Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Từ nội dung Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V hãy liên hệ đến thực tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.07 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG

Đề tài: Từ nội dung Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V hãy liên hệ
đến thực tế hiện nay
Họ và tên: Đinh Phương Thảo
Mã sinh viên: 11216910
Lớp học phần: Lịch sử Đảng
GVHD: Nguyễn Thị Thắm

Hà Nội, 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
I. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và nội dung áp dụng.........................4
II. Thực tiễn nền giáo dục Việt Nam hiện nay...............................................................5
1. Những thành tựu đạt được...................................................................................5
1. Những hạn chế còn tồn tại...................................................................................7
2. Cơ hội và thách thức của giáo dục Việt Nam.......................................................9
3. Giải pháp phát triển ngành giáo dục Việt Nam..................................................10
KẾT LUẬN.................................................................................................................12

2


LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ thành công, đất nước ta bước vào kỷ nguyên
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, song hậu quả nặng nè của


chiến tranh đã khiến chúng ta rơi vào tình cảnh vơ cùng khó khăn, kinh tế – xã hội lâm
vào khủng hoảng. Trong diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của
Đảng, đồng chí Trường Chinh đã nhận định:
“Trong khoảng thời gian từ sau Đại hội lần thứ IV của Đảng đến nay, ở nước
ta đã diễn ra nhiều sự kiện rất quan trọng. Nhân dân ta đã phấn đấu vượt qua những
khó khăn chồng chất, đã thu được những thắng lợi to lớn và đạt được nhiều thành tựu
trên các lĩnh vực, đưa cách mạng Việt Nam phát triển lên một thế chiến lược mới, tạo
ra khả năng to lớn hơn để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng bên
cạnh thắng lợi và thành tựu, chúng ta đã và đang gặp rất nhiều khó khăn của một
nước bị tàn phá trong những cuộc chiến tranh ác liệt và lâu dài do đế quốc gây ra và
ngày nay đang đứng trước những âm mưu và hành động phá hoại và xâm lược của kẻ
thù mới... Công tác lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước
ta, một mặt có những ưu điểm và tiến bộ, mặt khác cũng có nhiều nhược điểm và
khuyết điểm.
Tình hình trước mắt đang đặt ra trước Đảng và nhân dân ta những nhiệm vụ
nặng nề.”
Đứng trước tình hình đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ V của Đảng được tổ
chức. Đại hội đã thảo luận nhiều vấn đề cấp bách của đất nước, trong đó cũng chỉ ra
những phương hướng, nhiệm vụ của nền giáo dục Việt Nam.

3


I. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và nội dung áp dụng
Sau năm năm kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ V của Đảng họp từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 03 năm 1982 tại Thủ đơ
Hà Nội.
Đồng chí Trường Chinh đọc Diễn văn khai mạc, đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Phạm Văn Đồng đọc Báo
cáo về nhiệm vụ kinh tế và xã hội, đồng chí Lê Đức Thọ đọc Báo cáo về xây dựng

Đảng. Nhiều đại biểu của Đại hội đã đọc tham luận, nhiều đoàn khách trong nước và
quốc tế đọc lời chào mừng
Tham dự Đại hội cịn có 1.033 đại biểu thay mặt 1.727.000 Đảng viên hoạt động
trong 35.146 Đảng bộ cơ sở. Trong số đại biểu đó có 14 Đảng viên từng tham gia các
tổ chức tiền thân của Đảng; 102 đại biểu hoạt động trong các cơ sở sản xuất công
nghiệp; 118 đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số phía Bắc và Tây Nam; 79 đại
biểu là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua; một phần ba
số đại biểu có trình độ từ đại học trở lên, nhiều đại biểu là cán bộ hoạt động trong lĩnh
vực văn học – nghệ thuật. Đến dự Đại hội có 47 đồn đại biểu quốc tế.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được Đại hội nhất trí
thơng qua. Đại hội khẳng định: “Năm năm qua được ghi vào lịch sử dân tộc như một
đoạn đường thắng lợi rất vẻ vang của cách mạng Việt Nam”. Song, chúng ta đang
đứng trước những khó khăn lớn về kinh tế và xã hội, đặc biệt “trên mặt trận kinh tế,
đất nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề gay gắt”. Những khó khăn đó trước hết là
do nguồn gốc sâu xa của tình hình đất nước, xã hội gây ra. Mặt khác, khó khăn đó cịn
do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước về lãnh đạo và quản lý
kinh tế, quản lý xã hội tạo nên. Trên những mặt nhất định, khuyết điểm, sai lầm về
lãnh đạo và quản lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra.
Bên cạnh đó, Báo cáo chính trị đã nêu: “Xây dựng nền văn hóa mới và con người
mới là điều cần và có thể thực hiện từng bước, từng phần ngay từ hơm nay”, trong đó,
giáo dục chính là một phần quan trọng, khơng thể thiếu. Đại hội V chỉ ra vấn đề lớn
nhất trong giáo dục tại thời điểm đó là chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng,
khơng chỉ là chất lượng văn hóa, khoa học – kỹ thuật mà cịn bng lỏng việc bồi
dưỡng lý tưởng cách mạng và đạo đức xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ; việc tổ chức và
chỉ đạo quá trình đào tạo thiếu chặt chẽ và nghiêm túc; trường sở và những dụng cụ,
thiết bị phục vụ dạy học quá thiếu thốn, lại không được sử dụng và bảo quản tốt.
Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những bài học của thời kỳ trước đó, Báo cáo chính
trị đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục chính là:

4



1. Triển khai cải cách giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục một cách tích cực
và vững chắc theo bước đi phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế
quốc dân.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
phổ thông., không xem nhẹ công tác bổ túc văn hóa và xóa nạn mù chữ.
3. Củng cố và phát triển giáo dục mầm non; hoàn thành cơ bản phổ cập cấp I, phát
triển tích cực, vững chắc và từng bước tiến tới phổ cập cấp II phổ thông cơ sở.
4. Chấn chỉnh mạng lưới các trường dạy nghề, mở rộng nhiều hình thức đào tạo và
bồi dưỡng đội ngũ công nhân và lao động kỹ thuật cho các ngành công nghiệp
cũng như cho các ngành nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp.
5. Sắp xếp hợp lý mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp, các trường đại
học, đặc biệt quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng các trường sư phạm.
6. Có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ khoa
học, kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế cân đối và đồng bộ, phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế trong cả nước và từng vùng.
7. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức trong nhà trường. Nâng cao vị
trí, chất lượng và hiệu quả bộ môn giáo dục chủ nghĩa Mác – Leenin trong các
trường đại học: “Mỗi trường phải là một trận địa vững chắc của chủ nghĩa xã
hội”.
Với những nhiệm vụ kể trên, Đại hội V nêu rõ: toàn bộ cố gắng của sự nghiệp giáo
dục phải thấu suốt mục tiêu đào tạo nên những con người mới, những người lao động
làm chủ tập thể, thiết tha yêu nước và có tinh thần quốc tế vô sản trong sang. Phải đảm
bảo cho thế hệ trẻ dần dần làm chủ được kho tàng văn hóa, kiến thức của lồi người,
biến được kiến thức thành niềm tin, thành thế giới quan và phương pháp tư duy khoa
học, từ đó trang bị cho con người khả năng suy nghĩ sáng tạo và hành động đúng đắn
phù hợp với lý tưởng cao cả của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và luôn luôn
đứng vững trên lập trường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
II. Thực tiễn nền giáo dục Việt Nam hiện nay

1. Những thành tựu đạt được
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách và ưu tiên đầu tư cho giáo
dục. Bên cạnh đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục luôn ở mức xấp xỉ
20%/tổng chi NSNN, tương đương 5% của GDP, Nhà nước cịn có nhiều chính sách
hỗ trợ khác cho giáo dục, đào tạo. Vì vậy, trong những năm qua, đặc biệt là sau hơn 30
năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đạt được nhiều thành tựu lớn,
đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Đó là:

5


Thứ nhất, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thơng phát triển.
Việt Nam đã hồn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; hoàn thành phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I vào năm 2014; hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học cơ sở vào năm 2010. Đến năm 2020, 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;
đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. 21/63 tỉnh, thành phố (33,3%)
đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và 11/63 tỉnh, thành phố (17,5%) đạt
chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; 03 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở ở mức cao nhất – mức độ 3.
Đồng thời, 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; trong đó
34/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; các địa phương đã tổ chức xóa
mù chữ cho trên 300.000 người trong độ tuổi 15-60.
Thứ hai, chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên và có bước phát triển mới.
Một trong những minh chứng cho điều này là việc ghi dấu ấn của học sinh Việt Nam
trên sân chơi trí tuệ thế giới như các kỳ thi Olympic các môn ở khu vực và quốc tế,
Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA)... Năm 2012, Việt Nam lần đầu tiên
tham gia cuộc thi PISA và xếp thứ 17 về Toán, thứ 8 về Khoa học, thứ 19 về Đọc.
Trong khi đó, Mỹ chỉ xếp 36 về Tốn, 28 về Khoa học và 23 về Đọc. Trong bảng xếp
hạng dựa trên Tốn và Khoa học do OECD cơng bố hồi tháng 5/2015, Việt Nam giành

vị trí thứ 12, cao hơn nhiều so với vị trí 28 của Mỹ. Việt Nam cũng đã đào tạo nhiều
thế hệ học sinh giỏi tham gia các kỳ thi Học sinh giỏi quốc tế, mang về nhiều huy
chương cho đất nước. Hệ thống trường chuyên từ chỗ chỉ có 6 trường thì đến nay đã
có ở tất cả 63 tỉnh, thành.
Thứ ba, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được chú trọng. Tính
đến ngày 31/12/2022, đã có 261 cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng, trung cấp
sư phạm hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Đáng chú ý, 7 cơ sở giáo dục đại học được
công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài của Mạng
lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) và Hội
đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp .
Thứ tư, nhiều chính sách cơng bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ
dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn được thực hiện. Trước hết là ưu tiên đầu tư cho
các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành cơng trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh
miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực
hiện xóa đói giảm nghèo, thơng qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với
dịch vụ giáo dục. Đồng thời, có những thay đổi trong chính sách đãi ngộ đối với giáo
viên giúp tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của bậc phổ thông.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng cho giáo dục được đầu tư thích đáng. Các trường lớp
của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở

6


đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu
vực.
Thứ sáu, công tác xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố, phát triển. Các nghiên
cứu quốc tế cũng đánh giá cao thành tựu của giáo dục Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế
giới (NHTG) thì Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới
giáo dục và nêu rõ rằng sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của

Việt Nam và Trung Quốc. Nghiên cứu của tác giả Hai-Anh H. Dang và Paul W.
Glewwe về giáo dục Việt Nam trong 20 năm qua cho thấy Việt Nam đã vượt trội so
với phần lớn các nước trong các cuộc thi đánh giá, tỷ lệ học sinh đến trường cũng như
số lượng năm học được hoàn thành.
Thứ bảy, cải cách giáo dục vẫn đang được nghiên cứu và nỗ lực thực hiện. Tính
từ Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ V diễn ra, Việt Nam đã thực hiện hai cuộc cải
cách giáo dục vào năm 1979 và 2013 (cuộc cải cách toàn diện triệt để đánh dấu bằng
Nghị quyết 29). Các nội dung được quan tâm đến trong các cuộc cải cách giáo dục là
tái cơ cấu hệ thống trường học, mở rộng mơ hình trường, thay đổi chương trình - sách
giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học,…
Thứ tám, trong đại dịch Covid – 19, giáo dục Việt Nam đã nỗ lực, cố gắng thích
nghi sớm, chuyển trạng thái sang dạy và học online để ứng phó với dịch bệnh, hạn chế
những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất
lượng.
1. Những hạn chế còn tồn tại
Tuy nhiên, trong những năm qua, giáo dục Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu tập trung
cải cách bậc phổ thông, thiếu giải pháp đồng bộ. Những hạn chế, yếu kém của giáo
dục vẫn cịn nhiều. Cụ thể:
Một là, cơng tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa
phương còn chưa phù hợp, chưa quan tâm đến yếu tố đảm bảo chất lượng khi dồn dịch
các trường. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu, phương pháp giảng dạy
chậm đổi mới; năng lực quản trị của một bộ phận cán bộ quản lý trường học còn yếu,
chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Hai là, cơ sở vật chất, trường lớp học, trang thiết bị dạy học nhiều nơi còn thiếu
hoặc bị xuống cấp; cơng tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự hiệu quả. Nguồn kinh
phí đầu tư cho cơ sở vật chất cịn hạn hẹp; cơng tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự
hiệu quả. Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%,
tương đương 5% GDP, cao hơn với nhiều nước trong khu vực. Để giảm bớt áp lực chi
tiêu từ ngân sách nhà nước, huy động được các nguồn lực phát triển và nâng cao chất


7


lượng giáo dục, đào tạo, Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực giáo dục, đào
tạo, đặc biệt trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật - cơng nghệ và dạy nghề.
Ba là, tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm còn
nhiều. Phương thức dạy nghề vẫn còn nặng về kiến thức lý thuyết, việc phối hợp giữa
nhà trường phổ thông với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... chưa
hiệu quả. Đào tạo chưa gắn kết với thị trường lao động. Việc tiếp cận công nghệ, mơ
hình giáo dục nước ngồi, các chương trình học bổng nói chung ở các địa phương
vùng sâu, vùng xa cịn rất ít. Các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tình trạng đào tạo ồ ạt bất chấp chất lượng cũng
khiến nguồn lao động rơi vào cảnh “thừa thầy thiếu thợ”, gây lãng phí nguồn lực.
Bốn là, thiết kế, cấu trúc của chương trình giảng dạy, cách đánh giá cũng như
phương pháp dạy và học chưa đảm bảo chất lượng của sinh viên khi ra trường. Cấu
trúc và nội dung, thời lượng các môn học cần phải điều chỉnh cho hợp lý, cân đối và
hấp dẫn. Một số các hạn chế là: Chương trình học ở phổ thơng q nặng, mang nhiều
tính lý thuyết sách vở, khơng phù hợp với tâm sinh lý, khả năng tiếp thu của người học
đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở cùng với chế độ thi cử nặng nề; bệnh
thành tích và cách quản lý theo kiểu cầm tay chỉ việc. Do đó giáo dục của chúng ta
đang tạo ra những sản phẩm là học sinh với thói quen học vẹt, thụ động, đối phó, vơ
cảm, thiếu sáng tạo, khả năng xử lý vấn đề và tình huống trong cuộc sống kém. Đây
chính là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động kém của người Việt so với khu vực.
Năm là, cải cách giáo dục chưa hiệu quả, gây tranh cãi trong dư luận. Có thể
thấy, trọng tâm cải cách chủ yếu nằm ở việc nhấn mạnh “dạy học
theo năng lực”, “dạy học tích hợp”. Hệ thống trường học khơng có sự
thay đổi lớn. Ý đồ ban đầu của các nhà làm chính sách là muốn tái cơ
cấu các môn học với hàng loạt môn học mới ra đời như “Công dân
với tổ quốc”, “Khoa học xã hội”, “Cuộc sống quanh ta”... nhưng rồi

trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, giáo viên, giới sử học - giáo
dục lịch sử, cuối cùng những người có trách nhiệm đã quay trở lại
phương án “rượu mới bình cũ” với các mơn học có tên gọi khơng
khác các mơn học cũ là mấy. Trong khi đó, hành chính giáo dục
khơng được chú trọng thay đổi. hệ thống hành chính giáo dục mang
nặng tính quan liêu và tập trung quyền lực cao độ vào Bộ GD-ĐT ở
Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với những vấn đề của hiện trường
giáo dục. Có 2 ví dụ về mối liên hệ này:
Tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam đã không được giải
quyết cơ bản, có nguy cơ leo thang và đây cũng có thể xem như là
hệ lụy của cơ chế hành chính giáo dục tập trung quan liêu, tập trung
quyền lực.

8


Trong hệ thống hành chính giáo dục tập trung quan liêu, cấp
trên sẽ ra các chỉ thị và đề ra, thực thi chính sách chủ yếu dựa trên
các báo cáo và con số. “Chất lượng giáo dục” của trường học vì vậy
phải được biểu đạt hóa bằng con số cụ thể như tỷ lệ học sinh khá
giỏi, giáo viên giỏi, học sinh đỗ tốt nghiệp, các cuộc “thi đua” và
“phong trào”... Kết quả là trường học - nơi vốn có sứ mệnh khai mở
và phát triển tối đa các cá nhân học sinh có nhân cách riêng biệt,
phong phú - bị biến thành cơ quan hành chính và thụ động. Sinh
hoạt trường học trở nên đơn điệu và thiếu dân chủ, đầy căng thẳng.
Như một quy luật tâm lý, giáo viên chuyển hóa áp lực, sự căng thẳng
đó vào học sinh.
Sáu là, công tác phát hiện và xử lý vi phạm còn chậm và chưa nghiêm. Việc ban
hành văn bản cịn chậm, chưa đồng bộ; cơng tác xử lý vi phạm sau thanh tra ở một số
địa phương chưa nghiêm. Công tác truyền thông chưa thực sự chủ động, việc xử lý

thơng tin có lúc chưa kịp thời.
Bảy là, số lượng sinh viên du học tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Đây là một tín hiệu rất rõ về sự không hấp dẫn của giáo dục đại học trong nước.
Tám là, cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế.
Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ,
đảng viên còn diễn biến phức tạp; thế hệ trẻ thiếu quan tâm đến việc trau dồi kiến thức
chính trị, hời hợt cịn xuất hiện nhiều.
Chín là, chuyển đổi số trong giáo dục cịn chậm do gặp khó khăn về vật chất, cơ
sở hạ tầng phục vụ, chính vì vậy khi đại dịch Covid – 19 xảy ra, có những bối rối, lúng
túng nhất định trong việc chuyển đổi hình thức dạy học để ứng phó với dịch bệnh.
2. Cơ hội và thách thức của giáo dục Việt Nam
Thời đại kinh tế tri thức với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ
hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho giáo dục Việt Nam. Trước hết là một
số cơ hội cho giáo dục Việt Nam như sau:
Thứ nhất, với khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam còn ở thời
kỳ dân số vàng trong ít nhất 20 năm nữa. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có sự thiếu hụt
trầm trọng giữa lao động có trình độ tay nghề cao và công nhân kỹ thuật lành nghề.
Theo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI), năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia của
Việt Nam xếp 55/137. Trong khi đó, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam ở vị trí
47/127. Vì vậy, nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực
là rất lớn.
Thứ hai, hiện có khoảng 70,3% dân số Việt Nam sử dụng internet, dự báo nhu
cầu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn tiếp tục tăng mạnh trong
tương lai. Đây là những nền tảng và lợi thế rất quan trọng mà nhiều tập đồn cơng
9


nghệ cao như Fujitsu, Intel, Samsung, Siemens, Acatel... đang tranh thủ để mở rộng
đầu tư vào Việt Nam.
Thứ ba, Việt Nam đặt mục tiêu khuyến khích và hỗ trợ các dự án trong lĩnh vực

khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới. Đồng
thời, việc đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hy vọng đem
lại những cơ hội việc làm mới. Thứ tư, nhu cầu đào tạo của những ngành nghề đào tạo
mới, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin (CNTT), trí tuệ nhân tạo, robot, IoT...
Thứ năm, cơ hội mở ra khi nhu cầu đào tạo lại, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ
năng của lực lượng lao động có trình độ cao tăng lên. Xu hướng người lao động trình
độ cao sẽ khơng chỉ giới hạn thời gian đào tạo trong 4 hay 5 năm đại học, mà là trong
suốt cuộc đời lao động của họ, khi người học tiếp tục quay trở lại để có thêm kiến thức
và kỹ năng sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, tư duy cũ của nền giáo dục đón đầu sẽ thay đổi,
khi các trường đại học xác định quá trình học tập suốt đời như là một phần sứ mệnh
của mình.
Bên cạnh các cơ hội, giáo dục Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức.
Các thách thức chính của giáo dục Việt Nam là:
Một, tiếp cận giáo dục trung học còn chưa cao và chưa cơng bằng. Các nhóm có
hồn cảnh khó khăn, bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số, người dân ở các khu tái định
cư, người dân thuộc các hộ nghèo, ở vùng sâu, vùng xa và người khuyết tật còn gặp
nhiều khó khăn trong tiếp cận giáo dục.
Hai, mặc dù có những cố gắng cải thiện chất lượng giáo dục bằng cách tăng
cường thực hành giảng dạy dựa trên năng lực và cải cách chương trình, sách giáo
khoa, nhưng vẫn cần có những hướng dẫn rõ ràng và tạo thuận lợi cho giáo viên giảng
dạy dựa trên năng lực.
Ba, khi nền kinh tế của Việt Nam phát triển, cần đầu tư nhiều hơn vào trình độ
học vấn và học cả đời, giúp người học có khả năng tốt hơn trong việc chuyển biến các
kiến thức và kỹ năng nền tảng thành những kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhu cầu
thị trường lao động. Ngoài ra, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam chưa được
trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động.
Bốn, nền giáo dục của Việt Nam đang còn quá nặng về truyền tải kiến thức mà
chưa hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực của người học; chất lượng đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý chưa đồng đều; hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.
Năm, chất lượng giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo con

người và nhu cầu phát triển của xã hội.
Ngun nhân chính của tình trạng trên là do tư duy và cách làm giáo dục chưa
theo kịp thời đại. Nền giáo dục của Việt Nam cơ bản vẫn theo cách nghĩ và cách làm
giáo dục của xã hội truyền thống, trong đó nhà trường được gắn cho sứ mạng là phải
10


trang bị đầy đủ kiến thức để con người có đủ khả năng làm việc suốt đời, song lại xem
nhẹ việc bồi dưỡng năng lực của người học vận dụng những kiến thức đó để giải quyết
những vấn đề mà công việc và cuộc sống đặt ra.
3. Giải pháp phát triển ngành giáo dục Việt Nam
Nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi của thời đại kinh tế tri thức
và cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam cần đổi mới mạnh mẽ cả về tư duy, cách làm giáo
dục cũng như cách dạy, cách học và cách đánh giá kết quả học sinh.
Trước hết, cần đổi mới tư duy về vai trò của Nhà trường, Nhà nước, gia đình,
xã hội, doanh nghiệp trong giáo dục. Nhà trường là nơi dạy cách học, phương pháp
học, tạo môi trường để dạy và học. Nhà nước giữ vai trò định hướng giáo dục và giám
sát đảm bảo chất lượng giáo dục với các chính sách, quy định, tiêu chuẩn tạo điều kiện
cho các cơ sở giáo dục tự chủ, tự quản, cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững.
Người dạy là người dạy cách học, phương pháp học, truyền cảm hứng cho người học.
Người học là trung tâm của quá trình giáo dục. Người học phải chủ động, sáng tạo, tìm
tịi, cập nhật, phản biện, tranh luận, tự học là chính, học suốt đời. Gia đình, xã hội phải
tham gia vào việc tạo dựng một xã hội học tập, khuyến khích học tập suốt đời, tự học.
Doanh nghiệp cần có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở giáo dục đào tạo, là người đặt
hàng, cập nhật thông tin việc làm, yêu cầu nghề nghiệp cũng như tạo môi trường rèn
luyện thực tế cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, các cơ sở giáo dục cũng cần có tư
duy doanh nghiệp với khả năng tự chủ tài chính, tìm kiếm đối tác, xây dựng chương
trình, dự án hợp tác đào tạo.
Bên cạnh đó, cần thay đổi cách làm giáo dục. Cần tái cấu trúc nền giáo dục với
việc nhận thức lại về giáo dục và vai trò quản lý của Nhà nước với sự nghiệp giáo dục,

tái cấu trúc lại hệ thống quản lý về giáo dục, về phương thức giáo dục, đào tạo và đổi
mới chương trình giáo dục.
Cuối cùng, cần thay đổi cách dạy, cách học và cách đánh giá kết quả học tập.
Dạy là dạy cách học, là truyền cảm hứng, cùng trao đổi, giải quyết vấn đề. Học là học
cách học, tinh thần tự học, tranh luận, phản biện, học suốt đời. Đánh giá kết quả học
tập phải chú trọng và đánh giá năng lực học tập, khả năng học tập, đánh giá khách
quan và cả q trình chứ khơng phải kiểm tra kiến thức đã học.‡

11


KẾT LUẬN
Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, nhất là sau đổi mới, được sự quan tâm
và đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước, giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi,
đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Tuy
nhiên, giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cũng như đối mặt với nhiều
thách thức. Nhằm đón lấy những cơ hội to lớn của thời đại kinh tế tri thức và cách
mạng 4.0, giáo dục Việt Nam cần đổi mới về tư duy và cách làm cũng như cần thay
đổi cách dạy, cách học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quý, Nguyễn Tĩnh Khảm và Nguyễn Thị Kim Phượng (2005), Văn
kiện Đảng toàn tập tập 43 – 1982, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Nguyễn Ngọc Ánh và Nguyễn Kiều Lan Thương (2018), Giáo dục Việt Nam:
Thực trạng, cơ hội và thách thức, Tạp chí giáo dục lý luận – Số 279 (9/2018)
3. Nguyễn Quốc Vương (2019), Tại sao càng cải cách, giáo dục Việt Nam càng
rối rắm?, />

13



×