Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Luận văn thực trạng kỳ thị ở người dân về phá thai ở nữ vị thành niên, thanh niên và một số yếu tố liên quan tại phường đồng tâm, quận hai bà trưng, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.01 KB, 107 trang )

02 -CrHO

BỌ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỌ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

LÊ HỒNG MINH SƠN

THỤC TRẠNG KỲ THỊ Ở NGƯỜI DÂN VỀ PHÁ THAI Ở NỮ
VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN VÀ MỘT SỐ YÉU TÓ LIÊN QUAN
TẠI PHƯỜNG ĐỒNG TẦM, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHÂN Y TÉ CÔNG CỘNG

Hướng dẫn khoa học: Thạc sỹ Đoàn Thị Thùy DưoTig
HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Y tế Công cộng đã tạo
cơ hội và điều kiện cho tôi được thực hiện học phần tốt nghiệp năm 2015.
Xin chân thành cám ơn Thạc sỹ Đồn Thị Thùy Dương, giảng viên bộ mơn Sức
khỏe sinh sán, khoa Khoa học xã hội - Hành vi và Giáo dục sức khỏe, Trường Đại
học Y tế Công cộng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tận tình chỉ bào cho tơi trong
q trình thực hiện và hồn thành đề cương nghiên cứu.
Tơi cũng xin gừi lời cảm ơn anh, chị cán bộ tại Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe
và Dân số (CCIHP) đã hồ trợ và góp ý trong q trình xây dựng đề cương; cảm ơn
những người bạn thân và gia đình đã chia sẻ, động viên, và khuyến khích đe tơi có
thể hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Nội, ngày 15 thảng 5 năm 2015



ii
DANH MỤC CÁC TÙ VIÉT TẮT
IPPF

: International Planned Parenthood Foundation
Hội kê hoạch hóa gia đình quốc tế

LHQ

: Liên Hợp Quốc

QHTD

: Quan hệ tình dục

SABAS

: The Stigmatizing Attitudes, Beliefs and Action Scale Thang đo thái độ, niềm tin và hành động kỳ thị về phụ nừ
phá thai

SAVY

: Điêu tra quôc gia về vị thành niên, thanh niên

TCYTTG : World Health Organization/ Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT............................................................................ii

DANH MỤC BẢNG................................................................................................iii
A.

TĨM TẤT ĐÈ CƯƠNG................................................................................... V

B.

NỘI DƯNG CHÍNH.........................................................................................1
I. ĐẶT VÁN ĐỀ..................................................................................................1
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................2
2.1.

Một số khái niệm trong nghiên cứu..........................................................2

2.2.

Thực trạng và sự kỳ thị về phá thai trên thế giới.......................................4

2.3.

Thực trạng và sự kỳ thị về phá thai tại Việt Nam.....................................8

2.4.

Thang đo lường sự kỳ thị về phụ nữ phá thai (SABAS).........................10

III. MỤC TIÊU NGHIÊN cứu.............................................................................13
IV. PHƯƠNG PHÁP...........................................................................................14
4.1.


Cấu phần định lượng...............................................................................14

4.2.

Cấu phần định tính........ .........................................................................22

4.3.

Đạo đức nghiên cứu................................................................................25

4.4.

Hạn chế nghiên cứu................................................................................26

V. KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ............................................................................27
5.1.

Kế hoạch nghiên cứu..............................................................................27

5.2.

Kinh phí thực hiện nghiên cứu................................................................35

VI. Dự KIẾN KÉT QUẢ, KÉT LUẬN, KHUYÊN NGHỊ...................................36


6.1.

Dự kiến kết quả định lượng....................................................................36


6.2.

Dự kiến kết quả định tính........................................................................45

6.3.

Dự kiến kết luận......................................................................................45

6.4.

Dự kiến khuyến nghị...............................................................................46

c.

PHỤ LỤC.......................................................................................................47

D.

TÀI...................................................................................LIỆU THAM KHẢO
87


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bang 1: Tổng hợp chính sách và luật quy định liên quan đến việc đến thực hiện hoặc
sử dụng dịch vụ phá thai tại các quốc gia trong khu vực Châu Á...............................6
Bảng 2: Danh mục đối tượng, tiêu chí và các tiếp cận.............................................23
Bảng 3: Chủ đề định tính..........................................................................................24
Bảng 4: Thơng tin chung về người tham gia nghiên cứu..........................................36
Bảng 5: Thơng tin về hơn nhân, quan hệ tình dục và biện pháp tránh thai...............37
Bảng 6: Thông tin về phá thai, sày thai cùa phụ nữ tham gia nghiên cứu................37

Bảng 7: Mơ tả điểm trung bình về sự kỳ thị liên quan đến phá thai ở VTN/ TN theo
các thông tin chung..................................................................................................38
Bảng 8: Tỷ lệ lựa chọn của người dân về mức độ đồng ý với các ý kiến liên quan đến
kỳ thị phá thai ở VTN/TN........................................................................................40
Bảng 9: Mô tả tỷ lệ lựa chọn “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý’’ của người dân theo các
yếu tố thông tin chung..............................................................................................41
Bảng 10: Mô tả tỷ lệ lựa chọn “đồng ý” và “hồn tồn

đồngý” cùangườidân theo

các yếu tố thơng tin hơn nhân, QHTD và sử dụng BPTT.........................................43
Bảng 11: Mô tả tỷ lệ lựa chọn “đồng ý” và “hoàn toàn

đồngý” củangườidân theo

các yếu tố thông tin về phá thai, sảy thai..................................................................44
Bảng 12: Mơ hình hồi quy logistic một số yếu tố liên quan đến Lựa chọn “đồng ý” và
“hoàn toàn đồng ý” của người dân với tất cả các ý kiến trong SABAS....................45


A. TĨM TÁT ĐÈ CƯƠNG
Mặc dù Việt Nam có nhiều chính sách cởi mở về phá thai tuy nhiên vẫn cịn
nhiều trường hợp phá thai khơng an tồn. Nguy cơ tiềm tàng dẫn tới tử vong mẹ và
các biến chímg nguy hiểm tới sức khỏe phụ nữ do phá thai khơng an tồn là rất lớn.
Theo Hội Ke hoạch hóa gia đình quốc tế, một trong 5 nguyên nhân quan trọng nhất
khiến phụ nữ gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ phá thai an toàn là sự kỳ thị cúa
cộng đồng (35%). Rào cản về tâm lý, xã hội ảnh hưởng đến phá thai đã được đề cập ở
một số nghiên cứu nhưng chưa có nghiên cứu nào đo lường sự kỳ thị của cộng đồng
về phá thai. Chính vì vậy tơi thực hiện đề cương nghiên cứu “Thực trạng kỳ thị của
người dãn về phá thai ở nữ vị thành niên, thanh niên và một số yếu tố ảnh hưởng tại

phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2015” với 2 mục tiêu chính: (1)
mơ tả thực trạng kỳ thị của người dân về phá thai ờ vị thành niên, thanh niên; (2) xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị đó.
Thiết ke nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, cấu phần định
lượng khảo sát trên 924 người dân tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng Hà
Nội. Thang đo thái độ, niềm tin và hành động kỳ thị (SABAS) được sử dụng để đo
lường điểm trung bình về kỳ thị và tỷ lệ người dân “đồng ý” hoặc “hoàn toàn đồng ý”
với các quan điểm về phá thai ở VTN/ TN. Phần định tính sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu với 30 người dân bao gồm cá nhân VTN đã từng phả thai và chưa phá
thai, nhóm phụ nữ, nhóm nam giới và nhóm cung cấp dịch vụ để mơ tả sự kỳ thị tại
cộng đơng và tìm hiêu các yêu to ảnh hưởng. Các bien số liên quan bao gồm các yếu
tố về nhân khẩu học, tôn giáo, quan điểm về giá trị cùa phụ nữ, về người mẹ cùng các
chủ đề định tính liên quan đến định kiến, phân biệt đối xử. Kết quà dự kiến xác định
được thực trạng kỳ thị trong cộng đồng về phá thai ở VTN/ TN và các yếu tổ ảnh
hưởng từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách, dịch vụ và truyền thông phù hợp
nhằm nâng cao sức khỏe cho phụ nữ đặc biệt là nữ VTN/ TN.


1

B. NỘI DƯNG CHÍNH
I.

ĐẶT VÁN ĐÈ
Theo ước tính của Tồ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 có khoảng 3,2 triệu

ca phá thai ở nhóm nữ vị thành niên (VTN) từ 15 - 19 tuổi [30]. Báo cáo về xu hướng
phá thai toàn cầu của Sedgh năm 2008 cho biết gần một nửa các trường hợp phá thai
trên thê giới đều được thực hiện trong điều kiện không an toàn, diễn ra chủ yếu ở các
nước đang phát triển (98%). Phá thai khơng an tồn là ngun nhân gây từ vong của

47,000 phụ nữ mồi năm do biến chứng như băng huyết, nhiễm trùng và gần 5 triệu phụ
nừ vẫn còn những tổn thưcmg để lại [24],
Các nghiên cứu cho thấy quyết định phá thai khơng an tồn ở phụ nữ bị ảnh
hưởng bởi sự kỳ thị vê phá thai của xã hội và cộng đồng, các cá nhân đặc biệt từ chính
những người cung cấp dịch vụ; chính sách và luật quôc gia; các chiến lược truyền
thông về phá thai an toàn [15, 19]. Báo cáo của Hội Ke hoạch hóa gia đình quốc tế
(IPPF) năm 2014 cho thấy sự kỳ thị về phá thai chiếm tỷ lệ cao nhất trong các rào cản
liên quan đen tiếp cận dịch vụ phá thai của phụ nữ (35%), tiếp theo là các chính sách
khắt khe và các luật cấm (30%), chi phí dịch vụ (15%)... [20].
Tại Việt Nam, theo Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam (VINAFPA), Việt
Nam là một trong ba quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới trong đó tỷ lệ phá thai
ở lứa tuổi VTN chiếm 20% (trung bình mồi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo
hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh viên) cao hon nhiêu so với
con sô 2,43% theo sô liệu được cung câp bởi Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh
viện Từ Dũ năm 2008 [4], Tác giả Mai Xn Phương trong nghiên cứu về chương trình
và chính sách chăm sóc Sức khỏe sinh sản cho vị thanh niên, thanh niên cũng nhận
định‘‘Chính sự chênh lệch này đã phàn ánh màng tối trong việc phá thai khơng an
tồn hiện nay” [5],
Phá thai khơng an tồn được cho là do sự kỳ thị của cộng đồng mà nạn nhân
ánh hưởng trực tiếp chính là nữ vị thành niên, thanh niên. Rào cản này đà khiến họ có
quyêt định sai lầm như trì hỗn sử dụng phá thai an tồn, lựa chọn các cơ sở không bảo
đàm các điều kiện an toàn, phá thai bằng các dụng cụ hoặc bằng thuốc khơng có sự
hướng dẫn và theo dõi; từ đó có thể dẫn tới tử vong do biến chứng của phá thai khơng
an tồn khi lờ mang thai ngồi ý muốn. Sự kỳ thị được thể hiện dưới


2

nhiều hình thức phân biệt đối xử, có thê là gán mác hoặc nhận diện
một người có phâm chất thấp kém hơn so với hình mẫu lý tường cùa phụ

nữ.

Đê thúc đây sử dụng dịch vụ phá thai an toàn, giảm các nguy cơ tai biến sản
khoa và tỳ lệ chết mẹ tại Việt Nam, đặc biệt trong nhóm nữ vị thành niên thanh niên,
cần nhìn nhận vấn đề phá thai khơng an tồn như một thách thức y tế công cộng và
cần phải quan tâm đến sự kỳ thị về phá thai ưong cộng đồng. Đe tài “Thực trạng kỳ
thị của người dãn về phá thai ở nữ vị thành niên, thanh niên và một số yếu tố ảnh
hưởng tại phưòng Đồng Tãm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nộr được thực hiện đê cung
cấp bằng chứng về sự kỳ thị đối với phá thai trong cộng đồng cho những hoạt động
can thiệp và vận động chính sách về phá thai an tồn tại Việt Nam.
II. TƠNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu
Phá thai: là sự chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt thai kỳ
trong tử cung đối với thai đến hết 22 tuần tuổi [2],
Phá thai khơng an tồn: Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa phá thai không an toàn là
một thủ thuật chấm dứt thai kỳ được thực hiện bởi người thiếu kỹ nâng cần thiết hoặc
trong môi trường (cơ sở) không đàm bảo được các tiêu chuẩn y tế tối thiểu hoặc cà hai
[29, 31 ]
Phá thai an toàn: Từ định nghĩa phá thai cùa Việt Nam và phá thai khơng an tồn của
TCYTTG, nghiên cứu này xác định phá thai an toàn là thủ thuật chấm dứt thai kỳ đối
với thai đến hết 22 tuần tuổi và đảm bào hai điều kiện: (i) được thực hiện bởi cán bộ y
tế có kỹ năng và (ii) trong môi trường hoặc cơ sở y tế đảm bảo tiểu chuẩn được ban
hành bởi Bộ Y tế trong Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh
sản, 2009 [2],
Sự kỳ thị: Từ năm 1963, Goffman xác định sự kỳ thị là tiến trình xã hội ln biến đổi
và nặng tính bối cảnh, đó là sự hạ nhục nhắm vào đặc điểm không phù hợp với kỳ
vọng xã hội ở một cá nhân nào đó [16], Hoặc có thể hiểu cá nhân bị kỳ thị thường
được “gắn mác” hoặc bị cô lập, giảm giá trị của bản thân trong xã hội [12] khi mà có
những đặc điểm, hành vi hoặc nhân dạng “khác biệt” và không được chấp nhận tại một
nền văn hóa, xã hội nhất định nào đó [11].



3

Sự kỳ thị về phá thai: Sự kỳ thị về phá thai là một khái niệm phức tạp và ít được đề cập
trong các nghiên cứu về phá thai trên thế giới. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào được
cơng bố về chủ đề này tại Việt Nam. Sự “lãng quên” này tưomg tự với việc bỏ qua các
chỉ tiêu cho mục tiêu về phá thai khơng an tồn tại Việt Nam trong Chiến lược Quốc gia
về Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do thực tế hoạt động này
chưa kiểm soát được và được truyền thông không phù hợp. Trong nghiên cửu này, khái
niệm về sự kỳ thị liên quan đến phá thai được tham khảo khái niệm sừ dụng trong các
nghiên cứu của tác già Kumar [11], theo đó sự kỳ thị về phá thai là dạng kỳ thị phức
hợp, được hình thành dưới các hình thức khác của phân biệt đối xừ và bất cơng; là tính
tiêu cực được gán cho những người có liên quan đến hành vi chấm dứt thời kỳ mang
thai, là cách nhận diện những người nữ được coi là thấp kém hơn so với hình mẫu lý
tưởng của nữ giới.
Cấp độ của sự kỳ thị về phá thai:

Anuradha Kumar và cộng sự, 2008, Khung lý thuyết về kỳ thị phá thai [11]
Cấp độ vãn hỏa đại chúng và ngôn luận thể được thể hiện qua truyền thông đại
chúng, truyền tải các thông điệp kỳ thị của cộng đồng và những người phản đối việc phụ
nữ phá thai.
Câp độ thế chế/ nhà nước thể hiện bằng các văn bản pháp quy, chính sách cấp nhà
nước và pháp luật liên quan đến phá thai.


4

Cấp độ tơ chức thể hiện qua các chính sách, văn bản quy định ở mỗi cơ quan, tô
chức, công ty.........Ví dụ: ó một số quốc gia, các cơng ty bảo hiểm từ chối đền bù

cho các trường hợp biến chứng hoặc từ vong do phá thai.
Cấp độ cộng đồng thê hiện qua quan diêm, thái độ của người dân về phá thai ờ
phụ nữ. Ví dụ ở Indonesia và Ghana, người dân coi một người từng phá thai như một
người phụ nừ lăng nhăng.
Cấp độ cá nhân thể hiện qua trài nghiệm, thái độ, quan điểm tiêu cực của bản
thân người phụ nữ từng phá thai và những người có liên quan phải chịu đựng [11].
Nghiên cứu này chì tập trung làm rõ sự kỳ thị ở mức độ cộng đồng và cá nhân.
Định kiến: Theo J.p Chaplin định kiến là thái độ tích cực hoặc tiêu cực được hình thành
trên cơ sở của các yếu tố cảm xúc, là niềm tin một cách không thiện cảm làm cho chủ
thê có cách nghĩ hoặc cách ứng xử tương tự đối với người khác. Theo Kramer (1949) và
Mann (1959) định kiến là một thành tố của nhận thức, tình cảm, hành vi. Nó là biểu hiện
của trí tuệ, nó khơi dậy tình cảm hoặc xúc cảm của con người, là sự thực thi những suy
nghĩ của mình về người khác bằng những hành vi cụ thể. Trên cơ sở một số quan niệm
trên có thể nêu ra định nghĩa định kiến xã hội như sau: định kiến xã hội là những thái độ
tiêu cực được nảy sinh trên cơ sở của những cảm nhận khơng có cơ sở chắc chăn, những
đặc diêm be ngoài, những ấn tượng xấu ...về một cá nhân, về một nhóm người hay một
cộng đồng người nào đó [1], Vị thành niên: Những người trong độ tuổi từ 10 - 19
(TCYTTG) [28]
Thanh niên: Trên thế giới, có rất nhiều giới hạn tuổi thanh niên khác nhau, theo Liên
hợp quốc (LHQ) [27] thanh niên là những người từ 15 đến 24 tuổi. Tại Việt Nam, Luật
Thanh niên 2005 xác định những người trẻ đủ 16 đến 30 tuổi được coi là thanh niên [6],
Trong nghiên cứu này, để phù hợp với bối cảnh đất nước, khái niệm tuổi của thanh niên
được sử dụng là từ đù 16 cho đến 30 tuồi.
2.2. Thực trạng và sự kỳ thị về phá thai trên thế giói
Thực trạng phá thai và phá thai khơng an tồn
Tơ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 210 triệu phụ nữ mang thai mỗi năm
trên thế giới trong đó có khoảng 2/3 (xấp xỉ 130 triệu phụ nữ) sinh con. số còn lại bao
gồm các trường hợp chấm dứt thai kỳ do sảy thai, phá thai hoặc lưu thai.



5

ước tính có khoảng 42 triệu ca phá thai mỗi năm và hơn một nửa
trong số đó, 21 ưiệu (21.600.000) được thực hiện trong điều kiện khơng an
tồn hoặc/ và do những cán bộ y tế thiếu kỹ năng thực hiện [29]. Báo cáo
cũng cho thấy các 98% ca phá thai khơng an tồn được thực hiện tại các
nước đang phát triển, tại châu Á (hon 10 triệu ca) và châu Phi (hơn 6 triệu
ca) [30],

Báo cáo với TCYTTG trong hội nghị Phịng chống phá thai khơng an tồn nham
giảm tỷ lệ chết mẹ tại Nepal năm 2012, số trường hợp phá thai hàng năm tại Án Độ ước
tính có 11 triệu ca phá thai, 4,5 triệu ca phá thai khơng an tồn; Bangladesh ước tính là
900,000 ca trong đó chỉ có 270,000 được ghi nhận. Các quốc gia khác như Indonesia,
Nepal, Bhutan, Sri Lanka, Cộng hòa dân chù nhân dân Lào... hầu như khơng có tỷ lệ
thực tế hoặc đáng tin cậy về các trường hợp phá thai. [30]. Trên thực tê các báo cáo cũng
chì ra tỷ lệ phá thai cao so với số liệu báo cáo. Tại Việt Nam, ước tính của VINAFPA
cho thấy tỷ lệ phá thai là 20%, tuy nhiên, các nghiên cứu và các báo cáo từ cơ sở y tế
công cho thấy tỳ lệ này chỉ ở mức 2 - 5%.
Phá thai không an toàn dẫn đến nhiều hậu quà nguy hiểm liên quan đến các biến
chứng sản khoa và tử vong. Theo ước tính của TCYTTG năm 2006, có khoảng 68.000
phụ nữ từ vong mồi nàm do phá thai khơng an tồn và hàng triệu người khác vần bị tổn
thương bởi các biến chứng phức tạp do phá thai khơng an tồn [13]. Nguyên nhân tử
vong hàng đầu là băng huyết, nhiễm trùng và nhiễm độc từ các chất được sử dụng đê
phá thai khơng an tồn [13]. Các biến chứng bao gồm xuất huyết, nhiêm trùng huyêt,
viêm phúc mạc, chân thương ờ cô tử cung, âm đạo, tử cung và các cơ quan bụng và nặng
nhất là vơ sinh. Khống 20-30% các ca phá thai khơng an tồn gây ra nhiễm trùng
đường sinh sản [31], Tuy nhiên đo lường tỷ lệ tử vong, bệnh tật liên quan đến phá thai
không an tồn là điều rất khó khăn và thách thức hơn so với từ vong mẹ cũng vì lí do
phá thai khơng an tồn gây nên [13].
Các rào cản trong tiếp cận dịch vụ phá thai

Báo cáo của IPPF năm 2014 về chiến lược thúc đẩy thanh thiếu niên và phá thai
an toàn cho thấy các rào cản khiến VTN/ TN chưa thể tiếp cận với các dịch vụ phá thai
là do sự kỳ thị của cộng đồng (35%), các văn bản chính sách, luật pháp cấm hoặc hạn
chế sử dụng dịch vụ phá thai (30%), chi phí sử dụng dịch vụ (15%),


6

thiêu thông tin vê dịch vụ (10%) và các cán bộ y tế sợ bị kỳ thị hoặc
bị bạo hành khi thực hiện dịch vụ phá thai (10%) [20].

Trong các rào cản tiếp cận dịch vụ phá thai, các chính sách, luật cấm hoặc hạn
chế hoặc chi cho phép phá thai trong một vài lý do trên thế giới trở thành rào cản rất lớn
đối với phụ nữ có nhu cầu sử dụng dịch vụ phá thai vì nếu họ làm trái lại các chính sách
hoặc luật lệ này họ có thê sẽ bị phạt tiền, đi tù. Bảng 1 xác định các chính sách, luật quy
định về phá thai cùng với các lý do đi kèm tại một số quốc gia Châu Á:
Bảng 1: Tổng họp chính sách và luật quy định liên quan đến việc đến thực hiện
hoặc sử dụng dịch vụ phá thai tại các quốc gia trong khu vực Châu Á [18]
Tóm tắt nội dung và lý do có liên
Quốc gia
quan đến phá thai
Cấm hồn tồn hoặc khơng có ngoại
lệ về pháp lý một cách rõ ràng để cứu Lào, Iraq, Oman, Philippines
người mẹ
Câm phá thai, trừ trường hợp bào thai Afghanistan,
gây từ vong cho người mẹ

Bangladesh,

Bhutan


(a,b,d),

Brunei Darussalam, East Timor (c), Indonesia,
Iran (c), Lebanon, Myanmar, Sri Lanka, Syria
(e,f), United Arab Emirates (e,f), West Bank
and Gaza, Yemen

Đe bảo vệ sức khỏe thể chất (và cứu

Jordan, Kuwait (c,e,f), Maldives (f), Pakistan,

người mẹ)

Qatar (c), Saudi Arabia (e,f), Hàn Quốc (a,b,c,f)

Đê bảo vệ sức khỏe tâm thẩn (và các
lý do kể ưên)

Israel (a,b,c,d), Malaysia, Thái Lan (a,c)

Cho phép/ Không bị giới hạn bởi các Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Campuchia,
lý do

Trung Quốc (g,i), Georgia (e), Kazakhstan,
Kyrgyzstan, Mongolia, Nepal (g), Triều Tiên
(i), Singapore, Tajikistan, Tho Nhĩ Kỳ (e,f),
Turkmenistan, Uzbekistan, Vietnam (i)

1. Một sô nước cũng cho phép phả thai trong trường hợp (a) hiếp dâm, (b) loạn



7

luân, (c) suy thai hoặc (d) một số lý do khác.
2. Một so quốc gia hạn che phả thai hằng cách yêu cầu sự đồng thuận cùa (e) cha mẹ
hoặc (f) ủy quyền người chồng/ bạn tình.
3. Hai quốc gia có luật phả thai mà (g) cấm phá thai lựa chọn giới tinh, và (h) cấm phá
thai lựa chọn giới tính được coi như một phần của luật hình thai nhi riêng biệt.
4. Các quốc gia cho phép phá thai vì lý do kinh tế xã hội hoặc khơng hạn chế như lý do
có giới hạn tuổi thai (thường ba tháng đầu tiên); phá thai có thế được cho phép sau khi
tuổi thai được xác định, nhưng chỉ trên căn cứ quy định.
5. Một vài quôc gia (i) không quy định hạn mức thai, và cơ chê quàn lý khác nhau. Bởi
vì luật phá thai này khác với Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đang được liệt kê
như những thực thê riêng biệt.
Xem thêm tại: />Bên cạnh đó, nghiên cứu của Gallo và Nguyễn Công Nghĩa tại Việt Nam xác
định một sơ rào cản khiến phụ nữ trì hỗn sử dụng dịch vụ phá thai như không phát hiện
sớm khi có thai (80% phụ nừ thất bại trong việc xác định việc họ đã mang thai trước 12
tuân trong thai kỳ, và chỉ có 1/3 người tham gia nghiên cứu cho biết họ có những dấu
hiệu bất thường về kinh nguyệt - một trong các dấu hiệu để xác định việc mang thai)
[22].
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các rào càn liên quan đến cơng việc, hoặc thời
gian có thê xin nghi làm khiến họ trì hỗn tới các cơ sở phá thai phù hợp trong thời gian
sau khi phát hiện ra việc mang thai [22],
Một sổ người tham gia cho rằng các thủ tục bắt buộc như các bản cam kết của cá
nhân hoặc của người chồng, người thân để đăng ký phá thai 3 tháng giữa tại các cơ sở
khác nhau cũng khiến họ gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ và có nguy cơ tiêp
cận tới các cơ sở y tế không hợp pháp (khơng an tồn) qua “cị mồi”, rào càn liên quan
đến việc quyết định phá thai muộn mặc dù họ sớm xác định việc có thai của mình [22],
Sự kỳ thị về phả thai

Sự kỳ thị về phá thai là rào cản lớn đối với phụ nữ khi tiếp cận với dịch vụ an
toàn và dễ dàng [20]. Tại Mexico, nghiên cứu khám phá bằng chứng về sự kỳ thị liên
quan đến phá thai của tác giả Annik M. Sorhaindo cho thấy sự kỳ thị này bị ảnh hưởng
một cách sâu săc bởi quy tẳc về giá trị về việc làm mẹ ở phụ nữ và qua các bài diễn ngôn
cùa Đạo Thiên Chúa [10]. Nghiên cứu khám phá ra cách mà một số


8

người mô tả về một người phụ nừ phá thai như mang một “dấu ấn
không thể phai mờ” và “sự trừng phạt của thần thánh” như hậu quả của nó
[10],

Tại Canada, các phong trào phản đối phá thai được tổ chức bài bản và có mạng
lưới tài trợ tiềm năng bao gồm các tổ chức chính trị và tơn giáo như: Hiệp sỹ Colombo
{Knights of Columbus), Trung tâm luật và tư pháp Canada (Canadian Centre for Law
and Justice), Phụ nữ đích thực (REAL Women: trong đó REAL là: Sự thật - Real, Cơng
bằng - Equal, Năng động - Active, Vì cuộc sống - For Life), Liên hiệp vì gia đình
(United for the Family), Quyền thừa kế (Birthright) và Liên hiệp vì cuộc sơng (The
Coalition for Life) [23], Các tơ chức “vì cuộc sống” này tạo các áp lực để hạn chế dịch
vụ phá thai và những nhà hoạch định chính sách y tế.
Nghiên cứu của tác giả Downie năm 2007 cho thấy thực tế các bác sĩ phản đối
quyền lựa chọn thường tìm cách ngăn những người phụ nữ có được giấy giới thiệu (đê
sử dụng dịch vụ phá thai) ở những nơi khác, hay nói dổi việc gửi giấy giới thiệu nhưng
trên thực tế thi họ khơng gửi; nói dối về tính hợp pháp của việc phá thai, hoặc trì hồn
việc xét nghiệm cho tới khi thai đã lớn [14],
2.3.

Thực trạng và sự kỳ thị về phá thai tại Việt Nam
Thực trạng phá thai và phá thai không an tồn

Thống kê của VINAFPA cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng

300.000 ca phá thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh viên. Theo
SAVY 2, ti lệ phá thai ở VTN trên tổng số ca đè ước tính khoảng 20%, cao hơn so với tỷ
lệ được cung cấp bởi Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ năm 2008
(2,43%) và năm 2009 (8,19%) [4, 7], tỷ lệ nữ VTN phá thai tại bệnh viện Hùng Vương
là 3,56%; và Trung tâm chăm sóc Sức khỏe sinh sản thành phố Hồ Chí Minh là 4,64%
[7]. Ket quả điều tra quốc gia ve vị thành niên, thanh niên lần 2 (SAVY 2) cho kết quả ở
nhóm tuổi 15-24, 9% (82 trong tổng số 977) phụ nữ đã có hoạt động tình dục đã từng
phá thai. Tỷ lệ này tăng dần theo tuổi, trong nhóm tuổi 18-21, 7% đã từng nạo phá thai
trong khi ở nhóm tuổi 22 - 25 thì cứ 10 người có 1 người phá thai [8]. Theo điều ưa biến
động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2012, tỷ lệ nạo/ phá thai, hút điều hòa kinh
nguyệt trong độ tuổi từ phụ nữ từ 15 - 49 (khảo sát với phụ nữ đã có gia đình) qua các số
liệu báo cáo từ bệnh viên và cơ


9

sơ y tế cịng là 0,5% trong đó ở nơng thôn và thành thị ngang nhau
(0,5%). Sau 1 năm, tỷ lệ này được báo cáo giảm chỉ còn 0,3%, tại khu vực
thành thị là 0,4% và tại nông thôn là 0,3% [9]

Tác giả chưa tìm được tỷ lệ về biến chứng và tử vong liên quan đến phá thai
không an toàn tại Việt Nam.
Sự kỳ thị về phá thai
Ngày nay, quan điểm về tình dục và quan hệ tình dục được nhìn nhận cởi mở
hơn, tuy nhiên các thơng tin về sức khỏe sinh sản, tình dục lại khơng được cung cấp và
truyền thông một cách hợp lý và phù hợp, đặc biệt thiếu các hoạt động giáo dục trực tiếp
về chù đề này cho cộng đồng trẻ (nhóm VTN, TN) chính vì thế, các bạn thường măc kẹt
trong sự giằng xé trong cuộc sống tình dục. Sự “giằng xé’' này cịn là “chướng ngại vật”

cho việc thực hành tình dục an tồn [25]. Tỉ lệ bạn trẻ có kiến thức về các biện pháp
tránh thai khá cao và tỉ lệ này ngày càng tăng lên thì việc sử dụng các biện pháp tránh
thai lại khơng hồn tồn như thế. Nữ thanh niên e ngại dùng biện pháp tránh thai nói
chung và bao cao su nói riêng vì sợ người u cho răng mình có nhiều kinh nghiệm
trong hoạt động tình dục. Ngồi ra họ cịn sợ người thân và bạn bè phát hiện ra mình đã
có quan hệ tình dục [25]; điều nay được minh chứng qua SAVY 2 khi có đến 51% nam
thanh niên và 55% nữ thanh niên cảm thấy xấu hô khi sử dụng bao cao su, 68% nữ thanh
niên sợ bị nhìn thấy như đang làm một điêu xâu [8], Ngoài sự e ngại tương tự, nam
thanh niên cịn sợ giảm cảm xúc tình dục khi sử dụng bao cao su. Hậu quả của những
nỗi e ngại này là tình trạng có thai ngồi ý muốn của nữ thanh niên chưa lập gia đình.
Bên cạnh đó sự “giằng xé” này làm cho nữ thanh niên có thai ngồi ý muốn tiếp cận với
dịch vụ phá thai rất muộn và đơi khi họ tìm đen những nơi cung cấp dịch vụ khơng an
tồn chỉ vì mong muốn được kín đáo [25]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công
Nghĩa và Gallo, 53% số trường họp phá thai lớn (thai lớn hơn ba tháng) là thuộc về
những phụ nữ trẻ chưa có gia đình [22]
Mặc dù phá thai tại Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp và được hướng dẫn chi tiết
theo quy định của Bộ Y tế [2], tuy nhiên những phụ nữ trẻ và những người đàn ông liên
quan vẫn cảm thấy sự kỳ thị của cộng đồng và bày tỏ cảm giác hối tiếc rằng họ đã phạm
phải một hành động tội lỗi và vô đạo đức qua các ý kiến của gia


10

đình và quy định trong tơn giáo. Nhừng cảm xúc này khiên họ phải giữ
bí mật về việc phá thai [26]. Trong một nghiên cứu của Gammeltoft tại Việt
Nam năm 2003 cho thấy những người trẻ tuổi chưa lập gia đình tại Việt Nam
trải nghiệm “sự đau khơ” sau khi phá thai, sự đau khô này bao gồm cảm xúc
xấu hố, kỳ thị và cảm giác bị khước từ bới những người xung quanh [26],
Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng chì ra những đặc điêm của “sự đau
khơ” này đã chi phối văn hóa cộng đồng khiến cho các bạn trẻ khó khăn

trong việc tìm kiếm các giải pháp giảm các rối nhiễu tâm lý, giải thoát khỏi
các tình huống khó khăn liên quan đến đạo đức; và trong những tình huống
này, họ thường đi cầu khấn, xin lòng từ bi và sự giúp đỡ từ các thân linh hay
đâng tôi cao. Nghiên cứu đà minh chứng những phản ứng của các bạn trẻ
đối với tình huống này đã cho thấy sự hiện diện của các định hướng tâm linh
bắt nguồn chù yếu từ phật giáo trong cuộc sống hàng ngày [26].

Một nghiên cứu của tác giả Anthony năm 2012 đưa ra kết quà cho thấy phụ nừ
Việt Nam bày tỏ nồi buồn của bản thân và tiếp tục thờ cúng thai nhi như một duy trì mối
quan hệ [17] Trong nghiên cứu tác giả cho biết nhiều người Việt Nam chia Sẻ quan điếm
cho rằng phá thai là điều xấu từ những quan điêm xã hội, luân lý và tôn giáo; “Tôi theo
đạo Phật và Phật dạy phá thai là điều không tốt, bản thân tôi củng nghĩ rang nó khơng
tốt. Bơi vì em bé trong một người phụ nữ mang thai vần còn là một con người và chủng
cần được song. Tơi chì hy vọng rang khi họ sinh ra đứa bé đó và họ có đu tiền cho
chúng và họ sẽ không cần phải thực hiện điều sai lầm đó nữa ” [17].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Nghĩa và Gallo năm 2007 [22] cho thấy phụ
nữ trì hỗn việc sử dụng dịch vụ phá thai là các quyết định muộn mặc dù phát hiện bản
thân mang thai từ sớm. Sự kỳ thị về phá thai không được khẳng định trong nghiên cứu
nhưng được thể hiện gián tiếp sự kỳ thị về việc QHTD trước hôn nhân và phá thai lúc
này được coi như giải pháp cho việc làm trước đó. Điều này khiến người phụ nữ gặp
những rào cản lớn về tâm lý về phía cộng đồng khi đối diện quyết định phá thai của
mình như việc giữ thể diện cho bản thân và gia đình [22].
2.4. Thang đo lường sự kỳ thị về phụ nữ phá thai (SABAS)
Thang đo thái độ, niềm tin và hành động kỳ thị (SABAS) được thiết kế để đo
lường sự kỳ thị về phá thai ở cấp độ cá nhân và cộng đồng. SABAS lấy 3 hình thái


11

quan trọng của sự kỳ thị vê phá thai là: định kiến tiêu cực về người

(kể cả đàn ông hoặc phụ nữ) có liên quan đến đến pha thai; sự phân biệt đối
xử/ không thừa nhận nhưng người phụ nữ phá thai và nồi lo sợ về việc lây
truyền bệnh khi tiếp xúc với những người phụ nữ phá thai.

Hiện nay, SABAS phiên bản gốc được xây dựng bằng 2 ngơn ngừ chính là tiếng
Anh và Tây Ban Nha. Năm 2011, nghiên cứu phát triển và chuẩn hóa thang đo SABAS
được thực hiện tại 2 nước là Zambia và Ghana. Bộ câu hỏi bao gồm 18 câu chia làm 3
cấu phần: định kiến tiêu cực (8 câu), sự phân biệt đối xử (7 câu) và lo ngại về khả năng
lây nhiễm bệnh (3 câu). Chi số Coefficient alphas cho từng cấu phần lần lượt là 0,85, 0,8
và 0,8 (> 0,7) và 0,9 cho cả 18 câu hỏi cho thấy đây là thang đo tốt, đồng nhất và đáng
tin cậy. Ngoài ra, SABAS cũng đang được nghiên cứu và chuẩn hóa tại Uganda, Kenya
và Mexico.
Việc chuẩn hóa thang đo tại Việt Nam chưa được thực hiện, tuy nhiên để có thê
áp dụng cho nghiên cứu này, SABAS đã được ứng dụng sang tiêng Việt thơng q dịch
thuật có kiểm sốt bao gồm các bước sau:
Bước 1: Dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bởi một chuyên gia ngôn ngữ của Search
Engine Optimization (SEO), xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ sinh sản
và xã hội học về bản dịch của thang đo và điều chình
Bước 2: Dịch từ bàn tiếng Việt sang tiếng Anh bởi chuyên gia ngôn ngữ Anh cùa Trung
tâm tiếng Anh Espeed Hà Nội
Bước 3: So sánh đối chiếu bản gốc (bàng tiếng Anh), bàn dịch tiếng Việt và bản dịch
tiêng Anh, với sự góp ý của chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ sinh sản và xã hội học
(Chi tiết xem phụ lục 7)


12

KHUNG LÝ THUYẾT
Yếu tố nhân khẩu học: Giới tính,
Trình độ học vấn, nghề nghiệp...

Yếu tố tôn giáo: phật giáo,
Thiên chúa giáo,...
Yếu tố về hơn nhân, quan
hệ tình dục
Quan điểm về giá trị của việc
làm mẹ
Quan điểm về giá trị của người
phụ nữ
Thông qua tổng quan tài
liệu và tham khảo từ khung cấu
trúc của sự kỳ thị về phá thai của
tác già Anu Kumar [11], nghiên cứu nhận thấy các yếu tố nhân khẩu học như giới tính,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, QHTD và hôn nhân tuy chưa được đề cập trong các đề tài
khác nhưng dự kiến có liên quan tới sự kỳ thị của người dân trong cộng đồng. Các yếu
tố về tôn giáo cho thấy các việc phá thai ở phụ nữ bị coi là vi phạm đạo đức và bị cấm
đối ở những người tín ngưỡng, điều này có thể ảnh hưởng tới quan điểm của cộng đồng
này tới phá thai ở nhóm VTN/ TN. Quan điểm về giá trị làm mẹ cho thay suy nghĩ của
cộng đồng và chính người phụ nữ cho rằng việc làm mẹ hay sinh con là một điều quan
trọng và cần làm, từ đó ảnh hưởng đến quyết định phá thai của họ. Quan điểm về giá trị
của một người phụ nữ phải tuân theo các khuôn phép và chuẩn mực trong xã hội cũng
thú đẩy hệ thống 2 giá trị ở cộng đồng khi nhìn nhận như thể nào là một người phụ nữ
tốt hoặc không tốt, điều này khiên phụ nừ gặp khó khăn trong việc tiếp cận tới các dịch
vụ phá thai an toàn ở nơi cơ sở y tế đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.


13

III. MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
3.1. Mô tả thực trạng kỳ thị của người dân về phá thai ở vị thành niên, thanh
niên tại Hà Nội năm 2015

3.2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị cùa người dân về phá thai
tại Hà Nội năm 2015



×