Tải bản đầy đủ (.docx) (178 trang)

Một số vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ logistics ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 178 trang )

CHỦ BIÊN

TS. PHAN VĂN HÒA

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT
NAM
(Sách chuyên khảo)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

i

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1

VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS

1

1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG

1

1.1.1. Khái quát về Logistics



1

1.1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

1

1.1.1.2. Các quan niệm về Logistics và dịch vụ Logistics

6

1.1.1.3. Phân loại dịch vụ Logistics

8

1.1.1.4. Sự cần thiết phát triển dịch vụ Logistics
1.1.2. Vai trò của dịch vụ Logistics

10
11

1.1.2.1. Vai trò của dịch vụ Logistics đối với nền Kinh tế quốc dân

11

1.1.2.2. Vai trò của Logistics đối với các ngành, các doanh nghiệp

13

1.1.3. Đặc trưng và yêu cầu cơ bản của các dịch vụ Logistics trong nền kinh tế thị

trường

14

1.1.3.1. Những đặc trưng cơ bản của dịch vụ Logistics trong nền kinh tế thị
trường

14

1.1.3.2. Những yêu cầu cơ bản của dịch vụ Logistics trong nền kinh tế thị
trường

17

1.2.1. Nội dung phát triển dịch vụ Logistics

20

1.2.1.1. Nguyên tắc tổ chức hệ thống dịch vụ Logistics

20

1.2.1.2. Nội dung phát triển dịch vụ Logistics

21

1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển dịch vụ Logistics

29


1.2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển dịch vụ Logistics quốc
gia - Chỉ tiêu LPI

29

1.2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển dịch vụ Logistics của
doanh nghiệp

33

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
Ở NƯỚC TA

36

1.3.1. Các nhân tố chung

36

1.3.1.1. Mơi trường chính trị phát luật

36

1.3.1.2. Mơi trường văn hố – xã hội

38

1.3.1.3. Mơi trường kinh tế

38


1.3.1.4. Môi trường khoa học công nghệ

44

1.3.1.5. Môi trường lao động

44
i


1.3.2. Các nhân tố đặc thù

45

1.3.2.1. Công nghệ thông tin

45

1.3.2.2. Sức ép cạnh tranh

47

1.3.2.3. Qui mô thương mại quốc tế phát triển

51

1.3.2.4. Chính sách mở cửa và q trình tồn cầu hóa

57


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở
NƯỚC TA

61

2.1. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ
NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS

61

2.1.1.Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với việc phát triển dịch vụ Logistics 61
2.1.1.1. Toàn cầu hóa với việc phát triển dịch vụ Logistics

61

2.1.1.2. Q trình hội nhập quốc tế ở nước ta, cơ hội và thách thức đối với sự
phát triển dịch vụ Logistics
2.1.2. Cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ Logistics

64
71

2.1.2.1. Dịch vụ Logistics ở nước ta trong quá trình mở cửa thị trường dịch vụ
71
2.1.2.2. Các cam kết của Việt Nam về tự do hóa dịch vụ Logistics

72

2.1.2.3. Tình hình phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế

79
2.1.3. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển các dịch vụ Logistics & Bài học
đối với Việt Nam

87

2.1.3.1. Kinh nghiệm phát triển các dịch vụ Logistics của một số quốc gia trên
thế giới 87
2.1.3.2. Bài học đối với sự phát triển các hoạt động Logistics Việt Nam

97

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC TA 101
2.2.1. Tình hình về sự phát triển các dịch vụ Logistics ở nước ta trong thời gian
qua

101

2.2.1.1. Giai đoạn 2001-2005

101

2.2.1.2. Giai đọan 2006-2014

102

2.2.2.

Thực trạng phát triển các dịch vụ Logistics đơn lẻ


103

2.2.2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ vận tải

103

2.2.2.2. Thực trạng phát triển các dịch vụ giao nhận

106

2.2.2.3. Thực trạng phát triển các dịch vụ hải quan

107

2.2.2.4. Thực trạng phát triển dịch vụ kho bãi

114

2.2.3.

Thực trạng kinh doanh Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.3.1. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam

115
115


2.2.3.2. Thực trạng dịch vụ được cung ứng tại các doanh nghiệp Logistics Việt
Nam hiện nay


116

2.2.3.3.Đặc điểm cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

119

2.2.3.4.Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong xu hướng phát triển
của thế giới
2.2.4.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam

119
120

2.2.4.1. Hiệu quả cung ứng của doanh nghiệp so với nhu cầu thị trường

120

2.2.4.2. Hiệu quả hoạt động so với vai trị của doanh nghiệp

121

2.2.4.3.Tác động của mơi trường kinh doanh đến hiệu quả của doanh nghiệp121
2.2.4.4. Những vấn đề còn tồn tại hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam 123
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở
NƯỚC TA

125


3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC TA TRONG
NHỮNG NĂM TỚI

125

3.1.1.

tiêu phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo 125

3.1.2.

Các chiến lược ưu tiên thực hiện

3.1.3.

ực hiện các chương trình trọng tâm về Logistics giai đoạn 2011-2020 126

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS
3.2.1.

Giải pháp vĩ mô

3.2.1.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng Logistics

125
126
126
126


3.2.1.2. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành
Logistics

130

3.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho Logistics

131

3.2.1.4. Nâng cao vai trị hỗ trợ của Chính phủ và Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ
logistics cho các doanh nghiệp
3.2.2.

Giải pháp vi mô

133
135

3.2.2.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics

135

3.2.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics

146

3.2.3.

Tạo lập môi trường và điều kiện để thực hiện các giải pháp phát triển dịch


vụ logistics

150

3.2.3.1. Từ phía nhà nước

150

3.2.3.2. Từ phía các doanh nghiệp

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

153


LỜI MỞ ĐẦU
Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tuy vậy
cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về Logistics. Hiện có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Điều
này là do góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau của các nhà kinh tế.
Logistics là quá trình phân phối và lưu thơng hàng hóa được tổ chức và quản lý
khoa học thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm sốt q trình
lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ
… từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí
thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng,
liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Nói đến Logistics là nói
đến hiệu quả, nói đến tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh
tế quốc dân, quan điểm Logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quả cả quá

trình, chuỗi cung ứng, nó đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm mà làm tổn hại
đến lợi ích tồn cục, lợi ích quốc gia.
Để làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
Logistics ở nước ta, Nhà xuất bản Lao động - Xã Hội xuất bản cuốn sách Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển Logistics ở Việt Nam. Đây là kết quả
nghiên cứu của các đề tài nhánh thuộc đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL.2010T/
33 “Phát triển các dịch vụ Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế”
do GS.TS. Đặng Đình Đào làm chủ nhiệm mà các tác giả tham gia nghiên cứu.
Cuốn sách do TS. Phan Văn Hòa chịu trách nhiệm chủ biên. Tập thể tác giả
tham gia nghiên cứu tổng hợp và biên soạn gồm PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân
Hương, TS. Phan Văn Hòa, ThS. Đặng Thị Thúy Hồng, ThS. Nguyễn Thị Diệu
Chi, ThS. Lê Thùy Dương và ThS. Đặng Thị Thúy Hà.
Sách chuyên khảo "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển logistics
ở Việt Nam"có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực logistics, các cơ quan quản lý, sinh viên các trường đại học
kinh tế và quản trị kinh doanh. Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng biên
soạn, cập nhật thực tiễn về dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay, nhưng với thời
gian và trình độ có hạn nên cuốn sách khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể
tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau
được tốt hơn.
Tập thể tác giả
i


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG

1.1.1. Khái quát về Logistics
1.1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Ngày nay khái niệm Logistics đã khơng cịn xa lạ đối với các nước trên thế giới,
kể cả Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết được rằng Logistics được phát minh và ứng
dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự.
Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di
chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo cho lực lượng
tham chiến. Hiệu quả của hoạt động Logistics, do đó là yếu tố có tác động rất lớn tới
thành bại trên chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng
Normandie tháng 06/1944 chính là nhờ vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị Logistics và
quy mô của các phương tiện Logistics được triển khai. Sau khi chiến tranh thế giới kết
thúc, các chuyên gia Logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng Logistics của họ
trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Hoạt động Logistics trong thương mại
lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc.
Trong lịch sử Việt Nam, hai người đầu tiên ứng dụng thành công Logistics trong hoạt
động quân sự chính là vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra
miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong
chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Trải qua dòng chảy lịch sử, Logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực
kinh doanh. Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “Logistics” thường được hiểu là hoạt
động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân
phối vật chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó.
Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (Economic and Social
Commission for Asia and the Pacific – ESCAP), Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn.
Đó là Phân phối vật chất, hệ thống Logistics và quản trị Logistics.
a. Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20 thì Logistics là hoạt động cung ứng sản
phẩm vật chất, hay còn gọi là Logistics đầu ra. Logistics đầu ra là quản lý một cách có
hệ thống các hoạt động liên quan đến nhau để đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá
1



cho khách hàng một cách có hiệu quả. Giai đoạn phân phối vật chất bao gồm các hoạt
động nghiệp vụ sau:
 Vận tải: bao gồm việc sử dụng các phương tiện như máy bay, tàu thủy, tàu hỏa,
xe tải, ô tơ... để vận chuyển ngun vật liệu, hàng hóa từ thành phố này tới thành phố
khác, từ nước này tới nước khác.
 Phân phối: là hoạt động vận chuyển và lưu giữ sản phẩm trong quá trình từ sau
khi sản phẩm hoàn thành ở nhà sản xuất cho đến khi sản phẩm đến tay người sử dụng
cuối cùng. Đây là một hoạt động quan trọng vì nó góp phần đảm bảo việc tiêu thụ có
hiệu quả. Phân phối bao gồm hoạt động lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức
và quản lý kênh phân phối hiệu quả.
 Bảo quản hàng hố: là hoạt động nhằm bảo quản hàng hóa tránh hư hỏng, va
đập.
 Quản lý kho bãi: Kho bãi là nơi để lưu trữ hàng hóa, giúp con người chuẩn bị
hàng hóa để vận chuyển từ địa điểm này tới địa điểm khác hoặc dự trữ để chuẩn bị
tung ra thị trường. Quản lý kho bãi là việc đảm bảo hàng hóa trong trạng thái tốt nhất,
đúng về chất lượng, đủ về số lượng, đảm bảo khi cần thì hàng sẽ xuất kho được.
 Bao bì, nhãn mác, đóng gói: Là khâu hồn thiện sản phẩm, lựa chọn chất liệu
để bảo vệ, bảo quản hàng hóa.
b. Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Vào những năm 80, 90 của thế kỷ 20, hoạt động Logistics là sự kết hợp cả hai
khâu đầu vào (cung ứng vật tư) và đầu ra (phân phối sản phẩm) để tiết kiệm chi phí,
tăng hiệu quả. Đây gọi là quá trình Logistics.
Khâu thứ nhất là Cung ứng vật tư (hoạt động đầu vào)
Cung ứng vật tư bao gồm hai chức năng bộ phận: mua và quản lý dự trữ (tồn kho)
các nguyên vật liệu, vật tư, đầu vào cho quá trình sản xuất.
Mua: Là hành động thương mại xuất phát từ biểu hiện của một nhu cầu và được
thể hiện qua việc đặt hàng với nhà cung ứng đã lựa chọn. Để hoạt động, mọi doanh
nghiệp cần mua và lưu kho những tư liệu đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh

doanh. Đối với doanh nghiệp công nghiệp, đầu vào này là năng lượng, ngun vật liệu,
máy móc, thiết bị sản xuất…để thơng qua quá trình sản xuất biến đổi thành sản phẩm
cuối cùng. Đối với doanh nghiệp thương mại, đầu vào này là hàng hóa, bao bì, nhãn
mác… phục vụ hoạt động thương mại của doanh nghiệp.
Quản lý dự trữ (tồn kho): Hoạt động mua các yếu tố đầu vào là chưa đủ để đảm
bảo việc sản xuất hoặc bán hàng được diễn ra liên tục và không bị ngưng trệ. Điều này
chỉ được thực hiện khi có cả hoat động dự trữ. Dự trữ là tồn bộ hàng hóa hoặc những
mặt hàng được tích lũy lại chờ đợi để sử dụng về sau, và nó cho phép cung cấp cho


người sử dụng dần dần theo những nhu cầu của họ, không áp đặt cho họ những thời hạn
và sự trục trặc. Khái niệm dự trữ có liên quan đến khái niệm dự phịng và cũng như dự
đốn. Có thể nói rằng, một doanh nghiệp đứt chân hàng khi nó khơng có ngun liệu,
thành phẩm hoặc là hàng hóa với số lượng cần thiết vào lúc thích hợp. Hoạt động dự trữ
có nhiều chức năng quan trọng trong quản lý dây chuyền cung ứng, hay cịn gọi là q
trình Logistics. Những chức năng này bao gồm:
 Thứ nhất, chức năng liên kết: Là chức năng chủ yếu nhất, nó liên kết giữa quá
trình sản xuất và cung ứng. Tồn kho là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sản xuất liên
tục vào những lúc cao điểm, nhất là khi cung và cầu của một loại hàng nào đó khơng
ổn định.
 Thứ hai, chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát: Tồn kho giúp doanh
nghiệp tiết kiệm một lượng chi phí đáng kể khi ngun vật liệu hay hàng hóa tăng giá
dưới tác động của lạm phát. Trong trường hợp này tồn kho sẽ là một hoạt động đầu tư
tốt nhưng cần phải tính tốn kỹ lưỡng các chi phí và rủi ro có thể xảy ra.
 Thứ ba, chức năng khấu trừ theo số lượng: Nhiều nhà cung ứng sẵn sàng chiết
khấu cho những đơn hàng có khối lượng lớn. Điều này có thể làm giảm giá mua hàng
hóa, nguyên vật liệu nhưng sẽ dẫn đến làm tăng chi phí tồn kho. Nhà quản trị cần
phải xác định lượng hàng tối ưu để có thể hưởng được chiết khấu, đồng thời chi phí
tồn trữ tăng khơng đáng kể.
Như vậy, hoạt động cung ứng vật tư về cơ bản là mua và quản lý hàng dự trữ để

đạt được hiệu quả tối ưu.
Khâu thứ hai là Phân phối sản phẩm (hoạt động đầu ra)
Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong hoạt động Logistics là thiết kế và
quản lý mạng lưới bán hàng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Mạng lưới
bán hàng đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau có sức mạnh
và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến khách hàng.
Tổ chức hệ thống phân phối liên quan đến việc tổ chức di chuyển phương tiện,
phân bổ nguồn hàng tới các thị trường, xác định số lượng kho hàng tối ưu. Việc di
chuyển phương tiện và hàng hóa từ kho đến các khách hàng có thể thực hiện trên nhiều
tuyến đường khác nhau. Chi phí trên mỗi tuyến đường cũng có thể khác nhau do phụ
thuộc vào quãng đường di chuyển, phí cầu đường, thậm chí là các khoản “tiêu cực phí”
nếu có. Vì vậy một trong các chức năng của Logistics là phải chỉ ra việc phân bổ hàng
hóa tối ưu cho các thị trường và con đường vận chuyển có chi phí thấp nhất.
Ngồi ra, người làm Logistics còn phải xác định được số lượng kho hàng tối ưu
trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Nếu số lượng kho hàng lớn sẽ làm giảm chi phí
vận chuyển từ các kho đến các khách hàng, tuy nhiên nó làm phát sinh thêm chi phí vận


chuyển từ nơi sản xuất đến các kho và phát sinh thêm các chi phí dự trữ cũng như chi
phí quản lý kho.
Hoạt động phân phối sản phẩm cần đảm bảo cung ứng hàng hóa cho khách hàng:
(i) vào thời điểm mong muốn (hàng hóa cần phải sẵn sàng khi người ta có nhu cầu); (ii)
với số lượng mong muốn (là khơng q nhiều, cũng khơng q ít); (iii) với chất lượng
mong muốn (có khả năng đáp ứng đúng nhu cầu); (iv) với chi phí ít nhất (giá mua là
một phần chủ yếu của giá cả mà khách hàng phải chịu).
c. Giai đoạn 3: Quản trị Logistics
Đây là giai đoạn phát triển của Logistics vào những năm cuối thế kỷ 20. Theo định
nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of
Supply Chain Management Professionals - CSCMP): “Quản trị Logistics là một phần
của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận

chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thơng tin liên quan từ nơi
xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị
Logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho
bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới Logistics, quản trị tồn kho,
hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau,
các chức năng của Logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản
xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị Logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và
tối ưu hóa tất cả các hoạt động Logistics cũng như phối hợp hoạt động Logistics với các
chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, cơng nghệ thơng tin”.
Cũng theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà quản trị chuỗi cung ứng thì “Quản trị
chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm
nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị Logistics. Ở mức độ
quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác
trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách
hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong
và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai
trị đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu
bên trong cơng ty và của các công ty với nhau thành một mơ hình kinh doanh hiệu quả
cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị
Logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui
trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính,
cơng nghệ thơng tin”.
Có thể hình dung vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng theo hình 1.1:



1.

Vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng


Nhà máy

Sản xuất

Bán bn

Bán lẻ

Khách
hàng

Dịch vụ Logistics
Dịng thơng tin

Dịng sản phẩm

Dịng tiền tệ

Đối với các doanh nghiệp, quản trị Logistics có vai trò to lớn. Logistics giải
quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay
đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hố q trình chu chuyển ngun vật
liệu, hàng hố, dịch vụ,… Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho
doanh nghiệp.


2.

Các thành phần cơ bản và hoạt động cơ bản của Quản trị Logistics
Quyết định quản trị
Đầu vào Logsistics


Hoạch định

Thực thi

Nguồn lực
Nhà Cung Cấp
Quản trị Logistics
vật chất
Nguồn nhân
sự
Nguồn tài
chính
Nguồn
thơng tin

Vật Bán thành
liệu phẩm

- Dịch vụ KH
- Xử lý đơn đặt hàng
- Cung ứng hàng hóa
- Quản trị dữ liệu
- Quản trị vận chuyển

Đầu ra Logistics

Kiểm soát

Khách

hàng
Thành
phẩm

- Nghiệp vụ mua hàng
- Nghiệp vụ kho
- Bao bi / Đóng gói
- Bốc dỡ và sắp xếp
hàng hóa
- Quản lý thơng tin

Định hướng thị
trường
Tiện lợi về thời
gian và địa điểm
Hiệu quả vận
động hàng hóa
Tài sản sở hữu

Hình 1.2 cho thấy quản trị Logistics khơng phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một
chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm
mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ việc nhập nguyên liệu đầu vào cho đến giai đoạn tiêu
thụ sản phẩm cuối cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư,
nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thơng tin, bí quyết và cơng nghệ. Các hoạt động
này cũng được phối kết hợp trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp
từ tầm hoạch định đến thực thi, tổ chức và triển khai đồng bộ từ mua, dự trữ, tồn kho,
bảo quản, vận chuyển đến thơng tin, bao bì, đóng gói…Và chính nhờ vào sự kết hợp này
mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả, tạo
ra được sự thoả mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho họ những giá trị



gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.
1.1.1.2. Các quan niệm về Logistics và dịch vụ Logistics

a. Một số định nghĩa về Logistics
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics trên thế giới được xây dựng căn cứ
trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, có thể nêu
một số khái niệm chủ yếu sau:
Trong lĩnh vực quân sự, Logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế
hoạch, tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng…, các mặt trong chiến dịch quân
sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập
trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.
Theo Liên Hợp Quốc1: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển
nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng
theo yêu cầu của khách hàng.
Theo Ủy ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch,
chọn phương án tối ưu để thực hiện quản lý, kiểm soát việc di chuyển, bảo quản để có
hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm
và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi
hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ - 1988 (CLM - Council of Logistic
Management): Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt hiệu quả, tiết
kiệm chi phí của dịng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và
các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn
những yêu cầu của khách hàng
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại
2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được pháp điển hóa. Luật quy định
“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao

hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng
để hưởng thù lao”.
b. Hai nhóm định nghĩa về Logistics
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ Logistics
có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 có


Tài liệu đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học Ngoại
Thương, tháng 10/2002):
1


nghĩa hẹp, coi Logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên
cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn
“hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Khái niệm Logistics trong một số
lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi,
đối tượng của ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái
này, bản chất của dịch vụ Logistics là tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận
chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ Logistics mang nhiều
yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ Logistics theo khái niệm này khơng có nhiều
khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO - Multimodal
Transport Operator).
Nhóm định nghĩa rộng về dịch vụ Logistics có phạm vi rộng hơn, có tác động từ
giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Theo
nhóm định nghĩa này, dịch vụ Logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên, vật
liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu
thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch
vụ Logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như
dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn

quản lý … với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận
tồn bộ các khâu trong q trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng
cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có
chun mơn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các
nhà sản xuất. Đây là một cơng việc mang tính chun mơn hóa cao. Ví dụ, khi một nhà
cung cấp dịch vụ Logistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân
đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh
nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương
trình makerting, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
c. Các đặc điểm chung của Logistics
Dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics, khái niệm Logistics có một số
đặc điểm chung.
Thứ nhất, Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm
đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Thứ hai, Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt
động liên tục từ hoạch định quản lý thực hiện và kiểm tra dịng chảy của hàng hóa,
thơng tin, vốn… trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm. Người ta
không tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận với cả một q trình, chấp
nhận chi phí cao ở cơng đoạn này nhưng tổng chi phí có khuynh hướng giảm. Trong q


trình này, Logistics gồm 2 bộ phận chính là Logistics trong sản xuất và Logistics bên
ngoài sản xuất.
Trong phạm vi bài báo cáo chỉ tập trung vào Logistics bên ngoài sản xuất với tư
cách là dịch vụ th ngồi cịn hoạt động Logistics bên trong sản xuất liên quan đến một
khoa học khác là quản trị sản xuất, sự phân biệt này thể hiện rõ trong sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1. Hoạt động của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng

Nguồn: Australian Bureau of Transport Economics,”Logistics in Australia: A
preliminary analysis”, Working paper 49,October 2001

Thứ ba, Logistics là quá trình hoạch định và kiểm sốt dịng chu chuyển và lưu
kho bãi của hàng hoá và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thoả mãn khách
hàng. Logistics bao gồm cả các chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên trong của cả
nguyên vật liệu thô và thành phẩm
Thứ tư, Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan
tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ
phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm: vật tư,
vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, công nghệ….
Thứ năm, Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ
nhất: các vấn đề được đặt ra là vị trí: phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm, dịch vở …ụ đâu? khi nào? và vận chuyển đi đâu? Cấp độ thứ hai: quan tâm tới
vận chuyển và lưu trữ: làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào từ
điểm đầu tiên đến điểm cuối dây chuyền cung ứng?
Thứ sáu, Logistics là quá trình tối ưu hố luồng vận động của vật chất và thơng tin
về vị trí, thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu hoá lợi nhuận.
1.1.1.3. Phân loại dịch vụ Logistics

Dịch vụ Logistics được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau: theo lĩnh vực hoạt


động; theo phương thức khai thác hoạt động Logistics; theo tính chun mơn hóa của
các cơng ty cung cấp dịch vụ Logistics; hoặc theo khả năng tài chính của các công ty
cung cấp dịch vụ Logistics.
* Theo tiêu thức lĩnh vực hoạt động, gồm:

Logistics trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh (Business Logistics) là một phần của
quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và
hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thơng tin có liên quan từ các
điểm khởi đầu cung cấp các yếu tố đầu vào của dịch vụ đến điểm cuối cùng sản xuất và
cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các

hoạt động này.
Logistics sự kiện (Event Logistics) là tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật
chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các
nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp.
Logistics dịch vụ (Service Logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận, lập chương
trình và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con người, vật liệu nhằm hỗ trợ và
duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh.
* Theo tiêu thức phương thức khai thác hoạt động Logistics, gồm:

Logistics bên thứ nhất (1PL): Các công ty tự thực hiện các hoạt động Logistics
của mình. Cơng ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các
nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động Logistics.
Logistics bên thứ hai (2PL): Là việc quản lý các hoạt động Logistics truyền thống
như vận tải hay kho vận. Cơng ty khơng sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng
thì có thể th ngoài các dịch vụ cung cấp Logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị
hay dịch vụ cơ bản. Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư.
Logistics bên thứ ba (3PL hoặc TPL) hay còn được gọi là Logistics theo hợp đồng.
Phương thức này có nghĩa là sử dụng các cơng ty bên ngồi để thực hiện các hoạt động
Logistics, có thể là tồn bộ q trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động có
chọn lọc. Cách giải thích khác của 3PL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch
vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ, tối thiểu bao gồm việc quản
lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất 1 năm có hoặc khơng có hợp đồng
hợp tác. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giữa một cơng ty và nhà cung cấp
dịch vụ Logistics, nó khơng chỉ nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ
thơng tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.
Logistics bên thứ ba cịn có thể được hiểu là người thay mặt cho chủ hàng quản lý
và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận chức năng. Ví dụ như: thay mặt cho
người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho



người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy
định… Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc ln chuyển,
tồn trữ hàng hóa, xử lý thơng tin… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của
khách hàng.
Logistics bên thứ tư (4PL hay FPL) hay còn được gọi là Logistics chuỗi
phân phối. FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp
ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các hoạt
động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các
chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng
hơn gồm cả các hoạt động của TPL, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý các
tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc
quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi
phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu
bền.
Logistics bên thứ năm (5PL): Là hoạt động Logistics có ứng dụng thương mại
điện tử, cơng nghệ thơng tin nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả hơn, nhanh hơn, đơn
giản hơn.
* Theo tính chun mơn hóa của các công ty cung cấp dịch vụ Logistics

Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải: Bao gồm (1) Các công ty cung cấp dịch vụ
vận tải đơn phương thức: Là những công ty chỉ cung cấp một loại phương tiện vận tải.
Ví dụ: Cơng ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển;
(2) Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức: Là những công ty sử dụng từ
hai phương tiện vận tải khác nhau trở lên trong cả quá trình vận chuyển; (3) Các công ty
cung cấp dịch vụ khai thác cảng; (4) Các công ty môi giới vận tải.
Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối: Bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ
kho bãi; các công ty cung cấp dịch vụ phân phối.
Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa: Bao gồm các cơng ty môi giới khai thuê
hải quan; các công ty giao nhận, gom hàng lẻ; các cơng ty dịch vụ đóng gói vận chuyển.
Các công ty cung cấp dịch vụ Logistics chuyên ngành: Bao gồm các công ty công

nghệ thông tin; các công ty viễn thông; các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo
hiểm; các cơng ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo.
* Theo khả năng tài chính của các cơng ty cung cấp dịch vụ Logistics

Các cơng ty sở hữu tài sản thực sự có riêng đội vận tải, nhà kho…, và sử dụng
chúng để quản lý tất cả hay một phần các hoạt động Logistics cho khách hàng của mình.
Các cơng ty Logistics khơng sở hữu tài sản thì hoạt động như một người hợp nhất
các dịch vụ Logistics và phần lớn các dịch vụ là đi th ngồi. Họ có thể phải đi th
phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi ...


Ngày nay có rất nhiều loại hình dịch vụ Logistics nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng
khác nhau của các ngành hàng khác nhau. Khác với trước đây, không chỉ các dịch vụ
Logistics cơ bản như vận tải và kho vận mà các loại dịch vụ phức tạp và đa dạng khác
cũng đã xuất hiện. Việc thuê ngoài các dịch vụ Logistics gọi theo thuật ngữ chuyên
ngành là Logistics Outsourcing.
1.1.1.4. Sự cần thiết phát triển dịch vụ Logistics

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được
sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống
như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang
cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa q trình lưu chuyển
ngun nhiên vật liệu và bán thành phẩm… trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất
của doanh nghiệp. Trong q trình đó, Logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ
hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Ở thời gian đầu, Logistics chỉ đơn thuần được coi là một
phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với
quá trình phát triển, Logistics đã được chun mơn hóa và phát triển trở thành một
ngành dịch vụ đóng vai trị rất quan trọng trong giao thương quốc tế.
Như vậy, để có thể cạnh tranh được trong giai đoạn giao lưu ngoại thương phát

triển mạnh như thời kì này thì những doanh nghiệp nào thực sự muốn vươn ra xa, vươn
ra tầm quốc tế bắt buộc phải lưu ý hoạt động Logistics để đảm bảo khả năng giành thắng
lợi, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hoạt động Logistics cũng là một hoạt động cấu thành nên giá thành của sản phẩm.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh càng khơng thể khơng lưu ý hoạt động này
bởi vì nó ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh về giá và dịch vụ. Hoạt động Logistics là
một hoạt động tất yếu, cần phải có nhằm đảm bảo q trình lưu thơng, đảm bảo hàng
hóa tới được tay người tiêu dùng.
Do vậy, việc phát triển hoạt động Logistics ở các doanh nghiệp nói riêng và các
nước nói chung là xu hướng tất yếu của cả thế giới.

1.1.2. Vai trò của dịch vụ Logistics
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng tồn cầu hóa,
khu vực hóa, dịch vụ Logistics ngày càng đóng vai trị hết sức quan trọng, ở cả tầm vĩ
mô (đối với nền kinh tế quốc dân), và cả ở tầm vi mô (đối với các doanh nghiệp).
1.1.2.1. Vai trò của dịch vụ Logistics đối với nền kinh tế quốc dân
* Dịch vụ Logistics thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Dịch vụ Logistics thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc tiết kiệm và giảm
thiểu chi phí trong cả q trình sản xuất cũng như lưu thông.


Thứ nhất, dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu
chi phí trong q trình sản xuất. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Logistics Hoa
Kỳ, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm khoảng 10-13% GDP ở các nước phát
triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15-20%. Theo thống
kê của một nghiên cứu khác cho biết hoạt động Logistics trên thị trường Trung Quốc
tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/năm và ở Brazil là 20%/năm. Điều này cho
thấy chi phí hoạt động Logistics là rất lớn. Do đó, việc hình thành và phát triển dịch
vụ Logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm

được chi phí trong chuỗi Logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản
hơn và đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Thực tế những năm qua tại các nước Châu Âu, chi phí Logistics đã giảm
xuống rất nhiều và cịn có xu hướng giảm nữa trong các năm tới.
Thứ hai, dịch vụ Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động
lưu thơng phân phối. Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất
cộng với chi phí lưu thơng. Chi phí lưu thơng hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm
một tỷ lệ khơng nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là
hàng hóa trong bn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thơng. C. Mác đã
từng nói “Lưu thơng có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong khơng gian
được giải quyết bằng vận tải”. Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và
tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong bn bán quốc
tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí
vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Mà vận tải là
yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistics cho nên dịch vụ Logistics ngày càng
hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong q
trình lưu thơng dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thơng. Nếu tính cả chi phí vận tải,
tổng chi phí Logistics (bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý, …) ước tính chiếm
tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi
phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước khơng có đường bờ
biển. Dịch vụ Logistics phát triển sẽ làm giảm chi phí lưu thơng trong hoạt động phân
phối, và từ đó tăng tính hiệu quả của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Dịch vụ Logistics gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới

Thứ nhất, dịch vụ Logistics giúp Việt Nam trở thành một mắc xích trong chuỗi
giá trị tồn cầu. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu
(GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị
trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ về
công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển,




×