Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI
XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Hà Nội - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI
XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ths. Hoàng Thị Huê



Nguyễn Thị Hương

gi

Hà Nội, tháng 3 năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đồ án: “Xây dựng hương ước, quy ước về bảo vệ môi
trường với sự tham gia của cộng đồng tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc” là kết quả nghiên cứu của em trong thời gian qua. Những số liệu, tài
liệu tham khảo trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án là do em tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thi Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ tập thể cá nhân trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Môi
trường-trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn cô giáo ThS. Hoàng Thị Huê đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều
kiện để em hoàn thành đồ án này.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ làm việc tại UBND xã Đạo
Đức,và ngừi dân xã Đạo Đức đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội học hỏi,
nghiên cứu hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè - những người đã luôn giúp
đỡ, ủng hộ, động viên em trong suốt thời gian theo học tại trường nói chung và thời
gian nghiên cứu, thực hiện đồ án tốt nghiệp nói riêng.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù có nhiều cố gắng song do kinh nghiệm còn
thiếu, kiến thức và thời gian còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các
bạn đọc để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển. Theo đó phát sinh
không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc nhất là vấn về ô nhiễm môi trường. Các chất
thải sinh hoạt và chất thải sản xuất đã và đang được thải trực tiếp ra môi trường mà chưa
qua xử lý đang làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ở vùng nông thôn
cũng là nơi tập trung của phần lớn các làng nghề mà đặc điểm của các làng nghề này là
phát triển tự phát, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong khu dân cư và hầu như
không có công nghệ thiết bị thu gom, phân loại xử lý rác. Phần lớn các hộ, cơ sở sản xuất
ở làng nghề sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên, đòi
hỏi đầu tư về thiết bị, sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất nhiều hơn…, đồng nghĩa với việc

gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường. Đặc tính chung của nước thải, rác thải làng nghề là
giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Điển hình là nước thải, nước thải được xả thẳng
ra cống rãnh, không qua bất kỳ khâu xử lý nào, tồn đọng trong thời gian dài, gây ô nhiễm
môi trường nước mặt và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất, suy giảm chất
lượng nước ngầm. Ngoài ra, không khí ở các làng nghề vùng nông thôn đang bị ô nhiễm
về nhiệt, tiếng ồn, hơi độc, bụi khói. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp
hóa ở các vùng nông thôn cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng
nguyên nhân cơ bản làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm là do ý thức bảo vệ môi
trường của người dân còn chưa cao, công tác quản lý môi trường nông thôn còn chưa
được quan tâm nhiều, thiếu đơn vị đầu mối quản lý.
Do vậy, muốn bảo vệ môi trường thì đầu tiên phải nâng cao được nhận thức của người
dân về bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ môi trường cần phải gắn liền với cộng đồng dân
cư thì mới mang lại hiệu quả cao. Để lôi cuốn mọi người, cùng tham gia giải quyết những
vấn đề môi trường chung của làng xã, không gì bằng hương ước theo truyền thống địa
phương. Hương ước, quy ước bảo vệ môi trường được xem như một văn bản quy phạm xã
hội xây dựng trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc phân tích các
vấn đề môi trường và từ đó xác định các hành vi cải thiện chất lượng môi trường.
Xã Đạo Đức thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc được biết đến là một xã thuần
nông, tập trung dân cư đông đúc. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, đời sống người dân cũng được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với đó các vấn
đề về ô nhiễm môi trường phát sinh ngày càng nhiều. Vấn đề truyền thông để bảo vệ môi
trường trên địa bàn xã còn chưa được chú trọng, các hộ dân trong xã còn chưa ý thức
được việc bảo vệ môi trường là cần thiết. Điều đó, đã làm cho môi trường trên địa bàn xã
6


ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của
nhân dân và cảnh quan môi trường xung quanh.
Vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng hương ước về bảo vệ môi trường tại xã Đạo
Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một vấn đề cấp bách và cần sự quan tâm của

các cấp chính quyền địa phương và cả cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn xã Đạo Đức.
Chính vì những lí do trên, nên tôi xin chọn đề tài “Xây dựng hương ước, quy ước về bảo
vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc” để có cái nhìn tổng quát về vấn đề môi trường trong xã, đồng thời có thể đưa
ra những chính sách quản lý và bảo vệ môi trường hợp lý, phù hợp với yêu cầu và mong
muốn của người dân trên địa bàn.

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Tổng quan các vấn đề về hương ước, quy ước
1.1.1. Khái niệm, vai trò của hương ước, quy ước.
Khái niệm hương ước, quy ước được gọi chung là hương ước và được hướng dẫn tại
Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT như sau: “Hương ước là văn bản quy phạm xã hội
trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để
điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy
những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn,
ấp,cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật”
Hương ước, quy ước có vai trò quan trọng trong đời sống và sinh hoạt cộng đồng dân cư.
Cùng với pháp luật, hương ước, quy ước giúp duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,
phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết các
tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, góp phần duy trì và phát
huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống dân tộc.
Gần đây, nhiều nội dung của hương ước, quy ước còn góp phần thực hiện chính sách dân
số, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội. Hương ước, quy ước góp phần hình thành trong địa
phương và người dân sinh sống tại địa phương truyền thống đoàn kết quý báu và nâng cao
ý thức của mỗi cá nhân trong công việc chung của cộng đồng. Hơn vậy, ngoài việc quy
định nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng thì hương ước, quy ước còn định rõ trách
nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đời

sống thường nhật; hương ước khuyên răn mọi người ăn ở hòa thuận theo đúng đạo hiếu
gia đình, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, túng thiếu hay gặp công
to việc lớn. Những trường hợp gây ảnh hưởng xấu tới người khác và lợi ích chung của
cộng đồng đều bị phạt nặng. Mọi người dân đều thấy được những nguyên tắc, quy tắc xử
sự đồng nhất, công bằng, dân chủ, chỗ dựa về vật chất và tinh thần ở nơi mình sinh sống
thông qua hương ước, quy ước của địa phương.
1.1.2. Nội dung và hình thức thể hiện hương ước, quy ước.
Theo thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày
31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương
ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Nội dung của hương ước, quy ước :
8


+ Nội dung của hương ước, quy ước thường đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp
giúp dân cư trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy
quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt
các quyền và nghĩa vụ của công dân; Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà
nước, tài sản công cộng và tài sản của công dân, bảo vệ môi trường sống; Đề ra các biện
pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn; Đề ra các biện pháp khuyến khích và không
khuyến khích trong hương ước, quy ước nhằm thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá
gia đình.
+ Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong
ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xoá bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động văn hoá lành mạnh,
xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ
lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà
nước
+ Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tài sản
công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền

chùa miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống, đường dây tải
điện; xây dựng và phát triển đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh;
+ Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê
tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích
những lễ nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém;
+ Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, xây dựng làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư văn hoá, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và cộng đồng;
khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, ốm đau; vận
động thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, xây dựng các gia đình theo
tiêu chuẩn gia đình văn hoá;
+ Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành viên
trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất,
nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương; vận động các thành viên
trong cộng đồng thạm gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm phát triển sản xuất. Khuyến khích
phát triển các làng nghề; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi
công cộng: điện, đường, trường học, trạm xã, nghĩa trang, các công trình văn hoá thể thao

9


trên địa bàn. Lập, thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng
đóng góp của nhân dân;
+ Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòng chống các
tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm và các hành vi khác
vi phạm pháp luật nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát động trong nhân dân ý thức
phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về tạm trú, tạm vắng; tham gia
quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp
cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn;
bảo đảm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như tổ
chức, hoạt động của Tổ hoà giải, Ban an ninh, Tổ bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết và các tổ

chức tự quản khác;
+ Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện hương ước:
Hương ước quy định các hình thức và biện pháp thưởng đối với cá nhân, hộ gia đình có
thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ vàng truyền thống nêu
gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân; bình xét,
công nhận gia đình văn hoá và các hình thức khen thưởng khác do cộng đồng tự thoả
thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ yếu áp dụng
các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định
của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể thực
hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt
nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Trong hương ước không đặt ra các khoản phí, lệ phí.
Hương ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi vi
phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hoá,
giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành những người lương thiện, có ích cho xã
hội.
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định
của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước không thay thế các
biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
10


- Hình thức thể hiện hương ước, quy ước:
Về tên gọi: có thể dùng tên gọi chung là Hương ước hoặc Quy ước (làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư).
+ Hình thức thể hiện cơ cấu và nội dung:
• Hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền thống văn hoá của từng làng, bản, thôn,

ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây dựng hương ước.
• Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm.
• Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ củacác thành
viên trong cộng đồng.
• Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều, khoản cụ thể.
• Các quy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực
hiện.
1.1.3. Thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung
hương ước
Theo chương trình SEMLA
Triển khai xây dựng hương ước được chia 8 bước:

11


Bước 1: Họp với xã, phường/thôn

Bước 2: Hội thảo với trưởng thôn/ lãnh đạo phường

Bước 3: Thu thập thông tin

Bước 4: Tổ chức họp dân

Bước 5: Phê duyệt hương ước

Bước 6: Lễ ký cam kết

Bước 7: Giám sát và đánh giá

Bước 8: Nâng cao nhận thức


1.1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến xây dựng hương ước BVMT
- Nghị quyết 41/ NQ-TW Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41- NQ/TW ngày 15
tháng
11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
- Chỉ thị số 29/ CT-TW Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 41/ NQ-TW của
Bộ chính trị.
- Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày
31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương
ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Nghị quyết số 05 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá VII ngày 10 tháng 6 năm 1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn, hương ước, quy ước được thừa nhận trở lại, chứng tỏ sự tồn tại bất diệt của nó
và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong thể chế quản lý ở nông thôn.
12


- Chỉ thị số 24/CT - TTg ngày 19 tháng 6 năm 1998 quy định về việc xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUMTTQVN-UBQGDS ngày 3
tháng 03 năm 2001, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin và Ban Thường
trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: hướng dẫn bổ sung thông tư liên
tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBƯMTTQVN xây dựng và thực hiện hương
ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
1.2. Tình hình thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ môi trường ở Việt Nam
+ Ở Việt Nam việc triển khai thực hiện hương ước, quy ước đã được quan tâm bước đầu
đem lại hiệu quả tích cực. Các hương ước, quy ước sau khi được phê duyệt đã được phổ
biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn bằng các hình thức khác

nhau như: photocopy các bản hương ước, quy ước phát đến từng hộ gia đình, phổ biến
qua hệ thống truyền thanh của xã, phường, thị trấn, qua hội nghị của ban nghành, đoàn
thể, niêm yết tại UBND cấp xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, làng, đặc
biệt là thông qua các cuộc họp thôn, làng để phổ biến đến từng hộ gia đình triển khai thực
hiện..
Đặc biệt, tại Quảng Nam, một số địa phương còn chuyển tải nội dung hương ước, quy ước
sang hình thức thơ, vè để mọi người dễ nhớ
+ Việc theo dõi, giám sát thực hiện hương ước, quy ước được giao cho thôn, làng thực
hiện. Một số địa phương còn thành lập ban theo dõi thực hiện hương ước, quy ước
(kontum, vĩnh phúc). Khi phát hiện ra những vi phạm hương ước, quy ước đại diện thôn,
làng trực tiếp nhắc nhở, đối với những tranh chấp nhỏ tại cộng đồng được giải quyết
thông qua các tỏ hòa giải. UBND xã thực hiện việc giám sát, kiểm tra chung, giao cho
công chức Văn hóa- Xã hội phối hợp với công chức Tư pháp. Hộ tịch theo dõi việc thực
hiện hương ước, quy ước. Việc xem xét, đánh giá việc thực hiện hương ước quy ước được
thực hiện hàng năm trong các cuộc họp thôn, làng, ngày hội đại đoàn kết dân tộc, cuộc
vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ”. Nhìn chung,
các quy định trong hương ước, quy ước được nhân dân tự giác thực hiện nghiêm túc.
+ Các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương đã quan tâm, hướng dẫn các thôn, làng xây
dựng hương ước, quy ước gắn với nội dung trọng tâm của phong trào động “ Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ” và quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong những năm gần
đây, đối với vùng nông thôn đã bổ sung các nội dung thực hiện hương ước, quy ước với
13


việc thực hiện cương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ở nhiều địa
phương các cấp, các nghành đã chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp lồng ghép
đánhgá việc thực hiện hương ước, quy ước như một tiêu chí để xây dựng nông thôn mới
và công nhận các danh hiệu gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa.
Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Đạo Đức là một xã đồng bằng nằm ở phía nam huyện Bình Xuyên, có tổng diện tích
tự nhiên là 944,61 ha, với 12.490 người. So với các địa phương khác trên địa bàn huyện,
Đạo Đức là xã có nhiều nét độc đáo, nền kinh tế đang trên đà phát triển theo hướng đô thị
hóa, hiện đại hóa nhưng đời sống văn hóa vẫn đậm nét truyền thống
Xã Đạo Đức có vị trí giáp gianh với thị trấn Hương Canh và Thị xã Phúc Yên. Liên hệ với
các xã xung quanh chủ yếu thông qua đường Quốc lộ 2A và các đường huyện lộ. Ngoài
ra, còn có những cấp đường nhỏ hơn tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi là điều
kiện thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã cũng như đời sống xã hội.
Vị trí địa lý như sau :
- Phía Bắc giáp xã Sơn Lôi và thị trấn Hương Canh.
- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp huyện Mê Linh –Hà Nội.
- Phía Tây giáp xã Tân Phong, xã Phú Xuân.
Xã Đạo Đức có quốc lộ 2A chạy qua cùng với hệ thống đường huyện, đường liên xã,
đường lối với huyện lỵ Bình Xuyên, Mê Linh, Yên Lạc... tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài, phát triển kinh tế xã hội của xã.
b. Địa hình, địa mạo
Xã Đạo Đức có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc nhỏ hơn 50, tuy nhiên một số vùng có
độ chênh lệch giữa các cốt ruộng rất lớn (điểm cao nhất: khu Kiền Sơn là 11.6m). Xen kẽ
giữa những gò đất thấp là những chân ruộng trũng lòng chảo, đây là những khu vực
thường ngập úng vào mùa mưa.
14


c. Khí hậu
Xã Đạo Đức có chung đặc điểm khí hậu của huyện Bình Xuyên là: nằm trong tiểu vùng
khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí

hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ các cơn
bão, gây mưa tố, lốc lớn.
Xã Đạo Đức nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm bốn mùa: Xuân,
hạ, thu, đông; nhưng trên thực tế mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, chiếm
phần lớn thời gian trong năm là mùa hạ và mùa đông.
d. Thủy văn
Xã Đạo Đức có con sông Cà Lồ chảy qua, đây là nguồn nước chính và khá dồi dào nên
toàn bộ diện tích đất canh tác của xã chủ yếu được tưới bằng các trạm bơm lấy nước từ
nguồn sông Cà Lồ.
Mùa mưa: chủ yếu tập trung vào tháng 6,7,8 với lượng nước dồi dào, tuy nhiên do mưa
tập trung với cường độ lớn thường gây nên ngập úng cục bộ tại khu vực trũng ảnh hưởng
đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
Mùa khô: thời gian này ít mưa, thời tiết hanh khô, lượng nước bốc hơi cao và hồ Xạ
Hương( thuộc huyện Tam Đảo) cung cấp nước.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế.
Là một trong những xã đồng bằng của huyện Bình Xuyên nên tại đây nền kinh tế phát
triển rất đa dạng, có đầy đủ cá thành phần kinh tế từ trồng trọt, chăn nuôi đến buôn bán,
dịch vụ. Trong những năm qua hòa nhập chung với tình hình đổi mới kinh tế theo cơ chế
thị trường có sự định hướng Nhà nước, nền kinh tế đã từng bước phát triển, đời sống văn
hóa - xã hội có sự chuyển biến rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn giai
đoạn 2010 – 2014 là 50%/năm. Năm 2014 tổng giá trị sản xuất đạt 196.69 tỷ đồng, tăng
160,65% so với năm 2012. Thu nhập bình quân trên đầu người đạt 12.5 triệu
đồng/người/năm.
b. Điều kiện xã hội.
 Dân số và lao động

Theo số liệt thống kê năm 2015 toàn xã có 16.230 người và 4058 hộ.
15



Cơ cấu dân số theo giới tính: nam chiếm 51.95% và nữ chiếm 48.05% dân số.
Số lao động trong độ tuổi lao động của xã có 7988 người, nhìn chung nguồn lao động của
xã tương đối dồi dào, có điều kiện thuận lợi, đặc biệt từ khi có khu công nghiệp cơ cấu lao
động có sự chuyển dịch rõ rệt, thu nhập của người dân tăng cao từ 16 triệu/người/năm
tăng lên đến 25.25 triệu/người/năm.
 Về y tế

Toàn xã có 1 trạm y tế mới được sửa chữa với diện tích 3.967m 2, trạm y tế với cơ sở vật
chất kiến trúc mái bằng 2 tầng với đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, trạm y tế có 02 y
sỹ, 4 y tá và 01 bác sĩ. Cơ sở khám chữa bệnh kiên cố, khang trang. Thường xuyên đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, công tác phòng dịch bệnh, thực hiện chương trình y tế quốc
gia, phòng chống các bệnh xã hội, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân được trên 4110
lượt người, tiêm đủ 6 loại vac xin cho trẻ em dưới 1 tuổi được 310 cháu, đạt 100% kế
hoạch, khám chữa bệnh miễn phí cho 3500 lượt cháu.
 Về giáo dục

Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục
đào tạo của xã có những bước tiến đáng kể về chất lượng và số lượng.

16


Bảng 1.1. Hệ thống trường học ở xã Đạo Đức.
Đánh giá

Số trường

Tỷ lệ đến lớp


Tỷ lệ giáo viên giỏi

Trường mầm non

1

100%

61,1%

Trường tiểu học

2

100%

65,7%

Trường THCS

1

100%

73%

Trường học

Nguồn: Ban thống kê xã
 Về công tác văn hóa, thể dục thể thao


Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đông đảo nhân dân tham gia tích
cực, có 4 thôn có nhà văn hóa đưa vào hoạt động. 100% các thôn đều đạt tiêu chuẩn làng
văn hóa, đình làng miếu mạo cổ được khôi phục.

17


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1.1. Đối tượng
+ Hiện trạng môi trường tại xã Đạo Đức.
+ Các hộ gia đình và người dân sinh sống trên địa bàn xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Các cán bộ trên địa bàn xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian: Bắt đầu thực hiện từ ngày 20/03/2017 đến ngày 14/05/2017. Nội dung chi
tiết các công việc trong phần kế hoạch thực hiện.
+ Không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn 3 làng, phố tại xã Đạo Đức, huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, đó là: làng Mộ Đạo, làng Bảo Đức, làng Yên Lỗ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu là một việc quan trọng trong nghiên cứu khoa
học. Mục đích của thu thập tài liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước và quan
sát) là để làm cơ sở lý luận khoa học, luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề
cần nghiên cứu, có thêm kiến thức rộng, sâu về đề tài nghiên cứu. Sau khi thực hiện xong
việc thu thập tài liệu, ta cần tổng hợp tài liệu lại và sử dụng tài liệu hợp lý.
Tiến hành thu thập lấy thông tin và số liệu môi trường liên quan đến địa bàn nghiên cứu:
- Các tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã Đạo Đức.
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

- Báo cáo kết quả công tác quản lý môi trường xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Các định hướng, chính sách về kinh tế nói riêng của xã Đạo Đức.
- Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đang được thực hiện tại xã Đạo Đức
- Tài liệu thu thập được sau khi điều tra khảo sát thực địa.
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
18


Sau khi tìm hiểu được các thông tin về địa bàn nghiên cứu, tiến hành điều tra khảo sát
thực địa để quan sát và lấy ý kiến của cán bộ địa chính môi trường, người dân nhằm mục
đích tìm hiểu điều kiện thực tiễn của địa phương, thu thập thông tin một cách thực tế nhất,
từ đó xác định các tiêu chí để xây dựng bảng hỏi.
Cụ thể, tôi đã đi khảo sát môi trường 4 làng, phố tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc, đó là: làng Mộ Đạo, phố Kếu, làng Bảo Đức, làng Nhân Vực.
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đánh giá môi trường, sự tham gia của cộng đồng là
một yêu cầu cơ bản và quan trọng, để phát huy các mặt tích cực và hạn chế các tác động
xấu tới môi trường.
Tiến hành điều tra xã hội học bằng công cụ bảng hỏi. Việc lập bảng hỏi nhằm thu thập
thông tin thực tế từ người dân, các nhà quản lý về hiện trạng chất lượng môi trường và
việc thực hiện công tác quản lý môi trường tại xã hiện nay, từ đó xây dựng bản dự thảo
hương ước.
Bảng hỏi bao gồm những nội dung như:
- Vấn đề môi trường chính tại xã Đạo Đức hiện nay là gì?
- Nguyên nhân chính gây ra vấn đề môi trường đó là gì?
- Ai là người chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề này?
- Vấn đề môi trường có thể được giải quyết như thế nào?
Sau khi đã xây dựng bảng hỏi, việc lựa chọn đối tượng điều tra lấy ý kiến cũng rất quan
trọng. Nó sẽ giúp cho việc thu thập thông tin chính xác hơn. Đối tượng thu thập thông tin

bao gồm:
Các nhà quản lý là những người trong bộ máy lãnh đạo, chính quyền tại địa phương như
Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã, Trưởng
văn phòng UBND xã, các cán bộ địa chính môi trường…
Người dân là các đối tượng dân cư sinh sống tại xã Đạo Đức khác nhau về:
+ Độ tuổi: Lựa chọn độ tuổi từ 20 - 60 tuổi
+ Giới tính: Nam – nữ (lựa chọn giới tính nữ nhiều hơn)

19


Phạm vi là những cụm dân cư khác nhau, đặc biệt là những địa điểm có nhiều vấn đề môi
trường đáng quan tâm tại địa bàn.
Số lượng phiếu điều tra: 20 phiếu điều tra cho nhà quản lý và 50 phiếu điều tra cho cộng
đồng dân cư.
2.2.4. Phương pháp DPSIR.
Ứng dụng mô hình DPSIR vào trong phạm vi của đồ án này, tôi chỉ thống kê các
nguồn gây ô nhiễm và tác động của các nguồn gây ô nhiễm để làm cơ sở đánh giá hiện
trạng môi trường ở địa phương. Từ đó đề xuất ra bản dự thảo hương ước, quy ước tại xã
Đạo Đức.
+ Dựa trên những tài liệu thu thập được và kết quả điều tra khảo sát thực địa để thống kê
các áp lực (nước thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nông nghiệp, khí thải, bụi) làm
suy giảm chất lượng môi trường tại địa phương.
+ Qua kết quả từ phiếu điều tra môi trường tại xã Đạo Đức và tài liệu thu thập được cũng
với quan sát thực tế, tiến hành đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường tới sức
khỏe của người dân.
+ Thống kê được nguồn gây ô nhiễm và những tác động của nó thì từ đó đánh giá hiện
trạng môi trường ở địa phương.
+ Trên cơ sở các kết quả đạt được sẽ xây dựng bản dự thảo hương ước, quy ước tại xã
Đạo Đức nhằm đưa ra những chính sách quản lý và bảo vệ môi trường hợp lý, phù hợp

với yêu cầu và mong muốn của người dân trên địa bàn.
2.2.5. Phương pháp tham vấn cộng đồng
Sau khi đã có bản dự thảo hương ước, quy ước bảo vệ môi trường xã được lập ra dựa trên
cơ sở tổng hợp các thông tin từ phiếu điều tra, phân tích hiện trạng môi trường địa
phương, nhu cầu cần thiết trong vấn đề bảo vệ môi trường và kết quả của việc bàn bạc,
trao đổi ý kiến với các cán bộ môi trường cấp xã, cuộc họp cộng đồng đã được tiến hành
với sự giúp đỡ của các cán bộ xã Đạo Đức.
Buổi họp cộng đồng được tổ chức tại hội trường Ủy ban nhân dân xã Đạo Đức.
Thời gian diễn ra cuộc họp từ 9h – 11h vào ngày 28 tháng 04 năm 2017.
Thành phần tham dự có:
- Đại diện cán bộ lãnh đạo UBND xã Đạo Đức:
20


+ Ông Nguyễn Văn Phòng, Phó chủ tịch UBND xã, chủ tọa buổi họp.
+ Ông Trần Định Kiên và bà Nguyễn Thị Vân, Cán bộ địa chính môi trường xã Đạo Đức.
+ Bà Ngô Thị Thủy, Hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ xã Đạo Đức.
- Trưởng khu các thôn và người dân đại diện cho các hộ gia đình .
- Sinh viên Nguyễn Thị Hương, trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sinh
viên thực hiện đề tài: “Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia
của cộng đồng tại xã Đạo Đức.”- thư ký cuộc họp.
Nội dung cuộc họp:
Thảo luận, hỏi đáp các vấn đề của cuộc họp, đề xuất bản dự thảo hương ước tới các nhà
quản lý và người dân tham gia cuộc họp; lấy ý kiến đóng góp về các điều đưa ra trong bản
dự thảo hương ước.
Kết thúc cuộc họp, lập biên bản cuộc họp hội thảo xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ
môi trường xã Đạo Đức.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích đánh giá các số liệu có sẵn, các số liệu phân tích được. Tổng hợp các số liệu đó
để đưa ra các nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ, chính xác. Số liệu thu thập được sử

dụng phép thống kê đơn giản như là Microsoft Excel.

21


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại xã Đạo Đức.
3.1.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.
a. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt.
Nguồn nước mặt của xã Đạo Đức chủ yếu tập trung ở các sông Táo, sông Cà Lồ, và một
số ao,hồ,mương nhỏ lẽ nằm xen kẽ ở khu vực dân cư. Các sông này, có ý nghĩa quan
trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu, cấp thoát nước cũng như tạo cảnh quan điều hòa
môi trường sinh thái trên địa bàn.

Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức
Hình 3.1: Biểu đồ ý kiến người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
mặt tại xã Đạo Đức
Theo biểu đồ trên thì nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt tại xã :
- Có 32%(16/50 phiếu) ý kiến người dân là do nước thải gây ô nhiễm môi trường nước
mặt, nước thải này gồm có nước thải của các cơ sở xản xuất trên địa bàn xả trực tiếp nước
thải chưa qua xử lý vào hệ thống kênh, mương, không những thế nước thải từ hoạt động
chăn nuôi của người dân, được xả cùng đường ống với nước thải sinh hoạt đổ ra ao hồ và
còn do nước thải sinh hoạt của người dân sinh sống quanh đó xả trực tiếp ra kênh, mương.
Theo điều tra thực tế tại xã, thì cách xử lý nước thải sinh hoạt của người dân, thì:

Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức
Biểu đồ 3.2. Cách xử lý nước thải sinh hoạt của người dân.
Qua biểu đồ 3.2 lượng nước thải của người dân chủ yếu là đổ ra kênh, mương, ao, hồ với
16%(8/50 phiếu) ý kiến là đổ trực tiếp trong vườn, còn 26%(13/50 phiếu) ý kiến là đổ ra
hệ thống thoát nước thải chung và 58%(29/50 phiếu) ý kiến người dân cho là đổ trực tiếp

ra kênh, mương, ao, hồ. Do cơ sở hạ tầng tại xã Đạo Đức đang trong quá trình hoàn thiện
nên ở nhiều thôn còn chưa có hệ thống thoát nước chung, khiến người dân phải thải trực
tiếp ra kênh, ao và đổ trực tiếp ra vườn gây ô nhiễm môi trường nước.

22


Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ và
nước thải chăn nuôi có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
(cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nitơ, photphat, vi khuẩn có
mùi khó chịu và hóa chất tẩy rửa). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều
tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó, vi sinh vật trong
nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn,…).
Nguồn nước thải của người dân hoàn toàn chưa được xử lý mà chủ yếu thải vào môi
trường và đổ vào sông, ao, kênh, rạch làm cản trở dòng chảy ở một số nơi, tắc nghẽn cống
rãnh tạo ra nước tù đọng, môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ,
không những thế còn gây mùi hôi thối.
- Nhiều nhất là 34%(17/50 phiếu) ý kiến người dân cho rằng do rác thải gây ô nhiễm
nguồn nước mặt, khảo sát và điều tra thực tế trên địa bàn xã, tại các kênh, rạch, ao, hồ,
sông rất nhiều rác thải nổi lềnh bềnh trên mặt nước, rác thải ra kênh, cống rãnh sau khi bị
phân hủy sẽ tác động trực tiếp lên chất lượng nước mặt, nước ngầm của xã. Rác thải sẽ
làm cản trở lưu lượng dòng chảy của kênh, mương, tắc cống rãnh thoát nước. Những
thành phần hữu cơ bị phân hủy trong nước thải có tác hại đến các loài thủy sinh, cản trở
quá trình quang hợp trong nước, cản trợ sự tự làm sạch trong nước.
- Có 4%(2/50 phiếu) ý kiến người dân cho rằng ô nhiễm nguồn nước mặt là do việc người
dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc, bảo quản nông sản, việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật một cách không khoa học làm cho môi trường nước mặt của xã bị ô
nhiễm. Theo điều tra thực tế qua phiếu hỏi thì người dân ở xã đều nói rằng sau khi sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật xong họ đều vứt luôn tại ruộng điều này khiến cho môi trường
nước mặt của xã bị ô nhiễm.

- Có 30%(15/50 phiếu) người dân cho rằng nguyên nhân là do tất các các nguồn trên
(nước thải, rác thải và thuốc bảo vệ thực vật).
b. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
Nguồn nước mặt bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước dưới đất:
- Nước thải sinh hoạt của người dân chưa được xử lý đã thải ra ngoài kênh, mương, ao hồ,
và thải ra vườn làm gia tăng các chất hữu cơ, vi khuẩn trong nước dưới đất, gây ô nhiễm
môi trường nước dưới đất.
- Các hoạt động nông nghiệp của xã cũng làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất cũng như gây
ô nhiễm nguồn nước mặt, bao gồm: bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi dùng xong vứt
luôn tại chỗ, dùng phân bón hóa học, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dư lượng thuốc trừ sâu
23


và phân bón hóa học sẽ ngấm xuống đất rồi ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm. Các
chất thải từ gia súc, gia cầm không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường cũng khiến cho
môi trường nước dưới đất bị ô nhiễm
- Một phần do các cơ sở sản xuất tại xã thải nước thải trực tiếp nước thải ra ngoài kênh,
mương, ao hồ rồi ngấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
3.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại xã Đạo Đức.
Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức
Hình 3.3. Ý kiến của người dân về nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
Theo hình 3.3 ta có thể thấy tỉ lệ ý kiến của người dân về nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm
không khí tại địa phương có 54%(27/50 phiếu) là do hoạt động giao thông, 14%(7/50
phiếu) là do đốt rơm rạ, 22%(11/50 phiếu) là do hoạt động công nghiệp, 10%(5/50 phiếu)
ý kiến khác thì chủ yếu là do hoạt động sản xuất của các nhà máy như nhà máy sản xuất
phân bón, nhà máy sản xuất thép, nhà máy dệt may:
- Ô nhiễm do hoạt động giao thông: xã Đạo Đức nằm trên trục đường quốc lộ 2A nơi có
mật độ giao thông cao gây ra một lướng lớn bụi, làm ô nhiễm môi trường không khí tại
địa phương. Hoạt động giao thông phát thải vào môi trường không khí các khí độc như:
bụi, CO, NOX , CO2, xăng, dầu,…Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông của xã đang

xuống cấp, nhiều đoạn đường bị vỡ, lở làm sỏi, đá, đất bị văng lên gây ra bụi nhiều. Mặt
khác chất lượng của nhiều phương tiện giao thông không cao, nhiều phương tiện đã quá
cũ, lạc hậu, hiệu suất đốt cháy nhiên liệu thấp và nhiều phương tiện giao thông mới chưa
có hệ thống xử lý khí thải nên đã phát thải vào không khí nhiều khí độc. Có thể thấy rằng,
hoạt động giao thông vận tải cũng phát thải vào không khí các chất ô nhiễm như bụi và
các khí độc CO, SO2, NO2, CxHy, …và tiếng ồn.
- Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Ở gần xã có khu công nghiệp
Bình Xuyên và trên địa bàn xã cũng có nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất đang hoạt động gây
ô nhiễm môi trường. Các nghành như sửa chữa rắp ráp xe máy, may mặc, vật liệu xây
dựng, sản xuất phân bón, làm đồ gỗ... Các hoạt động này đã phát thải vào không khí các
chất ô nhiễm như bụi, tiếng ồn, CO, SO2, NO2, các chất hữu cơ bay hơi (VOCs)....đặc
biệt công ty chuyên sản xuất xe máy, cơ khí có công đoạn sơn, xi mạ phát sinh các hơi
dung môi hữu cơ như Công ty TNHH Piaggio. Cùng với đó là các nhà máy, xí nghiệp
chưa có hoặc hệ thống xử lý khí thải hoặc hệ thống xử lý khí thải đã cũ cũng gây ô nhiễm
môi trường.
- Trong hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của người dân: Phân bón hóa học khi sử dụng
không đúng kĩ thuật hoặc cây trồng không hấp thụ hết, sẽ bị phân hủy quá trình này sẽ sản
sinh ra nhiều khí gây ô nhiễm như NO 2 phân hủy từ phân đạm, ure, SO2 từ phân supe lân,
24


supe photphat. Hơn thế nữa, sau các vụ thu hoạc lúa xong, theo thói quen bà con sẽ đốt
rơm rạ ngay trên đồng ruộng hoặc trên đường. Bởi theo quan niệm của bà con thì đốt
không tốn công, không tốn chi phí, xử lý rơm rạ nhanh chóng… Tuy nhiên, việc đốt rơm
rạ gây ra nhiều tác hại: Theo ước tính của các nhà khoa hoc, khi đốt 1ha sẽ phát thải 9,1
tấn CO2; 798kg khí CO; 398kg các chất hữu cơ độc hại và 12kg tro bụi, ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại phân hữu cơ như phân chuồng
chưa qua ủ hoai mục, gây mùi hôi thối cho khu dân cư gần đó. Ngoài ra, mùi hôi thối từ
các kênh, mương bị ô nhiễm cũng làm ảnh hưởng tới môi trường không khí.
3.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất tại xã Đạo Đức.

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở xã là 683,16 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là
258,77 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 2,68 ha. Như vậy tỉ lệ đất cho nông nghiệp chiếm
đến 72% diện tích đất của xã.[ Môi trường đất ở xã có bị ô nhiễm hay chưa thì chưa có kết
quả quan trắc đánh giá chất lượng đất tại địa phương, tuy nhiên tiềm năng ô nhiễm đất là
rất cao từ các nguồn như:
- Ô nhiễm phân bón hóa học:
+ Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học như: đạm
(N), lân (P2O5), kali (K2O). Nhưng trong các loại phân vô cơ, đáng chú ý nhất là phân N,
một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho năng suất cây trồng, tuy nhiên nó
cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất bởi tồn dư của nó trong đất. Khi bón N, cây
sử dụng tối đa 30% lượng phân được bón vào đất. Còn lại, ngoài phần bị rửa trôi, phần
còn lại trong đất sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất. Khi bón N vào đất thường trong
đất tồn tại 2 dạng: NH4 và NO3- , cây trồng hấp thu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều
N, trong cây sẽ tồn lưu cao NO3- trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu
dùng. Lượng N tồn dư trong đất dạng NO3- dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trực tiếp
đi xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm. Quá trình nitrat hoá làm tăng tính chua của
môi trường đất do trong đất tồn tại HNO3.
+ Một số phân bón hoá học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân lân: Phân super
lân thường có 5% axít tự do (H 2SO4), làm đất chua. Phân lân còn chứa một lượng các kim
loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong
đất. Các phân hoá học khác hầu hết là các dạng muối gốc axít (NH 4SO4, KCl, K2SO4,
KNO3…), do đó khi bón vào đất cũng sẽ góp phần làm cho đất chua.
- Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:
+ Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường sử dụng trong nông nghiệp gồm: thuốc trừ sâu,
bệnh, thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng… tất cả các loại thuốc trên đều là các chất
hoá học hữu cơ hay vô cơ rất cần thiết để diệt sâu, bệnh, cỏ dại bảo vệ cây trồng.
25



×