Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Luận văn thực trạng nguồn nước uống, sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại xã đạo đức , huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 110 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

TRÀN TUÁN LINH

THỰC TRẠNG NGUỒN Nước ĂN UỐNG, SINH HOẠT VÀ MỘT sơ
YẾU TƠ LIÊN QUAN TẠI XÃ ĐẠO ĐÚC - HUYỆN BỈNH XUYÊN
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC sĩ Y TÉ CÔNG CỘNG
Mã số: 60.72.76
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Huy Nga

HÀ NỘI, 2011


LỜI CÃM ƠN
Hoàn thành bản luận văn Thạc sĩ Y tế cơng cộng này, tơi xin bày tỏ
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Huy Nga - Người thầy
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ mơn
và các phịng ban trường Đại học Y tê' cơng cộng đã trang bị kiến thức và
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập; đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn tới
Thạc sĩ Trần Thị Tuyết Hạnh đã trợ giúp tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế Bình Xuyên, Trạm y tế xã
Đạo Đức đã giúp đỡ, cộng tác và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian nghiên
cứu thại thực địa.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban giám đốc, toàn thể cán bộ khoa Xét
nghiệm - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi


để tơi có thể dành hết thời gian cho học tập và nghiên cứu.
Tin xin dành tình cảm sâu sắc cho đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã
ủng hộ tơi trong q trình học tập và hoàn thành luận văn này.


BYT

DANH MỤC VIẾT
TẮT Bộ Y tế

E.Coli

Escherichia co li

HGĐ

Hộ gia đình

HVS
KAP

Hợp vệ sinh
Knowledge Attitude Practice
Kiến thức, thái độ, thực hành

QCVN
TCCP

Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT
UBND

Thông Tư
ũy ban nhân dân

VK

Vi khuẩn

VSMT
WHO

Vệ sinh môi trường
World Health Organization
Tổ chức y tế thế giói


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.....................................................................................................................i
MỤC LỤC BẢNG.......................................................................................................iv
MỤC LỤC CÁC BIẺU ĐỊ........................................................................................vi
TĨM TẤT ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu..............................................................................1
ĐẶT VÁN ĐÈ...............................................................................................................3

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu...........................................................................................6
CHƯƠNG I: TƠNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................7
1.1. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt trên thế giới..................................................7
1.2. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt tại Việt Nam..................................................9
1.3. Những nguy cơ cho sức khỏe do ô nhiễm nước và những bệnh do nước bị ô nhiễm
gây ra............................................................................................................................ 12
1.4. Thực trạng vệ sinh nước ăn uống và sinh hoạt tại Việt Nam................................16
1.5. Hệ thống giám sát và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt...........19
1.6. Khái quát một số kết quả nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của người
dân nông thôn về sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt......................................................24
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.......................................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................26
2.2. Thời gian nghiên cứu...........................................................................................26
2.3. Địa diêm nghiên cứu............................................................ —....................... 26
2.4. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................26
2.5. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu......................................................................26
2.5.1. Cỡ mẫu.............................................................................................................26
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu....................................................................................27
2.6. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu..........................................................28
2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................28
2.6.2. Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................28


ii

2.7. Các chỉ tiêu phân tích...........................................................................................29
2.8. Các biến số nghiên cứu.........................................................................................30
2.9. Một số khái niệm trong nghiên cứu......................................................................33
2.10. Phương pháp đánh giá nguồn nước....................................................................34
2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................................35

2.12. Hạn chế nghiên cứu đánh giá.............................................................................36
CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu.....................................................................37
3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.................................................37
3.2. Thực trạng nguồn nước trên địa bàn nghiên cứu..................................................38
3.2.1. Một số đặc điểm về nguồn nước hộ gia đình đang sử dụng...............................38
3.2.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước qua bảng kiểm của Bộ y tế...........................40
3.2.3. Kết quả đánh giá ơ nhiễm hóa học và vi sinh vật..............................................43
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nguồn nước sử dụng cho ăn uống,
sinh hoạt tại xã Đạo Đức - huyện Bình Xun - tỉnh Vĩnh Phúc...................................44
3.4. Cơng tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh môi trường và sức khỏe với người dân
tại địa phương...............................................................................................................50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..........................................................................................57
4.1. Một số thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cửu................................................57
4.2. Thực trạng nguồn nước xã Đạo Đức-huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc............57
4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về sử dụng nguồn nước..................60
4.4. Nguồn và nhu cầu cung cấp thông tin về sử dụng nước sinh hoạt........................64
4.5. Một số yếu tố liên quan tới thực trạng nguồn nước sử dụng.................................65
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN..........................................................................................67
5.1. Thực trạng về nguồn nước tại địa phương............................................................67
5.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về sử dụng nước ăn uống và sinh hoạt
67
5.3. Nguồn và nhu cầu cung cấp thông tin về sử dụng nước sinh hoạt........................68
5.4. Một số yếu tố liên quan tới thực trạng nguồn nước sử dụng................................68
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................70
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 73


iii


Phụ lục

1.................................................................................................................... 73

Phụ lục

2.................................................................................................................... 74

Phụ lục

3.................................................................................................................... 80

Phụ lục

4.................................................................................................................... 82

Phụ lục

5.................................................................................................................... 84

Phụ lục

6.................................................................................................................... 87

Phụ lục

7.................................................................................................................... 88

Phụ lục


8.................................................................................................................... 89


MỤC LỤC CÁC BẢNG
Trang
1. Bảng 3.1 : Thông tin về tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn của đối tượng nghiên
cứu................................................................................................................................ 37
1.1. Bảng 3.2: Đặc điểm độ sâu của giếng khơi, giếng khoan của các HGĐ.................39
3. Bảng 3.3: số lượng nguồn nước của một HGĐ sử dụng cho sinh hoạt trên tổng số
HGĐ quan sát ............................................................................................................... 39
4. Bảng 3.4: Kểt quả đánh giá các chỉ số nguy cơ ô nhiễm giếng khơi tại các
HGĐ ....40
5. Bảng 3.5: Mức độ nguy cơ ô nhiễm giếng khơi......................................................40
6. Bảng 3.6: Kết quả đánh giá các chỉ số nguy cơ ô nhiễm giếng khoan.....................41
7. Bảng 3.7: Mức độ nguy cơ ô nhiễm giếng khoan ...................................................41
8. Bảng 3.8 : Đánh giá kết quả xét nghiệm nước giếng khoan.....................................43
9. Bảng 3.9 : Hiểu biết của HGĐ về nguồn nước có thể khai thác trong ăn uống và tắm
rửa tại địa phương.........................................................................................................44
10. Bảng 3.10: Hiểu biết của HGĐ về nguồn nước sạch trong ăn uống và tắm rửa tại
địa phương.................................................................................................................... 45
11. Bảng 3.11: Hiểu biết của HGĐ về bệnh tật liênquan đến sử dụng nước................45
12. Bảng 3.12: Dự định cải tạo nguồn nước hiệnđangsử dụng của các HGĐ..............47
13. Bảng 3.13: Những biện pháp người dân đã làm để xử lý nước trước khi dùng trong
ăn uống, sinh hoạt.........................................................................................................48
14. Bảng 3.14: Thực hành của người dân về uống nước khi ở nhà và làm đồng.........48
15. Bảng 3.15: Thực hành của người dân về thau rửa các phương tiện chứa nước......49
16. Bảng 3.16: Thực hành của người dân về thay rửa phương tiện lọc nước...............49
17. Bảng 3.17: Hoạt động của y tể xã về tuyên truyền giáo dục sức khỏe và sử dụng
nước trong năm qua .....................................................................................................50
18. Bảng 3.18: Nhu cầu cung cấp thêm thông tin về sử dụng nước HVS của người dân

50


19. Bảng 3.19: Mối liên quan giữa thực hành vệ sinh dụng cụ chứa nước với thực trạng
sử dụng nguồn nước......................................................................................................52
20. Bảng 3.20 : Mối liên quan giữa khoảng cách của giếng với các nguồn ô nhiễm và
sự nhiễm Coliform trong nước giếng khoan ở xã Đạo Đức ..........................................52
21. Bảng 3.21: Mối liên quan giữa thu nhập trung bình của người dân với thực trạng sử
dụng nguồn nước........................................................................................................... 53
22. Bảng 3.22: Mối liên quan giữa việc được nghe tuyên truyền giáo dục sức khỏe và
sử dụng nước sạch với thực trạng nguồn nước .............................................................53
23. Bảng 3.23: Mối liên quan giữa kiểm tra vệ sinh nguồn nước của cán bộ y tế với
thực trạng nguồn nước..................................................................................................54
24. Bảng 3.24: Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người được phỏng vấn với tình
trạng sử dụng nguồn nước tại các HGĐ........................................................................54
25. Bảng 3.25: Mối liên quan giữa sự hiểu biết của người dân về các bệnh do nước ăn
uống không sạch gây ra với tình trạng nguồn nước sử dụng.........................................55
26. Bảng 3.26: Mối liên quan giữa sự hiểu biết của người dân về các bệnh do dùng
nước tắm rửa không sạch gây ra với tình trạng nguồn nước sử dụng ...........................55


MỤC LỤC CÁC BIÉU ĐỒ
Trang
1. Biểu đồ 3.1: Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chính của các HGĐ đang sử dụng tại xã
Đạo Đức........................................................................................................................ 38
2. Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nguy cơ nguồn nước giếng khơi và giếng khoan........................42
3. Biểu đồ 3.3 :Thái độ của gia đình với việc nguồn nước đang sử dụng
có thể mắc bệnh............................................................................................................. 46
4. Biểu đồ 3.4 : Tự đánh giá vệsinh nguồn nước đang sử dụngcủaHGĐ.....................47
5. Biểu đồ 3.5 : Nguồn thông tin mà người dân được tiếp cận về giáodục sức khỏe

và vệ sinh môi trường....................................................................................................50
6. Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ người dân được tiếp cận với kiểm tra vệ sinh nguồn nước của


1

TÓM TẮT ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu
Năm 1980 Tổ chức Y tế thế giới thông báo 80% bệnh tật liên quan của con
người có liên quan tới nước. Một nửa số giường bệnh trên thế giới là các bệnh có liên
quan tới nước và khoảng 25.000 người chết hàng ngày là do các bệnh liên quan tới
nước. Bình quân trên thế giới cứ 5 người thì 3 người khơng có đủ nước dùng hàng ngày
cho mục đích ăn uống và sinh hoạt [5]. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm vi sinh vật
và hóa học trong nước giếng khoan, giếng khơi và nước bề mặt tại Việt Nam là khá cao.
Nghiên cứu của Nguyễn Huy Nga về đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn
Việt Nam cho thấy tỷ lệ nguồn nước vùng nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh rất thấp
(14,9%), trong đó tỷ lệ đạt tiêu chuẩn vệ sinh về mặt vi sinh là 25,1% và hóa lý là 61,1%
[15].
Tại xã Đạo Đức - Huyện Bình Xuyên -Tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ người dân sử dụng
nước giếng khơi chiếm 7,9% và nước giếng khoan 92,1% [7]. Chất lượng các nguồn
nước tại đây cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá. Đánh giá nhanh một số hộ gia đình
trong địa bản xã và phỏng vấn cán bộ y tế tại xã Đạo Đức cho thấy chất lượng nguồn
nước ở đây có hàm lượng sắt cao, đồng thời khoảng cách các nguồn ô nhiễm như
chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm tới nguồn nước không đạt theo hướng dẫn của Bộ Y
tế. Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nước sạch và môi trường như tiêu chảy,
phụ khoa đứng hàng thứ hai trong mơ hình bệnh tật của xã.
Với mục tiêu đánh giá thực trạng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và mô tả một
số yểu tố liên quan về sử dụng nguồn nước của người dân chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Thực trạng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại xã
Đạo Đức - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011”.
Đe đạt được những mục tiêu trên, chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu

dịch tễ học mô tả cắt ngang, với lượng mẫu nước được xét nghiệm là 30 mẫu nước
giếng khoan, và tiến hành phỏng vấn bằng câu hỏi 310 hộ gia đình về kiến thức, thái độ,
thực hành về sử dụng nguồn nước ăn uống và sinh hoạt, số liệu sau khi thu thập được
nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS
16.0.


2

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nguồn nước tại xã Đạo Đức - huyện
Bình Xun thơng qua các chỉ số xét nghiệm có hàm lượng sắt khơng đạt tiêu chuẩn
cho phép khá cao (53,3%), tỷ lệ mẫu nước không đạt tiêu chuẩn cho phép về Coliform
tổng số chiếm 23,3%, với kết quả trung bình là 51,1 ± 63,5VK/100ml nước, 6,67%
mẫu nước không đạt tiêu chuấn cho phép về chỉ tiêu E.coli, chỉ số trung bình 3,8 ±
8,03 VK/100ml. Tỷ lệ người dân không biết bệnh nào liên quan đến ăn uống khi sử
dụng nguồn nước không họp yệ sinh là 19,3% và có 22,4% người dân khơng biết bệnh
nào liên quan đến tắm rửa không họp vệ sinh. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với tuyên
truyền giáo dục sức khỏe và sử dụng nước là 39,3% và chỉ có 35,2% nhận được sự
kiểm tra của cán bộ y tế về vệ sinh nguồn nước.
Qua nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị như: tăng cường công tác tuyên
truyền giáo dục sức khỏe và nước sạch môi trường, thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn cho cán bộ y tế xã và thôn bản, đưa vào sử dụng một số mơ hình nước sạch tại
địa phưong, đề xuất giải pháp xây dựng cơng trình cấp nước tập trung phục vụ cho
người dân.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên trái đất ở đâu có nước ngọt thì ở đó có sự sống và sự sống của con người
không thể tách rời nước. Sử dụng nước sạch là một trong những điều kiện cơ bản để
bảo vệ sức khỏe con người. Nước có vai trị quan trọng trong đời sống con người,

nhưng có tới 1,2 tỷ người trong tổng số hơn 6 tỷ dân hiện nay trên trái đất không
được sử dụng nước sạch; 2,5 tỷ người khơng có đủ các điều kiện vệ sinh thích hợp.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có hàng tỷ người mắc
bệnh và hàng triệu người tử vong do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm [43].
Năm 1980 Tổ chức Y tế thế giới thông báo 80% bệnh tật liên quan của con
người có liên quan tới nước. Một nửa số giường bệnh trên thế giới là các bệnh có liên
quan tới nước và khoảng 25.000 người chết hàng ngày là do các bệnh liên quan tới
nước. Bình quân trên the giới cứ 5 người thì 3 người khơng có đú nước dùng hàng
ngày [5]. Các bệnh chủ yếu là: tiêu chảy, thương hàn, giun sán, viêm gan, nguyên
nhân chủ yếu do nhiễm bẩn từ các chất hữu cơ và vi sinh vật, qua đó tác động trực
tiếp đến sức khỏe con người đặc biệt là ở người già và trẻ em. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Huy Nga về đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam cho
thấy tỷ lệ nguồn nước vùng nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh rất thấp (14,9%), trong
đó tỷ lệ đạt tiêu chuẩn vệ sinh về mặt vi sinh là 25,1% và hóa lý là 61,1% [15]. Theo
báo cáo chính thức của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đến cuối năm 2010,
tỉ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt đạt quy chuẩn 02/BYT đạt 42%[ 1 ].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Tất Hà và cộng sự tại 3 xã ngoại thành Hải Phịng thì
100% mẫu nước giếng khơi và nước bề mặt nhiễm Coliform và Fecal Coliform [8].
Đây thực sự là con số báo động, trong khi tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng nguồn
nước giếng khơi là 37,3%, giếng khoan 14,7%, nước sông, ao hồ 15,1%[21]. Việt
Nam được xem là quốc gia có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. Tuy
nhiên việc quản lý, sử dụng và bảo vệ chưa tốt khiến các nguồn nước mặt ngày càng
bị ô nhiễm do một lượng lớn chất thải cơng nghiệp và sinh hoạt gây nên, cịn nguồn
nước ngầm bị nhiễm các chất hữu cơ khó phân hủy.


Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (YTDP) và môi trường năm 2008, một nửa
trong số 10/26 bệnh truyền nhiễm gây dịch được giám sát có tỷ lệ mắc/100.000 dân
cao nhất theo thứ tự là cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ, sốt xuất huyết, sốt rét, lỵ trực
khuẩn, quai bị, lỵ amíp, viêm gan virut, thủy đậu... có liên quan tới nước sạch và vệ

sinh môi trường (VSMT) [31]. Như vậy tầm ảnh hưởng của nước sạch và VSMT đến
sức khỏe là rất lớn.
Bình Xuyên là một huyện bán sơn địa (trung du), nằm ở phía Nam của tỉnh
Vĩnh Phúc, nằm giữa thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên với diện tích 145,6km2,
gồm 3 thị trấn và 10 xã trực thuộc. Dân số của huyện tính đến hết tháng 09/2010 là
110.264 người. Hiện nay, huyện Bình Xuyên có tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước
giếng khoan và giếng khơi cho sinh hoạt chiếm 96,7%, trong đó giếng khơi chiếm
60,37%, cịn giếng khoan là 36,36%. Ngồi ra số hộ gia đình được sử dụng nước máy
là rất thấp chiếm 3,2% [34], Đồng thời hiện chưa có đánh giá đầy đủ về chất lượng
nguồn nước tại địa bàn. Qua báo cáo năm 2009 của TTYTDP huyện Bình Xuyên, số
lượng các bệnh nhân đến khátn và chữa các bệnh tiêu chảy, bệnh mắt hột, bệnh phụ
khoa là khá cao. Tỷ lệ bệnh nhân tiêu chảy 2026 ca/100.000 người; hội chứng lỵ là
143,6 ca/100.000 người; bệnh phụ khoa 8739 ca/100.000 người [34],[35], Xã Đạo Đức
là một xã thuần nông trong tổng số 13 xã và thị trấn của Huyện Bình Xuyên. Theo báo
cáo của Trạm Y tế xã thì có 2838 hộ gia đình có sử dụng giếng khoan và giếng khơi
trên tổng sổ 3001 hộ. Tỷ lệ sử dụng nước giếng khơi tại xã Đạo Đức - huyện Bình
Xuyên chiếm 7,9%, nước giếng khoan 92,1% [7]. Qua đánh giá nhanh một số hộ gia
đình trong địa xã và phỏng vấn cán bộ y tế tại xã Đạo Đức chúng tơi nhận thấy chất
lượng nguồn nước ở đây có hàm lượng sắt cao, đồng thời khoảng cách các nguồn ô
nhiễm như chuồng nuôi gia cầm, gia súc tới nguồn nước không đạt theo hướng dẫn
của Bộ Y tế. Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nước sạch và môi trường
như tiêu chảy, phụ khoa đứng hàng thứ hai trong mơ hình bệnh tật của xã.
Câu hỏi đặt ra là thực trạng chất lượng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và tỷ lệ
người dân sử dụng nguồn nước trong ăn uống, nước sinh hoạt hợp vệ sinh thực sự


theo các hướng dẫn của Cục Y tế Dự Phòng và Môi Trường - Bộ Y tế
là bao nhiêu? Người dân có kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng
nguồn nước như thế nào? Xuất phát từ thực trạng đó, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài: Thực trạng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và một

số yếu tố liên quan tại xã Đạo Đức - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2011.


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Đánh giá thực trạng và chất lượng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại các hộ
gia đình trong xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân xã Đạo Đức về sử dụng
nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và một số yếu tố liên quan về sử dụng nguồn nước ăn
uống và sinh hoạt của người dân tại xã Đạo Đức - huyên Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2011.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI
LIỆU
1.1. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt trên thế giói
Chất lượng và số lượng nước ngọt có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hiện nay
và trong tương lai gần, trên thế giới có đủ nước ngọt để đáp ứng nhu cầu của con
người, nhưng do có sự phân bố khơng đồng đều của nước ngầm, nước mặt và lượng
mưa nên nhiều vùng khô cằn và bán khô cằn của thế giới vẫn thiếu các nguồn nước
phục vụ các nhu cầu của con người. Trên thế giới hiện nay, nguồn nước ngọt chiếm
một phần rất nhỏ trong trữ lượng nước. Trong khi có khoảng 1.400.000.000 km 3 nước
trên hành tinh thì phần lớn 97,5% là trong các đại dương ở dạng nước muối, khơng
thích họp cho con người sử dụng. Nước' ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng trữ lượng nước, mà
đó là tất cả những gì con người và các sinh vật khác phụ thuộc vào để tồn tại. Nước
ngọt phân bố không đều trên khắp hành tinh, nó thay đổi cả về số lượng và chất lượng.
Khoảng 70% lượng nước ngọt được tìm thấy trong các sông băng, tuyết, và đá, nhưng
hầu hết không thể tiếp cận, giống như Nam Cực và Greenland. Có khoảng 30% là
nước ngầm - nguồn hước ngọt lớn nhất có sẵn cho con người. Chỉ có 0,3% nước ngọt
trên hành tinh, ước tính có khoảng 105.000 km3, là nước mà chúng ta tìm thấy ở các

sơng, suối, ho. Neu tính cả nguồn nước mặt và nước ngầm có sẵn trong hành tinh chỉ


có 200.00km3 cho con người và hệ sinh thái. Đáng quan tâm là nguồn cung cấp nước
ngầm không dễ dàng bổ sung, và nếu phá vỡ chu kỳ thuỷ văn thì các tầng chứa nước
có thể bị cận kiệt [38].
Trong 3 thế kỷ trở lại đây, người ta đã chứng kiến tốc độ tăng nhanh đáng kể về
lượng nước được khai thác từ những nguồn trên, với tốc độ khai thác tăng 35 lần so
với tốc độ tăng dân số là 7 lần. Trong những thập kỷ gần đây, thậm chí lượng nước
khai thác cịn tăng cao hơn nữa, với tốc độ tăng cao nhất là ở các nước đang phát triển.
Việc tiếp cận với nguồn nước ít nhất cũhg trở thành vấn đề sức khỏe quan trọng khi
nước bị nhiễm bẩn. Nước được phân bố rất không đồng đều trên thế giới và những khu
vực thiếu nước gặp phải những vấn đề lớn hơn về vệ sinh và chất lượng nước. Các
vùng nhiệt đới và các vùng giữa của bắc bán cầu có lượng nước ngọt tiềm tàng lớn
hơn so với các vùng khác trên thế giới [36].


Các nguồn cung cấp nước cao nhất trên đầu người thường xảy ra ở những
vùng khí hậu ẩm và mật độ dân số thấp như Iceland [39].
Cung cấp nước của các nước giàu nước

Cung câp nước của các nước nghèo nước

m3/đầu người

m3/đầu người

Iceland

606.500


Kuwait

11

Surinam

452.000

Egypt

43

Guyana

281.500

United Arab Emirates

63

Papua New Guinea

174.000

Malta

85

Gabon


140.000

Jordan

114

Solomon Islands

107.000

Saudi Arabia

119

Canada

94.000

Singapore

172

Norway

88.000

Moldavia

225


Panama

52.000

Israel

289

Brazil

31.000

Oman

393

Bảng 1.1: Tình trạng cung cấp nước của một số quốc gia trên thế giới (Nguồn:
Environmental Science: A global concern, seventh edition )
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã được cải thiện rất nhiều về việc cung cấp nước
cho người dân sử dụng. Đen nay đã có 5,9 tỷ người trên tồn thế giới có nguồn nước
sử dụng, chiếm 87% dân số thế giới, tăng 1,8 tỷ người kể từ năm 1990 (57% dân số
toàn cầu) được sử dụng nguồn nước [44]. Nhưng tỷ lệ nguồn nước được cung cấp ở
các quốc gia là rất khác nhau.
Nhiều vùng lãnh thổ như hạ Sahara- Châu Phi chỉ có 60% dân số được sử dụng
nguồn nước, Châu Đại Dương còn thấp hơn với. 50%. Bắc Phi hay Mỹ latin có tỷ lệ
cao trên 90% dân số có nguồn nước sử dụng.


Hạ Bắc Phi Đông Nam Châu Đại Mỹ latin và Thế giới SaharaChâu phi


Á Dương Caribe

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ (%) dân số tiếp cận với nguồn nước
của một số vùng trên thế giới năm 2008
(Nguồn: WHO, UNICEF- Progress on sanitation and drinking-water 2010 update )
Trung Quoc và An Độ là ngôi nhà của hơn một phần ba dân số thế giới. Cả hai
nước đã thực hiện đáng kể sự tiến bộ trong việc cung cấp nước cho người dân. Trung
Quốc có 89% tổng dân số trong 1,3 tỷ người sử dụng nước uống được cải thiện so với
67% trong năm 1990 và Ấn Độ có 88% tổng số dân trong 1,2 tỷ người sử dụng nguồn
nước uống so với 72% trong năm 1990.
Việc tiếp cận với nguồn nước cũng như nước sạch có sự khác biệt đáng kể giữa
các vùng cũng như trong từng vùng về tiếp cận với việc được cung cấp nước. Tiếp cận
với nguồn nước ở thành thị cao hơn vùng nơng thơn. Trong đó đáng kể nhất là Hạ
Sahara-Châu Phi và Châu Đại Dương khi tỷ lệ được tiếp cận với nguồn nước của đô
thị là 83% và 92% so với nông thôn là 47% và 37% [44], 1.2. Tình hình cung cấp
nước sinh hoạt tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ nước mặt trung bình đầu người tính theo lượng nước sinh
ra trong vùng lãnh thổ vào khoảng 3.840m3/người/năm. Nếu tính cả dịng chảy ở ngồi
lãnh thổ thì khối lượng này vào khoảng 10.240m3/người/năm. Với mức độ tăng dân số
như hiện nay, vào năm 2025, tỷ lệ này sẽ chỉ còn tương ứng 2.830 và
7.660m3/người/năm. Theo tiêu chuẩn của Hội Tài nguyên nước Quốc tế, quốc gia


có tỷ lệ bình qn nước đầu người thấp hơn 4.000m 3/người/năm
được đánh giá là Quốc gia thiếu nước. Tài nguyên nước phân bố không đều
trên lãnh thổ. Khoảng 60% lượng nước sơng tồn quốc tập trung ở đồng
bằng sơng Cửu Long, nơi sinh sống của khoảng 20% dân số cả nước, 40%
lượng nước còn lại phải đáp ứng nhu cầu cho 80% dân số cịn lại trên tồn
quốc cũng như đáp ứng cho 90% các hoạt động sản xuất, thương mại và

các hoạt động dịch vụ khác. Tổng lượng nước sinh ra trong 3-5 tháng mùa
lũ tạo ra 70-80% tổng lượng nước năm; trong khi đó,7-9 tháng mùa kiệt
chỉ cung cấp 20-30% lượng nước sinh ra trong năm [30].

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ (%) dân số tiếp cận với nguồn nước

của một số nước Châu Á năm 2008
(Nguồn: WHO, UNICEF- Progress on sanitation and drinking-water 2010 update )
Trong một số nước của Châu Á, Việt Nam có tỷ lệ khá cao trong việc tiếp cận
với nguồn nước của người dân (94%), thấp hơn Malaixia (100%) và Thái Lan (98%),
nhưng cao hơn nhiều nước trong khu vực. Thấp nhất là Lào 57% và Camphuchia là
61%. Sự khác biệt giữa việc tiếp cận với các nguồn nước cũng khơng có sự khác biệt
lớn giữa đô thị và nông thôn khi các chỉ số lần lượt là 99% và 92%.



×