Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn kiến thức, thái độ, thực hành, phòng bệnh sốt xuất huyết dengue và một số yếu tố liên quan của người dân tại phường đông xuyên, thành phố long xuyên, tỉnh an giang năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

ĐỒN BÉ NĂM

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI PHƯỜNG ĐÔNG XUYÊN,
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

ĐỒN BÉ NĂM

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI PHƯỜNG ĐÔNG XUYÊN,
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương



HÀ NỘI, 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn
khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương – Trường Đại học Y tế
công cộng. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
An Giang, ngày 23 tháng 10 năm 2021
Học viên

Đoàn Bé Năm


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các q Thầy, Cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè thân thiết.
Tôi xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp vào bản luận văn của Hội đồng
chấm Luận văn thạc sĩ. Tôi xin nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp và chỉnh sửa
luận văn theo ý kiến của Hội đồng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phịng Quản lý Đào tạo, các
Thầy, Cơ giáo Trường Đại học Y tế công cộng và Trường Cao đẳng Y tế Đồng
Tháp đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị kiến thức cho tơi trong suốt q
trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏa lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Lê Thị Thanh Hương – Trường Đại học Y tế cơng cộng đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều thời gian trao đổi, chỉ dẫn và chia sẽ kinh nghiệm quý báo cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn Quý Lãnh đạo, đồng nghiệp Trung tâm Y tế
Thành phố Long Xuyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian học
tập, thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các anh, chị, em đồng nghiệp Trạm Y tế
Phường Đông Xuyên, các cô, chú cộng tác viên tại khu vực và các chủ hộ cũng như
người tham gia nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu
tại địa phương.
Tôi chân thành cảm ơn tập thể lớp YTCC K23-3B – Đồng Tháp, đã hỗ trợ tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏa lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè thân thiết đã động viên,
chia sẻ những khó khăn và cổ vũ tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
An Giang, ngày 23 tháng 10 năm 2021
Học viên

Đoàn Bé Năm


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ................................................................... viiii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1. Một số định nghĩa liên quan .............................................................................4
1.2. Đặc điểm SXHD ..............................................................................................4
1.2.1. Tác nhân gây bệnh ....................................................................................4
1.2.2. Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền ....................................................................4
1.2.3. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng ..............................................................5
1.2.4. Véc tơ truyền bệnh ....................................................................................5
1.2.5. Diễn biến của bệnh SXHD ........................................................................5
1.2.6. Phân độ SXHD ..........................................................................................7
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue ..................7
1.3.1. Các nghiên cứu KAP về bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới..........7
1.3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue tại
Việt Nam ...........................................................................................................12
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt
xuất huyết Dengue .................................................................................................14
1.5. Sơ lược về phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên ............................16
1.5.1. Đặc điểm .................................................................................................16
1.5.2. Tình hình mắc SXHD .............................................................................17
1.5.3. Các hoạt động phòng chống bệnh SXHD ...............................................17


iv

1.6. Khung lý thuyết ..............................................................................................19
Chương 2 ...................................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................20

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................................20
2.5. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................21
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................21
2.6.1. Công cụ thu thập thông tin ......................................................................21
2.6.2. Kỹ thuật thiết kế bộ câu hỏi và bảng kiểm quan sát ...............................22
2.6.3. Kỹ thuật phỏng vấn, quan sát ..................................................................22
2.6.4. Thu thập số liệu .......................................................................................22
2.7. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................23
2.8. Sai số và biện pháp khắc phục sai số .............................................................24
2.9. Các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá ...................................................................25
2.9.1. Kiến thức .................................................................................................25
2.9.2. Thái độ ....................................................................................................26
2.9.3. Thực hành ................................................................................................26
2.9.4. Chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều........................................................27
2.10. Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................27
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................27
Chương 3 ...................................................................................................................28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................28
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................28
3.2. Yếu tố tiếp cận truyền thông ..........................................................................30
3.3. Kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của đối tượng nghiên cứu 31
3.4. Thái độ phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của đối tượng nghiên cứu .........37
3.5. Thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của đối tượng nghiên cứu ....39


v

3.6. Một số yếu tố liên quan đến KAP về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của

đối tượng nghiên cứu ............................................................................................40
3.6.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
của đối tượng nghiên cứu ......................................................................................40
3.6.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của
đối tượng ...............................................................................................................42
3.6.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
của đối tượng .........................................................................................................44
Chương 4 ...................................................................................................................47
BÀN LUẬN ..............................................................................................................47
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................47
4.2. Yếu tố tiếp cận truyền thông ..........................................................................49
4.3. Kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của đối tượng nghiên cứu 51
4.4. Thái độ phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của đối tượng nghiên cứu .........57
4.5. Thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của đối tượng nghiên cứu ....58
4.6. Một số yếu tố liên quan đến KAP phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của đối
tượng nghiên cứu...................................................................................................61
4.6.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
của đối tượng nghiên cứu ......................................................................................61
4.6.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ phòng bệnh SXHD của đối tượng
nghiên cứu .............................................................................................................62
4.6.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết
Dengue của đối tượng ...........................................................................................63
4.7. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................65
KẾT LUẬN ...............................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTN

Bệnh truyền nhiễm

CBVC

Cán bộ viên chức

ĐT

Đối tượng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

DCCN

Dụng cụ chứa nước

DCPL

Dụng cụ phế liệu

NVYT


Nhân viên y tế

PCSXHD

Phòng chống sốt xuát huyết Dengue

PNMT

Phụ nữ mang thai

TĐHV

Trình độ học vấn

TE

Trẻ em

SXHD:

Sốt xuất huyết Dengue

YTLQ

Yếu tố liên quan


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1. Tình hình mắc SXHD phường Đồng Xuyên từ năm 2010-2019............17
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính, nhóm tuổi, dân tộc,
kinh tế gia đình ........................................................................................................28
Bảng 3.2. Đặc điểm của HGĐ nghiên cứu ..............................................................30
Bảng 3.3. Kênh truyền thông người dân tiếp cận về SXHD ...................................30
Bảng 3.4. Kênh truyền thông người dân tin tưởng nhất..........................................31
Bảng 3.5. Kiến thức về khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue .......................31
Bảng 3.6. Kiến thức về triệu chứng của bệnh .........................................................32
Bảng 3.7. Kiến thức về véc tơ truyền bệnh .............................................................34
Bảng 3.8. Kiến thức về biện pháp phòng ngừa muỗi đốt .......................................35
Bảng 3.9. Kiến thức về các biện pháp kiểm soát bọ gây/lăng quăng, véc tơ
trung gian truyền bệnh ............................................................................................36
Bảng 3.10. Thái độ đối với các biện pháp phòng chống bệnh SXHD của
đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................38
Bảng 3.11. Thực hành các biện pháp phòng SXHD của đối tượng nghiên cứu .....39
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu với
kiến thức về SXHD .................................................................................................40
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu với
thái độ phòng SXHD ..............................................................................................42
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiến thức chung về bệnh SXHD và thái độ
phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của đối tượng ..................................................43
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu với
thực hành phòng bệnh SXHD .................................................................................44
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa một số đặc điểm đặc điểm hộ gia đình của
ĐTNC với thực hành phịng bệnh SXHD ...............................................................45
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức chung về bệnh SXHD và thực hành
phòng bệnh SXHD ..................................................................................................45
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thái độ phòng bệnh SXHD và thực hành phòng
bệnh SXHD .............................................................................................................46



viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Bản đồ phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên ..........................17
Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu..............................................29
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .......................................29
Biểu đồ 3.3. Kiến thức về đường lây truyền bệnh SXHD ......................................33
Biểu đồ: 3.4. Kiến thức về đường lây truyền bệnh SXHD .....................................33
Biểu đồ 3.5. Kiến thức về phòng bệnh SXHD ........................................................35
Biểu đồ 3.6. Kiến thức về cách phòng bệnh SXHD hiệu quả nhất .........................36
Biểu đồ 3.7. Kiến thức chung về phòng chống bệnh SXHD ..................................37
Biểu đồ 3.8. Thái độ chung của ĐTNC về phòng chống bệnh SXHD ...................38
Biểu đồ 3.9. Thực hành chung của đối tượng nghiên cứu .....................................40


ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh dịch lưu hành địa phương ở
Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu kiến thức, thái
độ, thực hành về phòng bệnh SXHD và một số YTLQ của người dân tại phường
Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2021 được thực hiện với
các mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh SXHD của
người dân và (2) Xác định một số YTLQ đến tới kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng bệnh SXHD của người dân tại phương Đông Xuyên.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng là chủ hộ
hoặc người đại diện gia đình với cỡ mẫu là 350 người. Kết quả được trình bày bằng

tần số và tỉ lệ. Sử dụng phép kiểm định khi bình phương (

) và tỉ suất chênh (Odds

ratio) để xác định mối liên quan với mức ý nghĩa p<0,05.
Nghiên cứu có kết quả như sau: ĐTNC có Kiến thức đúng (46,6%), thái độ
đúng (48,0%), thực hành đúng (57,1%) về phịng bệnh SXHD. ĐT có nghề nghiệp
là CBVC, TĐHV cao hơn cấp I, có kiến thức đúng, thái độ đúng và thực hành đúng
cao hơn các đối tượng khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
ĐTNC cứu có kiến thức đúng thì có khả năng có thái độ đúng cao hơn 10,333 lần
(95% CI: 6,308-16,928); Người có kiến thức đúng thì có khả năng thực hành đúng
cao gấp 16,307 lần so với người có kiến thức chưa đúng (95% CI: 9,296-28,606);
ĐTNC có thái độ đúng có khả năng thực hành đúng cao gấp 4,889 lần so với người
có thái độ chưa đúng về phòng SXHD (95% CI: 3,077-7,767).
Khuyến nghị: Truyền thông giáo dục sức khỏe chú trọng cung cấp các thơng
tin người dân cịn thiếu (khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con, khả năng mắc lại bệnh,
thời gian muỗi đốt, nơi trú ẩn của muỗi); Tăng cường sử dụng kênh truyền thông
người dân tin tưởng nhất (Cán bộ y tế, đài truyền hình) nâng cao kiến thức, thái độ,
thực hành về phòng bệnh SXHD; Cán bộ y tế cùng các cơ quan đoàn thể tuyên
truyền, vận động người dân chủ động súc rửa DCCN, đậy kín DCCN, tăng cường
ngủ mùng cả ngày lẫn đêm, hạn chế sử dụng hóa chất diệt muỗi do ảnh hưởng đến
sức khỏe.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh nhiễm trùng do vi rút
arbovirus thuộc giống Flavivirus (họ Flaviviridae) gây ra và có bốn type huyết

thanh riêng biệt, nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau, DEN 1,2,3 và 4. Nhiễm bất
kỳ type nào sẽ tạo ra khả năng miễn dịch suốt đời đối với type huyết thanh và miễn
dịch một phần tạm thời với các type huyết thanh khác [6], [22].
SXHD là bệnh truyền nhiễm (BTN) lưu hành ở nhiều địa phương tại Việt
Nam, đôi khi tạo thành bệnh dịch lớn, nhất là ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung [3]. Số ca mắc SXHD
được báo cáo cho WHO đã tăng hơn 8 lần trong hai thập kỷ qua, từ 505.430 trường
hợp vào năm 2000, lên hơn 2,4 triệu ca vào năm 2010 và 4,2 triệu ca vào năm 2019.
Số ca tử vong được báo cáo từ năm 2000 đến 2015 đã tăng từ 960 ca lên 4032 ca
[22]. Tình trạng mắc SXHD ở Việt Nam không ổn định, các đợt cao điểm thường
vào rơi vào gữa quý 2 tới quý 4 (nhất là từ tháng 06 – tháng 10 hằng năm). Tỷ lệ
mắc trên 100.000 dân đã tăng từ 120 ca mắc trong năm 2009 (tương đương với
105.370 ca) lên 194 ca mắc trong năm 2017 (184.000 ca). Số ca mắc được ghi nhận
trong năm 2019 là 320.000 [28].
Hiện nay SXHD vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine
phịng bệnh SXHD tại Việt Nam, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát muỗi
vằn và nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về phòng, chống SXHD. Hiện
nay đã có các nghiên cứu đã chỉ ra người dân có kiến thức đúng về phòng bệnh
SXHD khá tốt nhưng tỷ lệ người dân thực hành đúng về phòng bệnh SXHD chưa
tương xứng [8], [10]. Các vấn đề còn tồn tại trong cách thực hành phòng bệnh
SXHD của người dân như: dọn dẹp, thu nhặt phế liệu, phế thải xung quanh nhà
35,9% [10]; sử dụng thuốc diệt côn trùng trong nhà để giảm muỗi ≤ 48% [10], [29];
nuôi cá để diệt lăng quăng ≤ 35% [10], [11]; tham gia vào các chiến dịch giúp
phòng bệnh SXHD ≤ 42% [29]. Những tồn tại trong hành vi của người dân đã được
chứng minh có mối liên quan với kiến thức, giới tính, trình độ học vấn (TĐHV),


2

kinh tế gia đình với thực hành phịng chống SXHD, nghiên cứu chỉ ra người có học

vấn cao có khả năng thực hành đúng cao hơn gấp 2 lần so với người có học vấn
thấp hơn, người có gia cảnh khá hơn thì tỷ lệ thực hiện thực đúng các biện pháp
phịng bệnh cao hơn 58,9%, 95% CI: 0,233-0,724 [8].
Đơng Xuyên là phường thuộc nội ô thuộc Thành phố Long Xuyên, với
diện tích 120,02 ha, dân số 13.576 người, với 2.344 hộ dân có 04 khóm và 65 tổ dân
phố, các hộ tập trung vào các lĩnh vực thương mại, tiểu thủ công nghiệp và buôn
bán nhỏ tập trung thành các khu chợ đông đúc, sầm uất [15]. Mặc dù hàng năm
phường đều có kế hoạch phịng, chống SXHD thơng qua các hoạt động như: Tuyên
tuyền phòng chống SXHD, thực hiện vệ sinh mơi trường tại các khóm có nguy cơ
bùng phát dịch liên tục 8 tháng kể từ tháng 4 đến tháng 12, thực hiện công tác xây
dựng kế hoạch xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế [34], [35], [36]. Tuy nhiên,
theo báo cáo năm 2018 Đơng Xun có số ca mắc là 37 ca tăng 27,6% (29 ca) so
với năm 2017, số mắc bình quân từ năm 2015 đến 2019 là 31,2 ca đây là số mắc cao
hơn các phường khác trong thành phố [14].
Từ các vấn đề nêu trên, câu hỏi đặt ra là KAP phịng SXHD của người
dân ở khu vực đơ thị như thế nào? Cụ thể hơn là ở phường Đông Xuyên như thế
nào? Những tồn tại trong cách thực hành phịng bệnh SXHD của người dân tại
phường Đơng Xun như thế nào? Liệu có phải do KAP kém nên hành vi vệ sinh
môi trường sống của người dân phường Đông Xuyên kém đã tạo điều kiện cho sự
phát triển của muỗi vằn nên số mắc SXHD hằng năm tại phường vẫn cao như vậy
không? đâu là các yếu tố liên quan (YTLQ) đến KAP phòng SXHD của người dân
phường Đơng Xun?
Hiện nay các đề tài KAP về phịng bệnh SXHD trên đại bàn tỉnh chủ yếu
nghiên cứu tại các vùng nơng thơn, rất ít nghiên cứu tại thành thị đặc biệt là tại
phường Đơng Xun chưa có đề tài nào liên quan đến KAP của người dân về phòng
bệnh SXHD. Từ các vấn đề và để trả lời các câu hỏi nêu trên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài KAP về phòng bệnh SXHD và một số YTLQ của người dân tại
phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2021.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
của người dân phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tới kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân phường Đông Xuyên, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2021.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số định nghĩa liên quan
Bệnh truyền nhiễm: là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc
từ động vật sang người do tác nhân gây BTN [9].
Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các
vật khác mang tác nhân gây BTN và có khả năng truyền bệnh [9].
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế định nghĩa: “SXHD là BTN nhóm B gây dịch do
vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2,
DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi
Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu” [3].
1.2. Đặc điểm SXHD
1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Vi rút Dengue thuộc giống Flaviviridae, họ Togaviridae là tác nhân gây nên
bệnh SXHD. Vi rút Dengue có 3 ổ chứa là người, muỗi và một số động vật thuộc
nhóm linh trưởng như vượn, hắc tinh tinh. Có 4 type huyết thanh là DEN 1, DEN 2,
DEN 3, DEN 4. Khi bị nhiễm type nào sẽ tạo miễn dịch bền vững với type đó. Dù

các type huyết thanh có kháng nguyên chung là đặc hiệu nhóm, nhưng chỉ sinh ra
bảo vệ chéo trong giới hạn thời gian (vài tháng) nếu nhiễm type khác chứ không tạo
miễn dịch bảo vệ suốt đời khi nhiễm type DEN khác. Ở nước ta đã phân lập được cả
4 type Dengue [3], [6], [21].
1.2.2. Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền
Giai đoạn ủ bệnh (thường từ 3 đến 14 ngày), trung bình thường từ 5 đến
7 ngày. Giai đoạn lây nhiễm mạnh nhất lúc bệnh nhân đang sốt, nhất là 5 ngày đầu
của sốt vì đây là lúc trong máu có tải lượng vi rút cao. Muỗi vằn mang mầm bệnh
thường sau 8 đến 12 ngày sau hút máu có thể lây truyền bệnh cho người khác và
truyền bệnh suốt đời [3]. Theo tài liệu của WHO thì bệnh nhân là nguồn lây ngay
trước thời kỳ sốt cho đến cuối giai đoạn sốt, trung bình thời gian lây là 6 đến 7
ngày. Bên cạnh bệnh nhân, những người nhiễm vi rút nhưng khơng có biểu hiện lâm
sàng cũng là một nguồn lây bệnh đáng chú ý [25].


5

1.2.3. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
Con người là vật chủ duy nhất vói sự nhiễm đa dạng, từ thể khơng triệu
chứng đến có biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc tình trạng xuất huyết nặng, sốc và tử
vong. Sau khi nhiễm với type Dengue nào thì có miễn dịch lâu dài với type Dengue
đó nhưng chỉ bảo vệ được một phần và tạm thời với 3 type còn lại. Nếu bị mắc bệnh
lần thứ hai với type vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ
xuất hiện sốc Dengue [3].
1.2.4. Véc tơ truyền bệnh
Bệnh SXHD lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, muỗi mang
mầm bệnh chích (đốt) người và gây bệnh, do đó SXHD khơng lây từ người sang
người một cách trực tiếp. Hiện nay ở nước ta, bệnh SXHD được xác định chủ yếu là
do muỗi Aedes aegypti (Ae. aegypti) và Aedes albopictus (Ae. albopictus), trong đó
muỗi Ae. aegypti là nguyên nhân chính trong các vụ dịch SXHD [3]. Vi rút Dengue

được truyền qua vết chích (đốt) của muỗi mang mầm bệnh [2]. Muỗi cái Ae. aegypti
có thể hoạt động cả ngày, hoạt động kém vào ban đêm ở trong buồng có đèn sáng,
thời gian hoạt động chủ yếu vào buổi sáng sớm và chiều tối. Muỗi Ae. aegypti sẽ
mang virus Den sau khi đốt người bệnh, virus sẽ tồn tại và phát triển trong tuyến
nước bọt sau khoảng thời gian từ 8 đến 10 ngày. Sau thời gian đó muỗi nhiễm virus
có khả năng lây truyền bệnh cho người khác [26].
1.2.5. Diễn biến của bệnh SXHD
Bệnh SXHD có 3 giai đoạn lâm sàng từ nhẹ đến nguy hiểm và cuối cùng là
giai đoạn hồi phục nếu vượt qua được giai đoạn nguy. Hiểu rõ từng giai đoạn lâm
sàng của bệnh để phát hiện bệnh sớm từ đó đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù
hợp và kịp thời sẽ giảm được nguy hiểm cũng như nguy cơ tử vong cho người bệnh
[6], [12], [26].
Giai đoạn nhẹ (Giai đoạn sốt) người bệnh có biểu hiện lâm sàng thường gặp
như sốt cao đột ngột, liên tục không được hạ sốt người bệnh có thể có biểu hiện
nhức đầu, chán ăn, cảm giác buồn nơn, có thể da bị xung huyết; có trường hợp đau
cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, khi thực hiện nghiệm pháp dây thắt cho người bệnh
kết quả (+), người bệnh thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng
hoặc chảy máu mũi.


6

Giai đoạn nhẹ không được xử lý hợp lý người bệnh có thể xuất hiện các biểu
hiện nguy hiểm của bệnh (giai đoạn nguy hiểm): Giai đoạn này thường xảy ra vào
ngày thứ 3 đến 7 của bệnh, nếu người bệnh đáp ứng tốt với các biện pháp hạ sốt thì
triệu chứng sốt sẽ giảm, cịn các biện pháp hạ sốt khơng hiểu quả thì người bệnh có
thể vẫn cịn sốt. Giai đoạn này có các biểu hiện sau:
- Đau bụng nhiều: người bệnh có thể biểu hiện đau bụng nhiều và liên tục
hoặc người bệnh tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan.
- Có trường hợp người bệnh nơn ói, vật vã, lừ đừ, li bì.

- Do tăng tính thấm thành mạch làm thốt huyết tương ở người bệnh, biểu
hiện này có thể kéo dài từ 24 đến 48 giờ):
+ Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau.
+ Nếu thốt huyết tương nhiều có thể dẫn đến sốc (vật vã, lì bì, mạch nhỏ,
huyết áp kẹp và có thể khơng đo được huyết áp. Thời gian kéo dài bệnh nhân có thể
bị sốc nặng (nổi vân tím).
- Bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết nhiều nơi như:
+ Xuất huyết dưới da: Người bệnh nổi các nốt chấm đỏ (xuất huyết) rải rác,
dấu chấm đỏ thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, đơi khi có
ở bụng, đùi, mạng sườn. Có trường hợp bệnh nhân nổi thành mảng bầm tím.
+ Xuất huyết ở niêm mạc: Người bệnh bị xuất huyết niêm mạc ở mũi (chảy
máu mũi), lợi, có thể tiểu ra máu. Đối với phụ nữ có thể kinh nguyệt kéo dài hoặc
chu kỳ kinh có sớm hơn.
+ Xuất huyết nội tạng: Các nội tạng có thể bị xuất huyết như tiêu hóa, phổi,
não là biểu hiện nặng. Trường hợp nặng gây suy tạng như viêm nặng: gan, não, cơ
tim. Các dấu hiệu này có thể xảy ra ở một số người bệnh khơng có dấu hiệu thoát
huyết tương.
Người bệnh bước qua gia đoạn hồi phục thường vào ngày thứ 7 đến ngày thứ
10 của bệnh. Người bệnh có thể trãi qua hoặc khơng trãi qua giai đoạn nguy hiểm.
Sau giai đoạn nguy hiểm 24 đến 48 giờ người bệnh có hiện tượng tái hấp thu dần
dịch từ mơ kẽ vào bên trong lịng mạch, q trình này có thể kéo dài 48 đến 72 giờ.
- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt, thèm ăn, huyết động ổn định, tiểu nhiều.
- Có thể phát ban hồi phục hoặc bị ngứa ngoài da.


7

- Người bệnh có nhịp tim chậm, khơng đều, và có thể suy hơ hấp do q tải
dịch truyền [6].
1.2.6. Phân độ SXHD

Bệnh SXHD được chia làm 3 mức độ (theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2009)
- Sốt xuất huyết Dengue.
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng [6]
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.3.1. Các nghiên cứu KAP về bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
1.3.1.1. Kiến thức
SXHD là BTN do muỗi truyền và có khả năng lây lan nhanh, có nhiều
nguyên nhân dẫn đến việc tăng số mắc ca SXHD như điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho sự phát triển của lăng quăng (bọ gậy) và muỗi, khu vực lưu hành SXHD quanh
năm với số mắc và tử vong cao, chưa có sự phối hợp chủ động của các ban, ngành,
đoàn thể trong phòng chống SXHD, ý thức của cộng đồng. Để đánh giá sự hiểu biết,
ý thức và các hành vi phòng chống SXHD được người dân áp dụng các nhà khoa
học đã có nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu các vấn đề trên. Một số kết quả nghiên
cứu được tôi tổng hợp như sau:
Các nghiên cứu về KAP phòng chống SXHD của người dân tại, Yemen,
Peru, Venezuela, Malaysia cho thấy tỷ lệ người dân biết 1 triệu chứng bệnh SXHD
khá cao trên 90% [18], [23], [29], [30]. Trong đó các triệu chứng được người dân
liệt kê nhiều nhất là sốt (>85%), đau đầu (>76%), đau cơ (>67%) [23], [30]. Tuy
nhiên nghiên cứu tại Venezuela tỷ lệ người dân cho rằng đau đầu và đau cơ là triệu
chứng của SXHD thấp hơn, tỷ lệ lần lượt là 57,1% và 34,3% [18].
Nghiên cứu Jelte Elsinga và công sự tại Maracay, Venezuela từ tháng 9 2013 đến tháng 2 năm 2014 về KAP phòng bệnh SXHD của người dân. Kết quả cho
thấy đa số người dân có kiến thức đúng về đường lây truyền SXHD là do muỗi đốt
95,2% [18]. Ở một số nghiên cứu khu vực khác cũng có kết quả tương tự như
Cambodia 96,7%, Malaysia 97,2%, Costa Rica 98% [19], [23], [24]. Một nghiên
cứu tương tự được thực hiện tại Viêng Chăn, thủ đô của nước CHDCND Lào năm


8


2015 cho thấy tỷ lệ người dân biết về đường lây truyền SXHD là 67,15% [16].
Kumaran E, Doum D, Keo V, Sokha L, Sam B, Chan V và cộng sự nghiên
cứu tại vùng nông thôn của Cambodia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức của
người dân về thời gian hoạt động cũng như thời gian muỗi đốt đúng khá cao, mặc
dù có 17,8% người tham gia cho rằng véc tơ truyền bệnh SXHD đốt vào ban đêm
[19]. Một nghiên cứu khác tại Peru ghi nhận, hầu hết ĐTNC biết rằng muỗi truyền
bệnh SXHD nhưng chỉ có 18,6% đối tượng biết rằng véc tơ truyền bệnh SXHD
thường hoạt động và đốt người vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối [30].
Nghiên cứu tại Viêng Chăn, thủ đô của CHDCND Lào năm 2015 của các tác
giả

Chanthalay

Sayavong,

Jiraporn

Chompikul,

Somsak

Wongsawass,

CheerwitRattanapan. Kết quả nghiên cứu ghi nhận về mức độ hiểu biết của người
dân về véc tơ gây bệnh SXHD như sau: Trong số những người tham gia, 61,35%
biết về vòng đời của muỗi, kiến thức về nơi sinh sản của các vật trung gian truyền
bệnh là 52,21% [16].
Nghiên cứu của Valerie A. Paz-Soldán và cộng sự tại Iquitos, Peru năm 2015
cho thấy kiến thức về phòng bệnh SXHD của người dân như sau: Có 54,3% người
dân cho rằng sử dụng màn chống muỗi là cách phòng chống muỗi hiệu quả, các

biện pháp khác được người dân lựa chọn như dọn dẹp nhà cửa (46,6%), loại bỏ các
thùng chứa nước không sử dụng (37,1%), đậy các DCCN 26,4%, sử dụng phương
pháp hun khói để xua muỗi (17,7%), sử dụng các sản phẩm hóa chất khác nhau
(13,5%), sử lý nước bằng thuốc tẩy (3,7%) [30].
Nghiên cứu về kiến thức điều trị chỉ 25,0% số người liệt kê phương pháp
điều trị phù hợp cho bệnh sốt xuất huyết (tức là uống paracetamol, uống bù nước
hoặc đến trạm y tế), trong khi 17,1% cho biết cách điều trị các triệu chứng không
phù hợp, chẳng hạn như kháng sinh hoặc tiêm chủng, và 57,9% cịn lại thì khơng.
biết hoặc khơng đưa ra câu trả lời [31].
1.3.1.2. Thái độ
Thái độ về bệnh SXHD của người dân cũng như quan điểm của họ về sự
nguy hiểm của bệnh được các nhà nghiên cứu ghi nhận như sau: Đa số người dân
nghỉ họ có khả năng mắc SXHD từ 70% trở lên [18], [19], [31]. Người dân cho rằng


9

bệnh SXHD là bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao (98,1%) [18]. Đa số
người dân cho rằng bệnh SXHD có khả năng phịng ngừa được (78%) [19]. Có
57,2% người dân cho rằng việc loại bỏ các nơi sinh sản của muỗi là trách nhiệm của
cán bộ y tế [29].
Nghiên cứu KAP phòng chống SXHD và tỷ lệ lưu hành bệnh SXHD tại một
số vùng lưu hành cao ở Malaysia năm 2020 cho thấy 89,7% người tham gia mong
muốn giảm các ca sốt xuất huyết trong khu vực của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả
(70,5%) thường xuyên kiểm tra tình hình sốt xuất huyết tại khu vực mình sinh sống.
Khoảng một nửa trong số họ có nhận thức sai lầm rằng phun sương bằng hóa chất
của cơ quan y tế là đủ để phòng chống sốt xuất huyết. Chỉ 78,0% muốn tham gia
tích cực vào việc loại bỏ nơi sinh sản của muỗi [23].
Nghiên cứu của Victoria L. Egedus, José Morales Ortega & Anabelle Alfaro
Obando tại Costa Rica, các tác giả đặt câu hỏi “vấn đề quan trọng nhất trong cộng

đồng” có 6% người dân cho rằng sự thiếu nhân sự tại các bệnh viện, 4% cho rằng có
vấn đề về sự vứt rác trên đường phố và trên sông, 3% ý kiến về vấn đề của nguồn
nước, 1,3% cho rằng sự hoạt động không hiệu quả các tơt chức chính trị, 5% cho
rằng bệnh SXHD hoặc sự hiện diện của quá nhiều muỗi. Câu trả lời phổ biến nhất là
tình trạng sử dụng ma túy 29%. Một câu hỏi khác được đặt ra “Vấn đề sức hỏe
chính của đất nước” có 50% người được hỏi cho rằng bệnh SXHD là vấn đề sức
khỏe chính và 1,3% cho rằng có dịch bệnh SXHD do muỗi [24].
Nghiên cứu Jelte Elsinga và công sự tại Maracay, Venezuela từ tháng 9 2013 đến tháng 2 năm 2014 về KAP phịng bệnh SXHD của người dân. Các tác giả
tìm ra những lý do khiến người dân cảm thấy có nguy cơ mắc bệnh SXHD là có sự
hiện diện của muỗi trong nhà (63,0%), có ao tù nước đọng gần nhà (37,0%), các
trường hợp mắc SXHD ở vùng lân cận (28,8%), có núi đồi lân cận (19,2%), có sơng
ngịi kênh gạch (6,8%). Những lý do người dân cho rằng không phải là yếu tố gây
bệnh SXHD như khơng có ao tù nước đọng xung quanh nhà (33,3%), khơng có rác
xung quanh nhà (30%), sử dụng các biện pháp bảo vệ bản thân (30%), khơng có ca
SXHD nào gần đây (23,3%), khơng có muỗi trong nhà (20%), Khơng có địa điểm
sinh sản của muỗi (20%) [18].



×