Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Luận văn đánh giá quá trình triển khai xây dựng mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã đạo đức, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.87 KB, 119 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

PHẠM THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIÊN KHAI XÂY DựNG MƠ HÌNH
NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH TẠI XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH
XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC NÃM 2011

LUẬN VẰN THẠCSỸ r TÉ CÔNG CỘNG
Mã chuyên ngành: 60.72.76

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HUY NGA

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................. I
Danh mục bảng, biểu:......................................................................................... II
Tóm tắt đề cương nghiên cứu............................................................................ IV
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 5
1.1. Tình hình sử dụng nhà tiêu HVS với sức khỏe của cộng đồng.............

5

1.2. Mức độ bao phủ nhà tiêu hợp về sinh......................................................... 7
1.3. Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh được sử dụng tại Việt Nam.................... 8


1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành của người dân về nhà

12

tiêu HVS.........................................................................................................
1.5. Tổng quan dự án....................................................................................... 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.................... 18
2.1. Thiết kế đánh giá...................................................................................... 18
2.2. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu đánh giá................................ 18
2.3. Xác định cỡ mẫu, cách chọn mẫu.........................................................
2.4. Phương pháp thu thập số liêu................................................................... 20
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................... 21
2.6. Bộ cơng cụ đánh giá................................................................................. 21
2.7. Chỉ số, biến số cần đánh giá..................................................................... 22
2.8. Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu.......................... 28
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu................................................................ 28
2.10. Hạn chế nghiên cứu đánh giá................................................................. 29
Chương 3. KÉT QUẢ........................................................................................ 30
3.1. Thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu............................................... 30
3.2. Đánh giá quá trình triển khai xây dựng mơ hình nhà tiêu HVS tại 31


xã Đạo Đức theo dự án...............................................................................
3.3. Mô tả kiến thức, thức hành của người dân xã Đạo Đức, huyện Bình 39 Xuyên về
xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS năm 2011 ..............................
Chương 4. BÀN LUẬN..................................................................................... 51
4.1. Thông tin chung về ĐTNC........................................................................ 51
4.2. Q trình triển khai mơ hình xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà 52 tiêu HVS tại xã
Đạo Đức theo dự án........................................................................................
4.3. Kiến thức và thực hành về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu 53 HVS của các

HGĐ tại xã Đạo Đức......................................................................................
Chương 5. KẾT LUẬN...................................................................................... 60
Chương 6. KHUYẾN NGHỊ

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 63
PHỤ LỤC........................................................................................................... 66
Phụ lục 1. Phân tích các bên liên quan............................................................... 66
Phụ lục 2. Cơ cấu tổ chức dự án......................................................................... 69
Phụ lục 3. Bảng kiểm đánh giá tình trạng xây dựng, sử dụng bảo quản 70 nhà tiêu
Phụ lục 4. Phiếu điều tra hộ gia đình.................................................................. 79
Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn cán bộ y tế..................................................... 90
Phụ lục 6. Hướng dẫn phỏng vấn cán bộ chính quyền....................................... 92
Phụ lục 7. Hướng dẫn phỏng vấn các ban ngành khác....................................... 94
Phụ lục 8. Hướng dẫn phỏng vấn người dân...................................................... 96
Phụ lục 9. Đánh giá kiến thức về nhà tiêu.......................................................... 98


í

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐHDA:

Ban điều hành dự án

BQ:
ĐTNC:

Bảo quản

Đối tượng nghiên cứu

HGĐ:

Hộ gia đình

HVS:

Hợp vệ sinh

SD:

Sử dụng

TT:

Trung tâm

TT GDSK: Truyền thông giáo dục sức khỏe
UBND:

ủy ban nhân dân

VSMT:
XD:

Vệ sinh mơi trường
Xây dựng

YTDP:


Y tế dự phịng

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới


II

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.............................................................. 31
Bảng 3.2. Tập huấn về truyền thông cho cán bộ xã, thôn, tuyên truyền viên

33

xã Đạo Đức...........................................................................................................
Bảng 3.3. Các hình thức truyền thơng của dự án tại xã Đạo Đức.................................. 35
Bảng 3.4. Nguồn thông tin về nhà tiêu mà ĐTNC tiếp cận........................................... 36
Bảng 3.5. Hình thức truyền thơng ĐTNC cho là dễ hiểu nhất....................................... 37
Bảng 3.6. Nội dung các thông ti về xây dựng, sử dụng bảo quản nhà tiêu

38

HVS mà ĐTNC đã tiếp cận..................................................................................
Bảng 3.7. Số lượng cơng trình vệ sinh được cải tạo/ xây dựng lại tại xã 38
Đạo Đức...............................................................................................................
Bảng 3.8. Kiến thức của ĐTNC về các loại nhà tiêu..................................................... 40
Bảng 3.9. Kiến thức của ĐTNC về các loại nhà tiêu HVS............................................ 41

Bảng 3.10. Kiến thức của ĐTNC về các bệnh có thể gây ra do sử dụng nhà 41 tiêu
không HVS...........................................................................................................
Bảng 3.11. Kiến thức của ĐTNC về tác hại của việc sử dụng nhà tiêu 42 không HVS
Bảng 3.12. Kiến thức của ĐTNC về phòng chống bệnh do nhiễm qua phân.

43

Bảng 3.13. Kiến thức của ĐTNC theo từng loại nhà tiêu.............................................. 43
Bảng 3.14. Tỷ lệ các loại nhà tiêu tại các

HGĐ có nhà tiêu.................................... 44

Bảng 3.15. Tỷ lệ từng loại nhà tiêu HVS về xây dựng........................................... 46
Bảng 3.16.

Tỷ lệ từng loại nhà tiêu HVS về sử dụng bảo quản.............................. 48

Bảng 3.17.

Tỷ lệ từng loại nhà tiêu HVS về xây dựng, sử dụng bảo quản ...

Bảng 3.18. Tỷ lệ từng loại nhà tiêu HVS đạt chuẩn về xây dựng, sử dụng 50

50


Ill

bảo quản..............................................................................................................


DANH MỤC CÁC BIẺU
Biểu đồ 3.1. Thực trạng nhà tiêu hiện có tại các HGĐ............................................. 44
Biểu đồ 3.2. Thực trạng HVS của các loại nhà tiêu có tại các HGĐ..............

45

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhà tiêu HVS đạt tiêu chuẩn HVS về xây dựng................

46

Biểu đồ 3.4. Thực trạng nhà tiêu HVS đạt chuẩn về xây dựng và nhà 47 tiêu HVS
tương ứng........................................................................................................
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhà tiêu HVS đạt tiêu chuẩn HVS về sử dụng bảo 48 quản
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhà tiêu HVS đạt chuẩn về sử dụng bảo quản và nhà 49 tiêu HVS
tương ứng........................................................................................................
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhà tiêu HVS đạt tiêu chuẩn HVS về xây dựng, sử 49 dụng bảo
quản.................................................................................................................


IV

TÓM TẮT ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu
Hiện nay, các dịch bệnh liên quan tới vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi
trường như tiêu chảy, viêm gan, nhiễm giun sán và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa,
hơ hấp khác còn khá phổ biến ở nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta. Năm 2006, Cục Y tế dự
phòng và Môi trường - Bộ Y tế thực hiện dự án “ Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua
việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường” do quỹ Unilever Việt Nam tài
trợ. Mục tiêu chung của dự án là “Góp phần nâng cao sức khỏe người dăn, giảm tỷ lệ mắc
một sổ bệnh đường tiêu hóa thơng qua việc cải thiện hành vi vệ sinh các nhân và điều kiện
vệ sinh môi trường trong phòng trào xây dựng Làng văn hỏa sức khỏe Năm 2008, dự án

được thực hiện ở Vĩnh Phúc, và đến tháng 05/2009, dự án được triển khai tại huyện Bình
Xuyên: xã Đạo Đức và thị trấn Thanh Lãng. Tháng 12/2010, dự án sẽ kết thúc và việc đánh
giá dự án là rất cần thiết. Do điều kiện có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá một phần của
dự án: “ Đánh giá kết quả triển khai xây dựng mơ hình nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Đạo
Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011"với hai mục tiêu: i) Đánh giá q trình
triển khai xây dựng mơ hình nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình tại xã Đạo Đức năm
2011. ii) Mơ tả kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã
Đạo Đức năm 2011.
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên từ tháng 11 năm 2010
đến tháng 08 năm 2011. Nghiên cứu đánh giá theo phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp
nghiên cứu định tính và định lượng, số liệu cho nghiên cứu định lượng được thu thập trên
380 người dân đại diện cho các HGĐ tại xã Đạo Đức bằng cách phỏng vấn với phiếu điều tra
HGĐ, cùng với số liệu thống kê của TT YTDP huyện Bình Xuyên và trạm Y tế xã Đạo Đức.
Nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu 2 nhóm đối tượng: nhóm 1 là 05 cán bộ tham gia dự án.
Nhóm 2 là 05 chủ HGĐ khơng có hoặc có nhà tiêu khơng HVS. Nghiên cứu cho thấy mơ
hình nhà tiêu HVS của các HGĐ tại xã


V

Đạo Đức năm 201 Inhằm tăng tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS tại địa
bàn đã được xây dựng thành công với: hệ thống tổ chức quản lý, giám
sát, thực hiện các kế hoạch của dự án với sự thống nhất từ trên xuống
dưới; công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe được thực hiện rộng rãi,
đạt hiệu quả cao; được sự hỗ trợ và tham gia nhiệt tình của các cấp chính
quyền, các ban ngành đồn thể, và của cộng đồng. Ngoài ra, kiến thức và
thực hành của người dân tại xã Đạo Đức nâng cao hơn: 88,4% ĐTNC biết
được sử dụng nhà tiêu khơng HVS có thể gây bệnh tiêu chảy, 90,5% cho
rằng nhà tiêu không HVS gây ô nhiễm môi trường, có mùi hôi thối gây
mất mỹ quan. Kiến thức về nhà tiêu xét theo từng đổi tượng sử dụng các

loại nhà tiêu tương ứng có 63,8% ĐTNC kiến thức đạt về nhà tiêu. 96,8%
ĐTNC hiểu đúng nhà tiêu tự hoại là loại hình nhà tiêu HVS, 68,2% HGĐ có
nhà tiêu thuộc loại hình HVS. Sự thành cơng của dự án tại xã Đạo Đức có
thể được áp dụng tại các xã có điều kiện tương tự để tăng tỷ lệ bao phủ
nhà tiêu HVS tại các vùng nông thôn theo chiến lược Quốc gia về cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.


1

ĐẶT VÁN ĐỀ
Vệ sinh mơi trường (VSMT) có liên quan trực tiếp tới cuộc sống của con người và
VSMT yếu kém là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật như: bệnh tiêu
chảy, tả, thương hàn, mắt hột, bệnh phụ khoa, da... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
cộng đồng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Vì vậy các yếu tố mơi trường ngày càng cần
được quan tâm để bảo vệ và cải thiện sức khỏe cũng như điều kiện sống của con người. Một
nội dung trong vệ sinh môi trường nông thôn được đặt ra hiện nay là vấn đề sử dụng nhà tiêu
hợp vệ sinh (HVS). Nhà tiêu chưa đạt HVS theo quy định của Bộ Y tế chiếm một số lượng
khá lớn ở nông thôn. Sử dụng nhà tiêu không HVS làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn
nước mặt, gây nguy cơ dịch bệnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đối với các bệnh có liên quan đến vệ sinh mơi
trường, hàng năm có khoảng 4 tỷ lượt người bị tiêu chảy, gây ra 1,8 triệu ca tử vong, chủ yếu
ở trẻ em dưới 5 tuổi (90%), khoảng 10% dân số các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi
bệnh giun, 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột, khoảng 160 triệu người bị nhiễm bệnh
sán máng và 1,3 triệu người chết vì sốt rét mồi năm [20], [25]. Theo thống kê của Cục Y tế
dự phòng (YTDP) và phòng chống HIV/AIDS năm 2003, một nửa trong số 10/26 bệnh
truyền nhiễm gây dịch được giám sát có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất theo thứ tự là cúm,
tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amíp, HIV/AIDS, viêm gan virut,
thủy đậu... có liên quan tới nước sạch và VSMT. Việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS)
và xử lý phân đúng kỹ thuật sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh này [6].

Đe khắc phục tình trạng nói trên, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn vệ sinh đối với các
loại nhà tiêu theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005, và để đạt được mục tiêu
Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 tại
Quyết định 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tất cả cư dân nông thôn sử dụng
nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60


lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh
môi trường làng xã. Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ
sinh với số lượng ít nhất 601ít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nơng thơn sử dụng hố xí
hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân [3], [15].
Bình Xuyên là một huyện bán sơn địa (trung du), nằm ở phía Nam của tỉnh Vĩnh
Phúc, nằm giữa thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên với diện tích 145,6km2, gồm 3 thị
trấn và 10 xã trực thuộc. Dân số của huyện tính đến hết tháng 09/2010 là 113.706 người.
Hiện nay, huyện Bình Xun có tỷ lệ HGĐ xây dựng, sử dụng nhà tiêu HVS còn thấp và vẫn
tồn tại tập quán sử dụng phân người làm phân bón. Xã Đạo Đức là một xã thuần nông trong
tổng số 13 xã của Huyện Bình Xuyên. Theo báo cáo cùa Trạm Y tế xã thì có 2.755 hộ có nhà
tiêu trên tổng số 3001 hộ, trong đó nhà tiêu thuộc loại HVS đạt tiêu chuẩn về vệ sinh chỉ đạt
39,5%. Nhưng thực tế con số này thấp hơn rất nhiều nếu được đánh giá theo tiêu chuẩn của
Bộ Y tế ban hành tại Quyết định 08/2005/BYT.
Nhằm từng bước khống chế và giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu
hóa, đuợc sự đồng ý của chủ tịch ƯBND tỉnh Vũih Phúc và ban điều hành Dự án Trung
ương, Ban điều hành Dự án tỉnh Vĩhh Phúc đã triển khai thực hiện dự án: “ Nâng cao sức
khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh mơi trường” do
Cục y tế dự phịng và môi trường phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam xây dựng. Dự án
được thực hiện tại huyện Bình Xuyên: xã Đạo Đức, thị trấn Thanh Lãng; thành phố Vĩnh
Yên: phường Hội Hợp, phường Đồng Tâm. Trong đó, 02 xã của huyện Bình Xuyên là 02 xã
mới của dự án.
Mục tiêu chung của Dự án là “Góp phần nâng cao sức khỏe người dân, giảm tỷ lệ
mắc một số bệnh đường tiêu hóa thơng qua việc cải thiện hành vi vệ sinh các nhân và điều

kiện vệ sinh môi trường trong phịng trào xây dựng Làng văn hóa sức khỏe”. Dự án triển khai
tại tỉnh Vĩnh Phúc vơi ba mục tiêu cụ thể: i) Nâng cao nhận thức của người dân tại 4 xã triển
khai dự án về vệ sinh các nhân, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống vệ sinh, đặc biệt là
tầm quan trọng của rửa tay bằng xà phòng trong phòng


3

chống bệnh dịch, ii) Tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh tại 4 xã
triển khai dự án thông qua công tác tuyên truyền vận động và hỗ trợ xây dựng, cải tạo một số
cơng trình vệ sinh hộ gia đình, nơi cơng cộng, iii) Góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và
một số bệnh đường tiêu hóa tại các xã triển khai dự án.
Dự án được triển khai ở xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên từ tháng 05/2009 đến
12/2010. Ket quả của dự án thí điểm sẽ đưa ra một phương pháp tiếp cận mới trong việc triển
khai các hoạt động nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh mơi trường phịng
chống dịch bệnh trong thời gian tới tại các xã lân cận. Chính vì thế, việc đánh giá hiệu quả
của dự án là rất cần thiết và phù họp.
Do điều kiện có nhiều hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung đánh giá kết việc xây dựng
mơ hình nhà tiêu HVS tại xã Đạo Đức từ tháng 05/2009 đến 12/2010. Và các câu hỏi đánh
giá cần đưa ra là:
1. Các hoạt động của dự án nhằm tăng độ bao phủ của nhà tiêu HVS tại xã Đạo Đức,
huyện Bình Xuyên được thực hiện như thế nào?
2. Kiến thức của người dân xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên với vấn đề xây dựng, sử
dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh sau dự án như thế nào?
3. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các HGĐ của người dân xã Đạo Đức, huyện Bình
Xuyên sau dự án như thế nào?
Xuất phát từ những vấn đề trên, Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giả q trình triển khai xây dựng mơ hình nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Đạo
Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011”



MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1.

Đánh giá quá trình triển khai xây dựng mơ hình nhà tiêu HVS của các hộ gia đình tại

xã Đạo Đức năm 2011.
2.

Mơ tả kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ

gia đình tại xã Đạo Đức năm 2011.


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI
LIỆU
1.1.

Tình hình sử dụng nhà tiêu HVS với sức khỏe của cộng đồng
Vấn đề không đảm bảo nước sạch, nhà tiêu HVS ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe

người dân. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cũng chiếm 4,1% gánh nặng bệnh tật, và gây tử
vong cho 1,8 triệu người mỗi năm trên toàn cầu [25]. Hàng năm, khoảng 2,4 triệu ca tử vong
(4,2% tổng ca tử vong), chiếm 6,6% gánh nặng bệnh tật toàn thế giới, có thể được ngăn chặn
nếu mọi người thực hiện đúng vệ sinh môi trường và dùng nước sạch [19].
Theo Unicef, hàng năm có gần 9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết do các nguyên nhân
khác nhau, tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 sau viêm phổi dẫn đến tử vong ở trẻ em dưới 5
tuổi. Ước tính, có khoảng 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết do tiêu chảy mỗi năm, chiếm
18% tổng số ca tử vong ở trẻ, và mỗi ngày có nhiều hơn 5000 trẻ em bị chết do tiêu chảy
[21], [22].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đầu thế kỷ 21, hàng năm vẫn có khoảng 4 tỷ lượt người
bị tiêu chảy, 1,8 triệu người bị chết do tiêu chảy (kể cả bệnh tả), 90% là trẻ em dưới 5 tuổi và


hầu hết là ở các nước đang phát triển. Hàng năm, có 396 triệu lượt người mắc bệnh sốt rét,
chủ yếu là ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara, 1,3 triệu người chết vì sốt rét, trẻ em dưới 5
tuổi chiếm 90%. u’ớc tính, 160 triệu người mắc sán máng, gây ra hàng chục nghìn ca tử vong
mỗi năm, hầu hết là ở châu Phi cận sa mạc Sahara. Trên thế giới có khoảng 500 triệu người
có nguy cơ mắc bệnh mắt hột, 146 triệu người bị đe dọa bởi mù, 6 triệu người bị khiếm thị
do bệnh đau mắt hột. Ngồi ra, sử dụng nước, nhà tiêu khơng hợp vệ sinh cịn có thể gây ra
các bệnh: giun đường ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan A, bệnh giardiasis,
ghẻ,... [20], [25].
Theo thống kê của Bộ Y tế với 26 bệnh truyền nhiễm trong hệ thống báo cáo thì có tới
hơn 10 bệnh liên quan tới nước, nhà tiêu HVS [6], Đặc biệt các dịch bệnh đường


6

ruột vẫn đang lưu hành và có nguy cơ bùng phát thành dịch tại một số tỉnh. Điển hình là dịch
tiêu chảy cấp nguy hiểm xảy ra cuối năm 2007 với gần 2000 người mắc.
Phân người là nguồn truyền nhiều bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, bại liệt,
viêm gan A, bệnh ký sinh trùng như giun sán... Qua điều tra tại một số địa phương, do điều
kiện vệ sinh chưa tốt nên tỷ lệ người bị nhiễm ký sinh trùng rất cao, có nơi đến 60-70%, số
người bị tiêu chảy hàng năm lên đến 1240 trường hợp/100.000 dân. Trong cơ cấu bệnh tật, tỷ
lệ mắc cao nhất vẫn là bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, phần lớn lây lan do phân
người theo sơ đồ truyền bệnh qua đường phân - miệng. Quản lý phân người tốt nhất là sử
dụng nhà tiêu HVS. Để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt nam cũng như điều kiện
canh tác của ngành nơng nghiệp mà ở nơng thơn thích hợp với các loại nhà tiêu HVS khác
nhau [13], [16], [24],



7

1.2.

Mức độ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh

1.2.1. Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, chỉ có khoảng 58% dân số thế giới tiếp cận được các cơng
trình vệ sinh. Trong số 2,6 tỷ người không được sử dụng nhà tiêu, phải đi vệ sinh ngoài trời
hoặc ở những nơi khơng đảm bảo vệ sinh, có khoảng 77% trong số họ (2 tỷ người) sống ở
những vùng nông thôn. Hơn 1 nửa số người không được tiếp cận với cơng trình vệ sinh, gần
1,5 tỷ người sống ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hầu như không nhiều hơn
1/3 dân số: ở Tây và Trung Châu Phi (36%), Nam Á (37%), Đông và Nam Phi (38%), các
nước đang phát triển chỉ có 31% dân số được tiếp cận với các cơng trình vệ sinh đúng tiêu
chuẩn [19], [20], [22], [25].
Theo thống kê của UNICEF và WHO tại Đơng Nam Á năm 2006, có 378 triệu người
được tiếp cận với cơng trình vệ sinh, độ bao phủ này tăng từ 50% dân số năm 1990 lên 67%
dân số được tiếp cận vàp năm 2006. Hiện nay, vẫn cịn 32 triệu người ở Đơng Nam Á vẫn
phải sống trong tình trạng khơng có cơng trình vệ sinh. Có 4 trong 11 quốc gia ở Đơng Nam
Á có tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS dưới 60% trong đó có Việt Nam [19], [23],
1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp nước sạch và
phương tiện vệ sinh cho người dân nông thôn. Đến cuối năm 2005, số hộ gia đình có nhà tiêu
HVS theo ước tính đạt khoảng 6,4 triệu hộ, đạt 50%. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS phân
bố khơng đồng đều giữa các vùng, có vùng đạt tỷ lệ trên 50% là: Đồng bằng sông Hồng
(65%), Đông Nam Bộ (62%), Bẳc Trung Bộ (56%), Duyên hải miền Trung (50%). Trong đó
có những vùng đạt tỷ lệ thấp hơn: Đồng bằng sông Cửu Long (35%), Miền núi phía Bắc
(38%), Tây Nguyên (39%) [5].
Theo điều tra của Đại học Y Thái Bình (2002), sau khi có tác động can thiệp 3 năm vệ sinh mơi trường và giáo dục sức khỏe cộng đồng tại 2 xã tỉnh Thái Bình: tỷ lệ hộ gia đình

có nhà tiêu HVS tăng lên rõ rệt từ 8,37% lên 35,8% [8].


8

Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT,
năm 2005, chỉ có 58% Trạm y tế xã và 17% chợ có nhà tiêu HVS và nguồn nước sạch [2]
Theo nghiên cứu của Ngô Thị Nhu năm 2009 về thực trạng nhà tiêu hộ gia đình tại ba
xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho thấy tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu tự hoại là 15,8%, nhà
tiêu thấm dội nước là 21,7%, nhà tiêu không HVS chiếm tỷ lệ 50,2% [15].
1.3.

Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh được sử dụng tại Việt Nam
Theo Quyết đinh 08/2005 QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế, các loại nhà tiêu

hiện đang được khuyến khích sử dụng tại Việt Nam là: Nhà tiêu 2 ngăn ủ phân tại chỗ; nhà
tiêu chìm có ống thơng hơi; nhà tiêu thấm dội nước; nhà tiêu tự hoại. Các loại nhà tiêu này
được công nhận là nhà tiêu HVS khi đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng, bảo
quản. Tùy theo từng địa bàn và điều kiện kinh tể mà lựa chọn nhà tiêu cho phù hợp [3].
+ Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ: Là loại nhà tiêu phù hợp cho những vùng sản
xuất nơng nghiệp. Có hai ngăn, một ngăn sử dụng, một ngăn ủ phân, thay đổi nhau khi đầy,
có máng dẫn nước tiểu ra ngồi tránh ẩm ướt, có nắp đậy hố tiêu để tránh ruồi muỗi, vật ni
chui vào hố phân, có ống thông hơi để tránh mùi hôi. Ưu điểm là dễ xây dựng, không làm ô
nhiễm nguồn nước và môi trường. Khi phân đã ủ đúng thời gian và đúng kỹ thuật có thể bón
cho cây trồng, làm tăng độ màu mỡ cho đất, như vậy chất thải được tái sử dụng lại theo
hướng sinh thái. Một ưu điểm nổi bật nữa của loại nhà tiêu này là không phải dùng nước dội,
có thể sử dụng ở những vùng khan hiếm nước.
+ Nhà tiêu chìm có ống thơng hơi: Là loại nhà tiêu áp dụng cho vùng thiếu nước
dội, đất rộng người thưa như miền trung du, miền núi, khơng có thói quen dùng phân bón
cho lúa và hoa màu. Loại này cũng có máng dẫn nước tiểu, ống thơng hơi, nắp đậy, khi gần

đầy thì san lấp hố cũ tránh súc vật đào bới, đào hố mới. Loại này dễ làm, đơn giản, rẻ tiền, dễ
sử dụng.


9

+ Nhà tiều thấm dội nước-. Phù hợp với những nơi có nguồn nước dồi dào, chất đất
dễ thấm nước và khơng có nguy cơ gây ơ nhiễm cho nước ngầm, sử dụng ở những nơi khơng
có cống nước thải, ưu điểm của nhà tiêu này là: Tiêu diệt được mầm bệnh và trứng giun,
khơng có mùi và ruồi nhặng, dễ bảo quản sử dụng
+ Nhà tiêu tự hoại-, là loại nhà tiêu rất hợp vệ sinh ở nước ta hiện nay. Phân được
xử lý theo nguyên tắc ngâm ủ và lên men. Các mầm bệnh bị tiêu diệt, mùn được giữ lại ở đáy
bể, nước lắng qua bể và thấm vào đất hoặc vào hệ thống cống thải. Ưu điểm là khơng có mùi
hơi, khơng thu hút ruồi nhặng, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, tạo sự dễ chịu
cho người sử dụng
+ Ngồi ra cịn có nhà tiêu Biogas cũng là một loại nhà tiêu hợp vệ sinh được áp
dụng nhiều ở các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Loại nhà tiêu bể khí sinh học
này áp dụng tốt cho những hộ gia đình thực hiện mơ hình VAC. Cơng nghệ này khơng những
giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường mà cịn cung cấp khí đốt cho sinh hoạt gia đình.
Tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ- BYT
Các loại nhà tiêu trên được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ
thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với
người, động vật và cơn trùng.
+ Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn,
đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Trong tiêu chuẩn vệ sinh phân ra tiêu chuẩn về xây dựng và tiêu chuẩn về sừ dụng,
bảo quản. Một nhà tiêu được đánh giá HVS phải đạt được cả tiêu chuẩn về xây dựng và cả
tiêu chuẩn về sử dụng, bảo quản. Dưới đây là các tiêu chuẩn chi tiết cho từng loại nhà tiêu
HVS theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT.

1.3.1. Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng:
Nhà tiêu tự hoại HVS về xây dựng: phải đảm bảo 6 tiêu chuẩn vệ sinh:


10

1) Bể xử lý gồm 3 ngăn
2) Bể chứa phân không bị lún, sụt
3) Nắp bể chứa phân được trát kín; khơng bị rạn nứt
4) Sàn nhà tiêu nhẵn phang và khơng đọng nước
5) Bệ xí có nút nước
6) Có ống thông hơi.
Nhà tiêu thấm dội nước HVS về xây dựng: phải đảm bảo 7 tiêu chuẩn:
1) Không xây dựng ở những nơi thường bị ngập úng
2) Cách nguồn nước ăn uống sinh hoạt từ 10m trở lên
3) Be chứa phân không bị lún, sụt, thành bể cao hơn mặt đất ít nhất 20cm
4) Nắp bể chứa phân được trát kín, khơng bị rạn nứt
5) Sàn nhà tiêu nhẵn phẳng và khơng đọng nước
6) Bệ xí có nút nước
7) Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra mặt đất.
Nhà tiêu hai ngăn HVS về xây dựng: phải đảm bảo 6 tiêu chuẩn vệ sinh:
1) Tường ngăn chứa phân kín, khơng bị rị, thấm nước
2) Cửa lấy mùn phân được trát kín bằng vật liệu khơng thẩm nước
3) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, khơng đọng nước tiểu
4) Có nắp đậy hai lồ tiêu
5) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa
6) Ống thông hơi (đối với nhà tiêu hai ngăn có ống thơng hơi) có đường kính ít nhất
9cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và có lưới chắn ruồi.
Nhà tiêu chìm có ống thơng hơi HVS về xây dựng: phải đảm bảo 7 tiêu chuẩn:
1) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng

2) Cách nguồn nước ăn uổng sinh hoạt từ 10m trở lên
3) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu
4) Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm


11

5) Có nắp đậy lỗ tiêu
6) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa
7) Ống thơng hơi có đường kính ít nhất 9cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và
có lưới chắn ruồi.
1.3.2. Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng, bảo quản:
Nhà tiêu tự hoại HVS về sử dụng, bảo quản: về phải đảm bảo 8 tiêu chuẩn vệ sinh:
1) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước khơng có bọ gậy
2) Khơng có mùi hơi thối
3) Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tự do ra xung quanh
4) Sàn nhà tiêu sạch, khơng có rêu trơn, giấy, rác
5) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy
bẩn có nắp đậy
6) Khơng có ruồi hoặc cơn trùng trong nhà tiêu
7) Bệ xí sạch, khơng dính, đọng phân
8) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa.
Nhà tiêu thấm dội nước HVS về sử dụng, bảo quản: phải đảm bảo 7 tiêu chuẩn:
1) Cỏ đủ nước dội, dụng cụ chứa nước khơng có bọ gậy
2) Khơng có mùi hơi thối
3) Sàn nhà tiêu sạch, khơng có rêu trơn, giấy, rác
4) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy
bẩn có nắp đậy
5) Khơng có ruồi hoặc cơn trùng trong nhà tiêu
6) Bệ xí sạch, khơng dính, đọng phân

7) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa.



×