Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chế Độ Dinh Dưỡng Khi Mang Thai potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.25 KB, 8 trang )

Chế Độ Dinh Dưỡng Khi Mang Thai
Chế độ ăn uống của người mẹ rất quan trọng
trong quá trình mang thai. Bạn cần cung cấp
thức ăn dinh dưỡng đảm bảo lượng protein,
sắt, canxi và vitamin, tránh hoặc giảm thiểu
các loại đồ uống như café, rượu và thuốc lá, có
thể gây hại cho thai nhi.

Tăng cân khi mang thai

Từ đầu những năm 1950 đến đầu thập niên 1970, phụ nữ mang thai được tư
vấn để tăng 5-7 kg trong thời gian mang thai. Hạn chế tăng cân được cho là
để giữ cân nặng của bé, làm giảm các vấn đề phát sinh khi thai nhi thừa cân
và để tránh vấn đề khi người mẹ phải giảm cân sau khi sinh con.




Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sinh non hoặc trẻ thiếu cân là yếu
tố quan trọng trong tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh. Phát hiện này đã
dẫn đến các khuyến cáo và nhấn mạnh tầm quan trọng của dinh dưỡng trong
khi mang thai.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, kích thước của trẻ sơ sinh có liên quan đến
chiều cao của mẹ và không ảnh hưởng nhiều bởi chiều cao của cha.

Số cân bạn cần tăng trong thời kỳ mang thai là trong khoảng 7-18 kg, tùy
thuộc vào cân nặng của bạn trước khi mang thai. Nếu cân nặng của bạn là
bình thường , số cân lý tưởng cần tăng từ 11-16 kg. Nếu bạn đang thừa cân
(cân nặng hơn 35% so với trọng lượng lý tưởng), bạn cần tăng từ 7-11 kg.


Nếu bạn mang thai đôi hoặc ba, bạn cần được tư vấn để có được cân nặng lý
tưởng. Nếu bạn còn trong tuổi thiếu niên, bạn cần có sự hướng dẫn cụ thể để
cung cấp đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết, đáp ứng nhu cầu tẳng
trưởng của cơ thể cũng như nhu cầu cho sự phát triển của thai nhi.

Việc theo dõi tăng cân của bạn sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra các vấn đề. Nếu
bạn tăng cân quá chậm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về chế độ dinh dưỡng hợp
lý. Nếu tăng cân quá nhanh, đặc biệt ở cuối thai kỳ, có thể do phù (sưng), sẽ
phát hện sớm tiền sản giật (một rối loạn đặc trưng bởi huyết áp cao, phù nề
và suy thận), hoặc có thể do việc tiêu thụ thêm lượng calorie hoặc giảm các
hoạt động.

Ốm nghén trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến viêc tăng cân tạm
thời. Nếu hiện tượng nôn mửa xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần
phải đi khám bác sĩ ngay để kịp thời điều trị. Mức độ hoạt động của bạn
cũng có thể ảnh hưởng đến việc tăng cân khi mang thai.

Ngày nay, phụ nữ ngày càng tỏ ra lo lắng về những ảnh hưởng của chứng
biếng ăn hay cuồng ăn trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ đang hoặc đã bị
biếng ăn hoặc rối loạn ăn uống có thể sẽ có chấp nhận việc tăng cân. Vì vậy,
việc tư vấn là điều hết sức quan trọng.

Có sự khác biệt lớn trong mô hình tăng cân và tăng cân ở phụ nữ có thai.
Việc tăng cân có thể theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng nếu bạn đang tự thực
hiện một chế độ dinh dưỡng, cân bằng với lượng calo phù hợp, bạn sẽ cảm
thấy thoải mái khi biết mình đang làm những gì để đảm bảo cho sức khở của
cả mẹ và con.






Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Trung bình hằng ngày, lượng calo cũng thay đổi tùy theo mức độ hoạt động
và trọng lượng của bạn.

Protein

Bạn nên tăng lượng protein đến 60g cho sự phát triển của bé, vú, tử cung và
nhau thai, làm tăng khối lượng máu và sản sinh nước ối.

Chất sắt

Sắt là chất dinh dưỡng quan trọng trong thời kỳ mang thai với ba lý do
chính. Trước tiên, sắt cần thiết cho sự hình thành của hemoglobin cho bà mẹ
và thai nhi (hemoglobin là một protein nằm trong hồng cầu, chuyên chở oxy
từ phổi đến mọi tế bào trong cơ thể). Khi khối lượng máu của bạn tăng lên
đáng kể trong thời gian mang thai, thai nhi sẽ sản sinh các tế bào máu.

Thứ hai, trong ba tháng đầu, thai nhi sẽ lấy các chất sắt dự trữ giúp ngăn
ngừa bệnh thiếu máu trong thời gian 4-6 tháng đầu.

Thứ ba, tăng chất sắt giups tăng thể tích máu và giúp cơ thể điều chỉnh
lượng máu bị mất trong khi sinh.
Nếu bác sĩ đề nghị bổ sung chất sắt, thì bạn phải cung cấp 60 mg chất sắt để
đảm bảo lượng hấp thụ khuyên dùng hằng ngày là 27 mg.

Bổ sung chất sắt với các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi hoặc
nước ép cà chua. Đôi khi việc bổ sung chất sắt có thể gây ra đau bụng, táo

bón hoặc buồn nôn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước
khi ngưng việc bổ sung chất sắt.

Canxi

Trong thời gian mang thai, nhiều bác sĩ thường khuyên bạn nên cung cấp
khoảng 1.200 và 1.500 mg canxi mỗi ngày. Canxi rất cần thiết cho sự phát
triển và tăng trưởng cho xương của bé.

Sữa và các sản phẩm từ sữa (như sữa chua và phô mai) là nguồn canxi tốt
nhất cho chế độ ăn uống. Đậu phụ và cá nguyên con đóng hộp (có xương) là
nguồn thứ cấp. Nếu bạn không thích lactose (lượng đường trong sữa), hãy
thử các sản phẩm sữa có ít hoặc không đường như sữa đậu nành, sữa sữa
acidophilus.

Vitamin

Axit folic là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sự thiếu hụt axit folic có
thể gây thiếu máu megaloblastic ở người mẹ và gây khuyết tật ống thần kinh
ở thai nhi.

Cung cấp đủ lượng axit folic là rất quan trọng cho mẹ và thai nhi. Vì vậy,
hãy chọn cho mình một chế độ ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin như gan,
thịt bò nạc, rau đậu, lòng đỏ trứng và rau lá màu xanh đậm.




Nguyên tắc chung khi sử dụng thực phẩm


Sử dụng thực phẩm tươi nhất có thể, chọn chế độ ăn uống đa dạng, dinh
dưỡng cao. Vitamin, đặc biệt là các vitamin tan trong nước (axit folic,
niacin, vitamin C à vitamin B). Không nấu quá chin cá loại rau quả có chứa
hàm lượng vitamin cao nhất.

Để tiện theo dõi các loại thực phẩm bạn đã ăn và để đảm bảo mẹ và thai nhi
có được tất cả lượng dinh dưỡng cần thiết, bạn hãy viết một cuốn nhật ký
định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu bạn cảm thấy gặp khó khắn đối
với chế độ dinh dưỡng, cân bằng sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ để cải
thiện thói quen ăn uống, hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Nếu bị ợ nóng hoặc buồn nôn nhiều, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
thay vì ba bữa chính để giúp bạn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Bạn cần lưu ý, các chất bổ sung không thay thế cho một chế độ ăn tốt,
Chúng chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết, quan trọng vẫn là thực
phẩm.


×