Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Luận văn thực trạng căng thẳng tâm lý và một số yếu tố liên quan ở nữ công nhân thu gom rác thải công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.09 KB, 61 trang )

n 0<- Ml
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y T
ãããã
TRNG I HC Ơ Tẫ CễNG CNG

NGUYấN PHNG ANH

TH C TRẠNG CĂNG THẲNG TÂM LÝ VÀ MỘT SÓ YÊU TƠ • • •
LIÊN QUAN Ở NŨ' CƠNG NHÂN THU GOM RÁC THẢI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MƠI
TRƯỜNG ĐƠ THỊ HÀ NỘI NÃM 2017

TIỂU LUẬN TĨT NGHIỆP cử NHÂN Y TẾ CƠNG CỘNG
Giáo viên hưó’ng dan: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................ii
DANH MỤC BIÊU ĐỒ................................................................................................

ii

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. iii
TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG....................................................................................................1
ĐẶT VẨN ĐỀ...................................................................................................................2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................................4
1. Mục tiêu chung....................................................................................................... 4


2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................................4
KHUNG LÝ THUYẾT.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TÒNG QUAN.............................................................................................6
1. Một số khái niệm liên quan......................................................................................6
2. Công cụ đánh giá căng thăng tâm lý.......................................................................8
3. Tổng quan nghiên cứu....................................................................................

10

3.1.

Thực trạng căng thẳng tâm lý..........................................................................10

3.2.

Một số yếu tổ liên quan đến tình trạng căng thẳng tâm lý..............................12

4. Một vài nét về Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO)
"............................................................. ."...................................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu..................................17
1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................17
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................17
3. Thiết kể nghiên cứu................................................................................................17
4. Cơ mẫu và phương pháp chọn mẫu...................................................................

17

4.1.

Xác định cỡ mẫu.............................................................................................17


4.2.

Cách chọn mẫu18

5. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................18
6. Các biến số nghiên cứu............................................................................................19
7. Tiêu chuẩn đánh giả căng thẳng.........................................................................

24


8.

Xử lý và phân tích số liệu......................................................................................24

9.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số vả biện pháp khắc phục sai sô.............................25
9.1.

Hạn chế của nghiên cứu................................................................................... 25

9.2.

Sai sổ và biện pháp khắc phục sai số.................................................................25

10. Van đề đạo đức của nghiên cứu.......................................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ.....................................................................27
1.


Ke hoạch nghiên cứu.......................................................................................

27

2.

Kinh phí nghiên cứu...............................................................................................29

CHƯƠNG 4: Dự KIẾN KẾT QUẢ.................................................................................30
1.

Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu.............................................................30

2.

Tình trạng căng thẳng tâm lý của nữ cơng nhân....................................................32

3.

Các yếu tổ liên quan đển tình trạng căng thẳng tâm lý của nữ công nhân.............33
3. Ị. Kết quả phân tích đơn biên..................................................................................33
3.2. Phân tích hồi quy logistic dự đoán yếu tổ ảnh hưởng đến căng thăng nghề
nghiệp công nhản thu gom rác......................................................................................36

CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN...............................................................................................39
CHƯƠNG 6: KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................39
1.

Kết luận..................................................................................................................39


2.

Khuyển nghị......................................................................................................... 39

TÀI LỆU THAM KHẢO.................................................................................................40
TÀI LIỆU TIÉNG VIỆT..................................................................................................40
PHỤ LỤC.........................................................................................................................43


i

DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT
DASS (Depression
Anxiety Stress Scale)

Bộ công cụ đánh giá tinh trạng căng thang
tâm lý

ĐTNC
ĐTV Điều tra viên
GSV

Đối tượng nghiên cứu

Giám sát viên

MTĐT Môi trường đô thị
NCKH Nghiên cứu khoa học
SKTT


Sức khóe tâm thần


11

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Định nghĩa các biến số nghiên cứu.................................................................19
Bảng 3. 1. Ke hoạch hoạt động........................................................................................27
Bảng 4. 1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................30
Bảng 4. 2. Đặc điểm mơi trường song gia đình............................................................30
Bảng 4. 3. Đặc điểm công việc......................................................................................31
Bảng 4. 4. Đặc điểm môi trường làm việc . ..................................................................31
Bảng 4. 5. Tình trạng căng thăng tâm lý của công nhân...............................................32
Bảng 4. 6. Căng thẳng tâm lý ở nữ công nhân theo các mức độ...................................33
Bàng 4. 7. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình và căngthẳng tâm lý.......33
Bảng 4. 8. Moi liên quan giữa tính chất cơng việc và tình trạng căngcẳng ở công nhân
thu gom rác......................................................................................................................34
Bảng 4. 9. Mối liên quan giữa điều kiện môi trường làm việc và căng thẳng tâm lý....34
Bảng 4. 10. Mối liên quan giữa yếu tố mơi trường vãn hóa, xã hội và tình trạng căng
thẳng tâm lý.............................................................................................................
35
Bảng 4. 11. Một sổ yếu tổ ảnh hưởng đến căng thẳng trong mơ hình hồi quy đa biến .36

DANH MỤC B1ẺU ĐÒ
Biểu đồ 4. 1. Biểu đồ: Mơ tà tỷ lệ gặp tình trạng trộm cướp.........................................31
Biểu đồ 4. 2. Tỷ lệ tiếp xúc với hóa chất độc hại (axit, thủy ngân) khi làm việc..........32
Biêu đồ 4. 3. Tỷ lệ khả năng bị tốn thương do tiếp xúc với vật sac nhọn.....................32
Biểu đồ 4. 4. Tỷ lệ thái độ của người thân trong gia đình đối với cơng việc thu gom rác .
........................................ ......36 Biêu đồ 4. 5. Tỳ lệ thái độ của những người xung

quanh đối với công việc thu gom rác ......’...................................................................„....„
..................36


Ill

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giảm hiệu cùng toàn thể các giảng viên trường
Đại học Y tê công cộng đặc biệt các thây cô trong khoa Sức khỏe Mơi trường —Nghê
nghiệp nói, đã truyền thụ những kiến thức chuyên môn và những bài học kinh nghiệm
quỷ báu cho tôi trong suốt bon năm học tại trường, giúp tơi có những hành trang cho
cơng việc và cuộc sống sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thúy
Quỳnh — người trong suốt thời gian qua đã luôn chỉ dạy, hướng dân và giúp đỡ tận tình
đế tơi CĨ thể hồn thành khóa luận này.
Tói cũng muon gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè — những người
đã luôn bên cạnh động viên, cổ vù, giúp tơi có động lực học tạp và hồn thành những
nhiệm vụ được giao.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc các thầy cơ, bổ mẹ, anh chị và các bạn có sức khỏe
tót, hạnh phúc và thành cơng trong cuộc sổng!

Sinh viên
Nguyễn Phương Anh


1

TÓM TẤT ĐỀ CƯƠNG
Hiện nay ở Việt Nam và trên The giới đều chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về
tình trạng căng thẳng tâm lý của cơng nhân vệ sinh môi trường đô thị. Nghiên cứu cắt

ngang được tiến hành tại Công ty THNN MTV môi trường Đô thị Hà Nội với mục tiêu
đánh giá tình trạng căng thẳng tâm lý và xác định các yếu tố nghề nghiệp có liên quan
đến tình trạng căng thẳng của nữ cơng nhân thu gom rác thải thuộc công ty môi trường
đô thị Hà Nội năm 2017. Trên cơ sở kểt quả nghiên cứu đê xuất một so khuyến nghị phù
hợp nhằm giảm tỷ lệ căng thẳng tâm lý ở nữ công nhân gom rác thải thuộc công ty môi
trường đô thị Hà Nội, góp phần cải thiện sức khỏe người cơng nhân và tăng năng suất,
hiệu quả công việc. Nghiên cứu được tiến hành trên 202 nữ công nhân thu gom rác thải
thuộc 4 chi nhánh 1, 2, 3, 4 của công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội từ thảng
1 đến 6 năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mơ tả cat ngang có
phân tích. Đối tượng nghiên cửu là cơng nhân nữ thu gom rác thải thuộc 4 chi nhánh 1,
2, 3, 4 của công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội. Tổng số công nhân nữ trong
mẫu nghiên cứu là 808 cơng nhân. Thịi gian nghiên cứu: 1/2017 đến 6/2017. PhưoTtg
pháp thu thập số liệu: Phát van trực tiểp công nhân nữ theo bộ công cụ DASS 21 để
đánh giá tình trạng căng thẳng tâm lý; cơng cụ đánh giá các yếu tố liên quan.
Quản lý và phân tích số liệu: Sau khi thu thập, các phiếu điều tra được kiểm tra
tính đầy đủ của thơng tin. Sau đó các phiếu dược giao lại cho giám sát và điều tra viên để
làm sạch, mã hóa. số liệu sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Epĩ Data 3.1 và
được xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0 cho các thơng tin mơ tả và phân tích thống kê.


2

ĐẶT VÁN ĐÈ
Trạng thái căng thẳng tâm lý luôn đồng hành với cuộc sống và với sự phát triển
không ngừng của con người. Khía cạnh tích cực của tình trạng căng thẳng tâm lý là
có thể giúp cá nhân chủ động ứng phó với các tình huống hay các yếu tố tác động từ
mơì trường sơng của họ, từ đó giúp cho họ cỏ thê vượt qua những khó khăn thách
thức. Tuy nhiên nếu tình trạng này kẻo dài với cường độ cao hoặc các yểu tố gây
căng thẳng tâm lý tác động lặp đi ỉặp lại nhiều lần có thề phá vỡ sự cân bằng trong

cuộc sổng con người làm nảy sinh nhiều vấn đề sức khỏe như lo âu, trầm cảm, các
bệnh lý tim mạch..., ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người [22].
Căng thẳng tâm lý có liên quan mật thiết với cơng việc và cuộc sống thường
ngày của mỗi cá nhân. Trong đó các yếu tố liên quan đen nghề nghiệp gây ảnh hưởng
rất lớn đến tâm iý người lao động, dặc biệt là lao động nữ. Nhiều nghiên cứu về ảnh
hưởng tâm lý do áp lực công việc và nghề nghiệp đã chứng minh lao động nữ là đôi
tượng dễ bị ton thương và dễ bị căng thẳng tâm lý hơn so với nam
[4].
Ngành vệ sinh môi trường đô thị (VSMTĐT) là ngành chiếm một lượng lớn lao
động nữ trong tong so công nhân (đặc biệt công việc thu gom rác thải chiếm > 80%
công nhân là nữ [4]). Trong các công việc của ngành vệ sinh mơi trường, có thê nói
cơng việc thu gom rác thải là đặc trưng cũng như ân chứa nhiều mối nguy hiểm nhất.
Công nhân thu gom rác luôn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như: làm việc
buối đêm, nguy cơ tai nạn giao thông, tai nạn thương tích do vật sắc nhọn. Bên cạnh
đó, trong q trình làm việc, người cơng nhân phải tiếp xúc với nhiều đối tượng trong
xã hội, với một số người dân, họ thể hiện thái độ đồng cảm, coi trọng nghề công nhân
vệ sinh, nhưng trong nhiều trường hợp, công nhân vệ sinh bị coi thường, bị gây khó
dễ, thậm chí bị hạ nhục trong quá trinh làm việc. Nhiêu nghiên cứu đã chứng minh,
mối đe dọa nghề nghiệp liên tục có thề xảy ra


3

với công nhân Ihu gom rác thải như bị cướp, bị sách nhiễu, hay
bắt nạt [21], [29]. Chính những điều này mang lại cảm giác bất an,
cùng với cảm giác bị tách biệt khỏi xã hội, dẫn đến tự đánh giá cao
mức độ tổn thương [25]
Công ty môi trường đô thi Hà Nội là một cơng ty có quy mơ tổ chức lớn với
hơn 5000 công nhân; chuyên cung cấp các dịch vụ vệ sinh môi trường như thu gom,
vận chuyển, xử lý rác thải, thông bể phốt... cho các quận nội thành và một sổ huyện

ngoại thành Hà Nội. Hàng năm, công ty đều khám sức khỏe định kỳ cho cơng nhân.
Tuy nhiên, đó chỉ lả khám thực the cịn các trạng thái sức khỏe tâm thần thì chưa
được quan tâm đủng mức và còn bị bỏ ngỏ. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều
nghiên cứu, đánh giá về tình hạng căng thẳng của cơng nhân VSMTĐT nói chung và
cơng nhân thu gom rác thải nói riêng. Trước thực trạng đó cần phải có một nghiên
cứu đặt ra các câu hòi: Tỷ lệ cãng thẳng tâm lý của nữ công nhân thu gom rác thải,
công ty TNHH MTV mơi trường đơ thị Hà Nội là bao nhiêu? Có những yểu tổ nào
ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng đó. Đe trả lời cho các câu hỏi và có thể đưa ra
những khuyển nghị dựa trên bằng chứng nhằm nâng cao sức khỏe cho nữ công nhân
thu gom rác thải thuộc công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội, nhóm nghiên
cứu đe xuất triển khai đề tài: “Thực trạng căng thẳng tâm lý và một số yếu tố liên
quan ở nữ công nhấn thu gom rác thải của công ty TNHH MTV môi trường đô
thị Hà Nội nãm 2017”.


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1, Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng căng thẳng tâm lý và một số yểu tổ liên quan ở nữ công nhân
thu gom rác thuộc công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội năm
2017. Từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao sức khoẻ cho người lao động.
2, Mục tiêu cụ thể
2.1. Mô tả thực trạng cãng thẳng tâm lý ở nữ công nhân thu gom rác thải của công
ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội năm 2017.
2.2. Xác định một sổ yếu tố liên quan đến căng thẳng tâm lý của nữ công nhân thu
gom rác thải công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội năm
2017.


5


KHUNG LÝ THUYẾT


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Một số khái niệm liên quan
Khái niệm căng thang
Thuật ngữ "căng thẳng” đã được sử dụng từ thế kỷ 15 trong kỹ thuật với ý nghĩa
là sửc ép hoặc sức căng vật lý. Đến thế kỷ 17, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến
với ý nghĩa khái quát hơn cho cả con người: đó là phản ứng căng thẳng trước một sức
ép hay một tác nhân xâm phạm. Tới đầu thế kỷ 20, căng thẳng được sử dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực khác nhau như sinh lý học, tâm lý học và xã hội học [2],[10].
Theo Selye.H: “căng thăng” là một phản ứng sinh học khơng đặc hiệu của cơ
thể trước những tình huống căng thẳng”. J. Delay thì cho rang: “căng thẳng” là một
trạng thái câp tính khiển cơ the buộc phải huy động khả năng phịng vệ đe đoi phó với
một tình huống đang đe dọa” [11],[13],[14],[9].
Như vậy, khái niệm chung về căng thắng bao gồm hai khía cạnh: Tình huống
căng thẳng chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra căng thằng: những tác nhân
vật lý, hóa học, tâm lý, xã hội; đáp ứng căng thẳng dùng để chỉ trạng thái phản ứng
với căng thẳng: phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý.
Căng thăng nghê nghiệp: là sự tương tác giữa các điêu kiện lao động với đặc
trưng của người lao động khiển cho các chức năng binh thường về tâm lý hay sinh lý
hoặc cả hai bị thay đoi. Nói cách khác căng thang nghe nghiệp là những địi hỏi lao
động vượt q năng lực ứng phó của người lao động [1].
Yeu tố tác hại nghề nghiệp: là tat cả các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp, là
nguyên nhân tiềm ấn làm hạn chê khả năng làm việc gây chấn thương hoặc ảnh hường
khơng có lợi cho sức khỏe người lao động thậm trí gây tử vong.
Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đơi với người lao động (luật lao động có hiệu lực từ ngày 1/5/2013).

Biểu hiện của căng thẳng tâm lý
Các nghiên cứu đã kết luận có 3 biểu hiện do căng thắng gây ra là rổi nhiễu tâm
lý, các rối loạn sinh lý và các lệch lạc ứng xử.
Những rói nhiêu tâm lý do căng thăng: lo hãi, cảm giác hụt hẫng, quá nhạy cảm
trong cảm xúc, giảm hiệu quả trong giao tiếp, cảm giác bị xa lánh và ghét bỏ, mất tập
trung, mất tính tự chủ,... [1 ]
Những triệu chứng thực tỏn: tăng nhịp tim và huyết áp, bệnh đường tiêu hóa
(loét dạ dày, tá tràng), sự mệt mỏi thể xác, bệnh tim mạch, chứng bệnh về hô hấp,


7

chứng nhức đầu, đau mỏi cơ xương....[l]
Triệu chứng ứng xử: chần trừ và né tránh công việc, tăng lạm dụng rượu và ma
túy, ăn mất ngon và giảm trọng lượng đột ngột, các quan hệ với bạn bè và gia đình
xẩu đi, tự sát và mưu toan tự sát,....[l]
Hâu quả của căng thang tâm lý
Tông hợp từ nhiêu nghiên cứu cho thây, căng thăng tâm lý không nhừng tác
động xấu cho cá nhân mà còn cho xã hội. Căng thẳng được xem là một trong những
nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều căn bệnh như [6,12]:
-

Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền cáu gắt,
loạn trí nhớ...

-

Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cư tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp
tim, hồi hộp đánh trống ngực...


-

Các bệnh về da: như mịn sưng dở, phồng rộp hay bệnh Zona, da dễ bị mần ngứa,
phát ban hay chàm.

-

Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu
chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, rổi loạn chức năng đại tràng...

-

Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...

-

Bệnh cơ xương khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khóp, chuột tút, run rẩy, cảm giác
kiến bị ở ngón tay...

-

Tồn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay truyền nhiễm.

Tình trạng căng thẳng tâm lý còn gây các thay đổi về hành vi mà phổ biến là
việc sử dụng các chất gây nghiện. Điều này càng làm suy giảm đáng kê tình trạng thể
chất, đồng thời làm tinh thần không ổn định dẫn tới các mối quan hệ trở nên căng
thẳng, cả trong gia đình và nơi làm việc. Neu khơng phát hiện sớm thì người bị căng
thẳng tâm lý sẽ mất dần tự tin, mất khả năng đưa ra các quyểt định chính xác và sẽ
xuất hiện các hành vi bất thường. Từ đó dẫn đến việc bị đồng nghiệp, bạn bè, người
thân xa lánh, hoặc gây ra các tổn thất, về tài chính, vật chat, thậm chí xâm hại đến sức

khỏe, tính mạng của bản thân và những người xung quanh [8]
Đối với xã hội, căng thẳng tâm lý gây nên gánh nặng về kinh tế thơng qua chi
phí cho việc chữa trị bệnh, thiệt hại do nghỉ việc, bò việc, mất việc, giảm năng suất
lao động...; là một trong nhũng nguyên nhân gây gia tăng tỷ lệ ly hôn và tự sát trong
cộng đồng. Ngoài ra, nhũng người bị căng thẳng tâm lý ở mức độ nặng còn


8
là mối nguy hiểm cho cả cộng đồng bởi với những hành vi bất thường không thể
lường trước được [26].
Nguyên nhân căng thắng tâm lý
Cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được ngun nhân chính xác gây ra căng
thẳng tâm lý. Các nhà khoa học cho rằng tình trạng này có tính chất tích tụ diễn tiến
trong thời gian dài, hoặc xảy ra một cách đột ngột quá sức chịu đựng của cá nhân.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ mơi trường bên ngồi, cũng có thể xuất phát từ chính
bên trong con người. Cùng một sự kiện tác động nhưng mỗi người sẽ có những nhận
định riêng về sự kiện đó mang tính đe dọa, có hại hay thách thức và sẽ có các biểu
hiện mức độ căng thang khác nhau. Sự khác biệt đó là do ở mỗi người có q trình
nhận thức diễn ra khơng như nhau. Như vậy nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân
mỗi người là nguyên nhân quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ căng thẳng
tâm lý của mồi cá nhân [30].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây ra căng thẳng tâm lý như
các yếu tổ thảm họa thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,...), các yếu tổ xã hội nói chung
(chiến tranh, tắc đường, tệ nạn xã hội,...), các yếu tố cá nhân như (tuổi, giới, trình độ
học vẩn,...), các yếu tố về công việc như (nội dung công việc, môi trường làm việc,
mối quan hệ với đồng nghiệp, sự động viên khuyến khích và phát triên nghề
nghiệp...), các yếu tố gia đình như (mất người thân, xung đột trong gia đình, ly thân/ly
hơn...) [20, 2].
Việc phân chia các yếu tố gây căng thẳng tâm lý chỉ mang tính tương đối. Trên
thực tế, một cá nhân bị căng thảng tâm lý có thể do nhiều ngun nhân khác nhau

cùng tích hợp lại. Do đó, việc xác định chính xác ngun nhân gây nên tình trạng căng
thẳng tâm lý của cá nhân không phải là việc đơn giản [27].
2. Công cụ đánh giá căng thăng tâm lý
Trên the giới có nhiều thang trắc nghiệm đánh giá tình trạng căng thẳng của cá
nhân. Các thang đánh giá đều có điểm chung là dùng bộ câu hỏi trắc nghiệm tự điển.
Bộ câu hỏi đánh giả căng thẳng do Hội quản lý căng thẳng quốc tế
(International Stress Management Association) của Anh sử dụng gồm 25 câu hỏi trắc
nghiệm dạng có/khơng. Mỗi câu trả lời có được 1 điềm, cịn lại là 0 điểm, tính tổng
điểm cho 25 câu hỏi để đánh giá mức độ căng thẳng của từng cá nhân. Từ 4 điểm trở
xuống là ít có căng thang, từ 5-13 điểm là có liên quan giữa căng thẳng và


9

tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần, từ 14 điểm trở lên là những người dễ bị căng thẳng
[32].
Thang đo tự đánh giá căng thẳng nghề nghiệp: bao gồm 57 câu hỏi dạng trắc
nghiệm theo thang điểm từ 1 đến 5 cho mỗi câu hỏi và tìm hiểu mối liên quan giữa tình
trạng cãng thẳng nghề nghiệp với mối quan hệ cá nhân (27 câu), điêu kiện sức khỏe (22
câu) và hứng thú nghề nghiệp (9 cầu). Trong thang đo tự đánh giá căng thẳng nghề
nghiệp được chia ở 3 mức là thấp, trung bình và cao [1],
Bảng hỏi nội dung cơng việc (Job contend questionnaire) trong đó có đánh giá về
các căng thẳng do công việc gây ra. Bảng hỏi gôm 27 câu hỏi với sô diêm từ i đển 4
tương ứng với các mức độ tăng dần cho mỗi câu mơ tả mơ hình căng thắng của Karasek.
Bảng hỏi này đánh giá 3 phương diện: áp lực về tâm lý liên quan đen áp lực trong khi làm
việc, quyền quyết định hay tự chủ trong công việc và sự ủng hộ thông qua đánh giá moi
quan hệ người lao động với đồng nghiệp và cấp trên [33].
Ngoài các thang đánh giá tình trạng căng thẳng thì cịn có một số thang đo khác để
đánh giá các trạng thái tâm lý khác như: thang đánh giá lo âu của Zung, thang đánh giá
trầm cảm Hamilton, thang đánh giá trầm cảm Beck.

Thang đánh giá của Lovibond (DASS 42 và DASS 21) là một thang đo đánh giá
được tổng hợp cả ba vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến hiện nay là căng thẳng, lo âu và
trầm cảm. Thang đo DASS được Viện sức khỏe tâm thần quốc gia khuyển nghị sử dụng.
Thang đo DASS 21 đã được đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thề áp
dụng tại Việt Nam, khơng có sự khác biệt nhiều về vãn hóa [34]. •


Năm 1995, Lovibond S.H và Lovibond P.F tại khoa Tâm lý học, đại học New South
Wales (Australia) đã thiểt kế thang đánh giá căng thẳng, lo âu, trầm cảm ký hiệu là DASS
42. Và đến năm 1997, nhóm nhà khoa học này cho ra đời thang đo DASS 21, đây là
phiên bản rút gọn của DASS 42 nhằm tạo sự tiện lợi hơn cho người dùng [31]. DASS 21
gồm 21 tiểu mục chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 tiểu mục. Mỗi đối tượng được phát
1 bảng hỏi tự trả lời. Thông qua 21 câu trả lời theo bảng hỏi và theo khung điểm cho tùng
câu hỏi trong thang dánh giá DASS 21 để tính mức điềm cho từng thành phần căng thẳng,
lo âu, trầm cảm. Các câu hỏi đánh giá căng thẳng gồm: 1,6, 8, 11, 12, 14, 18. Các câu 2,
4, 7, 9, 15, 19, 20 dùng đảnh giá tình trạng lo âu và các câu còn lại 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21
dùng đê đánh giá tình trạng trầm cảm [18].


10

Điểm của trầm cảm, lo âu và căng thẳng được tính bằng cách cộng điểm các đề
mục thành phần, rồi nhân hệ số 2 từ đó tính được số điểm và biết được các mức độ. Trong
khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng các câu hỏi để đánh giá tình trạng
căng thẳng [15].
Mức độ

Căng thăng

Lo âu


Trầm cảm

Bình thường

0-14

0-7

0-9

Nhẹ

15-18

8-9

10-13

Vừa

19-25

10-14

14-20

Nặng

26-33


15-19

21 -27

Rất nặng

>34

>20

>28

Kết quả thu được từ DASS 21 khơng có nghĩa chuẩn đốn xác định bệnh mà chỉ có
vai trị sàng lọc ban đau những đối tượng có biếu hiện căng thắng; từ đó khuyến cáo họ
nên tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý sớm vả có chế độ điều trị, chăm sóc, nghỉ
ngơi phù hợp. Các biểu hiện ve the chất và tâm lý được mơ tả trong thang đo chỉ có giá trị
ngay tại thời điểm đánh giá.
Do tính tiện lợi cũng như dễ sử dụng hơn của thang đánh giá DASS 21 so với các
thang đo khác mà kết quả vẫn đảm bảo nên nhóm nghiên cửu sẽ sử dụng đe đánh giá tình
trạng căng thang trong nghiên cứu này.
3. Tổng quan nghiên cúu
3.1.

Thực trạng căng thắng tâm lý

Theo một nghiên cứu trên 628 công nhân đổt rác của Nhật Bản, tỷ lệ cơng nhân có
cảm giác lo lắng, phiền não, căng thăng tâm lý về cuộc sống hay nghề nghiệp đã lên tới
61,5%. Cuộc khảo sát công nhân tại một công ty xử lý rác thải tại Kansai do Bộ Lao
Động tiết lộ rằng một số công nhân đốt rác đã tiếp xúc với Dioxin tương đối cao. Các tin

tức lan truyền khắp Nhật Bản và gây lo ngại rằng công nhân tại các lò đổt sẽ bị ung thư
hay các bệnh tật nghiêm trọng khác gây ra bời sự tiếp xúc Dioxin. Chính điều này làm gia
tăng thêm căng thẳng trong những công nhân làm những công việc liên quan đến vệ sinh
môi trường [28].
Hiện nay, ở một số nước đẵ cỏ số liệu kết quả sức khỏe tâm thần liên quan đến các
nhóm nghề nghiệp. Những nghề nghiệp có tỷ lệ căng thang tâm lý cao bao


11

gồm nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên vệ sinh, quản gia. Tại Hà
Lan và Mỹ, ngành vệ sinh là ngành có tỷ lệ cơng nhân bị căng thẳng và
ừầm cảm cao [23, 24].
Một nghiên cứu ở Brazil cho thấy rằng mơ hình của rối loạn tâm thần nhỏ xảy ra ở
44,7% công nhân làm việc quét dọn vệ sinh trong các khu phơ có mật độ dân trung bình,
với các dấu hiệu trầm cảm và lo sợ [19]. Nghiên cứu của Venkatesh, C.D. (2014) đã tập
trung vào nữ công nhân quét rác tại Bangalore thuộc bang Kamataka, Án Độ về sức khỏe
và điều kiện kinh te của họ. Nghiên cứu này chỉ rõ làm công việc thu gom rác, nữ công
nhân phải tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn có ảnh hưởng đến da,
đôi mắt, chân tay, hô hấp và hệ thống tiêu hóa. Kết quả nghiên cửu về gánh nặng tâm lý,
cho thấy 56,7% nữ công nhân làm công việc thu gom rác bị căng thắng tâm lý với các dâu
hiệu rôi loạn lo âu [27].
Kết quả điều tra công nhân vệ sinh môi trường tại Kathmandu, Nepal cho thấy
53,4% công nhân có dấu hiện căng thắng lâm lý. Nghiên cứu chỉ ra nhiều nguyên nhân
ảnh hưởng đến tâm lý người công nhân như tuổi, biến cố trong cuộc sống, khối lượng
công việc và sự kỳ thị của xã hội đối với nghe nghiệp... Trong đó, tác giả nhan mạnh sự
kỳ thị cộng đông với nghê nghiệp này chủ yêu là do tính chất cơng việc thường xun
phải tiếp xúc với chat ban, nguy hiêm. Cũng theo nghiên cứu, có tới 73% cơng nhân
khơng rửa tay bằng xà phịng sau khi trở về nhà và 65% công nhân sẽ không thay quần áo
ngay sau khi kết thúc ca làm việc. Những ví dụ này nhấn mạnh sự kỳ thị xã hội gắn liền

với một cổng việc bân và chính những hành động tưởng chừng như nhỏ của người công
nhân như không vệ sinh thân thể sạch sẽ sau ca làm việc cũng đang làm gia tăng sự kỳ thị
của xã hội đối với nghề nghiệp này [18],
Tại Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu về căng thẳng tâm lý ở đối tượng cơng
nhân VSMTĐT, do chưa có sự quan tâm đúng mức đổi với ngành nghề này. Nghiên cửu
của tác giả Ngơ Minh Phương tại Việt Nam vê dung lượng trí nhớ tức thời ở nữ công
nhân môi trường đô thị cho thẩy người lao động bị giảm dung lượng trí nhớ sau ca làm
việc so với trước ca làm việc từ 26,3%-34,5% ở công nhân quét và xúc rác, giảm từ 38,l
%-69,9% ở công nhân quét nhà vscc và thu phân 2 ngăn. Như vậy, nhỏm tiếp xúc trực
tiếp với phân cao có nguy cơ giảm dung lượng trí nhớ cao hơn nhóm tiếp xúc với rác.
Điêu này một phân được lý giải do khối lượng công việc nặng nhọc và các yếu tố tâm
sinh lý trong lao động gây ra [7].


12

Kết quả nghiên cứu của Đoàn Tuyết Nhung (1995), tỷ lệ nữ cơng nhân mịi trường
đơ thị Hà Nội bị căng thẳng tâm lý ở mức độ nhẹ 51,4%, ở mức độ trung binh 24,3% và
2,6% ờ mức độ nặng. Nghiên cứu đề cập đến nhiều yếu tổ liên quan đển tình trạng này
như tuổi tác, tiền lương, thời gian làm việc... Trong đó 5 yếu tố đặc thù được nhấn mạnh
ở đây là tâm lý nghề, hệ số ca và thời gian ca, thời gian tập trung quan sát, căng thẳng
thần kinh tâm lý — xúc cảm trong ca làm việc, vị trí tư thế iao động và đi lại trong ca [4].
Công nhân thu gom rác thải không chỉ phải chịu tác động của môi trường độc hại,
bẩn thỉu, có nhiều loại vi sinh vật gây bệnh mà cịn gánh chịu tâm lý nghề nghiệp rất lớn
đó là thái độ của mọi người xung quanh đôi với nghê nghiệp của chị em. Nghề nghiệp của
họ được coi là kém hấp dan.
3.2.

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng căng thang tâm lý


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đen tình trạng căng thẳng tâm lý của cơng nhân như các
yểu tố cá nhân, gia đình, cơng việc... Theo Đồn Tuyết Nhung, tình trạng căng thẳng có
liên quan mật thiết với một số yếu tố như tuổi, trình độ học vấn và tiền lương. Trong
nghiên cứu của Agrawal Vivek cũng đề cập đến vấn dề tiền lương. Theo nghiên cứu,
công nhân thu gom rác thải thường xuyên phải làm việc quá 8 giờ/ ngày, nhưng mức
lương của họ được xem là thấp nhất trong hâu hết các ngành nghề, đơi khi họ cịn phải bỏ
chính tiền túi ra đế mua các dụng cụ như choi, găng tay đê phục vụ cho cơng việc [16],
Ngồi ra các u tơ xã hội cũng là nhùng yếu tố làm gia tăng tình trạng căng thẳng tâm lý
ở công nhân. Họ luôn trong tình trạng lo lắng sợ bị cướp, bị sách nhiễu, hay bắt nạt
[21,29].
Trong nghiên cứu của tác giả Yanhong Gong và cộng sự về sức khỏe cùa công
nhàn vệ sinh môi trường trong một số khu dô thị ở Vũ Hán, Trung Quốc, cho thấy công
nhân vệ sinh môi trường thường phải làm việc với cường độ lao động và khối lượng cơng
việc lớn. Mặc dù tính chất cơng việc vất vả, làm việc trong thời gian dài nhưng hầu hết
các cơng nhân vệ sinh lại có thu nhập thấp hon so với những ngành nghề khác. Bên cạnh
đó, nhiều người dân cịn có thái độ thiếu coi trọng đối với ngành vệ sinh môi trường cũng
như những công nhân vệ sinh, họ bị coi là đối tượng cỏ địa vị xã hội thấp. Chủ lao động
cũng không đe cao việc chăm sóc và bảo vệ cá nhân tối thiểu nhất như mặt nạ, hay cấp
phát nước rửa tay hoặc xà phịng, thậm chí cịn khơng được đào tạo và tập huấn trước khi
bắt đầu làm việc. Đây sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây cho người lao động
tâm lý làm việc đầy lo lang, bất an, từ đó ảnh hưởng đen sức khỏe cũng như chất lượng
công việc [31].


13

Một gánh nặng tâm lý nữa phải kể đen là mối lo ngại của cơng nhân khi trong q
trình làm việc có nguy cơ gập chẩn thương, tai nạn do giao thông, vật sắc nhọn. Trong
một báo cáo năm 2010, CUPE khẳng định thu gom rác thải là "một trong những công
việc nguy hiểm nhất", gây đau đớn cho 35% người thu gom rác thải bởi chấn thương mỗi

năm. Tại bất kỳ thời điểm nào, cứ 80 người lại có một người công nhân thu gom rác
không thể làm nhiệm vụ như đẩy xe rác vì chấn thương do cơng việc [36]. Trong thực tế,
thu gom rác thải đã được xác định là một trong những công việc nguy hiểm nhất tại Hoa
Kỳ trong giai đoạn 1992-1997. Thu gom và tái chế rác thải chiếm hơn 1% tổng số tử
vong nghề nghiệp trên toàn nước Mỹ những năm 1992-1997.
Các điêu kiện môi trường làm việc như tiêp xúc với các yêu tó sinh học, hóa học
độc hại, các điều kiện khí hậu bất lợi cũng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý của công
nhân. Do thường xuyên phải tiếp xúc trực tiểp với phân rác nên nguy cơ công nhân bị
nhiễm vsv gây bệnh rât cao (giun đũa gâp 4,5 lân, giun tóc gâp 4,1 lần so với cộng đồng
nói chung). Điều đáng quan tâm ở đây là tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quàn cao gấp 74,3 lần
so với công nhân không trực tiếp tiếp xúc với H2S và NH3 và bụi. Bệnh viêm mắt, viêm
răng lợi, phụ khoa, da liễu, tai mũi họng, xương khớp, đau mỏi khớp xương cũng chiêm
tỷ lệ khá cao so với các ngành kinh tế khác [4]. Trong nghiên cứu của Viện khoa học lao
động và các vấn đề xã hội năm 1994 về nồng độ hơi khí độc tại vị trí làm việc của nữ
công nhân vệ sinh môi trường dô thị. Ket quả cho thấy công nhân thường xuyên tiếp xúc
trực tiếp với các loại hơi khí độc: H2S, NH3, co2, NO2, từ 60 - 75% thời gian ca, nồng độ
các chất H2S, NH3, CO2, NO2 đều thấp hơn tiêu chuẩn từ 0,4 - 0,5 lần, cịn khí co2 thì vượt
tiêu chuẩn từ 4 - 6 lần. Các chất khí này đều có tính chất chung là gây kích thích đường
hơ hấp, nồng độ cao có thể gây ngộ độc cấp tính, tác động lâu dài có thể gây ngộ độc mãn
đoi với người lao động. Công nhân thu gom rác thải thường phải làm việc ngoài trời, ảnh
hường của vi khí hậu khơng thuận lợi cả về mùa đơng lan mùa hè, đặc biệt những ngày
thời tiết xấu đã trở ngại lớn đến sự điều tiết nhiệt của cơ thể dẫn đến nhanh mệt mỏi, dễ
buồn ngủ và sút cân. Chinh những mối yếu tố tác hại nghề nghiệp này khiến cho những
người công nhân thu gom rác thải ln trong trạng thái lo lắng, sợ hãi về tình trạng sức
khỏe của bản thân.
Công nhân thu gom rác thải, không chỉ phải chịu tác động của môi trường độc hại,
ban thỉu, có nhiều loại vi sinh vật gây bệnh mà còn chịu gánh nặng tâm lý nghề nghiệp rất
lớn - đó là thái độ cùa người xung quanh đối với nghê nghiệp của họ. Cụ thề, kết quả
nghiên cứu của Đoàn Tuyết Nhung (1995) cho thay 58,75% ý kiến ờ cơng nhân thu gom
rác khơng ưa thích cơng việc đang làm và 46,37% họ có



14

mặc cảm với công việc này. Lý do họ xin vào làm cơng việc này là
muổn có việc làm biên chế nhà nước (chiếm 60%) và do không xin
được việc khác là 46% ý kiến. Trong công nhân quét rác và xúc rác chỉ
cỏ 16,81% và 10,82% ý kiên cho rằng công việc của họ được mọi người
xung quanh tôn trọng. Đơng thời có tới 45,92% cơng nhân qt rác và
50,27% công nhân xúc rác cho ràng công việc của họ bị người khác coi
thường.
Bên cạnh đó, cơng nhân thu gom rác thải chủ yếu làm việc trên các ngõ, phô,
các khu vui chơi công cộng. Tư thế lao động vừa đi vừa làm hoặc đứng cúi góc 20° 65° để lẩy thùng, xúc rác, quét rác, đẩy xe rác hoặc xoay người sang phải, sang trái
góc 15° - 25°. Ngoài ra họ thường phải đi bộ từ 2 - 4km để đẩy xe rác, quét rác. Đồng
thời cúi khom hoặc ngừa người phía sau hoặc vặn người sang phải sang trái để xúc
đất, rác. Kết quả nghiên cứu của Võ Hưng tại thành phố Hồ Chí Minh, qng đường
cơng nhân phải di chuyển trong một ca lao động (từ 5 — 7km/ca)
Thời gian làm việc của nữ công nhân thu gom rác thường từ 6 - 8 giờ/ca. Họ
phải làm việc liên tục 312 - 315 ngày/năm không được nghỉ ngày lễ, ngày tết. Một
cơng nhân trung bình phải làm thêm 15-17 ngày công trong năm. Hệ số ca làm việc
chủ yếu là 2 ca. Theo nghiên cứu của Đồn Tuyết Nhung về điều kiện lao động của
nữ cơng nhân MTĐT, công nhân quét thu gom rác đêm và xúc rác làm từ 16 -24 giờ
hoặc 1 -2 giờ sáng (chiếm 68%), một loại ca đặc biệt làm theo hợp đồng hoặc đột
xuất (chiếm 16%). Điều đáng quan tâm ở đây là do đặc thù nghề nghiệp nên khơng
có sự luân chuyển ca như các ngành kinh tể khác. Công việc ảnh hưởng đến người
lao động cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Công nhân thường xuyên làm đêm
khiến họ phải thay đổi mơ hình cuộc sống của họ dể phù hợp với yêu cầu công việc
xong từ đó có thể dẫn đến vấn đề gia đình, tăng mức độ mệt mỏi, hiệu quả công việc
thấp hơn, tỷ lệ tai nạn cao hơn, bệnh tật [35]. Liên hệ với điêu dường viên — đổi
tượng thường xuyên phải làm đêm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều dưỡng

thường xuyên phải làm việc với nhịp độ cao sẽ có nguy cơ bị căng thẳng gấp 3,16 lần
(CI: 1,33-7,51; p=0,009) so với những người làm việc với nhịp độ bình thường [28];
những người phải đi trực >4 buổi/1 tháng bị căng thẳng nhiều gấp 6,8 lần (CI: 1,728,2; p=0,008) nhũng người đi trực ít hơn; và những người cảm thây cơng việc ít
mang lại hứng thú bị căng thăng nhiêu gâp 4,2 lân những người nhận thẩy công việc
hứng thú (CI: 1,5-11,2; p=0,005) [12].
Nhìn chung thời gian tập trung quan sát trong quá trinh làm việc của công nhân
thu gom rác thải ở mức từ 50 - 70% thời gian ca. Thời gian tập trung quan sát ở mức



×