Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHAN THỊ BÍCH HỒNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO BẰNG,
TỈNH CAO BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG VŨ QUANG

Hà Nội, 2023


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày … tháng 04 năm 2023


Người cam đoan

Phan Thị Bích Hồng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn những tổ
chức, cá nhân đó.
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồng Vũ
Quang, người thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt q trình nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo Trường
Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt để tôi học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Cao Bằng; Phòng Kinh
tế; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Cao Bằng; Chi cục thống kê
thành phố Cao Bằng; UBND xã Chu Trinh, Đề Thám, Hưng Đạo, Vĩnh
Quang đã tạo điều kiện thuận lợi trong q trình nghiên cứu thực tế của tơi.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng 04 năm 2023
Học viên

Phan Thị Bích Hồng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG .......................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ khuyến nông ................................. 6
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................... 6
1.1.2. Nguyên tắc của khuyến nơng .......................................................... 10
1.1.3. Chức năng và vai trị của khuyến nông .......................................... 12
1.1.4. Nội dung, phương thức hoạt động khuyến nơng ............................ 16
1.1.5. Tiêu chí phản ánh chất lượng dịch vụ khuyến nông ....................... 20
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khuyến nông ......... 24
1.1.7. Nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông .................................... 29
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông ............. 30
1.2.1. Kinh nghiệm của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng ..................... 30
1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ........................... 33
1.2.3. Kinh nghiệm của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ....................... 36
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng..... 37
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng .................. 40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 40
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 44


iv
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Cao Bằng tới hoạt động khuyến nông ...................................................... 49

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 52
2.2.1. Cách tiếp cận đánh giá chất lượng dịch vụ khuyến nông .............. 52
2.2.2. Phương pháp chọn điểm khảo sát .................................................. 52
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 54
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 55
2.2.5. Các chỉ số đánh giá ........................................................................ 55
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 58
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của thành phố Cao Bằng,
tỉnh Cao Bằng .............................................................................................. 58
3.1.1. Tốc độ tăng GRDP nông nghiệp .................................................... 58
3.1.2. Tốc độ tăng năng suất một số cây trồng vật nuôi chủ yếu của thành
phố ............................................................................................................ 59
3.1.3. Tỉ lệ nông dân qua đào tạo ............................................................. 60
3.1.4. Đánh giá của cán bộ khuyến nơng về vai trị của khuyến nơng đối
với phát triển nông nghiệp của thành phố................................................ 61
3.2. Chất lượng dịch vụ khuyến nông trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh
Cao Bằng ...................................................................................................... 63
3.2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của dịch vụ khuyến nông thành phố
Cao Bằng .................................................................................................. 63
3.2.2. Kết quả cung cấp dịch vụ khuyến nơng .......................................... 68
3.2.3. Các chương trình dự án hỗ trợ khuyến nông của thành phố ......... 73
3.2.4. Mức độ bao phủ của dịch vụ khuyến nông ..................................... 74
3.2.5. Mức độ tin cậy của dịch vụ khuyến nông ....................................... 75
3.2.6. Kết quả, hiệu quả của hoạt động khuyến nông .............................. 77
3.2.7. Đánh giá chất lượng dịch vụ khuyến nông của thành phố Cao Bằng 80
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khuyến nông ............... 81


v
3.3.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông .................................... 81

3.3.2. Phương pháp khuyến nông ............................................................. 86
3.3.3. Trang thiết bị vật tư, vật dụng khuyến nông................................... 89
3.3.4. Năng lực của hộ nơng dân .............................................................. 89
3.3.5. Chính sách hỗ trợ của nhà nước .................................................... 90
3.4. Khó khăn, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông
trên địa bàn thành phố Cao Bằng ................................................................. 92
3.4.1. Khó khăn ......................................................................................... 92
3.4.2. Nguyên nhân ................................................................................... 93
3.5. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông trên địa bàn
thành phố Cao Bằng trong thời gian tới....................................................... 94
3.5.1. Quan điểm chỉ đạo nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông trên
địa bàn thành phố Cao Bằng trong thời gian tới ..................................... 94
3.5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông
trên địa bàn thành phố Cao Bằng trong thời gian tới .............................. 96
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 103
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

1

KN


Khuyến nơng

2

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

3

CS

Chính sách

4

BVTV

Bảo vệ thực vật

5

TP

Thành phố

6

UBND


Ủy ban Nhân dân

7

HTX

Hợp tác xã

8

HĐKN

Hoạt động khuyến nông

9

KN

Khuyến nông


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ khơng khí trung bình tại trạm quan trắc TP. Cao Bằng
(Từ năm 2019 - 2021) ..................................................................................... 41
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Cao Bằng năm 2021 ............ 42
Bảng 2.3. Tình hình dân số TP. Cao Bằng qua 3 năm (2019 - 2021) ............. 48
Bảng 3.1. Kết quả tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong 3 năm 2019 - 2021.. 69
Bảng 3.2. Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông dựa trên lý do

không tham các hoạt động khuyến nông của hộ nông dân ............................. 74
Bảng 3.3. Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân
tham gia hoạt động khuyến nông .................................................................... 74
Bảng 3.4. Đánh giá tính đa dạng của các lớp tập huấn ................................... 75
Bảng 3.5. Đánh giá tính đa dạng của các mơ hình trình diễn ......................... 76
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ tin cậy của dịch vụ khuyến nông qua các chỉ tiêu
khác ................................................................................................................. 76
Bảng 3.7. Bảng đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động khuyến nông ....... 78
Bảng 3.8. Bảng đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông của hộ nông
dân ................................................................................................................... 82
Bảng 3.9. Bảng tự đánh năng lực làm việc của cán bộ khuyến nông trên địa
bàn thành phố Cao Bằng ................................................................................. 84
Bảng 3.10. Bảng đánh giá phương pháp khuyến nơng qua tiêu chí “Giảng
viên tập huấn khuyến nơng có kiến thức, kinh nghiệm tốt” ........................... 86
Bảng 3.11. Bảng đánh giá phương pháp khuyến nông qua tiêu chí “Phương
pháp khuyến nơng phù hợp” ........................................................................... 87
Bảng 3.12. Bảng đánh giá phương pháp khuyến nông qua tiêu chí “Thời gian
tổ chức các lớp khuyến nơng phù hợp với mùa vụ” ....................................... 87
Bảng 3.13. Bảng đánh giá phương pháp khuyến nơng qua tiêu chí “Các mơ
hình trình diễn phù hợp với điều kiện sản xuất địa phương”.......................... 88
Bảng 3.14. Bảng đánh giá phương pháp khuyến nông qua tiêu chí “Tài liệu
tập huấn hữu ích” ............................................................................................ 88


viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Chức năng của khuyến nông trong sản xuất và nghiên cứu .......... 13
Sơ đồ 1.2. Vai trị của khuyến nơng trong phát triển nông thôn ..................... 14
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa nhà nước, khuyến nông, người dân .................. 15
Sơ đồ 3.1. Hệ thống khuyến nông nhà nước trên địa bàn thành phố Cao Bằng 64



1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Khuyến nông là một trong những công cụ quan trọng để chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý, phương pháp tiếp cận thị
trường… cho người nông dân giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng… nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất nơng
nghiệp, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực khó khăn (miền núi, ven
biển, vùng sâu vùng xa…). Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhiều
chương trình, dự án khuyến nơng, đặc biệt là cho địa bàn khó khăn, cho đồng
bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trên thực tế, dịch vụ khuyến nơng cịn có
nhiều điểm bất cập như: Nhận thức của nơng dân về khuyến nơng cịn thấp, số
nơng dân được tập huấn, đào tạo và giáo dục ngay trên thực địa sản xuất về kỹ
năng phát triển sản xuất nông nghiệp, về thị trường và quản trị sản xuất kinh
doanh cịn ít mà ngun nhân là do tiếp cận đầy đủ, tồn diện đến các dịch vụ
khuyến nơng rất khó khăn đối với hộ nông dân.
Thành phố Cao Bằng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
khoa học, kỹ thuật của tỉnh Cao Bằng. Tính đến năm 2021, dân số tồn thành
phố là: 74.702 người trong đó dân số thành thị là 62.348 người, dân số nông
thôn là 12.354 người, Tổng số lao động trong độ tuổi tồn thành phố là
31.581 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 23.327 người, lao động
nông nghiệp là 7.872 người, Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 10.711,72
ha, bao gồm 8 phường và 3 xã. Hiện nay, tồn thành phố có 8.113,38 ha đất
nơng nghiệp, chiếm 75,74% tổng diện tích tự nhiên.
Sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn thành phố trong những năm qua đã
đạt được những kết quả nổi bật như cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp chuyển dịch
tích cực, giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng ngành chăn
nuôi. Tổng sản lượng lương thực có hạt (năm 2022) đạt: 5.891,7/10.870,5 tấn,



2
bằng 102% so với cùng kỳ năm 2021; Tổng đàn gia súc, gia cầm:
207.700/223.000 con, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh những
sản phẩm truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp của thành phố cũng dần đa
dạng về chủng loại với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng, góp phần gia tăng giá trị nơng sản và khẳng định
thương hiệu nông sản thành phố Cao Bằng. Hiện nay, nhiều nơng sản của
thành phố đã trở thành hàng hóa được tiêu dùng trong và ngoài tỉnh với sản
lượng tương đối lớn: Bún khô trên 300 tấn/năm, lạp sườn, thịt hun khói 200
tấn/năm, gạo nếp Pì Pất trên 100 tấn/năm, nấm hương 100 tấn/năm; nho, dưa
lưới và dâu tây trên 30 tấn/năm… Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình tái cơ
cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới cũng đạt kết quả tích cực;
Chất lượng cuộc sống nhân dân khu vực nông thôn từng bước được cải thiện,
đã hình thành một số mơ hình điểm về nơng nghiệp cơng nghệ cao; mơ hình
sản xuất theo hướng hàng hóa, vùng chuyên canh, liên kết chuỗi giá trị; thu
nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt gần 30 triệu đồng/
người/năm.
Để đạt được nhưng kết quả trên có sự đóng góp khơng nhỏ của hệ
thống khuyến nơng trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua dịch vụ
khuyến nông được tăng cường với nhiều nội dung và hình thức hoạt động
khác nhau góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của nông dân và các tổ
chức sản xuất; nhiều hộ nông dân đã áp dụng thành công các kiến thức đã học
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, giảm nghèo, làm
giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường. Hoạt động
khuyến nơng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an tồn thực
phẩm; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.



3
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong sản xuất nơng nghiệp trên địa
bàn thành phố cịn bộc lộ những hạn chế nhất định như nông nghiệp phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, trình độ sản xuất của nông dân không
đồng đều, giá trị sản xuất nông nghiệp thấp, một số sản phẩm nông nghiệp
chủ lực, sản xuất hàng hóa chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ, chất
lượng sản phẩm chưa cao và khả năng cạnh tranh còn thấp. Một trong những
nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, hạn chế đó là do cơng tác chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chưa đáp ứng được yêu cầu; đào tạo
tập huấn khuyến nông chưa được sâu rộng, chưa gắn kết chặt chẽ giữa lý
thuyết và thực hành; năng lực cán bộ phục vụ cho cơng tác tun truyền cịn
hạn chế; nguồn ngân sách bố trí cho hoạt động khuyến nơng cịn hạn chế, nên
việc xây dựng và nhân rộng mơ hình từ nguồn ngân sách địa phương chủ yếu
mới triển khai được ở quy mô nhỏ, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật đơn giản,
với những đối tượng cây trồng, vật ni có chu kỳ sinh trưởng ngắn, đối
tượng hưởng lợi chưa được nhiều.
Trong thời gian tới, với mục tiêu đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị, ứng dụng công
nghệ cao, gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đáp ứng
điều kiện, tiêu chuẩn thì cần phải có các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa
học công nghệ, nhất là công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy trình bền
vững, nâng cao năng lực hợp tác xã, người nông dân, phát triển nơng dân
chun nghiệp. Để đáp ứng các địi hỏi đó, cần phải nâng cao chất lượng dịch
vụ khuyến nơng.
Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng dịch
vụ khuyến nông trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng” làm
luận văn cho chương trình thạc sĩ quản lý kinh tế của mình. Những nghiên
cứu, đánh giá của đề tài này hi vọng sẽ đóng góp vào cơ sở lý luận và thực
tiễn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông trong phát triển nông

nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố Cao Bằng thời gian tới.


4

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ khuyến nông và
đánh giá những tồn tại để đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng cung
cấp dịch vụ khuyến nông trên địa bàn thành phố Cao Bằng trong giai đoạn tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ khuyến
nông và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khuyến nông.
- Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ khuyến nông trên địa bàn
thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khuyến
nông trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến
nông trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng dịch vụ khuyến nông
trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng dịch vụ khuyến nông, những tồn
tại hạn chế của dịch vụ khuyến nông, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
khuyến nông tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về chất lượng dịch vụ khuyến nông trong

phạm vi thành phố Cao Bằng. Trong đó, tập trung phân tích kết quả điều tra
các hộ gia đình nơng dân tại 4 xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Bằng,
tỉnh Cao Bằng.


5

3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2019 đến
năm 2021.
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ
làm công tác khuyến nông và khảo sát các hộ nông dân vào thời điểm tháng 3
năm 2023.
- Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2023 - 2025
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2023.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khuyến nông.
- Thực trạng chất lượng dịch vụ khuyến nông trên địa bàn thành phố
Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khuyến nông trên địa
bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông trên địa bàn
thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, sơ đồ, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được thể hiện trong 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ
khuyến nông;
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.



6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ khuyến nông
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khuyến nơng
Nội dung khuyến nơng rất đa dạng bởi vì khuyến nông dựa trên yêu cầu
của nông dân về những thông tin và kiến thức họ cần. Tùy theo điều kiện cụ
thể của mỗi nước mà định nghĩa về khuyến nông có những điểm khác nhau:
- Theo CIDSE (Tổ chức Hợp tác Quốc tế vì phát triển và đồn kết):
“Khuyến nơng là một từ tổng quát để chỉ tất cả các cơng việc liên quan đến sự
phát triển nơng thơn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó
người già và trẻ em được học bằng thực hành” (Dương Xuân Lâm (2006), Bài
giảng khuyến nông).
- Định nghĩa về khuyến nông của Indonesia: Khuyến nông nông nghiệp
là một hệ thống giáo dục không theo một quy định thống nhất nào mà cũng
không theo một hệ thống chung nào để huấn luyện nơng dân nhằm mục đích
giúp họ có những kỹ năng và trình độ kỹ thuật tốt hơn, phát triển hơn quan
điểm xác thực về sự đổi mới dành được thế chủ động trong sản xuất, kinh
doanh và cuộc sống của họ Định nghĩa này dựa trên quan điểm cơ bản là giúp
nông dân để rồi họ tự giúp họ. Vì vậy, họ có thể tự giải quyết những vấn đề
của chính họ bằng sự chấp nhận kỹ thuật tốt hơn trong sản xuất và những hoạt
động kinh doanh (Dương Xuân Lâm (2006), Bài giảng khuyến nông).
- Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp): “Khuyến nông là
một q trình dịch vụ thơng tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho
nông dân, làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của
gia đình, của làng xã. Nói cách khác, khuyến nông là một biện pháp giúp đỡ

nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng phát triển nông


7
thôn và cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần cho nông dân (Dương Xuân
Lâm (2006), Bài giảng khuyến nông).
- Theo Nghị định 83/2018/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nơng, có
hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2018: Khuyến nơng là hoạt động chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông
dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp,
bảo vệ môi trường và xây dựng nơng thơn mới.
Qua thực tế, có thể nhận định: Khuyến nông là một hoạt động của
ngành nông nghiệp, nhằm cung cấp hỗ trợ và định hướng cho các hộ nông
dân, doanh nghiệp nông nghiệp và cộng đồng nông thôn, nhằm nâng cao sản
xuất nông nghiệp, cải thiện thu nhập, tăng cường năng lực cạnh tranh và bảo
vệ môi trường; Mục tiêu của công tác khuyến nông là đẩy mạnh sự phát triển
bền vững của nông nghiệp, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp hướng đến việc cải thiện năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của
sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đảm bảo bền vững về mơi trường; Khuyến
nơng cũng nhấn mạnh vai trị của nông dân là người lao động chủ chốt trong
sản xuất nơng nghiệp, đề cao vai trị của phụ nữ và thanh niên trong nơng
nghiệp, khuyến khích đổi mới cơng nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ
tiên tiến vào sản xuất nơng nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và giá
trị thương mại của nông sản.
Vậy Khuyến nơng là một q trình truyền bá kiến thức và huấn luyện
tay nghề cho nơng dân làm cho họ có khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề
của họ nhằm phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
nông dân.
1.1.1.2. Dịch vụ khuyến nông
Dịch vụ khuyến nơng là một hình thức hỗ trợ, tư vấn và đào tạo được

cung cấp cho người nông dân và các đơn vị liên quan trong ngành nông
nghiệp, nhằm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện chất


8
lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường, đồng thời
cải thiện đời sống và thu nhập của người nông dân.
Dịch vụ khuyến nông được phân thành 3 loại:
- Chuyển giao công nghệ: Nhằm truyền đạt và chuyển giao các cơng
nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại từ các tổ chức nghiên
cứu, trung tâm nông nghiệp, doanh nghiệp công nghệ đến người nông dân
hoặc các đơn vị nông nghiệp;
- Tư vấn: Cung cấp các lời khuyên, tư vấn và hỗ trợ chuyên môn cho
người nông dân trong việc lựa chọn giải pháp nông nghiệp phù hợp, quản lý
sản xuất, giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp;
- Tạo điều kiện: Hỗ trợ về hạ tầng, nguồn lực và môi trường kinh doanh
cho người nông dân.
Các đối tượng cung cấp dịch vụ khuyến nơng, bao gồm:
- Đối tượng hành chính công: Các bộ, ngành nông nghiệp và các trung
tâm nghiên cứu nông nghiệp;
- Đối tượng phi lợi nhuận tư nhân: Các tổ chức phi chính phủ địa
phương và quốc tế; tổ chức, hội đồng cộng đồng và hiệp hội; các dự án viện
trợ song phương, đa phương và các hiệp hội phi thương mại khác;
- Đối tượng vì lợi nhuận, tư nhân: Các công ty thương mại (như nhà sản
xuất và nhà phân phối đầu vào); Nông dân thương mại hoặc doanh nghiệp
hoạt động theo nhóm nơng dân nơi nơng dân vừa là người sử dụng vừa là nhà
cung cấp thông tin nông nghiệp; Các công ty tiếp thị và chế biến nông sản;
Hiệp hội Thương mại và các công ty tư vấn và truyền thông tư nhân.
Dịch vụ khuyến nông bao gồm nhiều hoạt động khác nhau:
- Tư vấn kỹ thuật: Cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về kỹ

thuật canh tác, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, chăm sóc động vật, quản lý nguồn
tài nguyên, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vấn đề liên
quan khác;


9
- Đào tạo và nâng cao năng lực nghề nghiệp: Cung cấp các khóa đào
tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người nông dân;
- Hỗ trợ công nghệ: Cung cấp các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến,
thiết bị, công cụ, phương tiện sản xuất, công nghệ chế biến, công nghệ bảo
quản, và các công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp;
- Hỗ trợ quản lý kinh doanh: Cung cấp hỗ trợ, tư vấn, đào tạo về quản
lý kinh doanh, quản lý tài chính...
1.1.1.3. Chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ khuyến nông
Chất lượng dịch vụ là việc đánh giá chỉ số về sự hài lòng của khách
hàng sử dụng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là một phạm trù đa chiều, vì vậy mà có nhiều quan
niệm khác nhau (Oliver, 1980; Parasuman, 1994; Zeithaml, 1988; Nguyễn Thị
Dương Nhật, 2012). Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ có thể được đánh giá trên
các thuộc tính: Tính sẵn có: Khả năng dịch vụ luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu;
Tính thuận tiện: Người sử dụng dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ; Yếu tố hữu
hình: Trang thiết bị, cơ sở vật chất, hình thức nhân viên; Tính tin cậy: Khả
năng cung ứng dịch vụ một cách chính xác và phù hợp; Tính thích ứng: Tính
sẵn sàng phục vụ và cung cấp dịch vụ; Tính thấu đáo: Thái độ phục vụ ân cần,
lịch sự, chu đáo của nhân viên; Tính bảo hành: Kiến thức, trình độ chun
mơn của nhân viên; Tính kịp thời: Đáp ứng kịp thời nhu cầu người sử dụng
dịch vụ (Parasuraman, 1985, 1988; Quester & Romaniuk, 1997; Rodolfo
Vázquez, 2001; Lâm Phước Thuận, 2011; Thái Khánh Hòa, 2012).
Chất lượng dịch vụ khuyến nông là việc đánh giá tổng thể về mức độ
đáp ứng của dịch vụ khuyến nông đối với nhu cầu và mong đợi của người

nông dân. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí: Mức độ bao phủ của dịch vụ
khuyến nông; Mức độ tin cậy của dịch vụ khuyến nông; Kết quả, hiệu quả của
hoạt động khuyến nông.
Chất lượng của dịch vụ khuyến nông cịn được xác định bằng các thuộc
tính như: Mức độ dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ thực hiện của các chương trình cụ


10
thể. Mặt khác, chất lượng dịch vụ khuyến nơng cịn được đo bằng kỹ năng,
trình độ của các chuyên gia, kỹ sư trong các hoạt động tập huấn, hướng dẫn,
chuyển giao kỹ thuật cơng nghệ cũng như tính thích hợp của các chương
trình, phương pháp được áp dụng trong hoạt động khuyến nông.
1.1.2. Nguyên tắc của khuyến nông
Nguyên tắc hoạt động khuyến nông được quy định tại Điều 4 Nghị định
83/2018/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nơng, có hiệu lực thi hành từ ngày
10/7/2018, cụ thể như sau: Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và
định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước; Phát huy vai trị chủ động,
tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân trong
hoạt động khuyến nơng; Dân chủ, cơng khai, có sự giám sát của cộng đồng và
sự quản lý của Nhà nước; Nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến
nơng phù hợp với từng địa bàn và nhóm đối tượng người sản xuất, cộng đồng
dân tộc khác nhau; Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có
thẩm quyền cơng nhận hoặc chấp thuận; Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản
lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông
dân với nông dân; Xã hội hóa hoạt động khuyến nơng, đa dạng hóa dịch vụ
khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông; Ưu tiên hoạt động khuyến nông
ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; Ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu
số; tổ chức có tỷ lệ cao về nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động
khuyến nông.

Qua thực tế, để nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nơng có thể tổng
kết được những nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
- Điều tra và phân tích nhu cầu: Khuyến nơng cần dựa trên việc điều tra
và phân tích nhu cầu của người nơng dân, bao gồm điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hóa, mơi trường và tài nguyên địa phương;


11
- Tích cực hỗ trợ người nơng dân: Khuyến nơng cần tập trung vào việc
đào tạo, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp thông tin cho người nông dân để
nâng cao năng lực sản xuất, quản lý nông nghiệp và tiếp cận thị trường;
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên nông nghiệp: Khuyến nông cần đảm
bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp không gây hại cho môi trường, khơng
gây suy thối đất đai, nước và khơng khí;
- Phát triển giá trị gia tăng: Khuyến nông cần khuyến khích người nơng
dân sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn
chế biến và tiêu thụ;
- Tích cực thúc đẩy đổi mới cơng nghệ: Khuyến nơng cần khuyến khích
sử dụng các cơng nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp;
- Tập trung vào bền vững và phân phối công bằng: Khuyến nông cần
đảm bảo rằng các biện pháp khuyến nông được thiết kế dựa trên nguyên tắc
phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo sự phân phối cơng bằng của lợi ích từ
sản xuất nông nghiệp;
- Đồng hành cùng phát triển cộng đồng: Khuyến nông cần tạo điều kiện
để người nông dân tham gia tích cực trong q trình định hướng, lập kế hoạch
và thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp;
- Đánh giá và đổi mới liên tục: Khuyến nông cần thường xuyên đánh
giá hiệu quả của các biện pháp khuyến nơng, từ đó điều chỉnh và đổi mới liên
tục để đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của người nông dân và thực tế sản xuất
nông nghiệp;

- Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho người nông dân: Khuyến
nông cần quan tâm và đầu tư vào đào tạo và nâng cao năng lực cho người
nông dân, nhằm cải thiện kỹ năng, kiến thức, và giá trị thêm trong sản xuất
nơng nghiệp;
- Hỗ trợ chính sách và cơ chế tài chính: Khuyến nơng cần đảm bảo hệ
thống hỗ trợ chính sách và cơ chế tài chính hợp lý, đủ mạnh mẽ để hỗ trợ
người nông dân trong sản xuất nông nghiệp.



×