Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG TRÊN BỆNH NHÂN HIVAIDS ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.02 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

MAI THỊ ÁNH

THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG
TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU
TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

MAI THỊ ÁNH

THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG
TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU
TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
TRUNG ƯƠNG
Ngành: Răng hàm mặt
Mã số: 02210166
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BS HÀ NGỌC CHIỀU

HÀ NỘI – 2022


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
AIDS
ARV
BN
BV
DNA
FDA

Từ gốc tiếng Anh
Acquired Immunodeficiency

Nghĩa tiếng Việt
Hội chứng suy giảm miễn

Syndrome
Antiretroviral

dịch mắc phải
Kháng retrovirus
Bệnh nhân
Bệnh viện


Deoxyribonucleic Acid
Food and Drug Administration

Cơ quan Quản lý Thuốc và

HAART

High Active Antiretroviral

Thực phẩm Hoa Kỳ
Liệu pháp kháng retrovirus

HIV

Therapy
Human Immunodeficiency

hoạt tính cao
Vi rút gây suy giảm miễn

NHTD

Virus
National hospital for tropical

dịch ở người
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

diseases

Pneumocystis pneumonia
Polymerase Chain Reaction
Ribonucleic Acid

Trung ương
Viêm phổi do Pneumocystis
Phản ứng chuỗi trùng hợp

PCP
PCR
RNA
TLVR
UNAIDS
WHO

Joint United Nations

Tải lượng vi rút
Chương trình HIV/AIDS của

Programme on HIV/AIDS
World Health Organization

Liên hiệp quốc
Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
1.1 Đại cương về HIV/AIDSi cương về HIV/AIDSng về HIV/AIDS HIV/AIDS............................................................................................................... 3
1.1.1 Định nghĩanh nghĩa............................................................................................................................... 3
1.1.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Namm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam giới và Việt Nami và Việt Namt Nam.............................................3
1.2 Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:u hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:n lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:a nhiễm HIV/AIDS:m HIV/AIDS:........................................................................... 5
1.3.1 Đặc điểm bệnh lý răng miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS.................................................9
1.3.2 Phân loại các bệnh lý răng miệng liên quan đến HIV................................................10
1.3.3. Biểu hiện lâm sàng các tổn thương răng miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS............10
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................................. 15
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................................................... 17

CHƯƠNG 2....................................................................................................18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................18
2.1. Đối tượng nghiên cứui tượng nghiên cứung nghiên cứuu............................................................................................................... 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:n lựa chọn bệnh nhân:a chọn bệnh nhân:n bện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:nh nhân:................................................................................. 18
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:n loại cương về HIV/AIDSi trừ::........................................................................................................... 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:a điểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:m và thời gian nghiên cứu:i gian nghiên cứuu:....................................................................................... 18
2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:a điểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:m nghiên cứuu:........................................................................................................ 18
2.2.2. Thời gian nghiên cứu:i gian nghiên cứuu:....................................................................................................... 18
2.3. Phương về HIV/AIDSng pháp nghiên cứuu:....................................................................................................... 18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:t kết kế nghiên cứu: nghiên cứuu:......................................................................................................... 18
2.3.2 Chọn bệnh nhân:n mẫu và cỡ mẫuu và cỡ mẫu mẫu và cỡ mẫuu......................................................................................................... 19
2.3.3. Phương về HIV/AIDSng pháp tiết kế nghiên cứu:n hành:.................................................................................................. 19
2.3.4. Phương về HIV/AIDSng tiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:n thu thập số liệu:p sối tượng nghiên cứu liện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:u:....................................................................................... 20
2.3.5. Các chỉ số nghiên cứu: sối tượng nghiên cứu nghiên cứuu:...................................................................................................... 20
2.3.6. Các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:n đánh giá:.................................................................................................. 21
2.3.7. Phân tích và xử lý kết quả: lý kết kế nghiên cứu:t quả::............................................................................................. 24


2.3.8. Đạo đức nghiên cứu............................................................................................................. 24


CHƯƠNG 3....................................................................................................25
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................25
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (bổ sung)t sối tượng nghiên cứu đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (bổ sung)c điểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:m chung của nhiễm HIV/AIDS:a đối tượng nghiên cứui tượng nghiên cứung nghiên cứuu (bổ sung) sung)................................25
3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (bổ sung)c điểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:m tổ sung)n thương về HIV/AIDSng răng miện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:ng ở bệnh nhân HIV/AIDS bện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:nh nhân HIV/AIDS......................................27
3.3. Mối tượng nghiên cứui liên quan giữa a tổ sung)n thương về HIV/AIDSng răng miện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:ng với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàngi đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (bổ sung)c điểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:m lâm sàng, cập số liệu:n lâm sàng
ở bệnh nhân HIV/AIDS bện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:nh nhân HIV/AIDS.............................................................................................................. 28

DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................29
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU........................................................................30
1.

Kế hoạch các hoạt động và thời gian thực hiện..................................................................30

Tài liệu tham khảo:..........................................................................................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người – HIV (Human Immunodeficiency Virus) gây ra hiện nay vẫn là đại
dịch và là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, đặc biệt là tại các nước chậm và
đang phát triển, nơi mà nguồn lực cho chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý
người nhiễm HIV/AIDS còn hạn hẹp. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) tính đến cuối năm 2020 tồn thế giới đã có hơn 75 triệu người nhiễm
bệnh, hơn 36 triệu người tử vong, hiện có khoảng 37,7 triệu người sống chung
với HIV và mỗi năm có 1,5 triệu người nhiễm mới 1. Tại Việt Nam, theo báo
cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS số người nhiễm HIV hiện còn sống

khoảng trên 215.000 người, năm 2021 số bệnh nhân xét nghiệm mới phát hiện
là hơn 13.000 người

2,3

. Tuy nhiên đây cũng chỉ là con số ghi nhận, con số

thực tế có thể cịn cao hơn rất nhiều.
HIV sau khi vào cơ thể người sẽ tấn công chủ yếu vào các tế bào miễn
dịch của cơ thể (tế bào Lympho T: đặc biệt là TCD4) làm chết hoặc mất chức
năng của các tế bào miễn dịch này, đồng thời làm rối loạn quá trình đáp ứng
miễn dịch dịch thể của cơ thể, hậu quả gây suy giảm miễn dịch ngày càng
nặng theo thời gian và người nhiễm HIV/AIDS sẽ bị mắc các bệnh nhiễm
trùng cơ hội khác nhau, bệnh lý khối u. Các nhiễm trùng cơ hội ở người
nhiễm HIV/AIDS do nhiều căn nguyên khác nhau: vi khuẩn, vi rút, nấm, ký
sinh trùng và ở nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể như: thần kinh, hô hấp,
tim mạch, tiêu hoá, các màng, mắt, các nội tạng, da và niêm mạc, cơ quan
sinh dục…4
Một trong những biểu hiện bệnh lý thường gặp nhất ở người nhiễm
HIV/AIDS là tổn thương răng miệng, có thể là biểu hiện chỉ điểm để phát
hiện HIV/AIDS như nấm miệng hay những tổn thương chỉ điểm của AIDS


2

đến những tổn thương gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân như lt áp tơ,
thậm chí có thể là bệnh lý nặng nề như Sarcom Kaposy…Theo một số nghiên
cứu, hơn 1/3 số những người sống chung với HIV có các bệnh nhiễm trùng cơ
hội vùng răng miệng, thậm chí tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương răng miệng có
thể lên tới 84% trong đó hay gặp nhất là nhiễm nấm Candida miệng 5. Các

bệnh lý răng miệng gây ít nhiều khó chịu, một số có thể gây đau đớn, ảnh
hưởng đến quá trình ăn uống, dinh dưỡng, giảm chất lượng cuộc sống thậm
chí nguy hiểm đến tính mạng, mặt khác rất nhiều tổn thương răng miệng liên
quan đến HIV có thể điều trị được. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có thuốc điều
trị khỏi bệnh HIV/AIDS vì vậy việc phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng cơ
hội đặc biệt các bệnh lý răng miệng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
hiện và chẩn đốn HIV cũng như góp phần giảm những khó chịu, kéo dài
cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
giúp họ sống chung với HIV có ý nghĩa quan trọng. Tại Việt Nam việc chẩn
đốn và xử trí các tổn thương răng miệng ở người nhiễm HIV chưa được quan
tâm một cách xác đáng, bệnh nhân thường không được đánh giá tổn thương
một cách đầy đủ, điều trị đúng mức và kịp thời, đặc biệt những bệnh nhân
HIV/AIDS có kèm theo các nhiễm trùng cơ hội nặng khác, do vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bệnh răng miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS
điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm tổn thương răng miệng trên bệnh nhân HIV/AIDS
đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
2. Nhận xét mối liên quan của các tổn thương răng miệng với đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân HIV/AIDS.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về HIV/AIDS
1.1.1 Định nghĩa
AIDS là từ viết tắt từ “Acquired Immunodeficiency Syndrome” có nghĩa
là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” do nhiễm HIV “Human
Immunodeficiency virus” gây ra. HIV tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ

thể (tế bào TCD4) làm chết hoặc mất chức năng của các tế bào này và gây suy
giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể dẫn tới các bệnh nhiễm trùng cơ hội,
bệnh lý khối u 4.
1.1.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Theo số liệu báo cáo của Chương trình HIV/AIDS của Liên hiệp quốc
(UNAIDS) và Tổ chức y tế thế giới (WHO), tính đến hết năm 2020, thế giới
có trên 75 triệu người đã nhiễm HIV với hơn 36 triệu người tử vong liên quan
đến HIV, số bệnh nhân HIV hiện còn sống là 37,7 triệu người (32,7 triệu 44,0 triệu). Trong đó, tính riêng năm 2020, thế giới ghi nhận 1,5 triệu người
(1,0-2,0 triệu người) nhiễm mới HIV và 680.000 người (480.000-1,0 triệu
người) tử vong do AIDS. Khu vực tiểu vùng Sahara của Châu Phi vẫn bị ảnh
hưởng nặng nề nhất khi chiếm trên 50% số người sống chung với HIV trên
toàn thế giới 1.
Tại Châu Á, Đơng Nam Á là nơi có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất với
khoảng 3,7 triệu người nhiễm HIV, 100.000 trường hợp mới phát hiện mỗi
năm và 82.000 trường hợp tử vong liên quan đến HIV. HIV diễn biến với
nhiều xu hướng dịch khác nhau. Tỷ lệ hiện nhiễm tại Campuchia, Myanmar


4

và Thái Lan có dấu hiệu giảm trong khi tại Indonesia lại đang có xu hướng
gia tăng trong thời gian 5 năm trở lại đây 1.

Hình 1.1. Số người nhiễm và tử vong liên quan đến HIV năm 2020 1
Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế năm 2020, số người nhiễm HIV được
phát hiện hiện còn sống là 215.220 người, số bệnh nhân xét nghiệm mới phát
hiện là 13.000 người. Số người nhiễm HIV mới phát hiện tập trung chủ yếu ở
nhóm người trẻ tuổi, 45% số người mới phát hiện ở độ tuổi 16-29 tuổi và 31%

ở độ tuổi 30-39 tuổi. Đường lây truyền chủ yếu là quan hệ tình dục không an


5

toàn chiếm 75,8%, tiếp theo là đường máu chiếm 12,1%, đặc biệt nhóm nam
quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng 3.
1.2 Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS:
Diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV/AIDS là quá trình tiến triển từ khi
nhiễm HIV đến khi chuyển sang giai đoạn AIDS mà khơng có bất kỳ sự can
thiệp điều trị nào. Q trình này có 4 giai đoạn nối tiếp nhau: nhiễm HIV cấp
tính, nhiễm HIV khơng triệu chứng, nhiễm HIV có triệu chứng và giai đoạn
AIDS.
Nhiễm HIV cấp
Sau khi vào cơ thể 4 đến 11 ngày, HIV sẽ xâm nhập vào máu. Rất
nhiều các ổ chứa tiền vi rút được tạo ra trong giai đoạn này, một số tiền vi rút
ở trạng thái không hoạt động nên hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ
không phát hiện được và các thuốc kháng vi rút cũng không thể tác động đến
được. Từ các ổ chứa, HIV đều đặn được giải phóng, một số vi rút được giải
phóng ra tiếp tục bổ sung cho ổ chứa, số còn lại tiếp tục đi lây nhiễm các tế
bào khác.
Tải lượng vi rút vào thời điểm này rất cao, số lượng tế bào TCD4 + giảm
xuống đột ngột. Sau đó, với sự xuất hiện của kháng thể kháng HIV và đáp
ứng của tế bào TCD8+, tải lượng vi rút giảm dần, số lượng tế bào TCD4 + tăng
trở về mức bình thường nhưng vẫn thấp hơn so với trước khi bị nhiễm HIV
Các triệu chứng trong giai đoạn này có thể gồm: sốt, triệu chứng giống
cảm cúm, nổi hạch ở nách, cổ và phát ban. Hiếm gặp gan to, lách to, viêm
não-màng não tăng Lympho bào, hội chứng Guilain-Barré, loét miệng, loét
sinh dục.
Sau vài tuần đến vài tháng, chuyển đổi huyết thanh xảy ra: xét nghiệm

phát hiện kháng thể kháng HIV trở nên dương tính 6,7


6

Nhiễm HIV khơng triệu chứng
Người nhiễm HIV hồn tồn khơng có triệu chứng trong thời gian vài
năm đến hàng chục năm. Virus vẫn tiếp tục nhân lên và đáp ứng miễn dịch
của cơ thể người nhiễm vẫn mạnh mẽ và hiệu quả. Ở một số bệnh nhân, hạch
lympho to dai dẳng là một chỉ điểm của nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, dù
không được điều trị, tải lượng virus trong huyết tương vẫn ở mức thấp, nhưng
số lượng tế bào TCD4+ giảm dần đều đặn 7.
Nhiễm HIV có triệu chứng:
Tải lượng HIV trong huyết tương tăng lên nhanh chóng, số lượng tế
bào TCD4+ tiếp tục giảm thấp xuống còn mức từ trên 200 đến dưới 350 TB/
mm3. Người bệnh có các triệu chứng: sốt, sụt cân < 10% trọng lượng cơ thể,
tiêu chảy, Zona, sẩn ngứa, viêm da tuyến bã, viêm miệng hoặc loét khóe
miệng tái diễn, nấm Candida miệng họng, bạch sản dạng lông, nhiễm trùng hô
hấp tái phát, lao phổi
Giai đoạn AIDS
Tải lượng HIV trong huyết tương rất cao, số lượng tế bào TCD4+ giảm
xuống dưới 200 tế bào/mm3. Nhiều bệnh lý nhiễm trùng cơ hội là bệnh chỉ
điểm của AIDS xuất hiện: viêm phổi, viêm não do Toxplasma, viêm võng
mạc do CMV, viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans, lao ngoài
phổi, nhiễm nấm PM, nhiễm nấm Candida thực quản, viêm não chất trắng đa
ổ tiến triển, nhiễm khuẩn huyết do Salmonella không phải thương hàn
v.v….7,8
Cập nhật và áp dụng các khuyến cáo và hướng dẫn mới của Tổ chức y
tế thế giới trong thực hành điều trị và quản lý theo dõi cho bệnh nhân, hiện
nay Bộ Y tế Việt Nam phân người nhiễm HIV/AIDS thành 4 giai đoạn lâm

sàng 9:


7

Giai đoạn lâm sàng 1: Khơng triệu chứng
 Khơng có triệu chứng
 Hạch to toàn thân dai dẳng
Giai đoạn lâm sàng 2: Triệu chứng nhẹ
 Sút cân < 10% trọng lượng cơ thể
 Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amiđan, viêm tai giữa,
viêm hầu họng)
 Zona (Herpes Zoster)
 Viêm khóe miệng
 Loét miệng tái diễn
 Phát ban dát sẩn ngứa
 Viêm da dầu
 Nhiễm nấm móng
Giai đoạn lâm sàng 3: Triệu chứng tiến triển
 Sút cân > 10% trọng lượng cơ thể
 Tiêu chảy > 1 tháng
 Sốt kéo dài > 1 tháng
 Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn
 Bạch sản dạng lông ở miệng
 Lao phổi
 Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm đa cơ mủ, viêm phổi, viêm mủ
màng phổi, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng huyết, viêm màng
não)
 Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng
 Thiếu máu (Hb <80g/L), giảm bạch cầu trung tính (< 0,5x10 9/L)

và/hoặc giảm tiểu cầu (<50x109/L) không rõ nguyên nhân
Giai đoạn lâm sàng 4: Triệu chứng nặng


8

 Hội chứng suy mòn do HIV: sụt cân > 10% trọng lượng cơ thể không
rõ nguyên nhân, sốt > 1 tháng không rõ nguyên nhân, tiêu chảy > 1
tháng không rõ nguyên nhân.
 Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP)
 Nhiễm Herpes simplex mạn tính kéo dài trên 1 tháng ở: môi miệng,
quanh hậu môn, cơ quan sinh dục hoặc bất kỳ cơ quan nội tạng nào)
 Nhiễm Candida thực quản (hoặc khí quản, phế quản, phổi)
 Lao ngồi phổi
 Sarcoma Kaposi
 Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc cơ quan khác
 Bệnh do Toxoplasma ở hệ thống thần kinh
 Bệnh lý não do HIV
 Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm cả viêm màng não
 Bệnh do Mycobacterium avium complex (MAC) lan tỏa
 Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển (PML)
 Tiêu chảy mạn tính do Crypsporidia
 Tiêu chảy mạn tính do Isosporidia
 Bệnh do nấm lan tỏa (nhiễm Penicillium, bệnh nấm Histoplasma ngoài
phổi)
 Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm nhiễm Salmonella không phải
thương hàn)
 U lympho ở não hoặc u lympho non-hodgkin tế bào B
 Ung thư biểu mô cổ tử cung xâm nhập
 Bệnh do Leishmania lan tỏa khơng điển hình

 Bệnh lý thận do HIV
 Viêm cơ tim do HIV


9

Định nghĩa ca bệnh AIDS theo phân loại này: có bất kỳ bệnh cảnh lâm sàng
nào thuộc giai đoạn lâm sàng 4 hoặc số lượng tế bào TCD4+ dưới 200 tế bào/
mm3.
1.3 Bệnh lý răng miệng liên quan đến nhiễm HIV/AIDS
1.3.1 Đặc điểm bệnh lý răng miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS
HIV làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể dẫn tới các bệnh nhiễm
trùng cơ hội và bệnh lý khối u. Tổn thương vùng răng miệng là một trong
những tổn thương sớm và thường thấy nhất trên lâm sàng. Năm 1981 khi
những báo cáo đầu tiên về HIV/AIDS là những bệnh nhân viêm phổi do
nhiễm Pneumocystis carinii thì đồng thời ở bệnh nhân này cũng nhiễm nấm
Candida miệng 4. Các biểu hiện tổn thương răng miệng tương ứng với sự tiến
triển của bệnh HIV/AIDS và xảy ra ở 30-80% các bệnh nhân nhiễm HIV
trước khi được điều trị thuốc kháng virus

10-12

. Bệnh lý răng miệng liên quan

mật thiết với nhiễm HIV và số lượng tế bào TCD4, số lượng tế bào TCD4
càng giảm số tổn thương răng miệng càng nhiều 13. Tổn thương răng miệng có
thể xuất hiện như là dấu hiệu chỉ điểm nghĩ đến nhiễm HIV như nấm miệng
hoặc có thể là một đặc điểm lâm sàng nổi bật của suy giảm miễn dịch và sử
dụng để đánh giá giai đoạn lâm sàng và tiên lượng bệnh. Thậm chí các tổn
thương răng miệng có thể sử dụng để đánh giá đáp ứng với điều trị thuốc

kháng virus ARV và các nhiễm trùng cơ hội khác, cần xem xét lại chẩn đoán
nhiễm trùng cơ hội nếu các tổn thương răng miệng khơng cải thiện 8,14. Vì vậy
thăm khám các tổn thương răng miệng là một khâu bắt buộc trong q trình
chẩn đốn, điều trị và theo dõi bệnh nhân HIV/AIDS.
Có rất nhiều căn nguyên gây ra các dạng tổn thương răng miệng ở bệnh
nhân HIV/AIDS như: virus (Herpes, U mềm lây, Virus gây u nhú ở người
HPV, Bạch sản dạng lông do EBV); nấm (nấm Candida, Cryptococcus,
Histoplasma, Penicillium); vi khuẩn (mụn nhọt, viêm mủ, Mycobacteria


10

tuberculosis và các Mycobacteria khơng điển hình); tổn thương do dị ứng
thuốc (loét miệng họng dotrong hội chứng Steven Johnson, hội chứng
Lyen…); u ác tính (Kaposi sarcoma, u lympho) và các tình trạng khác như:
bạch sản dạng lơng, tăng sắc tố v.v... Trong số đó Candida albicans là căn
nguyên phổ biến nhất gây tổn thương răng miệng ở người nhiễm HIV/AIDS
7,15

.

1.3.2 Phân loại các bệnh lý răng miệng liên quan đến HIV
Cũng giống như tổn thương ở các cơ quan khác, các bệnh lý răng miệng ở
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có thể được xếp thành 3 nhóm lớn như sau:
- Các bệnh nhiễm trùng: Các căn nguyên gây nhiễm trùng răng miệng ở
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bao gồm cả 3 nhóm căn ngun chính: vi khuẩn,
virus và nấm, trong đó đứng hàng đầu là nấm, đặc biệt là nấm Candida
albican. Ngoài ra các loại virus như herpes, HPV, EBV cũng thường gây tổn
thương ở vùng miệng của bệnh nhân HIV/AIDS. Các loại vi khuẩn hiếm gặp
hơn như tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn lao cũng có thể gây tổn thương vùng miệng

7

.
- Các khối u tân sinh (Neoplasms), trong đó hay gặp và đặc trưng là

Sarcome Kaposi, u lympho không Hodgkin…
- Các bệnh không rõ nguyên nhân và các yếu tố khác: các tổn thương
không rõ nguyên nhân như loét áp tơ hoặc giống loét áp tơ, các tổn thương
liken hoặc dị ứng thuốc, các bệnh lý tuyến nước bọt…7
1.3.3. Biểu hiện lâm sàng các tổn thương răng miệng ở bệnh nhân
HIV/AIDS
1.3.3.1 Nhiễm nấm Candida miệng
Nấm miệng do Candida là bệnh lý rất thường gặp ở bệnh nhân
HIV/AIDS, bệnh thường gặp lần đầu khi số lượng tế bào TCD4


11

<400TB/mm3. Nhiễm nấm Candida miệng được chia làm 4 thể lâm sàng
chính gồm: Giả mạc (tưa), tăng sản, ban đỏ và viêm mép.
- Thể giả mạc: đây là thể bệnh thường gặp nhất, đặc trưng bởi mảng kem
trắng hay hơi vàng trên nền niêm mạc màu đỏ hay màu bình thường, khi cạo
có thể bị bong ra để lộ bề mặt dễ chảy máu. Tổn thương này có thể thấy ở mọi
vị trí của miệng nhưng hay gặp nhất là ở hàm ếch, má, môi và trên mặt lưỡi.
- Thể tăng sản: đặc trưng bởi những mảng trắng khó bóc tách, vị trí
thường gặp nhất là niêm mạc miệng. Ngược lại với những bệnh nhân không
nhiễm HIV tăng sản do nấm thường gặp ở mép, vị trí này ít thấy ở người
nhiễm HIV.
- Thể ban đỏ (dạng teo) đặc trưng bởi sắc tố đỏ, đậm độ thay đổi từ màu
đỏ rực đến những chấm màu hồng khó nhận biết. Vị trí hay gặp là hàm ếch và

mặt trên lưỡi tạo thành hình đa ổ. Ty nhiên tổn thương đỏ cũng có thể là một
vùng có những chấm lốm đốm ở niêm mạc miệng. Tổn thương dạng này rất
đặc trưng cho nhiễm HIV nhưng trên lâm sàng lại hay bị coi là Candidasis
ban đỏ thơng thường và ít gây khó chịu nên thường bị bỏ qua.
- Thể viêm mép: ở người lớn tuổi viêm mép khơng phải hiếm gặp, nó
cũng có thể bị gây ra do thiếu máu, mất chiều cao khớp cắn và thiếu vitamin.
Tuy nhiên nếu tổn thương này phát hiện ở người trẻ thì có thể là dấu hiệu chỉ
điểm đầu tiên của nhiễm HIV. Tổn thương đặc trưng bởi những vết nứt tỏa ra
từ góc mép, thường kèm theo những mảng trắng nhỏ. Căn nguyên được thừa
nhận nhiều nhất là do Candida Albicans, tuy nhiên một số ít bệnh nhân do tụ
cầu vàng. 7,8,11,12,15,16
1.3.3.2. Nhiễm virus
Ở người nhiễm HIV, do tình trạng suy giảm miễn dịch một số virus có
khả năng định cư hoặc tái hoạt động ở miệng, gây nên các tổn thương, trong
đó chủ yếu là 2 nhóm virus Herpes và Human Papilloma (HPV)


12

- Herpes simplex virus (HSV): thường gây nên những tổn thương loét
và rất đau, hay gặp nhất là ở vòm miệng cứng, niêm mạc sừng. Ban đầu là
những bọng nước nhỏ sau đó vỡ ra và gây các vết loét. Khi phối hợp với HIV,
các tổn thương này có thể tồn tại nhiều tuần và gây đau đáng kể. Ngoài ra
cũng có thể gặp tổn thương khơng điển hình giống như một vết loét hay vết
rạch ở lưỡi giống như một số căn nguyên khác. Chẩn đoán sớm bằng xét
nghiệm PCR và làm tế bào thấy có tế bào khổng lồ.
- Vacirella zoster virus: đây là một thành viên khác của virus herpes có
thể gây ra loét miệng, thường phối hợp với tổn thương da đặc thù (zona). Tổn
thương của herpes này thường liên quan đến dây thần kinh sinh ba (dây V)
một hoặc cả hai bên và có thể xuất hiện cả ở niêm mạc sừng và khơng sừng

hóa. Tổn thương sớm là các bọng nước sau đó vỡ ra tạo vết loét và lành lại
hoàn toàn mặc dù ở da chúng trở lên chai lại và đôi khi tạo thành sẹo. Tổn
thương này thường đau, ở một số bệnh nhân triệu chứng sớm của bệnh là đau
răng mặc dù khám không thấy răng nguyên nhân gây đau
- Bạch sản dạng lông: căn nguyên do virus Epstein-Bar gây nên, vị trí
gặp hầu hết rìa bên của lưỡi. Tổn thương là một vùng bạch sản, không thể hết
do chà xát hay lau chùi, bề mặt mềm có các nếp gấp dễ phân biệt nhau có
khunh hướng chạy dọc theo đường thẳng đứng dọc theo cạnh bên lưỡi trước,
bề mặt có các nếp lồi “nhơ ra như tóc” rõ nhất khi thè lưỡi sang một bên.
Trong trường hợp nặng có thể tồn bộ mặt trên lưỡi bị tổn thương, đơi khi cả
niêm mạc má và môi. Tổn thương trông giống như nấm Candida thể tăng sản
mạn tính nhưng khơng đau và điều trị nấm hầu như khơng có tác dụng. Bạch
sản dạng lông là một tổn thương rất đáng chú ý, hầu hết các bệnh nhân có tổn
thương loại này sẽ tiến triển tới AIDS trong vòng 24 đến 30 tháng. Tổn
thương này khơng thấy ở các vị trí niêm mạc khác của cơ thể và có liên quan
với HIV, bệnh sẽ đáp ứng tốt với điều trị HIV.


13

- Human papilloma virus (HPV): gây nên các mục cóc giống như u
nhú vùng miệng (oral papilloma), mụn cơm (condylomata) và các biểu mơ
tăng sản. Có thể gặp nhiều dạng mụn ở miệng, một số mụn mọc ra kiểu súp
lơ, một số có giới hạn rõ, một số dạng phẳng và hoàn toàn biến mất khi niêm
mạc bị kéo căng.
- Cytomegalo virus (CMV): tổn thương hiếm gặp ở miệng hơn các nơi
khác, thường gây tổn thương dạng loét miệng 7,8,12,16
1.3.3.3 Nhiễm khuẩn
- Viêm đỏ đường viền lợi: biểu hiện có một dải đỏ rõ rệt dọc theo viền lợi,
không mất sau khi loại trừ các yếu tố tại chỗ, nguyên nhân khơng rõ.

- Viêm quanh răng: điển hình là tụt lợi, tiêu xương ổ răng.
- Viêm miệng hoại tử. 7
1.3.3.4 Các khối u
Sarcoma Kaposi: bệnh được mô tả lần đầu vào thế kỷ 19 như một khối
u thông thường. Sau đó bệnh xuất hiện nhiều ở Châu Phi, đặc biệt là ở Đông
Phi nơi đại dịch HIV phát triển. Các tổn thương trong nhóm này thường tiến
triển từ từ và đáp ứng tốt với điều trị, tuy nhiên khi phối hợp với nhiễm HIV
thì Sarcoma Kaposi có thể ác tính hơn và đôi khi không đáp ứng với điều trị.
Sarcoma Kaposi là tổn thương bao gồm nhiều ổ tân sinh ở vùng miệng, tổn
thương có thể xuất hiện một mình hoặc phối hợp với tổn thương da, nội tạng
hay u lympho. Tổn thương thường xuất hiện đầu tiên ở miệng, có màu đỏ,
xanh hoặc tía, có thể phẳng hoặc phồng nên, cứng hoặc nhiều dạng phức tạp.
Vị trí hay gặp nhất trong miệng là hàm ếch cứng, tuy nhiên có thể gặp tổn
thương tại bất kỳ vị trí nào trong miệng bao gồm lợi, hàm ếch mền và niêm
mạc miệng. Sarcoma Kaposi ở lợi có thể làm sưng lan khắp các nhú lợi gần
giống như bệnh viêm quanh răng hoặc đơi khi giống bệnh Parulis. Tổn
thương ở lợi có thể tạo các túi lợi khá lớn, có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát do


14

vệ sinh kém hoặc có thể bội nhiễm Candida. Tổn thương lưỡi thường ở đường
giữa, màu nhạt hơn và nhiều trường hợp thấy Sarcoma Kaposi có thể xuất
hiện như một sưng phồng của niêm mạc có màu bình thường. Tổn thương của
Sarcoma Kaposi được cho là phát sinh từ hệ lympho hoặc biểu mô thành
mạch. Các yếu tố phối hợp gây nên Sarcoma Kaposi trên người nhiễm HIV
chưa được biết đầy đủ mặc dù có nhiều yếu tố liên quan trong đó có
cytomegalovirus 7,17-19.
1.3.3.5 Các bệnh khác
Loét áp tơ tái phát nhiều lần: các loét áp tơ ở miệng rất hay xảy ra

trên bệnh nhân HIV, biểu hiện giống như một áp tơ và hay tái đi tái lại.
Nguyên nhân tái phát của loét áp tơ không rõ nhưng thường liên quan đến yếu
tố hormon, dị ứng thức ăn, stress hay virus, vai trò của suy giảm miễn dịch
cũng được coi là một nguyên nhân. Tổn thương thường điển hình với loét tái
diễn, ranh giới rõ và có đường viền đỏ. Thông thường loét áp tơ kéo dài trong
7-14 ngày, nay có thể kéo dài trong nhiều tuần liền. Ở một số bệnh nhân loét
rộng, hoại tử, rất đau nhất là khi ăn mặn, uống hoặc dùng đồ có gia vị, aicd,
thức ăn cứng, lổn nhổn 7,20.
Bệnh lý tuyến nước bọt trên bệnh nhân HIV: tuyến nước bọt hai bên
to ra, thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai. Triệu chứng kèm theo thường có
như khơ miệng do giảm tiết nước bọt. Nguyên nhân chưa rõ, xét nghiệm mô
bệnh học thấy giống như bệnh tự miễn làm thay đổi các nang tuyến. Có giả
thuyết cho rằng có liên quan đến sự tăng tính thẩm thấu của tế bào lympho
nhất là TCD8 21,22.
Khô miệng: rất thường gặp ở bệnh nhân HIV, theo một nghiên cứu ở
Mỹ có tới 29% bệnh nhân nhiễm HIV có triệu chứng này và thường báo trước
các bệnh lý tuyến nước bọt hoặc có liên quan đến việc dùng thuốc ARV. Thay
đổi chất lượng tuyến nước bọt cũng có thể àm tăng bệnh lý sâu răng, do đó


15

bệnh nhân phải được vệ sinh răng miệng tỷ mỉ và dùng kem đánh răng có
fluoride 23.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu: đây có thể là tổn thương đầu tiên liên
quan đến bệnh tự miễn hoặc có thể phối hợp với tổn thương trên da. Biểu hiện
ở miệng là ban đỏ nhỏ hay các vết bầm máu, lợi chảy máu tự phát khác với
chảy máu do viêm lợi thứ phát 24.
Vết sắc tố niêm mạc: bệnh nhân có biểu hiện một hay nhiều sắc tố ở
niêm mạc miệng, một số trường hợp xảy ra khi bệnh nhân đang điều trị bằng

thuốc zidovudine (AZT) 25.
1.4 Tình hình nghiên cứu về bệnh răng miệng trên bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Năm 2003, Zakrzewska JM và cộng sự thấy 542 thương tổn da niêm
mạc trên 358 bệnh nhân HIV/AIDS với > 54% loét, sùi mào gà, nấm
candidiasis, bạch sản dạng lông và Kaposi's sarcoma 26.
Năm 2006, trong một nghiên cứu trên 75 bệnh nhân HIV/AIDS, Bravo
IM và cộng sự thấy 85% (64/75) bệnh nhân có tổn thương da niêm mạc, trong
đó Candidiasis miệng họng thường gặp nhất 61% (39/64), tiếp đến là bạch sản
dạng lông 53% (34/64); tăng sắc tố melanin 38% (18/64); u nhú 13% (6/64),
tổn thương lợi 8% (5/64); loét aphter tái đi tái lại 5% (4/64) và Kaposi's
Sarcoma 5% (3/64). Các tổn thương sau chỉ gặp mỗi loại một trường hợp: u
lympho không Hodgkin, Herpes tái diễn, Histoplasma và u mềm lây 27.
Năm 2007 Baccaglini L và cộng sự

28

nghiên cứu các căn nguyên

thường gặp gây tổn thương miệng họng ở bệnh nhân HIV/AIDS đã phát hiện
được rất nhiều căn nguyên khác nhau: nấm candida miệng họng có hoặc
khơng có viêm thực quản, bạch sản lơng do EBV, loét aphter tái phát,
Kaposi's sarcoma miệng, viêm 2 khéo miệng do herpes simplex, viêm khoang



×