Hưng n gồm các hình thức chủ yếu sau:
TTTT đất nơng nghiệp trên cơ sở thay đổi QSDĐ: Diện tích đã TTTT QSDĐ năm 2019
tại tỉnh Hưng Yên là 888,8 ha nhiều nhất là tại huyện Ân Thi (216,8 ha), Kim Động (162,0 ha),
thành phố Hưng Yên (138,2 ha); mức trung bình là huyện Phủ Cừ (88,8 ha), Khối Châu (72,8
ha), Mỹ Hào (63,7 ha). Năm 2021, TTTT dưới phương thức thay đổi QSDĐ nông nghiệp là
1.238,8 ha, chiếm 19,07% diện tích đất nơng nghiệp TTTT.
Th QSDĐ: Diện tích đã TTTT năm 2019 là 2.231,0 ha, tập trung nhiều tại huyện Khoái
Châu (761,0 ha), Phủ Cừ (474,6 ha), Kim Động (421,9 ha), Ân Thi (253,5 ha). Năm 2021
TTTT dưới hình thức này là 3.181,1 ha, chiếm 48,96% diện tích đất nơng nghiệp TTTT. Số
liệu ở bảng 4.7 cho thấy, diện tích TTTT theo phương thức thuê QSDĐ là cao nhất, chiếm
48,96% diện tích ĐNN tích tụ đến năm 2021. Kết quả này có xu hướng giống nhưng thấp hơn
với nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình với tỷ lệ TTTT bằng phương thức thuê đất trong trồng trọt
và chăn nuôi lần lượt chiếm tới 74,74% và 77,73% (Lê Thúy Hằng, 2022).

TTTT đất nơng nghiệp nhưng khơng thay đổi QSDĐ: tổng diện tích TTTT theo phương
thức này đến năm 2021 là 2.076,8 ha, chiếm 31,97% diện tích đất nơng nghiệp TTTT.
c. Mục đích sử dụng đất sau tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
Loại hình trang trại chăn ni chiếm ưu thế, hơn nhiều lần so với loại hình trang trại trồng
trọt (chiếm tới 93,35% tổng số trang trại), do diện tích đất đai cần TTTT ít hơn so với trang trại
trồng trọt. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ trung bình tại vùng đồng bằng sơng Hồng (85,24%)
và cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước (57,84%). Số trang trại trồng trọt là 46
trang trại (chiếm 5,88%), tỷ lệ này cao hơn so với đồng bằng sông Hồng (3,04%) và thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước (27,4%). So với cả nước tỉ lệ này khá cao (bình quân
số trang trại chăn nuôi cả nước chiếm 57,84%) (Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, 2022).
15


4.2.2.2. Đánh giá của người sử dụng đất về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp
Tiến hành điều tra 400 người sử dụng đất để đánh giá thực trạng TTTT đất nông nghiệp
tại tỉnh Hưng Yên, kết quả cho thấy:
a. Kết quả kiểm định số liệu điều tra
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với 12
yếu tố cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha dao động trong khoảng 0,689-0,916 và hệ số tương
quan biến tổng đều >0,3. Như vậy là các biến đã chọn đảm bảo độ tin cậy, nghĩa là các biến
quan sát có thể giải thích tốt cho biến tổng.
b. Đánh giá của người sử dụng đất
Người sử dụng đất đánh giá TTTT ĐNN tại tỉnh Hưng Yên với 2/12 tiêu chí ở mức rất
cao đó là: sự phù hợp với chính sách đất đai và phù hợp với xu thế phát triển của tỉnh. Điều đó
cho thấy tính tất yếu và quan điểm đúng đắn của quá trình TTTT ĐNN trong tiến trình CNHHĐH đất nước. Theo Thái Thị Quỳnh Như (2020), mức phù hợp của hình thức sử dụng đất tập
trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong SXNN tại tỉnh Hưng Yên với chính sách,
pháp luật đất đai được các hộ gia đình đánh giá rất cao.
Bảng 4.2. Đánh giá của người sử dụng đất về thực trạng tích tụ tập trung đất nơng nghiệp
Trung
Giá trị trung Mức đánh Độ lệch

Sai số
Sig. (2Tiêu chí đánh giá
bình tồn Vùng
bình (điểm)
giá
chuẩn trung bình tailed)
tỉnh
1
3,74
Cao
0,48
0,03
1. Phù hợp với chính sách
3,77
0,181
2
3,81
Cao
0,54
0,04
1
3,40
Cao
0,72
0,05
- Chính sách đầu tư
3,45
0,177
2
3,50

Cao
,81
0,06
1
4,20
Rất cao
0,60
0,04
- Chính sách đất đai
4,21
0,632
2
4,23
Rất cao
0,57
0,04
1
3,62
Cao
0,50
0,04
- Chính sách hỗ trợ của nhà
3,66
0,144
nước
2
3,69
Cao
0,50
0,04

1
3,81
Cao
0,62
0,04
2. Phù hợp với tình hình sản
3,85
0,221
xuất của địa phương
2
3,89
Cao
0,67
0,05
1
3,78
Cao
0,77
0,05
- Mục tiêu phát triển
3,82
0,255
2
3,87
Cao
0,74
0,05
1
3,40
Cao

0,74
0,05
- Tiềm năng của địa phương
3,47
0,127
2
3,53
Cao
0,87
0,06
1
4,25
Rất cao
0,72
0,05
- Xu thế phát triển
4,26
0,678
2
4,28
Rất cao
0,65
0,05
1
3,72
Cao
0,78
0,05
3. Phù hợp với công tác quản
3,75

0,378
lý đất đai
2
3,79
Cao
0,73
0,05
1
3,51
Cao
0,88
0,06
- Quy trình và TTHC cơng
3,55
0,338
khai, minh bạch
2
3,59
Cao
0,85
0,06
1
3,75
Cao
0,84
0,06
- Phù hợp với quy hoạch, kế
3,79
0,403
hoạch sử dụng đất

2
3,82
Cao
0,71
0,05
1
3,90
Cao
0,77
0,05
- Phù hợp với hạn mức sử
3,92
0,511
dụng đất
2
3,95
Cao
0,75
0,05
1
3,63
Cao
0,83
0,06
4. Phù hợp với năng lực của
3,68
0,182
đối tượng sử dụng đất
2
3,74

Cao
0,78
0,06
1
3,73
Cao
0,69
0,05
- Năng lực quản lý theo quy
3,72
0,814
mô đất đai
2
3,71
Cao
0,64
0,05
1
3,58
Cao
0,95
0,07
- Khả năng đáp ứng lao động
3,67
0,054
2
3,76
Cao
0,91
0,06

1
3,59
Cao
0,97
0,07
- Khả năng về vốn
3,66
0,098
2
3,74
Cao
0,92
0,07

16


Có 10/12 tiêu chí được đánh giá ở mức cao và khơng có sự khác nhau giữa 2 vùng. Điều
đó phản ánh thực tế là Hưng Yên là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối nhỏ, điều kiện về tự
nhiên, KTXH khơng có sự khác biệt lớn giữa các đơn vị. Mặt khác, việc thực hiện TTTT ĐNN
được phổ biến, thực hiện đồng bộ, thống nhất và nhất quán trong tồn tỉnh từ chính sách đến
thực thi. Đồng thời chủ trương TTTT đất nông nghiệp để phục vụ SXHH được nhân dân ủng
hộ và được đánh giá là phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước (bình qn
chung là 3,77 điểm); phù hợp với cơng tác quản lý đất đai (3,75 điểm); phù hợp với tình hình
cụ thể tại địa phương (3,85 điểm) cũng như năng lực của hộ (3,68 điểm).
4.2.3. Theo dõi, đánh giá một số mơ hình sử dụng đất sau tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
phục vụ sản xuất hàng hố tại tỉnh Hưng Yên
Kết quả điều tra điển hình cho thấy: Các mô sử dụng đất cho trồng trọt, chăn ni, NTTS
sau tích tụ, tập trung đều cho hiệu quả kinh tế khá cao. GTGT bình qn/ha của mơ hình SDĐ
cho trồng trọt đạt 331 triệu đồng/ha; mơ hình SDĐ cho chăn nuôi đạt 17,6 tỷ đồng/quy mô

trang trại 3 ha; mơ hình SDĐ cho NTTS đạt 353,5 triệu đồng/ha; mơ hình VAC đạt 297 – 312
triệu đồng/ha.
4.3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT
NƠNG NGHIỆP PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG HỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
4.3.1. Xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước về yếu tố tác động đến khả năng
TTTT đất nông nghiệp, tham vấn ý kiến chuyên gia và kết hợp với đặc điểm của tỉnh Hưng
Yên, tác giả đã đề xuất khảo sát 90 ý kiến của cán bộ công chức, viên chức liên quan về 23 yếu
tố có khả năng ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung ĐNN thuộc 5 nhóm gồm: điều kiện của địa
phương, chính sách, điều kiện hộ, thị trường và tổ chức thực hiện.
Bảng 4.3. Tổng hợp ý kiến của cán bộ về yếu tố tác động đến tích tụ, tập trung đất nơng
nghiệp tại tỉnh Hưng Yên
Tiêu chí đánh giá
Điều kiện của địa phương
1. Vị trí địa lý
2. Khí hậu, thời tiết
3. Đặc điểm đất đai
4. Quy mô đất nông nghiệp
5. Tăng trưởng kinh tế
6. Cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường
Chính sách
7. Luật Đất đai
8. Quy định về phát triển kinh tế nông
nghiệp
9. Quy định tích tụ và tập trung ĐNN
10. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Điều kiện hộ
11. Nguồn lực kinh tế hộ
12. Thị trường lao động

13. Nhu cầu tích tụ, tập trung ĐNN

Mức độ đánh giá
1
2
3
4

Đánh giá chung
5 Điểm Mức đánh giá

36
40
49
0
2
1

36
24
37
7
21
20

0
3
0
72
50

50

3
0
0
11
17
19

0

1

0

63

26 4,27

Rất cao

0
0
1

0
3
4

0

6
13

78
64
51

12 4,13
17 4,06
21 3,97

Cao
Cao
Cao

0
0
0

3
13
6

13
10
6

54
51
39


20 4,01
16 3,78
39 4,23

Cao
Cao
Rất cao

17

2,33
2,08
2,37
4,04
3,91
3,97

Thấp
Thấp
Thấp
Cao
Cao
Cao

15
23
4
0
0

0


Tiêu chí đánh giá
14. Khả năng tiếp cận các dịch vụ
Thị trường
15. Thị trường nông sản nội địa
16. Thị trường xuất khẩu nơng sản
17. Chun mơn hố theo thị trường
18. Bình ổn giá thị trường
Tổ chức thực hiện
19. Cơng bố, công khai QH, KHSDĐ
20. Phát triển thị trường QSDĐ
21. Trợ giúp pháp lý
22. Phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai
23. Giám sát quá trình TTTT ĐNN

Mức độ đánh giá
1
2
3
4
5 24 24 31

Đánh giá chung
5 Điểm Mức đánh giá
6 3,10
Trung bình

0

0
2
0

0
0
4
0

1
7
16
15

53
46
43
54

36
37
25
21

4,39
4,33
3,94
4,07

Rất cao

Rất cao
Cao
Cao

0
0
0
0
2

0
4
0
0
1

20
11
4
13
23

49
58
77
61
47

21
17

9
16
17

4,01
3,98
4,06
4,03
3,84

Cao
Cao
Cao
Cao
Cao

Kết quả cho thấy, 19 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến TTTT đất nông nghiệp được xác
định. Trên cơ sở đó tiến hành thiết kế phiếu điều tra người sử dụng đất để xác định mức độ ảnh
hưởng của mỗi nhóm yếu tố từ góc nhìn của người sử dụng đất.
4.3.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp phục vụ sản
xuất hàng hoá qua điều tra người sử dụng đất
4.3.2.1. Kết quả kiểm định mức độ tin cậy của các thang đo
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với 19
yếu tố. Kết quả có 17 yếu tố có có hệ số Cronbach’s Alpha dao động trong khoảng 0,914 0,949 và hệ số tương quan biến tổng đều >0,3. Như vậy là các biến đã chọn đảm bảo độ tin
cậy, nghĩa là các biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích tốt cho nhóm yếu tố. Có thể thực hiện
các bước phân tích tiếp theo với 17 biến này. 2 biến (bình ổn giá, và trợ giúp pháp lý) không
đảm bảo độ tin cậy do hệ số Cronbach’s Alpha <0,6. Nghĩa là các câu hỏi dùng để để đánh giá
tính bình ổn giá và trợ giúp pháp lý khơng đảm bảo tính đồng nhất và hội tụ. Vậy nên 2 biến
này sẽ không đưa vào các bước phân tích tiếp theo.
4.3.3.2. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA)

a. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình
Mức độ phù hợp của số liệu điều tra khi sử dụng mơ hình nhân tố khám phá (EFA) được
đánh giá thông qua hệ số KMO. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO = 0,927 thoả mãn điều
kiện 0,5 thể có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 <0,05. Nghĩa là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh
khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau. Như vậy có thể kết luận số
liệu điều tra thực tế phù hợp với mơ hình phân tích đã lựa chọn.
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình bằng KMO
và Bartlett's Test
TT
1
2
3
4

Tiêu chí
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy).
Kiểm định Bartlett
Chi bình phương xấp xỉ (Approx. Chi-Square)
(Bartlett's Test of
Bậc tự do (df)
Sphericity)
Mức ý nghĩa (Sig.)

Giá trị
0,927
6249,584
136
0,000


b. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát
Giá trị phương sai trích Cumulative % đều lớn hơn 75,00%, nghĩa là các biến quan sát
giải thích được >75% tương ứng kết quả nghiên cứu.
18



×