Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của Trường Đại học Công Đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.68 MB, 152 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

NGUYỄN PHƯƠNG HOA

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG
TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 8 310301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ CAO THẮNG

HÀ NỘI, NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Hoạt động truyền thông trên mạng xã
hội của Trường Đại học Cơng Đồn” là cơng trình nghiên cứu độc lập do tác giả
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Cao Thắng. Luận văn chưa được công bố
trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong
luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy
định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tồn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Hoa


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn thành luận văn


thạc sĩ Xã hội học với đề tài “Hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của
Trường Đại học Cơng Đồn”. Em xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thầy
cơ giáo của trường Đại học Cơng Đồn, khoa Sau Đại học, khoa Xã hội học - những
người đã tận tình dạy bảo giúp đỡ và định hướng cho em trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Cao Thắng, người đã
định hướng, tận tình chỉ bảo và dìu dắt em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn tập thể giảng viên, người lao động và các bạn sinh
viên trường Đại học Công Đoàn đã cung cấp những số liệu cần thiết giúp đỡ em
trong thời gian nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 7
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................. 8
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.......................................................... 9
8. Khung lý thuyết .................................................................................................... 10
9. Kết cấu nội dung luận văn .................................................................................... 10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRÊN
MẠNG XÃ HỘI ...................................................................................................... 11

1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................. 11
1.1.1. Hoạt động ....................................................................................................... 11
1.1.2. Truyền thông, hoạt động truyền thông ............................................................ 13
1.1.3. Đổi mới hoạt động truyền thông ..................................................................... 16
1.1.4. Mạng xã hội .................................................................................................... 17
1.1.5. Truyền thông trên mạng xã hội ....................................................................... 20
1.2. Các lý thuyết vận dụng .................................................................................... 21
1.2.1. Lý thuyết xâm nhập xã hội .............................................................................. 21
1.2.2. Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng...................................................... 25
1.3. Chủ thể, nội dung, đối tượng truyền thông trên mạng xã hội của các
Trường Đại học ....................................................................................................... 27
1.3.1. Chủ thể hoạt động truyền thông ...................................................................... 27
1.3.2. Nội dung hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của các Trường Đại học... 27


1.3.3. Đối tượng truyền thông trên mạng xã hội của các Trường Đại học.................. 33
1.4. Kinh nghiệm hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của một số trường
đại học và bài học cho Trường Đại học Cơng Đồn.............................................. 34
1.4.1. Kinh nghiệm ................................................................................................... 34
1.4.2. Bài học ........................................................................................................... 37
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 39
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRÊN MẠNG
XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN HIỆN NAY ........................ 40
2.1. Khái quát về hoạt động truyền thông của Trường Đại học Cơng Đồn ....... 40
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển ................................................................... 40
2.1.2. Một số hoạt động truyền thơng ....................................................................... 43
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của Trường
Đại học Cơng Đồn ................................................................................................. 46
2.2.1. Thực trạng hoạt động truyền thơng về công tác tuyển sinh .............................. 50
2.2.2. Thực trạng hoạt động truyền thông về công tác giảng dạy và học tập .............. 62

2.2.3. Thực trạng hoạt động truyền thông về phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao..................................................................................................................... 73
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của Trường
Đại học Cơng Đồn. ................................................................................................ 88
2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 88
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 90
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 91
Chương 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRÊN
MẠNG XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN .............................. 92
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông trên MXH của
Trường Đại học Cơng Đồn ................................................................................... 92
3.1.1. Nguồn nhân lực .............................................................................................. 92
3.1.2. Cơ sở vật chất ................................................................................................. 94
3.1.3. Thông tin một chiều và bị gây nhiễu bởi các luồng thông tin khác .................. 95
3.1.4. Thị trường cạnh tranh ..................................................................................... 98


3.2. Mục tiêu, phương hướng đổi mới hoạt động truyền thơng trên mạng xã hội
của Trường Đại học Cơng Đồn ............................................................................ 99
3.3. Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của Trường
Đại học Cơng Đồn ............................................................................................... 100
3.3.1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viê của Trung tâm truyền thông và quan
hệ công chúng ........................................................................................................ 100
3.3.2. Xây dựng sản phẩm truyền thông .................................................................. 101
3.3.3. Xây dựng thêm các kênh trực tuyến cho khai thác truyền thông .................... 102
3.3.4. Xác định điểm rơi và phương pháp truyền thơng........................................... 104
3.3.5. Thay đổi tầm nhìn truyền thơng .................................................................... 105
3.3.6. Xây dựng, hồn thiện quy trình hoạt động truyền thông về tuyển sinh .......... 106
3.3.7. Chú trọng hơn vào các hoạt động truyền thông về giảng dạy và học tập ........ 111
3.3.8. Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thơng về phong trào văn hóa, văn

nghệ, thể dục thể thao ............................................................................................. 113
3.3.9. Làm mới các phương thức truyền thông ........................................................ 115
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 117
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 120
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đủ

Chữ viết tắt
CNVCLĐ

Công nhân, viên chức, lao động

MXH

Mạng xã hội

NLĐ

Người lao động


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sinh viên đánh giá về mục tiêu truyền thơng tuyển sinh của trường Đại
học Cơng Đồn ....................................................................................... 55
Bảng 2.2. Giảng viên, người lao động đánh giá về mục tiêu truyền thông tuyển sinh
của trường Đại học Cơng Đồn .............................................................. 56

Bảng 2.3. Giảng viên, người lao động đánh giá về nội dung thiết kế thông điệp
truyền thông tuyển sinh của trường Đại học Cơng đồn đã đảm bảo yêu
cầu đặt ra ................................................................................................ 59
Bảng 2.4. Sinh viên đánh giá kế hoạch truyền thông về tuyển sinh tốt của trường
Đại học Cơng Đồn ................................................................................ 61
Bảng 2.5. Giảng viên, người lao động đánh giá kế hoạch truyền thông về tuyển sinh
tốt của trường Đại học Cơng Đồn ......................................................... 61
Bảng 2.9. Đánh giá của sinh viên về hoạt động truyền thông trong hoạt động giảng
dạy và học tập của trường Đại học Cơng Đồn ....................................... 67
Bảng 2.10. Đánh giá của giảng viên, người lao động về hoạt động truyền thông
trong hoạt động giảng dạy và học tập của trường Đại học Cơng Đồn .... 68
Bảng 2.11. Đánh giá của sinh viên về hoạt động truyền thơng văn hóa của trường
Đại học Cơng Đồn ................................................................................ 87
Bảng 2.12. Đánh giá của giảng viên, người lao động về hoạt động truyền thơng văn
hóa của trường Đại học Cơng Đồn ........................................................ 88
Bảng 3.1. Cơ cấu nhân lực Trung tâm Truyền thông và Quan hệ Công chúng .......... 93
Bảng 3.2. Lý do giảng viên, người lao động và sinh viên ít tiếp nhận các thơng tin
trên mạng xã hội từ trường Đại học Cơng Đồn...................................... 97


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Các kênh thông tin mạng xã hội sinh viên, giảng viên, người lao động
quan tâm, tiếp nhận tại trường Đại học Cơng Đồn ................................ 47
Biểu đồ 2.2. Sinh viên, giảng viên, người lao động quan tâm đến các nội dung
truyền thông về tuyển sinh trên mạng xã hội của Trường Đại học Cơng
Đồn....................................................................................................... 51
Biểu đồ 2.3. Sinh viên, giảng viên, người lao động tiếp nhận các nội dung truyền
thông vềtuyển sinh trên mạng xã hội của Trường Đại học Cơng Đồn .... 52
Biểu đồ 2.4. Sinh viên đánh giá về công chúng mục tiêu của tuyển sinh của trường
Đại học Cơng Đồn ................................................................................ 54

Biểu đồ 2.5. Giảng viên, người lao động đánh giá về công chúng mục tiêu của
tuyển sinh của trường Đại học ................................................................ 54
Biểu đồ 2.6. Sinh viên, Giảng viên, người lao động quan tâm đến các nội dung
giảng dạy và học tập trên Mạng xã hội của Trường Đại học Công Đoàn . 62
Biểu đồ 2.7. Sinh viên, Giảng viên, người lao động tiếp nhận các nội dung giảng
dạy và học tập trên Mạng xã hội của Trường Đại học Công Đoàn .......... 65
Biểu đồ 2.8. Sinh viên, giảng viên, người lao động quan tâm đến các hoạt động
truyền thông trong phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên
mạng xã hội của Trường Đại học Cơng Đồn ......................................... 74
Biểu đồ 2.9. Sinh viên, giảng viên, người lao động tiếp nhận thông tin các hoạt động
truyền thông trong phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên
mạng xã hội của Trường Đại học Cơng Đồn ......................................... 75


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cổng thơng tin điện tử trường Đại học Cơng Đồn (dhcd.edu.vn) ........... 48
Hình 2.2. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Cơng Đồn năm 2023 ................. 57
Hình 2.3. Thơng điệp truyền thơng về tuyển sinh năm 2023 của trường Đại học
Cơng Đồn ............................................................................................. 58
Hình 2.4. Thông báo về việc kế hoạch học tập dành cho sinh viên các lớp Đại học
chính quy sau kỳ nghỉ Tết ngun đán 2022 ........................................... 63
Hình 2.5. Thơng tin trường Đại học Cơng Đồn tiếp tục học trực tuyến nhằm phịng
chống, dịch COVID-19 .......................................................................... 64
Hình 2.6. Bản tin đào tạo trường Đại học Cơng Đồn .............................................. 66
Hình 2.7. Bản tin phịng Đào tạo - Cổng thơng tin điện tử trường Đại học Cơng
Đồn....................................................................................................... 69
Hình 2.8. Các tin hoạt động của Trường Đại học Cơng Đồn trên website ............... 70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bớ i cảnh giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c đương đa ̣i, sự ca ̣nh tranh giữa các trường đa ̣i
ho ̣c ngày càng gay gắ t. Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o có xu hướng tăng cường tự chủ đa ̣i
ho ̣c, việc tăng cường các hoa ̣t động truyề n thông giúp môi cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c
nâng cao danh tiế ng và hiệu quả tuyể n sinh. Tuy nhiên, ta ̣i Việt Nam, nghiên cứu về
truyề n thông trong giáo du ̣c chưa phong phú, đặc biệt là ở liñ h vực giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c,
trong khi trên thế giới mảng nghiên cứu này khá phong phú và đa da ̣ng. Hầu hết các
trường đại học ở Việt Nam hiện nay đều chú trọng tới nhiệm vụ chính là Giáo dục –
Đào tạo nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên, mà không quan tâm nhiều tới yếu tố
thương hiệu. Bởi lẽ, có quan điểm truyền thống cho rằng mơi trường đại học là mơi
trường hàn lâm, chính vì vậy không nên đặt nặng yếu tố kinh doanh. Tuy nhiên,
quan điểm này đang dần bị lung lay trong xu thế cạnh tranh giữa các trường đại học
hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang tới những
thay đổi to lớn. Bởi giáo dục cũng chính là một loại hình “dịch vụ”. Bất kỳ loại hình
dịch vụ nào đều cần có các nỗ lực tiếp thị và thúc đẩy hình ảnh. Bên cạnh yếu tố
chất lượng được đặt lên hàng đầu thì yếu tố tiếp thị hình ảnh đang ngày càng được
coi trọng.
Trên thế giới, từ những tên tuổi đại học lớn như Havard, Oxford,
Cambridge… tới các trường đại học nhỏ, mỗi trường đều có bộ phận truyền thơng
riêng. Cịn ở Ấn Độ, hiệp hội các trường đại học ở nước này còn thành lập riêng cả
một Hội đồng truyền thông và quan hệ công chúng nhằm giúp đỡ, tập huấn cho cán
bộ truyền thông ở các trường đại học. Thu hút sinh viên giỏi, xây dựng thương hiệu
và tên tuổi là nhiệm vụ sống còn của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, trong
bối cảnh các trường đang phát triển theo lộ trình tự tuyển sinh, cũng như tự chủ về
tài chính. Hiện nay, các trường công lập tại Việt Nam cũng đang dần dịch chuyển
để phát triển chiến lược truyền thông nhằm thu hút lôi kéo sinh viên (cũng do tác
động của việc các trường bắt đầu thực hiện tự chủ tài chính). Các hoạt động truyền
thơng của các trường diễn ra nhiều hơn như tăng số lượng học bổng cho tân sinh
viên, tổ chức các ngày hội OPEN DAY (cho học sinh cấp 3 tham quan tìm hiểu mơi

trường đại học), mở thêm các chuyên ngành hợp tác quốc tế…


2
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ - thông tin phát triển mạnh mẽ,
cần nắm bắt kết hợp hiệu quả truyền thông đại chúng với truyền thông cá nhân, truyền
thơng liên cá nhân, truyền thơng nhóm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các phương
thức tuyên truyền thông qua và bằng các phương tiện truyền thông xã hội và truyền
thơng đại chúng. Trong đó, các mạng xã hội (MXH) ngày càng đóng vai trị quan trọng
trong hệ thống các kênh, phương tiện truyền thông của xã hội hiện đại.
Con người đang chứng kiến các trang mạng và truyền thơng xã hội trên mơi
trường Internet phát triển nhanh chóng. Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam
2022 của Bộ Công thương cho thấy người Việt dành 6 giờ 38 phút mỗi ngày để truy
cập internet. Đây đều là những thống kê cao hơn mức trung bình của thế giới. Việt
Nam cũng nằm trong nhóm các quốc gia có giá cước internet rẻ nhất thế giới. Hiện
tại, Việt Nam có 1.952 trang thông tin điện tử tổng hợp và 935 MXH trong nước đã
được cấp phép hoạt động. Đây đều là những diễn đàn trực tuyến để người dân có
thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân [13].
Truyền thơng qua MXH đang có xu hướng trở thành phương thức tun
truyền, truyền thơng rộng rãi, có sức mạnh, tác động tức thời và lâu dài. Bên cạnh
nhiều tiện ích mà MXH mang lại cho người dùng như: thông tin nhanh, khối lượng
thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí… cịn có
một khía cạnh khá quan trọng, làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa
những cá nhân, các nhóm và các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối.
MXH trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép
người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Thơng qua các chia sẻ dưới dạng hình ảnh, âm thanh, video nhằm tạo ra sự kết nối
và tương tác và lan toả trong cộng đồng người dùng MXH. Truyền thơng MXH có
thể sử dụng một hoặc nhiều các phương tiện truyền thông MXH khác nhau cùng lúc
nhằm đạt hiệu quả truyền thông tối đa. Truyền thơng MXH khác với các hình thức

truyền thơng khác ở tính tương tác, chia sẻ; nó cho phép cộng đồng tham gia tương
tác trực tiếp với nội dung thông điệp được đăng tải. Trong các MXH hiện nay,
Facebook là một trong những MXH phổ biến nhất ở Việt Nam với lượng người sử
dụng rất lớn. Đồng thời, trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, viên chức, người
lao động, sinh viên là những nhóm có nhu cầu sử dụng MXH Facebook nhiều nhất.


3
Nắm bắt được tình hình đó, Trung tâm Truyền thơng và Quan hệ Cơng chúng
thuộc Trường Đại học Cơng Đồn được thành lập theo Nghị quyết số 23/NQHĐTĐHCĐ ngày 23/9/2021 của Hội đồng Trường Đại học Cơng Đồn với chức
năng: Tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác truyền thông và quan hệ công
chúng trên nguyên tắc phù hợp với từng nội dung, đối tượng; đảm bảo thiết thực, hiệu
quả và tiết kiệm. Thực hiện chức năng tổ chức và quản lý các hoạt động về công tác
truyền thông nội bộ và bên ngoài; thực hiện các dịch vụ công về truyền thông.
Xuất phát từ các yêu cầu đặt ra, được đề cập và phân tích lược khảo trên đây
tôi lựa chọn đề tài: “Hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của Trường Đại học
Cơng Đồn” cho luận văn chun ngành Xã hội học của mình. Trong đó, hướng
chủ đạo của nghiên cứu đề tài là tập trung làm rõ MXH với tính cách là một trong
số các phương tiện truyền thông hiện đại đang được Trường Đại học Cơng Đồn sử
dụng để tun truyền; trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư và sự thích
ứng với khả năng, nhu cầu, xu hướng tiếp cận thông tin của viên chức, người lao
động và sinh viên đang làm việc và học tập tại trường. Trên cơ sở đó, cơng trình
nghiên cứu nhằm đề xuất, luận chứng cho các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới hoạt
động truyền thơng trên MXH của Trường Đại học Cơng Đồn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đến nay, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, bài báo viết về tầm ảnh
hưởng, và vai trị của truyền thơng, các nền tảng MXH tới những hoạt động truyền
thông. Sau đây là một số bài báo, văn bản, cơng trình nghiên cứu trong và ngoài
nước liên quan đến đề tài nghiên cứu tiêu biểu:
Shirky, C. (2011), trong bài báo “Sức mạnh chính trị của truyền thông xã hội”

(The Political Power of Social Media) đã bàn về những tác động của MXH và nguy
cơ những tác động đó có thể ảnh hưởng đến chính trị. Tác giả phân tích và đưa ra
nhiều ví dụ về vai trò của MXH đối với các phong trào chính trị, có thành cơng
nhưng cũng có thất bại và nhấn mạnh rằng: MXH là một công cụ quan trọng để hỗ
trợ xã hội dân sự và tạo nên một khơng gian cơng cộng làm thay đổi mơi trường
chính trị ở nhiều quốc gia. Trên cơ sở khẳng định những khái niệm cơ bản và vai trị
của truyền thơng xã hội nói chung và MXH nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu đã xây
dựng các lý thuyết về MXH. Theo đó, MXH được đề cập như một cấu trúc xã hội,


4
được thực hiện bởi các nút thường là cá nhân hoặc tổ chức. MXH hoạt động trên
nhiều cấp độ, từ gia đình đến mức độ quốc gia và đóng một vai trò quan trọng trong
việc xác định các vấn đề được giải quyết, tổ chức đang vận hành và mức độ mà các
cá nhân thành công trong việc đạt được mục tiêu của họ.
Được ra mắt và chính thức đi vào sử dụng từ năm 2006 tại Việt Nam,
Facebook đã trở thành hiện tượng bùng nổ và thu hút nhiều người dùng. Năm 2011,
cuốn sách “Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của MXH”, Bản dịch
tiếng Việt của Tùng Linh, Nguyễn Linh Giang, Hồng Ngọc Bích, David
Krikpatrick đã đi sâu miêu tả, phân tích về ảnh hưởng và chiến lược của Facebook
trong đời sống xã hội. Thông qua cuốn sách này, David cho thấy q trình phát triển
khơng ngừng nghỉ của MXH từ khi nó được ấp ủ ý tưởng và từng nước đạt đến
thành công, cũng như Facebook ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào.
Nguyễn Thị Hoàng Yến (2014), Nhu cầu tiếp nhận thơng tin báo chí của cơng
chúng hiện nay (khảo sát công chúng tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ ngành Báo chí
học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu
thực trạng nhu cầu tiếp nhận thơng tin báo chí của cơng chúng Nghệ An hiện nay và
sự đáp ứng nhu cầu công chúng của các cơ quan truyền thông đại chúng, từ đó, đề
ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thơng tin của báo chí
nói chung, báo chí Nghệ An nói riêng.

Trần Đại Lượng (2015), Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên đại học ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ thông tin thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà
Nội. Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kiến thức thơng tin
cho sinh viên, từ đó đề xuất mơ hình và các giải pháp phát triển kiến thức thơng tin
cho sinh viên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phát triển
kiến thức thông tin cho sinh viên đại học ở Việt Nam.
Hồ Thị Thương Huyền, Trương Thị Hồng Quyên, Nguyễn Thị Thu Phương
(2020), Tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên với tài ngun số hóa của
Trung tâm thơng tin thư viện thông qua mạng xã hội Facebook, Hội thảo khoa học
“Phát triển mơ hình trung tâm tri thức số cho các thư viện Việt Nam”. Bài viết chỉ
ra, trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ
hiện nay, vai trò của truyền thông đối với việc tiếp cận nguồn lực thư viện của sinh


5
viên ngày càng phải được chú trọng. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích vai trị của
hoạt động truyền thông trong công tác tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên
với tài nguyên số của Trung tâm Thông tin – Thư viện thông qua mạng xã hội
Facebook.
Với khả năng truyền tải thơng tin nhanh chóng, giao diện dễ sử dụng và khả
năng tập hợp được một số lượng rất lớn người dùng, MXH đã trở thành một hiện
tượng làm thay đổi sâu sắc q trình truyền tải thơng tin. Chính vì vậy, ở Việt Nam
đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến sự phát triển và tác động của
MXH.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Lê Cao Thắng (2022) làm chủ nhiệm “Đổi mới
công tác tun truyền của tổ chức Cơng đồn thơng qua mạng xã hội” đã luận
chứng đầy đủ và rõ ràng hơn cho một cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
đổi mới công tác tuyên truyền của Công Đồn Việt Nam thơng qua MXH. Tác giả
khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, kỹ thuật truyền thơng; sự gia tăng
nhanh chóng về hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, khiến MXH đã và đang trở thành

một phương thức truyền thơng mới, khơng chỉ tích hợp các ưu điểm của truyền
thơng phi-đại chúng, mà cịn là một phương thức quan trọng của truyền thông liên
cá nhân.
Lê Cao Thắng (2019), Sử dụng mạng xã hội trong công tác tun truyền, vận
động của tổ chức Cơng đồn Việt Nam tác giả thể hiện rõ quan điểm việc sử dụng
có hiệu quả và khai thác được tối đa những ưu điểm của MXH là nhiệm vụ quan
trọng trong công tác tun truyển. Đội ngũ cán bộ cơng đồn cần biết truyền tải
thơng tin nhanh chóng, trung thực, hiệu quả để những hoạt động của cơng đồn
được người lao động đón nhận và ủng hộ.
Ngọc Tú (2020), Mạng xã hội, công cụ truyền thông hiệu quả, Cổng Thông tin
Điện tử Cơng đồn Việt Nam – VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF
LABOUR. Trong bài viết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp
cơng đồn triển khai các cơng tác tun truyền, vận động đồn viên, cơng nhân,
viên chức, lao động (CNVCLĐ) thơng qua MXH. Trong q trình đó cần phát huy
thế mạnh, hạn chế tiêu cực của MXH, phát triển MXH thành một nơi để giao lưu,
chia sẻ, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, CNVCLĐ.


6
Năm 2019, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã xuất bản cuốn “MXH trong
bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” Cuốn sách
góp phần làm rõ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến MXH cũng như kinh
nghiệm quản lý MXH ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; nhận diện thực
trạng, vấn đề của MXH và quản lý thông tin, truyền thông trên MXH, từ đó đề xuất
mơ hình và giải pháp quản lý thơng tin, truyền thơng đáp ứng địi hỏi của tiến trình
hội nhập, phù hợp với xu thế và bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam.
Nghiên cứu, ứng dụng truyền thông xã hội và MXH trong bối cảnh phát triển
xã hội thông tin ở Việt Nam là một trong số những bài như thế. Trong bài viết này,
PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng - Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền cho rằng “Cần phân biệt giữa MXH và truyền thông xã hội. Trong đó,

MXH là dịch vụ, là nền tảng cho phép người sử dụng cung cấp, chia sẻ thơng tin
cịn truyền thơng xã hội là một dịng chảy thơng tin quan trọng nhất của MXH bao
gồm nội dung của nó là các dữ liệu được người dùng cung cấp, chia sẻ thông qua
dịch vụ MXH. Bản thân MXH không tạo nên truyền thơng xã hội mà các bài đăng,
các chú thích, thông tin được cung cấp trên các kênh thông tin… mới tạo nên truyền
thơng xã hội”.
Từ nhiều góc độ, quy mơ và mục đích khác nhau, các tài liệu, cơng trình khoa
học và các bài viết đã tiếp cận và nghiên cứu sâu sắc những vấn đề về công tác
tuyên truyền, về MXH và truyền thơng,…
Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Trần Hữu
Quang (1998), Truyền thông đại chúng và công chúng- trường hợp thành phố Hồ
Chí Minh, Luận án tiến sỹ xã hội học; Trần Bá Dung (2007), Nhu cầu tiếp nhận
thơng tin báo chí, Luận án tiến sỹ xã hội học. Đây là hai cơng trình mang tính đại
diện về nghiên cứu công chúng truyền thông tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. Hay tác giả Bành Tường Chân (1999), Nhu cầu đọc báo của sinh
viên Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ; Lý Hồng Ngân (2000), Sinh viên
Hà Nội và truyền thơng đại chúng của Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và
báo điện tử, Luận văn thạc sĩ Báo chí – Truyền thơng, Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Hà Nội. Những cơng trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm
công chúng ở một số địa phương tiêu biểu.


7
Từ nhiều góc độ, quy mơ và mục đích khác nhau, các tài liệu, cơng trình khoa
học và các bài viết đã tiếp cận, nghiên cứu sâu sắc những vấn đề về công tác tuyên
truyền, về MXH và truyền thông,.. Như vậy, có thể thấy đề tài nghiên cứu, tìm hiểu
nhu cầu, cách thức tiếp cận thông tin của công chúng nói chung, sinh viên nói riêng
đã khơng cịn xa lạ. Đây cũng là những tài liệu giúp tác giả luận văn nghiên cứu tham
khảo, kế thừa các giá trị khoa học thực tiễn, khắc phục các hạn chế, khiếm khuyết
hướng nghiên cứu đang được thực hiện trong các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, trong

lĩnh vực truyền thông ở các trường Đại học, mà chủ đạo là sinh viên vẫn cịn nhiều vấn
đề chưa được giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoạt động truyền thông trên
mạng xã hội của Trường Đại học Cơng Đồn” là vơ cùng cần thiết, có giá trị khoa

học cao và khơng trùng lắp với các cơng trình đi trước.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về đổi mới hoạt động truyền thông trên MXH của
Trường Đại học Cơng Đồn, phân tích, đánh giá thực trạng luận chứng cho các vấn
đề, từ đó chỉ ra nhân tố tác động, đề xuất hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm đổi
mới hoạt động truyền thông trên MXH của Trường Đại học Cơng Đồn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông trên MXH.
- Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng hoạt động truyền thơng trên MXH của
Trường Đại học Cơng Đồn.
- Căn cứ vào mục tiêu, phương hướng, những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân đề xuất những giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông trên MXH của
Trường Đại học Công Đoàn.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động truyền thông trên MXH của
Trường Đại học Cơng Đồn.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Giảng viên, viên chức, người lao động và sinh viên đang làm việc và học tập
tại Trường Đại học Cơng Đồn.


8
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trường Đại học Cơng Đồn

- Thời gian: Luận văn nghiên cứu về các hoạt động truyền thông trên MXH
của Trường Đại học Công Đoàn trong năm 2021-2023.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
5.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi
- Tiến hành phỏng vấn các viên chức, người lao động sinh viên đang làm việc,
và học tập tại Trường Đại học Cơng Đồn về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng
MXH trong các hoạt động truyền thông của trường.
- Lập bảng hỏi: Luận văn khảo sát 200 phiếu hỏi (150 phiếu đối với sinh viên,
50 phiếu đối với giảng viên, và NLĐ) để điều tra khảo sát lấy ý kiến đối với các
viên chức, người lao động, sinh viên Trường Đại học Cơng Đồn.
- Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong Luận văn là phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên.
- Khảo sát nghiên cứu thực tế.
Nguồn số liệu sẽ dựa trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập thông tin và
phỏng vấn các viên chức, người lao động, sinh viên đang làm việc và học tập tại
Trường Đại học Cơng Đồn (bằng cách hỏi qua phiếu trưng cầu ý kiến, qua Google
Drive, Facebook, Zalo…) và được xử lý dựa trên phần mềm SPSS 20.0
5.2. Phương pháp phân tích tài liệu:
Tìm hiểu nội dung, phương pháp, ý nghĩa của các tài liệu, cơng trình khoa học
đi trước, từ đó, tổng quan tình hình nghiên cứu sẽ giúp cho cho đề tài nhận biết
được những đóng góp và hạn chế của những nghiên cứu đã có cả về nội dung và
phương pháp nghiên cứu. Từ đó, đề tài sẽ xác định được mục tiêu, câu hỏi, giả
thuyết, nội dung, phương pháp, và có thể vận dụng được lý thuyết nghiên cứu phù
hợp. Vận dụng và đề tài, tác giả sử dụng các số liệu thống kê khác nhau (cơng trình
nghiên cứu khoa học, luận văn,..) về vai trị của MXH trong hoạt động truyền thơng
của Trường Đại học Cơng Đồn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về lý luận: hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đổi mới hoạt động truyền
thông trên mạng xã hội của Trường Đại học Cơng Đồn.



9
- Về thực tiễn: tổng quát về đổi mới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội
của Trường Đại học Cơng Đồn. Luận văn sẽ phân tích rõ những vai trò, tầm quan
trọng của những nền tảng MXH giữa bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển
mạnh mẽ, những đóng góp, vai trị của những nền tảng MXH đó trong việc tuyên
truyền các hoạt động, dự án, thông tin đến các viên chức, người lao động, và sinh
viên đang làm việc, và học tập tại Trường Đại học Công Đoàn một cách trung thực,
nhanh, và hiệu quả nhất.
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
7.1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng sử dụng MXH trong hoạt động truyền thơng của Trường Đại học
Cơng Đồn?
- Những nhân tố tác động đến hoạt động truyền thông trên MXH của Trường
Đại học Cơng Đồn?
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thơng trên MXH của Trường Đại học
Cơng Đồn như thế nào?
7.2. Giả thuyết nghiên cứu:
- Trường sử dụng MXH Facebook là phổ biến nhất, với các trang fanpage do
trường quản lý nhằm đưa tin, truyền tải các thông tin về các hoạt động tuyển sinh,
giảng dạy, học tập, và văn hóa đến tồn thể viên chức, người lao động và sinh viên
trong trường.
- Bao gồm 02 (hai) nhân tố chủ quan: những người chỉ đạo, nắm bắt, chịu
trách nhiệm đăng tải các hoạt động truyền thông của trường; nhân tố khách quan:
những người tiếp cận các thông tin được đăng tải, bao gồm các viên chức, người lao
động và sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Công Đồn.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thơng trên MXH của Trường Đại học
Cơng Đồn, cần triển khai một số giải pháp cụ thể như sau: (1) Đổi mới hoạt động
truyền thông về tuyển sinh; (2) Đổi mới hoạt động truyền thông về hoạt động giảng

dạy và học tập; (3) Đổi mới hoạt động truyền thông về văn hóa, văn nghệ; (4) Đổi
mới về quản lý chất lượng truyền thông.


10
8. Khung lý thuyết
Trường Đại học Cơng Đồn
Hoạt động truyền thông trên mạng xã hội

Hoạt
động
truyền
thông
về công
tác
tuyển
sinh

Hoạt
động
truyền
thông về
công tác
giảng
dạy và
học tập

Hoạt
động
truyền

thông về
phong
trào văn
hóa, văn
nghệ, thể
dục thể
thao

Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố chủ quan
- Nhân tố khách quan

Giải pháp
- Đổi mới hoạt động truyền
thông về tuyển sinh
- Đổi mới hoạt động truyền
thông về giảng dạy và học
tập
- Đổi mới hoạt động truyền
thơng về phong trào văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao
- Đổi mới quản lý chất
lượng truyền thông

9. Kết cấu nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông trên mạng xã hội.
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của Trường

Đại học Cơng Đồn.
Chương 3: Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của
Trường Đại học Cơng Đồn.



×