Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi lơ xê mi cấp của người chăm sóc chính tại viện huyết học truyền máu tw năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHAN KIM DUNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH CHĂM SÓC DINH DƢỠNG CHO
BỆNH NHI LƠ-XÊ-MI CẤP CỦA NGƢỜI CHĂM SĨC CHÍNH TẠI
VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHAN KIM DUNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH CHĂM SÓC DINH DƢỠNG CHO BỆNH
NHI LƠ-XÊ-MI CẤP CỦA NGƢỜI CHĂM SĨC CHÍNH TẠI VIỆN HUYẾT
HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

TS. Nguyễn Thanh Hà


Hà Nội – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Hà –
Trưởng phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Y tế Công cộng – Cô vừa là
Người Thầy luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong suốt q trình học tập và
hoàn thành luận văn, vừa như một Người Chị luôn chia xẻ động viên tinh thần cho
tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo - Trường Đại học Y tế Công
cộng những người đã tận tâm dạy dỗ, trang bị cho chúng tôi các kiến thức và kỹ
năng trong học tập, nghiên cứu.
Xin được gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thanh Nga, CN. Lê Thị Thu Hà –
Trường Đại học Y tế Công cộng - đã coi Tôi như người Bạn, động viên, giúp đỡ
và hỗ trợ Tơi trong q trình làm luận văn.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người Chị, người
Bạn thân yêu luôn kề vai sát cánh giúp đỡ chia xẻ những kinh nghiệm quý báu trong
học tập cũng như công việc. Một người Bạn đặc biệt – BSCKI. Mai Lan – Trưởng
khoa Bệnh máu trẻ em đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong lĩnh vực chuyên môn và số liệu
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện, Tập thể Bác sĩ,
Điều dưỡng - Khoa Bệnh máu trẻ em, tập thể Khoa Dinh dưỡng, các Anh, chị và
các bạn đồng nghiệp tại Viện Huyết học Truyền máu TW đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ hỗ trợ tơi triển khai và hồn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất dành cho Gia đình
tơi - những người luôn dành cho tôi sự yêu thương, tin tưởng và động viên khích lệ
tơi quyết tâm trong suốt q trình học tập và hồn thành cuốn luận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015

Học viên

Phan Kim Dung


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Một số khái niệm về dinh dưỡng và dinh dưỡng cho trẻ theo lứa tuổi ................4
1.1.1. Khái niệm về Dinh dưỡng và dinh dưỡng lâm sàng .........................................4
1.1.2. Khái niệm về suy dinh dưỡng và nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ................4
1.1.3. Nuôi dưỡng trẻ theo lứa tuổi .............................................................................5
1.1.4. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh nhiễm khuẩn ..................6
1.2. Lơ-xê-mi cấp, điều trị Lơ-xê-mi cấp và những ảnh hưởng đến tình trạng dinh
dưỡng...........................................................................................................................6
1.2.1. Đặc điểm của bệnh Lơ-xê-mi cấp và phương pháp điều trị ..............................6
1.2.2. Nguy cơ suy dinh dưỡng – suy mòn ở bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp. .......................8
1.3. Chăm sóc dinh dưỡng trong điều trị Lơ-xê-mi cấp ..............................................9
1.4. Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức – thực hành chăm sóc dinh dưỡng của
người chăm sóc chính................................................................................................13
1.5. Thơng tin chung về Viện Huyết học – Truyền máu TW ...................................15
KHUNG LÝ THUYẾT .............................................................................................17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................18

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................18
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................18
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................20
2.6. Biến số nghiên cứu chính ...................................................................................20


iii

2.7. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá, khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ...............21
2.8. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................22
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................22
2.10. Hạn chế của phương pháp nghiên cứu và các biện pháp khắc phục ................23
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................24
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................................24
3.2. Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng của người chăm sóc chính..............................25
3.3. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người chăm sóc chính ............................30
3.3.1. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ theo lứa tuổi ...................................30
3.3.2. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp theo các triệu
chứng bệnh ................................................................................................................33
3.4. Một số yếu tố liên quan đến thực hành CSDD của người chăm sóc bệnh nhi Lơxê-mi cấp ...................................................................................................................39
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................42
4.1. Kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người chăm sóc trẻ bệnh ....42
4.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc dinh dưỡng của NCSC ..............50
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................53
KẾT LUẬN ..............................................................................................................55
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
Phụ lục 1 ...................................................................................................................63

Phụ lục 2 ...................................................................................................................73
Phụ lục 3 ...................................................................................................................75
Phụ lục 4 ...................................................................................................................76
Phụ lục 5 ...................................................................................................................77
Phụ lục 6 ...................................................................................................................79
Phụ lục 7 ...................................................................................................................80
Phụ lục 9 ...................................................................................................................86
Phụ lục 10 .................................................................................................................87


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ALL

AML

: Acute Lymphocytic Leukaemia
Bạch cầu cấp dòng lympho
: Acute Myelogenous Leukaemia
Bạch cầu cấp dòng tủy

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

BN

: Bệnh nhân


BSĐT

: Bác sĩ điều trị

BV

: Bệnh viện

CSDD

: Chăm sóc dinh dưỡng

ĐDV

: Điều dưỡng viên

ĐTV

: Điều tra viên

GĐBN

: Gia đình bệnh nhân

HHTMTW

: Huyết học truyền máu trung ương

KDD


: Khoa dinh dưỡng

NCSC

: Người chăm sóc chính

NVYT

: Nhân viên y tế

PEM

: Protein Energy Malnutrition

PTTH

: Phổ thông trung học

PVS

: Phỏng vấn sâu

TCNA

: Trung cấp nấu ăn

LƠXÊMI CẤP

: Lơ-xê-mi cấp


VTM

: Vitamin


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng và các chất sinh năng lượng của trẻ theo lứa tuổi. ....5
Bảng 3.1.Thơng tin chung của người chăm sóc chính ..............................................24
Bảng 3.2 Đặc điểm của nhóm bệnh nhi trong nghiên cứu ...........................................25
Bảng 3.3. Kiến thức đúng về nguyên tắc dinh dưỡng - suy dinh dưỡng ..................25
Bảng 3.6. Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp ..................27
Bảng 3.8. Thực hành chế biến kết hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ .....30
Bảng 3.9. Thực hành chế biến thức ăn theo nhóm tuổi.............................................31
Bảng 3.10. Số bữa cho trẻ ăn hàng ngày ...................................................................32
Bảng 3.11. Thực hành bổ sung nước, Vitamin và khoáng chất ...............................32
Bảng 3.12. Thực hành đảm bảo điều kiện vệ sinh ....................................................32
Bảng 3.13. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng với triệu chứng chán ăn, buồn nôn ....33
Bảng 3.14. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng với các triệu chứng ở miệng..............34
Bảng 3.15. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ rối loạn tiêu hóa .....................35
Bảng 3.16. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ tăng cân khơng mong muốn do
corticoid .....................................................................................................................36
Bảng 3.17. Mô tả hoạt động tiếp cận thơng tin chăm sóc dinh dưỡng của người
chăm sóc chính ..........................................................................................................38
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tuổi của NCSC với việc thực hành CSDD ..............39
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của NCSC với việc thực hành
CSDD ........................................................................................................................40
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nơi sống của NCSC với việc thực hành CSDD ......40

Bảng 3.21. Thu nhập của NCSC với việc thực hành chăm sóc dinh dưỡng .............40
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kiến thức của NCSC với thực hành CSDD .............41


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức về sử dụng đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ ..........27
Biểu đồ 3.2. Thực hành theo dõi cân nặng cho trẻ...................................................28
Biểu đồ 3.3 Thực hành lựa chọn nguồn thực phẩm (%) .........................................31
Biểu đồ 3.4. Thực hành sử dụng dịch vụ cung cấp thức ăn (%) ..............................37
Biểu đồ 3.5. Đánh giá thực hành CSDD của NCSC ................................................38


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hầu hết các bệnh nhân Lơ-xê-mi cấp đều trong tình trạng suy nhược do thiếu
máu kéo dài , nhiễm trùng tái phát… do tủy xương của bệnh nhân không sản xuất
đủ các tế bào máu. Bên cạnh đó do tác dụng phụ của q trình điều trị dẫn tới một
số triệu chứng điển hình như buồn nơn, nơn, lt miệng, rối loạn tiêu hóa… Một số
cơng trình nghiên cứu đã cho kết quả rằng có khoảng 40% bệnh nhân bị suy dinh
dưỡng trong quá trình điều trị bệnh do nuôi dưỡng kém [17].
Theo báo cáo của Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2014, số bệnh nhi
được chẩn đoán và điều trị Lơ-xê-mi cấp tại Viện tăng 33,7% so với năm 2013.
Hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi hiện nay phần lớn phụ thuộc vào
người nhà bệnh nhân và hỗ trợ tư vấn của cán bộ y tế (CBYT), tuy nhiên trên thực
tế, việc thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người nhà bệnh nhân hiện nay cịn chưa
tốt.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan

đến thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp của người chăm
sóc chính tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2015” được thực hiện với 02
mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng về kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng của
người chăm sóc chính(NCSC), (2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực hành
chăm sóc dinh dưỡng(CSDD) của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu được thực
hiện từ 01/2015 - 05/2015, với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, các số liệu được
thu thập bằng bằng bộ câu hỏi định lượng trên 155 bà mẹ/ người chăm sóc trẻ, định
tính thơng qua phỏng vấn sâu (PVS), thảo luận nhóm (TLN) với nhân viên bệnh
viện và bà mẹ. Số liệu được nhập bằng EpiData 3.1 và phân tích trên phần mềm
SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của NSCS về chăm sóc dinh dưỡng
cho bệnh nhi cịn thấp 43,2%. Từ việc kiến thức còn chưa tốt dẫn tới tỷ lệ đạt về
thực hành của NCSC cũng không cao: 28,4%. Thực hành CSDD theo triệu chứng
bệnh của cả hai NCSC còn chưa tốt: thực hành đúng với triệu chứng biếng ăn: Thực
hành chăm sóc dinh dưỡng theo triệu chứng của trẻ bệnh đều rất hạn chế. Thực
hành chăm sóc đúng với triệu chứng biếng ăn, ăn không ngon miệng là 13,5%;


viii

Thực hành đúng khi trẻ bệnh bị nôn/buồn nôn: 16,1%. Các triệu chứng lên quan đến
miệng: Thực hành đúng khi trẻ bệnh bị mất vị giác: 15,5%; Triệu chứng đau miệng:
16,8% và với triệu chứng khi trẻ bị khô miệng tỷ lệ thực hành đúng cao nhất:
32,9%. Thực hành đúng với triệu chứng trẻ bị tiêu chảy: 20%; thực hành đúng khi
trẻ bị táo bón: 20%. Thực hành chăm sóc đúng cho trẻ bị tăng cân không mong
muốn do corticoid là thấp nhất: 12,9%
Một số yếu tố có liên quan đến thực trạng này gồm một số yếu tố nhân khẩu
học như nơi sinh sống, trình độ học vấn, thu nhập…cũng như kiến thức, hiểu biết
của NCSC về CSDD. Để nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện cần
đưa ra các can thiệp phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, thực hành cho cả NCSC và
CBYT về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp (Lơ xê mi cấp) ,

giúp cho công tác chăm sóc dinh dưỡng chung tại Viện ngày một hồn thiện hơn.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng của bệnh nhân nói chung, bệnh nhi nói riêng liên quan tới
tăng nguy cơ mắc bệnh, tử vong và kéo dài thời gian nằm viện. Suy dinh dưỡng
không chỉ là một bệnh đơn thuần mà liên quan tới nhiều vấn đề trong bệnh viện,
bằng chứng là nhiều bệnh nhân bị suy dinh dưỡng tiếp tục bị giảm cân nặng trong
thời gian nằm viện, bên cạnh đó suy dinh dưỡng cũng làm tăng chi phí y tế. Tình
trạng dinh dưỡng của người bệnh bị suy dinh dưỡng có thể cịn bị nặng nề thêm
trong thời gian nằm viện
Đối với trẻ em, dinh dưỡng giúp thúc đẩy sự lớn lên và phát triển của cơ thể,
ngăn ngừa giảm cân và duy trì cân nặng, duy trì hoạt động của cơ thể, giảm nguy cơ
nhiễm trùng, tái tạo và làm lành vết thương, nâng cao chất lượng cuộc sống và chịu
đựng điều trị [10]. Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em bị ung thư. Ung
thư trẻ em (<15 tuổi) chiếm tỷ lệ khoảng 1-2% tổng số các ca ung thư. Tại Mỹ
thống kê năm 2014 tỷ lệ Lơ-xê-mi cấp chiếm 40% của tất cả các loại ung thư ở trẻ
em [40]. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc ung thư ở lứa tuổi trẻ em khá cao, trong đó Lơ-xêmi cấp chiếm 30% trong các thể ung thư [10]. Báo cáo tổng kết năm 2014 của Viện
Huyết học – Truyền máu TW số bệnh nhi được chẩn đoán và điều trị Lơ-xê-mi cấp
tại Viện tăng 33,7% so với năm 2013. Khoa điều trị bệnh máu trẻ em Viện Huyết
học – Truyền máu TW ln có khoảng hơn 200 bệnh nhi điều trị các bệnh về máu
và cơ quan tạo máu, trong đó tỷ lệ bệnh nhi bị Lơ-xê-mi cấp chiếm khoảng 60 -70
% [32]. Ung thư máu và quá trình điều trị bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch, do
sự phát triển số lượng lớn các tế bào ác tính bất thường được sản xuất trong tủy
xương xâm lấn tủy xương, nhưng chúng lại không thể thực hiện vai trò trong việc
bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật [37].
Bệnh tật và dinh dưỡng có mối liên quan mật thiết với nhau. Thiếu dinh
dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn làm trầm

trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng sẵn có [28], hiện tượng giảm cân liên tục, suy
dinh dưỡng protein năng lượng và suy mòn thường xảy ra trong điều trị ung thư trẻ
em. Tình trạng dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng với chất lượng cuộc sống, thời


2

gian sống thêm của trẻ, suy dinh dưỡng ở trẻ ung thư làm giảm chịu đựng của hóa
trị liệu do liên quan với thay đổi chuyển hóa thuốc, tăng nguy cơ nhiễm trùng và
tiên lượng bệnh giảm đi [10]. Để ngăn ngừa các hậu quả không mong muốn, việc
xây dựng các chế độ dinh dưỡng và các kế hoạch hỗ trợ tiếp theo của bệnh nhi ung
thư phải được thực hiện trước khi bắt đầu hóa trị liệu [40]. Tuy nhiên để CSDD cho
trẻ ung thư đạt hiệu quả, người chăm sóc cần phải có kiến thức và thực hành đúng
về dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi, theo bệnh lý và tác động của điều trị đến tình
trạng dinh dưỡng. Một thực trạng chung hiện nay là dinh dưỡng lâm sàng chưa
được quan tâm, nhiều cán bộ y tế và người dân (người nhà) còn chưa nhận thức
được vấn đề này mà chỉ chú trọng tới thuốc và các phương pháp điều trị khác.
Thông tư 08/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện
ra đời là bước ngoặt quan trọng cho sự hồi sinh của dinh dưỡng điều trị [2].
Các nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc bệnh nhân
và việc triển khai các hoạt động về dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tồn diện chưa có
nhiều, câu hỏi được đặt ra ở đây là: Việc thực hành CSDD của người chăm sóc
chính cho bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp đã đúng theo ngun tắc, khuyến nghị theo tuổi,
thể trạng của bệnh nhi và bệnh lý mắc phải hay chưa? Thực tế người chăm sóc
chính hiểu biết và nhận định thế nào về hoạt động CSDD? Xuất phát từ những lý do
trên vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên
quan đến thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp của người
chăm sóc chính tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2015” . Kết quả nghiên
cứu này sẽ là tiền đề để xây dựng các kế hoạch can thiệp về dinh dưỡng cho trẻ
bệnh và cung cấp các bằng chứng khoa học, những dự liệu thực tế nhằm nâng cao

nhận thức của cộng đồng và xã hội, cho các Thầy thuốc trong q trình điều trị và
chăm sóc tồn diện cho bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp nói chung và bệnh nhân bệnh máu
nói riêng tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi Lơ-xê-mi
cấp của người chăm sóc chính tại Khoa lâm sàng bệnh máu trẻ em -Viện Huyết học
– Truyền máu Trung ương năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc dinh dưỡng của
người chăm sóc chính bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp.


4

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về dinh dƣỡng và dinh dƣỡng cho trẻ theo lứa tuổi
1.1.1. Khái niệm về Dinh dƣỡng và dinh dƣỡng lâm sàng
Dinh dưỡng học là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa thức ăn với
cơ thể, cụ thể là quá trình cơ thể sử dụng thức ăn đề duy trì sự sống, tăng trưởng,
các chức phận sinh học và phản ứng của cơ thể với sự thay đổi của khẩu phần và
các yếu tố khác có yếu tố bệnh lý và hệ thống.
Dinh dưỡng lâm sàng nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và sinh bệnh lý các
bệnh do nguyên nhân dinh dưỡng hoặc có liên quan đến dinh dưỡng và cách xây
dựng các chế độ ăn cần thiết, thích hợp cho từng tình trạng bệnh lý khác nhau [28].
1.1.2. Khái niệm về suy dinh dƣỡng và nguyên nhân gây suy dinh dƣỡng[5]
Suy dinh dưỡng (SDD): Là bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi do sự

thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm và chất béo, làm ảnh hưởng đến
sự phát triển về thể chất, vận động, tâm thần và trí thơng minh của trẻ
Về hình thái, trên lâm sàng những trường hợp SDD nặng hay gặp nhất là
SDD thể teo đét (Marasmus) thường gặp nhất, đó là do hậu quả của một chế độ ăn
thiếu cả năng lượng và protein. SDD là vấn đề sức khỏe ở nhiều nước đang phát
triển. Nguyên nhân SDD thường phức tạp và có các đặc thù của mỗi nước. Nghiên
cứu các đặc điểm đó dựa vào các chỉ tiêu thích hợp là cơng việc cần thiết để xây
dựng các can thiệp dự phịng và điều trị thích hợp
Ngun nhân gây SDD: Nguyên nhân trực tiếp của SDD ở trẻ em gồm:
Thiếu ăn (cả về số lượng cũng như chất lượng) và bệnh tật. Cụ thể là sai lầm trong
nuôi dưỡng của cha mẹ như không cho bú sữa mẹ đầy đủ, cai sữa mẹ sớm, cho ăn
dặm quá sớm, ăn kiêng khi trẻ bị bệnh. Bệnh tật (bao gồm bệnh truyền nhiễm và
bệnh mãn tính) cũng được đánh giá là nguyên nhân trực tiếp gây SDD ở trẻ em.
Việc duy trì một khẩu phần dinh dưỡng khơng đủ năng lượng và vi chất kéo dài,
cũng như điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo khiến trẻ đối diện với nguy
cơ mắc bệnh cao hơn.


5

1.1.3. Nuôi dƣỡng trẻ theo lứa tuổi
Trẻ được nuôi dưỡng đúng tức là trẻ được “ăn no” theo đúng nghĩa khoa học
là đầy đủ khối lượng thức ăn, đảm bảo đa dạng các nhóm thực phẩm và có sự cân
đối các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần phải kiểm tra cân nặng của trẻ thường
xuyên để theo dõi sự phát triển của trẻ [3].
Bảng 1.1. Nhu cầu năng lƣợng và các chất sinh năng lƣợng của trẻ theo lứa
tuổi [27].
Nhu cầu Protein
Nhóm tuổi


Năng lƣợng
(kcal)

g/kg cân
nặng/ngày

năng lƣợng
Protein

1.180

1,66

23

4-6 tuổi

1.470

1,47

29

7-9 tuổi

1.825

1,43

34


Nam

2.110

-

48

Nữ

2.010

-

50

Nam

2.650

-

64

Nữ

2.200

-


58

13-15

tổng số (%)

(g/ngày)

1-3 tuổi

10-12

Lipid so với

35-40

20-25

Nhu cầu về Glucid khuyến nghị: Mức nhu cầu khuyến nghị trung bình cho
người Việt Nam hiện nay là năng lượng do Glucid cung cấp dao động trong khoảng
61-70% năng lượng tổng số.
Chế độ dinh dƣỡng theo nhóm tuổi của trẻ [20][28][29]
Nhóm trẻ 1-2 tuổi: Ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ một ngày, ít nhất 1- 1,5 bát
mỗi bữa. Tiếp tục cho bú mẹ hoặc uống sữa 3-4 lần/ ngày, ăn đủ 4 nhóm chất, phối
hợp thịt/ cá /tôm/ cua/ trứng và các loại rau củ, hoa quả theo mùa. Cho trẻ ăn các
loại cháo đặc, cơm nát, bún, phở, mì, chú ý chế biến thái nhỏ, nghiền nát và nấu kĩ
cho trẻ dễ tiêu.



6

Nhóm trẻ 2-5 tuổi: Ăn 3 bữa một ngày theo bữa ăn gia đình và 2 bữa phụ, chế
biến mềm với thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như thịt, cá, tơm, trứng, rau xanh.
Nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa phụ bằng các loại bánh, sữa, hoa quả theo mùa
Nhóm trẻ > 5 tuổi: Ăn 3 bữa một ngày theo bữa ăn gia đình Nên ăn nhiều vào
bữa sáng, ăn đa dạng các nhóm chất. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, ăn đúng bữa
không ăn vặt. Đến bữa nên chia suất ăn riêng cho trẻ để tránh ăn q ít hoặc q
nhiều. Tập cho trẻ thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước một ngày
bao gồm cả canh, nước hoa quả phải đảm bảo đủ theo khuyến nghị.
1.1.4. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh nhiễm khuẩn
Thực phẩm phải đảm bảo chất lượng, tươi có xuất sứ nguồn gốc rõ ràng. Thực
phẩm phải được rửa thật sạch trước khi chế biến. Thức ăn nấu xong cần cho trẻ ăn
ngay. Nếu chưa ăn ngay cần bảo quản tránh ruồi nhặng. Dụng cụ bát đĩa dùng cho
trẻ phải sạch sẽ tráng nước sôi hoặc hấp sấy. Trước khi cho trẻ ăn cả người lớn và
trẻ đều phải được rửa tay. Cần cho trẻ ăn thức ăn ấm, đặc biệt là về mùa đơng.
Khơng cho trẻ ăn khi thức ăn đó đã nguội lạnh, tuyệt đối khơng cho trẻ ăn những
thức ăn có dấu hiệu nghi ngờ có khả năng nhiễm độc, nhiễm khuẩn như là cá ươn,
dầu mỡ có mùi ơi khét, trứng để lâu đã bị ung, quả chín đã nẫu…
Tập cho trẻ thói quen rửa tay dưới vịi nước với xà phòng trước khi ăn, tất cả
các đồ dùng để ăn uống như thìa bát đều được rửa sạch trước bữa ăn [2][47].
1.2. Lơ-xê-mi cấp, điều trị Lơ-xê-mi cấp và những ảnh hƣởng đến tình trạng
dinh dƣỡng.
1.2.1. Đặc điểm của bệnh Lơ-xê-mi cấp và phƣơng pháp điều trị[25][24]
[10][16]
Đặc điểm của bệnh Lơ-xê-mi cấp
Bệnh lý Huyết học là một nhóm bệnh lý quan trọng của Nhi khoa. Bệnh lý
huyết học nhi khoa bao gồm cả bệnh lý huyết học lành tính, bệnh lý huyết học ác
tính và có liên quan nhiều đến các chuyên khoa khác, đặc biệt là dinh dưỡng, di
truyền và nhiễm khuẩn. Bệnh lý huyết học ác tính (hay còn gọi là ung thư huyết

học) bao gồm: Lơ-xê-mi cấp, ung thư hạch và ung thư tủy xương. Trong số các loại
ung thư huyết học thì Lơ-xê-mi cấp (cịn gọi là Lơ xê mi, bạch cầu cấp, bệnh máu


7

trắng) chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 80%) và đặc trưng nhất. Do khuôn khổ của luận
văn, sau đây xin trình bầy một loại bệnh Lơ-xê-mi cấp đặc trưng nhất, đó là bệnh
Lơ xê mi cấp [12].
Lơ xê mi cấp: là một nhóm bệnh ác tính hệ tạo máu với đặc trưng chủ yếu là
sự tăng sinh và tích lũy các tế bào non - ác tính hệ tạo máu (tế bào blast) trong tủy
xương và máu ngoại vi. Chiếm 97% các bệnh lơ xê mi ở trẻ em gặp ở mọi lứa tuổi,
nhưng cao nhất là ở trẻ 2 – 5 tuổi bao gồm các thể sau: Lơ xê mi cấp nguyên bào
lympho (ALL) là nhóm bệnh với đặc trưng là sự tăng sinh ác tính các tế bào lymphô
non trong tủy xương. Chiếm khoảng 75% bệnh Lơ xê mi, tỷ lệ mắc bệnh ở người
lớn chỉ khoảng 15-20% nhưng với trẻ em là 80%, tuổi mắc bệnh cao nhất là dưới 5
tuổi; Lơ xê mi cấp nguyên tủy bào (AML) là bệnh ác tính của cơ quan tạo máu,
trong đó có sự tăng sinh các tế bào non đầu dòng tủy bất thường và thiểu sản các tế
bào máu bình thường ở tủy xương chiếm khoảng 20% bệnh Lơ xê mi, tuổi mắc
bệnh cao nhất là 10 -15 tuổi.
Biểu hiện lâm sàng là hậu quả của sự phá vỡ chức năng tủy xương lấn át các
dòng tế bào tủy bình thường, gây ra các rối loạn miễn dịch, xâm nhập vào và làm
tổn thương các hệ thống cơ quan. Bệnh nhân có thể có những triệu chứng sau:
Triệu chứng toàn thể: Sốt, mệt mỏi, da xanh, đau nhức xương khớp, trẻ lười
ăn, lười vận động.
Triệu chứng xâm nhiễm tại tủy xương do tăng sinh các nguyên bào lympho
gây lấn át các dịng tủy bình thường nên có các biểu hiện: Thiếu máu trẻ mệt mỏi
chán ăn và thay đổi vị giác; Giảm tiểu cầu gây xuất huyết dưới da, niêm mạc, chảy
máu răng lợi gây viêm loét miệng; Sốt, nhiễm khuẩn, viêm loét niêm mạc, họng
miệng do giảm bạch cầu dẫn đến trẻ khó ăn làm giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Triệu chứng do xâm nhiễm ngoài tủy xương là hậu quả tăng sinh của bệnh ở
nhiều bộ phận: Thâm nhiễm thần kinh trung ương gây đau đầu, buồn nơn và nơn;
Tổn thương đường tiêu hóa dẫn đến việc kém tiêu hóa hoặc kém hấp thu; Tổn
thương gan làm tăng tổng hợp của gan giảm và thay đổi chuyển hóa protein,
carbohydrat, lipit; Tổn thương thận làm mất protein; Tăng các tiêu hao chuyển hóa
thứ phát do các tế bào bạch cầu phát triển nhanh và di căn.


8

Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ: Hiện nay đang được áp dụng để điều trị
thường là phẫu thuật, hoá trị xạ trị và ghép tế bào gốc trong đó phương pháp hóa trị
và xạ trị là chủ yếu được áp dụng trên hầu hết các bệnh ung thư
Phƣơng pháp điều trị Lơ-xê-mi cấp: Do là một ung thư toàn thể nên việc
điều trị hiện nay chủ yếu là hóa trị liệu (sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư
- tế bào ác tính). Mục đích của điều trị là: Tiêu diệt tối đa tế bào ác tính: Nhằm đạt
được lui bệnh hồn tồn, tiến tới khỏi bệnh nếu phối hợp với ghép tế bào gốc tạo
máu; Tránh tái phát: Việc điều trị phải dựa trên các nguyên tắc (1) Dùng phác đồ đa
hoá trị liệu, liệu trình điều trị chia làm nhiều đợt: tấn cơng (điều trị cảm ứng), củng
cố, duy trì; (2) Phối hợp hố trị liệu với ghép tế bào gốc tạo máu; (3) Phối hợp hóa
trị liệu với điều trị nhắm đích; (4) Điều trị tuỳ theo nhóm nguy cơ.
1.2.2. Nguy cơ suy dinh dƣỡng – suy mòn ở bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp.
Chỉ số khối cơ thể bị thay đổi trong quá trình điều trị có thể ảnh hưởng đến kết
quả điều trị và thời gian sống thêm của bệnh nhi Lơxêmi cấp . Tỷ lệ SDD của trẻ
ung thư khi chẩn đoán bệnh không cao hơn so với tỷ lệ SDD của trẻ mắc các bệnh
lành tính khác nhưng tỷ lệ SDD của trẻ UT có di căn tiến triển là cao hơn, trong đó
có ung thư bạch cầu cấp (khoảng 40%) và gần 50% trẻ giảm cân nặng sau lộ trình
hóa trị liệu đầu tiên (khoảng 3 tháng).Trẻ được chẩn đoán và điều trị ALL có tình
trạng suy dinh dưỡng rất cao và phổ biến. Nếu trong thời gian điều trị tích cực ban
đầu vấn đề chăm sóc dinh dưỡng được chú trọng thì nguy cơ suy dinh dưỡng và suy

mịn ở trẻ Lơ-xê-mi cấp bạch cầu cấp thể ALL với thể bạch cầu cấp thể AML thì
nguy cơ SDD thấp hơn [10].
Một nghiên cứu khác cho thấy đa số trẻ Lơxêmi cấp thể ALL ở Bắc Mexico
được nuôi dưỡng tốt lúc chẩn đốn duy trì được chỉ số khối cơ thể trong giới hạn
bình thường, can thiệp dinh dưỡng sớm là rất quan trọng để duy trì tình trạng này và
tăng hiệu quả điều trị [51].
Các tác động của suy dinh dưỡng trong các kết quả điều trị của trẻ em với ALL
đã được phân tích bởi một số tác giả đã nhấn mạnh suy dinh dưỡng như là một yếu
tố tiên lượng có liên quan ở trẻ em bị bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính
(ALL). Qua kết quả của các nghiên cứu đề cập đến có 500/ 2,394 trẻ em có chẩn


9

đốn ALL được đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngay sau chẩn đốn: 376 trẻ có tình
trạng dinh dưỡng tốt và 124 trẻ đã bị suy dinh dưỡng.Trong nhóm bệnh nhân này,
việc phân tích các dữ liệu cho thấy, thời gian sống của trẻ trong 5 năm sống (hoặc
lâu hơn) của nhóm trẻ em suy dinh dưỡng (UNC) là 26%, trong khi đó trẻ em được
ni dưỡng tốt (WNC) là 59% (p <0,001 ); song song cùng các nguy cơ liên quan
đến tỉ lệ tử vong trong giai đoạn này là cao hơn 1,8 lần so với UNC và WNC (p
<0,01; với độ tin cậy [CI] 95%: 1,72-1,88). Thời gian đánh giá lại 500 trẻ này là
khác nhau: 293 /500 bệnh nhi đã được kiểm tra đánh giá lại vào năm thứ 5 sau chẩn
đoán và 207 bệnh nhi được kiểm tra đánh giá sau 8-10 năm. Kết quả cho thấy: thời
gian sống thêm tổng thể cho từng giai đoạn cũng khác nhau: 36% so với 2 % của
nhóm UNC (p <0,001), và 56% so với 63% (p> 0,10) của nhóm WNC, dữ liệu có
hỗ trợ các khái niệm cho rằng sự khác biệt về tỷ lệ này là rõ ràng hơn trong UNC
nếu thời gian quan sát được mở rộng. Những kết quả này cho thấy suy dinh dưỡng
lúc chẩn đốn là khơng tương tác với các biến khác và có thể là một yếu tố tiên
lượng quan trọng đối với kết quả lâu dài của việc điều trị các bệnh nhi với ALL
[38].

Một số trẻ em không bị mất trọng lượng trong khi điều trị thậm chí có trẻ cịn
có thể tăng cân. Điều này thường là đúng đối với những người dùng một số loại
thuốc có thành phần corticoid hoặc một số loại hóa chất. Có thể gặp hiện tượng trẻ
muốn ăn nhiều hơn bình thường và đói bụng ở những thời điểm bất thường, hoặc
thậm chí tất cả các thời gian khi trẻ thức. Corticoid cũng có xu hướng làm cho cơ
thể trẻ bị giữ nước [37].Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số khối cơ thể (BMI)
khơng lành mạnh có liên quan tới sự sống còn, thừa cân làm giảm thời gian sống
thêm và tăng nguy cơ tử vong liên quan đến điều trị ở trẻ Lơxêmi cấp thể AML
[39]. Đánh giá TTDD liên quan đến điều trị ung thư là bước quan trọng để sàng lọc
ban đầu và có kế hoạch hỗ trợ dinh dưỡng là cần thiết cho những bệnh nhân này.
1.3. Chăm sóc dinh dƣỡng trong điều trị Lơ-xê-mi cấp
1.3.1. Tầm quan trọng của dinh dƣỡng trong quá trình điều trị Lơ-xê-mi cấp
Chế độ dinh dưỡng tốt đặc biệt quan trọng đối với trẻ bị ung thư, bởi q trình
chẩn đốn và điều trị ung thư có ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ cũng như cách thức


10

cơ thể trẻ phản ứng lại với một số thực phẩm và hấp thu các chất dinh dưỡng. Ăn
uống tốt trong điều trị ung thư có thể giúp cơ thể trẻ duy trì trạng thái khỏe mạnh,
đủ trọng lượng và dinh dưỡng dự trữ để có thể chịu đựng tốt hơn các tác dụng phụ
do điều trị.
Như với bất kỳ những trẻ khác, trẻ bị Lơ-xê-mi cấp cũng vẫn cần dinh dưỡng
từ các nhóm thực phẩm trong các kim tự tháp thực phẩm cho trẻ em. Tuy nhiên trẻ
đang điều trị bệnh ung thư cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn bình thường và
cần phải dựa theo nhu cầu khuyến nghị theo tuổi như ở bảng trên và chú ý bổ sung
đầy đủ các nhóm chất sau:
Protid: Cơ thể sử dụng protein để phát triển, chữa lành các mô, để duy trì làn
da, tế bào máu, hệ thống miễn dịch, và lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Trẻ em bị
bệnh ung thư, lượng đạm khơng đủ có thể phá vỡ cơ bắp khi cơ thể cần nhiên

liệu. Điều này làm cho cơ thể mất nhiều thời gian để phục hồi tổn thương do bệnh
tật và có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng. Sau khi đứa trẻ đã sử dụng hóa
trị, xạ trị sẽ cần tăng thêm protein để chữa lành các mô và giúp ngăn ngừa nhiễm
trùng. Protein cũng là chìa khóa để tăng trưởng và phát riển của một đứa trẻ. Nguồn
protein bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt nạc, trứng, sản phẩm từ sữa, các loại hạt và bơ
đậu phụ, đậu khô, đậu Hà Lan, đậu nành….
Glucid: Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể cần thiết cho
hoạt động thể chất và chức năng của cơ quan thích hợp.Nhu cầu glucid của trẻ phụ
thuộc vào tuổi tác, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất của trẻ. Trẻ khỏe mạnh,
trẻ em và thiếu niên cần nhiều calo hơn so với người lớn để hỗ trợ tăng trưởng và
phát triển. Trẻ em đang điều trị ung thư có thể cần nhiều hơn lượng calo để chữa
lành mô và bổ sung năng lượng. Nguồn Glucid tốt nhất là các loại ngũ cốc nguyên
hạt (gạo lứt, mỳ…). Tăng sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin và
muối khoáng từ rau, hoa quả….
Lipid: Chất béo đóng vai trị quan trọng trong dinh dưỡng. Chất béo và các
loại dầu được làm từ axit béo là nguồn cung cấp giàu năng lượng (calories) cho cơ
thể. Cơ thể phá vỡ chất béo và sử dụng chúng để lưu trữ năng lượng, cách nhiệt các
mô cơ thể, và hòa tan một số loại vitamin qua máu. Đối với các bệnh nhân ung thư



×