TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN
NGUYỄN TÙNG GIANG
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG ĐẢM
BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO LAO ĐỘNG
NỮ TRONG DOANH NGHIỆP MAY, ĐIỆN
TỬ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN,
HÀ NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 8 310301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CÙ THỊ THANH THÚY
HÀ NỘI, NĂM 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm xã hội trong đảm bảo bình
đẳng Giới cho lao động nữ trong doanh nghiệp may, điện tử tại Khu Công nghiệp
Đồng Văn, Hà Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Cù Thị Thanh Thúy. Luận văn chưa được cơng
bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các
quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn
Nguyễn Tùng Giang
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tơi đã hồn thành luận văn
thạc sĩ Xã hội học với đề tài “Trách nhiệm xã hội trong đảm bảo bình đẳng Giới
cho lao động nữ trong doanh nghiệp may, điện tử tại Khu Công nghiệp Đồng
Văn, Hà Nam hiện nay”. Tôi xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
giáo của trường Đại học Cơng Đồn, khoa Sau Đại học, khoa Xã hội học - những
người đã tận tình dạy bảo giúp đỡ và định hướng cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Cù Thị Thanh Thúy, người
đã định hướng, tận tình chỉ bảo và dìu dắt tơi trong q trình nghiên cứu đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Khu Công Nghiệp Đồng Văn, Hà Nam và
các đồng nghiệp đã cung cấp những số liệu cần thiết giúp đỡ tơi trong thời gian
nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Tùng Giang
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 7
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 11
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 11
8. Khung phân tích ...................................................................................................... 12
9. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO LAO ĐỘNG NỮ....... 14
1.1. Các khái niệm công cụ ....................................................................................... 14
1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .............................................................. 14
1.1.2. Bình đẳng Giới .................................................................................................. 16
1.1.3. Lao động nữ ...................................................................................................... 19
1.1.4. Đảm bảo Bình đẳng giới cho lao động nữ ........................................................ 20
1.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu .................................................................. 20
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc - chức năng .......................................................................... 20
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội ............................................................................... 23
1.3. Những quy định của pháp luật về đảm bảo bình đẳng Giới cho lao động nữ..... 25
1.3.1. Đảm bảo quyền lợi của lao động nữ về tuyển dụng, việc làm, thu nhập .......... 25
1.3.2. Đảm bảo quyền lợi của lao động nữ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi26
1.3.3. Đảm bảo quyền lợi của lao động nữ về phòng chống bạo lực .......................... 27
1.3.4. Đảm bảo quyền lợi của lao động nữ về chế độ thai sản, nuôi con nhỏ ............. 27
1.3.5. Đảm bảo quyền lợi của lao động nữ khi bị quấy rối tình dục ........................... 29
1.4. Tình hình các doanh nghiệp may, điện tử và lao động nữ Khu công nghiệp
Đồng Văn, Hà Nam ................................................................................................... 29
1.5. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp tại Việt Nam và bài học kinh
nghiệm cho các doanh nghiệp may, điện tử tại Khu cơng nghiệp Đồng Văn, Hà
Nam về đảm bảo bình đẳng Giới cho lao động nữ ................................................. 31
1.5.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp tại Việt Nam ....................................... 31
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp may, điện tử tại Khu công nghiệp
Đồng Văn, Hà Nam ..................................................................................................... 33
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 35
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO LAO ĐỘNG
NỮ TẠI DOANH NGHIỆP MAY, ĐIỆN TỬ KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG
VĂN HÀ NAM HIỆN NAY ...................................................................................... 36
2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp may, điện tử
Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam trong đảm bảo bình đẳng Giới cho lao
động nữ ....................................................................................................................... 36
2.1.1. Trách nhiệm đảm bảo bình đẳng giới cho lao động nữ về tuyển dụng, việc
làm, thu nhập ............................................................................................................... 36
2.1.2. Trách nhiệm đảm bảo bình đẳng giới cho lao động nữ về thời gian làm việc,
thời gian nghỉ ngơi ...................................................................................................... 45
2.1.3. Trách nhiệm đảm bảo bình đẳng giới cho lao động nữ về phòng chống bạo
lực ................................................................................................................................ 51
2.1.4. Trách nhiệm đảm bảo bình đẳng giới cho lao động nữ về chế độ thai sản, nuôi
con nhỏ ........................................................................................................................ 57
2.1.5. Trách nhiệm đảm bảo bình đẳng giới cho lao động nữ khi bị quấy rối tình dục62
2.2. Đánh giá chung thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
may, điện tử Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam trong đảm bảo bình đẳng
Giới cho lao động nữ ................................................................................................. 64
2.2.1. Những kết quả đạt được .................................................................................... 64
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................................... 66
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 68
Chương 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐẢM BẢO BÌNH
ĐẲNG GIỚI CHO LAO ĐỘNG NỮ TẠI DOANH NGHIỆP MAY, ĐIỆN TỬ
KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN, HÀ NAM HIỆN NAY................................ 69
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong
đảm bảo bình đẳng Giới cho lao động nữ tại doanh nghiệp may, điện tử thuộc
Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam hiện nay ..................................................... 69
3.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ................................................................. 69
3.1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................................ 94
3.2. Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đảm bảo
bình đẳng Giới cho lao động nữ tại doanh nghiệp Hà Nam hiện nay ................ 105
3.2.1. Thực hiện chính sách tuyển dụng, việc làm công bằng .................................. 106
3.2.2. Nâng cao hiểu biết về các quy định liên quan đến bảo vệ lao động nữ .......... 107
3.2.3. Tạo ra môi trường làm việc an tồn và chun nghiệp ................................... 107
3.2.4. Xây dựng chính sách thăng tiến công bằng giới ............................................. 108
3.2.5. Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ......................................... 109
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 110
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 113
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Viết tắt
BĐG
Bình đẳng giới
CSR
Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội của DN
DN
Doanh nghiệp
DNCVĐTNN DN có vốn đầu tư nước ngồi
HĐLĐ
Hợp đồng lao động
KCN
Khu công nghiệp
KPI
Key Performance Indicators - Hệ thống đo lường và đánh giá
hiệu quả công việc
LĐN
Lao động nữ
NLĐ
Người lao động
NSDLĐ
Người sử dụng lao động
CSR
Trách nhiệm xã hội
WRAP
Worldwide Responsible Accredited Production - Trách nhiệm xã
hội trong sản xuất toàn cầu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tương quan chiến lược về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc
bảo đảm quyền và lợi ích cho lao động nữ về tuyển dụng, việc làm, thu
nhập........................................................................................................ 71
Bảng 3.2. Tương quan chiến lược về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc
bảo đảm quyền và lợi ích cho lao động nữ về thời gian làm việc, thời
gian nghỉ ................................................................................................ 72
Bảng 3.3. Tương quan chiến lược về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc
bảo đảm quyền và lợi ích cho lao động nữ về phòng chống bạo lực .... 73
Bảng 3.4. Tương quan chiến lược về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc
bảo đảm quyền và lợi ích cho lao động nữ về chế độ thai sản, nuôi con
nhỏ ......................................................................................................... 74
Bảng 3.5. Tương quan chiến lược về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc
bảo đảm quyền và lợi ích cho lao động nữ khi bị quấy rối tình dục ..... 75
Bảng 3.6. Tương quan văn hóa doanh nghiệp với bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về tuyển dụng, việc làm, thu nhập .................................................... 77
Bảng 3.7. Tương quan văn hóa doanh nghiệp với bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ............................................ 78
Bảng 3.8. Tương quan văn hóa doanh nghiệp với bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về phòng chống bạo lực .................................................................... 79
Bảng 3.9. Tương quan văn hóa doanh nghiệp với bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về chế độ thai sản, nuôi con nhỏ ...................................................... 80
Bảng 3.10. Tương quan văn hóa doanh nghiệp với bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ khi bị quấy rối tình dục..................................................................... 81
Bảng 3.11. Tương quan nhân tố cơng đồn với việc bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về tuyển dụng, việc làm, thu nhập .................................................... 83
Bảng 3.12. Tương quan nhân tố cơng đồn với việc bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi ........................................ 84
Bảng 3.13. Tương quan nhân tố cơng đồn với việc bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về phòng chống bạo lực .................................................................... 85
Bảng 3.14. Tương quan nhân tố cơng đồn với việc bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về chế độ thai sản, nuôi con nhỏ ...................................................... 86
Bảng 3.15. Tương quan nhân tố cơng đồn với việc bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ khi bị quấy rối tình dục..................................................................... 87
Bảng 3.16. Tương quan nhân tố nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
với việc bảo đảm quyền lợi của lao động nữ về tuyển dụng, việc làm,
thu nhập ................................................................................................. 89
Bảng 3.17. Tương quan nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc
Bảo đảm quyền lợi của lao động nữ về thời gian làm việc, thời gian
nghỉ ........................................................................................................ 90
Bảng 3.18. Tương quan nhân tố Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
với Bảo đảm quyền lợi của lao động nữ về phòng chống bạo lực ........ 91
Bảng 3.19. Tương quan nhân tố Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
với Bảo đảm quyền lợi của lao động nữ về chê độ thai sản, nuôi con
nhỏ ......................................................................................................... 92
Bảng 3.20. Tương quan nhân tố Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
với Bảo đảm quyền lợi của lao động nữ khi bị quấy rối tình dục ......... 93
Bảng 3.21. Tương quan nhân tố quy định của pháp luật với việc bảo đảm quyền lợi
của lao động nữ về tuyển dụng, việc làm, thu nhập .............................. 95
Bảng 3.22. Tương quan quy định của pháp luật với việc bảo đảm quyền lợi của lao
động nữ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ....................................... 96
Bảng 3.23. Tương quan quy định của pháp luật với Bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về phòng chống bạo lực .................................................................... 97
Bảng 3.24. Tương quan quy định của pháp luật với Bảo đảm quyền lợi của lao động
nữ về chế độ thai sản, nuôi con nhỏ ...................................................... 98
Bảng 3.25. Tương quan quy định của pháp luật với Bảo đảm quyền lợi của lao
động nữ khi bị quấy rối tình dục............................................................ 99
Bảng 3.26. Tương quan nhân tố quá trình tồn cầu hóa và sức mạnh của thị trường
với việc bảo đảm quyền lợi của lao động nữ về tuyển dụng, việc làm,
thu nhập ............................................................................................... 101
Bảng 3.27. Tương quan nhân tố q trình tồn cầu hóa và sức mạnh của thị trường
với việc bảo đảm quyền lợi của lao động nữ về thời gian làm việc, thời
gian nghỉ ngơi ...................................................................................... 102
Bảng 3.28. Tương quan nhân tố q trình tồn cầu hóa và sức mạnh của thị trường
với việc bảo đảm quyền lợi của lao động nữ về phòng chống bạo lực 103
Bảng 3.29. Tương quan nhân tố q trình tồn cầu hóa và sức mạnh của thị trường
với việc bảo đảm quyền lợi của lao động nữ về chế độ thai sản, nuôi
con nhỏ................................................................................................. 104
Bảng 3.30. Tương quan nhân tố q trình tồn cầu hóa và sức mạnh của thị trường
với việc bảo đảm quyền lợi của lao động nữ khi bị quấy rối tình dục 105
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của người lao động trong việc thực hiện CSR về tuyển dụng37
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của lao động nữ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp về việc làm ...................................................................... 39
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của lao động nữ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp về tiền lương ................................................................... 40
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của lao động nữ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp về tiền làm thêm giờ........................................................ 42
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của lao động nữ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp về các khoản phụ cấp khác.............................................. 43
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp về các chính sách đảm bảo thời gian làm việc, thời
gian nghỉ ngơi ........................................................................................ 46
Biểu đồ 2.7. Đánh giá của người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp về thời gian làm việc ................................................ 47
Biểu đồ 2.8. Đánh giá của người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp về thời gian nghỉ ngơi............................................... 49
Biểu đồ 2.9. Đánh giá của người lao động trong việc thực hiện CSR về phòng chống
bạo lực ................................................................................................... 55
Biểu đồ 2.10. Đánh giá của người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp về xử lý, kỷ luật ........................................................ 56
Biểu đồ 2.11. Đánh giá của người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp về chế độ thai sản, nuôi con nhỏ .............................. 59
Biểu đồ 2.12. Đánh giá của người lao động trong việc ban hành các chính sách về
chế độ thai sản, nuôi con nhỏ ................................................................ 60
Biểu đồ 2.13. Đánh giá của người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp về đảm bảo quyền lợi của lao động nữ khi bị quấy
rối tình dục ............................................................................................. 62
Biểu đồ 2.14. Đánh giá của người lao động về các nội dung trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp đối với lao động nữ ......................................................... 64
Biểu đồ 3.1. Đánh giá chung của người lao động về các nhân tố bên trong ảnh
hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đảm bảo bình
đẳng Giới cho lao động nữ .................................................................... 69
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của người lao động về ảnh hưởng của chiến lược về trách
nhiệm xã hội .......................................................................................... 70
Biểu đồ 3.3. Đánh giá của người lao động về ảnh hưởng của chiến lược về văn hoá
doanh nghiệp.......................................................................................... 76
Biểu đồ 3.4. Đánh giá của người lao động về ảnh hưởng của cơng đồn .................. 82
Biểu đồ 3.5. Đánh giá của người lao động về ảnh hưởng của nhận thức về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................................. 88
Biểu đồ 3.6. Đánh giá của người lao động về ảnh hưởng các quy định của pháp luật .. 94
Biểu đồ 3.7. Đánh giá của người lao động về ảnh hưởng của q trình tồn cầu hóa
và sức mạnh của thị trường.................................................................. 100
DANH MỤC HỘP
Hộp 1. Ví dụ về thời gian làm việc tại Cơng ty may Hà Thanh..................................48
Hộp 2. Ví dụ về thời gian nghỉ ngơi tại Công ty may Hà Thanh ................................ 50
Hộp 3. Quy định về hành vi vi phạm kỷ luật lao động và hình thức xử lý kỷ luật lao
động tại Công ty Điện Cơ Thống Nhất – chi nhánh Hà Nam ........................ 53
Hộp 4. Quy định về nghỉ thai sản tại Công ty May Hà Thanh....................................57
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, bên cạnh những tiêu chuẩn hóa về chất
lượng sản phẩm, trách nhiệm xã hội của DN (Corporate Social Responsibility CSR) là một trong những điều kiện quan trọng trong kinh doanh thương mại và trở
thành một phần của “luật chơi” trong nền kinh tế thế giới. Việc thực hiện CSR ở
Việt Nam hiện nay thường được nhìn nhận là hành động giải quyết các vấn đề về an
sinh xã hội với các mục đích làm từ thiện và nhân đạo. Tuy nhiên, CSR cần được
nhìn nhận như là cách thức của DN (DN) đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp với
những yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời thỏa mãn kỳ vọng về môi
trường và những tổn hại tới cộng đồng xã hội hay không của khách hàng, đối tác,
người lao động (NLĐ) và các bên hữu quan. Việc thực hiện CSR qua những cam
kết của DN đã mang lại những lợi ích nhất định, giúp DN nâng cao danh tiếng và vị
thế trên thương trường trong các mối quan hệ với đối tác và khách hàng, tối ưu hóa
hiệu quả quản lý, tăng doanh thu, giảm chi phí, góp phần duy trì sự phát triển bền
vững của DN; đồng thời cải thiện quan hệ trong công việc, niềm tin, sự gắn bó và
hài lịng của NLĐ trong DN. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, các DN cũng phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: sức ép cạnh tranh ở cả ba cấp độ sản
phẩm, DN và quốc gia; vấn đề năng lực sản xuất, hay vấn đề cải cách thể chế, chính
sách đối với NLĐ, đặc biệt là vấn đề liên quan đến CSR trong việc đảm bảo BĐG
cho lao động nữ (LĐN)…
Tại các DN may, DN điện tử thuộc khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn, Hà
Nam hiện nay đã dần ý thức và đưa việc thực hiện CSR vào chiến lược hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN (trách nhiệm kinh tế). Do đó, việc thực hiện CSR của
các DN may, điện tử KCN Đồng Văn khơng chỉ mang lại nhiều lợi ích đến cho
khách hàng, người tiêu dùng trong cộng đồng, xã hội mà còn trong nội bộ DN, đặc
biệt bảo đảm BĐG cho LĐN tại DN thông qua việc xây dựng được “nền tảng tư
tưởng” với chuẩn mực đạo đức và các chương trình thực hiện CSR. Tuy nhiên, ở
Việt Nam nói chung, ở các DN may, điện tử tại KCN Đồng Văn nói riêng, việc thực
hiện CSR cịn chưa có sự quan tâm đúng mực, bên cạnh các kiến thức chuyên môn,
năng lực quản lý trong thực hiện CSR còn nhiều hạn chế, để xảy ra các vụ việc
2
nghiêm trọng, như: gây ô nhiễm môi trường, tổn hại sức khỏe, lợi ích của khách
hàng, quyền và lợi ích của NLĐ, đặc biệt là bảo đảm BĐG cho LĐN tại DN.
Việc thực hiện CSR hiện nay trở thành một trong những “điều kiện bắt buộc”
trong bảo đảm BĐG cho LĐN tại các DN tại Việt Nam nói chung, các DN may,
điện tử KCN Đồng Văn. Song, phần lớn hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện
các trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ,
trách nhiệm của mình về trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nhân văn khi tuyển
dụng, sử dụng LĐN, như: cịn phân biệt giới tính khi tuyển dụng lao động, hạn chế,
“né tránh” việc tuyển dụng LĐN đang mang thai… Chính vì vậy, cần có nghiên cứu
cụ thể nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể để cho DN tại Việt Nam
nói chung, các DN may, điện tử KCN Đồng Văn nói riêng khắc phục những tồn tại
và phát triển một cách bền vững. Với những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài
“Trách nhiệm xã hội trong đảm bảo bình đẳng Giới cho lao động nữ trong doanh
nghiệp may, điện tử tại Khu Công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam hiện nay” cho đề
tài luận văn chuyên ngành xã hội học (XHH) của mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề CSR và CSR trong bảo đảm BĐG cho LĐN là một trong những vấn đề
được các nhà khoa học trong và ngồi nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến
một số cơng trình nghiên cứu, bài báo khoa học như:
Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến chính sách
Drusilla K. Brown, Alan V. Deardorff và Robert M. Stern (2013), “Labor
Standards and Human Rights: Implications for International Trade and
Investment” (Các tiêu chuẩn lao động và nhân quyền: Hàm ý cho thương mại và
đầu tư quốc tế), Tạp chí World Scientific Studies in International Economics
(2013). Trong bài viết này, các tác giả đã đề cập đến việc thiết lập các tiêu chuẩn
lao động quốc tế liên quan đến việc tiếp cận thị trường trong Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Theo đó, việc thiết lập các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong WTO
là một trong những biện pháp khắc phục các vi phạm nghiêm trọng về lao động và
nhân quyền đi kèm với các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, các
quy định của WTO và trước đó là Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
3
(GATT) gần như “phớt lờ” trước những hành vi vi phạm đến quyền của NLĐ trong
nền kinh tế hàng hóa và dịch vụ toàn cầu.
Đào Mộng Điệp (2021), “CSR trong bảo vệ quyền lợi người lao động”, Tạp
chí pháp luật và thực tiễn số 47/2021. Bài viết chỉ ra, CSR giữ vai trò quan trọng
trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu hiện
nay. CSR được xem như “bản lề” để xây dựng văn hóa và thương hiệu của DN. Đặc
biệt là CSR trong bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Đây là vấn đề mấu chốt cơ bản để tạo
ra sản phẩm chất lượng, xây dựng uy tín của DN, góp phần giúp DN phát triển bền
vững, tăng khả năng cạnh tranh của DN trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên,
thực thi quy định pháp luật về CSR trong bảo vệ quyền lợi của NLĐ vẫn còn nhiều
bất cập tồn tại. Hoàn thiện hành lang pháp lý và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử được
xem là những giải pháp nòng cốt đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Mạnh Tuân (2022), Pháp luật lao động về tiền lương trong DN, Tạp
chí Việt Nam hội nhập, số 250 – tháng 5/2022. Bài viết chỉ ra rằng, chính sách tiền
lương DN là một trong những nội dung cơ bản của nền kinh tế, vận hành theo cơ
chế thị trường và trong thị trường này, tiền lương, tiền công là giá cả của loại hàng
hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động. Do vậy, mối quan hệ tương quan giữa giá cả
với hàng hóa cùng các quan hệ cung, cầu, cạnh tranh, sự vận động của thị trường
hàng hóa sức lao động luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách, đặc biệt là chính sách về lao động, việc làm và tiền lương.
Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng (việc làm, thời
gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, bạo lực Giới…)
Văn phòng Lao động Quốc tế (2017), “Women, Gender and Work” (Phụ nữ,
Giới và Việc làm), Tạp chí International Labour Review. Cuốn sách bao gồm tập
hợp 32 bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã đăng trên Tạp
chí International Labour Review đề cập đến những nội dung như: sự phân biệt đối
xử tại nơi làm việc; thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa; mở rộng và cải
thiện các điều kiện lao động tại nơi làm việc; bảo đảm xã hội và BĐG; vấn đề trả
lương thấp và làm việc quá sức, trong những môi trường độc hại, không đảm bảo
các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác
nhau trên toàn thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ…
4
Đặng Thị Thơm (2016), “Quyền của LĐN theo pháp luật Việt Nam”, Luận án
tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam. Nghiên cứu đã tiếp cận thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của LĐN dựa
trên các điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội và phong tục tập quán, cũng như sự
tham gia của hệ thống chính trị xã hội. Đồng thời, tác giả có những phân tích, đánh
giá nhằm làm rõ các biện pháp cơ bản bảo vệ quyền của LĐN, thông qua các biện
pháp kinh tế; biện pháp liên kết và thông qua tổ chức để tự bảo vệ; biện pháp tư
pháp. Qua đó làm rõ thực trạng thực hiện các quyền của LĐN cũng đang tồn tại
những bất cập, mang tính cấp thiết, các bảo đảm pháp lý cho việc bảo vệ quyền của
LĐN chưa thực sự phát huy hiệu quả. Tuy vậy, trong nghiên cứu này, tác giả chủ
yếu nghiên cứu về thực trạng quy định pháp luật về LĐN dưới góc độ giới, chưa
đánh giá được đầy đủ thực trạng pháp luật về sự phân biệt, đối xử về việc làm và
nghề nghiệp của NLĐ hiện nay.
Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Hồng Quân (2017), “Hoạt động CSR của các DN
Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (Sách chuyên khảo), NXB. Dân
trí. Cuốn sách chỉ ra CSR là chủ đề được giới học thuật và DN đặc biệt quan tâm và
trở thành một hướng nghiên cứu và ứng dụng mới nhằm duy trì sự phát triển bền
vững, đem lại lợi ích tối đa cho cộng đồng xã hội và các bên liên quan. Tuy nhiên,
để biến các quan điểm về CSR thành hành động thực tiễn tại các DN không phải là
việc làm dễ dàng. Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia quan tâm tới vấn đề CSR,
tuy nhiên, Nhật Bản là một quốc gia đặc biệt bởi họ đã có rất nhiều DN ứng dụng
CSR thành cơng trong suốt thời gian qua. Các quan điểm về CSR tại Nhật Bản cũng
ngày trở nên rõ ràng, thuyết phục hơn cùng với các mơ hình ứng dụng thành cơng
trong nhiều lĩnh vực hoạt động với điều kiện nguồn lực và thực tiễn kinh doanh đa
dạng. Do đó, CSR là một nội dung quan trọng cần được triển khai ứng dụng tại các
DN và đưa vào các chương trình đào tạo tại Việt Nam nhằm đào tạo và xây dựng
những thế hệ doanh nhân và DN tương lai với nhận thức và hành vi đúng đắn để đạt
được mục tiêu phát triển bền vững.
Nguyễn Thị Triển (2019), “CSR đối với LĐN theo pháp luật Việt Nam”, Tạp
chí Cơng thương. Bài viết đã làm rõ khái niệm CSR đối với LĐN, cũng như phân tích
nội dung CSR đối với LĐN theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quan trọng hơn
5
cả, bài viết đã tập trung nghiên cứu những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện CSR
đối với LĐN. Từ đó, đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại đã nêu
và nâng cao CSR đối với LĐN trong quá trình sử dụng LĐN làm việc cho DN.
Trần Nguyên Cường (2016), “Bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại
DN có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, Luận án tiến sĩ
Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
Luận án đã làm sáng tỏ hơn (1) những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền của
người lao động làm việc tại DN có vốn đầu tư nước ngồi (DNCVĐTNN) như:
Khái niệm, đặc điểm của DNCVĐTNN; khái niệm bảo vệ quyền của NLĐ làm việc
tại DNCVĐTNN; cơ chế bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DNCVĐTNN; khái
niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, ý nghĩa của pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ
làm việc tại DNCVĐTNN; (2) làm rõ căn cứ thực tiễn của việc tiếp tục hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DNCVĐTNN thơng qua việc phân
tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DNCVĐTNN ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả
cũng như những vấn đề cịn hạn chế, thiếu sót cần được tiếp tục hoàn thiện; (3) luận
giải sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ
làm việc tại DNCVĐTNNl; và (4) đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp
luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DNCVĐTNN.
Đặng Thị Hoa, Giáp Thị Huyền Trang (2016), “Vấn đề CSR: Trường hợp
nghiên cứu điểm tại công ty TNHH Long Hà – Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học và
cơng nghệ Lâm nghiệp số 01/2016. Bài viết chỉ ra rằng, CSR là một trong những
vấn đề nóng bỏng và nhận được sự quan tâm tương đối lớn của Nhà nước, nhà DN,
nhà đầu tư, người tiêu dùng và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam là
một trong những quốc gia phát triển mạnh mẽ và đang trên đà hội nhập với thế giới
nên vấn đề CSR ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Trong đó, ngành cơng nghiệp
thuốc lá là một trong những ngành công nghiệp nhạn được sự quan tâm sâu sắc của
các bộ phận khác trong xã hội về việc thực hiệ CSR. Công ty TNHH Long Hà – Bắc
Giang là một thành viên của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam có cam kết thực hiện CSR.
Tuy nhiên, với bốn cấp độ của CSR thì Cơng ty TNHH Long Hà mới chỉ thực hiện
tốt được hai cấp độ đầu tiên (trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý), còn hai
6
cấp độ cao hơn (trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nhân văn, từ thiện) thực hiện
còn khá mờ nhạt, hạn chế. Do vậy, công ty cần cố gắng thực hiện CSR tốt hơn nữa
trong thời gian tới.
Đoàn Thị Yến, Nguyễn Thị Hồng, Tình hình thực hiện CSR DN tiếp cận từ
chính sách tiền lương, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, số 21 (10)
10.2017. Trên cơ sở khảo sát 50 DN trên địa bàn Hà Nội về thực hiện CSR, các tác
giả đã đề ra một số giải pháp , khuyến nghị nhằm góp phần tăng cường CSR về lĩnh
vực tiền lương.
Nguyễn Tâm Nhi và cộng sự (2021), CSR đối với người lao động: Nghiên cứu
tình huống tại khu chế xuất Tân Thuận, Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Marketing,
Trường Đại học Tài chính – Marketing. Nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá
các khía cạnh về CSR (CSR) đối với người lao động tại Khu chế xuất Tân Thuận.
Quy mô khảo sát đạt 400 lao động ở nhiều lĩnh vực và vị trí việc làm, chiếm tỷ lệ
0.8% tổng lao động hiện có tại Khu chế xuất. Dữ liệu phân tích bằng mơ hình phân
tích nhân tố khám phá và hồi quy bội. Kết quả đưa ra 9 nhân tố đặc trưng nhất, cấu
thành nên CSR phù hợp với bối cảnh của khu chế xuất, gồm: Thời gian làm việc và
nghỉ ngơi, Hợp đồng lao động, An tồn và vệ sinh lao động, Chính sách lương
thưởng, Chính sách đãi ngộ và phúc lợi, Cơ hội đào tạo và phát triển, Đảm bảo thu
nhập, Thương lượng tập thể - Cơng đồn, Bảo hiểm xã hội. Với kết quả nghiên cứu
trên, một số giải pháp, khuyến nghị được gợi ý nhằm nâng cao CSR đối với người
lao động. Điều này không chỉ giúp DN phát triển một cách bền vững, đồng thời còn
bảo vệ được lợi ích cho người lao động tại Khu chế xuất Tân Thuận.
Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp
Alvaro Santos (2018), “The Lessons of TPP and the Future of Labor Chapters
in Trade Agreements” (Bài học của TPP và tương lai của các chương lao động
trong các hiệp định thương mại), Tạp chí Institute for International Law and Justice,
Đại học Oxford xuất bản 12/2018. Tác giả đã khái quát những nội dung trong
Chương về lĩnh lao động trong các FTA trong đó có Hiệp định TPP, với những nỗ
lực của các quốc gia thành viên nhằm cải thiện điều kiện làm việc ở các nước đang
phát triển, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh lao động không công bằng đối với
NLĐ ở các nước phát triển. Mặc dù các nội dung thỏa thuận về lĩnh vực lao động
7
của Hiệp định TPP đã bị các tổ chức công đoàn ở Hoa Kỳ phản đối. Theo tác giả,
những cam kết về lĩnh vực lao động trong Hiệp định TPP lại là cơ hội để một số gia
thành viên của Hiệp định này như Mexico, Việt Nam cải thiện và nâng cao chất
lượng và điều kiện làm việc cho NLĐ. Việc đánh giá thành công hay thất bại của
TPP phụ thuộc các quan điểm khác nhau.
Lê Thị Hoài Thu (2018), “Bảo vệ LĐN nhằm mục tiêu BĐG trong pháp luật
lao động Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/2018. Bài viết đã đề cập
và phân tích LĐN với những đặc điểm khác biệt về sức khỏe, giới tính, thể lực, cần
được nâng cao năng lực bằng các quy định đặc thù của pháp luật để bảo đảm quyền
lợi cho họ vì mục tiêu BĐG với những bất cập trong pháp luật lao động Việt Nam
hiện hành về bảo vệ LĐN và đưa ra một số giải pháp hồn thiện.
Có thể thấy, có nhiều cơng trình nghiên cứu về CSR và bảo đảm quyền lợi của
NLĐ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào
phân tích CSR trong bảo đảm BĐG cho LĐN tại DN Hà Nam hiện nay dưới góc
nhìn của XHH, đặc biệt nghiên cứu trường hợp cụ thể tại các DN may, điện tử khu
công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam. Do đó, nghiên cứu “CSR trong đảm bảo BĐG
cho LĐN trong DN may, điện tử tại Khu Công Nghiệp Đồng Văn, Hà Nam hiện
nay” là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về CSR trong bảo đảm BĐG cho LĐN
tại DN may, điện tử, phân tích các nhân tố tác động và tìm ra ngun nhân và hạn
chế; qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CSR trong bảo đảm BĐG cho
LĐN trong các DN may, điện tử tại KCN Đồng Văn, Hà Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu, khảo sát và phỏng vấn lao động trong các DN may, điện
tử tại KCN Đồng Văn, Hà Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện CSR trong bảo đảm BĐG cho LĐN
tại DN may, điện tử KCN Đồng Văn, Hà Nam hiện nay.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CSR trong bảo đảm BĐG cho LĐN tại
DN may, điện tử KCN Đồng Văn, Hà Nam hiện nay.