Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN VẬT LÝ 7 NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 30 trang )

1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO .....................
TRƯỜNG THCS .....................
----------

BÁO CÁO CHUN ĐỀ
SỬ DỤNG TRỊ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MƠN VẬT LÝ 7
NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC,
CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Tác giả:.............................

Năm học 2023 - 2024


2
MỤC LỤCC LỤC LỤCC
TỔNG QUAN
Trang
1. Lời giới thiệu
3
2. Tên chuyên đề
3
3. Tác giả chuyên đề
3
4. Chủ đầu tư chuyên đề
4
5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề
4
6. Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
4


7. Mô tả bản chất của chuyên đề
4
7.1. Cơ sở lí luận
4
7.2. Cơ sở thực tiễn
5
7.2.1. Thực trạng về sự hứng thú, tích cực học tập phân môn Vật lý của HS
6
lớp 7.
7.2.2. Nhận thức của học sinh về việc sử dụng trò chơi trong dạy học ở
6
trường THCS.
7.2.3. Thực trạng việc sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THCS của
9
giáo viên.
7.3. Giải pháp thực hiện
13
7.3.1. Tìm hiểu ý nghĩa, cách tiến hành, ưu - nhược điểm của kĩ thuật tổ
13
chức trị chơi trong học tập.
7.3.2. Tìm hiểu sự phát triển các hành động nhận thức của học sinh trung
học cơ sở và phối hợp cùng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên trong
14
trường để triển khai chuyên đề.
7.3.3. Tổ chức trò chơi học tập trong thực tế giảng dạy phân mơn Vật lí 7 tại
15
trường THCS Việt Xn.
7.3.3.1. Ứng dụng phần mền PowerPoint để tổ chức trò chơi.
15
7.3.3.2. Tổ chức các trò chơi trực tuyến.

17
7.3.3.3. Tổ chức trò chơi vận động
22
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)
23
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề
23
10. Đánh giá lợi ích thu được
23
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
26
chuyên đề lần đầu (nếu có)
12. Kết luận và kiến nghị
26
12.1. Kết luận
26
12.2. Kiến nghị
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
29
SỬ DỤNG TRỊ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MƠN VẬT LÝ 7
NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC,
CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH


3
1. Lý do chọn chun đề:
Vật lí là mơn khoa học thực nghiệm, kiến thức gắn kết một
cách chặt chẽ với thực tế đời sống, do đó tơi mong muốn học sinh hiểu
sâu kiến thức lí thuyết để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Từ những kiến thức

phát hiện trong khi học Vật lí các em sẽ có ý tưởng cải tiến, sáng tạo các sản phẩm
phục vụ cuộc sống và tham gia các cuộc thi dành cho thiếu niên nhi đồng như:
Nghiên cứu khoa học, Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng...
Qua nhiều năm dạy học, tôi luôn mong muốn làm thế nào để những giờ học
thoải mái, loại trừ mệt mỏi, giảm căng thẳng, bớt áp lực, tạo hứng thú cho học
sinh, nâng cao chất lượng học tập bộ mơn Vật lí, làm sao để các em có cảm giác
“mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, thơng qua mỗi giờ học Vật lí các em thấy
kiến thức trong sách thật gần gũi với bản thân, với thiên nhiên và mong muốn
khám phá thêm kiến thức mới của bộ môn.
Đối với học sinh trong lứa tuổi cấp trung học cơ sở thì hoạt động vui chơi là
nhu cầu khơng thể thiếu, giữ vai trị quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết
tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học thì giờ học sẽ mang lại hiệu
quả giáo dục cao. Vì vậy, tổ chức trị chơi trong giờ học Vật lí ở trường trung học
cơ sở sẽ làm thay đổi khơng khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú
cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn, mạnh dạn đề xuất ý kiến của
mình, phát huy tư duy sáng tạo.
Với những lí do trên và qua thực tế giảng dạy phân mơn Vật lí ở trường
trung học cơ sở Việt Xuân tôi đã tiến hành chuyên đề: “Sử dụng trị chơi trong dạy
học phân mơn Vật lý 7 nhằm nâng cao hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động
học tập của học sinh”.
2. Tên chuyên đề: “Sử dụng trị chơi trong dạy học phân mơn Vật lý 7 nhằm nâng
cao hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh”.
3. Tác giả chuyên đề:
- Họ và tên:
- Địa chỉ tác giả chuyên đề:
- Số điện thoại:


4
- Email:

4. Chủ đầu tư chuyên đề:
5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề: Phân môn Vật lý
6. Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu hoặc dùng thử:
Tháng 9 năm 2022
7. Mô tả bản chất của chuyên đề
7.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta biết, trong chương trình giáo dục cũ, phương pháp và hình
thức dạy học trong nhà trường phổ thơng cịn nặng về lý thuyết, việc dạy học theo
lối truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò chép” phần nào mang tính áp
đặt, ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh… Cơng tác
kiểm tra đánh giá cịn nặng về đánh giá định kì và đánh giá sự ghi nhớ kiến thức.
Việc đánh giá quá trình và đánh giá khả năng vận dụng kiến thức học được vào
giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống chưa được quan tâm đúng mức.
Xác định được vấn đề này, những năm gần đây bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các phương pháp
dạy học/hoạt động giáo dục và kiểm tra đánh giá tích cực. Đặc biệt, thơng tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu định
hướng về phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 có
nội dung: “Các mơn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các
phương pháp tích cực hóa hoạt động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trị tổ
chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và
những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy
được để phát triển.”
Việc chỉ đạo và hướng dẫn triển khai đổi mới phương pháp, hình thức dạy
học, kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục đào tạo suốt
giai đoạn vừa qua được đánh giá là “có tác động tích cực”, khơng ít địa phương,
nhà trường đã thực hiện tốt và nâng cao được chất lượng giáo dục. Bản thân tôi và
đồng nghiệp cũng đã thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,



5
kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực. Một trong những phương
pháp dạy học đang được đơng đảo giáo viên quan tâm sử dụng đó là phương pháp
sử dụng trò chơi trong dạy học. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học là một biện
pháp dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học hiện đại. Trong chương trình
dạy học ở trường trung học nói chung và mơn Vật lý nói riêng, nhiều nội dung nếu
được thiết kế để tổ chức theo trò chơi dạy học sẽ làm tăng hứng thú, phát huy được
tính tích cực, chủ động học tập của học sinh và mang lại hiệu quả cao trong quá
trình dạy học.
7.2. Cơ sở thực tiễn
Trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018, môn Khoa học tự nhiên là
môn học mới với sự tổng hợp kiến thức của ba phân mơn vật lí, hố học, sinh học
nhằm hình thành và phát triển năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực
giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Một trong những yêu
cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực là sử dụng hiệu quả các
phương pháp, kĩ thuật dạy học và kĩ thuật tổ chức trò chơi học tập phù hợp để góp
phần hình thành và phát triển năng lực chung cho học sinh.
Các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Tường đã được trang bị
máy chiếu, màn hình thơng minh, đây là phương tiện thuận lợi cho giáo viên thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Tại trường, giáo viên đã được tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn cách
thức ứng dụng các thiết bị công nghệ thơng tin vào q trình dạy học; được tham
gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học. Tuy nhiên, trình độ
ứng dụng cơng nghệ thơng tin và sử dụng các phương tiện hiện đại vào q trình
dạy học cịn hạn chế nên giáo viên có tâm lí “e ngại” khi tổ chức trị chơi đặc biệt
là các trị chơi vận động trong dạy học vì mất nhiều thời gian chuẩn bị, học sinh
ham chơi quên mất kiến thức cần học trong bài, khi tổ chức trò chơi gây tiếng ồn
ảnh hưởng đến các lớp học xung quanh.
7.2.1. Thực trạng về sự hứng thú, tích cực học tập phân môn Vật lý của

HS lớp 7.


6
Ngay từ đầu năm học khi được phân công giảng dạy phân môn Vật lý Khoa học tự nhiên 7, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú học tập của các em
học sinh lớp 7 mà tôi được phân công giảng dạy và nhận được kết quả như sau :
Bảng kết quả khảo sát mức độ hứng thú học tập phân mơn vật lí lớp 7.

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy số lượng học sinh rất thích và thích tham
gia học tập phân mơn Vật lí cịn rất khiêm tốn. Với phân mơn Vật lí, trong những
tiết thực hành hoặc những tiết có thí nghiệm các em được tự mình thao tác hoặc
được hoạt động nhóm nên khơng khí lớp học có phần sơi nổi hơn, học sinh có chút
tích cực hơn trong các hoạt động. Nhưng đối với những tiết lý thuyết thì chỉ có
những em ham học, thích tìm hiểu, khám phá kiến thức mới tập trung thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu do cơ giáo giao cho, số đơng các em cịn lại tiếp thu kiến
thức một cách thụ động, mất tập trung nên nhanh quên.
7.2.2. Nhận thức của học sinh về việc sử dụng trò chơi trong dạy học ở
trường THCS.
Trước khi thực hiện chuyên đề tôi cũng đã tiến hành khảo sát việc sử dụng
trò chơi của các giáo viên trong trường và mức độ hứng thú của học sinh khi được
tham gia các tiết học có sử dụng trị chơi.
Mẫu khảo sát như sauu khảo sát như sauo sát như sau sau :
Để phục vụ cho việc nghiên cứu của Cơ, mong các em học sinh vui lịng cho


7
biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào trước câu trả
lời đúng với ý kiến của các em trong một số câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các em!
Câu 1: Các em cho biết ở trường các em đang học giáo viên có sử dụng trò trư sauờng các em đang học giáo viên có sử dụng trị dụng trịng trị

chơi trong dạy học khơng?i trong dạy học khơng?y học khơng?
Thường xun
Thỉnh thoảng
Rất ít khi
Không bao giờ
Câu 2: Trong dạy học ở trường trung học, theo các em thì việc giáo viên thiết kế
và sử dụng trị chơi trong dạy học có cần thiết khơng?
Rất cần thiết
Cần thiết
Có cũng được
Khơng cần thiết
Câu 3: Ở trường các em, khi giáo viên sử dụng trò chơi, các em cảm thấy?
Rất thích, hào hứng tham gia
Thích
Bình thường
Căng thẳng, mệt mỏi
Câu 4: Ở trường, khi tham gia trò chơi do giáo viên thiết kế, tổ chức chơi và trò
chơi do học sinh tự thiết kế rồi tổ chức cho nhau chơi thì em thấy?
Thích trị chơi do giáo viên thiết kế và tổ chức
Thích trị chơi do học sinh tự thiết kế và tổ chức cho nhau chơi.
Thích cả hai cách
Khơng thích cách nào
Kết quả khảo sát :
Qua 4 câu hỏi nhiều lựa chọn, kết quả hỏi 72 học sinh các lớp 7 tôi trực tiếp
giảng dạy, cho thấy :
+ Có tới 58,3% số học sinh cho rằng giáo viên « rất ít khi » sử dụng trị chơi
trong dạy học.


8

Các em cho biết ở trường các em đang học giáo viên có sử dụng
trị chơi trong dạy học khơng?
0
16.7

25

Thường xun
Thỉnh thoảng
Rất ít khi
Khơng bao giờ

58.3

+ Có 80,6% số học sinh khẳng định việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy
học là « rất cần thiết » hoặc « cần thiết » và khơng có học sinh nào lựa chọn là
không cần thiết.
Trong dạy học ở trường trung học, theo các em thì việc giáo viên
thiết kế và sử dụng trị chơi trong dạy học có cần thiết khơng?
0
19.5

19.5
Rất cần thiết
Cần thiết
Có cũng được
Khơng cần thiết
61.1

+ Về hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng trò chơi trong dạy học ở

trường thì hầu hết học sinh lựa chọn « thích » hoặc « rất thích ». Cũng có một số ít
học sinh lựa chọn « bình thường »


9

+ Đặc biệt các em thích được giáo viên tổ chức cũng như có thể tự tổ chức các
trị chơi cho nhau chơi trong quá trình học tập.

7.2.3. Thực trạng việc sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THCS của
giáo viên.
Mẫu khảo sát như sau:


10
Để giúp tơi hồn thành nghiên cứu của mình, mong q thầy cơ vui lịng cho
biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào trước câu trả
lời đúng với ý kiến của thầy cô hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của q thầy cơ!
Câu 1: Thầy cơ cho biết sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi dạy học trong
dạy học ở trường THCS?
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Ý kiến khác……………
Câu 2: Theo thầy cô, sử dụng trò chơi trong dạy học trên lớp ở trường THCS có
tác dụng như thế nào ?
Định hướng phát triển các phẩm chất cho học sinh
Định hướng phát triển các năng lực cho học sinh
Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

Khơng có tác dụng
Ý kiến khác
Câu 3: Trong dạy học ở trên lớp, nếu thầy cô sử dụng trị chơi thì sẽ sử dụng
trong nội dung nào?
Khởi động
Hình thành kiến thức
Luyện tập
Tìm tịi mở rộng
Ý kiến khác
Câu 4: Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học trên lớp của thầy cô như thế
nào?
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Rất ít khi
Khơng bao giờ
Qua 4 câu hỏi nhiều lựa chọn, kết quả hỏi ý kiến giáo viên ở trường THCS
Việt Xn nơi tơi giảng dạy có 18 giáo viên trả lời cho thấy:
+ Có 83,3% giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học ở
trường THCS là “cần thiết” hoặc “rất cần thiết”.


11

+ Hầu hết giáo viên đều cho rằng sử dụng trị chơi trong dạy học trên lớp có tác
dụng định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh hoặc định hướng
phát triển năng lực cho học sinh.
Theo thầy cơ, sử dụng trị chơi trong dạy học trên lớp ở trường
THCS có tác dụng như thế nào ??
Phát triển phẩm chất


0

Phát triển năng lực

5.6
22.2

Phát triển phẩm chất và
năng lực
Không có tác dụng

38.9

33.3

+ Có tới 50% các thầy cơ lựa chọn sử dụng trò chơi trong phần khởi động, khá ít
thầy cơ lựa chọn sử dụng trị chơi trong hoạt động hình thành kiến thức hoặc tìm
tịi mở rộng.


12

+ Thông qua khảo sát cũng cho thấy rằng đa số các giáo viên lựa chọn “thỉnh
thoảng” hoặc “rất ít khi” sử dụng trị chơi trong dạy học

Qua đây, tơi cho rằng ở các trường THCS hiện nay, mặc dù nhận thấy sự cần
thiết và thiết thực của trò chơi dạy học nhưng với nhiều nguyên nhân việc sử dụng
trò chơi trong dạy học đang rất hạn chế. Chính vì vậy, tôi hi vọng với việc thực
hiện chuyên đề này của mình sẽ giúp ích cho việc nâng cao hứng thú, sự tích cực

chủ động của học sinh trong các giờ học Vật lý, trước hết là ở khối lớp 7, sau đó


13
mở rộng ra với các khối khác và rộng hơn nữa là có tác dụng tích cực với các mơn
học khác.
7.3. Giải pháp thực hiện
7.3.1. Tìm hiểu ý nghĩa, cách tiến hành, ưu - nhược điểm của kĩ thuật tổ chức
trò chơi trong học tập.
 Ý nghĩa của trò chơi trong học tập:
Trị chơi đóng vai trị trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học nói chung, mơn Vật lí nói riêng. Với quan điểm “Thơng qua hoạt động vui
chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với lứa tuổi học sinh nên phát
huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học.
Phương pháp tổ chức chơi trò chơi hiện nay là một trong những phương
pháp phổ biến trong dạy học nhằm hướng tới mục tiêu vừa hình thành năng lực
phẩm chất, vừa phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Người giáo viên khi áp
dụng phương pháp này vào dạy học sẽ tạo ra khơng khí lớp học sơi nổi, tạo môi
trường, điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia hoạt động học tập hơn kể cả
những học sinh trung bình, yếu.
 Cách tiến hành trị chơi học tập:
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích trò chơi:
+ Trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu để lôi cuốn các em tham gia đồng thời thể hiện
rõ nhiệm vụ của học sinh khi chơi.
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi:
+ Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài,
quản trò,…
+ Các dụng cụ cần dùng để chơi.
+ Phổ biến luật chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời
gian chơi, những điều người chơi không được làm.

+ Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi (nếu có)
- Bước 3: Thực hiện trò chơi:
- Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi:
+ Giáo viên hoặc trọng tài nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội,


14
những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm.
+ Giáo viên hoặc trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, các nhân và trao
phần thưởng cho đội được giải.
 Ưu điểm khi tổ chức trò chơi học tập
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động hấp dẫn học sinh, duy
trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
- Trị chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, giảm tính chất
căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lí thuyết mới.
- Trị chơi thu hút học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp
tác, chia sẻ.
 Hạn chế khi tổ chức trị chơi học tập
- Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.
- Học sinh dễ sa đà vào chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
 Lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập
- Trò chơi học tập nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải là một
phần cấu tạo nên bài học.
- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng
thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp thu các nội dung khác của bài học một
cách có hiệu quả.
- Lựa chọn và thiết kế trò chơi: Phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh.
- Khi tổ chức trò chơi cần phổ biến thể lệ trò chơi ngắn gọn, rõ ràng. Luật chơi đơn
giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều học sinh
tham gia để tăng cường kỹ năng giao tiếp, hợp tác.

- Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên
lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm.
- Chọn quản trị chơi có năng lực phù hợp với u cầu của trị chơi.
- Với trị chơi có phần thưởng, thì phần thưởng chỉ dành cho sự nỗ lực, chứ khơng
trao tặng miễn phí.


15
7.3.2. Tìm hiểu sự phát triển các hành động nhận thức của học sinh THCS
và phối hợp cùng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên trong trường để
triển khai chuyên đề.
Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là ham hiểu
biết, thích khám phá nhưng lại nhanh quên, chưa chủ động tích cực trong học tập
dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không đồng đều.
Các em có khả năng phân tích và tổng hợp các thông tin phức tạp tuy
nhiên sự tri giác cịn một số hạn chế như thiếu kiên trì, hấp tấp, vội vàng, tính tổ
chức, tính hệ thống trong tri giác cịn yếu.
Ở lứa tuổi này các em có sự tập trung chú ý cao hơn ở lứa tuổi tiểu học,
chú ý của các em phụ thuộc vào tính chất đối tượng và mức độ hứng thú với đối
tượng, do đó các em có thể tập trung vào giờ học này nhưng lại lơ đễnh vào giờ
học khác. Mặt khác, sự chú ý của các em chưa bền vững, dễ bị phân tâm.
Khả năng ngôn ngữ phát triển mạnh, vốn từ tăng lên rõ rệt, từ vựng phong
phú hơn, logic chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, khả năng dùng từ để biểu đạt ý nghĩa
còn hạn chế, các em dùng từ chưa chính xác.
Để thực hiện được chun đề, tơi phối hợp cùng giáo viên dạy môn Khoa
học tự nhiên 7 trong trường cũng như thường xuyên trao đổi nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức các bài dạy phân mơn Vật lí lớp 7 với các giáo viên của
các trường bạn trong cụm.
Tự học hỏi, tìm hiểu nội dung các bài học phân mơn Vật lí lớp 7 trong

sách Cánh diều và sách Kết nối tri thức với cuộc sống tìm sự tương đồng về kiến
thức giữa các bài học để thiết kế các trò chơi phù hợp với nội dung bài dạy.
Thu thập, phân tích, chia sẻ thơng tin, rút kinh nghiệm cho các tiết dạy tổ
chức trò chơi học tập.
Phối hợp cùng giáo viên trong trường khảo sát mức độ hứng thú của học
sinh khi học phân môn Vật lí lớp 7 trước và sau khi áp dụng chuyên đề tại
trường.
7.3.3. Tổ chức trò chơi học tập trong thực tế giảng dạy phân mơn Vật lí 7 tại
trường THCS Việt Xuân.


16
7.3.3.1. Ứng dụng phần mền PowerPoint để tổ chức trò chơi.
Phần mềm PowerPoint cho phép giáo viên xây dựng các trình chiếu dưới
dạng slide, với những tính năng nổi bật đó là khả năng trình chiếu hình ảnh, video,
… với những hiệu ứng đẹp mắt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh; tạo cho
học sinh sự hứng thú, tập trung vào bài học; chủ động ghi nhớ kiến thức dễ dàng
hơn. Những hiệu ứng thông minh là cơng cụ hữu hiệu cho việc thiết kế các trị chơi
học tập cho học sinh, chỉ với các thao tác nhanh gọn trên máy tính giáo viên đã có
thể tạo ra được những trị chơi hấp dẫn mà khơng tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị
các đồ dùng, dụng cụ thủ cơng như trước.
Trong các tiết học lí thuyết để khởi động, củng cố hay luyện tập – vận dụng
các kiến thức đã học trong bài, giáo viên có thể tổ chức trò chơi để thu hút sự tham
gia của học sinh, gây hứng thú trong học tập đồng thời giúp học sinh củng cố kiến
thức một cách dễ dàng hơn. Cịn đối với những tiết ơn tập, trị chơi học tập có thể
diễn ra ngay từ đầu tiết học như một phần khởi động để giúp học sinh nhắc lại các
kiến thức đã học, vận dụng vào giải bài tập.
Ví dụ 1: Để khởi động cho tiết học tìm hiểu các cách đo tốc độ (Bài 7: Tốc
độ của chuyển động - Sách cánh diều) tơi tổ chức trị chơi Ai là triệu phú để kiểm
tra kiến thức về tốc độ mà các em đã được học ở tiết trước.

Cách thực hiện:
- Sử dụng phần mền gọi tên học sinh ngẫu nhiên để tham gia trò chơi.
- Học sinh tham gia trò chơi sẽ lần lượt trả lời câu hỏi. Nếu học sinh khơng trả lời
được có quyền nhờ sự trợ giúp của các bạn khác.


17

Trị chơi có nền nhạc sơi động, giúp cho học sinh có tâm thế thoải mái, sẵn
sàng khi bước vào giờ học mới.
Ví dụ 2: Để thể hiện được tinh thần đồn kết, nâng cao hiệu quả khi làm
việc nhóm giáo viên chia lớp thành hai đội chơi: đội Nam thanh và đội Nữ tú.
Đồng thời giúp các em tìm hiểu các kiến thức thực tế liên quan đến tốc độ và an
tồn giao thơng (Bài 8: Đồ thị qng đường – Thời gian - Sách cánh diều).


18

Sự ganh đua giữa hai đội sẽ làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, thu hút học sinh
hơn. Các em vừa có thể tìm hiểu kiến thức vừa thư giãn mà lại ghi nhớ sâu kiến
thức.
7.3.3.2. Tổ chức các trò chơi trực tuyến.
Sử dụng trò chơi trên mạng Internet là hình thức học mà chơi, vừa góp phần
cho các em được làm quen với máy tính, khai thác hiệu quả mạng Internet.
*
Kahoot – Công cụ hỗ trợ giảng dạy giúp làm nổi bật nội dung bài giảng, biến
lớp học thành sân chơi hào hứng. Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy nó có
thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop, tablet, smartphone, máy tính miễn là thiết bị
đó kết nối mạng được. Kahoot hỗ trợ người dùng tạo trị chơi với nhiều lựa chọn
với tính năng có thể tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Cách tạo và thiết lập tài khoản Kahoot
+ Đối với giáo viên: Giáo viên muốn đăng ký vào tài khoản Kahoot thì đăng ký
ngay tại trang website () sau đó chọn vai trị người đăng ký
tài khoản là giáo viên (teacher).


19
+ Đối với học sinh: Sau khi giáo viên đã nhấn vào nút Classic ở chế độ chuẩn cho
từng người hoặc chọn Team mode ở chế độ cho một nhóm thì Kahoot sẽ gửi cho
giáo viên biết số hiệu (tức là mã pin của game) để giáo viên thông báo cho học
sinh của mình. Lúc này các bạn học sinh sẽ truy cập vào website của Kahoot bằng
bất kỳ phương tiện nào các em có và có kết nối internet sau đó nhập số hiệu vào
nick-name của mình mà khơng cần đăng ký tài khoản.
- Cách sử dụng Kahoot
+ Muốn sử dụng ứng dụng Kahoot, đầu tiên giáo viên cần phải đăng nhập vào tài
khoản mình đã lập. Sau đó màn hình sẽ xuất hiện màn hình giao diện để giáo viên
có thể xây dựng trị chơi, bài kiểm tra ...
+ Xây dựng bộ câu hỏi: Sẽ có 3 lựa chọn là Quiz (câu đố); Discussion (thảo luận);
Survey (khảo sát). Sau đó các bạn hãy nhấn nút “Go!” và điền các thông tin đầy đủ
vào các mục như tên câu hỏi, nhóm câu hỏi, thời lượng câu hỏi, sau đó soạn các
đáp án, chọn các hình ảnh đính kèm. Nhấn nút lưu và tiếp tục “Save & continue”
rồi thiết lập chỉnh sửa.
+ Tổ chức giảng dạy
Giáo viên chuẩn bị: Giáo viên có thể chọn bộ câu hỏi do mình đã soạn trước
“tab my Kahoot” hoặc bộ câu hỏi được cộng đồng chia sẻ “tab public Kahoot”. Sau
khi đã thiết lập cài đặt và tùy chọn thì giáo viên chọn nút classic hoặc team mode.
Chọn tham số của bộ câu hỏi như có hiện số hiệu của game hay khơng, có hiện
ngẫu nhiên câu hỏi không, hiện ngẫu nhiên câu trả lời hay không,…Kahoot sẽ cho
giáo viên biết số hiệu của game để giáo viên thông báo đến học sinh
Học sinh đăng nhập: Học sinh đăng nhập vào mã pin của game để tạo

nickname. Lúc này màn hình giao diện của giáo viên sẽ hiển thị đầy đủ tên của học
sinh.
- Ưu điểm của Kahoot
+ Kahoot là ứng dụng có thể tích hợp những hình ảnh, video… được tải trực tiếp từ
máy tính hoặc điện thoại giúp tạo sự chú ý cho người học.
+ Giúp người sử dụng có thể chủ động tương tác hơn.
+ Có thể đặt chế độ cài thời gian cho mỗi câu hỏi.


20
+ Trong khi giáo viên chờ học sinh đăng nhập vào thì giáo viên có thể mở video
trên youtube chạy trong nền của ứng dụng Kahoot.
+ Có thể sử dụng bất kỳ trình duyệt web nào mà khơng cần phải cài đặt lại.
+ Có sẵn bộ câu hỏi hay được chia sẻ trên cộng đồng của Kahoot, do đó bạn hồn
tồn có thể tìm và sử dụng thêm các câu đố khác.
+ Cuối mỗi bài học, người học có thể phản hồi về bài kiểm tra để giúp cho giáo
viên có thể ngày càng hồn thiện bộ câu hỏi của mình.
+ Đặc biệt là hồn tồn khơng mất phí.
- Nhược điểm của Kahoot
+ Kahoot chỉ có thể cho ra những câu hỏi trắc nghiệm.
+ Bởi vì đây là trị chơi trực tiếp nên người sử dụng phải ở cùng một phịng trong
cùng một thời điểm.
+ Có tất cả 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho câu trả lời tuy nhiên người
dùng có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản.
*
Cũng giống như Kahoot, Quizizz là công cụ online tạo câu hỏi trắc nghiệm
để làm thành trò chơi học tập khá thú vị. Quizizz hỗ trợ ba chế độ chơi: Live game,
Homework, hoặc Practice. Học sinh có thể dùng máy tính hoặc cài đặt ứng dụng
trên điện thoại để tham gia trò chơi trực tuyến; câu hỏi và đáp án hiển thị trên màn
hình thiết bị cá nhân mà khơng phụ thuộc vào máy chủ.

- Chế độ chơi trực tuyến (Live game): Học sinh có thể nhìn thấy thứ tự của mình ở
từng câu. Sau khi kết thúc trị chơi sẽ hiện bảng xếp thứ hạng theo điểm số, và các
thống kê như tỉ lệ số người có đáp án đúng- sai, trung bình khoảng thời gian trả lời
cho một câu hỏi, hiển thị những trả lời đúng - sai của từng người chơi, giúp máy
chủ có thể kiểm sốt được chất lượng. Giáo viên sẽ có các thống kê chi tiết có thể
xuất ra file Excel sau khi trị chơi kết thúc.
- Chế độ bài tập về nhà (Homework): Cho phép học sinh có thể làm bài ở bất kỳ
thời gian nào miễn là trước hạn deadline.
- Chế độ luyện tập (Practice): Giáo viên có thể tự làm các bài quizizz của mình tạo
ở giao diện người học trước khi tổ chức thực hiện trong lớp hoặc share cho học



×