Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thực trạng tai nạn thương tích nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ GIANG

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƢƠNG TÍCH

H
P

NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA NGƢ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
THỊ XÃ CỬA LÕ, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2014

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ: 60.72.03.01

Hà Nội-2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ GIANG



THỰC TRẠNG TAI NẠN THƢƠNG TÍCH

H
P

NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA NGƢ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
THỊ XÃ CỬA LÕ, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2014

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ: 60.72.03.01

GVHD: PGS-TS NGUYỄN BÍCH DIỆP
GVHT: ThS. TRẦN THỊ THU THỦY

Hà Nội-2015


i
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận
tình của các cơ quan, tập thể và cá nhân. Với tình cảm chân thành và kính trọng, tơi xin
trân trọng đƣợc gửi lời cảm ơn tới:

Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Y tế
Cơng cộng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sƣ, Tiến sỹ Nguyễn
Bích Diệp và Thạc sỹ Trần Thị Thu Thủy đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện
bằng cả tâm đức của mình trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn.

H
P

Tôi xin cảm ơn Cơ quan quản lý ngành, Trung tâm Y tế Thị Xã Cửa Lò đã hỗ trợ,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiên cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin đƣợc cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, các bạn học viên cao học khóa 17 đã
động viên, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận
văn.

U

Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn những tình cảm mà gia đình, bạn bè đồng
nghiệp đã yêu thƣơng, giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.

H

Tác giả luận văn


ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... ix

TÓM TẮT ........................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU......................................................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
1.1 . Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4
1.2. Tổng quan tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp ............................................................. 6

H
P

1.3. Tình hình khai thác thủy hải sản trên biển tại Việt Nam ....................................... 10
1.4. Tình hình tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp trên biển ............................................. 12
1.5. Các yếu tố liên quan và nguyên nhân dẫn đến tai nạn thƣơng tích của ngƣ dân trên
biển ................................................................................................................................ 17
1.6. Thơng tin về địa lý và phát triển kinh tế, xã hội ..................................................... 20

U

1.7. Khung lý thuyết. ..................................................................................................... 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 27

H

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................. 27
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 27
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu........................................................................ 27
2.5. Các biến số nghiên cứu .......................................................................................... 29
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................................. 37
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 40

2.8. Một số khái niệm trong nghiên cứu ....................................................................... 40
2.9. Chỉ số giám sát tai nạn thƣơng tích trong lao động ............................................... 41


iii
2.10. Đạo đức trong vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 43
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ..................................... 43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 45
3.1. Thực trạng điều kiện lao động tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp của ngƣ dân đánh
bắt hải sản xa bờ thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An năm 2014 ............................................ 45
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp ............................... 62
4.1. Thực trạng tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp của các ngƣ dân đánh bắt xa bờ qua
phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi . ..................................................................................... 69
4.3. Bàn luận về ƣu điểm và hạn chế của nghiên cứu .................................................. 82

H
P

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 85
5.1. Thực trạng điều kiện lao động và tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp của ngƣ dân trên
các tàu đánh bắt hải sản xa bờ tại thị xã Cửa Lo, tỉnh Nghệ An năm 2014. ................. 85
5.2. Các yếu tố liên quan với tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp ..................................... 86

U

KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................... 87
TÀI LỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 88

H


PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 94


iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng.2.1: Các biến số nghiên cứu ...................................................................................... 29
Bảng 3.1. Thông tin về nhân khẩu học của các đối tƣợng nghiên cứu ............................. 45
Bảng 3.2. Thông tin liên quan đến công việc đánh bắt hải sản xa bờ ............................... 46
Bảng 3.3. Điều kiện môi trƣờng làm việc trên các tàu đánh bắt xa bờ ........................... 48
Bảng 3.4. Điều kiện lao động an toàn trên tàu .................................................................. 49
Bảng 3.5. Thực trạng sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân trên các tàu đánh
bắt xa bờ ............................................................................................................................ 50
Bảng 3.6. Thực trạng tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp của các ngƣ dân đánh bắt xa bờ

H
P

trong năm 2014 .................................................................................................................. 51
Bảng 3.7. Mức độ chấn thƣơng ......................................................................................... 51
Bảng 3.8. Các loại chấn thƣơng ........................................................................................ 52
Bảng 3.9: Phân bố vị trí cơ thể bị chấn thƣơng................................................................. 52

U

Bảng 3.10. Nguyên nhân xẩy ra TNTT ............................................................................. 53
Bảng 3.11. Vị trí nơi làm việc xẩy ra tai nạn thƣơng tích ................................................. 53

H

Bảng 3.12. Phân bố TNTT theo loại hình cơng việc, họ nghề ......................................... 54

Bảng 3.13. Phân bố TNTT xẩy ra theo thời gian trong ngày ............................................ 56
Bảng 3.15: Chi phí điều trị chấn thƣơng do TNTT........................................................... 57
Bảng 3.16: Ảnh hƣởng của chấn thƣơng do TNTT tới sức khỏe .................................... 58
Bảng 3.17. Tình hình sử dụng rƣợu, bia và sức khỏe, tâm lý trƣớc khi bị TNTT ........... 58
Bảng 3.18. Biện pháp xử lý khi bị TNTT của ngƣ dân .................................................... 59
Bảng 3.19. Đặc điểm của ngƣ dân bị tai nạn thƣơng tích năm 2014 qua hồi cứu số liệu. 60
theo chức danh nghề.......................................................................................................... 61
Bảng 3.20. Nguyên nhân tai nạn thƣơng tích .................................................................... 61


v
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa TNTT với trình độ học vấn và trình độ chun mơn ...... 62
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa TNTT với thâm niên nghề, thâm niên ĐBHSXB và loại
hình ngƣ cụ. ....................................................................................................................... 63
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa TNTT với loại hình ngƣ cụ ............................................. 64
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa TNTT với loại hình cơng việc và vị trí làm việc thƣờng
xun ................................................................................................................................. 64
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa TNTT thời gian làm việc................................................ 65
Bảng 3.26. Mơ hình hồi quy logistics .............................................................................. 67

H
P

H

U


vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tổng hợp TNLĐ theo các năm từ 2009 đến năm 2014 .................................. 9
Biểu đồ 3.2. Phân bố tai nạn thƣơng tích theo tuổi đời..................................................... 55
Biểu đồ 3.3. Phân bố ngƣ dân bị TNTT nghề nghiệp qua hồi cứu ................................... 61

H
P

H

U


vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATLĐ

An toàn lao động

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH

Bộ lao động thƣơng binh xã hội

BYT

Bộ Y tế


CDC

Trung tâm phịng ngừa và kiểm sốt bệnh



Cao đẳng

CT

Chấn thƣơng

ĐBHSXB

Đánh bắt hải sản xa bờ

ĐH

Đại học

ILO

Tổ chức lao động Quốc tế



Lao động

H

P

U

LĐĐBHSXB

Lao động đánh bắt hải sản xa bờ

LĐTBXH
PCCN
TLĐLĐVN
TNTTNN
WHO

Lao động thƣơng binh xã hội

H

Phịng chống cháy nổ

Tổng liên đồn lao động Việt Nam
Tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp
Tổ chức Y tế thế giới


viii

TĨM TẮT
Tai nạn thƣơng tích là một vấn đề Y tế cơng cộng đƣợc tồn thế giới quan tâm.
Trong đó, nghề đi biển là một nghề chịu nhiều rủi ro và có tỷ lệ tai nạn thƣơng tích tƣơng

đối cao. Hàng năm có đến hơn 24.000 ngƣ dân trên tồn thế giới bị thƣơng tích gây tử
vong hoặc chết đuối trên biển. Thị xã Cửa Lị, tỉnh Nghệ An có khoảng 1200 lao động và
hơn 80 tàu đánh bắt xa bờ. Những năm gần đây, tai nạn thƣơng tích của ngƣời dân ngày
một tăng. Để đề xuất các biện pháp phịng chống tai nạn thƣơng tích hiệu quả cũng nhƣ
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho ngƣ dân, nghiên cứu: “Thực trạng tai nạn
thương tích nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ

H
P

thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An năm 2014” đƣợc thực hiện.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang qua bộ câu hỏi phỏng vấn và hồi cứu số liệu thứ cấp
theo số liệu báo cáo của các trạm y tế và Trung tâm Y tế về thực trạng tai nạn thƣơng tích
của ngƣ dân đánh bắt hải sản xa bờ của thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong năm 2014.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 79 tàu và 319 ngƣ dân đánh bắt hải sản xa bờ. Kết quả

U

cho thấy hầu hết các tàu đã đảm bảo một số quy định về an toàn vệ sinh lao động nhƣ các
tàu đã để dụng cụ/trang thiết bị gọn gàng không cản trở lối đi lại (96,2%), bảo vệ an tồn
máy tời mơ tơ trên tàu (98,7%), khơng có dây dẫn điện trên sàn tàu (72,2%), có đầy đủ hệ

H

thống phao và thuyền cứu hộ (100%), phân chia các khu vực dụng cụ sản phẩm rõ ràng
(94,9%), bảng điện, tủ điện có nắp đậy (92,4%). Tuy nhiên, một số quy định khác về an
toàn vệ sinh lao động vẫn chƣa đƣợc thực hiện tốt nhƣ có tới 81% tàu vấn để sàn/boong
tàu bị trơn trƣợt, 96,2% tàu khơng có đầy đủ biển báo nguy hiểm tại những nơi dễ gây tai
nạn thƣơng tích 82,4% tàu khơng có đầy đủ tủ thuốc cấp cứu trên tàu, và một số tàu

không cung cấp đầy đủ ủng, găng tay và quần áo bảo hộ lao động cho ngƣ dân (tỉ lệ lần
lƣợt là: (31,6%, 21,5% và 58,2%).
Tỷ lệ tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp ở ngƣ dân là 24,1%, trong đó tai nạn thƣơng
tích nhẹ và vừa chiếm đa số (90,9%). Tai nạn thƣơng tích gặp chủ yếu trên đối tƣợng
thuyền viên (chiếm 89,6%), xẩy ra nhiều trên sàn tàu (chiếm 80,5%), và khi sử dụng ngƣ
cụ lƣới kéo và lƣới rê (76,7%). Nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn thƣơng tích là do dụng


ix
cụ lao động, máy móc (45,5%) và tiếp theo là trƣợt ngã (28,6%), sinh vật biển tấn công
(15,6%). Ngƣ dân xử lý tai nạn thƣơng tích chủ yếu theo kinh nghiệm hoặc khơng xử lý
gì (chiếm 44,2%). Thời gian xẩy ra tai nạn thƣơng tích đa số vào buổi tối (68,8%). Tổng
số thời gian nghỉ việc của ngƣ dân khi bị tai nạn thƣơng tích là 863 ngày và số ngày nghỉ
việc trung bình cho một trƣờng hợp bị tai nạn thƣơng tích là 11,3 ngày. Tổng chi phí điều
trị chấn thƣơng cho các ngƣ dân bị tai nạn thƣơng tích là 81.510.000 đồng, trong đó chủ
tàu chi trả 94,6%.
Có một số yếu tố liên quan đến tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp của ngƣ dân đánh
bắt xa bờ nhƣ: nhóm ngƣ dân có trình độ tiểu học trở xuống có nguy cơ bị tai nạn thƣơng

H
P

tích cao gấp 11,5 lần so với các ngƣ dân có trình độ văn hóa cao hơn; nhóm ngƣ dân có
tuổi nghề đánh bắt hải sản xa bờ dƣới hoặc bằng 5 năm có nguy cơ bị tai nạn thƣơng tích
cao gấp 7,9 lần so với những ngƣ dân có tuổi nghề trên 5 năm; nhóm ngƣ dân làm việc
trên 8 giờ/ngày có nguy cơ bị tai nạn thƣơng tích cao gấp 10,8 lần nhóm ngƣ dân làm việc
dƣới hoặc bằng 8 giờ/ngày.

U


Nhằm phịng chống tai nạn thƣơng tích cũng nhƣ tăng cƣờng cơng tác chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe cho các ngƣ dân làm việc trên các tàu/thuyền đánh bắt xa bờ, một số
khuyến nghị đã đƣợc đề xuất nhƣ: Các chủ tàu/thuyền cần trang bị đầy đủ tủ thuốc sơ cấp

H

cứu bao gồm các thuốc thiết yếu và các trang thiết bị sơ cấp cứu thông thƣờng theo qui
định; Ngành y tế địa phƣơng (Trung tâm Y tế Thị xã và các Trạm y tế xã) cần tổ chức tập
huấn sơ cấp cứu cho các ngƣ dân để họ có thể tự sơ cấp cứu ban đầu khi bị tai nạn thƣơng
tích khi ở xa đất liền; Chính quyền và ngành y tế phối hợp với các Ban/Ngành ở địa
phƣơng cần xây dựng kế hoạch cụ thể về phòng chống tai nạn thƣơng tích nói riêng và kế
hoạch chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các ngƣ dân đánh bắt hải sản xa bờ nói
chung


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thƣơng tích (TNTT) là một vấn đề y tế cơng cộng đƣợc tồn thế giới quan
tâm. Có rất nhiều ngành, nghề có tỉ lệ TNTT cao trong đó có nghề đi biển [46]. Mặc dù,
một số nƣớc phát triển đã có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho ngƣ dân. Tuy nhiên, hàng
năm có đến hơn 24.000 ngƣ dân trên tồn thế giới bị thƣơng tích gây tử vong hoặc chết
đuối trên biển [45], [47].
Ở Việt Nam, mặc dù tại nạn thƣơng tích nghề nghiệp (TNTTNN) là mối quan tâm
của toàn xã hội nhƣng số liệu báo cáo các trƣờng hợp TNTTNN chƣa thực sự đầy đủ,
chính xác. Hiện nay hệ thống ghi nhận mắc và tử vong do TNTTNN theo quy định tại

H
P

thông tƣ số 12/2012/BLĐTBXH chủ yếu đƣợc thực hiện với các đối tƣợng có hợp đồng

lao động báo cáo từ cơ sở sản xuất cho Bộ lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Chỉ có 510% doanh nghiệp báo cáo TNTT và cũng chỉ tập trung vào các doanh nghiệp. Số liệu
TNTT trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp chƣa đƣợc báo cáo, thống kê
đầy đủ [1],[2],[4].

U

Biển Đông là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản cao nhất thế giới, là ngƣ
trƣờng lớn của các quốc gia trong khu vực. Khai thác hải sản của ngƣời dân trên các vùng

H

biển, hải đảo đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế biển, đƣa nƣớc ta trở thành một
quốc gia biển, mạnh về biển và làm giàu từ biển và bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển
và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, vấn đề an toàn tàu cá trên
biển lại là một trong những nỗi lo của ngƣ dân khi ra khơi, bám biển. Theo thống kê của
Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển nơng thơn hàng năm có khoảng 600 vụ TNTT trên biển
[23], [24]. Hiện nay, một trong những gánh nặng đối với sức khỏe của lao động đánh bắt
hải sản xa bờ (LĐĐBHSXB) đó là vấn đề TNTT [10].
TNTTNN của ngƣ dân đa dạng, phức tạp và do nhiều nguyên nhân nhƣ điều kiện
làm việc căng thẳng, các yếu tố tự nhiên khắc nghiệt thay đổi liên tục, rung lắc, trơn trƣợt.
Bên cạnh đó, kỹ năng xử lý TNTT của ngƣ dân, điều kiện hỗ trỡ y tế nhanh, tại chỗ còn


2
gặp nhiều khó khăn, bất cập. Trong khi đó hệ thống chăm sóc sức khỏe cho ngƣ dân cịn
nhiều hạn chế [11] [23] [41].
Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An có khoảng 1200 lao động và hơn 80 tàu đánh bắt hải
sản xa bờ. Những năm gần đây, TNTTNN của ngƣời dân ngày một tăng lên. Theo báo
cáo thống kê của Trung tâm Y tế thị xã, trong năm 2013 có 3 trƣờng hợp ngƣ dân đánh
bắt hải sản xa bờ tử vong, hơn 170 ngƣ dân bị TNTT, năm 2014 có 6 trƣờng hợp tử vong

do tai nạn khi tham gia đánh bắt hải sản trên biển, gần 200 ngƣ dân bị TNTT đƣợc đƣa
đến cơ sở y tế để điều trị, chƣa kể đến số ngƣ dân bị tai nạn thƣơng tích mà họ tự điều trị
hoặc khơng điều trị gì. Vấn đề xử lý TNTT của ngƣ dân cịn gặp nhiều khó khăn. Cơng
tác phịng chống TNTT cho ngƣ dân đánh bắt xa bờ còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nâng cao

H
P

cơng tác phịng chống TNTT cho ngƣ dân là vấn đề cấp thiết cần đƣợc các cấp chính
quyền quan tâm [40].

Tại Cửa Lị, Nghệ An chƣa có cơng trình nghiên cứu về TNTT của ngƣ dân nói
chung và ngƣ dân đánh bắt hải sản xa bờ nói riêng. Để đề xuất các biện pháp phịng chống
TNTT hiệu quả cũng nhƣ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho lao động đánh bắt

U

hải sản xa bờ - chúng tôi thực hiện nghiên cứu: Thực trạng tai nạn thương tích nghề
nghiệp và một số yếu tố liên quan của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại thị xã Cửa Lò,
tỉnh Nghệ An năm 2014.

H


3
MỤC TIÊU
1. Mô tả điều kiện làm việc và thực trạng tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp của ngƣ
dân đánh bắt hải sản xa bờ thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp của ngƣ
dân đánh bắt hải sản xa bờ thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An năm 2014.


H
P

H

U


4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 . Một số khái niệm cơ bản [2] [20] [37].
- An toàn nghề nghiệp: an toàn nghề nghiệp là hệ thống các biện pháp về tổ chức và kỹ
thuật để đảm bảo những yếu tố nguy hiểm và có hại trong q trình lao động sản xuất
không gây ra ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ ngƣời lao động nhƣ gây TNLĐ hoặc tử vong.
- Tai nạn thƣơng tích:
+ Tai nạn: là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngồi gây
nên các tổn thƣơng/thƣơng tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân.
+ Thƣơng tích: là sự tổn thƣơng của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc
đột ngột với các nguồn năng lƣợng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất

H
P

phóng xạ...) quá ngƣỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết
cho sự sống nhƣ thiếu ôxy, mất nhiệt….

- Tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp (TNTTNN): TNTT nghề nghiệp là tai nạn xảy ra do
tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể ngƣời lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động


U

gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo
quy định của Bộ luật Lao động nhƣ: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dƣỡng hiện vật, vệ
sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc
tại nơi làm việc.

H

- Số ngƣời bị tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp: Là số ngƣời lao động (kể cả học nghề,
tập nghề) bị thƣơng tích trong các trƣờng hợp sau:
+ Bị thƣơng tích trong giờ làm việc tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do
yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động.
+ Bị thƣơng tích ngồi giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của
ngƣời sử dụng lao động.
+ Bị thƣơng tích trên tuyến đƣờng đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
- Tai nạn lao động: Là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể ngƣời lao động hoặc gây tử vong, bao gồm:


5
+ Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc,
nhiệm vụ lao động.
+ Tai nạn lao động xảy ra trong q trình thực hiện cơng việc, nhiệm vụ khác theo sự
phân công của ngƣời sử dụng lao động hoặc ngƣời đƣợc ngƣời sử dụng lao động ủy
quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
+ Tai nạn lao động xảy ra đối với ngƣời lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh
hoạt cần thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa
ca, ăn bồi dƣỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh).


H
P

- Phân loại tai tai nạn lao động (Phân loại theo mức độ trầm trọng của thƣơng tích).
+ Tai nạn lao động chết ngƣời: Là tai nạn mà ngƣời bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai
nạn hoặc chết trên đƣờng đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian
đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thƣơng do tai nạn lao động ra (theo kết luận
tại biên bản khám nghiệm pháp y).

U

+ Tai nạn lao động nặng: Là tai nạn mà ngƣời bị nạn bị ít nhất một trong những chấn
thƣơng đƣợc quy định tại phụ lục số 01 Thông tƣ liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐ TBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012: Hƣớng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê

H

và báo cáo tai nạn lao động.

+ Tai nạn lao động nhẹ: Ngƣời bị tai nạn không thuộc 2 loại nói trên.
- Số vụ tai nạn lao động: Là số trƣờng hợp sự cố lao động xảy ra có ngƣời bị tai nạn lao
động hoặc bị tổn hại tài sản, vật chất sản xuất.
- Điều kiện lao động: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỷ thuật, tổ chức lao
đông, kinh tế, xã hội, tự nhiên, mơi trƣờng và văn hóa xung quanh con ngƣời nơi làm
việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tƣợng
lao động, năng lực của ngƣời lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên
điều kiện làm việc của con ngƣời trong quá trình lao động sản xuất.
- Các yếu tố nguy cơ gây tai nạn lao động



6
+ Nhóm các yếu tố cơ học: Các bộ phận, cơ cấu truyền động, chuyển động quay và
tịnh tiến tốc độ lớn, các mảnh văng của dụng cụ hoặc vật liệu gia công, các vật rơi từ trên
cao, sự sập gãy hay sụt lở cơng trình, trơn trƣợt ngã v.v...
+ Nhóm các yếu tố về điện: Điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện, sét đánh
+ Nhóm các yếu tố hóa học: Các chất gây nhiễm độc cấp tính, ví dụ khí axit nhƣ
SO2, SO3, các oxit cacbon CO và CO2; oxit nitơ NO2; hydrosunfua H2S; các hóa chất bảo
vệ thực vật, các loại hóa chất độc hại khác nằm trong danh mục phải khai báo đăng ký,
hoặc bỏng hóa chất (độ 2, độ 3).
+ Nhóm các yếu tố gây nổ: nổ hóa học (nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ ...); nổ
vật lý (nổ nồi hơi, bình khí nén ...).

H
P

+ Nhóm yếu tố về nhiệt: Các mơi chất truyền nhiệt thể lỏng, hơi, khí, rắn có thể
gây bỏng (nóng hoặc lạnh); gây cháy do ngọn lửa, tia lửa, vật nung nóng-nấu chảy, hơi
khí xả nóng v.v...

Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng khái niệm tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp.
Lƣợt tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp trong nghiên cứu: Là số các trƣờng hợp bị TNTT

U

theo định nghĩa tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp ở trên trong thời gian từ 01/01/2014 đến
31/12/2014.

H

1.2. Tổng quan tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp

1.2.1. Tình hình tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp trên thế giới.
TNTT hiện nay thực sự là vấn đề Y tế cơng cộng tồn cầu. Theo số liệu thống kê
của WHO trong những năm gần đây: tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm có xu hƣớng thuyên
giảm, nhƣng tỷ lệ mắc và tử vong do TNTT có xu hƣớng gia tăng. Mỗi ngày trên thế giới
có khoảng 16.000 ngƣời chết vì các loại TNTT. Hàng năm có khoảng 5,06 triệu ngƣời
trên thế giới tử vong do TNTT, chiếm khoảng 9% trong tất cả các trƣờng hợp tử vong
[50], [58], [59]. Số ngƣời chết do chấn thƣơng nhiều hơn cả số ngƣời chết do HIV/AIDS
và sốt rét cộng lại, trong đó 90% số ngƣời chết do chấn thƣơng xẩy ra ở các nƣớc nghèo
và đang phát triển. Cũng theo WHO thì khoảng 80% gánh nặng chấn thƣơng nằm trong
các nƣớc đang phát triển mà các nƣớc này chiếm 80,5% dân số toàn cầu. Trên thế giới


7
chấn thƣơng là nguyên nhân gây tàn phế cho khoảng 78 triệu ngƣời mỗi năm [50], [59],
[60].
Theo báo cáo của Trung tâm phịng ngừa và kiểm sốt bệnh tật (CDC, Anlanta
Mỹ) trong năm 2002 các tử vong có liên quan đến chấn thƣơng là 161.000 ngƣời, chấn
thƣơng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi lứa tuổi tại Mỹ. Nhƣng chấn
thƣơng chết ngƣời cũng chỉ là một phần của bức tranh hậu quả do chấn thƣơng gây ra. Tại
Mỹ năm 2004, có khoảng 29,6 triệu ngƣời đƣợc điều trị vì một chấn thƣơng nào đó gây ra
và đã tiêu tốn của chính phủ Mỹ nhiều tỉ USD [1], [3], [48], [59].
Tai nạn thƣơng tích đang trở thành vấn đề Y tế cơng cộng quan trọng và nó đƣợc

H
P

dự báo ngày càng tăng trong những năm đầu của thế kỷ 21. Các báo cáo đã cho thấy tỷ lệ
TNTT và tử vong liên quan đến TNLĐ ngày càng tăng. Theo tổ chức lao động Quốc tế
(ILO) thì TNLĐ là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong những ngun nhân
nhập viện, nó cũng là ngun nhân chính gây tàn phế và mất khả năng lao động. Hàng

năm trên thế giới có khoảng 250 triệu vụ TNLĐ và khoảng 335.000 ngƣời chết vì TNLĐ,

U

nhƣ vậy tính bình qn mỗi ngày có khoảng gần 1000 ngƣời lao động bị chết do TNLĐ
[48], [50].

Theo ILO thì số ngƣời chết hàng năm do nguyên nhân TNLĐ hoặc bệnh liên quan

H

đến nghề nghiệp chiếm tới 3,9% trong tổng số ngƣời chết nằm trong phạm vi toàn cầu với
khoảng 2,2 triệu ngƣời chết trong đó có 335.000 ngƣời chết do TNLĐ. Tỉ lệ này là 2,2% ở
các nƣớc phát triển và 2,8% ở Trung Quốc. Từ năm 1998 đến năm 2001, trên phạm vi
toàn cầu, tổng số ngƣời chết do TNLĐ tăng từ 345.500 đến 351.000 ngƣời/năm. Tại các
nƣớc Đông Nam Á, số ngƣời bị TNLĐ cũng rất lớn. Năm 2001, In-đơ-nê-xi-a có khoảng
16.931 ngƣời chết do TNLĐ, Thái Lan có 6.935 ngƣời chết, My-an-ma có 4.447 ngƣời
chết. TNLĐ khơng chỉ gây tổn thất về tính mạng của ngƣời lao động mà nó cịn gây ra
nhiều tổn thất khác nhƣ các thƣơng tổn thực thể trên thân thể ngƣời lao động làm giảm
khả năng lao động hoặc thậm chí là tàn tật vĩnh viễn. Các chi phí trực tiếp và gián tiếp cho
việc điều trị, chăm sóc ngƣời bị nạn của gia đình, ngƣời sử dụng lao động và xã hội là rất


8
lớn. Chi phí cho việc khắc phục hậu quả của TNLĐ và bệnh liên quan đến nghề nghiệp
hàng năm ƣớc tính khoảng 4% tổng sản phẩm Quốc nội trên thế giới [48], [50], [60].
Số ngày phải nghỉ do TNLĐ gây ra cũng là một tổn thất rất lớn cho ngƣời lao động
và cộng đồng. Theo ƣớc tính của ILO, năm 2001 tại Trung Quốc chỉ tính riêng những
TNLĐ phải nghỉ việc từ 3 ngày trở lên đã có tới 69 triệu trƣờng hợp. Tại Ấn Độ có tới
30.5 triệu trƣờng hợp, các nƣớc Châu Á khác và Ailen có 58,5 triệu trƣờng hợp và tồn

cầu có tới 268 triệu trƣờng hợp. Hàng năm khoảng 2,2 triệu ngƣời tử vong trên tồn cầu
ngun nhân do nghề nghiệp trong đó 350.000 trƣờng hợp tử vong do thƣơng tích nghề
nghiệp và hơn 1,7 triệu trƣờng hợp tử vong do bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến
nghề nghiệp. Tỷ suất tử vong do thƣơng tích nghề nghiệp ƣớc tính 8.3/100.000 cơng nhân

H
P

[50], [55], [56].

Cũng theo ILO, hàng năm có khoảng 270 triệu ngƣời bị thƣơng tích phải nghỉ việc
ít nhất ba ngày và khoảng 160 triệu ngƣời bị bệnh tật liên quan tới nghề nghiệp. Tử vong
do tai nạn thƣơng tích và bệnh nghề nghiệp chiếm 3,9% toàn bộ các trƣờng hợp tử vong
và 15% dân số toàn cầu phải gánh chịu bệnh tật hoặc tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp.

U

Gần 30% ngƣời thất nghiệp báo cáo rằng họ đã từng trải qua bệnh tật và tai nạn thƣơng
tích liên quan đến nghề nghiệp trong thời gian họ làm việc. Bệnh tật và thƣơng tích nghề
nghiệp đã làm họ giảm sút về mặt sức khỏe cũng nhƣ cản trở họ trong việc tìm một việc
làm mới.

H

Nghề đi biển và đánh bắt hải sản trên biển là một trong những nghề nguy hiểm và
có tỷ lệ TNTTNN cao trên thế giới. Môi trƣờng lao động khắc nghiệt, biến đổi khí hậu
liên tục là các yếu tố chính ảnh hƣởng đến sức khỏe và tăng tỉ lệ TNLĐ của ngƣ dân. Số
liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, trung bình mỗi ngày có 70 ngƣ dân thiệt mạng hàng
năm có ít nhất 24.000 ngƣ dân chết do tai nạn trong quá trình tham gia hoạt động khai
thác trên biển [45], [48], [50].

1.2.2. Tình hình tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tình hình tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp trong những năm gần đây
diễn biến phức tạp và ngày càng tăng. Theo thống kê của Bộ lao động thƣơng binh xã hội
từ số liệu của các đơn vị thuộc các tỉnh, thành trong cả nƣớc, trong thời gian từ 2009 đến


9
năm 2014, số vụ tai nạn lao động xảy ra trong cả nƣớc đƣợc thống kê báo cáo là 37.452
vụ; số vụ có ngƣời chết là 3.271 vụ, chiếm 11,5% tổng số vụ tai nạn, trong đó số ngƣời bị
TNTT là 38.661 ngƣời; số ngƣời chết là 3.588 ngƣời, chiếm 10,8% tổng số vụ tai nạn; số
ngƣời bị thƣơng nặng là 8.315 ngƣời chiếm 4,65% trong tổng số ngƣời bị TNTT [4], [38],
[39].
Từ năm 2009 đến 2012, số vụ và ngƣời bị tai nạn lao động tăng qua các năm. Phân
tích số vụ và ngƣời bị tai nạn lao động trong cả nƣớc trong những năm qua cho thấy:
Tổng số vụ tai nạn lao động tăng 297%; số vụ tai nạn lao động có ngƣời chết tăng 10,4%;
số vụ tai nạn lao động có 2 ngƣời chết trở lên tăng 34%; số ngƣời bị tai nạn lao động tăng

H
P

270%; số ngƣời bị chết tăng 94%; số ngƣời bị thƣơng tăng 325% [4], [38].
Theo dõi các số liệu hàng năm về tai nạn và thƣơng tích nghề nghiệp cho thấy,
nhìn chung tình hình tai nạn và thƣơng tích ngày càng tăng và càng trầm trọng. Số liệu
thƣơng tích nghề nghiệp năm sau cao hơn năm trƣớc cả về số vụ, số ngƣời bị nạn và số
ngƣời chết. Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ trong các năm từ 2009 đến 2014, số vụ

U

TNLĐ tăng bình quân từ trên 10% năm (Biểu đồ 1.1) [4].
8000

7000

H

6000
5000
4000
3000

2000

Số vụ
Số nạn nhân
Số vụ có ngƣời chết
Số ngƣời chết
Số ngƣời bị thƣơng nặng
Số vụ có 2 ngƣời bị nạn trở lên

1000
0

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011


Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Nguồn: cục ATLĐ- Bộ LĐ TB và XH
Biểu đồ 1.1: Tổng hợp TNLĐ theo các năm từ 2009 đến năm 2014



×