Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giải pháp giảm thiểu rủi ro an toàn, vệ sinh lao động khi thi công lắp dựng kết cấu bê tông đúc sẵn tại dự án Rose Town

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

TRẦN ĐÌNH TRIỆU

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO
AN TỒN, VỆ SINH LAO ĐỘNG KHI
THI CƠNG LẮP DỰNG KẾT CẤU BÊ TÔNG
ĐÚC SẴN TẠI DỰ ÁN ROSE TOWN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 8340417

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHƯƠNG ĐÌNH TÂM

HÀ NỘI, NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Giải pháp giảm thiểu rủi ro an
toàn, vệ sinh lao động khi thi công lắp dựng kết cấu bê tông đúc sẵn tại dự
án Rose Town” là cơng trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Phương Đình Tâm. Luận văn chưa được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân
thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tồn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn

Trần Đình Triệu



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Phương Đình Tâm người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong
suốt thời gian em nghiên cứu luận văn. Và cũng là người đưa ra những ý
tưởng, kiểm tra sự phù hợp của luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ Trường Đại học
Cơng đồn đã giảng dạy, và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường. Những kiến thức mà chúng em nhận được sẽ là hành
trang giúp chúng em vững bước trong tương lai.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ln ở bên
để động viên và là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực giúp em hoàn thành
luận văn này.
Trong quá trình làm luận văn mặc dù đã cố gắng hồn thành trong phạm
vi và khả năng có thể. Tuy nhiên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự cảm thơng và tận tình chỉ bảo của Q thầy cơ và tồn
thể các bạn
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu .............................................................. 4
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG .... 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngồi về cơng tác an tồn trong
thi công xây dựng .............................................................................................. 6
1.2. Tổng quan các nghiên cứu của Việt Nam về an tồn trong thi cơng
xây dựng ........................................................................................................... 10
1.3. Thực trạng cơng tác an tồn vệ sinh lao động trong thi công xây
dựng tại Việt Nam ........................................................................................... 12
1.4. Phương pháp đánh giá rủi ro .................................................................. 17
1.4.1. Mục đích.................................................................................................. 17
1.4.2. Các loại đánh giá ..................................................................................... 17
1.4.3. Quy trình đánh giá rủi ro và phương pháp thực hiện .............................. 23
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 30
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP XN MAI, NHÀ THẦU THI CƠNG
TỊA DV04 DỰ ÁN ROSE TOWN .................................................................... 31


2.1. Thông tin chung về công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai ....................... 31
2.1.1. Giới thiệu thông tin cơ bản về Công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai ........... 31
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai31
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai............. 32
2.1.4. Tổng quan dự án ...................................................................................... 33
2.2. Thực trạng cơng tác an tồn tại tịa DV04 dự án Rose Town .............. 34
2.2.1. Bộ máy tổ chức công tác an toàn vệ sinh lao động tại dự án .................. 34
2.2.2. Tình hình sử dụng lao động tại dự án ..................................................... 36

2.2.3. Quy trình kiểm sốt hồ sơ pháp lý và đào tạo về an toàn vệ sinh lao
động - PCCC trên cơng trường ......................................................................... 39
2.2.4. Quy trình kiểm sốt an tồn với máy, thiết bị và dụng cụ thi cơng .............. 42
2.2.5. Quy định về chu trình làm việc đảm bảo an toàn ................................... 44
2.2.6. Việc lập và thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động ....................... 46
2.2.7. Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân ................................................... 47
2.2.8. Khai báo điều tra tai nạn lao động .......................................................... 47
2.2.9. Việc tuyên truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ......................... 48
2.2.10. Công tác quản lý khám nghiệm các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
an tồn ............................................................................................................... 48
2.2.11. Khó khăn và tồn tại của cơng tác an toàn vệ sinh lao động trong thực
tế triển khai thi công của dự án ......................................................................... 49
2.3. Ưu, nhược điểm cơng tác an tồn vệ sinh lao động tại dự án .............. 60
2.3.1. Ưu điểm của công tác an toàn vệ sinh lao động tại dự án ...................... 60
2.3.2. Nhược điểm của cơng tác an tồn vệ sinh lao động tại dự án................. 62
2.4. Đánh giá rủi ro cho công tác lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn ........ 63
2.4.1. Giới thiệu về công nghệ bê tông dự ứng lực bán tiền chế ...................... 63
2.4.2. Ứng dụng công nghệ cho thi công nhà cao tầng ..................................... 64
2.4.3. Đánh giá rủi ro cho công tác thi công lắp dựng dầm, sàn ....................... 65
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 74


Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO AN TỒN,
VỆ SINH LAO ĐỘNG KHI THI CƠNG LẮP DỰNG KẾT CẤU BÊ TÔNG
ĐÚC SẴN TẠI DỰ ÁN ROSE TOWN .............................................................. 75

3.1. Các giải pháp an toàn để cải thiện các vấn đề về an toàn vệ sinh lao
động tại dự án .................................................................................................. 75
3.1.1. An toàn Giàn giáo, thang ........................................................................ 75
3.1.2. Phịng chống ngã cao .............................................................................. 76

3.1.3. An tồn cơng tác nâng ............................................................................. 78
3.1.4. An tồn điện ............................................................................................ 78
3.1.5. An tồn giao thơng .................................................................................. 79
3.2. Giải pháp về cơng tác tổ chức ................................................................. 80
3.3. Giải pháp về biển cảnh báo, tín hiệu ...................................................... 83
3.3.1. Biển báo an tồn ...................................................................................... 84
3.3.2. Tín hiệu ................................................................................................... 86
3.4. Giải pháp trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân ................................. 87
3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro cho công tác lắp dựng kết cấu bê
tông đúc sẵn ..................................................................................................... 88
3.6. Các giải pháp khác ................................................................................... 99
3.6.1. Giải pháp quản lý .................................................................................... 99
3.6.2. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................... 99
3.6.3. Kết quả đạt thu được của giải pháp ....................................................... 102
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 106


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng việt
Viết tắt

Viết đầy đủ

AT

An toàn

ATLĐ


An toàn lao động

ATSKNN

An toàn sức khỏe nghề nghiệp

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội

BXD

Bộ Xây Dựng

BCH

Ban chỉ huy

BĐH

Ban điều hành

BQLDA

Ban quản lý dự án


CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

HLAT

Huấn luyện an tồn

HĐATVSLĐ Hội đồng an tồn vệ sinh lao động
HSPL

Hồ sơ pháp lý

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PTBVCN

Phương tiện bảo vệ cá nhân

QLDA

Quản lý dự án


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TB

Thông báo

TNLĐ

Tai nạn lao động

TBCYCNN

Thiết bị có u cầu nghiêm ngặt

XMC

Cơng ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai

XML

Công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai


Tiếng Anh

Viết tắt

Viết đầy đủ

Tiếng việt
Nghiên cứu mối nguy và khả

HAZOP

Hazard and operability study

HRA

Human reliability assessment

PHA

Preliminary hazard analysis

Phân tích sơ bộ mối nguy

Failure modes and effects

Phân

analysis

phương thức sai lỗi

FTA


Fault tree analysis

Phân tích cây lỗi

ETA

Event tree analysis

Phân tích cây sự kiện

FMEA

năng vận hành
Đánh giá độ tin cậy của con
người
tích

tác

động

Aptomat chống giật
ELCB

Earth Leakage Circuit Breaker

Cầu dao chống rò điện
Rơ le bảo vệ chạm đất





DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1. Ma trận rủi ro ..................................................................................... 23
Bảng 1.2. Khả năng xảy ra tai nạn ..................................................................... 25
Bảng 1.3. Mức độ ảnh hưởng ............................................................................. 26
Bảng 1.4. Mức độ nghiêm trọng của rủi ro ........................................................ 27
Bảng 1.5. Phân hạng cấp độ rủi ro ..................................................................... 27
Bảng 2.1. Kết quả khám sức khỏe tại dự án tính đến cuối năm 2021 ............... 38
Bảng 2.2. Quy trình kiểm sốt hồ sơ đầu vào .................................................... 39
Bảng 2.3. Quy trình kiểm sốt thiết bị ............................................................... 42
Bảng 2.4 Đánh giá rủi ro cho công tác lắp dựng dầm, sàn bê tông đúc sẵn ...... 70
Bảng 2.5. Bảng phân cấp mức độ nghiêm trọng và cấp độ nghiêm trọng ......... 73
Bảng 3.1. Bảng đánh giá rủi ro và giải pháp quản lý rủi ro cho công tác lắp
dựng kết cấu bê tông đúc sẵn ............................................................ 88
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Phân loại theo giới tính người lao động tại dự án ......................... 36
Biểu đồ 2.2. Phân loại lực lượng lao động theo độ tuổi .................................... 37
Biểu đồ 2.3. Phân loại lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn .............. 38


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Cơng ty cổ phần xây lắp Xn Mai ............................ 32
Hình 2.2. Phối cảnh dự án Rose Town .............................................................. 33
Hình 2.3. Sử dụng cáp cẩu khơng đảm bảo an tồn ........................................... 49
Hình 2.4. Sàn cẩu vật liệu khơng lắp đặt lan can chắc chắn khơng treo biển
báo an tồn ......................................................................................... 50

Hình 2.5. Hàn liên kết móc cẩu khơng đảm bảo ................................................ 50
Hình 2.6. Dây điện bị cháy do cơng suất khơng đảm bảo ................................. 51
Hình 2.7. Tủ điện chưa dán thơng tin liên hệ và biển cảnh báo ........................ 51
Hình 2.8. Thiết bị không đo kiểm tra và dán tem kiểm tra thiết bị .................... 52
Hình 2.9. Khơng lắp đặt lan can an tồn ............................................................ 53
Hình 2.10. Thép chờ sàn khơng được cảnh báo ................................................. 53
Hình 2.11. Thi cơng dầm khơng có cáp cứu sinh, thiếu thang lên xuống ......... 54
Hình 2.12. Cáp neo giáo bao che ngồi neo giữ khơng đúng BPTC ................. 55
Hình 2.13. Giáo bao che ngồi nâng chậm, dây cứu sinh chưa lắp ................... 55
Hình 2.14. Lưới chống rơi neo giữ khơng chắc chắn ........................................ 56
Hình 2.15. Thi cơng hàn khơng có biện pháp hứng xỉ hàn ................................ 57
Hình 2.16. Sử dụng thanh thép làm dây mát máy hàn ....................................... 58
Hình 2.17. Cơng nhân đi giày giẫm gót ............................................................. 59
Hình 2.18. Cơng nhân thi cơng khơng sử dụng dây an tồn .............................. 59
Hình 2.19. Mặt bằng bãi gia cơng bừa bộn ........................................................ 60
Hình 2.20. Hình ảnh lắp dựng dầm bê tơng đúc sẵn .......................................... 68
Hình 2.21. Hình ảnh biện pháp lắp dựng sàn điển hình ..................................... 68
Hình 2.22. Thi cơng lắp dựng tấm sàn panel ..................................................... 69
Hình 3.1. Hình ảnh giàn giáo đảm bảo an tồn .................................................. 76
Hình 3.2. Lắp đặt hệ lưới chống rơi trên giáo bao che ngồi và giáo thơng
tầng .................................................................................................... 77
Hình 3.3. Kiểm tra thiết bị định kỳ và dán tem kiểm tra hàng tháng................. 78
Hình 3.4. Bọc bổ sung ống ruột gà cho dây điện ............................................... 79
Hình 3.5. Hình ảnh phân chia khu vực kê xếp vật tư và lối đi riêng ................. 80


Hình 3.6. Hình ảnh cổng kiểm sốt ra vào dự án ............................................... 80
Hình 3.7. Hình ảnh đào tạo an tồn đầu vào cho người lao động mới .............. 81
Hình 3.8. Tổ chức khen thưởng cho người lao động ......................................... 81
Hình 3.9. Bảng chấm điểm cơng tác hồ sơ an tồn vệ sinh lao động ................ 82

Hình 3.10. Bảng chấm điểm các lỗi hiện trường tại dự án ................................ 82
Hình 3.11. Bản tin an tồn phát hành hàng tháng .............................................. 83
Hình 3.12. Một số mẫu biển cảnh báo công ty đang sử dụng ............................ 84
Hình 3.13. Một số mẫu biển chỉ dẫn cơng ty đang sử dụng .............................. 85
Hình 3.14. Mẫu biển nội quy sử dụng tại dự án ................................................. 85
Hình 3.15. Một số mẫu biển khẩu hiệu sử dụng tại dự án ................................. 86
Hình 3.16. Lắp đặt lan can cứng tại mép sàn ..................................................... 97
Hình 3.17. Lắp đặt hệ gơng chống lật cho dầm ................................................. 98
Hình 3.18. Kiểm tra cáp cẩu hàng tháng ............................................................ 98
Hình 3.19. Hình ảnh chuyển đổi từ giáo H sang giáo Ringlock ...................... 100
Hình 3.20. Sử dụng mâm giáo 1m2 thi cơng lắp dựng .................................... 100
Hình 3.21. Sử dụng bạt chống cháy hứng xỉ hàn ............................................. 101
Hình 3.22. Lắp đặt lưới thép vng 1x1 phịng ngừa vật rơi........................... 101
Hình 3.23. Kiểm tra thử tải sàn cẩu vật liệu sau khi lắp đặt ............................ 102
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ xương cá ................................................................................. 18
Sơ đồ 1.2. Quy trình đánh giá ............................................................................ 23
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động tại cơng trình ....... 35
Sơ đồ 2.2. Chu trình làm việc đảm bảo an toàn ................................................. 44


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi cơng xây dựng là một trong môi trường lao động luôn nằm trong top
đầu những ngành có số vụ tai nạn và số lượng người tử vong cao nhất theo
thống kê, với đặc thù khối lượng công việc lớn, đa dạng và sử dụng các loại máy
móc, thiết bị, vật tư, chất có u cầu nghiêm ngặt về an tồn, vệ sinh lao động.
Trong q trình thi cơng ln tồn tại những mối nguy về an tồn đe dọa tới tính

mạng và sức khỏe người lao động, trong đó làm việc trên cao là một trong những
nguyên nhân gây tử vong và chấn thương nghiêm trọng phổ biến nhất.
Trong quá trình thi cơng xây dựng cơng trình tịa nhà DV4 dự án Rose
Town của công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai bên cạnh những thuận lợi trong
q trình thi cơng nhưng vẫn cịn những khó khăn vướng mắc trong cơng tác
an tồn, vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ, mơi trường đến người lao
động và cư dân xung quanh dự án. Đặc biệt công tác lắp dựng cấu kiến bê
tông đúc sẵn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy và rủi ro do các cấu kiện lắp dựng
thường có tải trọng lớn, q trình thi cơng phải sử dụng cẩu tháp, cẩu lốp và
làm trên cao để thi cơng, vì vậy khi xảy ra sự cố thường sẽ dẫn đến những tai
nạn nặng và nghiêm trọng gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, từ đó đặt
ra nhiều thách thức đối với đơn vị thi công.
Với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro phịng
ngừa tai nạn trong q trình thi cơng lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn, em
xin được thực hiện và chọn Đề tài “Giải pháp giảm thiểu rủi ro an tồn, vệ
sinh lao động khi thi cơng lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn tại dự án
Rose Town” làm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá rủi ro an tồn sức
khoẻ nghề nghiệp tại tịa DV04 dự án Rose Town của cơng ty, đồng thời
nghiên cứu cải tiến các biện pháp an tồn khi thi cơng tại các cơng trình của
Cơng ty cổ phần xây lắp Xuân Mai đang thi công. Từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro nhằm cải thiện điều kiện làm việc, phòng
tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.


2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu các thông tin về các đề tài nghiên cứu, tác giả
đã tìm hiểu được một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề giải pháp an toàn,

quản lý rủi ro ATVSLĐ trong ngành xây dựng. Sau đây là một số cơng trình
nghiên cứu khoa học tiêu biểu về giải pháp an toàn và quản lý rủi ro
ATVSLĐ trong ngành xây dựng:
- Tác giả Lê Anh Dũng, Bùi Mạnh Hùng, “Quản lý rủi ro trong doanh
nghiệp xây dựng” Nhà xuất bản xây dựng (2015). Bài nghiên cứu giới thiệu
các khái niệm, phân loại, nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong xây dựng,
cũng như các nguyên tắc, mục tiêu và phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt
động đầu tư xây dựng. Bài nghiên cứu cũng đề xuất quy trình quản lý rủi ro,
lập kế hoạch quản lý rủi ro và tổ chức thực hiện quản lý rủi ro cho các dự án
của doanh nghiệp xây dựng. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra các biện pháp phòng
ngừa rủi ro theo ba mức: chiến lược, chi tiết và cá nhân.
- Tác giả Đinh Tuấn Hải và Nguyễn Hữu Huế, “Quản lý rủi ro trong
xây dựng” Nhà xuất bản xây dựng (tháng 12/2016). Cuốn sách giúp người
đọc hiểu được các khái niệm cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro, cũng như
những áp dụng thực tế của chúng trong ngành xây dựng. Cuốn sách có các
mình họa và chỉ ra cách áp dụng quy trình quản lý rủi ro vào một số cơng
trình nhà cao tầng tại Hà Nội và đánh giá hiệu quả của nó.
- Tác giả Lê Kiều, “Quan điểm về quản lý rủi ro, quản lý các tai nạn
lao động” tạp chí Xây dựng (2014). Tác giả xây dựng quy trình QLRR tai nạn
lao động gồm các bước. Đây là một nghiên cứu rất có ý nghĩa và thiết thực,
bởi vì tai nạn lao động là một trong những rủi ro lớn nhất và nguy hiểm nhất
trong lĩnh vực xây dựng. Nghiên cứu này đã đề xuất một quy trình quản lý rủi
ro gồm bốn bước, từ lập kế hoạch, đánh giá, tổ chức đến xây dựng cơ sở dữ
liệu phòng ngừa tai nạn lao động.
…vv.


3

Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác đánh giá rủi ro và giải pháp

giảm thiểu tai nạn lao động trong thi công xây dựng phần lớn tập trung vào
các khái niệm về quản lý rủi ro, quy trình quản lý rủi ro phòng ngừa tai nạn
lao động, lập kế hoạch quản lý rủi ro và áp dụng vào thực tế. Qua tìm hiểu tác
giả chưa thấy có cơng trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về giải pháp
giảm thiểu rủi ro an toàn, vệ sinh lao động khi thi công lắp dựng cấu kiện bê
tông đúc sẵn, và càng chưa có cơng trình nghiên cứu đến giải pháp giảm thiểu
rủi ro an toàn, vệ sinh lao động khi thi công lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn
tại công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai – một lĩnh vực hồn tồn mới, có thể đưa
ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động
trong q trình thi cơng. Vì vậy đề tài “Giải pháp giảm thiểu rủi ro an toàn, vệ
sinh lao động khi thi công lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn tại dự án Rose
Town” là đề tài hồn tồn mới, có ý nghĩa thực tiễn và lý luận hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu
- Đánh giá được thực trạng cơng tác an tồn vệ sinh lao động và các
mối nguy dẫn đến rủi ro ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến người lao động
trong q trình thi cơng lắp dựng cấu kiện bê tơng đúc sẵn tại tịa DV04 dự
án Rose Town.
- Đề xuất được một số giải pháp giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo an toàn
vệ sinh lao động cho người lao động trong quá trình thi cơng tịa DV04 dự án
Rose Town.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng an toàn vệ sinh lao động trong q trình thi
cơng tịa nhà DV04, dự án Rose Town.
- Phân tích, đánh giá và áp dụng phương pháp xác định mối nguy và
đánh giá rủi ro trong q trình thi cơng tịa nhà DV04, dự án Rose Town.


4


- Đưa ra được các giải pháp áp dụng đề tài nghiên cứu cho việc thi công
lắp dựng kết cấu lắp ghép tại tòa nhà DV04, dự án Rose Town và cho các dự
án thi công lắp dựng kết cấu lắp ghép của công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp giảm thiểu rủi ro về an tồn vệ sinh
lao động khi thi cơng lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Phạm vi nghiên cứu: Tịa DV4 dự án Rose Town của cơng ty cổ phần
xây lắp Xuân Mai
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Thực hiện phân tích, so
sánh, đánh giá các mối nguy, rủi ro tiềm ẩn trong q trình thi cơng lắp dựng
cấu kiện bê tông đúc sẵn và những vấn đề ảnh hưởng đến an tồn vệ sinh lao
động tại cơng ty cổ phần xây lắp Xuân Mai.
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Luận văn góp phần đánh giá phương pháp nhận diện kiểm sốt mối
nguy cho cơng tác thi công lắp dựng kết cấu bê tông đúc sẵn tại tịa DV04 dự
án Rose Town từ đó đưa ra các giải pháp ATVSLĐ trong q trình thi cơng
lắp dựng và áp dụng cho các công tác thi công lắp dựng sau này của công ty
cổ phần xây lắp Xuân Mai thi cơng.
- Luận văn góp phần đánh giá được thực trạng cơng tác an tồn ATVSLĐ
trong q trình thi cơng của công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai. Từ đó đề xuất
được các giải pháp giúp ngăn ngừa rủi ro, phịng tránh TNLĐ các biện pháp kiểm
sốt ATVSLĐ...vv.
- Luận văn này có thể đóng góp một phần trong tài liệu nghiên cứu tiếp
theo, là cơ sở tham khảo về đảm bảo an tồn vệ sinh lao động, phịng chống
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công ty cổ phần xây lắp Xuân Mai.



5

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về cơng tác an tồn vệ sinh lao động
Chương 2: Thực trạng cơng tác an tồn vệ sinh lao động tại tòa DV04
dự án Rose Town
Chương 3: Đề xuất giải pháp kiểm sốt rủi ro trong thi cơng xây dựng và
cải thiện cơng tác An tồn sức khỏe nghề nghiệp tại tòa DV04 dự án Rose Town.


6

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài về cơng tác an tồn
trong thi cơng xây dựng
Thi cơng xây dựng là một công việc nguy hiểm liên quan đến nhiều
thành phần khác nhau như người lao động trực tiếp, cán bộ, giám sát, khách
thăm quan, người dân xung quanh. Đặc biệt hiện tại đang bùng nổ các dự án
xây dựng triển khai tại các địa phương trên cả nước, điều này cũng đặt mối
quan tâm trong công tác ATVSLĐ cho các bên liên quan cũng như nhưng
thách thức và giải pháp đảm bảo ATVSLĐ không để xảy ra các sự cố trên
công trường xây dựng.
Các nghiên cứu về các giải pháp an tồn trong thi cơng xây dựng trên thế
giới chỉ ra người lao động làm việc trên công trường xây dựng thường phải
đối mặt với nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn như ngã cao, điện giật, vận hành
máy móc thiết bị, vật rơi, cháy nổ, …vv
Theo J. Y. Park và C. Y. Lee (2010) “Risk Assessment for Structural

Steel Erection Activities in Construction” được xuất bản trong tạp chí
International Journal of Project Management vào năm 2010. Bài báo này tập
trung vào việc phân tích các rủi ro trong các hoạt động lắp đặt kết cấu thép
trong xây dựng [17].
Theo J. Y. Park và C. Y. Lee (2010) đề xuất một phương pháp đánh giá
rủi ro dựa trên các tiêu chí như mức độ nguy hiểm, tần suất xảy ra, khả năng
phát hiện và khả năng kiểm soát. Bài báo cũng trình bày một ví dụ thực tế về
việc áp dụng phương pháp này trong một dự án xây dựng tại Hàn Quốc.
Phương pháp đánh giá rủi ro của bài báo bao gồm các bước sau:
- Xác định các hoạt động lắp đặt thép kết cấu và các nguy cơ tiềm ẩn
liên quan.
- Xác định các tiêu chí đánh giá rủi ro và các mức độ tương ứng.


7

- Xây dựng một ma trận đánh giá rủi ro để tính tốn điểm rủi ro cho mỗi
hoạt động và nguy cơ.
- Phân loại các rủi ro theo mức độ cao, trung bình hoặc thấp.
- Đề xuất các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro.
Bài báo cho rằng phương pháp này có thể giúp cải thiện an tồn cơng
trình xây dựng, tăng hiệu quả quản lý dự án và giảm thiểu chi phí và thời gian
thi cơng. Bài báo cũng khuyến khích việc nghiên cứu thêm về các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro và các phương pháp kiểm soát hiệu quả.
Theo Rita.Yi. Man.Li và Sun Wah Poon “Construction site safety: A
literature review” được Springer Berlin Heidelberg xuất bản vào năm 2013
[19]. Tập trung vào việc đánh giá các nghiên cứu về an toàn trong các cơng
trình xây dựng và đưa ra một số khuyến nghị để cải thiện an toàn trong ngành
xây dựng. Cuốn sách này là cuốn sách đầu tiên thuộc loại này xem xét các
vấn đề từ góc độ cung và cầu. Nhìn chung, việc cung cấp các biện pháp an

tồn bao gồm quản lý an toàn, các quy định, cung cấp kiến thức an toàn trong
khi nhu cầu về các biện pháp an tồn bao gồm các chi phí phi tiền tệ và tiền tệ
cao do tai nạn xây dựng. Chương 1 và 2 giới thiệu các nguyên nhân gây ra tai
nạn xây dựng ở một số nước phát triển và đang phát triển. Chương 3 làm sáng
tỏ việc cung cấp các biện pháp an toàn ở một số nước đang phát triển, chẳng
hạn như Bermuda, Trung Quốc, Ai Cập và Kuwait; cũng như các nước phát
triển, chẳng hạn như Pháp, Hoa Kỳ và Singapore. Các chương 4–6 nghiên cứu
hiệu quả của các biện pháp an toàn khác nhau ở Hồng Kông với sự trợ giúp
của bảng câu hỏi, nghiên cứu điển hình và phỏng vấn. Chương 7 và 8 học
chia sẻ kiến thức an toàn với Web 2.0 và cơng nghệ thơng tin. Bằng cách xem
xét chi phí trực tiếp và gián tiếp của các vụ tai nạn xây dựng và các vụ kiện ở
Vương quốc Anh và Hồng Kông, Chương 9–11 xem xét nhu cầu về các biện
pháp an toàn khác nhau. Cuối cùng, Chương 12 minh họa tác động của kiệt
sức đối với an tồn cơng trình xây dựng.


8

Theo Rita.Yi. Man.Li và Sun Wah Poon “Construction site safety: A
literature review” được Springer Berlin Heidelberg xuất bản vào năm 2013
[19] cũng khuyến khích việc áp dụng các cơng nghệ tiên tiến như BIM, thực
tế ảo, giám sát trực tuyến để cải thiện an tồn cơng trình xây dựng.
Theo Feniosky Peña-Mora và các cộng sự “Toward an understanding of
the impact of production pressure on safety performance in construction
operations”, tập trung vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa áp lực sản xuất và
hiệu suất an toàn trong các hoạt động xây dựng [16].
Khơng có gì lạ khi quan sát thấy rằng tiến độ thực tế và hiệu suất chất
lượng khác với hiệu suất theo kế hoạch (ví dụ: trì hỗn tiến độ và làm lại)
trong một dự án xây dựng. Những khác biệt như vậy thường dẫn đến áp lực
sản xuất (ví dụ: bị ép phải làm việc nhanh hơn). Các nghiên cứu trước đây đã

chứng minh rằng áp lực sản xuất như vậy ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất an
tồn. Tuy nhiên, quy trình mà áp lực sản xuất ảnh hưởng đến hiệu suất an
toàn và ở mức độ nào, vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do đó, tác động của
áp lực sản xuất chưa được lồng ghép nhiều vào quản lý an toàn trong thực
tế. Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, bài viết này xem xét áp lực sản xuất
liên quan như thế nào đến hiệu suất an toàn theo thời gian bằng cách xác định
các quy trình phản hồi của chúng. Sơ đồ vòng lặp nhân quả khái niệm được
tạo ra để xác định mối quan hệ giữa tiến độ và hiệu suất chất lượng (ví dụ: trì
hỗn lịch trình và làm lại) và các thành phần liên quan đến chương trình an
tồn (ví dụ: nhận thức của người lao động về an toàn, đào tạo an toàn, giám
sát an toàn và quy mơ đội). Sau đó, một nghiên cứu trường hợp được thực
hiện bằng thực nghiệm để điều tra mối quan hệ này với việc xảy ra tai nạn khi
sử dụng dữ liệu được thu thập từ một công trường xây dựng; nghiên cứu điển
hình được sử dụng để xây dựng mơ hình hệ thống động lực học. Sau đó, mơ
hình hệ thống động lực học được xác thực thông qua phân tích thống kê bất
bình đẳng. Phân tích độ nhạy và các kỹ thuật sàng lọc thống kê tiếp tục cho
phép đánh giá tác động của các thành phần quản lý đối với việc xảy ra tai nạn.


9

Bài nghiên cứu cho rằng áp lực sản xuất có thể được chia thành hai loại:
áp lực tích cực và áp lực tiêu cực. Áp lực tích cực là áp lực có thể kích thích
và khuyến khích các cơng nhân xây dựng làm việc hiệu quả và an toàn. Áp
lực tiêu cực là áp lực có thể gây ra sự căng thẳng, lo lắng và mất tập trung cho
các công nhân xây dựng, làm giảm hiệu suất và an toàn. Bài nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực sản xuất bao gồm: (1) yếu tố cá
nhân, (2) yếu tố nhóm, (3) yếu tố tổ chức, (4) yếu tố dự án, (5) yếu tố môi
trường. Bài nghiên cứu cũng đề xuất rằng để quản lý áp lực sản xuất và nâng
cao hiệu suất an toàn trong các hoạt động xây dựng, cần có sự phối hợp giữa

các bên liên quan, bao gồm: (1) chủ đầu tư, (2) nhà thầu chính, (3) nhà thầu
phụ, (4) cơng nhân xây dựng, (5) ban quản lý an toàn.
Theo thuyết của Herbert William Heinrich “Nguyên tắc cơ bản về phòng
tránh tại nạn một cách khoa học” như sau:
- Vừa quyết tâm thường xuyên và liên tục quan tâm tới sự an tồn hay
nói cách khác là ý thức đảm bảo an tồn tối đa, vừa có những biểu hiện cụ thể
thể hiện ý thức đảm bảo an tồn trong cơng việc hàng ngày.
- Cần điều tra thực tế yêu cầu về ý thức quản lý an toàn cũng như kiểm
tra xác minh thực tế, ví dụ như việc nghiên cứu căn cứ thực tế và điều tra
nguyên nhân phát sinh tai nạn.
- Dựa theo thực tế đã được phân tích và tổng hợp để xây dựng kế hoạch
cho việc xử lý, ứng phó hợp lý và rà sốt kiểm tra. Bên cạnh đó, cần thực hiện
nó một cách hiệu quả và cố gắng thu được thành quả tốt nhất. Vấn đề cơ bản
của ý thức thúc đẩy quản lý an tồn một cách khoa học lý tưởng là phải tơn
trọng con người, góp phần tiết kiệm chi phí kinh tế cũng như cải thiện khả
năng sản xuất, vậy nên luôn ln phải thực hiện quản lý có ý thức và có kế
hoạch. Với việc xử lý minh bạch nội dung chi phí thiệt hại do tai nạn phát
sinh hay nói cách khác là tổng số tiền, việc tính tốn chi phí tổn thất do tai
nạn có thể giúp chúng ta biết được tổng thiệt hại thông qua tài liệu kinh tế
khớp với thực tế và vừa giúp nhận thức lại về tầm quan trọng và bức thiết của



×