Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Lý luận về kinh tế thị trường xhcn ở việt nam hiện nay và sự vận dụng vào thực tế việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.8 KB, 16 trang )

Mục lục
Lý luận về kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam hiện
nay và sự vận dụng vào thực tế Việt Nam hiện nay
I/ Lý luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1. Tổng quan
2. Nội hàm của khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN
II/ Sự vận dụng vào thực tế Việt Nam hiện nay
1. Thực hiện đổi mới
2. Thành tựu
3. Khó khăn
4. Biện pháp
III/ Kết
1.Kinh tế thị trường
2.Kinh tế thị trường định hướng XHCN
3.Định hướng phát triển


I/ Lý luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1. Tổng quan
Lựa chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội (bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa), lấy nền tảng lý luận là học thuyết Mac- Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, là tất yếu lịch sử của Việt Nam. Tuy nhiên, do Việt
Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị tàn
phá bởi nhiều năm chiến tranh (tức là xuất phát điểm rất thấp về kinh tế)
nên thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta lâu dài và đầy khó
khăn.
Từ năm 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam cho tới giữa thập
niên 80 của thế kỉ trước, Đảng Cộng sản Việt Nam mắc sai lầm chủ quan
duy ý, chí muốn có ngay chủ nghĩa xã hội, vi phạm quy luật khách quan
(quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất), thủ tiêu kinh tế thị trường, duy trì nền kinh tế tập trung


quan liêu bao cấp. Kết cục nền kinh tế của đất nước bị suy thoái nghiêm
trọng, đời sống nhân dân vơ cùng khó khăn.
Năm 1986, đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu
một mốc lớn trong nhận thức của Đảng về và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội. Đó là một đại hội đổi mới với một quan điểm thừa nhận
căn bản về sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở đất nước ta. Và đó là cơ
cấu kinh tế hiện hữu đòi hỏi phải nắm vững và sử dụng đúng quy luật về


sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất.
Tuy nhiên, từ đại hội VI tới đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam, khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” vẫn chưa được
sử dụng. Chỉ tới đại hội IX, Đảng ta mới chủ trương “Thực hiện nhất
quán về lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định
hướng XHCN. Đó là mơ hình kinh tế tổng qt của nước ta trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Mục tiêu của nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của
nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng
quan hệ sản xuất mới (XHCN) phù hợp trên cả 3 mặt sở hữu, quản lí và
phân phối.
Khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là một khái niệm
kinh tế chính trị học mới mẻ. Tuy cịn cần các nhà lý luận mổ xẻ nhiều
vấn đề cụ thể và đầy đủ nhưng ngun lí chung nhưng đó là một nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí chặt chẽ của Nhà
nước pháp quyền XHCN hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.



2. Nội hàm của khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN
a) Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi
hàng hóa tới một trình độ nhất định; là kiểu quan hệ kinh tế xã hội mà
trong đó sản xuất và tái sản xuất gắn chặt với quan hệ hàng hóa tiền tệ.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường
khơng phải là một. Có nền kinh tế hàng hóa chưa phải là có nền kinh tế
thị trường. Ví dụ như sản xuất hàng hóa giản đơn hay quan hệ hàng hóa
tiền tệ khi đất nước chưa đổi mới (trước 1986)…. Nhưng đã là nền kinh
tế thị trường thì phải có quan hệ hàng hóa- tiền tệ và gắn chặt với quan
hệ cung cầu. Hay nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt
động đều phải tính đến mối quan hệ hàng hóa. Nền kinh tế thị trường là
nền kinh tế lấy thị trường làm cơ sở, làm điểm quy chiếu cho tất cả các
hoạt động kinh tế. Thị trường là nơi phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn,
lao động và công nghệ. Người sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu của thị
trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất
cho ai. Thị trường quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, của người kinh
doanh. Điều này khác biệt hoàn toàn với nền kinh tế tập trung bao cấp:
mọi nguồn lực, lao động và cơng nghệ đều được kế hoạch hóa.
b) Định hướng XHCN
Nội hàm của khái niệm chỉ rõ tính hợp tác và nhân đạo của một xã
hội văn minh, ở đó lợi nhuận- của cải tích lũy chỉ là phương tiện để đạt


được mục đích vì con người, tiến tới xây dựng một xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh. Nếu sản xuất theo định hướng XHCN, cần phải:
 Khuyến khích làm giàu chính đáng, đồng thời tích cực xóa đói
giảm nghèo.
 Phát triển kinh tế song song với việc thực hiện các chính sách phúc

lợi xã hội, đảm bảo cơng bằng và an sinh xã hội, chú trọng phát
triển nông thôn, vùng sâu vùng xa, làm cho khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn ngày càng gần lại.
 Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo mang chức năng điều tiết,
định hướng nền kinh tế, nắm giữ các vị trí then chốt để đảm bảo
định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội.

II/ Sự vận dụng vào thực tế Việt Nam hiện nay
1. Thực hiện đổi mới
Từ Đại hội Đổi mới (Đại hội VI- 1986), cương lĩnh của Đảng đã xác
định 3 trụ cột:
 Chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường
 Thừa nhận và phát triển nền kinh tế 5 thành phần
 Kinh tế Nhà nước


 Kinh tế tập thể
 Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân)
 Kinh tế tư bản Nhà nước (kết hợp vốn Nhà nước với tư bản
tư nhân hay nước ngồi)
 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với thành phần kinh tế Nhà
nước làm trụ cột
 Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới phù hợp với điều
kiện và thực tế việt Nam.
Kinh tế Nhà nước (dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản
xuất) bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, ngân
sách Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm Nhà nước,
các tài nguyên quốc gia,… giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế. Điều đó
cũng là vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng XHCN, có tác
động chi phối và làm cho các thành phần kinh tế khác phát triển đúng

hướng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế chính trị và xã hội đất
nước.
Kinh tế Nhà nước giữ các vị trí then chốt ở các ngành, lĩnh vực
kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước; là lực lượng vật chất quan
trọng và là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lí vĩ
mơ nền kinh tế theo định hướng XHCN; mở đường hướng dẫn, hỗ trợ và
lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng
XHCN.


Những cải cách mạnh mẽ từ năm 1986 đến nay đã đem lại cho Việt
Nam nhiều thành tựu và minh chứng đầy sức thuyết phục về việc sử
dụng kinh tế thị trường làm phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Năm 1987: ra đời luật đầu tư nước ngoài.
Năm 1990: luật doanh nghiệp tư nhân và công ty.
Năm 1992: sửa đổi Hiến pháp- nêu rõ đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế
thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài.
Tiếp theo là hàng loạt các bộ luật ra đời: luật đất đai, luật thuế, luật
phá sản, luật môi trường,…
Luật doanh nghiệp 2005 và luật đầu tư 2005 áp dụng thống nhất và
bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp -> thúc đẩy nhanh quá trình cải
cách kinh tế và tạo môi trường đầu tư.
Hiến pháp 2013 sửa đổi: nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh
tế đều là bộ phận qua trọng của nền kinh tế quốc dân, các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Chính phủ chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, nhấn mạnh
quan hệ hàng hóa tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lí kinh tế,

thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị


trường cơ bản: thị trường tiền tệ, thị trường lao động…, thực hiện các
biện pháp cải cách hành chính.
2. Thành tựu
Những cải cách mạnh mẽ đã đem lại cho Việt Nam nhiều thành
tựu:
 Nền kinh tế liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, phát triển ổn
định, tỉ lệ đói nghèo giảm mạnh, bền vững và ấn tượng, được
cộng đồng thế giới công nhận, đời sống tinh thần và vật chất
của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
 Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và tình trạng
kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình; chính
trị- xã hội ổn định, quốc phịng an ninh được tăng cường;
quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thế
và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường
quốc tế.
 Thể chế kinh tế thị trường XHCN, nhất là hệ thống luật pháp,
cơ chế, chính sách tiếp tục được hồn thiện. Vai trò hiệu quả,
sức cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp trong nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư


và kinh doanh được cải thiện, bình đẳng và thơng thoáng
hơn.

 Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành đồng
bộ hơn, vận hành cơ bản thơng suốt, gắn kết với khu vực và
quốc tế. Hầu hết các loại giá cả hàng hóa được xác lập theo

nguyên tắc thị trường.

 Vai trò của Nhà nước dần được điều chỉnh phù hợp hơn với
cơ chế thị trường, ngày càng phát huy dân chủ trong đời sống
kinh tế- xã hội. Việc huy động và phân bổ các nguồn lực gắn
với chiến lược; quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã từng
bước phù hợp hơn với cơ chế thị trường, hạn chế và kiểm
soát độc quyền kinh doanh; hội nhập quốc tế sâu rộng trên
nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với
ngun tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.

 Việt Nam chủ trương tham gia tích cực và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, là thành viên của Liên hợp quốc, ASEAN,…
và đang tích cực đàm phán hiệp định đối tác xuyên thái Bình
Dương…


 Xu hướng Việt Nam đang bước sang giai đoạn hội nhập tồn
diện, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ then chốt,
xuyên suốt, là nền tảng cho thực hiện thành cơng hội nhập
quốc tế.
3. Khó khăn
Q trình xây dựng, phát triển và hồn thiện mơ hình kinh tế thị
trường định hướng XHCN cịn có nhiều hạn chế và gặp khơng ít trở ngại
khó khăn. Chính cách hiểu cho rằng kinh tế thị trường định hướng
XHCN là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường được tạo dựng và
quản lí bởi Nhà nước đã tạo ra cách hiểu sai lệch về vai trò của Nhà
nước. Nhà nước khơng phải tạo ra “sân chơi” bình đẳng, minh bạch và
lành mạnh cho các thành phần kinh tế, thậm chí cịn tạo cơ sở lý luận và
dư địa cho sự can thiệp quá mức (ưu ái hay thắt chặt) tới các thành phần

kinh tế, làm cho thị trường sai lệch và méo mó. Cũng từ đó, các doanh
nghiệp Nhà nước- nơi giành được nhiều sự ưu ái, từ nguồn vốn đến
những cơ hội kinh doanh lại là các doanh nghiệp ì trệ kém năng động.
Cũng bởi do Nhà nước (thông qua các doanh nghiệp Nhà nước) nắm
quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế, cùng với các chính
sách chống tham nhũng lãng phí khơng chặt chẽ đã dẫn đến nhiều tiêu
cực: cán bộ tham nhũng ngày càng tinh vi và hệ thống phải gồng mình
tập trung chống tham nhũng và ổn định an ninh chính trị vì những bất
cập bởi sự bất bình của người dân với tệ nạn này- thay vì tập trung chủ


yếu cho hoạt động sản xuất. Điều đó lại dẫn đến lãng phí vơ cùng to lớn
về nhân lực và vật lực của đất nước.
4. Biện pháp
Nhận thức rõ nét những bất cập và hạn chế để hồn thiện mơ hình
kinh tế thị trường định hướng XHCN, mới đây tại phiên họp chính phủ
tháng 2/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên cần phải định
nghĩa sâu sắc và cụ thể khái niệm này: “Kinh tế thị trường là thế nào,
định hướng XHCN là thế nào, phải nói cụ thể, không chung chung nữa”.
Thủ tướng nhấn mạnh “Tất cả phải đi vào kinh tế thị trường và đã là thị
trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phải
cơng khai minh bạch”.
Cịn định hướng XHCN là Nhà nước sẽ dùng chính sách, cơng cụ,
nguồn lực của mình để điều tiết, phân phối, phân phối lại, đảm bảo cho
tiến bộ cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo…
Như vậy, dường như mơ hình kinh tế định hướng XHCN ở Việt
Nam dần được định nghĩa rõ nét hơn. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ XII sắp tới đây sẽ lại là một mốc dấu mới cho sự tiếp tục chuyển
mình của đất nước. Đó là một sự phát triển trên cơ sở kinh tế thị trường
hiện đại, đầy đủ. Định hướng XHCN được đảm bảo bằng điều tiết của

Nhà nước XHCN theo hướng tăng trưởng, công bằng, phân phối lại thu
nhập và tổ chức cung ứng dịch vụ công theo hướng Nhà nước phúc lợi
ngày càng nhiều hơn tùy thuộc vào giai đoạn và trình độ phát triển, phát


triển hệ thống an sinh xã hội tập trung vào vùng sâu vùng xa và các tầng
lớp nghèo khổ.
Một nhận thức đầy đủ hơn và động lực mới của đất nước đang được
mở ra.

III/ Kết
Trong một buổi nói chuyện về các vấn đề kinh tế tại học viện chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, về câu hỏi thế nào là thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
đã trả lời: “Chúng ta cứ nghiên cứu mơ hình đó mà mãi có tìm ra đâu.
Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm” (Báo Sài Gịn Online 23/4/ 2015).
1. Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường (với những lý thuyết khởi nguyên và điều chỉnh
hình thành trên thực tế) đã phát triển thành cơng trên tồn thế giới từ
nhiều năm qua. Từ nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển cho
đến nay, một số quốc gia đã tiến tới mơ hình kinh tế thị trường- xã hội
phúc lợi. Đó là chủ nghĩa xã hội kiểu Bắc Âu (Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần
Lan…). Công thức thành công của các nước phát triển tột bậc này là tôn
trọng các quy luật của thị trường, tôn trọng tự do của cá nhân và một
Nhà nước hữu hiệu vì lợi ích của người dân.
2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN


Dù khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” có được định
nghĩa cụ thể hơn nhưng vẫn vẫn chứa đựng nhiều vấn đề cần phải mổ xẻ

và tổng kết thực tiễn thỏa đáng. Định nghĩa về kinh tế thị trường XHCN
ln thể hiện tính chất XHCN và hiện diện hầu hết trong bất kì thể chế
hay cơng cụ nào của kinh tế thị trường, và vẫn luôn khẳng định kinh tế
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; khẳng định lại việc yếu kém của các Tập
đồn, Tổng cơng ty Nhà nước có nguyên nhân về cơ cấu nhân sự và tổ
chức thực hiện vì khơng phải từ thể chế, chính sách, khơng phải lỗi từ
“hệ thống”. Những thành tựu, nhất là thành quả kinh tế xã hội của 30
năm đổi mới được tổng kết là do kinh tế thị trường định hướng XHCN
đem lại chưa đủ sức thuyết phục, nhất là nhìn vào các con số tổng kết về
thâm hụt ngân sách, nợ công, lạm phát, chênh lệch giàu nghèo, tham
nhũng (“Khơng từ của dân bất kể thứ gì”- Như lời của Phó chủ tich
nước)…
Nếu nhìn vào sự phát triển tăng tốc và thần kì của Nhật Bản từ sau
đại chiến II, hay Hàn Quốc từ sau cuộc chiến Bắc- Nam, thì mơ hình
kinh tế định hướng XHCN mà chúng ta lựa chọn có phải là duy nhất
đúng? Có buộc phải khẳng định kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo
hay khơng? Nhiều học giả đã nhận định nền kinh tế đáng lý khơng bị
méo mó như hiện nay nếu khơng có sự tham gia khơng hiệu quả của
khối doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế.
Theo số liệu tổng kết, hiện nay trong nền kinh tế của chúng ta, thành
phần kinh tế đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 67% tổng kim ngạch xuất


khẩu và chiếm gần 70% giá trị sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, tỉ
trọng đầu tư vào khu vực kinh tế Nhà nước rất cao (giai đoạn 20012005 là 56,6% và giai đoạn 2006- 2010 là 44,7%)
Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII nêu
ra quan điểm cực kì đúng đắn là nội lực là quyết định, ngoại lực là quan
trọng. Nhưng với một tỉ trọng đầu tư cao vào khu vực kinh tế nhà nước
mà không hiệu quả, kinh tế tư nhân gặp q nhiều khó khăn bởi nhiều
chính sách và thực thi đối xử khơng bình đẳng, và chủ yếu tăng trưởng

kinh tế là do kinh tế đầu tư nước ngồi đóng góp thì cần phải có nhận
định chính xác rằng tăng trưởng kinh tế không làm cho tiềm lực kinh tế
quốc gia mạnh lên.
3. Định hướng phát triển
Trở lại với định nghĩa về nền kinh tế thị trường XHCN và câu nói
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, suốt 30 năm
qua, các học giả đã miệt mài nghiên cứu mà vẫn chưa đưa ra được một lí
giải thỏa đáng. Dường như sự khơng thỏa đáng là đang cố gắng giải
thích sự khác biệt của mơ hình kinh tế thị trường- xã hội phúc lợi (mà
các nước Bắc Âu đã thực thi) với mơ hình kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Hay nói cách khác, điều mà chúng ta phải làm là “xây dựng một
xã hội phồn thịnh dưới sự lãnh đạo của Đảng”, các con đường khác
chúng ta không lựa chọn. Cũng tiến tới “công bằng, dân chủ, văn minh”
nhưng không phải “CNXH kiểu Bắc Âu”, kinh tế Nhà nước phải nắm


giữ vai trò chủ đạo và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển
theo định hướng XHCN (chế độ xã hội công hữu về tư liệu sản xuất và
cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp). Con đường thứ nhất chúng ta
không lựa chọn (kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phổ biến và phát triển hàng
trăm năm nay), con đường thứ hai đã thất bại (kinh tế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp ở các nước Đơng Âu và Liên Xơ cũ), chúng ta tìm cách đi
con đường thứ ba là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều đó vừa
là cách đi khơng làm xáo trộn thể chế chính trị xã hội, đảm bảo được an
ninh chính trị, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản, tiếp
nối cuộc Cách mạng từ Cách mạng dân tộc dân chủ đến Cách mạng giải
phóng dân tộc và Cách mạng XHCN- vừa thúc đẩy và tạo mọi nguồn lực
để phát triển đất nước. Quả thật, chúng ta đã khó khăn khi định nghĩa
một khái niệm, chưa nói đến phát triển thành một hệ thống lý luận, lại
càng khó khăn hơn khi biến một hệ thống lý luận trở nên thành công

trong thực tiễn.
Đất nước Việt Nam đã trải qua bao sóng gió, thăng trầm với 4000
năm lịch sử. Đất nước, dù trong quá khứ hay hiện tại (hịa bình, phát
triển bền vững), đều được tạo nên bởi biết bao con người Việt Nam với
phẩm chất tốt đẹp: bền bỉ và kiên cường, cần cù, chịu khó,….Với nét
đẹp đó, chúng ta tin rằng đất nước đang dần trở thành “xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”.


Nguồn tham khảo
 Tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam
 Báo Tuổi trẻ
 Vietnamnet “Đảng sẽ ra định nghĩa mới về khinh tế thị trường định hướng
XHCN”
 VNeconomy “Đổi mới khái niệm kinh tế thị trường XHCN”
 Wikipedia
 Thời báo Kinh tế Sài gòn “Nhận thức mới về kinh tế thị trường XHCN”
 “Mơ hình Nhà nước phúc lợi vì dân ở các nước Bắc Âu”



×