Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Skkn Một Số Phương Pháp Mới Để Dạy Tốt Phân Môn Âm Nhạc Thường Thức Ở Trường Tiểu Học .Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.7 KB, 12 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội xu thế phát triển ngày càng cao thì yếu tố con người lại
càng được các quốc gia quan tâm trên hết. Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy,
Giáo dục đào tạo được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển
xã hội với mục đích hướng tới phát triển tối đa năng lực của từng cá nhân,
giúp họ hoà nhập vào cuộc sống xã hội.
Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng. Là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng tồn bộ nền móng
cho hệ thống giáo dục phổ thơng, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn
diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Môn âm nhạc bậc tiếu học ngày nay được đánh giá đúng với tầm quan
trọng cùng các môn khác để các em phát triển nhân cách một cách tồn diện.
Âm nhạc là bộ mơn nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả
tư tưởng tình cảm của con người, nó xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật
thiết với con người cho đến hết cuộc đời, Âm nhạc có tính truyền cảm trực
tiếp, bao gồm cả âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ.
Âm nhạc như một phương tiện để làm cho đời sống con người tinh thần
phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc
đem đến cho con người những cảm xúc, niềm vui , tình cảm, thẩm mỹ …
Mơn Âm nhạc ở trường tiểu học bước đầu hình thành cho học sinh sự
hiểu biết và năng lực cảm thụ Âm nhạc. Muốn đạt được điều này thì người
giáo viên phải hướng dẫn, giảng dạy, tổ chức cho các em hoạt động học tập
tốt cả ba phân môn trong chương trình Âm nhạc ở trường tiểu học, đó là Học
hát, Nhạc lí - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức.


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Cơ sở lí luận :
1.1. Những nội dung cơ bản của phân môn Âm nhạc thường thức ở
trường tiểu học.
* Phân môn Âm nhạc thường thức ở TH bao gồm những nội dung:


- Kể chuyện âm nhạc, giới thiệu tác giả, tác phẩm, nghe nhạc.
- Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc và một số nhạc cụ nước ngồi.
- Ngồi ra cịn có một số bài đọc thêm, một số câu chuyện, một số bài
viết nói về tác dụng và ảnh hưởng của âm nhạc đối với đời sống, Xã hội…
1.2. Mục tiêu dạy phân môn Âm nhạc thường thức ở tiểu học:
- Qua việc giới thiệu tác giả, tác phẩm trong chương trình, học sinh
biết được cơ bản về thân thế, sự nghiệp cuộc đời của một số nhạc sĩ có nhiều
đóng góp cho thiếu nhi; một số nhạc sỹ có nhiều đóng góp cho nền Âm nhạc
Việt Nam.
- Phần giới thiệu về một số thể loại bài hát, một số thể loại nhạc cụ dân
tộc và một số nhạc cụ nước ngồi, giúp cho học sinh bước đầu có hiểu biết,
cũng như những kiến thức mang tính thường thức âm nhạc.
- Các bài đọc thêm và kể chuyện âm nhạc trong chương trình cung cấp
cho học sinh những hiểu biết thêm về âm nhạc và tác dụng của âm nhạc đối
với đời sống con người.
2. Thực trạng của vấn đề :
* Với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của bộ môn Âm nhạc được trang
bị ở đại đa số các trường tiểu học như hiện nay sẽ chỉ đủ đảm bảo được yêu
cầu cần thiết khi dạy hai phân mơn: Hát nhạc, Nhạc lí - TĐN theo phương
pháp mới. Riêng phân mơn Âm nhạc thường thức thì thiết bị phục vụ cho
phân mơn này cịn q ít, trong lúc đó, để dạy tốt phân mơn này đạt hiệu quả
thì cần phải có đầy đủ các thiết bị như: máy nghe nhìn, tranh ảnh minh hoạ


về các câu chuyện, về các nhạc sĩ…Mặt khác giáo viên muốn tìm hiểu thêm
các thơng tin tư liệu ngồi sách giáo khoa của bộ môn để giới thiệu cho các
em thì tài liệu về Âm nhạc lại quá nghèo nàn. Vì vậy khi dạy phân mơn này
giáo viên thường hay dạy chay.
* Trước những thực tế đó, bản thân tơi cũng như các bạn bè đồng
nghiệp có nhiều băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để dựa trên cơ sở các

thiết bị dạy ở trường rất hạn chế mà mình vẫn có thể thự hiện được giờ học
Âm nhạc thường thức cho học sinh đạt được kết quả tốt, tránh được sự nhàm
chán cho các em khi học phân môn này.
- Trong thực tế, trong giờ học môn Âm nhạc đại đa số học sinh ít ham
học phân môn Tập đọc nhạc và phân môn Âm nhạc thường thức, mà chỉ
thích học phân mơn học hát. Do ít ham học, cho nên khi học nội dung này
các em ít chú ý.
- Trong giảng dạy bất kì một mơn học nào, việc hướng dẫn học sinh
học và hiểu bài là rất cần thiết được mọi giáo viên quan tâm, vì qua tiết học
nội dung kiến thức được truyền tải đến học sinh một cách cụ thể và môn Âm
nhạc cũng vậy. Làm thế nào để các em có hứng thú với bộ mơn Âm nhạc,
khơng cịn rụt rè trong mỗi tiết học và u thích bộ mơn Âm nhạc hơn?
- Để có được giờ dạy Âm nhạc thường thức theo mong muốn của
mình, việc đầu tiên là chúng ta lựa chọn các phương pháp phù hợp với phân
môn, và phải tính đến khả năng của bản thân, điều kiện của trường, sau đó là
việc làm như thế nào để phối hợp một cách hợp lý, các phương pháp và các
trang thiết bị đó cho phù hợp với từng tiết dạy.
- Với những lí do khách quan và chủ quan như đã phân tích ở trên tơi
mạnh dạn chọn đề tài “ Một số phương pháp mới để dạy tốt phân môn âm
nhạc thường thức ở trường tiểu học ”
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề


- Sự phối hợp các phương pháp trong tiết học là rất quan trọng. chúng

ta phải lựa chọn phương pháp cho từng tiết học cụ thể, sử dụng, phối hợp các
phương pháp để đạt kết quả cao nhất. Có thể chia phân môn Âm nhạc thường
thức thành dạng bài sau.
+ Kể chuyện âm nhạc, Nghe nhạc, Giới thiệu tác giả, tác phẩm,.
+ Giới thiệu về nhạc cụ

3.1. Đối với dạng bài: Kể chuyện âm nhạc, giới thiệu tác giả, tác
phẩm, nghe nhạc.
- Những câu chuyện âm nhạc đem đến cho học sinh sự hiểu biết và
cảm xúc âm nhạc, giúp các em phát triển khả năng nhận thức về vai trò của
âm nhạc trong cuộc sống. Kể chuyện âm nhạc cũng gần giống như kể chuyện
ở môn Tiếng Việt chỉ khác ở chỗ học sinh được nghe nhạc nhằm minh hoạ
cho câu chuyện và phát triển cảm xúc âm nhạc.
Tôi sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp kể chuyện,
phương pháp hỏi đáp…
- Giáo viên nên giới thiệu khái quát về câu chuyện ,kể cho học sinh
nghe những câu chuyện theo tranh minh hoạ. Học sinh tìm hiểu nội dung bài
qua hệ thống câu hỏi của giáo viên, tiếp đến cho học sinh trình bày những ca
khúc của tác giả mà các em thuộc, giáo viên hát trích đoạn một vài ca khúc
cho học sinh nghe và cuối cùng là cho các em nghe băng đĩa.
*Ví dụ:
Khi giới thiệu “Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn" ( Tiết 30, lớp 4).
Giáo viên cho học sinh xem ảnh chân dung nghệ sĩ và giới thiệu cho học sinh
biết đây là một tấm gương sáng cho tuổi trẻ Việt Nam noi theo về tài năng
âm nhạc và sự lao động nghệ thuật. Nghệ sĩ là niềm tự hào của nền âm nhạc
Việt Nam . Giáo viên cho các em nghe trích đoạn một tác phẩm độc tấu đàn
pianơ để các em có những tình cảm, ấn tượng với tác giả…


Khi cho học sinh nghe nhạc ( hoặc nghe một bài hát.) Giáo viên cần
giới thiệu tên bản nhạc (bài hát), tên tác giả. Nếu là bài hát dân ca nên giới
thiệu vùng miền ,xuất xứ.
Cho học sinh nghe bản nhạc (hoặc bài hát qua băng đĩa). Sau đó giáo
viên đặt câu hỏi để giúp học sinh cảm nhận tác phẩm sau khi nghe như: Nội
dung bài hát nói lên điều gi? Nghe giai điệu có hay khơng? Nhịp điệu bài hát
nhanh hay chậm, vui tươi, sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng? Sau đó giáo viên

tóm lại nội dung, hình thức âm nhạc của bản nhạc và cho học sinh nghe lại
bản nhạc (bài hát) một lần nữa.
3.2. Đối với dạng bài: Giới thiệu nhạc cụ.
- Đối với dạng bài này, chúng ta nên phóng to nhiều loại nhạc cụ khác
nhau. Sửu tầm hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn các loại nhạc cụ khác nhau.
Ngồi những thơng tin có trong sách giáo khoa ta tìm thêm những tư liệu như
nguồn gốc của các loại đàn, hay kể các câu chuyện phù hợp với bài học cho
học sinh nghe. Với những tiết học này giáo viên nên sử dụng đàn Organ để
các em nghe và nhận biết âm sắc của từng loại nhạc cụ. Các em sẽ rất thích
khi được nghe giáo viên độc tấu một tác phẩm âm nhạc nào đó có các âm sắc
các nhạc cụ vừa được giới thiệu hoặc giáo viên cho học sinh nghe độc tấu
các loại nhạc cụ qua băng đĩa. Bên cạnh đó giáo viên cho học sinh nghe trích
đoạn các bản nhạc không lời để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp riêng
của âm sắc trên từng loại nhạc cụ.
- Với dạng bài này nên dùng phương pháp quan sát, phương pháp hỏi
đáp, phương pháp giảng giải, phương pháp kể chuyện …
- Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi như: Nhận biết từng nhạc cụ
theo tranh, ảnh, trị chơi nghe âm sắc đốn tên nhạc cụ. Mơ phỏng tư thế biểu
diễn nhạc cụ.
* Ví dụ:


Khi Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc ( Tiết 6, lớp 4). Giáo viên cho
các em quan sát tranh ( hoặc nhạc cụ thật) về hình dáng các nhạc cụ : Đàn
Nhị , đàn tam, đàn nhị , đàn tứ , đàn tì bà. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi để
học sinh tìm hiểu về từng loại nhạc cụ, giải thích cho học sinh hiểu về xuất
xứ và tính năng của từng loại nhạc cụ…Tiếp theo giáo viên cho học sinh
nghe âm sắc của từng loại nhạc cụ trên phím đàn Organ và u cầu học sinh
tìm ra âm sắc của từng loại nhạc cụ vừa được giới thiệu…
* Công việc dạy và học phân môn Âm nhạc thường thức được đầu tư

vào thì kết quả học tập của các em có những chuyển biến rỏ rệt, khả năng
tiếp thu bài ngày càng tăng. Từ đó hình thành cho học sinh thói quen tự học
bài và tự cảm nhận được nội dung, tính chất của một tác phẩm âm nhạc.
=> Từ các phương pháp trên được kết hợp nhuần nhuyễn và thể hiện
tốt hơn, nhờ vậy trong tiết học, học sinh chủ động và hứng thú hơn, chất
lượng tiếp thu bài của học sinh dần dần được nâng cao, đặc biệt là một số em
còn chậm.
4. Nội dung và hiệu quả nghiên cứu.
4.1. Nội dung nghiên cứu:
4.1.1. Kể chuyện:
Trong các giờ học Âm nhạc thường thức ngoài những thơng tin đã có
trong sách giáo khoa, nếu giáo viên có những câu chuyện kể về tác giả, tác
phẩm hay, hay các tư liệu về các sinh hoạt Âm nhạc, các loại nhạc cụ... thì sẽ
thu hút được sự tập trung của các em học sinh vào bài học, giúp các em dễ
nhớ hơn nội dung bài học và góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức,
tình cảm cho các em thơng qua bộ mơn.
*Ví dụ:
- Khi dạy bài “Khúc nhạc dưới trăng ” (Tiết 28, Lớp 5 ) tôi kể cho
học sinh nghe câu chuyện về Lút-vich Van Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài


người Đức. Sau khi rời khỏi xóm lao động nghèo, Bét-tô-vẻn rảo bước về
nhà, ông muốn ghi lại nét nhạc vừa xuất hiện. Ngay đêm ấy, nhà soạn nhạc
thiên tài đã hồn thành tác phẩm Bản Sơ nát Ánh trăng . Đó là một trong rất
nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông.
- Khi dạy bài “Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc”(Tiết 6, lớp 4 ) giới
thiệu Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ và đàn tì bà, chúng ta cho các em nhận biết
dễ dàng về hình dáng các nhạc cụ như: đàn nhị có 2 dây, dùng vĩ để kéo…
đàn tam có 3 dây dùng móng gảy… đàn tứ gần giống với đàn nguyệt nhưng
cần đàn ngắn …đàn tì bà dùng móng gảy, thường do phụ nữ biểu diễn có

âm thanh trong trẻo … Qua những lời giảng như vậy, đã đóng góp phần
khơng nhỏ trong việc giáo dục ý thức gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
và yêu quê hương đất nước cho học sinh.
4.1.2. Sử dụng tranh ảnh.
Mỗi bài Âm nhạc thường thức trong sách giáo khoa đều có rất ít tranh
ảnh minh hoạ tính thẩm mĩ chưa cao, chủ yếu là hình đen trắng. Việc phóng
to các bức tranh và tơ màu các bức tranh đó giúp các em quan sát rõ hơn, hấp
dẫn hơn. Ngoài ra GV cần sưu tầm thêm các tranh ảnh khác từ tư liệu, sách
báo để giới thiệu cho học sinh trong tiết dạy.
4.1.3. Nghe nhạc.
Trong phân mơn học Âm nhạc thường thức thì nghe nhạc là một phần
không thể thiếu được. Tuỳ từng tiết học, dựa vào điều kiện trang thiết bị của
trường và thiết bị của môn học mà tôi cho học sinh nghe nhạc qua băng đĩa
hoặc giáo viên trình bày...
4.1.4. Giáo viên hát.
Trong quá trình giảng dạy học sinh ở trường tiểu học tơi nhận thấy các
em rất thích được nghe thầy cơ hát. Các em rất chăm chú lắng nghe giáo viên


hát mẫu bài hát qua giọng hát trong trẻo, thể hiện sắc thái biểu cảm từng
bài ..
Hiện nay có rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ được in trong các tập ca
khúc, giáo viên có thể sưu tầm và tập hát để hát cho các em nghe trong các
giờ dạy Âm nhạc thường thức.
4.1.5. Sử dụng đàn Ogran.
Với những bài giới thiệu các loại nhạc cụ, để học sinh nghe và phân
biệt âm sắc của các nhạc cụ, giáo viên có thể đàn trực tiếp hoặc sử dụng tiếng
đàn được cài đặt sẵn trong đàn Organ cho các em nghe.
4.2. Kết quả đạt được:
Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tơi được

phân cơng giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Tôi nhận thấy đa số học sinh rất thích
học Âm nhạc. Học sinh cú phần tự tin, mạnh dạn, hứng thú học tập. Điều này
càng khẳng định môn Âm nhạc ngang tầm với các môn học khác trong nhà
trường hiện nay. Các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao.
Cụ thể như sau:
Xếp loại
A+
A

Khối 1
35%
65%

Khối 2
40%
60%

Khối 3
40%
60%

Khối 4
30%
70%

Khối 5
30%
70%

Có được kết quả trên đó là sự cố gắng học tập và say mê của các em

học sinh cùng phụ huynh, các thầy cô, sự quan tâm của lãnh đạo cùng với sự
giúp đỡ của các đồng nghiệp trong trường.


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1.Kết luận :
Dạy học là khó, dạy nghệ thuật lại càng khó hơn, cần phải mang tính
nghệ thuật cao, song khơng phải là khơng dạy được, vì mơn Âm nhạc đem
laị niềm vui cho mọi người được nhìn thấy cái hay, cái đẹp của cuộc
sống ,đẹp trong bản thân của mỗi người và mọi người xung quanh.
Để dạy học sinh như thế nào cho tốt, hiệu quả cao còn phụ thuộc vào
tâm huyết nghề nghiệp của giáo viên, với lòng yêu nghề, yêu trẻ của giáo
viên chúng ta chắc chắn mỗi người sẽ tìm cho mình một giải pháp tốt nhất
đóng góp cho sự nghiệp “ Trăm năm trồng người”.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Âm nhạc thường thức ở trường tiểu
học, từ những kinh nghiệm thực tế cùng với những kiến thức đã được học và
những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn bè, bản thân tơi đã tìm ra cho
mình các biện pháp để dạy tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong điều
kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Tơi đã tránh được tình trạng dạy chay
ở các tiết học Âm nhạc thường thức, thu hút các em học sinh tham gia hoạt
động học tập tích cực, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có kỹ năng
cảm thụ Âm nhạc tốt hơn.
Tuy nhiên đây mới chỉ là cách làm, cách nhìn nhận chủ quan của riêng
bản thân tôi dựa trên một số đối tượng học sinh nhất định. Rất mong được sự
góp ý của các thầy cơ giáo, các bạn đồng nghiệp để tõi có những giờ dạy
Âm nhạc thường thức ngày một tốt hơn.
2. Kiến nghị :
Muốn đảm bảo dạy và học tốt bộ môn Âm nhạc, nhà trường nên đầu tư
một phòng học nghệ thuật với những trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất
lượng dạy và học. Qua đó tổ chức các lớp năng khiếu để bồi dưỡng, phát huy

tốt tài năng âm nhạc. Cần bổ sung sách tham khảo và tài liệu về bộ môn Âm


nhạc để giáo viên có tài liệu tham khảo, tìm hiểu nhằm nâng cao kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ cho công tác giảng dạy.

Người thực hiện

Lưu Phương Lan


TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT

Tên tài liệu

1

Hỏi đáp dạy học  n mhạc- NXB Giáo dục năm 2007

2

Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc tiểu học

3

SGK Âm nhạc 3,4,5

4


Sách hướng dẫn Giáo viên


MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. Đặt vấn đề
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
4. Nội dung và hiệu quả nghiên cứu
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị

TRANG
1
2
2
2
4
6
9
9
9




×