Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Tiểu luận) lý thuyết tài chính tiền tệ đề tài phân tích cung tiền ở việt nam và mối liên hệ giữa cung tiền và lãi suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài: Phân tích cung tiền ở Việt Nam và mối liên hệ giữa cung tiền và lãi suất
Họ và tên:
Lớp: Quản trị Kinh doanh Quốc tế CLC 63D
GVHD:

~~ Hà Nội – 2023 ~~


MỤC LỤC

2


I. MỞ ĐẦU
Cung tiền, đối với một nền kinh tế, đóng một vai trị quan trọng và tác động đa chiều đến nhiều
khía cạnh khác nhau của nền kinh tế và tài chính. Bài viết này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu
và phân tích cung tiền ở Việt Nam, và phân tích mở rộng thêm về mối liên hệ giữa cung tiền và
lãi suất.
Cung tiền đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế. Cung tiền là số tiền mà ngân hàng
trung ương (NHNN) phát hành và kiểm soát trong nền kinh tế. Sự điều chỉnh cung tiền có ảnh
hưởng lớn đến lạm phát, tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính. Khi cung tiền tăng mạnh, nó có
thể dẫn đến lạm phát, trong khi cung tiền giảm sút có thể gây ra suy thối kinh tế. Nắm vững quá
trình biến đổi của cung tiền ở Việt Nam là điều cốt yếu để dự đoán và đánh giá tác động của nó
lên nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa cung tiền và lãi suất là một khía cạnh quan trọng của chính sách tiền tệ và tài
chính. Thay đổi trong cung tiền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất, và ngược lại, lãi suất
cũng có thể tác động lên quá trình cung cấp tiền tệ. Điều này có tác động trực tiếp đến quyết định


về chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng trung ương.
Để hiểu rõ hơn về tình hình cung tiền tại Việt Nam, bài viết có xem xét sự biến đổi của cung tiền
trong một khoảng thời gian dài, xác định các yếu tố tác động lên nó như thị trường lao động, xuất
khẩu, và đầu tư. Điều này giúp xây dựng một hình ảnh tổng quan về tình hình cung tiền ở Việt
Nam.
Cuối cùng, việc phân tích cung tiền và mối liên hệ với lãi suất giúp chính phủ và ngân hàng trung
ương đưa ra các quyết định tốt hơn về chính sách tài chính. Nó cung cấp thơng tin cần thiết để
ứng phó với biến đổi kinh tế, dự đoán lạm phát, và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Tóm lại, việc nghiên cứu về cung tiền và mối liên hệ với lãi suất ở Việt Nam là một phần quan
trọng của việc hiểu và quản lý nền kinh tế. Điều này giúp cải thiện chính sách tài chính, ổn định
tài chính, và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

3


II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A. Cung tiền
1. Khái niệm cung tiền (MS)
Lượng tiền cung ứng (MS) là tổng giá trị các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tại một
thời điểm nhất định. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành (tiền lưu hành), tiền gửi không kỳ hạn
tại các ngân hàng thương mại (tiền gửi có thể phát séc), các loại tiền gửi khác và các giấy tờ có
giá trong thanh tốn tùy theo cách đo lượng tiền cung ứng.
Lượng tiền cung ứng về lý thuyết được đo lường theo các khối tiền tệ khác nhau. Nhưng trong
thực tế sử dụng khối tiền tệ nào trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và
trong hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mơ của các cơ quan quản lý nhà nước còn tùy thuộc
vào nhiều điều kiện cụ thể.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền (MS)
2.1.

Các tác nhân tham gia vào quá trình cung ứng tiền tệ


2.1.1. Ngân hàng trung ương
Đây là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, có chức năng phát hành và quản lý lưu thông tiền
tệ quốc gia. Đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành, nếu đang nằm lại trong hệ thống
ngân hàng thì gọi là tiền dự trữ, nếu nó ra khỏi hệ thống ngân hàng gọi là tiền lưu hành.
Trong bốn tác nhân tham gia tạo ra lượng tiền cung ứng, thì ngân hàng trung ương đóng vai
trị quan trọng nhất.
NHTW kiểm sốt cơ số tiền tệ khơng vay thơng qua các nghiệp vụ mua bán chứng khoán
trên thị trường tự do, kiểm sốt các món cho vay đối với NHTM, quyết định tỷ lệ dự trữ bắt
buộc đối với NHTM.

2.1.2. Các ngân hàng (các tổ chức nhận tiền gửi)

4


Đây là các trung gian tài chính, nó nhận tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức, đồng thời sử dụng
số tiền gửi đó để thực hiện cho vay. Các tổ chức này như ngân hàng thương mại, các công ty
tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương trợ, các liên hiệp tín dụng.
Các NTTM quan trọng do quyết định của nó về tỷ lệ dự trữ vượt mức.

2.1.3. Những người gửi tiền
Những người gửi tiền là các cá nhân, các tổ chức gửi tiền vào các ngân hàng. Tiền gửi được
ngân hàng sử dụng cho vay đã góp phần tạo ra tiền gửi khơng kỳ hạn (tiền gửi phát séc) tại
các ngân hang.
Những người gửi tiền quan trọng vì họ quyết định tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi có thể phát
séc.

2.1.4. Những người vay tiền
Đây là các cá nhân, các tổ chức vay tiền từ các ngân hàng hoặc từ các tổ chức phát hành trái

khoán mà các trái khoán này được các ngân hàng mua lại.
Những người vay tiền quan trọng khi họ tham dự một cách gián tiếp vào quá trình cung ứng
tiền bằng việc tác động đến các quyết định của ngân hàng về tỷ lệ tiền dự trữ vượt mức và
các món vay tiền từ NHTW.
2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền:

Cung tiền được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương dựa vào 3 công cụ chủ yếu. Chúng cịn
được gọi là 3 cơng cụ của chính sách tiền tệ.
2.2.1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

5


Ngân hàng trung ương luôn yêu cầu ngân hàng thương mại giữ một phần tiền mặt dự trữ trong
két. Số cịn lại ngân hàng thương mại có thể đem cho vay, đầu tư sinh lợi. Tỷ lệ tiền dự trữ so với
tổng tiền gửi gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền vì nó quy định mức độ tiền mà các ngân
hàng thương mại có thể tạo ra thông qua việc cho vay và tạo ra tiền mặt.
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, ngân hàng thương mại phải giữ lại một phần lớn hơn của tiền gửi
của khách hàng, điều này làm giảm số tiền mà ngân hàng có thể sử dụng để cho vay hoặc tạo ra
tiền mặt. Khi cung tiền giảm, lãi suất có thể tăng lên do sự khan hiếm vốn và khó khăn trong việc
tiếp cận tín dụng.
Tuy nhiên, điều này có thể giúp kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Ngược lại, khi tỷ lệ dự
trữ bắt buộc giảm, ngân hàng thương mại được phép giữ lại ít tiền hơn. Điều này có thể tăng
cung tiền và giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và tiêu dùng.
Ví dụ:
Ngân hàng thương mại X có tổng tiền gửi là 1000 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Ngân
hàng X chỉ được cho vay tối đa 900 tỷ đồng và phải dự trữ 100 tỷ tiền mặt.

Nếu Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên 15%, lượng tiền dự trữ lúc này là 1000
x 15% = 150 tỷ. Vậy ngân hàng X chỉ được cho vay tối đa 850 tỷ đồng. Cung tiền bị thu hẹp.
2.2.2. Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ lãi suất mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng áp dụng khi mua lại hoặc
chiết khấu một tài khoản công nợ hoặc giấy nợ từ bên thứ ba trước khi nó đáo hạn. Sự biến động
của

lãi



suất

chiết

khấu



thể

tác

động

đến

cung

tiền


như

sau:

Ảnh hưởng đến Quyết định Vay và Cho Vay: Khi lãi suất chiết khấu tăng, tỷ lệ chiết khấu
giảm, điều này có thể làm giảm khả năng vay của doanh nghiệp hoặc cá nhân.



Tác Động đến Hoạt Động Tài Chính: Đặc biệt là khi doanh nghiệp cần chiết khấu hoặc
bán tài sản tài chính trước hạn, tăng lãi suất chiết khấu có thể giảm lượng tiền mà doanh
nghiệp nhận được từ việc bán tài sản hoặc chiết khấu công nợ, từ đó giảm cung tiền.
6


Document continues below
Discover more
Lý thuyết tài
from:
chính tiền tệ
LTTCTT
Đại học Kinh tế…
216 documents

Go to course

Bài kiểm tra giữa kỳ L
12


Ttctt 2
Lý thuyết
tài chính…

100% (2)

GIẢI SÁCH BÀI TẬP L
77

Ttctt
Lý thuyết
tài chính…

100% (2)

BÀI TẬP LỚN LTTCTT
33

Lý thuyết
tài chính…

100% (1)

Cau hoi dung sai co
17

5

giải thich (53c)
Lý thuyết

tài chính…

100% (1)

Cục Dự trữ Liên
bang (FED)


Lý thuyết
tài chính…

100% (1)

Tong hop cac cau hoi


tu luan
Tác Động đến Lưu Thông Tiền Tệ: Khi lãi suất chiết khấu tăng,
người dân và doanh
41
nghiệp có thể ưu tiên giữ tiền mặt hoặc đầu tư vào các tài sản Lý
khácthuyết
có lợi suất cao hơn.
100% (1)
Điều này có thể làm giảm lưu thông tiền mặt và giảm cung tiền trong
hệ thống tài chính.
tài chính…
Tác Động đến Đầu Tư và Tiêu Dùng: Tăng lãi suất chiết khấu làm tăng chi phí vay, có thể




làm giảm đầu tư và tiêu dùng. Điều này có thể làm giảm cung tiền trong nền kinh tế.
2.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở
Trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu là hai yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền thông
qua việc điều chỉ số nhân tiền, nghiệp vụ thị trường mở là một yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền
thông qua sự biến động của cơ sở tiền. Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện khi ngân hàng
trung ương thay đổi cơ sở tiền bằng cách mua hoặc bán các trái phiếu trên thị trường.
Cho ví dụ, nếu ngân hàng trung ương phát hành 100 tỷ đồng giấy bạc mới và sử dụng chúng để
mua trái phiếu trên thị trường, trong khu vực tư nhân sẽ có thêm 100 tỷ đồng trái phiếu, nhưng
cơ sở tiền đã tăng thêm 100 tỷ. Một phần của tiền mặt mới sẽ được giữ trong lưu thông tư nhân,
nhưng hầu hết sẽ được gửi vào các ngân hàng thương mại để tăng lượng cho vay. Ngược lại, nếu
ngân hàng trung ương bán 100 tỷ đồng trái phiếu, cơ sở tiền sẽ giảm đi 100 tỷ. Tỷ lệ dự trữ tiền
mặt trong các ngân hàng thương mại giảm xuống và họ phải giảm lượng tiền cho vay. Điều này
dẫn đến việc giảm cung tiền trong nền kinh tế.
Hiện nay, nghiệp vụ thị trường mở là kênh quan trọng mà ngân hàng trung ương sử dụng để ảnh
hưởng đến cung tiền trong nền kinh tế.

2.3.

Các yếu tố gây ra sự gia tăng tăng trưởng cung tiền:

Có nhiều yếu tố có thể gây gia tăng sự tăng trưởng cung tiền trong nền kinh tế. Dưới đây là một
số yếu tố quan trọng:


Tác động của chính sách điều hành vĩ mơ của Chính phủ. Chính phủ tăng cung tiền ra
khỏi lưu thông dẫn đến mất cân bằng giữa lượng tiền và hàng hóa).




Dịng vốn đầu tư từ cả trong và ngồi nước.

7




Chính sách tiền tệ mở rộng: Khi ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tiền tệ mở
rộng, như mua trái phiếu chính phủ hoặc giảm lãi suất cơ bản, điều này có thể dẫn đến
tăng cung tiền bằng cách tạo ra thêm tiền mặt hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay
mượn.



Tín dụng tăng: Sự gia tăng trong tín dụng doanh nghiệp và cá nhân có thể góp phần vào
tăng cung tiền. Người vay mượn tiền từ ngân hàng hoặc thị trường tài chính, và tiền này
sau đó có thể được sử dụng trong nền kinh tế.



Chính sách tài khóa mở rộng: Chính phủ có thể tạo ra thêm tiền bằng cách tăng ngân
sách, giảm thuế hoặc tạo ra các chương trình hỗ trợ tài chính. Những khoản chi tiêu này
thường được tài trợ bằng cách tạo ra thêm tiền.



Nguyên nhân tài chính đặc biệt: Sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài
chính, dịch bệnh tồn cầu hoặc khủng hoảng chính trị, có thể gây tăng cung tiền khi
chính phủ và ngân hàng trung ương phải can thiệp để ổn định nền kinh tế.


2.4.

Tác động của cung tiền đối với nền kinh tế

Lượng tiền cung ứng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đến các mục tiêu
kinh tế vĩ mơ nói riêng. Trong khi các yếu tố khác không đổi, một lượng tiền cung ứng lớn hơn
thể hiện ngân hàng trung ương đang thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, làm cho lãi suất thị
trường trong ngắn hạn giảm xuống, khuyến khích cho vay cá nhân và tổ chức, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp mở rộng phát triển kinh doanh, lạm phát tiền tệ tăng cao. Từ đó, nhu cầu tiêu
dùng tăng và kinh tế cũng tăng. Ngược lại, khi các yếu tố khác không đổi, một lượng tiền cung
ứng nhỏ hơn thể hiện ngân hàng trung ương đang thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, làm cho lãi
suất thị trường trong ngắn hạn tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh co hẹp lại, việc làm ít
hơn, lạm phát tiền tệ giảm xuống. Bởi vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương, một lượng tiền cung ứng vừa phải là điều quan trọng cho ổn định kinh tế vĩ mô.
Ở các nước phát triển, ngân hàng trung ương có trách nhiệm trong quản lý lượng tiền cung ứng,
điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm kiểm soát lạm phát tiền tệ ở mức một con số mỗi năm (dưới
10%/năm), tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm,
ổn định thị trường tiền tệ...

8


Trên cơ sở về cơ chế tạo ra lượng tiền cung ứng đã nghiên cứu trên đây, trong quá trình quản lý
và điều tiết lượng tiền cung ứng, ngân hàng trung ương thường sử dụng các cơng cụ thích hợp
trong từng giai đoạn như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thị trường mở, cho vay đối với ngân hàng. lãi
suất cho vay, hạn mức cho vay của ngân hàng thương mại.
B. Lãi suất
Lãi suất có thể được hiểu một cách đơn giản là giá của việc sử dụng vốn. Đó là tỷ lệ phần trăm
giữa tiền lãi vay trong một thời kỳ chia cho số vốn gốc vay ban đầu trong một thời kỳ nhất định
và thường là một năm. Các lãi suất được công bố bao giờ cũng gắn với một kỳ hạn nhất định.

Lãi suất là một trong các biến số được theo dõi một cách chặt chẽ trong nền kinh tế. Những thay
đổi của lãi suất được phản ánh thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí.
Đối với các cá nhân, lãi suất ảnh hưởng tới quyết định nên chi tiêu hay để tiết kiệm, mua bất
động sản hay đầu tư chứng khoán, hay gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp
lãi suất sẽ ảnh hưởng tới quyết định có nên đầu tư mở rộng sản xuất hay nên trì hỗn đầu tư. Các
quyết định chi tiêu đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp sẽ tác động tới tổng sản lượng, mức việc
làm trong nền kinh tế.

III. PHÂN TÍCH CUNG TIỀN Ở VIỆT NAM
A. 2005 – 2010
1. Điều kiện kinh tế:
Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình qn giai đoạn
2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát
tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới.
Từ năm 2000 đến năm 2008, chỉ số lạm phát ở Việt Nam ngày càng tăng cao qua từng năm. Từ
khi lạm phát bùng nổ, đời sống kinh tế - xã hội bị tổn hại nặng nề, đặc biệt trong những năm
2007 - 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thay thế. Tỷ lệ lạm phát lên tới
12,6% và 23,12% bất chấp GDP đạt bình quân 8,5% và đe dọa quá trình phát triển bền vững.

9


TỶ LỆ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
Source: Statista

2. Phân tích cung tiền:

10



Tốc độ tăng trường cung tiền: Có thể thấy từ biểu đồ, tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2) liên
tục được duy trì ở mức cao
-

2005: 30.907 %

-

2006: 29.671 %

-

2007 (peak): 49.106 %

-

2008: 20.698 %

-

2009: 26.233 %

-

2010: 29.715 %

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CUNG TIỀN (M2) TỪ 2005-2010
Source: World Bank

11



Khi xem xét tốc độ tăng trưởng cung tiền nêu trên, có thể thấy rõ Việt Nam thực hiện chính sách
tiền tệ mở rộng với tốc độ bình quân rất cao, khoảng 29-30%/năm trong giai đoạn 2005-2006,
trong khi GDP tăng tương ứng với tốc độ này gần 7,5%/năm. Đây là yếu tố gây ra lạm phát cao
cho nền kinh tế trong những năm tiếp theo. Đặc biệt là vào năm cao điểm 2007 với tốc độ tăng
trưởng cung tiền xấp xỉ 49,1% cùng với các yếu tố khác đã góp phần làm gia tăng lạm phát trong
những năm tiếp theo.
Hệ quả là lạm phát dường như mất kiểm soát kể từ những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008
với con số cao nhất là 23,12% và gây ra những tác động xấu đến sự tăng trưởng bền vững của
nền kinh tế. Theo đa số các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế, có thể nhận thấy rằng việc mở
rộng quá mức nguồn cung tiền, được minh họa bằng tốc độ tăng trưởng cung tiền ngày càng tăng
là một phần nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng kinh tế này.
Cung tiền chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho lạm phát ở Việt Nam trở
nên “vượt trội” so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn như vào thời điểm tháng 6/2007,
lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầu
năm như các con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt chỉ là 10% và 1,4%.
Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6/2007, GDP của Việt Nam tăng
22%, nhưng mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%.
Trong khi đó, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, trong việc điều hành cung tiền ở Việt Nam nhiều
năm qua, các cơ quan chức năng luôn thể hiện sự chậm trễ, thiếu nhất quán. Ví như tại những
tháng đầu năm 2008, khi lạm phát tăng liên tiếp và tăng mạnh thì các nhà hoạch định chính sách
tiền tệ lại loay hoay giữa việc hút tiền về thông qua bán trái phiếu và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
với việc bơm tiền ra trước đòi hỏi đáp ứng thanh khoản của các ngân hàng thương mại và mua
vào ngoại tệ nhằm duy trì tỷ giá.
Những hành động này một mặt khiến cho các doanh nghiệp và các cá nhân trong nền kinh tế gặp
khó khăn trong công tác dự báo và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, mặt khác đẩy kỳ vọng lạm
phát lên cao.


12


Năm 2009, việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước có vẻ đã khoa học hơn nhờ việc tiếp thu
được các bài học từ những năm trước. Mới đây Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra mục tiêu giới hạn
tăng tổng phương tiện thanh tốn trong khoảng 25%, tín dụng tăng từ 25% đến 27%.
B. 2011-2016
1. Điều kiện kinh tế:
Giai đoạn 2011-2015 đã để lại dấu ấn tích cực, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ xu thế phục hồi, tính chung trong cả giai đoạn duy trì ở mức khá,
chất lượng được cải thiện.
Bình quân giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 5,91%, mặc dù thấp
hơn so với giai đoạn 2006-2010, nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn
là mức tăng tương đối tốt. Hơn thế nữa, xu hướng phục hồi kinh tế ngày càng rõ nét kể từ năm
2013, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, vượt
mục tiêu đề ra là 6,2% và là mức cao nhất trong cả giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó, GDP bình
qn đầu người cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/người năm 2011 lên 2.171 USD/người năm
2015.
Năm 2010 và 2011, hội chứng lạm phát quay trở lại nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng từ 7%
năm 2009 lên 8,68% năm 2010 và đột ngột tăng mạnh lên hơn 18% vào năm 2011. Người ta
đánh giá rằng sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như giá xăng dầu, giá sắt thép, nguyên liệu
nhập khẩu và dịch bệnh trong nước cùng với thiên tai ở miền Trung đã tác động không nhỏ đến
cung cầu hàng hóa và dẫn đến tình trạng này. Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm
2011 đã giảm xuống và diễn biến ổn định cho tới nay. Cụ thể, từ mức đỉnh 18,13% năm 2011
xuống còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013 và dưới 2% giai đoạn 2014-2015.
2. Phân tích cung tiền:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CUNG TIỀN (M2) TỪ 2010-2016
Source: World Bank


13


Để giải quyết vấn đề lạm phát, năm 2011, Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng
giảm cung tiền, tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể so với năm trước với gần 12% (giảm khoảng
18%).
Trong giai đoạn nêu trên, nhìn chung tốc độ tăng trưởng cung tiền giữ ở mức trung bình 18%, ổn
định hơn các năm trước.
Như vậy, từ năm 2011 đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng tăng chậm hơn so với giai đoạn trước.
Ngược lại, chất lượng tăng lên, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Điều này cho
thấy, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng đã gắn liền với việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng
theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Cuối cùng, lạm phát năm 20122016 đã giảm xuống dưới 10%. Chất lượng nền kinh tế được cải thiện.
NHNN cũng tích cực sử dụng cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO) trong việc điều tiết mức
cung tiền một cách nhịp nhàng để hỗ trợ và đảm bảo thanh khoản hợp lý, nhằm hạn chế sự dịch
chuyển của dòng tiền, đặc biệt vào thời điểm tỷ giá có biến động và thanh khoản hệ thống dư
thừa.
C. 2017- 2020

14


Nhìn chung, tăng trưởng cung tiền Việt Nam ổn định trong giai đoạn 2017 - 2020 so với tình
hình chung thế giới. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 đã góp phần làm gia tăng
cung tiền, làm nổi bật một số điểm đáng chú ý về cung tiền.
1. Điều kiện kinh tế:
Trong giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, cao hơn mức tăng bình quân
5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là
mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế
giới thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam. Việt Nam đã có những bước đi quyết liệt để hạn chế

thiệt hại kinh tế, trở thành một trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
2. Phân tích cung tiền:
Trong giai đoạn 2017-2020, cung tiền của các nước ASEAN có sự khác biệt đáng kể. Nhìn
chung, các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, như Việt Nam, Malaysia, Singapore, Thái
Lan,... có tốc độ tăng trưởng cung tiền cao hơn các nước khác. Tốc độ tăng trưởng cung tiền của
Việt Nam giai đoạn 2017-2020 có xu hướng khá ổn định, và được đánh giá là cao nhất so với các
nước cùng khu vực.

15


TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỜNG CUNG TIỀN TẠI VIỆT NAM TỪ 2017-2020
Source: vietstock
Nhìn vào biểu đồ tốc độ tăng trưởng cung tiền tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020, nhìn
chung tốc độ phát triển mang tính khá ổn định và đồng đều. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng trung
bình cả năm là 7.45%/năm, với tốc độ tăng trưởng tăng mạnh vào quý 4. So với cùng kỳ tháng
12 năm trước đó, chỉ số tốc độ tăng trưởng cung tiền năm 2017 là 14.97%, là một chỉ số tương
đối tốt. Theo các số liệu được Tổng cục Thống kê cơng bố, tính trung bình, trong năm 2017 chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tăng 3,53% so với năm 2016.
Sang năm 2018, tốc độ tăng trưởng của cung tiền cũng mang tính chất ổn định, nhưng giảm hơn
so với năm 2017. So với cùng kỳ tháng 12 năm 2017, chỉ số tăng trưởng năm 2018 là 11.34%.
Điều này là do tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 của khu vực ASEAN thấp hơn so với 2017,
dẫn tới giảm cung tiền. Thị trường tài chính khu vực ASEAN năm 2018 cũng thấp hơn so với
năm 2017, góp phần làm giảm cung tiền của khối khu vực này.
Đến cùng kỳ năm 2019, tốc độ tăng trưởng của cung tiền đã cao trở lại, với chỉ số đạt 14.78%,
cao hơn cùng kỳ năm 2018 3.44%. Được xác định là năm bứt phá phấn đấu thực hiện kế hoạch
16


phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, chính phủ và nhà nước đã thực thi những nhiệm vụ,

giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm
2019. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng 6,97% so với cùng kỳ năm
trước. GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng
6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%), vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%6,8%. Chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện, và ảnh hưởng tích cực đến cung tiền.
Năm 2020, chỉ số cung tiền Việt Nam đạt 14.53%, ở mức ổn định, so với cùng kỳ năm ngoái chỉ
chênh lệch nhỏ. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam Quý 3/2020 đạt mức 2,62%, trong chín tháng đầu
năm đạt 2,12%. Trong chín tháng đầu năm 2020, sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản gặp
nhiều khó khăn do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, dịch tả lợn châu Phi và dịch COVID-19
gây ảnh hưởng đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản. Lượng tiền bơm vào thị
trường năm 2020 chủ yếu thông qua các giao dịch mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối. Tóm
lại, chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn rất thận trọng và có tính ổn định cao.
D. 2021 - 2022
1. Tình hình kinh tế:
Số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày tăng lên trong tháng 5 và tháng 6 đã tạo ra rủi ro cho
triển vọng ngắn hạn. Do làn sóng COVID gia tăng, các cơ quan chính phủ đã áp dụng các hạn
chế phong tỏa nghiêm ngặt đối với Thành phố Hồ Chí Minh đối với nhiều hoạt động, bao gồm cả
trên phương tiện giao thông công cộng và các cuộc tụ họp công cộng, cũng như các hoạt động
kinh doanh không thiết yếu.
2. Tốc độ tăng trưởng cung tiền 2021-2022:

17


Source: vietstock
So với những năm trước, tốc độ tăng trưởng cung tiền thấp hơn nhiều nhưng vẫn cao hơn đáng
kể so với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa. Cung tiền của Việt Nam trong giai đoạn 20212022 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, M2 tăng từ
5.868,9 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2020 lên 6.873,3 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021, tăng
18,2%. Trong năm 2022, M2 tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 7.881,9 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng
6 năm 2022, tăng 14,1% so với cuối năm 2021.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của cung tiền trong giai đoạn 2021-2022 là do một số yếu tố kinh tế

sau:


Nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19: Năm 2021, GDP của
Việt Nam tăng trưởng 2,58%, cao hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Trong năm 2022,
GDP tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 6,6% trong quý I và 7,72% trong quý II. Sự phục hồi
của nền kinh tế đã dẫn đến nhu cầu về tiền tệ tăng cao, thúc đẩy cung tiền tăng trưởng.



Chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước: Để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau
đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, bao
18


gồm việc giảm lãi suất điều hành, mở rộng tín dụng,... Chính sách tiền tệ nới lỏng đã góp
phần thúc đẩy cung tiền tăng trưởng.
Tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam không ngừng tăng lên, hiện đã vượt mức 140%. Tỷ lệ này
hàm ý rằng một lượng tiền khá lớn đã được bơm vào nền kinh tế thông qua nợ. Nói cách khác,
doanh nghiệp nợ ngành ngân hàng số tiền lớn hơn 1,4 lần GDP, nghĩa là gánh nặng nợ tương đối
lớn, dẫn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm, nhất là khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm.
3. Đánh giá năm 2021 - 2022:
3.1. Về tình hình kinh tế:
Theo IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), giá cả tồn cầu trong đó có Việt Nam đã tăng mạnh trong năm
2021 khi các nền kinh tế dần hoạt động trở lại sau thời gian gián đoạn vì lệnh phong tỏa vì đại
dịch COVID-19 vào năm 2020. Hơn nữa, nó cũng làm dấy lên lo ngại về tình hình dịch bệnh.
lạm phát quay trở lại.
3.2. Về cung tiền:
Số liệu thực tế của Việt Nam trong 22 năm qua (1999-2022) cho thấy cung tiền (M2) và tốc độ
tiền (V) tăng chậm góp phần quan trọng trong việc kiểm sốt lạm phát. Tuy nhiên, nguy cơ lạm

phát vẫn còn tiềm ẩn và phức tạp bởi 2 nguyên nhân chính đến từ nguồn cung tiền.
Thứ nhất, cung tiền tăng vừa phải, nhưng nếu hiệu quả sử dụng vốn thấp sẽ tạo áp lực dài hạn
lên lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh quy mô cung tiền (M2) so với GDP của Việt Nam tương đối
lớn hơn các nước khác. trên thế giới (ở mức 140% GDP, cao hơn mức trung bình của khu vực
ASEAN). Trong khi đó, hệ số ICOR (Tỷ lệ vốn đầu ra tăng thêm) của Việt Nam giai đoạn 20162020 ở mức 6,13 lần, cao hơn nhiều so với khu vực và tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới dành
cho các nước đang phát triển.
Thứ hai, chu kỳ tiền tệ chậm lại nhưng “đường đi” của tiền lại phức tạp hơn. Vận tốc tiền trong
nền kinh tế chậm lại, nhưng “dịng tiền giá rẻ” có nhiều cơ hội chảy vào bất động sản, chứng
khoán, tiền kỹ thuật số… khiến những thị trường đó trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết trong khi
những thị trường đó thực sự là những danh mục đầu tư khá rủi ro.

19



×