Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(Tiểu luận) bài tập lớnlịch sử văn minh thế giới đề tài tìm hiểu về một nét văn minh thể hiện trênthực địa của thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÀI TẬP LỚN
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu về một nét văn minh thể hiện trên
thực địa của thế giới
Giảng viên hướng dẫn : PSG. TS. Lại Phi Hùng
Sinh viên thực hiện : Phùng Minh Trí (11208191)
Lâm Thị Thảo (12210228)
Ngân Thanh Tùng (11207732)
Nguyễn Thanh Ngọc (11202853)
Hà Gia Kiệt (11216434)
Lớp học phần : Lịch sử văn minh thế giới_05


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ AI CẬP VÀ KIM TỰ THÁP AI CẬP........................1
1. Tổng quan về Ai Cập cổ đại...................................................................................1
2. Tổng quan về Kim tự tháp Ai Cập.........................................................................4
CHƯƠNG II: HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA AI CẬP CỔ ĐẠI ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA
KIM TỰ THÁP AI CẬP................................................................................................6
1. Nền văn minh gắn liền với sông Nile....................................................................6
2. Niềm tin, tôn giáo..................................................................................................8
2.1 Niềm tin vào các vị thần và thế giới bên kia....................................................8
2.2 Niềm tin và thờ phụng các vị Pharaoh.............................................................9
3. Thuyết vạn vật hữu linh.......................................................................................10
4. Văn hóa nhân cách...............................................................................................11
4.1 Thơng minh, sáng tạo, khéo léo.....................................................................11


4.2, Sự nghiêm cẩn, tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt trong nghệ thuật.12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................15


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ AI CẬP VÀ KIM TỰ THÁP AI
CẬP
1. Tổng quan về Ai Cập cổ đại
Trong số các quốc gia hiện đại, Ai Cập là quốc gia có lịch sử vào hàng lâu đời
nhất, đã trở một trong các quốc gia dân tộc đầu tiên trên thế giới vào thiên niên kỷ X
TCN. Ai Cập cổ đại được nhận định là một cái nôi văn minh nhân loại, đạt được
những bước phát triển sớm nhất về chữ viết, nơng nghiệp, đơ thị hóa, kiến trức, tơn
giáo có tổ chức và chính quyền trung ương.
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc Châu Phi, tập
trung dọc theo hạ lưu của sông Nile, ngày nay thuộc Ai Cập. Đây là một trong sáu nền
văn minh phát sinh độc lập trên thế giới, bắt đầu từ khoảng năm 3100 TCN đến năm
332 TCN. Nền văn minh Ai Cập cổ đại được thống nhất vào năm 3150 TCN sau sự
kiện Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất, dưới thời vị Pharaoh đầu tiên – Menes. Lịch sử
của Ai Cập cổ đại đã trải qua rất nhiều giai đoạn: thời kỳ Cổ Vương quốc, Trung
Vương quốc và Tân Vương quốc. Trong đó, Ai Cập đạt đến đỉnh cao quyền lực và
phát triển vào giai đoạn Tân Vương quốc – thời kỳ Ramesside.
 Văn hóa
Trong giai đoạn Ai Cập cổ đại, hầu hết người dân đều là các nơng dân có cuộc
sống gắn liền với đất đai và dịng sơng Nile: ngơi nhà của họ nhỏ bé và được xây bằng
gạch bùn nhằm giữ mát trong những ngày nắng nóng, đời sống của họ từ sinh hoạt
hằng ngày cho đến canh tác nông nghiệp, nuôi dưỡng động vật đều gắn liền với sông
Nile. Âm nhạc và nghệ thuật là hình thức giải trí phổ biến, các dụng cụ âm nhạc thuở
đầu bao gồm sáo và đàn nhạc, ngồi ra sau này cịn có xuất hiện thêm kèn trumpet,
oboe, ống tiêu và dần trở nên phổ biến1.
1 Peter Der Manuelian (1998), Slab Stelae of the Giza Necropilis, Đại học Pennsylvania, tr. 401-406.


1


Ẩm thực của người Ai Cập cổ đại vẫn trường tồn mãi theo thời gian, ngày nay,
các món ăn của người Ai Cập vẫn giữ được một số điểm tương đồng nổi bật với các
món ăn của người xưa. Thức ăn chủ yếu của họ là bánh mì và bia, trái cây và rau củ,
thịt các con vật được thuần hóa như gà vịt, dê,… Một điều kỳ lạ là mặc dù sống bên
cạnh dịng sơng Nile nhưng cá lại khơng phải món ăn được ưa thích và ít xuất hiện
trong thực đơn của người Ai Cập.
Người Ai Cập đã sáng tạo và phát triển nghệ thuật nhằm phục vụ nhiều mục
đích khác nhau, trong hơn 3500 năm, các họa sĩ ln trung thành với những hình mẫu
nghệ thuật và hình tượng đã được phát triển vào thợi Cựu Vương quốc và tuân theo
những nguyên tắc nghiêm ngặt nhằm chống lại những ảnh hưởng ngoại lai và thay đổi
nội. Nghệ thuật thời này phát triền với những đường nét đơn giản, khn mẫu. Hình
vẽ và các bản văn thường được vẽ hoặc khắc lên tại các ngôi mộ và đền thờ, trên các
bức tường, quan tài, bia đá, thậm chí trên cả những bức tượng. Nghệ nhân Ai Cập cổ
đại thường sử dụng đá để tạc tượng và phù điêu, một số khác được làm từ gỗ. Nghệ
thuật Ai Cập cổ đại chủ yếu phục vụ mục đích chính trị và tơn giáo với độ chính xác
và sự rõ ràng2.
Người Ai Cập cổ đại đầu tư rất nhiều cho những cơng trình kiến trúc và phần
lớn trong số đó vần được lưu giữ lại cho tới ngày nay, những công trình được coi là
nổi tiếng nhất trên thế giới là Kim tự tháp Giza và các đền thờ tại Thebes. Các cơng
trình này được nhà nước tổ chức và hỗ trợ nhằm mục đích tơn giáo, kỷ niệm và để
củng cố sức mạnh của các Pharaoh. Các cơng trình ở Ai Cập thường được làm từ đá,
sử dụng các công cụ và phương tiện hiệu quả với độ chính xác cao. Ngôi nhà của tầng
lớp thượng lưu và người dân thường được xây dựng từ các vật liệu dễ hỏng như bùn
và gỗ.

2 Gay Robins (2001), The art of Ancient Egypt, Đại học Havard, tr. 12


2


Hình 2: Tượng nhân sư Sphinx và Kim tự tháp là biểu tượng nổi bật nhất của nền văn
minh Ai Cập cổ đại
Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng
thích ứng với các điều kiện địa lý thuận lợi của khí hậu để phát triển nông ghiệp, quan
trọng nhất là đất đai có độ màu mỡ cao, kết quả từ sự ngập lụt hàng năm của sơng
Nile. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng
màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, phát triển đời sống, kinh tế, xã hội và nhiều
ngành nghề khác. Những thành tựu nổi bật của người Ai Cập cổ đại có thể kể đến là
khai thác đá; kỹ thuật xây dựng các công trình như Kim tự tháp, đền thờ,…; hệ thống
kiến thức phong phú về toán học, y học, thủy lợi, kỹ thuật sản xuất nơng nghiệp; kỹ
thuật đóng tàu; hệ thống chữ viết riêng; công nghệ gốm sứ và thủy tinh. Ai Cập cổ đại
tuy đã lụy tàn từ lâu nhưng đã để lại kho tàng di sản khổng lồ, có giá trị: nghệ thuật và
kiến trúc Ai Cập được sao chép rộng rãi; các cổ vật của nó cịn được đưa khắp mọi nơi
trên thế giới; những tàn tích hùng vĩ đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của hậu
nhân. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong
3


thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để
nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn
hóa của nó.

2. Tổng quan về Kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp là cách gọi chung cho các kiến trúc hình chóp có đáy là hình
vng và bốn mặt bên là tam giác đều. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Kim tự tháp
chỉ có riêng ở Ai Cập nhưng thực tế, dạng cơng trình này có khắp nơi trên thế giới và
các tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau và với mỗi nền văn hóa, Kim tự

tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng. Với người Ai Cập cổ đại,
Kim tự tháp là cơng trình được sử dụng như là một lăng mộ cho các Pharaoh và hoàng
hậu trong 2 thời kỳ Cổ Vương quốc và Trung Vương quốc. Theo sử sách, nhà vua Ai
Cập sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng Kim tự tháp cho
chính mình. Hình dạng của Kim tự tháp Ai Cập được cho là tượng trựng cho mô đất
nguyên thủy mà người Ai Cập tin là từ đó Trái Đất được tạo ra, cũng như những tia
nắng mặt trời được chiếu đến. Ngoài ra, một số truyền thuyết cho rằng, Kim tự tháp là
nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình. Tính đến năm 2008, có
tất cả 138 Kim tự tháp Ai Cập được khám phá. Trong chữ tượng hình của người Ai
Cập cổ đại, Kim tự tháp được viết là: �ో�ో�ో�ో 3.
Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Thung lũng của các
vị vua – nơi được dành cho xây dựng các lăng mộ cho các Pharaoh, hồng hậu và các
quan viên Ai Cập có quyền lực lớn. Thung lũng này năm ở tả ngạn sông Nile, nơi mặt
trời lặn và được xem là có liên quan tới thế giới của người chết trong thần ngoại Ai
Cập.
3 Micheal Slackman (2008), In the Shadow of a Long Past, Patiently Awaiting the Future, The New York Times,
link: />
4


Document continues below
Discover more
Lịch Sử Văn
from:
Minh Thế Giới
NEU2021
Đại học Kinh tế…
289 documents

Go to course


Chuyên ĐỀ ĐÔNG
10

NAM Á THỜI Phong…
Lịch Sử
Văn Minh…

100% (7)

Lịch sử văn minh
3

final exam, AEP NEU
Lịch Sử
Văn Minh…

100% (5)

Nền văn minh Đông
61

16

Nam Á - Lịch sử Vă…
Lịch Sử
Văn Minh…

100% (3)


Giải-tích-1 klllllllllllllll
Lịch Sử
Văn Minh…

100% (3)

Tiểu luận Những
36

cuộc phát kiến địa l…


Lịch Sử
Văn Minh…

100% (3)

Nhóm 3 - Nền văn
Trong số các Kim tự tháp Ai Cập được tìm thấy, Kim tựminh
tháp Djoser
là lâu+đời
Hy Lạp
La M…

nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 12
2611 trước công nguyên ở
Lịch Sử
Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung
do kiến 100%
trúc (3)

Vănquanh
Minh…
sư Imhotep thiết kế, và được xem là những cơng trình bằng đá ngun khối cổ nhất
thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài
nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.
Kim tự tháp Ai Cập chứa đựng vơ vàn điều bí ẩn mà cho đến ngày nay vẫn
chưa thể nào giải thích được hết, nó cũng cịn là biểu tượng cho trí tuệ, tài năng của
người Ai Cập cổ đại. Điểm đầu tiên cần phải nhắc đến là Kim tự tháp Ai Cập được
xây dựng bằng các khối đá thiên nhiên nguyên khối được đẽo đục hồn hảo, ghép lại
với nhau mà khơng cần đến các vật liệu liên kết như xi măng trong cơng nghệ xây
dựng hiện đại. Việc tính tốn độ cao, độ nghiêng cũng được tính toản tỉ mỉ dựa trên
việc tính tốn được số Pi, nhiệt độ bên trong cũng đạt đến mức hoàn hảo để đảm bảo
được xác bên trong được bảo quản tốt nhất.
Trong Kim tự tháp Ai Cập, không chỉ chứa đựng những quan tài chứa đựng
xác các vị Pharaoh, các hoàng hậu được ướp tỉ mỉ mà còn rất nhiều hiện vật lịch sử,
những bức tranh tường miêu tả đời sống sinh hoạt, truyền thuyết, tôn giáo,… hay là
những bản điêu khắc chữ tượng hình kể lại lịch sử, thời đại. Với điều kiện bảo quản
hoàn hảo bên trong Kim tự tháp, cho đến ngày nay, những bút tích và vật dụng thời Ai
Cập cổ đại vẫn được lưu giữ gần như trọn vẹn và là nguồn thơng tin vơ tận để khám
phá về tồn bộ về nền văn minh cổ xưa này.

5


CHƯƠNG II: HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA AI CẬP CỔ ĐẠI ĐƯỢC
THỂ HIỆN QUA KIM TỰ THÁP AI CẬP
1. Nền văn minh gắn liền với sông Nile
Sông Nile trong tiếng Ai Cập cổ đại là Iteru hay H’pi có nghĩa là dịng sơng
lớn, có lưu vực bao phủ mười một quốc gia Châu Phi, trong đó có AI Cập. Với nguồn
nước và lượng phù sa dồi dào, sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất tại

Châu Phi và góp phần rất lớn tới sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại. Sông Nile
gắn liền và ảnh hưởng rất nhiều tới mọi mặt của người dân Ai Cập, từ cuộc sống sinh
hoạt hằng ngày cho tới tôn giáo, và điều này được thể hiện rất rõ trên các bức vẽ trong
các hầm mộ và bên trong Kim tự tháp Ai Cập.
Hình ảnh của Kim tự tháp tượng trưng cho đỉnh cao của thời đại hoàng kim
của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Các Kim tự tháp Ai Cập đều được xây dựng bên tả
ngạn sông Nile, nơi được người Ai Cập cổ coi là thế giới của người chết. Ngoài ra,
bên trong tất cả Kim tự tháp đều được khắc vẽ rất chi tiết những hình vẽ về cảnh sinh
hoạt của người dân gắn liền với sông Nile, cụ thể là hoạt động nông nghiệp ở thời kỳ
này. Hằng năm, cùng với lũ lụt, sông Nile cung cấp cho Ai Cập hàng tấn phù sa màu
mỡ, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc canh tác và sản xuất nông nghiệp, tạo ra
sản lượng dồi dào, sự sung túc. Ở Ai Cập, công việc đồng áng phụ thuộc rất nhiều vào
chu kỳ của sông Nile, người Ai Cập ghi nhận ba mùa trong thời vụ là: Lũ lụt, trồng
trọt và thu hoạch. Loại cây được trồng nhiều nhất là lúa mạch, lúa mì, cây lanh, người
ta sản xuất nhiều bánh mì, bia và khơng hề ăn cá. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này bắt
nguồn từ việc tơn thờ dịng sơng này.

6


Hình 3,4: Tranh tường tại các lăng mộ vẽ lại hoạt động nơng nghiệp thời Ai Cập cổ
đại
Ngồi ra, với lượng phù sa quá lớn mà hằng năm nước sông mang lại, hằng
năm, người Ai Cập cổ luôn phải đo đạc và phân chia lại đất đai canh tác. Đây cũng
chính là lý do vì sao mà người Ai Cập cổ đại đặc biệt giỏi về tốn hình, tạo tiền đề cho
việc nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng Kim tự tháp một cách tỉ mỉ, có độ chính xác
cao dựa theo số Pi.
Là một dịng sơng huyền thoại, dịng sông của thần linh và sự sống của người
Ai Cập cổ, sơng Nile cịn gắn liền rất lớn đến tín ngưỡng và tôn giáo của người dân.
Trong tất cả các hầm mộ ở kim tự tháp đều được khắc chữ hoặc vẽ những câu chuyện

thần thoại gắn liền với dòng sơng Nile, ví dụ là câu chuyện về thần Orsis – vị thần cai
quản cõi chết có khả năng điều khiển sông Nile rộng lớn, hay câu chuyện của vị thần
mặt trời Ra – vị thần tối cao trong văn hóa Ai cập cổ - ln du hành trên con những
con thuyền từ phía Đơng đến phía Tây trên dịng sông Nile. Người Ai Cập luôn coi
sông Nin là một vị thần linh thiêng của mình, hàng năm họ tổ chức ngày lễ mừng sơng
Nin dâng nước với lịng thành kính nhất. Sơng Nin cũng là nơi gắn liền với câu
chuyện về thần, mà nay người ta thường gọi là thần thoại Ai Cập.

7


2. Niềm tin, tôn giáo
2.1 Niềm tin vào các vị thần và thế giới bên kia
Niềm tin vào các vị thần và thế giới bên kia đã ăn sâu vào trong nền văn minh
Ai Cập cổ đại ngay từ thuở sơ khai. Ngoài việc xây dựng nhiều đền và xây dựng nghi
lễ tồn thờ và cầu nguyện, các vị thần, Kim tự tháp được xây dựng cũng để thể hiện
niềm tin tôn giáo của người Ai Cập đối với các vị thần và cuộc sống sau cái chết. Các
vị thần được xây dựng đều có sự liên kết với nhau trong cùng một hệ truyền thuyết
như để giải thích những lễ nghi tôn giáo của người Ai Cập cổ đại. Các vị thần cai quản
và bảo vệ tất cả những yếu tố khác nhau trong đời sống như: con người, cây cỏ, động
vật,… thậm chí là nội tạng người hay nước sông Nile. Trên những bức tượng trong
các hầm mộ bên dưới Kim tự tháp, các vị thần trong thần thoại Ai Cập đều được vẽ tỉ
mỉ với những câu chuyện thần thoại, đối với một số vị thần quan trọng cịn có biểu
tượng riêng của mình ví như thần mặt trời Ra có biểu tượng là chiếc đĩa mặt trời hay
nữ thần rắn Wadjet có biểu tượng “Con mắt của thần Ra”.
Đối với người Ai Cập cổ đại, cuộc sống ở thế giới bên kia là một bí ẩn vĩ đại,
thần bí và họ có một niềm tin, cầu nguyện cho cuộc sống huy hoàng ở thế giới bên kia
sau khi chết. Chính vì thế, họ đã nghĩ ra và duy trì một tập hợp phức tạp các phong tục
mai táng mà họ tin là cần thiết để đảm bảo sự bất tử sau khi qua đời. Những phong tục
này liên quan đến việc bảo vệ cơ thể bằng cách ướp xác, thực hiện các nghi lễ chôn

cất, an táng cùng với đồ vật mà người chết sẽ sử dụng ở thế giới bên kia. Người Ai
Cập còn tạo ra “Cuốn sách của cái chết” để táng cùng với người chết, sử dụng trong
các tang lễ Ai Cập cổ đại. “Cuốn sách của cái chết” là một loại tài liệu tôn giáo cổ của
người Ai Cập tập hợp những bùa chú, phép thuật được ghi lại để giúp linh hồn người
chết sang thế giới bên kia thông qua âm phủ, được viết bởi nhiều thầy tư tế 4. Cuốn
sách này thể hiện nhiều quan niệm về linh hồn và cái chết của người Ai Cập cổ đại,
4 Một chức quan quan trọng trong triều đình Ai Cập cổ đại, là người bình thường kết nối với thần linh, có vai trị
quan trọng trong nhiều nghi lễ tơn giáo trong cả cuộc sống hằng ngày và các lễ hội.

8


ban đầu được khắc bằng chữ tượng hình trong các khu lăng mộ Kim tự tháp, chỉ phục
vụ cho các vị Pharaoh, nó được coi là một táng thư để lại trong các lăng mộ và được
đọc lên trong suốt quá trình ướp xác.

Hình 5: “Sách của cái chết” được vẽ lên tường một ngôi mộ Kim tự tháp

2.2 Niềm tin và thờ phụng các vị Pharaoh
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng nhằm bảo vệ giấc ngủ vĩnh hằng cho các
Pharaoh, điều này đã thể hiện được sự tơn kính, coi trọng của người dân Ai Cập đối
với các vị lãnh đạo của họ. Tên gọi “Pharaoh” nghĩa là “Ngôi nhà vĩ đại” để chỉ nhà
vua và con trai của thần Ra – đây là cách mà Hoàng gia và người Ai Cập cổ thần
thánh hóa người lãnh đạo của họ. Trên thực tế, các vị Pharaoh nắm giữ tồn bộ quyền
lực tối cao của vương quốc, ít nhất là sở hữu toàn bộ tài nguyên, đất đai trên lý thuyết;
ngồi ra, họ cịn là tổng tư lệnh tối cao của quên đội và là người đứng đầu bộ máy
quan lại. Ngồi ra, Pharaoh cịn là người đứng đấu của hệ thống pháp luật chính thức,
người chịu trách nhiệm thi hành pháp luật, thực thi công lý, duy trì pháp luật và trật
tự.


9


Sự tôn thờ đối với Pharaoh không chỉ thể hiện ở quyền lực tối cao và được
thần thánh hóa mà còn nằm ở việc xây dựng lăng mộ. Họ coi Pharaoh là con trai của
vị thần tối cao – thần Mặt trời Ra và Kim tự tháp được xây dựng nhằm để bảo quản
cho giấc ngủ vĩnh hằng của Pharaoh ở thế giới bên kia. Việc mà các Pharaoh làm đầu
tiên khi lên ngơi đấy chính là xây dựng Kim tự tháp và
lăng mộ của mình. Tín ngưỡng tơn thờ Pharaoh còn
được thể hiện ở sự tỉ mỉ, cầu kỳ của phong tục mai táng
cho các nhà vua mà cụ thể hơn là phong tục ướp xác.
Mặc dù sau này một số người có quyền lực đặc biệt đối
với nhà nước như Tể tướng hay quan Tư tế cũng được
ướp xác, nhưng việc ướp xác cho các Pharaoh vẫn là
hoạt động tỉ mỉ và được coi trọng nhất. Quá trình mai
táng cho Pharaoh thường kéo dài hơn 71 ngày đêm và
phần lớn thời gian trong số đó là dành cho việc ướp
xác. Ngoài não, các phần nội tạng được lấy ra ngồi và
được bỏ vào rong các canopic jar (bình kín) để được
bảo vệ và mỗi bộ phận đều được một vị thần bảo vệ,
riêng trái tim sẽ là phần đặc biệt quan trọng được lưu
giữ lại với ý nghĩa lưu giữ lại trí tuệ, linh hồn và tình c

Hình 6: Hình vẽ Pharaoh

Sự trau chuốt tỉ mỉ đối với việc mai táng và đề cao cuộc sống sau cái chết của
Pharaoh đã cho thấy được niềm tin và tôn thờ tuyệt đối của người dân Ai Cập đối với
người đứng đầu nhà nước của mình.

3. Thuyết vạn vật hữu linh

Nhiều nền văn hóa phương Đơng cho rằng vạn vật có linh hồn và Ai Cập cổ
đại cũng khơng phải là một điều ngoại lệ. Cụ thể, người Ai Cập rất coi trọng những
con vật xung quanh của mình và thường gắn liền chúng với các vị thần linh. Đối với
10


người Ai Cập cổ, họ tin rằng một mối quan hệ cân bằng giữa con người và động vật là
một yếu tố thiết yếu của trật tự vũ trụ, do đó con người, động vật và thực vật được cho
là thành viên của một tổng thể chung duy nhất. Những vị thần trong tôn giáo Ai Cập
cổ đại không chỉ bảo vệ cho cuộc sống con người mà còn che chở cho các con vật và
đa số các vị thần đều gắn liền với một động vật nào đó. Ví dụ như thần Amun – Đấng
Sáng tạo, Vua của các vị thần có biểu tượng lầ con cừu đực; thần Anubis – Thần Phán
xét và là thần ướp xác thì lại có đầu chó sói; thần Horus – vua của các Pharaoh thì lại
đầu chim ưng; thần Mặt trời Ra buổi sáng là con bọ hung, buổi trưa và chiều là con
chim ưng và buổi tối lại biến thành con cừu đực;… Qua các hình vẽ các vị thần cũng
như hình ảnh cảnh sinh hoạt của người dân trong các lăng mộ, có thể thấy, với một
nền văn hóa nơng nghiệp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sống xung quanh nhiều
con vật, dễ dàng nhận thấy rằng, người Ai Cập khơng chỉ cho rằng các con vật đều có
linh hồn mà còn rất coi trọng, đề cao những con vật, thiên nhiên xung quanh.

4. Văn hóa nhân cách
4.1 Thơng minh, sáng tạo, khéo léo
Cho đến ngày nay, Kim tự tháp Ai Cập vẫn thu hút rất nhiều người, không chỉ
du khách mà các nhà khảo cổ, nghiên cứu vì những bí ẩn của nó. Khơng thể phủ nhận
rằng, với Kim tự tháp, người Ai Cập đã cho cả thế giới thấy tài năng, trí tuệ của mình.
Câu hỏi lớn nhất về Kim tự tháp mà nhiều người đặt ra mà khơng có lời giải đáp đấy
chính là người Ai Cập cổ đại đã làm thế nào để xây dựng được cơng trình vĩ đại như
vậy trong điều kiện khơng có máy móc hỗ trợ? Các Kim tự tháp được xây dựng từ
những khối đá tự nhiên được gọt đẽo cẩn thận, nặng khoảng 2,5 tấn, không sử dụng
bất kỳ chất liên kết nào vẫn tạo độ khít hồn hảo không một kẽ hở và được đưa lên với

độ cao hơn 100m? Việc xây dựng lăng tẩm đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối về kỹ
thuật: các góc ở mặt đáy được đo chính xác 90 độ, 4 mặt được canh theo chính xác
bốn điểm của la bàn, dựa theo thiên văn học để tính tốn hướng đến các chòm sao với
độ sai số nhỏ nhất. Thêm nữa, các Kim tự tháp ln có một tỉ lệ kích thước rất chuẩn
11


dựa trên việc tính tốn được số Pi, cụ thể là kim tự tháp Kheops, nếu lấy hai lần chiều
cao chia cho diện tích đáy thì sẽ được số Pi 5. Kim tự tháp đã không chỉ cho chúng ta
thấy trí thơng minh của người Ai Cập cổ về tốn học mà cả về xây dựng và kiến trúc –
điều mà cho đến ngày nay vẫn chưa thể nào giải đáp được.
Nghệ thuật ướp xác cũng đã cho thấy được tài năng và hiểu biết của người Ai
Cập về cơ thể người và bệnh tật. Theo như những hình ảnh, tài liệu được ghi lại ở
trong các lăng mộ, người Ai Cập đã đề cập đến nguyên nhân của bệnh tật, mối quan
hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, khả năng chữa trị, phương pháp khám bệnh,
… hiểu rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải là do ma quỷ mà do sự khơng bình
thường của mạch máu và nhận thwucs được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức
khỏe con người. Việc chữa bệnh thời kỳ này cũng khá phát triển, được chun mơn
hóa rất tỉ mỉ, y học được chia thành nhiều chuyên môn vàm ỗi thầy thuốc lại có
chun mơn riêng của mình6.

4.2, Sự nghiêm cẩn, tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt trong nghệ
thuật
Trong nghệ thuật Ai Cập, diêu khắc và hội họa thường được trộn lẫn lại với
nhau, các tác phẩm tranh vẽ thường dược tìm thấy ở phần dưới của các mảng diêu
khắc trên trường. Các bức tranh thường được các nghệ sĩ sáng tạo để sử dụng nơi
công cộng hay trong các lăng mộ với những cảnh, những câu chuyện về vinh quang,
các vị thần cũng như Pharaoh.
Người Ai Cập định ra và tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt trong nghệ
thuật, cụ thể là trong điêu khắc và hội họa. Tiêu chuẩn mỹ thuật thời kỳ này là ưu tiên

những đường nét đơn giản, khuôn mẫu, với các khu vực cùng màu kết hợp với hình vẽ
mang tính đặc trưng và khơng có dấu hiệu chiều sâu khơng gian nhằm tạo cảm giác
trật tự và cân bằng trong một tổng thể chung. Trên các bức tường trong các ngơi mộ,
5 Howstuffwork, Kim tự tháp – Cơng trình kiến trúc bí ẩn nhất của lồi người, bản Việt hóa bởi Khoahoc.tv (2017).
6 Lê Sĩ Giáo (2000), Dân tộc học đại cương, Nxb, Giáo dục, Hà nội.

12


những hình vẽ và các văn bản thì lại hịa quyện với nhau, giải thích cho nhau. Chính
sự tuân thủ nghiêm ngặt ngày đã làm cho những bức tranh trong các ngôi mộ không
mấy thay đổi cho dù trải qua mấy nghìn năm hay khơng cùng thời kỳ. Những quy tắc
cứng ngắc này đã chi phối tính cách điệu và phong thái tượng trưng cao độ của nghệ
thuật7.

Hình 7: Tượng bán thân Nefertiti nổi tiếng với chỉ có một bên con mắt được khảm đá,
biểu tượng cho nghệ thuật điêu khắc Ai Cập cổ đại.
Sự tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc trong nghệ thuật này được thể hiện rõ nét ở
trong hội họa. Qua hàng nghìn năm lịch sử, trong tất cả các Kim tự tháp, lăng mộ ở Ai
Cập, các tác phẩm hội họa đều giữ nguyên tính bất biến và ổn định, phong cách của
các họa sĩ Ai Cập cổ đại dường như không chịu biến động sâu sắc của thời gian, khôn
khổ khái niệm thẩm mỹ vẫn luôn ổn định. Sự tuân thủ nguyên tắc này mặc dù đã xóa
đi những yếu tố dấu ấn nguồn gốc cá nhân của tác giả bao gồm tham vọng nghệ thuật,
7 Theo Rivage de Bohemes, Xuân Hà biên dịch (2018), Hội họa Ai Cập cổ đại: Ai Cập huyền bí và trường tồn (P.1),
Đại kỷ nguyên, link />
13


sự phá cách và phong cách riêng nhưng cũng chính vì thế mà tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xác định phong cách nghệ thuật của thời Ai Cập. Sự tuyệt đối tuân thủ

nguyên tắc này được một số nhà khoa học cho rằng vì các tác phẩm này được xây
dựng nhằm phục vụ các vị Pharaoh – những vị thần sống của họ và các vị thần linh,
nên việc tuân thủ nguyên tắc, cái đẹp được định ra như là biểu trưng cho việc tơn
phùng, sùng kính đối với các vị thần của họ. Một số khác giải thích rằng vì cơng việc
tranh tường mất nhiều thời gian và nhiều người cùng chung tay thực hiện nên cần phải
tuân theo một quy tắc chung để đảm bảo sự đồng nhất trong bố cục, hình ảnh, màu sắc
của bức tranh8.

8 Peter Der Manuelian (1998), Slab Stelae of the Giza Necropilis, Đại học Pennsylvania.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Peter Der Manuelian (1998), Slab Stelae of the Giza Necropilis, Đại học
Pennsylvania;
2. Gay Robins (2001), The art of Ancient Egypt, Đại học Havard;
3. Lê Sĩ Giáo (2000), Dân tộc học đại cương, Nxb, Giáo dục, Hà nội.

15



×