Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện đề án nông thôn mới ở xã đạo đức,huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.35 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGUYỄN THỊ VÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

Hà Nội - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGUYỄN THỊ VÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã ngành: 52850103

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪ`N:

TS. DƯƠNG ĐĂNG KHÔI

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN



Trong thời gian thực tập tố nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân và đoàn thể khác.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa
Quản lý đất đai cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học tài nguyên và môi
trường Hà Nội; xin chân thành cảm ơn thầy giáo - T.S Dương Đăng Khôi,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Đạo Đức
huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành tốt nội dung đề tài này.

Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Yêu cầu .................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............. 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm về nông thôn và mô hình nông thôn mới ................ 3
1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta ................ 6
1.1.3. Vai trò của nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ............................................................................................. 7
1.1.4. Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ...................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 12

1.2.1. Quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới trên thế giới và ở Việt Nam .............................. 12
1.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới ......... 12
1.2.1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
ở Việt Nam ........................................................................................... 14
1.2.2. Thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc. ...................................................................................................... 18
1.2.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
............................................................................................................... 20

CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22
2.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................... 22


2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 22
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu....................................... 22
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................... 23
2.3.3. Phương pháp phân tích.............................................................. 23
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá ....................................................................... 24
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......... 25
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đạo Đức,
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc....................................................... 25
3.1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ........................ 25
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..................................... 29
3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh ................................................... 35
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn .................................................. 36
3.2. Nội dung đề án nông thôn mới của xã Đạo Đức, huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................ 37
3.2.1. Chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới tại xã

Đạo Đức .............................................................................................. 37
3.2.2. Quản lý kinh phí trong thực hiện mô hình nông thôn mới .... 38
3.2.3. Ban quản lý dự án trong xây dựng nông thôn mới ................ 62
3.3. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đạo
Đức.............................................................................................................. 63
3.3.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tái xã
Đạo Đức .............................................................................................. 63
3.3.2. Hướng cụ thể thực hiện các tiêu chí chưa đạt. ....................... 75
3.4. Đánh giá nhận xét về tác động của quá trình xây dựng nông
thôn mới tại xã Đạo Đức ......................................................................... 80


3.4.1.. Một số tác động của chủ trương xây dựng nông thôn mới tại
xã Đạo Đức ........................................................................................... 81
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Quy hoạch nông thôn
mới .............................................................................................................. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 88
1 Kết luận .................................................................................................. 88
2 Kiến nghị ................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 92


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1: Diện tích đất của xã Đạo Đức ................................................. 28
Bảng 3. 2: Hệ thống giao thông của xã Đạo Đức..................................... 30
Bảng 3. 3: Hệ thống trường học ở xã Đạo Đức........................................ 32
(Nguồn: Ban thống kê xã)Bảng 3. 4: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Đạo
Đức 2014 .................................................................................................... 32
Bảng 3. 5: Hệ thống giao thông của xã Đạo Đức năm 2015 .................. 35

Bảng 3. 6: Bảng kinh phí trong thực hiện mô hình nông thôn mới ........ 38
Bảng 3. 7: Bảng nguồn vốn theo giai đoạn .............................................. 46
Bảng 3. 8: Đánh giá trước và sau khi thực hiện đề án NTM nhóm 1: .... 64
Bảng 3. 9: Đánh giá trước và sau khi thực hiện đề án NTM nhóm 2: .... 67
Bảng 3. 10: Đánh giá trước và sau khi thực hiện đề án NTM nhóm 3: .. 70
Bảng 3. 11: Đánh giá trước và sau khi thực hiện đề án NTM nhóm 4: .. 73
Bảng 3. 12: Đánh giá trước và sau khi thực hiện đề án NTM nhóm 5: .. 75
Bảng 3. 13: Lộ trình thực hiện tiêu chí giao thông đường ngõ xóm ....... 76
Bảng 3. 14: Lộ trình thực hiện tiêu chí giao thông đường nội đồng ....... 77
Bảng 3. 15: Lộ trình thực hiện tiêu chí thủy lợi ....................................... 78
Bảng 3. 16: Một số kết quả đạt được khi áp dụng đề án NTM ............... 81
Bảng 3. 17:Tác động của chủ trương đến sự phát triển kinh tế............... 82
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1: Nông thôn mới Vĩnh Phúc ....................................................... 20
Hình 3. 1: Cơ sở hạ tầng nông thôn xã Đạo Đức .................................... 34


DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND

: Ủy ban nhân dân.

KHKT

: Khoa học kỹ thuật.

NN

: Nông nghiệp.


PTNT

: Phát triển nông thôn.

HTX

: Hợp tác xã.

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

ĐHNN

: Đại học nông nghiệp.

BNN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

GTVT

: Giao thông vận tải.

THCS

: Trung học cơ sở.

HĐND


: Hội đồng nhân dân.

NTM

: Nông thôn mới.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới cùng với việc thực hiện
“xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, dân chủ hóa” do ban kinh tế trung ương và bộ NN&PTNT chỉ đạo,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
Nông nghiệp phát triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều sâu,
đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được cải thiện, bộ mặt nông
thôn thay đổi theo chiều hướng lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội,
góp phần quan trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát triển
bền vững. Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm
năng và lợi thế của xã. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh
tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn
hạn chế. Mặt khác, nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu
hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu
kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người
nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn
và thành thị còn lớn đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Do vậy xây
dựng xã nông thôn mới là một vấn đề cần thiết.
Mục tiêu nông thôn mới hướng đến là không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nâng cao dân trí, đào tạo nông dân
có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm

chủ nông thôn mới. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững theo
hướng hiện đại với sản phẩm nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng và hiệu
quả cao. Bên cạnh đó, xã nông thôn mới hướng đến kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và hiện đại, hệ thống chính trị bền vững, phát triển toàn diện
mọi mặt của nông thôn đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ
môi trường.Quá trình xây dựng nông thôn mới bước đầu đã làm thay đổi bộ

1


mặt nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, ổn định
và nâng cao cuộc sống cho người dân.
Xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên là một trong những địa phương được
tỉnh Vĩnh Phúc chọn làm xã điểm của tỉnh trong việc triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào năm. Để thực
hiện mục tiêu này xã Đạo Đức đã tiến hành xây dựng hạ tầng nông thôn, có
cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước mở rộng ngành nghề kinh doanh, hỗ trợ đắc
lực cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ vậy sau hơn 5 năm thực hiện, nền
kinh tế - xã hội của xã Đạo Đức ngày càng phát triển, đời sống người dân
ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên để tiếp tục tạo ra các tiền đề mới cho xã
Đạo Đức trở thành một xã nông thôn mới vào năm 2018, cần thiết phải có
những đánh giá xác thực về các kết quả đã đạt được và những vấn đề đang
còn hạn chế trong việc thực hiện phương án Quy hoạch nông thôn mới của xã.
Xuất phát từ những vấn đề đó, được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai,
cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô giáo TS Dương Đăng Khôi, tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá kết quả thực hiện đề án nông thôn mới ở
xã Đạo Đức,huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của
Nhà nước tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình

nông thôn mới tại địa phương.
3. Yêu cầu
- Nắm được chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước.
- Nắm được 19 tiêu chí trong bộ chỉ tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới.
- Đánh giá đúng kết quả thực hiên các tiêu chí trên cơ sở thu thập đầy đủ
các số liệu và thông tin liên quan.

2



×